Đề tài Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH thiết kế Thăng Hoa đến năm 2005

Thưpháp Trung Hoa: Nghệthuật thưpháp Trung Hoa đã có một lịch

sửphát triển lâu đời hơn 2000 năm. Vềmặt thưthể, đểdễdàng thuận tiện cho

việc sửdụng, chữHán đã chuyển dần từphức tạp sang đơn giản, nhưng trên

giác độkỹxảo thưpháp, thì sựbiến hoá của nó lại ngày một nhiều, phong

cách cũng ngày càng đa dạng phức tạp [20].

Người Trung Quốc cho rằng Lý Tư, thừa tướng của triều đình nhà Tần,

là người khởi đầu cho nghệthuật thưpháp vì ông là người được giao việc

thực hiện cải cách và thống nhất văn tựsau khi Tần Thủy Hoàng thôn tính các

nước nhỏkhác đưa Trung Quốc trởthành một quốc gia thống nhất. Trải qua

các triều đại sau đó, sửsách đều có ghi nhận vềsựxuất hiện của những thư

pháp gia (người viết chữ đẹp) nổi tiếng, nhưVương Hy Chi (đời ĐôngTấn)

hay TềBạch Thạch (đời nhà Thanh).

Tiêu chuẩn để đánh giá một tác phẩm thưpháp thường bao gồm nhiều

yếu tốrất khắt khe như điểm hoạch (đường nét), kết thể(bốcục), thần vận

(cái hồn của tác phẩm).

pdf63 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH thiết kế Thăng Hoa đến năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩm trên thị trường. ƒ Sự tín nhiệm và trung thành của khách hàng. ƒ Trình độ tay nghề nghệ nhân ƒ Ý tưởng sáng tạo của nhân viên. ƒ Văn hóa tổ chức bền vững. Phân tích các nguồn lực vô hình tiến hành qua các bước cơ bản sau : ¾ Nhận diện và phân loại các nguồn lực vô hình của doanh nghiệp. ¾ So sánh và đánh giá các nguồn lực vô hình với các đối thủ cạnh tranh. ¾ Xác định những nguồn lực vô hình cần xây dựng và phát triển. 1.4.1.4. Phân tích ma trận nội bộ Các bước hình thành ma trận nội bộ gồm 5 bước : Bước 1 : Liệt kê các yếu tố nội bộ, sử dụng các yếu tố bên trong chủ yếu bao gồm cả những điểm yếu và điểm mạnh. - 24 - . . Bước 2 : Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng), tới 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Tầm quan trọng được ấn định cho mỗi yếu tố nhất định cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó đối với thành công của công ty trong ngành. Tổng cộng mức độ quan trọng này phải bằng 1,0. Bước 3 : Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đại diện cho điểm yếu lớn nhất (phân loại bằng 1), điển yếu nhỏ nhất (phân loại bằng 2), điểm mạnh nhỏ nhất (phân loại bằng 3), hay điểm mạnh lớn nhất (phân loại bằng 4). Như vậy sự phân loại này dựa trên cơ sở công ty. Bước 4 : Nhân mỗi mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với loại của nó để xác định số điểm quan trọng cho mỗi biến số. Bước 5 : Cộng tất cả số điểm quan trọng cho mỗi biến số để xác định số điểm quan trọng tổng cộng của tổ chức. Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng Phân loại Tổng điểm quan trọng Nguồn nhân lực Khả năng tài chánh Quản lý Nghiệp vụ marketing … 1.5. Phân tích SWOT trong việc hình thành chiến lược Phân tích SWOT là một trong 5 bước hình thành chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc hình thành chiến lược kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành chiến lược kinh doanh quốc tế - 25 - . . nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp muốn phát triển, từng bước tạo lập uy tín, thương hiệu cho mình một cách chắc chắn và bền vững thì phân tích SWOT là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp[11]. Như vậy, phân tích S.W.O.T là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt (các cơ hội và nguy cơ) cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp (các mặt mạnh và mặt yếu). Đây là một việc làm khó đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, chi phí, khả năng thu nhập, phân tích và xử lý thông tin sao cho hiệu quả nhất. Doanh nghiệp xác định các cơ hội và nguy cơ thông qua phân tích dữ liệu về thay đổi trong các môi trường: kinh tế, tài chính, chính trị, pháp lý, xã hội và cạnh tranh ở các thị trường nơi doanh nghiệp đang hoạt động hoặc dự định thâm nhập. Các cơ hội có thể bao gồm tiềm năng phát triển thị trường, khoảng trống thị trường, gần nguồn nguyên liệu hay nguồn nhân công rẻ và có tay nghề phù hợp. Các nguy cơ đối với doanh nghiệp có thể là thị trường bị thu hẹp, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, những thay đổi về chính sách có thể xảy ra, bất ổn vê chính trị ở các thị trường chủ chốt hay sự phát triển công nghệ mới làm cho các phương tiện và dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp có nguy cơ trở nên lạc hậu [11]. Với việc phân tích môi trường nội bộ của doanh nghiệp, các mặt mạnh về tổ chức doanh nghiệp có tthể là các kỹ năng, nguồn lực và những lợi thế mà doanh nghiệp có được trước các đối thủ cạnh tranh (năng lực chủ chốt của doanh nghiệp) như có nhiều nhà quản trị tài năng, có công nghệ vượt trội, thương hiệu nổi tiếng, có sẵn tiền mặt, doanh nghiệp có hình ảnh tốt trong mắt công chúng hay chiếm thị phần lớn trong các thị thường chủ chốt. Những mặt yếu của doanh nghiệp thể hiện ở những thiểu sót hoặc nhược điểm và kỹ năng, nguồn lực hay các yếu tố hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đó có thể là mạng lưới phân phối kém hiệu quả, quan hệ lao động - 26 - . . không tốt, thiếu các nhà quản trị có kinh nghiệm quốc tế hay sản phẩm lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh... Kết quả của quá trình phân tích SWOT phải đảm bảo được tính cụ thể, chính xác, thực tế và khả thi vì doanh nghiệp sẽ sử dụng kết quả đó để thực hiện những bước tiếp theo như: hình thành chiến lược, mục tiêu chiến lược chiến thuật và cơ chế kiểm soát chiến lược cụ thể. Chiến lược hiệu quả là những chiến lược tận dụng được các cơ hội bên ngoài và sức mạnh bên trong cũng như vô hiệu hóa được những nguy cơ bên ngoài và hạn chế hoặc vượt qua được những yếu kém của bản thân doanh nghiệp. Mục tiêu chiến lược (là những mục tiêu chính mà doanh nghiệp muốn theo đuổi thông qua việc thực hiện một loạt các hành động cụ thể) phải đo lường được, mang tính khả thi và có thời hạn thực hiện. Các chiến thuật thường được thiết lập theo hướng tập trung cụ thể hóa chi tiết việc thực hiện các kế hoạch chi tiết như thế nào. Cơ chế kiểm soát chiến lược là cơ chế quản lý và tổ chức chiến lược mà doanh nghiệp sử dụng để kiểm soát bất cứ bước nào trong 5 bước hình thành chiến lược nhằm đảm bảo quá trình thực hiện đi theo đúng định hướng mục tiêu chiến lược [11]. Ma trận SWOT (mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ) Ma trận SWOT Cơ hội (O) Nguy cơ (T) Mặt mạnh (S) Phối hợp S/O: Doanh nghiệp cần tận dụng thế mạnh của mình để khai thác cơ hội Phối hợp S/T: Doanh nghiệp cần tận dụng thế mạnh của mình để chiến thắng nguy cơ Mặt yếu (W) Phối hợp W/O: Doanh nghiệp cần hạn chế các mặt yếu để lợi dụng cơ hội. Phối hợp W/T: Doanh nghiệp cần tối thiểu hóa các điểm yếu và tránh khỏi các mối đe dọa Nguồn: chiến lược kinh doanh [6, tr 160] S (strengths): Các mặt mạnh O (Opportunities): Các cơ hội - 27 - . . T (Threats): Các nguy cơ W (Weaknesses): Các mặt yếu Để xây dựng ma trận Swot, trước tiên cần kể ra các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ được xác lập bằng ma trận phân loại theo thứ tự ưu tiên. Tiếp đó tiến hành so sánh một cách có hệ thống từng cấp tương ứng giữa các yếu tố để tạo ra cấp phối hợp. Phối hợp S/O thu được từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh chủ yếu với các cơ hội của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần sử dụng những mặt mạnh, cơ hội của mình để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác không ngừng mở rộng thị trường. Phối hợp W/O là sự kết hợp các mặt yếu của doanh nghiệp với các cơ hội, sự kết hợp này mở ra cho doanh nghiệp khả năng vượt qua mặt yếu bằng việc tranh thủ cơ hội. Phối hợp S/T là sự kết hợp các mặt mạnh với các nguy cơ, cần chú ý đến việc sử dụng các mặt mạnh để vượt qua các nguy cơ. Phối hợp S/T là sự kết hợp các mặt yếu và nguy cơ của doanh nghiệp. sự kết hợp này đặt ra yêu cầu doanh nghiệp cần có biện pháp để giảm bớt mặt yếu tránh nguy cơ bằng cách đặt ra các chiến lược phòng thủ. 1.6. Lựa chọn chiến lược Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) Ngoài việc phân loại các chiến lược để lập bảng danh sách ưu tiên, theo các tài liệu chỉ có một kỹ thuật phân tích được thiết lập để quyết định tính hấp dẫn tương đối của các chiến lược khả thi có thể thay thế. Kỹ thuật này chính là ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (Quantitative Strategic Planning Matrix – QSPM), kỹ thuật sẽ cho thấy một cách khách quan các chiến lược thay thế nào tốt nhất. Ma trận QSPM sử dụng các yếu tố đầu vào nhờ những phân tích ở giai đoạn 1 và kết quả kết hợp phân tích ở giai đoạn 2 để quyết định khách quan trong số các chiến lược có khả năng thay thế. Tức - 28 - . . là ma trận EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, và ma trận IFE ở giai đoạn 1, củng với ma trận SWOT. Cũng như các công cụ phân tích việc hình thành chiến lược khác, ma trận QSPM đòi hỏi sự phán đoán tốt bằng trực giác [6]. Mô hình cơ bản của ma trận QSPM, lưu ý rằng cột bên trái của ma trận QSPM bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài (giai đoạn 1), và hàng trên cùng gồm các chiến lược khả thi có khả năng thay thế (giai đoạn 2). Đặc biệt, cột bên trái của ma trận QSPM gồm có những thông tin được lấy trực tiếp từ ma trận EFE và ma trận IFE. Bên cạnh cột thành công chủ yếu là cột phân loại tương ứng của mỗi yếu tố trong ma trận EFE và ma trận IFE. Các yếu tố bên trong: 1 = yếu nhất; 2 = ít yếu nhất 3 = ít mạnh nhất; 4 = mạnh nhất Các yếu tố bên ngoài: 1 = hành động phản ứng của công ty còn nghèo nàn; 2 = hành động phản ứng của công ty là trung bình; 3 = phản ứng của công ty trên mức trung bình; 4 = phản ứng của công ty rất tốt; Sáu bước cần thiết để phát triển ma trân QSPM.Bước 1: Liệt kê các cơ hội/mối đe dọa bên ngoài và các điểm yếu/mạnh quan trọng bên trong ở cột bên trái của ma trận QSPM. Các thông tin được lấy trực tiếp từ ma trận EFE và ma trậm IFE. Bước 2: Phân loại cho mỗi yếu tố thành công bên trong và bên ngoài. Bước 3: Ghi lại các chiến lược có thể thay thế lên hàng đầu tiên của ma trận QSPM. Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn, đó là giá trị bằng số biểu thị tính hấp dẫn tương đối mỗi chiến lược trong nhóm chiến lược có thể thay thế nào đó. - 29 - . . Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn. Tổng số điểm hấp dẫn là kết quả của việc nhân số điểm phân loại (bước 2) với số điểm hấp dẫn (bước 4) trong mỗi hàng. Tổng số điểm hấp dẫn càng cao thì chiến lược càng hấp dẫn. Bước 6: Tính cộng các số điểm hấp dẫn. Đó là phép cộng của tổng số điểm hấp dẫn trong cột chiến lược của ma trận QSPM. Ma trận QSPM Chiến lược có thể thay thế Phân loại Chiến lược 1 Chiến lược 2 Các yếu tố quan trọng AS TAS AS TAS Các yếu tố bên trong 1 2 3 4 5 6 … Các yếu tố bên ngoài 1 2 3 4 5 6 … Tổng cộng điểm hấp dẫn AS: Số điểm hấp dẫn. TAS: Tổng điểm hấp dẫn. - 30 - . . 1.7. Lịch sử phát triển tranh thư pháp của một số nước Đông Á Thư pháp là một môn nghệ thuật có xuất xứ từ Trung Hoa, du nhập vào các nước Nhật, Hàn Quốc, Việt Nam... rồi được các nước này phát triển theo những cách riêng. Ðối với người phương Ðông, nói đến môn Thư pháp, người ta thường nghĩ đến cách viết chữ Hán với phong cách đặc biệt... Với cây bút lông, mực và giấy, người Trung Hoa đã đưa nghệ thuật viết chữ vươn lên đỉnh cao với lý thuyết phong phú, mang tính triết học và nghệ thuật cao. Thư pháp cũng giống như hội họa của Trung Quốc, đều là bộ phận quan trọng nhất trong nghệ thuật trung hoa [17]. Thư pháp Trung Hoa: Nghệ thuật thư pháp Trung Hoa đã có một lịch sử phát triển lâu đời hơn 2000 năm. Về mặt thư thể, để dễ dàng thuận tiện cho việc sử dụng, chữ Hán đã chuyển dần từ phức tạp sang đơn giản, nhưng trên giác độ kỹ xảo thư pháp, thì sự biến hoá của nó lại ngày một nhiều, phong cách cũng ngày càng đa dạng phức tạp [20]. Người Trung Quốc cho rằng Lý Tư, thừa tướng của triều đình nhà Tần, là người khởi đầu cho nghệ thuật thư pháp vì ông là người được giao việc thực hiện cải cách và thống nhất văn tự sau khi Tần Thủy Hoàng thôn tính các nước nhỏ khác đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia thống nhất. Trải qua các triều đại sau đó, sử sách đều có ghi nhận về sự xuất hiện của những thư pháp gia (người viết chữ đẹp) nổi tiếng, như Vương Hy Chi (đời ĐôngTấn) hay Tề Bạch Thạch (đời nhà Thanh). Tiêu chuẩn để đánh giá một tác phẩm thư pháp thường bao gồm nhiều yếu tố rất khắt khe như điểm hoạch (đường nét), kết thể (bố cục), thần vận (cái hồn của tác phẩm)... Đây là dòng thư pháp được phát triển sớm nhất, mạnh nhất và có ảnh hưởng sâu sắc đến các dòng thư pháp của các ngôn ngữ khác trong vùng Đông Á. Thư pháp chữ Hán không chỉ là một môn của nghệ thuật của riêng Trung Quốc, Đài Loan....Nhiều nhà thư pháp tại các nước nằm trong vùng ảnh - 31 - . . hưởng của văn hóa Trung Hoa như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam cũng sáng tác các tác phẩm thư pháp bằng chữ Hán [21]. Theo thời gian tranh thư pháp được phát triển và được bán trên thị trường qua những người buôn tranh thư pháp, thư pháp Trung Hoa là một nét văn hóa đặc trưng và là cái nôi của thư pháp Đông Á. Thư pháp Hàn quốc: Nghệ thuật Thư pháp ở Hàn Quốc đã hình thành từ rất lâu đời, có thể tính bắt đầu từ sơ kỳ thời Tam Quốc ở Trung Hoa. Theo những cứ liệu lịch sử, văn tự và văn học Hàn Quốc đã được giảng dạy trong thư viện, trong vương thất hay trong các học đường chính thống do quốc gia lập nên. Lịch sử Thư pháp có thể coi như bắt đầu từ đó mà phát triển, và rất nhiều thế hệ các nhà Thư pháp qua các triều đại, các thời kỳ lịch sử đã không ngừng nỗ lực cống hiến cho sự hưng thịnh của Thư pháp Hàn Quốc [16]. Dưới ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, Thư pháp ở Hàn quốc có một quan hệ mật thiết gắn bó với hội họa, thậm chí có người cho rằng, từ góc độ mạnh mẽ mà uyển chuyển hài hòa trong bút pháp, chính hội họa Hàn Quốc lại chịu ảnh hưởng rất lớn của Thư pháp. Cho nên người ta thường treo một bức Thư pháp trên tường hay trong phòng mà thưởng thức giống như thưởng thức một bức tranh Một bức tranh chữ đẹp ngoài việc được tạo nên từ sự bố trí các nét, các chữ hài hòa một cách có quy luật; còn toát lên sự đan xen, giao hòa của bút lực, của chất liệu, của các kỹ thuật viết như hành trú, đình đề, đốn tỏa trên cơ sở sự vi diệu của cảm giác từ đôi tay với tinh thần và tình cảm nghệ thuật của tác giả. Tất cả tạo nên một bức Thư pháp với mỹ cảm trong sự hài hòa tinh tế[16]. Từ góc độ kỹ thuật, nghệ thuật Thư pháp được quyết định bởi kỹ xảo được vận dụng và thần vận qua đầu ngọn bút từ sự rung cảm của người viết. Việc đưa ra những kết cấu trên cơ sở bố trí tổ hợp các nét với những thần thái khác nhau, hay sau khi khởi bút và đã đi bút thành nét không được tô thêm hay bổ sung, hoặc quan trọng nhất là sự chú trọng vào phân gian bố bạch hợp - 32 - . . lý, hài hòa mà thậm chí phải kinh qua nhiều năm mới đạt được là yêu cầu cơ bản của việc viết một tác phẩm Thư pháp thực sự. Để đạt được điều đó, sự thành thục về kỹ pháp, thẩm mỹ và rèn luyện về tinh thần là những điều không thể thiếu. Và chính vì thế, việc học Thư pháp ở Hàn Quốc xưa chỉ tồn tại trong tầng lớp thượng lưu, thì nay đã trở nên phổ biến và được coi như một việc có thể bồi dưỡng nhân tài; hay rèn luyện phẩm chất tinh thần, tình cảm cho những ai muốn truy cầu nghệ thuật này. Thư pháp ban đầu cũng chỉ là viết chữ đơn thuần nhằm trao đổi thông tin trong giao tế, nhưng sau đó tách xa dần với việc viết lách thông thường và được nâng cao thành một nghệ thuật đẳng cấp bao hàm nhiều ý nghĩa, kiến thức, tư tưởng và triết lý nhân sinh Cũng giống như những bộ môn nghệ thuật khác, năng khiếu, độ mẫn cảm trong Thư pháp đến một cách tự nhiên. Mỗi điểm, mỗi nét trong một chữ tượng trưng cho hình thức của một vật trong tự nhiên. Các Thư pháp gia xưa của Hàn Quốc cũng như các nhà Thư pháp trong lịch sử Trung Quốc đều ý thức được một điều giống nhau, mỗi cái cây có một sinh mệnh riêng, mỗi cành cũng có một sinh mệnh của nó, mỗi một điểm một nét khi viết của một bức Thư pháp đẹp, bản thân nó cũng đã tồn tại một sức sống riêng. Điều này chính là sự khác biệt cơ bản giữa chữ viết tay và chữ ấn loát, và đó cũng chính là khởi điểm của sự khác biệt giữa một Thư pháp gia thực sự với một người thợ viết đơn thuần. Ở các họa gia trong hội họa cũng vậy [16]. Thư pháp Nhật bản: Nhật Bản là một quốc gia rất coi trọng nghệ thuật thư pháp, lĩnh vực có ảnh hưởng rất lớn với nền mỹ thuật của nước này. Trong số 127 triệu người, Nhật Bản có đến gần 10 triệu đang tham gia viết thư pháp bao gồm cả những nhà thư pháp nổi tiếng và người đang học viết thư pháp [22]. Nghệ thuật thư pháp Nhật Bản xuất hiện sau Trung Quốc và cũng bị ảnh hưởng bởi thư pháp nước này rất nhiều. Nếu như thư pháp Trung Quốc có lịch sử hình thành và phát triển hơn 2000 năm thì thư pháp Nhật Bản mới chỉ - 33 - . . xuất hiện từ thế kỷ 6 tức là cách đây khoảng 1500 năm. Mặc dù đã có nhiều sự cách tân nhưng về cơ bản thư pháp Nhật Bản vẫn chịu ảnh hưởng tương đối lớn của Trung Quốc. Tuy nhiên, người Nhật vẫn có sự sáng tạo riêng mà bằng chứng rõ ràng nhất là hệ thống chữ Ca-na, chữ đặc trưng chỉ xuất hiện trong thư pháp Nhật Bản. Nếu như chữ Hán được viết trên giấy trắng thì chữ Ca-na được thể hiện trên nền giấy nhiều màu để phân biệt nét đặc trưng của nghệ thuật thư pháp Nhật Bản [18]. Cũng như thư pháp của các nước Á Đông (Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Hàn Quốc), thư pháp Nhật Bản là "nghệ thuật biểu hiện chữ mang tính mĩ học" thông qua mực tàu và bút lông. Trong các tác phẩm thư pháp, tính nhân văn được biểu hiện một cách thuần tuý, nguyên vẹn và cách sống, cách suy nghĩ của tác giả cũng được phản ánh trong đó. Thư pháp đòi hỏi người viết cũng như người xem một lối sống nhân bản. Theo Akahira Taisho (một trong những đại diện xuất sắc của Thư pháp hiện đại Nhật Bản), đối với thư pháp, yếu tố chính để nó trở thành một loại hình nghệ thuật là do cấu trúc chữ. Từ việc dùng chữ làm chất liệu, thư pháp đã "tạo hình hoá", gây ấn tượng cho người xem. Thư pháp cũng được coi là nghệ thuật của đường nét. Từ những đường nét khác nhau như đậm - nhạt, lớn - mảnh, mạnh - yếu, nặng - nhẹ, thong thả - cấp tốc, thư pháp vừa hiển hiện, lộ phát, vừa ẩn giấu tâm trạng và những rung động trong tâm hồn con người. Như vậy, ở một khía cạnh nào đó, thư pháp còn là nghệ thuật của tâm linh. - 34 - . . CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH THĂNG HOA ĐẾN NĂM 2015 2.1. Thực trạng và xu hướng xây dựng chiến lược phát triển công ty thăng hoa 2.1.1. Giới Thiệu chung về công ty Công ty TNHH Thăng Hoa được thành lập ngày 10 tháng 8 năm 2007. Ngành nghề kinh doanh: đồ thủ công mỹ nghệ, tranh thư pháp chữ việt, thiệp thư pháp, thiết kế và các lĩnh vực liên quan đến thư pháp. Sản phẩm chủ lực của công ty hiện nay là: Tranh thư pháp Thiệp thư pháp sTổ chức sự kiện và thiết kế sân khấu Các sản phẩm liên quan: thư pháp trên đá, thư pháp trên gỗ, quà lưu niệm… Sản phẩm của công ty mang tính chất trang trí nội thất, và cũng là một nét văn hóa việt, nó đem lại cho khách hàng một cảm giác thư giãn, an lành hơn với cuộc sống bận rộn hàng ngày. 2.1.1.1. Thực Trạng chiến lược phát triển của công ty Hiện nay công ty đang hướng đến thị trường nội địa là chủ yếu và một phần giới thiệu nét văn hóa việt đến các nước khác trên thế giới. Sản phẩm của công ty được phân phối trong các nhà sách, siêu thị và các công ty du lịch (dùng làm quà lưu niệm) Công ty thường tham gia các hội chợ triển lãm, thông qua các gian hàng mang màu sắc văn hóa Việt Nam, với các sản phẩm đặc trưng của mình, từ đó đưa vào thị trường, người tiêu dùng bản sắc văn hóa dân tộc. - 35 - . . Hiện nay công ty vẫn chưa có một chiến lược phát triển của mình trong thời gian tới, nguồn nhân lực, vật lực của công ty còn yếu, công ty vẫn hoạt động một cách lý tính, chưa đưa ra kế hoạch phát triển cho mình trong tương lai. 2.1.1.2. Các yếu tố nội bộ ảnh hưởng đến chiến lược phát triển công ty Công ty mới thành lập năm 2007 và đi vào hoạt động được 2 năm, cơ cấu công ty quá nhỏ, nguồn nhân lực không đủ mạnh để xây dựng chiến lược phát triển công ty. Với nguồn nhân lực yếu, thưa và chưa có kinh nghiệm quản lý hoạt động kinh doanh nên phương pháp quản lý chưa thật sự đạt hiệu quả. 2.2. Giới thiệu lịch sử hình thành thư pháp chữ Việt. Thư pháp chữ Việt được hình thành với sự kết hợp giữa bút lông và mực tàu của phương đông kèm theo ký tự la tinh của phương tây, nó tạo nên cho thư pháp Việt một nét đặc trưng riêng, và nó cũng trở thành một nét văn hóa mang đậm bản sắc Việt. Từ khi hình thành và phát triển đến nay (khoảng hơn 30 năm) thư pháp Việt chỉ là mới sơ khai, so với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật bản thì thư Pháp Việt sinh sau đẻ muộn rất nhiều. Nhà thơ Đông Hồ (1906-1969), ông là một trong những người tiên phong khởi xướng cho phong trào dùng bút lông mực Tàu viết chữ Quốc ngữ. Qua nhiều năm âm thầm phát triển và định hình, khi đó thư pháp Việt chỉ là thú chơi của một số cá nhân như nhà thơ Nam Giang, nhà thơ Trụ Vũ, hoạ sĩ Vũ Hối... Giai đoạn này thư pháp được hình thành mang tính chất tự phát, mỗi người một lối viết, một phong cách riêng. Theo thời gian phát triển, thư pháp Việt đã dần trở thành một phong trào được một số ít người biết đến và đam mê, phải kể đến như: Họa sĩ Chính Văn, Nguyễn Thiên Chương, Nhà thơ Song Nguyên, Sư Minh Đức Triều Tâm - 36 - . . Ảnh, Bùi Hiến, Thanh Sơn, Nhà thơ Nguyệt Đình…Những nhóm nhỏ hoạt động học hỏi giao lưu thư pháp bắt đầu ra đời [12]. Điểm mốc cho sự nở rộ phong trào thư pháp Việt là khoảng vào năm 2000 với hai cuộc triển lãm thành công của Bùi Hiến tại Đầm Sen và nhiều địa điểm khác, triển lãm của KTS Nguyễn Thanh Sơn tại Nhà thiếu nhi thành phố. Đã gây tiếng vang không ngừng, khiến công chúng biết nhiều hơn và phong trào bắt đầu trở nên sôi nổi. Tiếp theo là những cuộc triển lãm liên tục tại các lễ hội lớn của thành phố và khi ấy một nhóm nhỏ những người yêu thích thư pháp Việt tại nhà KTS Thanh Sơn đã dời ra quán cơm chay trên đường Nguyễn Du để hoạt động cũng như để đáp ứng nhu cầu học thư pháp việt ngày càng đông. Sau đó chúng ta ghi nhận sự ra đời chính thức của các câu lạc bộ như câu lạc bộ (viết tắt CLB) yêu thích thư pháp Q1, CLB thư hoạ báo Giác Ngộ, CLB thư pháp Q8, CLB thư pháp Q Bình Thạnh, CLB thư pháp Q10 và CLB thư pháp NVH Thanh Niên…Giai đoạn này báo chí và truyền thông bắt đầu đưa tin khiến công chúng biết đến thư pháp Việt nhiều hơn. Chữ thư pháp cũng bắt đầu xuất hiện trên các sản phẩm in ấn như Lịch, thiệp, banô quảng cáo…Người ta bắt đầu tạo ra font chữ vi tính bằng thư pháp và xuất hiện ngày càng nhiều. Giai đoạn này xuất hiện thêm nhiều tên tuổi khác như Lãng Nhân, Tắc Hồng, Lê Lân, Tuấn Hải, Văn Hải, Thiện Dũng, Trần Quốc Ẩn, Hồ Công Khanh, Hiếu Tín, Lưu Thanh Hải, Đăng Học…Thư pháp Việt bắt đầu xuất hiện trên mạng internet qua những diễn đàn như www.ttvnol.com, www.honchuviet.com, www.thuhoavietnam.com [1] Kể từ điểm mốc năm 2000 đến nay, qua bao nhiêu thăng trầm cũng như đả kích của những người có định kiến và không đồng tình với sự phát triển của thư pháp Việt, bộ môn nghệ thuật này vẫn phát triển mạnh mẽ và đang hoàn thiện dần hệ thống lý luận để chính thức trở thành một bộ môn nghệ thuật bài bản được công nhận hẳn hoi. Ngày càng nhiều người tìm đến với thư pháp Việt để học tập, tìm hiểu hoặc chỉ để mua thư pháp về treo đó là lý do mà những phòng tranh thư pháp, sản phầm thư pháp xuất hiện nhiều trong nhà - 37 - . . sách, siêu thị và hơn hết là những công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm thư pháp ra đời [1]. 2.3. Phân tích môi trường nội bộ 2.3.1. Nguồn nhân lực Hiện nay nguồn nhân lực của công ty có một người chuyên trách làm sản phẩm, đóng gói, một người chuyên thiết kế tạo mẫu sáng tác tác phẩm thư pháp, nghiên cứu sản phẩm mới, một người ngoại giao, kinh doanh. về trình độ lao động của công ty chỉ là lao động phổ thông, người thiết kế tốt nghiệp trường mỹ thuật và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, người điều hành công ty tốt nghiệp trường Ngoại Ngữ, nhìn chung nguồn nhân lực của công ty rất yếu, chưa thể đưa công ty phát triển với một cơ cấu nhỏ như hiện nay. Quy mô và cơ cấu của công ty hiện nay rất nhỏ chưa thể đưa công ty phát triển được và cũng chưa thể phát huy hết tiềm năng của công ty được. 2.3.2. Tài chánh: Nguồn tài chánh của công ty không mạnh, chủ yếu hoạt động sản xuất lựa trên nguồn vốn tự có, công ty chưa đưa ra chiến lược huy động hoặc vay vốn để phát triển trong tương lai. Bảng 2.1 So sánh Tài Sản - Nguồn Vốn (2007-2008) (ĐVT: đ) So sánh KHOẢN MỤC 2007 2008 ±Ì % TÀI SẢN 476,152,910 400,155,349 -75,997,561 -16 NGUỒN VỐN 490,521,192 449,018,808 -41,502,384 -8 Nguồn: Phòng kế toán [23] Qua bảng trên ta thấy tài sản của công ty năm sau giảm hơn năm trước là -75,997,561 đồng tương đương giảm 16% từ đó cho ta thấy rằng công ty chưa đầu tư vào tài sản cố định, công ty chưa thể phát triển được nếu không có chính sách thích hợp trong tương lai, nguồn vốn của công ty cũng giảm hơn so với năm trước là - 41,502,384 đồng tương đương giảm 8%, từ đó cho - 38 - . . ta thấy nguồn vốn của công ty không tăng lên mà còn giảm xuống. qua đó ta nhận thấy việc hoạt động kinh doanh của công ty không đạt kết quả tốt. Bảng 2.2 So sánh Tài sản ngắn hạn-Tài sản dài hạn (ĐVT: đ) SO SÁNH KHOẢN MỤC 2007 2008 ±Ì % TÀI SẢN NGẮN HẠN 476,152,910 400,155,349 -75,997,561 -16 TÀI SẢN DÀI HẠN 14,368,282 50,830,376 36,462,094 253,77 Nguồn: Phòng kế toán [23] Nhận xét: Qua bảng trên ta nhận thấy tài sản ngắn hạn của công ty trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBAO_CAO_NCKH.pdf
Tài liệu liên quan