DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU. 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 1
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4. Nội dung của đề tài 2
1.5. Phương pháp nghiên cứu 3
1.5.1. Phương pháp luận 3
1.5.2. Phương pháp cụ thể 4
1.6. Giơi hạn của đề tài 6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7
2.1. Tổng quan về DLST 7
2.1.1. Khái niệm chung về DLST 7
2.1.2. Những nguyên tắc của DLST 7
2.1.3. Mot số mô hình DLST bền vững 11
2.2. Sơ bộ DLST trên Thế giới và Việt Nam 15
2.2.1. Tình hình DLST hiện nay trên Thế giới và Việt Nam 15
2.2.2. Thực trạng phát triển DLST tỉnh Đồng Nai 20
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG DLST TẠI CỤM DL ÔNG KÈO HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI 45
3.1. Tình hình phát triển du lịch huyện Nhơn Trạch 45
110 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chương trình hoạt động dlst tại cụm dl ông kèo huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quy hoạch du lịch tổng thể vùng Nam Trung Bộ đến 2010, mộ cổ Hàng Gòn được xác định là điểm du lịch văn hóa cấp quốc gia. Trung tâm văn hóa Bửu Long và khu đá Ba Chồng, với những giá trị cao về văn hóa và tự nhiên có thể định hướng phát triển thành những trọng điểm du lịch của tỉnh.
Ngoài các yếu tố cần đánh giá thêm điều kiện và khả năng phát triển thực tế của các di tích vì không phải mọi di tích được xếp hạng đều thích hợp với việc tạo ra những sản phẩm du lịch hoàn chỉnh. Nó còn phụ thuộc vào mức độ được nhà nước quan tâm đầu tư, tính thu hút, hấp dẫn, tính đặc thù, khả năng bảo tồn, phát triển trong tương lai của di tích.
Nhìn chung, các di tích văn hóa lịch sử trên địa bàn Đồng Nai tập trung với mật độ tương đối cao ở thành phố Biên Hòa. Do vậy khi xây dựng các chương trình du lịch của Đồng Nai, cần dựa trên quan điểm phát triển hài hòa giữa các địa phương.
Lễ hội
+ Lễ hội mang tính quốc gia : Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, giỗ tổ Hùng Vương, giỗ tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo
+ Lễ hội làng xã truyền thống : cúng đình, cúng vía trời đất, cúng bà, tá tài phán
+ Lễ hội của các dân tộc ít người : cúng lúa mới, cầu được mùa, đâm trâu, cầu an
+ Lễ hội tôn giáo : Giáng Sinh, Phục Sinh, Phật Đản, Vu Lan, Thượng Nguyên, Ramada
+ Lễ hội kỷ niệm những ngày lễ quốc khánh Việt Nam : Quốc Khánh, ngày miền nam hoàn toàn giải phóng.
+ Lễ hội kỷ niệm những sự kiện lịch sử Đồng Nai : lễ hội truyền thống cách mạng tại chiến khu Đ, chiến thắng La Ngà, chiến thắng sân bay Biên Hòa
Đồng Nai là nơi tập trung hai tôn giáo lớn: Phật Giáo (Biên Hòa – Long Thành) và Thiên Chúa Giáo (Biên Hòa – Thống Nhất), thể hiện rõ qua số lượng và mật độ phân bố cao của các công trình tôn giáo (chùa, nhà thờ) trên các địa bàn. Chính vì thế, các lễ hội mang tính tôn giáo như các ngày lễ Giáng Sinh, Phục Sinh, Phật Đản, Vu Lan đã trở thành những ngày lễ lớn, là dịp vui chơi giải trí của đông đảo tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh, kể cả những người không có tôn giáo. Hàng năm lượng khách tham gia vào các lễ hội này rất lớn. Đây là cơ hội để tổ chức các loại hình vui chơi, giải trí, ăn uống
Nghề, làng nghề truyền thống
Nghề làng nghề truyền thống cũng là tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng và có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Nghề truyền thống với các sản phẩm độc đáo không chỉ thể hiện tài khéo léo của nhân dân lao động mà còn thể hiện những tư duy triết học, những tâm tư tình cảm con người.
Trên địa bàn Đồng Nai hiện có một số nghề, làng nghề truyền thống như:
Đan lát, mây tre (phường An Bình, Biên Hòa, đan sọt, huyện Tân Phú)
Trồng dâu nuôi tằm (xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, Xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc)
May thêu, kết cườm, dệt vải (phường Tân Mai, Biên Hòa).
Dệt thổ cầm (huyện Tân Phú).
Gỗ mỹ nghệ (xã Bình Minh, huyện Trảng Bom).
Chạm khắc đá (phường Bửu Long, Biên Hòa).
Gốm mỹ nghệ (xã Tân Hạnh, xã Hóa An, Biên Hòa).
Chế biến tinh bột (xã Trà Cổ, huyện Trảng Bom).
Nghề bánh tráng ( xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu).
Trồng bưởi (xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu).
Trồng chuối (Định Quán, Tân Phú).
Trồng chôm chôm, sầu riêng (Long Khánh).
Xét về giá trị của làng nghề trong việc gắn kết phối hợp phát triển du lịch, làng nghề gốm ở Biên Hòa, làng bưởi Tân Triều ở Vĩnh Cửu và nghề dệt thổ cẩm ở Tân Phú là hai loại hình có nhiều điểm lợi thế hơn.
Đặc điểm xã hội thúc đẩy phát triển DLST tỉnh Đồng Nai
Có thể thấy, lợi thế về tài nguyên nhân văn của Đồng Nai hứa hẹn mở ra nhiều khả năng cho việc đưa các yếu tố văn hóa vào kết hợp khai thác du lịch. Tuy vậy, việc phát triển phải trên cơ sở lựa chọn và có sự đầu tư hợp lý để đảm bảo việc khai thác được hiệu quả, đồng thời cũng tạo điều kiện cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Sơ lược về huyện Nhơn Trạch
Vị trí địa lý:
Huyện Nhơn Trạch nằm ở phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Long Thành cũ.
Tổng diện tích tự nhiên 40.917 ha chiếm 7% diện tích tự nhiên toàn Tỉnh, dân số 110.700 người chiếm 5,4% dân số tỉnh Đồng Nai.
Huyện có 12 xã: Phước Thiền, Hiệp Phước, Phú Hội, Long Tân, Phú Thạnh, Đại Phước, Phú Hữu, Phú Đông, Phước Khánh, Vĩnh Thanh, Long Thọ, Phước An.
Điều kiện khí hậu:
Huyện Nhơn Trạch nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo với những đặc trưng chính như sau:
Nắng nhiều, trung bình khoảng 2.600-2.700 giờ/năm. Nhiệt độ cao đều trong năm, trung bình 260C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 (250C), các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất chỉ trong khoảng từ 280-290C.
Lượng mưa khá, trung bình từ 1.800-2.000 mm/năm, nhưng phân hóa sâu sắc theo mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa cả năm. Lượng bốc hơi trung bình 1.100-1.300 mm/năm, mùa khô lượng bốc hơi thường gấp 2-3 lần mùa mưa, tạo nên sự mất cân đối nghiêm trọng về chế độ ẩm, nhất là trong các tháng cuối mùa khô. Tuy nhiên nếu có nước tưới thì sản xuất nông nghiệp trong mùa khô thường cho hiệu quả cao và ổn định.
Điều kiện thủy văn:
Chế độ thủy văn hệ thống sông Đồng Nai trong phạm vi huyện Nhơn Trạch bị chi phối bởi 4 yếu tố: Chế độ mưa nội vùng, ảnh hưởng của thủy triều, ảnh hưởng điều tiết của hệ thống thủy điện Trị An, khả năng giữ nước và bổ sung của lưu vực.
+ Về thủy triều: Bị ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều Biển Đông, biên độ triều bình quân 2,86 mét, cao nhất 3,06 mét (tháng 2 năm 1989), thấp nhất 1,05 mét (tháng 9), có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu nước của từng khu vực.
+ Về xâm ngập mặn: Trước đây khu vực Ông Kèo và khu vực Tây Nam bị ảnh hưởng rất nặng của xâm ngập mặn do ảnh hưởng của thủy triều, nhưng sau khi hệ thống thủy lợi Ông Kèo được xây dựng thì chỉ còn khu vực phía Tây Nam bị ảnh hưởng trực tiếp của xâm ngập mặn với mức độ rất nặng và hầu như quanh năm.
+ Về tình trạng phèn: Nước trong kênh rạch thuộc khu vực sông Ông Kèo thường bị nhiễm phèn nặng vào thời gian từ tháng 5 đến tháng 8, đặc biệt là sau khi xây dựng tuyến đê ngăn mặn thì ảnh hưởng của phèn càng nặng. Tình trạng này đang được khắc phục dần trong quá trình hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi sông Ông Kèo.
+ Về tình trạng ngập: Trước đây khu vực phía Tây và Tây Nam của huyện thường bị ngập nước với mức ngập trung bình 30-80cm vào thời kỳ từ tháng 8 đến tháng 10. Sau khi xây dựng hệ thống thủy lợi Ông Kèo thì tình trạng ngập diễn biến khá phức tạp: có chiều hướng giảm ở phần cuối khu vực dự án và tăng lên ở khu vực đầu nguồn. Tuy nhiên, ngoại trừ khu vực phía Nam và Tây Nam bị ảnh hưởng ngập triều, các khu vực khác có thể khắc phục bằng các biện pháp công trình.
Hiện trạng hoạt động DLST tỉnh Đồng Nai
Khách du lịch
Khách tham quan du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001 – 2005 có xu hướng tăng với tốc độ tăng bình quân 105,54% .
Bảng 1: Lượng khách du lịch tỉnh Đồng Nai
Chỉ tiêu
ĐVT
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng lượt khách
Lượt
18.930
21.939
26.709
81.681
66.013
Trong đó:
- Khách nội địa
“
18.330
20.885
25.493
79.879
62.271
- Khách quốc tế
“
600
1.054
1.216
1.802
3.742
Tốc độ tăng bình quân
%
115,90
121,74
305,82
80,82
(Nguồn : Báo cáo quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai)
Doanh thu
Bảng 2: Doanh thu DLST tỉnh Đồng Nai
Chỉ tiêu
ĐVT
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng doanh
thu DLST
triệu đồng
625,7
679,22
961,96
1.389,37
1.946,79
85.768
Tốc độ tăng bình quân
%
108.55
141.63
144.43
140.12
(Nguồn : Báo cáo quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai)
Từ bảng trên ta có thể đưa ra vài nhận xét sau : tổng doanh thu do du lịch sinh thái mang lại ở Đồng Nai nắng nhanh nhưng tốc độ tăng bình quân có diễn biến không đều (có lúc tăng lại có lúc giảm ) trong giai đoạn 2001 – 2005 .
Dựa trên tình hình hoạt động du lịch, tình hình phát triển thương mại dịch vu, nhu cầu vui chơi giải trí của khách du lịch ngày một gia tăng dự báo doanh thu du lịch và lượt khách đến năm 2010.
Bảng3: Dự báo doanh thu du lịch và lượt khách đến năm 2010
Năm
ĐVT
2007
2008
2009
2010
Tổng doanh thu
Triệu đồng
95.337
104.935
114.534
124.133
Doanh thu tham quan vận chuyển ăn uống
“
72.630
79.698
86.766
93.833
Doanh thu lưu trú
“
22.707
25.238
27.769
30.300
(Nguồn : Báo cáo quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai)
Cơ sở vật chất kỹ thuật
Bảng 4: Đơn vị kinh doanh và số hộ tư nhân kinh doanh du lịch
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
1.Số đơn vị kinh doanh DL
15
19
31
38
66
68
75
- Khách sạn
8
9
10
14
35
34
35
- Nhà hàng
6
9
19
21
27
26
30
- Du lịch
1
1
2
3
4
8
10
2.Số hộ tư nhân kinh doanh DL
1.532
1.774
2.260
2.420
624
471
518
- Khách sạn, nhà trọ, nhà klhách
1.532
1.774
2.260
2.420
624
471
518
(Nguồn : Báo cáo quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai)
Lao động
Đội ngũ lao động là một trong những nguồn lực rất quan trọng đối với sự phát triển nói chung và ngành du lịch nói riêng . Nhìn chung, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, lực lượng lao động trong ngành du lịch đã qua đào tạo còn rất thấp, trong đó trình độ lao động chưa qua đào tạo chiếm đa số ( trên 50 %).
Bảng 5: Bảng thống kê tỉ trọng trình độ lao động so với tổng lao động
Trình độ
2001
2002
2003
2004
2005
Số lượng
Tỉ trọng (%)
Số lượng
Tỉ trọng (%)
Số lượng
Tỉ trọng (%)
Số lượng
Tỉ trọng (%)
Số lượng
Tỉ trọng (%)
Trên ĐH
1
0,13
1
0,11
1
0,09
1
0,07
3
0,15
ĐH,CĐ
75
9,45
87
10,00
97
8,78
118
8,60
167
8,10
T/cấp
79
9,07
81
9,31
106
9,59
139
10,13
184
8,93
S/cấp
200
25,19
189
21,72
217
19,64
263
19,17
535
25,96
Khác
446
56,17
512
58,85
684
61,90
851
62,03
1172
56,87
(Nguồn : Báo cáo quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai)
Thực trạng tổ chức , cung ứng sản phẩm
Các hoạt động này đang diễn ra khá sôi động . Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Công ty Cổ Phần du lịch tỉnh Đồng Nai là doanh nghiệp kinh doanh du lịch chủ đạo. Đây là đơn vị doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ thông qua các đơn vị cơ sở trực thuộc : lữ hành (Trung tâm Điều hành Vận chuyển Hướng Dẫn Du lịch), cơ sở lưu trú (khách sạn Đồng Nai, khách sạn Hoà Bình), ăn uống (các nhà hàng thuộc khách sạn, nhà hàng Đồng Nai, nhà hàng Cọ Dầu ), tham quan vui chơi giải trí (Trung tâm Văn hoá Du lịch Bửu Long, Đảo Ó - Đồng Trường). Năm 1994, có thêm 1 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa, đó là công ty lữ hành Nụ Cười .
Hiện trạng tổ chức quản lý các hoạt động du lịch
Quản lý theo ngành
Sở Thương mại Du lịch quản lý tất cả doanh nghiệp du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Các hộ cá thể kinh doanh du lịch tại địa phương do Phòng kinh tế các huyện, thị xã, thành phố Biên Hoà – cơ quan tham mưa UBND cấp huyện trực tiếp quản lý.
Cụm du lịch Ông Kèo được quản lý bởi phòng kinh tế huyện Nhơn Trạch.
Quản lý theo lãnh thổ
Hiện nay, ở cấp tỉnh, Sở Thương mại Du lịch Đồng Nai là cơ quan tham mưa UBND tỉnh, quản lý nhà nước trên hai lĩnh vực: thương mại và du lịch . Trong cơ cấu bộ máy của Sở, chức năng quản lý nhà nước về du lịch được giao cho Phòng Du lịch .
Đối với cấp cơ sở, Phòng kinh tế các huyện, thị xã, thành phố Biên Hoà tham mưa và chịu trách nhiệm trước UBND cùng cấp về công tác quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương .
Hiện trạng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển DLST
Giao thông
Đã có bước tiến nhanh trong đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông, nhất là giao thông đường bộ. Cùng với hệ thống quốc lộ với tổng chiều dài 244,5 km đã được nâng cấp mở rộng thành tiêu chuẩn đường cấp I,II đồng bằng (quốc lộ1, quốc lộ 51), cấp III đồng bằng như quốc lộ 20 ( đoạn qua tỉnh 75km), quốc lộ 56. Riêng quốc lộ 1A trên đại bàn tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành nâng cấp toàn bộ 102km, mặt đường từ 12,5 – 24 km, đưa vào hoạt động có hiệu quả. Quốc lộ 51 đã hoàn thành toàn bộ 45 km trên địa bàn tỉnh và cả đoạn tránh 1 chiều qua thị trấn Long Thành, đạt tiêu chuẩn cấp 1 đồng bằng. Hệ thống đường bộ trong tỉnh có chiều dài 3.339 km, trong đó gần 700 km đường nhựa. Đường tỉnh gồm 22 tuyến có chiều dài 336 km (243 km đường nhựa ). Ngoài ra, hệ thống đường phường xã quản lý, đường các nông lâm trường, KCN tạo nên 1 mạng lưới liên hoàn đến cơ sở, 100% xã phường đã có đường ô-tô đến trung tâm. Ngoài ra, tỉnh đã bê tông hoá được 38 cầu đạt chỉ tiêu toàn bộ số cầu trên tuyến đường do tỉnh quản lý, đảm bảo tải trọng qua cầu 18 tấn trở lên.
Đường sắt quốc gia đi qua tỉnh dài 87 km với 8 ga cũng đã được duy tu sửa chữa đảm bảo cho việc lưu thông bình thường.
Điện
Nhìn chung, ngành điện đã tập trung phát triển lưới điện quốc gia phục vụ sản xuất và ánh sáng trên khắp địa bàn, nhất là đáp ứng được nhu cầu điện phục vụ các khu công nghiệp. Giai đoạn 1996 – 2000, tổng tiêu thụ điện toàn tỉnh tăng 201,8% , cấp điện cho sản xuất công nghiệp tăng 92,6%. Sản lượng điện bình quân theo đầu người năm 1996 là 987 Kwh/người, đến năm 2000 tăng lên 1093 Kwh/người .
Nước
Trong những năm qua, ngành cấp nước đô thị đã quan tâm đầu tư xây dựng và cải tạo nhiều công trình cấp nước. Đến năm 2000, công suất cung cấp nước đạt 100.400 m3/ngày/đêm đạt 51% công suất. Hiện nay, nhà máy nước Long Bình công suất 15.000m3/ngày/đêm, nhà máy nước Thiện Tân 100.000 m3/ngày/đêm, phục vụ cho sản xuất và đời sống.
Bưu chính viễn thông
Đến năm 2003 đã đưa vào sử dụng 78 tổng đài với dung lượng 192.998 số. Mật độ điện thoại tăng từ mức xấp xỉ 4máy/100 dân năm 2000 lên 7 máy/ 100 dân năm 2003, đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng cao của nhân dân, nhất là tại các khu đô thị và khu công nghiệp tập trung. Hiện nay, 100% phường, xã và thị trấn đã có điện thoại, thư báo về kịp thời trong ngày.
Các tuyến du lịch chính
Nằm trên địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam (Tp. Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa-Vũng Tàu), cùng các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn, du lịch Đồng Nai cũng có nhiều ưu thế và tiềm năng để phát triển theo hướng DLST, du lịch văn hóa lịch sử, lễ hội truyền thống, xây dựng, phát triển một số loại hình du lịch mới như du lịch vườn, du lịch trên sông, du lịch văn hóa lễ hội..., thực hiện đa dạng hóa sản phẩm du lịch và các loại hình dịch vụ du lịch để thu hút, hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
Theo phương hướng phát triển du lịch trên, Đồng Nai đã quy hoạch và đưa vào khai thác 5 tuyến DLST chính sau đây:
Tuyến 1: Biên Hòa - Sông Đồng Nai
Cù lao phố
Sông Đồng Nai
Khu làng bưởi Tân Triều
Khu du lịch núi Bửu Long
Tuyến 2: Thống Nhất - Vĩnh Cửu
Khu du lịch Bắc Sơn
Khu du lịch Sông Trầu
Khu câu lạc bộ Sông Mây
Hồ Trị An
Thác Giang Điền
Tuyến 3: Tân Phú – Định Quán
Khu du lịch Thác Mai, Hồ nước nóng, lâm trường Tân Phú
Khu du lịch Suối Mơ
Đá Ba Chồng
Vườn quốc gia Nam Cát Tiên
Tuyến 4: Long Khánh - Xuân Lộc
Khu du lịch hồ núi Le
Công viên văn hoá Hoà Bình - K4
Trung tâm văn hoá Suối Tre
Mộ cổ Hàng Gòn
Tuyến 5: Long Thành - Nhơn Trạch
Green ClubResort
Khu du lịch Bò Cạp Vàng
Làng bến gỗ
Đình thờ Phú Mỹ
Khu di tích cù lao giấy
Khó khăn và thuận lợi
Những thành tựu đã đạt được
Trong những năm qua, ngành du lịch Đồng Nai đạt được một số kết quả nhất định. Nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế đã được đầu tư xây dựng, cơ sở vật chất kỹ thuật thường xuyên được nâng cấp, đổi mới, đội ngũ lao động đang từng bước được bồi dưỡng, đào tạo. Tỉnh đã mời gọi được một số nhà đầu tư vào các dự án du lịch. Một số khu, điểm du lịch thuộc nhiều thành phần kinh tế đã đi vào hoạt động, đáp ứng phần nào nhu cầu tham quan vui chơi giải trí của du khách trong và ngoài tỉnh.
Những hạn chế và các nguyên nhân
Sản phẩm du lịch chưa thật sự hoàn chỉnh . Điều đó thể hiện ở sự thiếu thu hút, hấp dẫn của các điểm du lịch, hệ thống dịch vụ kém, chất lượng phục vụ chưa cao. Việc mời gọi đầu tư chưa phát huy hiệu quả, các sản phẩm du lịch hiện có không mang tính đặc thù cao và chất lượng thấp, chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu vui chơi giải trí đang ngày càng tăng của tầng lớp nhân dân lao động, chưa đủ sức hấp dẫn khách đi tuor thật sự.
Định hướng phát triển DLST
Phát triển DLST đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:
Phát triển du lịch theo hướng DLST, du lịch vườn, du lịch văn hóa lễ hội. Trọng tâm là xây dựng mới, nâng cấp các điểm du lịch đã được quy hoạch, tạo các chương trình du lịch hấp dẫn, độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tiếp tục tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với phát triển lễ hội truyền thống phục vụ du lịch, phát huy và giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc qua những sản phẩm du lịch của mình.
Thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để mở ra các hoạt động dịch vụ phục vụ cho các khu công nghiệp, khu dân cư tập trung như dịch vụ nhà ở, bữa ăn giữa ca... đưa một số tuyến điểm du lịch đã được quy hoạch vào khai thác hoạt động, chú ý đến các loại hình dã ngoại.
Tăng cường đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch đội ngũ cán bộ làm công tác trong ngành du lịch.
Quan điểm
Phát triển nhanh và bền vững, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tiến tới trở thành ngành kinh tế mũi nhọn .
Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của vùng và cả nước.
Phát triển du lịch dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữ các ngành và mang tính xã hội hoá cao .
Phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
Phát triển du lịch đặt trong mối liên hệ chặt chẽ giữa các ngành và mang tính xã hội hoá cao .
Phát triển du lịch đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với du lịch thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ khác.
Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu phát triển kinh tế: cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật chất của nhân dân địa phương, mang lại nguồn thu đáng kể vào GDP của tỉnh Đồng Nai, đến 2010 đưa ngành du lịch chiếm tỷ trọng 31 – 33% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Mục tiêu phát triển văn hoá – xã hội: thoả mãn đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí của người dân trong và ngoài tỉnh. Góp phần nâng cao trình độ nhận thức của nhân dân địa phương, cộng đồng về việc phát huy, giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hoá truyền thống. Giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, từng bước tạo điều kiện ổn định và phát triển xã hội theo hướng công bằng và văn minh.
Mục tiêu bảo vệ môi trường : giáo dục nhận thức, nâng cao ý thức của người dân trong việc tham gia khai thác và giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường . Tạo mối liên hệ gắn bó hơn giữa con người, thiên nhiên và môi trường sống .
Mục tiêu hỗ trợ thúc đẩy các ngành khác phát triển : tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành dịch vụ, các ngành hỗ trợ có liên quan đến du lịch phát triển. Phấn đấu chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tỷ trọng khu vực thương mại dịch vụ ngày càng tăng.
Mục tiêu cụ thể
Đồng Nai phấn đấu giai đoạn 2006 – 2010 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ 13,5% - 14,5%, trong đó tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của khu vực thương mại – dịch vụ – du lịch tăng bình quân 14% - 15%.
Theo số liệu hiện tại, với tốc độ tăng như hiện nay(tốc độ tăng bình quân doanh thu 32,26%/năm, tốc độ tăng bình quân lượt khách 23,4%/năm). Ngành du lịch Đồng Nai có khả năng đạt một số chỉ tiêu giai đoạn 2006 – 2010 :
Tốc độ tăng bình quân doanh thu du lịch : 14,5% /năm
Tốc độ tăng bình quân lượt khách du lịch : 18,5%/ năm
Định hướng phát triển DLST đến năm 2020 tại Đồng Nai
Hiệu lực của Hiệp định về bảo vệ môi trường Kyoto khuyến khích bảo vệ môi trường của các nước có môi trường tự nhiên phong phú. Đồng thời quy định trách nhiệm cho các quốc gia phát triển công nghiệp đối với bảo vệ môi trường. Nói cách khác khi Đồng Nai phát triển càng nhiều thì cũng phải đẩy mạnh trách nhiệm bảo tồn môi trường.
Xu hướng về thiên nhiên, chú trọng đời sống văn hoá. Nâng cao ý thức cộng đồng về tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên để từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trường từ trong đời sống của người dân.
(Nguồn: Báo cáo quy hoạch du lịch tỉnh Đồng Nai)
Các trung tâm du lịch quan trọng
Các trung tâm du lịch chính: Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch
Các trung tâm dịch vụ hỗ trợ: Định Quán, Xuân Lộc, Trảng Bom
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG DLST TẠI CỤM DL ÔNG KÈO HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN NHƠN TRẠCH
Tình hình chung
Trong những năm gần đây cùng với sự tăng trưởng kinh tế, các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Nhơn Trạch phát triển rất nhanh với xu hướng ngày càng đa dạng, đặc biệt là tập trung tại hai xã Vĩnh Thanh và Phước Khánh. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn bất cập như: do quy hoạch và du lịch của huyện vẫn chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt nên dịch vụ du lịch trên địa bàn còn mang tính tự phát, chưa có sự đầu tư đúng mức, từ đó chưa tạo được nền tảng cơ bản để phát triển một cách bền vững. Đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của UBNN huyện trong việc hoạch định chính sách đầu tư phát triển và quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch phù hợp với chiến lược phát triển du lịch chung của cả tỉnh. Từ đó sẽ thúc đẩy ngành du lịch trên địa bàn huyện Nhơn Trạch phát triển nhanh, bền vững đạt hiệu quả cao trên cơ sở khai thác hợp lý nguồn tài nguyên du lịch, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, giữ gìn các văn hoá địa phương và môi trường sinh thái tự nhiên trong khu vực .
Những cơ sở du lịch này chủ yếu là hoạt động kinh doanh ăn uống bình dân, trông giữ tài sản, cho thuê ghe và áo phao cho khách du lịch đến tham quan vui chơi giải trí. Một số điểm hoạt động du lịch lượng khách vẫn còn hạn chế chưa mang lại hiệu quả kinh tế do nhiều lý do như: chưa thu hút được nhiều đối tượng khách tham quan du lịch phần lớn đối tượng là sinh viên học sinh, chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế có sẵn về thiên nhiên.
Về quản lý tình hình an ninh trật tự và vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch cũng là một vấn đề bất cập: như nhiều đối tượng tham quan du lịch chưa ý thức được no
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong HOAN CHINH.doc