LỞI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận về công tác xây dựng chiến lược trong quản trị sản xuất 3
I./ Khái niệm và nội dung của quản trị sản xuất : 3
1.1/ Khái niệm quản trị sản xuất 3
1.2/ Nội dung của Quản trị sản xuất : 3
a / Xây dựng chiến lược trong quản trị sản xuất 3
b / Dự đoán cầu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ 3
c / Lựa chọn địa điểm và bố trí mặt bằng doanh nghiệp 4
d / Lựa chọn sản phẩm hoặc công nghệ của doanh nghiệp 4
e / Quản trị vật liệu và quản trị hàng tồn kho 5
f / Xây dựng kế hoạch sản xuất và cung ứng sản phẩm cho doanh nghiệp 5
g / Quản trị tiến độ và kiểm soát sản xuất 6
h / Quản trị chất lượng 6
k / Quản trị tiêu thụ sản phẩm 7
II / Khái niệm chiến lược và nội dung của chiến lược 7
2.1 / Khái niệm chiến lược 7
2.2/ Phân loại chiến lược 8
III / Nội dung phân tích chiến lược 9
3.1/ Phân tích môi trường kinh doanh 9
3.2/ Phân tích mối đe dọa của đối thủ mới và cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện có 10
3.3/ Phân tích áp lực của sản phẩm mới thay thế 10
3.4/ Phân tích quyền lực khách hàng 10
3.5/ Phân tích quyền lực của nhà cung cấp 10
3.6/ Phân tích nội bộ 10
IV/ Quá trình hoạch định chiến lược 11
V/ Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược 11
CHƯƠNG II: Tình trạng thực tế về việc xây dựng chiến lược của Công ty Vận tải dầu khí 13
I/ Vài nét chung về Công ty vận tải Dầu khí 13
1.1./ Tên và địa chỉ của doanh nghiệp 13
1.2 / Giám đốc hiện tại của Công ty : Ông Bùi Thọ Mạnh 13
1.3 / Địa chỉ : 13
1.4 / Cơ sở pháp lý thành lập của Công ty : 14
1.5 / Loại hình doanh nghiệp : 14
1.6 / Nhiệm vụ của doanh nghiệp : 14
1.7 / Lịch sử phát triển của Công ty qua các thời kỳ : 15
1.8 / Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty 15
II/ Tình hình xây dựng chiến lược phát triển đội tàu giai đoạn 2006- 2015, định hướng đến 2025 của Công ty. 16
1 / Tình hình sản xuất và vận chuyển dầu khí Thế giới, khu vực và trong nước 17
1.1/ Tình hình Thế giới 17
1.2/ Tình hình phát triển đội tàu vận tải dầu khí trong khu vực: 23
1.3/ Tình hình sản xuất và vận chuyển dầu khí của Việt Nam 25
2/ Năng lực vận tải dầu thô, xăng dầu, LPG, sản phẩm lọc dầu và hóa chất trong nước . 26
2.1/ Năng lực vận tải dầu thô 26
2.2/ Năng lực vận tải Xăng dầu 27
2.3/ Năng lực vận tải LPG 29
2.4/ Năng lực vận tải Nhựa đường 31
2.5/ Năng lực vận tải hóa chất 31
3/ Phân tích khả năng thị phần 32
3.1/ Thị phần vận chuyển dầu thô 32
3.2/ Thị phần vận chuyển xăng dầu 34
3.3/ Thị phần vận chuyển LPG 36
3.4/ Thị phần vận chuyển nhựa đường 38
3.5/ Vận chuyển các sản phẩm hóa dầu khác 38
4./ Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược phát triển đội tàu 40
III/ Kế hoạch phát triển đội tàu 2006- 2015, định hướng 2025 của Công ty 40
3.1/ Đội tàu vận tải dầu thô 40
3.2/ Đội tàu vận tải xăng dầu 41
3.3/ Đội tàu vận tải LPG: 42
3.4/ Đội tàu vận tải nhựa đường: 43
3.5/ Đội tàu vận tải hóa chất: 43
IV/ Tổng hợp kế hoạch phát triển đội tàu vận tải Dầu khí giai đoạn 2006- 2015,định hướng 2025 của Công ty 43
4.1/ Giai đoạn 2006- 2015. 43
4.2/ Định hướng phát triển đội tàu đến 2005 44
5./ Kết luận chung cho chiến lược phát triển đội tàu giai đoạn 2006-2015,định hướng đến 2025. 45
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của Chiến lược và thu hoạch của bản thân 47
I/ Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của Chiến lược phát triển đội tàu 47
1.1/ Lựa chọn hình thức đầu tư thích hợp 47
1.2/ Phân tích và lựa chọn hình thức vay vốn 47
1.3/ Cần thu thập thông tin và sử lý thông tin 48
II/ Thu hoạch sau thời gian thực tập 48
52 trang |
Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược trong quản trị sản xuất tại Công ty Vận tải dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khẩu ròng dầu mỏ của khu vực Châu Á sẽ tăng hơn gấp 2 lần trong vòng 15năm tới cho đến năm 2020.
Nhu cầu về khí có mức tăng trưởng trung bình là 2,3%/năm với mức tiêu thụ năm 2002 là 92.000tỷ m và dự báo đến 2025 là 156.000tỷ m. Mức tăng trưởng của cả giai đoạn này là 69% và đóng góp vào mức tăng nhu cầu năng lượng của Thế giới 23% lên 25%.
Riêng đối với LPG, nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thế giới ngày càng tăng cao; năm 1990 nhu cầu tiêu thụ chỉ khoảng 128,4 triệu tấn, đến năm 2002 là 201,4 triệu tấn và 2005 là 211 triệu tấn (nguồn: hãng Purvin &Gertz). LPG được sử dụng làm chất đốt trong dân dụng,trong công nghiệp,nhiên liệu động cơ, các nhà máy hóa dầu và một vài lĩnh vực khác.
Bắc Mỹ là nơi sản xuất LPG lớn nhất Thế giới (59,7 triệu tấn/năm) tuy nhiên chỉ đáp ứng đủ cho nhu cầu ở khu vực này. Lượng LPG cung cấp cho thị trường Thế giới chủ yếu là từ khu vực Trung Đông và Châu Á- Thái Bình Dương. Trong đó khu vực Trung Đông là nơi xuất khẩu LPG lớn nhất thế giới.Ở khu vực Đông Nam Á, các nước xuất khẩu LPG bao gồm: Indonesia, Thái lan, Singgapore và Malaysia với khôiư lượng khoảng 4,5 triệu tấn/năm. Ở khu vực này LPG xuất khẩu chủ yếu bằng tầu định áp nhỏ đén các thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka và các nước Đông Nam Á khác.
Với trữ lượng dầu khí hiện nay,dự kiến thế giới có thể khai thác thêm khoảng 40năm nữa đối với dầu thô và trên 60năm đối với khí.
* Thương mại và vận tải dầu khí thế giới
Trên Thế giới, có một số vùng có tiềm năng sản suất dầu khí rất lớn không chỉ thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ tại khu vực mà còn có khả năng cung cấp cho thị trường một khối lượng đáng kể. Dầu khí sẽ được mua bán, vận chuyển từ nguồn cung tới nơi có nhu cầu và tới vùng chưa đủ cầu. Hướng vận chuyển dầu sẽ thể hiện tình trạng kinh tế, mức dự trữ và tình trạng mất cân bằng cung/ cầu về dầu khí tại các khu vực. Các khu vực tiêu thụ nhiều dầu khí hiện nay là Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á- Thái Bình Dương. Nguồn cung cấp dầu thô chủ yếu vẫn từ các nước thuộc OPEC, sẽ đảm bảo 60% mức tăng nhu cầu. Các nước không thuộc OPEC sẽ bổ sung 17 triệu thùng/ ngày trong khoảng thời gian từ nay đến 2025 và đặc biệt các nước mới không thuộc OPEC tại Caspian, Tây Phi, Trung và Nam Mỹ sẽ có mức cung dầu thô tăng đáng kể.
Tỷ trọng thương mại trên thế giới về dầu khí là lớn nhất so với tất cả các hàng hóa khác kể cả về số lượng,giá trị, năng lực và công suất phương tiện chuyên chở. Vận tải cà kho chứa đóng vai trò hết sức quan trọng trong kinh doanh dầu khí, nó không chỉ là cầu nối giưa xuất khẩu và nhập khẩu mà còn là giữa các vùng khai thác tới các nhà máy lọc dầu, giữa nhà máy lọc dầu tới hệ thống thương mại và giữa hệ thống này tới người tiêu dùng. Theo quy luật chung, dòng chảy của dầu là từ nơi khai thác tới thị trường gần nhất, sau đó mới tới các thị trường xa hơn. Tuy nhiên, quy luật này cũng có ngoại lệ ảnh hưởng không nhỏ tới ngành vận tải biển: cuộc khủng hoảng Suez năm 1957 đã làm các tàu dầu phải đi quãng đường dài vòng qua mũi Hảo Vọng và VLCC để giảm giá thành vận chuyển trên các tuyến đường dài. Chính trị, chính sách thuế và chính sách về môi trường của các quốc gia cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến dòng chảy và chi phí vận tải dầu khí: Mỹ cấm các công ty nhập dầu từ Iran, Liby; Liên hiệp quốc chỉ cho Irắc xuất khẩu lượng dầu có giới hạn
Trên thế giới hiện có phương thức chính để vận tại dầu thô, Tàu chở dầu và đường ống dẫn dầu. Ngoài ra, dầu thô còn vận chuyển bằng đường sắt tuy nhiên số lượng rất ít( tuyến Nga- Trung quốc). Vận tải bằng tàu biển có tính linh động cao hơn, giá rẻ và hiệu quả. Đường ống dẫn dầu cũng có phương thức vận tải dầu thô và các sản phẩm dầu khí rất có hiệu quả vì lưu lượng ổn định và sử dụng trong khoảng thời gian dài. Hiện nay, ngoài các đường ống từ mỏ về các nhà máy lọc dầu và từ nhà máy lọc dầu đến các trung tâm tiêu thụ, con người đã xây dựng các đường ống xuyên lục địa để phục vụ nhu cầu to lớn và ổn định của các quốc gia.
Các tuyến vận tải khác nhau thường không dùng chung một cỡ tầu nào mà mỗi tuyến có một loại tàu đáp ứng việc vận chuyển một cách kinh tế nhất, căn cứ vào độ dài tuyến, tình trạng cảng nhập, xuất,kích thước các kênh mà tàu phải đi qua, số lượng dầu cần vận chuyển Hiện nay dầu từ Trung Đông thường được vận chuyển đi các vùng tiêu thụ bằng các tàu VLCC do số lượng lớn và cự ly xa. Do rất ít cảng dầu trên Thế giới có khả năng tiếp nhận trực tiếp loại dầu này, ngừoi ta phải dùng các tàu nhỏ hơn( thường là loại Aframax hoặc Suezmax) để chuyển tải( lightering; transhipment). Ngược lại tuyến vận tải từ Caribean và Nam Mỹ đến các cảng của Mỹ, các tuyến nội vùng Châu Á thường dùng loại tàu nhỏ hơn(Panamax; Aframax) để có thể vào thẳng các cảng mà không cần chuyển tải.
Các nhà máy lọc dầu cần phải xây dựng gần thị trường tiêu thụ sản phẩm. Do đó, cần các tàu chở dầu thô có kích cõ lớn để tiết kiệm chi phí trong việc vận chuyển dầu thô từ các khu mỏ về nhà máy lọc dầu. Khái niệm về thị trường có thể bị bó hẹp trong phạm vi một nước nhưng cũng có thị trường lớn hơn như thị trường khu vực và ácc trung tâm lọc dầu ở Singgapore, Caribbean và Middle- East được tập trung xây dựng là để phục vụ cho toàn bộ nhu cầu của từng khu vực. Chính vì lý do này mà lượng tàu vận tải sản phẩm dầu chủ yếu có cỡ từ 50.000DWT trở xuống thuận lợi cho vận chuyển nội vùng; loại tàu Panamax và Aframax( như thống kê trong bảng dứoi đây) có số lượng ít hơn nhiều, phục vụ cho vận tải các tuyến xa.
Tàu chở sản phẩm dầu bao gồm rất nhiều loại. Mỗi loại có thể chở một vài sản phẩm khác nhau trong số những sản phẩm dầu từ dầu bẩn ( Dirty products) như FO cho tới các sản phẩm sạch như naphta. Tàu chở dầu bẩn rất khó có thể chuyển sang để chở dầu sạch, vì vậy các tàu chở dầu sản phẩm thường được sử dụng để chở một số sản phẩm nhất định. Theo thống kê 2004( của Clarksons Research) thì có 509 công ty kinh doanh tàu sản phẩm với 1.575tàu,trong đó 269 công ty chỉ sở hữu 01 tàu và 26 công ty sở hữu 10 tàu trở lên. Mức đầu tư đóng mới trong những năm gần đây và số tàu sẽ được đóng mới trong một vài năm tới chiếm đến 37% tổng đầu tư đội tầu chở dầu sản phẩm thế giới. Sau những sự kiện tai nạn tàu dầu Erika và Prestige, các chủ tàu chủ yếu tập trung vào đầu tư các tàu hiện đại và chất lượng cao.
Bảng 2: Thống kê đội tầu vận tải dầu thô và dầu sản phẩm trên thế giới
Loại tàu
Số lượng(tàu)
Tổng DWT(Nghìn DWT)
Tàu chở dầu
10.000- 25.000 DWT
86
1.441
25.000- 50.000 DWT
95
3.578
Panamax 50.000- 80.000 DWT
156
10.178
Aframax 80.000- 120.000 DWT
487
48.494
Suermax 120.000- 200.000 DWT
257
38.701
VLCC 200.000- 300.000 DWT
425
121.882
ULCC > 300.000 DWT
11
4.309
Tàu chở dầu sản phẩm
10.000-25.000 DWT
266
4.365
25.000- 50.000 DWT
918
35.457
Pananmax
128
8.251
Aframax
119
11.481
Suermax
11
1.548
Tàu chuyên chở/ chuyên tuyến
10.000-25.000 DWT
1
20
25.000- 50.000 DWT
3
137
Pananmax
4
268
Aframax
14
1.433
Suermax
29
3.677
VLCC
(Nguồn Fearnleys 2004)
Trên thị trường quốc tế, LPG được vận chuyển bằng các hình thức: đường ống, đường bộ( xe bồn,xi-téc, bình có dung tích nhỏ), đường sắt và đường thủy (tàu biển).
Trong các hình thức vận chuyển nêu trên, LPG cũng được vận chuyển ở 2 trạng thái: LPG định áp hoặc LPG lạnh với quy luật chung phổ biến hiện nay là: khối lượng luân chuyển qua kho thấp hơn 350.000 tấn/năm thì phù hợp với việc sử dụng công nghệ tồn trữ dạng định áp, còn nếu như sản lượng luân chuyển qua kho lớn hơn 350.000tấn/năm thì nên lựa chọn giải pháp tàng trữ lạnh.
Ngoài các tàu có thể vừa chở dầu sạch và hóa chất, tàu chở hóa chất chủ yếu được chia làm 2 loại:
- Tàu bồn với toàn bộ hoặc một số bồn làm bằng thép không rỉ đáp ứng được yêu cầu tàu thuộc loại I và II theo bộ luật IBC( International Bulk Chemical) phù hợp với quy định của IMO.
- Các tàu thuộc loại III có tính linh động cao có thể chở nhiều loại hàng từ hóa chất thông thường tới Caustic Soda và Methanol đáp ứng được quy định của IMO.
Do đặc điểm của thị trường, các tàu hóa chất có thể được thiết kế có một khoang chứa để chuyên chở mỗi lần một loại hàng hóa, cũng có thể có nhiều tới 30- 40 khoang chứa để chở cùng lúc nhiều loại hàng hóa khác nhau.
Tổng số tàu chở háo chất được thống kê như sau:
Bảng 3: Thống kê đội tàu chở hóa chất trên thế giới
Số tàu
Triệu DWT
Số tàu đang hoạt động
2.179
32.5
Số lượng đang đặt đóng
329
8.2
(Nguồn: Clarksons Resarch Studies 2004)
* Giá mua bán tàu và dự báo trong thời gian tới
Hiện nay giá mua bán tàu trên thé giới đang ở mức cao nhất yừ trước tới nay, trong khi giá cước vận tải lại thấp. Giá tàu cao do các nguyên nhân chính sau:
Chu kỳ đóng mới và thay thế tàu cũ 1973- 2003
Yêu cầu thay thế các tàu dầu thế hệ cũ thân đơn bằng các tàu thân đôi
Nhu cầu vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng đột biến trong những năm gần đây.
Giá sắt thép, nguyên liệu, nhiên liệu tăng
Đồng USD giảm giá so với đồng Euro.
Trong các nguyên nhân trên thì có 3 nguyên nhân đầu tiên chỉ mang tính thời điểm và sẽ có những thay đổi lớn làm giá tài giảm dần trong tương lai gần, các tàu được đóng mới lần lượt được hạ thủy làm cân bằng nhu cầu vận tải.
2 nguyên nhân tiếp theo và giá dầu tăng làm cho giá tàu đứng ở mặt bằng giá mới có thể cao hơn mức trung bình từ trước tới nay và do vậy giá cước vận tải tuy nhiều biến động nhưng cũng sẽ có mặt bằng trung bình cao hơn mức trước đây.
Căn cứ vào những lý do trên, giá tàu có thể bắt đầu giảm vào khoảng cuối năm 2005 và tiếp tục giảm nhiều trong các năm sau do yếu tố cạnh tranh giữa các nước có ngành công nghiệp đóng tàu lớn như Nhật bản, Hàn quốc, Trung quốc . Theo phân tích, dự báo giá tàu trong thời gian tới sẽ giảm từ 10- 20% so với giá tàu tại thời điểm giữa năm 2005.
1.2/ Tình hình phát triển đội tàu vận tải dầu khí trong khu vực:
Do tốc độ phát triên r kinh tế của Trung Quốc trong các năm gần đây tăng mạnh, nhu cầu năng lượng của nước này cũng tăng đột biến. Năm 2004 Trung Quốc nhập khẩu 123 triệu tấn dầu thô, trở thành nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ 2 thế giới, dự báo đến năm 2010 Trung Quốc sẽ nhập khẩu 150 triệu tấn và năm 2020 nhu cầu này sẽ là 250 triệu tấn. Nguồn nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc chủ yếu là từ Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ và từ các nước Đông Nam Á.
Đội tàu của Trung Quốc hiện nay chủ yếu là loại Aframax trử xuống, có tuổi trung bình già hơn mức trung bình của thế giới là 6năm tuổi( tuổi trung bình của đội tàu thế giới là 11,4năm) và chỉ chuyên chở được 10% nhu cầu nhập khẩu. Theo tạp chí Singgapore( Dow Jones) thì giữa các công ty vận tải dầu và các nhà nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc hiện không có sự hợp tác chặt chẽ nên phần lớn lượng nhập khẩu dầu của nước này đều do các công ty vận tải nước ngoài đảm nhận, trong khi các công ty vận tải trong nước lại thực hiện phần lớn dịch vụ cho nước ngoài.
Nhằm đảm bảo an ninh năng lượng,Trung Quốc đặt mục tiêu xây dựng đội tàu đủ năng lực vận tải 50% lượng dầu thô nhập khẩu,chủ yếu là các tàu VLCC.
Đội tàu dàu của Nhật Bản có công suất 20triệu tấn và đảm bảo được 80% nhu cầu nhập khẩu cho nước này.
Đội tàu cảu Hàn Quốc có công suất 6,6triệu tấn, đáp ứng 30% nhu cầu nhập khẩu.
Thái Lan hàng năm phải chi hàng tỷ USD cho việc vận tải dầu thô nhập khẩu nên từ năm 1997 đã có ý định đóng mới 7 tàu loại VLCC. Thái Lan dự tính sẽ khuyến khách các công ty đàu tư tầu chở dầu bằng cách miễn thuế cho đội tàu mới đầu tư trong 8 năm đầu hoạt động. Tuy nhiên, có lẽ do khủng hoảng kinh tế mà Thái Lan đã chua thực hiện được chương trình này.
Malaysia: Công ty vận tải biển quốc tế Malaysia ( MISC) năm 2003 đã mua lại toàn bộ công ty American Eagle Tanker ( AET), nâng tổng số đội tàu dầu của mình lên 37 chiếc Aframax, 3 chiếc VLCC và MISC cũng đang đặt đóng mới 4 chiếc Aframax và 1 chiếc VLCC. Như vậy đội tàu chở dầu của MISC sẽ có tổng số 53 chiếc,chủ yếu hoạt động tại các vùng Arabian Gulf- far East qua kênh đào Suez tới thị trường Mỹ, vùng biển Bắc, Châu phiMISC còn có đội tàu vận tải LNG lớn nhất thế giới với 6chiếc phục vụ tại vùng Châu Á Thái Bình Dương và Châu Âu.
1.3/ Tình hình sản xuất và vận chuyển dầu khí của Việt Nam
Từ cuối năm 1986 những tấn dầu thô đầu tiên của Việt Nam đã được khai thác và xuất khẩu. Sản lượng khai thác dầu thô tại Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng: năm 1986 chỉ có 40.000tấn,năm 2000 là 16,21 triệu tấn và đạt mức 18,8 triệu tấn vào 2005. Tính đến cuối năm 2005, đã có 187,57 triệu tấn dầu thô xuất khẩu. Phần lớn lượng dầu thô khai thác đều được bán theo giá điều kiện FOB và một số ít hợp đồng bán theo điều kiện CFR do đội tàu chở dầu thô của Việt Nam quá nhỏ. Hầu như toàn bộ lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam đều do nước ngoài vận chuyển. So với các phương thức vận chuyển dầu thô trên thế giới, Việt Nam chỉ áp dụng hình thức vận chuyển bằng tàu do chưa có kế hoạch xây dựng hệ thống đường ống vận chuyển dầu thô từ nơi cung cấp đến nơi tiêu thụ.
Nam 2001 Chính phủ đã có quyết định số 1394/ QĐ- TTg chỉ thị về việc phát triển đội tàu vận chuyển dầu thô của Việt Nam để từng bước đảm nhận vận chuyển tối thiểu 30% số lượng dầu thô xuất khẩu, đảm bảo cung cấp nguồn nhiên liệu cho các NMLD trong tương lai, tiến tới tham gia vào thị trường vận tải dầu thô thế giới và khu vực. Công ty vận tải dầu khí được thành lập tháng 05/2002 nhằm từng bước thực hiện nhiệm vụ vận chuyển trên.
Nhu cầu về năng lượng nói chung và nhiên liệu nói riêng tại Việt Nam tăng lên nhanh chóng theo nhịp độ phát triển kinh tế của đất nước. Mức tiêu thụ xăng dầu tại Việt Nam tăng đần từ 5,40 triệu năm 1996 lên 7,07 triệu tấn vào năm 1999 và gần 11,5 triệu tấn vào năm 2005. Nhu cầu này hiện nay chủ yếu được đáp ứng bằng con đường nhập khẩu. Tổng công ty dầu khí Việt Nam đang xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất có khả năng cung cấp 5,62 triệu tấn xăng dầu/ năm, sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2009; đang triển khai các thủ tục cần thiết để xây dựng Khu liên hợp lọc hóa dầu số 2 Nghi Sơn tại Thanh Hóa với sản lượng 4,99 triệu tấn xăng dầu/ năm, dự kiến bắt đầu hoạt động vào năm 2012.
Hiện nay gần như toàn bộ xăng dầu tiêu thụ tại Việt Nam được nhập khẩu bằng tàu viễn dương trọng tải 5.000DWT- 35.000DWT từ các nước trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc về các kho cảng tiếp nhận đầu mối. Từ các kho tiếp nhận đầu mối, xăng dầu sẽ được vận chuyển đến các kho trung chuyển, kho tiêu thụ, cửa hàng bán lẻ bằng các tàu nhỏ 1.000- 7.000DWT( đường ven biển, đường sông), xà lan dưới 500 DWT ( đường sông), ô tô xi-téc 6-23 m, và bằng hệ thống đường ống ở khu vực Bắc Bộ; tuyến ống B12 từ Bãi cháy- Quảng Ninh đến các kho; K135 ( Hà Nam),Thượng Lý ( Hải phòng), Đức Giang ( Hà Nội). Năng lực vận tải của tuyến ống B12 rất lớn, trên 70% xăng dầu tiêu thụ tại Bắc Bộ đén Thanh Hóa được vận tải từ cảng Bãi Cháy về các kho cung ứng và trung chuyển bằng hệ thống ống này.
Vận tải xăng dầu bằng đường sắt chỉ chiếm số lượng không đáng kể, chỉ còn một số tuyến hoạt động ở khu vực phía Bắc từ kho Thượng Lý ( Hải phòng ) đến các kho Đức Giang ( Hà Nội), kho Lương Sơn ( Thái Nguyên), Phủ Đức ( Việt Trì)
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tiêu thụ LPG cũng ngày càng tăng. Theo thống kê của các đơn vị kinh doanh LPG và tổng cục Hải quan, tù năm 1997 đến 2004 nhịp đọ tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ LPG hàng năm đạt ổn định khaỏng 1,3 lần, năm 1999 tiêu thụ 218.689 tấn LPG và đến năm 2004 đạt mức tiêu thụ 806.378 tấn. Tuy nhiên, hiện tại chỉ mới có nàh máy chế biến khí Dinh Cố tại Bà Rịa- Vũng Tầu sản xuất được LPG với sản lượng tối đa 360.000 tấn/năm. Sản lượng này quá nhỏ so với nhu cầu hiện tại khoảng 900.000 tấn/năm. Nguồn cung cấp LPG cho thị trường Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu từ Singgapore, Thái lan, Malaysia và Indonesia. Công tác vận chuyển LPG tại Việt Nam chủ yếu sử dụng phương tiện đường thủy ( tàu định áp 1.000- 3.000DWT) và phương tiện đường bộ ( bằng xe bồn 8- 15tấn), chưa sử dụng các phương tiện đường sắt và đường ống.
2/ Năng lực vận tải dầu thô, xăng dầu, LPG, sản phẩm lọc dầu và hóa chất trong nước .
2.1/ Năng lực vận tải dầu thô
Tính đến cuối tháng 5/2006, Việt Nam chỉ mới có 2 con tầu vận tải dầu thô loại Aframax ( tàu Poseidon M và Hercules M) của PV Trans. Theo thống kê, tàu Poseidon M năm 2005 vận chuyển được khaỏng 1,2 triệu tấn dầu thô, trong đó khối lượng dầu thô vận chuyển xuất khẩu khoảng 320.000 tấn ( 4 chuyến), còn lại là vận chuyển quốc tế ( 12 chuyến ), trong khi nhu cầu xuất khẩu dầu thô năm 2005 là 18,8 triệu tấn.
Năng lực của đội tàu trong nước hiện còn rất nhỏ cho nhu cầu vận chuyển dầu thô xuất khẩu và hoàn toàn không đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu vận chuyển nguyên liệu cho các NMLD.
2.2/ Năng lực vận tải Xăng dầu
Do chưa có nhà máy lọc dầu, nguồn nhiên liệu xăng dầu tiêu thụ tại Việt Nam phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu. Phần lớn lượng xăng dầu được nhập khẩu từ Singgapore và một phần nhỏ từ các nước Đông Nam Á.
Hiện tại có 9 doanh nghiệp tham gia thị trường nhập khẩu xăng dầu, trong đó Petrolimex là đơn vị nhập khẩu nhiều nhất và chiếm thị phần phân phối xăng dầu lớn nhất. Việc nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam được thực hiện qua đường biển bằng các loại tàu từ 5.000DWT đến 30.000DWT. Hệ thống kho đầu mối cũng được bố trí khắp 3 miền Bắc – Trung- Nam nhưng chủ yếu tập trung ở khu vực miền Nam và miền Bắc, là nơi có nhu cầu tiêu thụ xăng dầu lớn. Số kho đầu mối và tổng sức chứa các kho của doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu được trình bày ở bảng sau:
Bảng 4: Thống kê các kho đầu mối nhập khẩu xăng dầu
STT
TÊN KHO
VỊ TRÍ
CƠ QUAN QUẢN LÝ
SỐ ĐIỂM KHO
TỔNG SỨC CHỨA ( M3)
1
Bắc Bộ
3
146,000
Cụm kho B12 Bãi Cháy
Quảng Ninh
Petrolimex
35,600
Cụm kho K130( Petrolimex)
Quảng Ninh
Petrolimex
84,400
Kho An Hải Petec
Hải Phòng
Petec
26,000
2
Duyên Hải miền Trung
5
89,800
Cụm kho Mỹ Khê
Đà Nẵng
GTVT Đà Nẵng
45,000
Nước mặn
10,500
Nại Hiên ( Sông Hàn)
Đà Nẵng
Petrolimex
17,300
Liên Chiểu quân đội
Đà Nẵng
10,000
Chân Mây
T. Thiên Huế
Petrolimex
7,000
3
Miền Đông Nam Bộ
5
737,000
Nhà Bè Petrolimex
TP. HCM
Petrolimex
340,000
Cát Lái Petec
TP. HCM
Petec
95,000
Cát Lái Sài Gòn Petro
TP. HCM
Petrolimex
150,000
Nhà Bè Petechim
TP. HCM
Petechim
50,000
PTSC Vũng Tàu
Vũng Tàu
PTSC
102,000
4
Miền Tây Nam Bộ
2
60,000
Cần Thơ PetroMekong
Cần Thơ
PetroMeKong
36,000
Miền Tây Petrolimex
Petrolimex
24,000
Tổng Cộng
15
10,328,000
( Nguồn : Petrolimex)
Trong số các nhà kinh doanh xăng dầu của Việt Nam, chỉ có Petrolimex là đơn vị duy nhất có tàu chở từ nước ngoài về, các đơn vị cọn lại phải thuê các đơn vị chuyên kinh doanh vận tải khác như Vosco, FalconDo năng lực vận chuyển còn hạn chế, các nhà kinh doanh như Petrolimex cũng như các nhà kinh doanh phân phôi khac phần lớn nhập khẩu theo giá CIF. Việc vận chuyển trong nước cũng không phải do các nhà phân phôi nhiên liệu mà do một số công ty vận tải thực hiện.
Khả năng vận tải của Việt Nam còn thấp so với các nước khác trên thế giới, nhưng xét các đơn vị vận tải sản phẩm dầu trong nước thì Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam- Petrolimex là đơn vị vận tải xăng dầu lớn nhất nước ta.
STT
TÊN TÀU
CHỦ TÀU
TRỌNG TẢI (DWT)
NĂM ĐÓNG
1
ÂU LẠC 01
Au Lac Joint Stock Company
12,566
1990
2
ĐẠI HÙNG
Công ty Vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
29,997
1988
3
ĐẠI LONG
Công ty Vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
29,996
1988
4
ĐẠI VIỆT
Công ty Vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
37,000
2005
5
HEALTHY FALCON
Công ty vận tải dầu khí Việt Nam(FALCON)
5,453
1985
6
JOLLY FALCON
Công ty vận tải dầu khí Việt Nam(FALCON)
5,495
1991
7
PETRLIMEX 01
Công ty vận tải xăng dầu Việt Nam(VITACO)
22,651
1983
8
PETRLIMEX 02
Công ty vận tải xăng dầu đường thủy 1(VIETPETRO Co.)
7,088
1985
9
PETRLIMEX 03
Công ty vận tải xăng dầu đường thủy 1(VIETPETRO Co.)
27,398
1984
10
PETRLIMEX 04
Công ty vận tải xăng dầu đường thủy 1(VIETPETRO Co.)
29,998
1988
11
PETRLIMEX 06
Công ty vận tải xăng dầu đường thủy 1(VIETPETRO Co.)
37,758
1996
12
PETRLIMEX 08
Công ty vận tải xăng dầu Việt Nam(VITACO)
37,000
2003
Tổng
280,399
Theo thống kê của đăng kiểm Việt Nam 2004, hiện nay trong nước có khoảng 70 tàu chở xăng dầu trọng tải từ 50- 37.000DWT, phần lớn là các tàu nhỏ dưới 3.000DWT phục vụ vận chuyển từ các kho đầu mối đến kho tiêu thụ, chỉ có 12 con tàu có trọng tải từ 5.000DWT trở lên phục vụ nhu cầu nhập khẩu.
Bảng 5: Danh mục các tàu chở xăng dầu nhập khẩu của Việt Nam
( Nguồn: Số đăng kiểm tàu biển Việt Nam 2004 và PV Trans tổng hợp thông tin thị trường)
Tổng năng lực vận tải xăng dầu nhập khẩu của đội tàu Việt Nam hiện nay khoảng 280.400 DWT, nếu năng lực này được tận dụng 100% cho các tuyến biển quốc tế và tính trung bình 2,5 chuyến/ tháng từ Singgapore tới các cảng của Việt Nam thì cũng chỉ có thể vận chuyển được một lượng xăng dầu nhập khẩu khoảng 7,57 triệu tấn trong 1 năm chiếm 66,4% nhu cầu vận chuyển nhập khẩu
2.3/ Năng lực vận tải LPG
Cho đến thời điểm hiện nay, nhà máy chế biến khí Dinh Cố của PetroVietNam tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, với sản lượng thiết kế khoảng 360.000 tấn/năm, là nơi sản xuất LPG duy nhất tại Việt Nam. Lượng LPG sản xuất trong nước do Công ty Chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí – PV Gas điều hành sản xuất và phân phối cho toàn bộ thị trường thông qua hệ thống phân phối sản phẩm của PV Gas.
Hiện nay có khoảng trên 35 đơn vị kinh doanh sản phẩm LPG, trong đó có khoảng 19 đơn vị kinh doanh với hình thức vừa bán buôn,vừa bán lẻ có khả năng nhận LPG bằng tàu và 16 đơn vị chuyên bán lẻ hàng năm đã phân phối một sản lượng LPG rất lớn, năm sau cao hơn năm trước, trong năm 2004 ước tính đã cung cấp cho thị trường khoảng 806.000 tấn.
Để phân phối cho thị trường LPG Việt Nam, các đơn vị kinh doanh chủ yếu mua LPG của PV Gas hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Do công suất của nhà máy chế biến khí Dinh Cố chỉ khoảng 360.000tấn/năm trong khi nhu cầu tiêu thụ LPG ngày càng tăng nên nhu cầu nhập khẩu ngày càng nhiều.
Hiện nay thị trường Việt Nam, công tác vận chuyển LPG chủ yếu sử dụng phương tiện đường thủy (tàu) và phương tiện đường bộ ( xe bồn), chưa sử dụng phương tiện đường sắt và đường ống.
Vận chuyển bằng phương tiện đường bộ: dùng các xe bồn tải trọng 8-15 tấn vận chuyển trong vùng có cự ly ngắn từ kho đầu mố đến các kho trung chuyển hoặc các trạm chiết nạp sản phẩm. Số lượng xe bồn hiện nay tại thị trường Việt Nam khoảng trên 100chiếc. Trong đó PV Gas có 8 xe loại 8tấn/xe. 3 xe ở khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ, 5 xe ở khu vực phía Nam.
Vận chuyển LPG bằng tàu: hiện nay Việt Nam có khoảng 10 tàu chuyên chở LPG để phục vụ sản xuất kinh doanh.
Do năng lực vận tải LPG trong nước còn hạn chế, các đơn vị kinh doanh sản phẩm LPG tại Việt Nam cần nhập khẩu từ thị trường quốc tế thường thuê luôn tàu dịch vụ có trọng tải từ 1.000- 3.000DWT của các hàng chở về Việt Nam. Tổng tải trọng phương tiện đội tàu chở LPG của Việt Nam là 17.039DWT, ứng với sức chở khoảng 11.075 tấn( 65% DWT).
Hệ thống kho chứa LPG trên thị trường Việt Nam có công suất nhỏ,phần lớn có khả năng chứa dưới 1.200tấn/kho. Hầu hết các kho loại này đều không có khả năng tàng trữ chién lược đáp ứng nhu cầu của thị trường trong thời gian dài, ngoại trừ kho LPG của Mobil Unique Gá 2.600 tấn và kho LPG Thị Vải có sức chứa 6.600 tấn là kho tàng trữ LPG lớn nhất Việt Nam hiện nay. Tổng sức chứa của ácc kho trên toàn quốc khoảng 30.815 tấn. Do nhu cầu tiêu thụ LPG ở miền Nam cao nên hệ thống kho ở khu vực này cũng lớn hơn các khu vực khác, chiếm tới 73% tổng sức chứa trên toàn quốc.
Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 21 cảng sử dụng cho việc xuất nhập khí hóa lỏng. Các cảng nhập khí hỏa lỏng đều phải được trang bị các thiết bị chuyên dụng để tiếp nhận sản phẩm như: cần nhập sản phẩm ở cầu cảng, hệ thống đường ống kết nối từ cầu cảng tới kho tàng trữCác cảng này cho phép tiếp nhận tàu có trọng tải từ 1.500- 2.000DWT. Nhìn chung các kho ở Việt Nam có sức chứa nhỏ, chỉ thích hợp cho các tàu trọng tải 1.000- 3.000DWT.
2.4/ Năng lực vận tải Nhựa đường
Vận chuyển nhựa đường được chia làm 2 dạng: dạng rời ( thùng phuy) và dạng xá ( nóng, lỏng). Hiện nay tại Việt Nam đã có các dây chuyền tiếp nhận nhựa đường nóng lỏng ở các địa bàn Hải Phòng ( của công ty hóa dầu Petrolimex, ADICO, Caltex), Vinh ( của Shell), Đà Nẵng ( Petrolimex)..Các dây chuyền dạng này còn được phát triển thêm do có nhiều ưu việt trong kinh doanh nhựa đường.
Hiện nay nhựa đường tiêu thụ tại Việt Nam được nhập khẩu từ các nước Singgapore, Thái Lan, Đài Loan bằng tàu 2.000- 3.000DWT. Các đơn vị kinh doanh nhựa đường hầu hết phải thuê tàu nước ngoài để nhập khẩu do trong nước chỉ có một con tàu chở nhựa đường của Falcon ( tàu Cheery Falcon, 2.131 DWT đóng năm 1991). Năng lực vận chuyển nhựa đường nhập khẩu của tàu trong nước khoảng 48.600tấn/năm.
Các kho nhựa đường nóng, lỏng thường có dung tích khoảng 3.000-4.000 m3, thích hợp nhập khẩu các lô hàng 1.500- 2.500tấn.
2.5/ Năng lực vận tải hóa chất
Theo số đăng kiểm tàu biển Việt Nam 2004 thì hiện tại Việt Nam chỉ mới có 2 con tàu vận chuyển hóa chất. Đó là:
- Tàu Thành Công, trọng tải 1.850DWT của Vedan chở chất thải cho máy này
- Tàu Victory, trọng tải 1.103 DWT của Towage and Salvag
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5442.doc