Lời giới thiệu 1
Chương I: Tình hình phát triển thị trường của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội giai đoạn 1996 - 2005 3
I. Khái quát chung về Công ty cơ khí Hà Nội 3
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 3
1.1. Thông tin chung về Công ty 3
1.2. Các giai đoạn phát triển 4
2. Chức năng nhiệm vụ của công ty 6
3. Cơ cấu tổ chức, chức năng các bộ phận trong công ty 7
3.1. Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của ban giám đốc 7
3.2. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị phòng ban trong công ty. 10
3.3. Chức năng nhiệm vụ của các xưởng, phân xưởng sản xuất. 12
4. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh 12
5. Thị phần của công ty 13
II. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 1996-2005 13
1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 13
1.1. Về doanh thu và chi phí sản xuất kinh doanh 13
1.2. Về lợi nhuận qua các năm 14
2. Kết quả sản xuất sản phẩm chủ yếu 16
3. Đóng góp cho ngân sách Nhà nước 17
4. Kết quả sử dụng lao động của công ty 18
III. Tình hình phát triển thị trường của Công ty trong giai đoạn 1996-2005 19
1. Thị trường tiêu thụ của công ty 19
1.1. Thị trường trong nước 19
1.2. Thị trường ngoài nước 21
2. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm chủ yếu 21
3. Đánh giá tình hình phát triển thị trường của Công ty cơ khí Hà Nội trong giai đoạn 1996-2005 23
3.1 Những thành tựu đã đạt được 23
3.2. Hạn chế và nguyên nhân 24
3.2.1. Hạn chế 24
3.2.2. Nguyên nhân 25
IV. Xem xét các tác động tới khả năng sản xuất và cạnh tranh của công ty trong giai đoạn 1996-2005 26
1. Trình độ công nghệ 26
2. Nguồn vốn sử dụng trong công ty 27
3. Nguồn nhân lực 28
4. Đánh giá khả năng của Công ty cơ khí Hà Nội giai đoạn 1996-2005 30
4.1. Điểm mạnh 30
4.2. Điểm yếu 30
Chương II: Xây dựng chiến lược phát triển thị trường củacông ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội trong giai đoạn 2006 - 2015 32
I. Phân tích tình hình kinh tế, chính trị xã hội trong nước cơ hội và thách thức đối với công ty trong giai đoạn 2006 - 2015 32
1. Tình hình kinh tế, chính trị xã hội 32
2. Cơ hội và thách thức đối với công ty Cơ khí Hà Nội 33
2.1. Cơ hội 33
2.2. Thách thức 34
II. Phân tích môi trường ngành tác động tới việc phát triển thị trường của công ty Cơ khí Hà Nội 35
1. Áp lực từ phía khách hàng 35
2. Áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh hiện tại 36
3. Áp lực từ sản phẩm thay thế 39
4. Áp lực từ nhà cung cấp 39
5. Áp lực từ phía đối thủ tiềm ẩn 39
III. Xây dựng lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm của công ty cơ khí Hà Nội 40
1. Xác định phương pháp cạnh tranh chủ yếu 40
2. Tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty. 41
IV. Chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội giai đoạn 2006 - 2015 42
1. Chiến lược chung của công ty trong giai đoạn 2006 - 2015 42
1.1. Mục tiêu của chiến lược 42
1.2.Phương hướng thực hiện chiến lược phát triển của công ty Cơ khí Hà Nội 44
2. Nội dung chiến lược phát triển thị trường 2006 - 2015 44
2.1. Lựa chọn thị trường căn cứ vào sơ đồ SWOT 44
2.2. Mục tiêu của chiến lược phát triển thị trường 48
2.2.1. Thị trường trong nước 48
2.2.2. Thị trường nước ngoài 48
2.3. Nội dung chiến lược thị trường giai đoạn 2006 - 2015 49
2.3.1. Nghiên cứu và tiếp cận thị trường 49
2.3.2. Phân đoạn thị trường 49
2.3.3. Lựa chọn thị trường mục tiêu 49
2.3.4. Thâm nhập và mở rộng thị trường 50
Chương III: Những giải pháp thực hiện chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Nhà nướcmột thành viên cơ khí Hà Nội giai đoạn 2006 - 2015 51
I. Nâng cao chất lượng của công tác nghiên cứu và dự báo thị trường 51
1. Thành lập bộ phận chức năng Marketing 51
2. Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác dự báo 52
3. Trang bị hệ thống máy tính cho công ty phục vụ công tác phân tích thị trường. 52
4. Có chế độ khen thưởng hợp lý đối với cán bộ nghiên cứu dự báo thị trường. 53
5. Tuyển dụng những đội ngũ cán bộ Marketing chuyên nghiệp 53
II. Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín trên thị trường 54
1. Nâng cao chất lượng sản phẩm 54
2. Đa dạng hóa sản phẩm 54
3. Xây dựng và duy trì thương hiệu sản phẩm và thương hiệu của công ty 55
III. Xây dựng hoàn thiện các kênh phân phối 56
1. Kênh phân phối trực tiếp. 57
2. Kênh phân phối gián tiếp 57
IV. Tăng cường cải tiến kỹ thuật áp dụng những công nghệ mới trong sản xuất 58
1. Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật toàn công ty. 58
2. Chọn công nghệ thích hợp 59
3. Áp dụng những công nghệ mới tiên tiến. 60
V. Tăng cường xúc tiến thương mại 61
1. Chủ động trong việc tiếp thị sản phẩm 61
2. Tiến hành thực hiện quảng cáo cho sản phẩm 61
3. Chuyên môn hóa bộ phận tiếp thị 62
VI. Thay đổi tư duy quản trị sát với thực tế 63
1. Lãnh đạo cấp cao 63
2. Lãnh đạo cấp trung gian 64
3. Lãnh đạo cấp cơ sở 64
VII. Đầu tư nhiều vào nguồn nhân lực 65
1. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực theo hướng chuyên môn 65
2. Khảo sát và kiểm tra thường xuyên. 66
3.Tăng cường chi phí cho bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đối với đội ngũ nhân lực 66
Kết luận 67
75 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1615 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược phát triển thị trường của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội trong giai đoạn 2005 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
73
Sơ cấp
51
45
47
42
54
Công nhân KTB3 trở xuống
148
140
137
107
113
CNKT bậc 4
69
64
69
610
53
CNKT bậc 5
138
142
141
140
119
CNKT bậc 6 trở lên
214
224
235
241
253
Lao động phổ thông
129
121
128
117
101
Trình độ
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số lao động
953
957
976
956
1000
Trong đó:
Trên đại học
3
3
3
3
4
Đại học
162
168
170
172
176
Cao đẳng
10
12
9
11
14
THCN
81
88
85
82
84
Sơ cấp
40
17
19
20
23
Công nhân KTB3 trở xuống
132
143
126
122
119
CNKT bậc 4
55
53
72
71
74
CNKT bậc 5
111
108
95
106
110
CNKT bậc 6 trở lên
260
254
217
232
255
Lao động phổ thông
99
111
126
137
141
(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự Công ty cơ khí Hà Nội)
Qua bảng số liệu cho ta thấy số lượng lao động biến động không nhiều. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô sản xuất. Số lao động có trình độ trên đại học và đại học tăng lên, công nhân sản xuất có trình độ tay nghề từ bậc 3 trở lên cũng tăng đồng thời số lượng lao động phổ thông và CNKT bậc 3 trở xuống giảm đi. Điều này cho thấy chất lượng của đôi ngũ lao động trong công ty đã được nâng lên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty.
4. Đánh giá khả năng của Công ty cơ khí Hà Nội giai đoạn 1996-2005
4.1. Điểm mạnh
- Đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm đảm bảo quá trình sản xuất đúng tiến độ, có tiềm năng để phát triển sản xuất cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ. Chất lượng đội ngũ lao động được nâng lên do đó hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty cũng sẽ đạt hiệu quả cao.
- Công ty đã được thành lập từ rất lâu, có truyền thống vượt mọi qua mọi khó khăn, tên tuổi của công ty cũng đã được nhiều khách hàng biết đến, thuận lợi cho quá trình tiêu thụ sản phẩm.
- Sự liên doanh, hợp tác đối với các doanh nghiệp lớn mạnh trong nước và những công ty tập đoàn uy tín có thương hiệu trên thị trường quốc tế đã tạo thuận lợi cho Công ty cơ khí Hà Nội trong việc chuyển giao công nghệ hiện đại, tiến tới làm chủ được công nghệ tiên tiến để từ đó phát triển rộng thị trường.
- Sự đa dạng hoá sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh đã giúp cho công ty tránh được rủi ro về tài chính, có cơ hội chiếm lĩnh thị trường nhiều hơn đối thủ cạnh tranh.
4.2. Điểm yếu
- Việc sử dụng nguồn vốn đầu tư chưa được hiệu quả, tốc độ quay vòng vốn còn quá chậm, việc thu hồi công nợ từ các khách hàng chậm trễ, gây ảnh hưởng tới tốc độ sản xuất. Do đó tốc độ phát triển thị trường cũng chậm.
- Công nghệ, máy móc, trang thiết bị của công ty được sản xuất từ năm 1956 so với nước ta còn là hiện đại, nhưng so với các nước tiên tiến thì công nghệ, máy móc và trang thiết bị phục vụ cho sản xuất của công ty là quá lỗi thời và lạc hậu.
- Việc sử dụng lao động chưa được hiệu quả, mặc dù trình độ, chất lượng của đội ngũ lao động trong những năm gần đây tăng lên nhưng đội ngũ lao động còn làm việc với ý thức và tinh thần thụ động, lệ thuộc, và do đó năng suất chưa cao.
- Công tác điều hành sản xuất còn yếu: việc lập, triển khai và kiểm điểm thực hiện kế hoạch không khoa học, do đó, phần lớn các hợp đồng đều không lập được kế hoạch chính xác và không thực hiện được kế hoạch cam kết, nhiều khâu chồng chéo, đặc biệt là công tác kỹ thuật, xử lý thông tin gây chậm trễ trong quá trình chuẩn bị và thực hiện hợp đồng. Các hợp đồng lớn không chủ động được kế hoạch, lệ thuộc nhiều vào công tác giám sát của khách hàng.
- Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu: Cán bộ kinh doanh, kỹ thuật trình độ vi tính, ngoại ngữ yếu khó khăn trong việc tiếp cận, làm việc và học hỏi từ các chuyên gia nước ngoài. Nhiều cán bộ quản lý chưa năng động trong khâu tìm kiếm đơn hàng mở rộng hợp tác.
- Công tác kinh doanh: đặc biệt là công tác marketing chưa được chú trọng, chưa có bộ phận chuyên môn và công ty cũng chưa có một đội ngũ làm marketing chuyên nghiệp và bài bản.
- Công tác vật tư: Chưa chủ động được thị trường, kế hoạch mua vật tư chưa tốt dẫn đến việc phải sử dụng lượng vốn lớn để dự trữ vật tư trong thời gian tương đối dài trong khi đó nhiều vật tư cần gấp cho sản xuất lại không được cung cấp đồng bộ và kịp thời gây lãng phí lớn.
- Khâu yếu tại phân xưởng đúc là chưa tận dụng được lợit hế của công nghệ tiên tiến sau đầu tư, chưa làm chủ được công nghệ dẫn đến tình trạng tỷ lệ sản phẩm sai hỏng còn rất cao, làm tăng chi phí. Trong khi đó thị trường xuất khẩu sản phẩm đúc là rất lớn.
Chương II
Xây dựng chiến lược phát triển thị trường của
công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội trong giai đoạn 2006 - 2015
I. Phân tích tình hình kinh tế, chính trị xã hội trong nước cơ hội và thách thức đối với công ty trong giai đoạn 2006 - 2015
1. Tình hình kinh tế, chính trị xã hội
Hiện nay hệ thống chính trị ở nước ta ổn định, hòa bình, hợp tác với tất cả các nước trên thế giới. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Thực hiện mục tiêu phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó thành phần kinh tế đóng vai trò chủ đạo, hình thành thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp dịch vụ, tăng nhanh hàm lượng công nghệ trong sản phẩm. Xây dựng cơ cấu kinh tế có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh. Củng cố thị trường đã có và mở rộng thêm thị trường mới.Tạo mọi điều kiện tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ từ bên ngoài. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, thực hiện các cam kết song phương và đa phương.
Mặt khác theo: "Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến 2010, tầm nhìn tới 2020" - Trích Quyết định số 186/2002/QĐ.TTg ngày 26/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành Cơ khí Việt Nam:
- Quan điểm phát triển ngành cơ khí Việt Nam:
ã Cơ khí là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước.
Tập trung phát triển ngành cơ khí một cách có hiệu quả, bền vững trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực bên ngoài, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành cơ khí một cách có tổ chức, phân công và hợp tác hợp lý, đồng thời tiếp tục đổi mới, sắp xếp phát triển và củng cố doanh nghiệp Nhà nước về cơ khí đủ mạnh để giữ vai trò nòng cốt, là lực lượng chủ lực của ngành.
Tập trung phát triển một số chuyên ngành, sản phẩm cơ khí trọng điểm nhằm khai thác và phát huy tốt tiềm năng để đáp ứng các yêu cầu cơ bản của công cuộc phát triển đất nước. Tăng cường năng lực tự nghiên cứu, chế tạo đồng thời đẩy nhanh việc tiếp thu, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến nằm đạt trình độ công nghệ trung bình tiên tiến của châu á, tạo thêm nhiều sản phẩm cơ khí có khả năng cạnh tranh cao.
Nâng cao khả năng chuyên môn hóa và hợp tác hóa, nâng cao năng lực của ngành cơ khí, tạo tiền đề phát triển các ngành công nghiệp khác của đất nước.
- Mục tiêu
Mục tiêu chung: Ưu tiên phát triển một số chuyên ngành và sản phẩm cơ khí trọng điểm để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế quốc dân như: thiết bị toàn bộ, máy động lực cơ khí phục vụ nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, máy công cụ cơ khí xây dựng, cơ khí đóng tàu thủy, thiết bị kỹ thuật điện tử (cơ điện tử), cơ khí ô tô - cơ khí giao thông vận tải.
2. Cơ hội và thách thức đối với công ty Cơ khí Hà Nội
2.1. Cơ hội
Điều kiện thuận lợi về kinh tế, chính trị xã hội trong nước đã tạo mọi điều kiện nhằm thúc đẩy các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, cơ hội tốt đối với doanh nghiệp là một trong những lý do thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.Trước bối cảnh đó doanh nghiệp sẽ tận dụng mọi cơ hội để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình.
Thứ nhất: Môi trường kinh tế chính trị trong nước ổn định, có điều kiện giao lưu hợp tác với tất cả các nước, tạo điều kiện mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
Thứ hai: Trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển cơ khí là một trong những ngành công nghiệp được Đảng và Nhà nước quan tâm, nó có tác động đến an ninh quốc phòng đồng thời có ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp khác. Tiếp đó, sự phát triển của các ngành công nghiệp lại tạo ra nhu cầu lớn hơn, thị trường lớn hơn cho ngành cơ khí nhằm phát triển cả về quy mô và phạm vi hoạt động.
Thứ ba: Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay tạo điều kiện thu hút vốn, công nghệ tiên tiến từ bên ngoài là một trong những nhân tố đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời tăng lợi thế cạnh tranh cả trong và ngoài nước.
Thứ tư: Đảng và Nhà nước chủ trương thúc đẩy và phát triển quan hệ hợp tác, giao lưu kinh tế, chính trị với các nước trong khu vực và trên thế giới đã tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước. Hàng loạt các chính sách vĩ mô liên quan đến thuế, hải quan, thủ tục hành chính được Chính phủ ban hành đã khuyến khích nhiều loại hình doanh nghiệp hoạt động, có điều kiện, buôn bán thông thương trên nhiều thị trường khác nhau.
Thứ năm:Hiện nay, cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, giao thông đã rất phát triển. Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc thu thập thông tin về thị trường, phân tích đánh giá chính xác những thông tin thu được, ngoài ra việc vận chuyển sẽ thuận tiện lớn rất nhiều.
2.2. Thách thức
Bên cạnh những cơ hội thuận lợi còn có những khó khăn, thách thức đối với công ty Cơ khí Hà Nội không tránh khỏi.
Thứ nhất: Hiện nay do xu thế chung của thị trường thế giới có sự biến động mạnh về giá cả nguyên vật liệu đã gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp.
Thứ hai: Sự cạnh tranh giữa các sản phẩm cơ khí đang ngày càng diễn ra khốc liệt. Đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO. Việc xóa bỏ các hàng rào thuế quan, sự cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Những đối thủ cạnh tranh không những chỉ có ở trong nước mà ở các nước khác vào Việt Nam cũng nhiều hơn. Thị trường sẽ có sản phẩm của các nước phát triển như: Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Tây Âu Bên cạnh đó là hiện tượng hàng nhập lậu không rõ nguồn gốc.
Thứ ba: Nhiều chính sách còn chưa ổn định, liên tục có sự điều chỉnh về thuế làm cho doanh nghiệp hoang mang, bị động trong các vấn đề về điều tiết, vật tư, giá thành sản phẩm, điều kiện xuất nhập khẩu, gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiêu thụ sản phẩm.
Thứ tư: Đối thru cạnh tranh ngày càng nhiều, lớn mạnh về mọi mặt, sự xuất hiện đối thủ cạnh tranh của các quốc gia phát triển trên thế giới.
II. Phân tích môi trường ngành tác động tới việc phát triển thị trường của công ty Cơ khí Hà Nội
Môi trường ngành có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cơ khí trên các mặt như: nguyên vật liệu đầu vào theo ngành, sản phẩm thay thế và các đối thủ cạnh tranh hiện tại cũng như tiềm ẩn, đặc biệt là những yêu cầu của khách hàng về sản phẩm của công ty.
1. áp lực từ phía khách hàng
Do đặc điểm của sản phẩm mà chúng ta có thể nhận thấy khách hàng chủ yếu của công ty là những nhà máy công nghiệp chế biến, thủy lợi, thủy điện. Do đó việc tìm hiểu những thông tin về khách hàng và phân tích những yêu cầu của khách hàng theo các tiêu chí sau:
* Sản phẩm truyền thống: Các loại máy tiện vạn năng T18A, T14L, T630A, 3000, T630A, 1500, máy bào ngang B635, máy khoan cần K525, máy khoan bàn K612, máy tiện chương trình hiện thị số T18CNV, máy tiện sử chuyên dùng CNC, các phụ tùng đi theo máy. Những sản phẩm này phục vụ cho chính ngành cơ khí, công nghiệp dân dụng, công nghiệp xây dựng với đặc tính của nhóm sản phẩm này, các khách có nhu cầu lớn phục vụ cho sản xuất trong khi đó trên thị trường hiện tại chưa có đối thủ xứng tầm với công ty do đó đây cũng là một lợi thế của công ty. Tuy nhiên khi hội nhập thì công ty sẽ gặp những đối thủ to lớn hơn đó là những công ty cơ khí lớn của các nước phát triển. Do đó khi khách hàng mua với khối lượng lớn cũng không bị ép giá.
* Các sản phẩm khác: Công ty chuyên chế tạo và lắp đặt các thiết bị và phụ tùng phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân như Điện lực (các trạm thủy điện có công suất từ 20 á 1500KvA, các loại bơm dầu FO); xi măng (máy nghiền, lò quay, lò đứng, ghép lò cho các nhà máy có công suất từ 40.000 ằ 2 triệu tấn/năm); mía đường (nồi nấu liên tục, nồi nấu dư, trạm bốc hơi, lô ép, băng tải cho các nhà máy có công suất từ 500 á 800 tấn mái cây/ngày) Thủy lợi (các trạm bơm có công suất từ 8000 á 36.000m3/h, áp lực cột nước từ 4 á10,5m); Giao thông vận tải; dầu khí; khai thác mỏ; lâm sản; chế biến cao su, sản xuất bột giấy. Đối với các loại sản phẩm này khách hàng chủ yếu đặt theo đơn hàng với công ty, và theo đời của dự án. Việc cạnh tranh để có đưon đặt hàng xảy ra quyết liệt đòi hỏi năng lực, chế tạo, lắp đặt, cung cấp thiết bị và phụ tùng đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng theo đúng quy trình. Khách hàng sẽ đòi hỏi,yêu cầu khắt khe hơn đối với chất lượng của sản phẩm, độ an toàn khi vận hành đặc biệt là dịch vụ sau bán. Đối với các mặt hàng này lợi thế của công ty là một doanh nghiệp có uy tín trên thị trường, về chất lượng của sản phẩm các dịch vụ sau bán hơn các công ty khác trên thị trường trong nước. Song bên cạnh đó là sự vươn lên của các công ty khác nữa sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng một sự lựa chọn dễ dàng và sẽ có sự ép giá trong mua bán .
Thị trường thế giới vẫn rộng mở, sự hỗ trợ của những chính sách của Nhà nước, khoa học công nghệ hiện đại đặc biệt là công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, giao thông đã thu hẹp khoảng cách về địa lý đối với các nước, ranh giới về kinh tế, giữa các nước được xóa bỏ đó là một cơ hội tốt cho công ty điều này sẽ giảm áp lực từ phía khách hàng đến công ty.
2. áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh hiện tại
Phải khẳng định rằng có rất nhiều công ty hoạt động trong ngành, chủ yếu là các công ty Nhà nước. Những công ty này chưa được cổ phần hóa nên được sự hậu thuẫn rất lớn từ phía Chính phủ. Bên cạnh đó là sự du nhập của các công ty cơ khí nước ngoài như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Do đó đánh giá năng lực cạnh tranh của đối thủ là nhiệm vụ cần thiết và quan trọng. Để thấy rõ sức cạnh tranh của đối thủ ta có thể phân tích điểm mạnh, điểm yếu của họ để từ đó đưa ra cho công ty một chiến lược phát triển thị trường phù hợp.
* Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LiLaMa)
Ưu điểm:
Là nhà thầu hàng đầu của Việt Nam chuyên cung cấp các công trình công nghiệp theo dạng chìa khóa trao tay (EPC) hoặc các dịch vụ đơn lử. Có uy tín trên thị trường. Trúng thầu những công trình lớn. Sản phẩm chủ yếu là chế tạo và cung cấp các thiết bị công nghiệp điện và xây dựng. Thiết bị công nghệ hiện đại, vốn lớn, được sự hậu thuẫn của Chính phủ.
Nhược điểm:
Chưa khai thác hết tiềm năng nhân lực cũng như công nghệ. Lệ thuộc vào sự hậu thuẫn của Chính phủ. Thị trường quốc tế chưa được mở rộng sự đa dạng hóa sản phẩm còn hạn chế.
* Công ty Cơ khí Quang Trung:
Ưu điểm:
Là công ty thành lập có lịch sử, uy tín đã tạo dựng được trên một số thị trường như miền Bắc, miền Trung các sản phẩm chuyên biệt, bộ máy quản lý có nhiều kinh nghiệm.
Nhược điểm:
Sản xuất chưa được mở rộng, thiết bị công nghệ còn lạc hậu, sức cạnh tranh trên thị trường còn thấp.
* Công ty cơ khí Đông Anh Hà Nội
Ưu điểm:
Thương hiệu và uy tín của công ty đã có từ lâu, tạo được niềm tin đối với khách hàng, có đội ngũ cán bộ công nhân viên có chuyên môn và kinh nghiệm. Máy móc được trang bị từ các nước tiên tiến.
Nhược điểm: Việc sử dụng vốn đầu tư và nguồn nhân lực chưa hiệu quả, chất lượng của sản phẩm chưa được nâng cao. Còn vướng mắc trong việc tuyển dụng lựa chọn lao động có tay nghề. CBCNV chưa có ý thức làm việc chủ động còn thụ động. Thương hiệu chưa đủ mạnh, sức cạnh tranh còn thấp. Sản phẩm chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xây dựng và cung cấp thiết bị cho các nhà máy sản xuất xi măng.
* Sản phẩm cơ khí từ Trung Quốc:
Điểm mạnh:
Có khả năng sản xuất đa dạng hóa về loại hình sản phẩm và giá rất thấp do chi phí về giá thành thấp hơn ở Việt Nam. Các công ty Cơ khí của Trung Quốc còn được sự hậu thuẫn từ chính sách hỗ trợ xuất khẩu và hỗ trợ giá nguyên vật liệu của Chính phủ Trung Quốc nhằm thâm nhập thị trường, tiêu diệt đối thủ và thanh toán hàng sản xuất dư thừa.
Điểm yếu:
Không có cơ sở hậu mãi cũng như hoạt động sau bán hàng, uy tín về sản phẩm của Trung Quốc thấp do các sản phẩm phá giá giả nhãn hiệu của họ từ các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc.
* Sản phẩm cơ khí từ Nhật Bản
Ưu điểm:
Sản phẩm có hàm chứa khoa học công nghệ cao, chất lượng tốt, uy tín đã được tạo dựng trên thị trường quốc tế. Được hỗ trợ từ các chính sách thương mại, đàm phán đối với các dự án có sử dụng vốn ODA mà Nhật Bản có tham gia.Các điều khoản ràng buộc từ hợp đồng Nhật Bản có quyền được cung cấp sản phẩm cơ khí,các thiết bị phụ tùng cung cấp cho dự án. Phong cách làm việc chuyên nghiệp, có sự chăm sóc khách hàng chu đáo ngay cả sau khi bán hàng, dịch vụ hẫu mãi hoàn hảo.
Hạn chế:
Lượng sản phẩm không lớn, giá cao do chi phí nguyên vật liệu cũng như chi phí vận chuyển đối với các sản phẩm của Nhật Bản cao.Sức cạnh tranh giảm. Hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm chưa được tiến hành mạnh.
* Sản phẩm cơ khí từ các nước khác:
Điểm mạnh: Mỗi quốc gia cung cấp một sản phẩm chuyên dùng phụ thuộc vào công nghệ của sản phẩm.
Điểm yếu: chưa có thương hiệu mạnh, số lượng ít
3. áp lực từ sản phẩm thay thế
Sản phẩm của công ty rất cụ thể và rõ ràng, sản phẩm thủ công không có sản phẩm mới được triển khai áp dụng khoa học - công nghệ, cơ điện tử, sự thay thế là rất khó khăn.
4. áp lực từ nhà cung cấp
Do đặc điểm sản phẩm cơ khí sử dụng nguyên vật liệu thành phần chủ yếu là thép hình, thép cân, crôm, mangan, phần công nghệ, các nguyên vật liệu phụ thêm những năm gần đây giá nguyên vật liệu tăng đột biến, gây khó khăn cho công ty. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp cung ứng trong nước đầu cơ để gây sức ép về giá làm ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí sản xuất sản phẩm của công ty. Các loại nguyên vật liệu có thể mua trong nước như:thép, crôm, mang, hóa chất, sơn, giấy, bìa các loại nguyên vật liệu thuộc phần công nghệ như: chíp điện tử, vi mạch, bán dẫn.thường phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Chất lượng sản phẩm cơ khí trên thị trường ngày càng đòi hỏi được nâng cao để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó có sự tham gia của các công ty cơ khí từ những nước phát triển. Để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm thì phần công nghệ trong sản phẩm phải hàm chứa nhiều. Do vậy xu hướng nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài đang ngày càng tăng mặc dù lượng nguyên liệu trong nước vẫn có thể đáp ứng. Tuy nhiên giá nguyên liệu nhập cũng đã có giá rẻ vì vậy sức ép từ nhà cung cấp trong nước đã giảm phần nào
5. áp lực từ phía đối thủ tiềm ẩn
Do đặc điểm của ngành sản xuất cơ khí cần một khoản đầu tư lớn để phục vụ cho hoạt động sản xuất, nên việc ra đời các doanh nghiệp cơ khí mới là rất khó khăn.
Hiện nay trên thị trường ngành cơ khí, nhiều công ty trong và ngoài nước đã thấy tiềm năng phát triển của thị trường sản phẩm máy công cụ, thiết bị và phụ tùng chế biến, dây truyền sản xuất đối với các ngành sản xuất mía đường, thủy điện, thủy lợi và xi măng. Các công ty đang xúc tiến đầu tư nhằm cạnh tranh trên thị trường. Các doanh nghiệp cơ khí hiện có đã tận dụng lợi thế về quy mô, máy móc thiết bị để đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, nâng cao chất lượng bằng việc đầu tư máy móc, trang thiết bị công nghệ tiên tiến, thay đổi cách thức quản lý doanh nghiệp hiện đại với các sản phẩm mới mà công ty Cơ khí Hà Nội cung cấp đối với ngành sản xuất mía đường thì công ty cơ khí Quang Trung cũng có thể cung cấp được, sản phẩm thiết bị, máy móc phục vụ thủy lợi, thủy điện từ Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LiLaMa) cung cấp tốt hơn. Vì vậy công ty cần phải liên kết hợp tác với nhau để phân công sản xuất
III. Xây dựng lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm của công ty cơ khí Hà Nội
Mỗi công ty để tồn tại và phát triển được trên thị trường cần phải biết tận dụng lợi thế của mình. Đặc biệt là phải xây dựng cho mình lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
1. Xác định phương pháp cạnh tranh chủ yếu
Đối với thị trường trong nước, lợi thế của công ty đã có là uy tín và thương hiệu của công ty được thị trường biến đến từ lâu. Được khách hàng tin cậy vào sản phẩm của công ty cung ứng.
Để tăng tính cạnh tranh sau khi xem xét điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh công ty cần tập trung vào nâng cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng phải hoàn hảo và chu đáo công tác marketing phải chuyên nghiệp hơn và phải do một bộ phận chuyên môn thực hiện các chương trình marketing, có đội ngũ những người làm marketing chuyên nghiệp mà hiện nay công ty chưa có.
Đối với các đối thủ trong nước, ngoài việc cạnh tranh trực tiếp (nên chọn các đối thủ nhẹ ký và có tiềm lực ngang hoặc dưới với công ty) còn phải biết liên tiếp, hợp tác để phân khúc thị trường, phân công nhiệm vụ sản xuất việc này sẽ giảm được áp lực cạnh tranh, đặc biệt là đối với các công ty cơ khí có tiềm lực lớn về mọi mặt.
Đối với các đối thủ ngoài nước sự cạnh tranh sẽ không diễn ra trực tiếp được mà cần có hiệp hội ngành cùng sức để cạnh tranh.
Ngàynay giá cả không còn là yếu tố quan trọng hàng đầu mà khách hàng quan tâm. Do đó trong giai đoạn 2006 - 2015 thì thị trường sẽ cạnh tranh chủ yếu là về chất lượng và sau đó khi giá cả và chất lượng đã ngang nhau thì sự cạnh tranh diễn ra bằng việc thực hiện các dịch vụ sau bán. Công ty nào có dịch vụ sau bán hoàn hảo và chu đáo (nghiên cứu, phục vụ, chăm sóc tốt khách hàng) thì công ty đó sẽ chiến thắng.
Do vậy phương pháp cạnh tranh chủ yếu của công ty trong giai đoạn này là phải sản xuất ra được các loại sản phẩm có chất lượng tốt nhất, đồng thời phải phát triển và hoàn thiện dịch vụ sau bán hàng để thỏa mãn một cách tốt nhất yêu cầu và mong muốn của khách hàng.
2. Tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty.
Ban quản lý, ban lãnh đạo cấp cao của công ty là đội ngũ đi đầu và có những quyết định về chiến lược và chính sách để tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho công ty. Tiếp đó là sự đồng lòng và phấn đấu hết mình cho mục tiêu của công ty của tập thể CBCNV trong công ty.
Lợi thế cạnh tranh của công ty được tạo ra từ những điểm mạnh mà công ty có so với đối thủ cạnh tranh như: sản phẩm mới, sản phẩm độc quyền, chất lượng dịch vụ, nguồn lực con người, giá thành, dịch vụ sau bán lợi thế vè vốn đầu tư Vì vậy để tạo được lợi thế cạnh tranh cho công ty thì việc đầu tiên là khắc phục những điểm yếu của công ty, nâng cao điểm mạnh. Vị trí của công ty đã được xác định trên thị trường đó cũng là một lợi thế.
Công ty phải đầu tư cho khoa học công nghệ, nghiên cứu triển khai các sản phẩm mới. Xu hướng trong giai đoạn này các sản phẩm có điện tử sẽ phát triển mạnh công ty có được lợi thế là phải nhanh chân bước đi trước một bước.
- Nguồn lực con người hết sức quan trọng đầu tư cần tập trung vào ngay từ khâu tuyển dụng được những nhân tài, đào tạo và phát triển năng lực chuyên môn, tay nghề cho đội ngũ lao động của công ty.
- Tăng khả năng đáp ứng các sản phẩm có chất lượng cao không chỉ thị trường trong nước mà còn tăng cường xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nhiều hơn nữa.
- Hoàn thiện các dịch vụ sau bán: bảo hành, lắp đặt, chạy thử, hỗ trợ vận chuyển hướng dẫn khách hàng cách vận hành sản phẩm. Tạo được lợi thế này thì có thể giữ được khách hàng và tăng uy tín của công ty mà chi phí quảng cáo sẽ giảm đi rất nhiều.
- Cần có đội ngũ nhân viên, chuyên viên marketing chuyên nghiệp, có kinh nghiệm. Bộ phận Marketing cần được quan tâm và chú trọng nhiều hơn. Lợi thế cạnh tranh trên thị trường của công ty sẽ được nâng cao và duy trì chủ yếu là do công tác marketing phải bài bản, chuyên nghiệp, công tác marketing có chất lượng và hiệu quả.
IV. Chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội giai đoạn 2006 - 2015
1. Chiến lược chung của công ty trong giai đoạn 2006 - 2015
1.1. Mục tiêu của chiến lược
Mục tiêu của chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty Cơ khí Hà Nội trong giai đoạn 2006 - 2015: "Tổ chức bộ máy quản lý điều hành khoa học và hiệu quả. Thực hiện các nhóm sản phẩm trọng điểm đã xác định thiết bị thủy điện, máy nghiền xi măng, máy công cụ vạn năng và CNC và các thiết bị công nghiệp khác triển khai tất cả các chương trình thiết bị thủy công và thiết bị giấy theo sự phân giao của Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp (MIE); chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; ổn định chất lượng và tăng kim ngạch đúc xuất khẩu, phấn đấu doanh thu từ sản phẩm đúc đạt 2 triệu USD/năm; phát triển đội ngũ kỹ thuật, phấn đấu thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn - thiết kế cho khách hàng; đẩy mạnh kinh doanh thương mại, đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu và các ngành nghề khác theo giấy phép kinh doanh; đầu tư khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội".
Căn cứ vào mục tiêu tổng quát, công ty cần phải đề ra những mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 2006 - 2015
* Về tốc độ phát triển: Mục tiêu tăng trưởng giá trị sản lượng bình quân 20% trong giai đoạn 1996 - 2005. Sang giai đoạn 2006 - 2015, công ty Cơ khí Hà Nội cần phải có sự phát triển theo chiều sâu và ngày càng chiếm lĩnh đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0445.doc