MỤC LỤC:
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU . 4
I. LÝ DO CHỌN ĐỀTÀI: . 4
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀTÀI:. 4
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN. 4
CHƯƠNG II:TỔNG QUAN VỀCHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO Ý THỨC CÔNG
ĐỘNG.5
I. ĐỊNH NGHĨA . 6
I.1 Cộng đồng . 6
I.2 Đặc điểm của cộng đồng ởViệt Nam . 6
I.3 Sựtham gia của cộng đồng vào quản lý môi trường: . 7
I.3.1 Vì sao cần có sựtham gia của cộng đồng? . 7
I.3.2 Tham gia của cộng đồng là gì? . 7
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NÂNG CAO Ý THỨC CỘNG ĐỒNG ỞVIỆT NAM. 9
CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀTHỊXÃ GÒ CÔNG, TỈNH TIỀN GIANG . 12
I. ĐIỀU KIỆN TỰNHIÊN:.12
II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG: .12
II.1 Hiện trạng môi trường nước mặt .13
II.2 Hiện trạng môi trường nước ngầm: .13
II.3 Hiện trạng chất thải rắn:.14
II.3.1 Khối lượng: .14
II.3.2 Lực lượng thu gom: .14
II.3.3 Phương tiện thu gom, vận chuyển rác: .15
II.3.4 Công nghệxửlý rác:.15
II.4 Hiện trạng chất lượng không khí và tiếng ồn .16
CHƯƠNG IV: ĐỀXUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH . 17
I. CHƯƠNG TRÌNH 1: THỰC HIỆN PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN .17
I.1 Những lợi ích của việc phân loại rác từnguồn .17
I.2 Mục tiêu: .17
I.3 Nội dung thực hiện:.17
I.4 Đối tượng tham gia: .18
I.5 Phương pháp thực hiện: .18
II. CHƯƠNG TRÌNH 2: “NGÀY CHỦNHẬT XANH – MỘT NGÀY VÌ CỘNG
ĐỒNG” .19
II.1 Mục tiêu: .19
II.2 Nội dung thực hiện: .19
II.3 Đối tượng tham gia: .20
II.4 Phương pháp thực hiện: .21
III. CHƯƠNG TRÌNH 3: TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG .21
III.1 Mục tiêu:.22
III.2 Nội dung thực hiện: .22
III.3 Đối tượng tham gia:.22
III.4 Phương pháp thực hiện:.23
IV. CHƯƠNG TRÌNH 4: GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC –
TRUNG HỌC CƠSỞ.23
IV.1 Mục tiêu và đối tượng của giáo dục môi trường:.24
IV.2 Phạm vi của giáo dục môi trường: .25
IV.3 Biện pháp thực hiện: .26
IV.4 Giới thiệu chương trình giáo dục môi trường cụthể:.26
IV.4.1 Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ: .26
IV.4.2 Chương trình bồi dưỡng kiến thức chuyên môn: .27
V. CHƯƠNG TRÌNH 5: BỒI DƯỠNG NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆMÔI
TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI, SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP.28
V.1 Mục tiêu:.29
V.2 Nội dung: .29
V.2.1 Các vấn đềcơbản vềmôi trường:.29
V.2.2 Các vấn đềmôi trường trong hoạt động chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp: .31
V.2.3 Các biện pháp khoa học kỹthuật được áp dụng trong chăn nuôi đểbảo vệ
môi trường: .31
V.3 Biện pháp thực hiện:.32
V.4 Đối tượng tham gia:.33
VI. CHƯƠNG TRÌNH 6: MÔI TRƯỜNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA: .33
VI.1 Mục tiêu: .33
VI.2 Nội dung:.33
VI.3 Phương pháp thực hiện:.34
VI.4 Đối tượng tham gia: .34
I. KẾT LUẬN .35
II. KIẾN NGHỊ.35
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO .35
35 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5272 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chương trình nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường phục vụ cho công tác quản lý môi trường trên địa bàn thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chí, đài phát thanh, đài truyền hình phát hiện đưa lên công luận, nhưng việc xử lý,
làm rõ đúng sai, quy trách nhiệm... thường rất khó khăn, kéo dài và nhiều vụ việc rơi
vào im lặng. Tình trạng tuyên truyền giáo dục BVMT một đằng nhưng nhiều cơ quan,
đơn vị các doanh nghiệp làm một nẻo khiến cho phép nước mất nghiêm, làm giảm uy
tín của các cơ quan truyền thông đại chúng và làm giảm lòng tin của người dân vẫn còn
khá phổ biến.
12
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ GÒ CÔNG
TỈNH TIỀN GIANG
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
Thị xã Gò Công là đô thị lớn thứ hai sau thành phố Mỹ Tho nằm về phía đông
của tỉnh Tiền Giang cách trung tâm tỉnh lỵ khoảng 35 km, là cửa ngỏ nối liền thành phố
Mỹ Tho và thành phố Hồ Chí Minh qua phà Mỹ Lợi bởi tuyến giao thông quan trọng
Quốc lộ 50, đồng thời hướng ra biển Đông theo hai ngã Tân Thành và Vàm Láng cho
nên thị xã Gò Công sớm trở thành một trung tâm thương mại – văn hóa và được xem
như “ bản lề chiến lược” của trục động lực phát triển khu vực phía đông của tỉnh, không
chỉ có vai trò chủ yếu trong chiến lược phát triển kinh tế mà còn có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng về kinh tế và kết hợp quốc phòng an ninh.
• Tọa độ địa lý:
- Từ 10019’53” đến 10023’31” vĩ độ Bắc.
- Từ 106038’23” đến 106043’09” kinh độ Đông.
Về ranh giới hành chính:
- Phía Bắc giáp xã Thành Công (huyện Gò Công Tây) và Tân Trung (huyện Gò
Công Đông).
- Phía Nam giáp xã Bình Tân (huyện Gò Công Đông).
- Phía Đông giáp xã Tân Đông và Bình Nghị (huyện Gò Công Đông).
- Phía Tây giáp xã Yên Luông (huyện Gò Công Tây)
II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG:
Nằm ở phía đông tỉnh Tiền Giang, thị xã Gò Công được xem là trung tâm giao
lưu văn hóa, kinh tế, xã hội của khu vực. Nhờ có tiềm năng phát triển về các họat động
thương mại, dịch vụ, sản xuất thị xã Gò Công ngày càng phát triển.
Bên cạnh đó, tình hình phát triển kinh tế-xã hội tại thị xã Gò Công vẫn còn một số
tồn tại nhất định như:
* Những hạn chế trong phát triển kinh tế
- Thiết bị công nghệ sản xuất trong ngành ngành công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp nhìn chung còn yếu kém, lạc hậu; chưa đáp ứng yêu cầu tiến trình hội nhập nền
kinh tế khu vực, qui mô nguồn vốn và lực lượng lao động thấp, trình độ chuyên môn
còn thiếu, hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt thấp, sức cạnh tranh còn hạn chế.
- Công tác qui hoạch, quản lý qui hoạch và quản lý xây dựng còn nhiều hạn chế,
qui hoạch đô thị thực hiện chưa tốt, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thực hiện thiếu
đồng bộ và còn nhiều bất cập.
* Những hạn chế trong lĩnh vực xã hội
13
- Đời sống của một bộ phận dân cư còn khó khăn do thu nhập thấp, nghề nghiệp
không ổn định, thiếu việc làm...
- Môi trường bị ô nhiễm từ hoạt động của nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi ) và
công nghiệp (hàn, tiện..), ô nhiễm từ khu dân cư, ô nhiễm nước thải và ô nhiễm tiếng ồn
thải.
Song song với sự phát triển kinh tế thì vấn đề môi trường ở thị xã Gò Công đang
ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng.
II.1 Hiện trạng môi trường nước mặt
Công tác bảo vệ môi trường nước mặt bước đang từng bước đạt được kết quả cơ
bản. Từ năm 1998 thị xã đã thực hiện xóa toàn bộ cầu vệ sinh trên sông, ao; đến nay
toàn thị xã có 11.500 hộ dân sử dụng hố xí hợp vệ sinh chiếm gần 95% số hộ dân.
Về thoát nước, các mương cống chính của thị xã đều đổ vào rạch Gò Công
nhưng thời gian đóng ngăn mặn kéo dài làm tăng lượng hữu cơ trong nước cộng với sự
gia tăng dân số và ý thức bảo vệ môi trường chưa cao nên môi trường nước bị nhiễm
bẩn đang trong tình trạng báo động.
Theo kết quả lấy mẫu nước mặt để phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi trường
nước của Sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy mức độ ô nhiễm của nước sông rạch
trên địa bàn thị xã Gò Công rất nặng, nhất là ô nhiễm vi khuẩn, điển hình mẫu nước lấy
ở cầu Long Chánh như sau:
- Vi khuẩn: 1.400.000 E.Coli/100 ml và 3.400.000 coliform/100 ml nước cao hơn
rất nhiều mức cho phép trong nguồn nước cấp cho sinh hoạt. (TCVN:5x103
MPN/100ml)
- COD: dao động 30-50 mg/l. (TCVN: <10 mg/l).
- DO: 2-7 mg/l, tùy theo mùa (TCVN: >6 mg/l).
- BOD5: > 11 mg/l (TCVN: < 4 mg/l).
Nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm nước mặt đồng thời chất hữu cơ và vi khuẩn
cao là do lượng nước thải sinh hoạt của con người, chất thải chăn nuôi và chất thải từ
các cơ sở sản xuất… không qua xử lý đưa thẳng vào nguồn nước quá nhiều làm khả
năng tự làm sạch của các dòng sông, nhất là những sông rạch mà dòng nước không lưu
thông được hoặc có nhưng lưu chuyển kém như sông Gò Công.
II.2 Hiện trạng môi trường nước ngầm:
Khu vực thị xã nằm trong vùng dự án ngọt hóa Gò Công, hàng năm vị trí này bị
nhiễm mặn 2 tháng mùa khô ( tháng 3-4) với nồng độ mặn 4o/oo. Hiện nay, mạch nước
ngầm sâu bị nhiễm mặn đáng kể không dùng cho sinh hoạt được.
Bảng: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm:
Chỉ tiêu Thông số
14
Độ sâu khoan 60-70m
pH 6-7
Fe 1-12mg/l
Cl- 1000-4000 mg/l
CaCO3 400-1500 mg/l
Mực nước tĩnh 0,8-1,2m
( Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Gò Công)
II.3 Hiện trạng chất thải rắn:
Chất thải rắn công nghiệp - chất thải nguy hại phát sinh từ các nguồn sau:
- Các nhà máy và cơ sở sản xuất công nghiệp.
- Chất thải nguy hại phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, hoạt động
thương mại, dịch vụ, ….
- Chất thải nguy hại cũng phát sinh từ lĩnh vực hoạt động nông nghiệp mà điển
hình là thuốc bảo vệ thực vật.
II.3.1 Khối lượng:
- Khối lượng chất thải rắn phát sinh: 20 tấn/ ngày. Trong đó:
+ Rác thải công nghiệp: 0,5 tấn/ ngày.
+ Rác thải y tế: 0,3 tấn/ ngày.
+ Rác thải sinh hoạt: 19,2 tấn/ ngày.
II.3.2 Lực lượng thu gom:
Việc thu gom, vận chuyển rác thải hiện nay trên địa bàn thị xã Gò Công được
thực hiện bởi đội ngũ thu gom của Công ty Công trình đô thị gồm 55 người, được phân
công như sau:
- Thu gom rác ở các hộ dân và quét rác trên các trục lộ giao thông công cộng là
40 người.
- Nạo vét hố ga, quét cát vỉa hè là 10 người.
- Lái xe và chuyển rác lên xen cơ giới: 5 người.
Ngoài đội ngũ của Công ty, hiện nay trên một số xã, phường như Phường 2,
Phường 4, Phường 5, xã Long Chánh, xã Long Thuận, xã Long Hòa đã hình thành 13 tổ
thu gom rác dân lập. Tổ thu gom rác dân lập sẽ thu gom rác ở những khu vực sâu bên
trong khu dân cư hay ở các khu vực dân cư thưa thớt.
Riêng rác thải y tế: do Trung Tâm Y Tế Thị Xã tổ chức lực lượng thu gom
chuyển về đốt tại lò đốt của Bệnh viện khu vực Gò công. Hiện nay, lò đốt này đã hỏng
và không còn sử dụng được nữa. Lượng rác thải bệnh viện sinh ra được châm dầu và đốt
bên ngoài, trong khuôn viên bệnh viện, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom: 53,07 % so với tổng số hộ. Trong đó:
15
+ Địa bàn 5 Phường: thu gom được 86,36 % số hộ.
+ Địa bàn 4 Xã: thu gom được: 17,57 % số hộ.
II.3.3 Phương tiện thu gom, vận chuyển rác:
Để thực hiện tốt công tác thu gom, vận chuyển rác, UBND thị xã Gò Công đã
trang bị các phương tiện cần thiết cho lực lượng thu gom. Hiện nay có khoảng 50 xe lấy
rác loại 660l, 04 xe lấy rác loại lớn.
II.3.4 Công nghệ xử lý rác:
Cũng như các đô thị khác, công nghệ xử lý chất thải rắn chủ yếu ở địa bàn thị xã
Gò Công là chôn lấp. Rác thu gom được sẽ đem về đổ vào bãi rác. Hiện tại thị xã Gò
Công chưa tiến hành phân loại rác tại nguồn được vì điều kiện kinh tế và kỹ thuật. Vì
vậy một phần lớn chất thải rắn vô cơ có thể tái sinh, tái chế không được thu hồi mà đổ
thải trực tiếp vào bãi rác. Điều này vừa gây lãng phí vừa làm tăng số lượng rác sinh ra.
Từ năm 1998, Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã có chủ trương cho phép Thị xã Gò Công
thực hiện dự án “ xử lý rác và sản xuất phân hữu cơ vi sinh “, bằng nguồn vốn ODA
được tài trợ thông qua Công ty SMEC, cùng với nguồn vốn ngân sách Tỉnh hổ trợ, đã
xây dựng một nhà máy xử lý rác và sản xuất phân hữu cơ. Đồng thời, tổ chức thực hiện
mô hình phân loại rác từ nguồn trên địa bàn các phường nội thị. Tuy nhiên, quá trình
đưa vào vận hành đến nay, dự án trên đã thực hiện kém hiệu quả. Một phần do giải pháp
phân loại rác từ nguồn ở các hộ dân thực hiện còn nhiều khó khăn, mặt khác quy trình
và công nghệ xử lý, chế biến rác thành phân bón hữu cơ còn nhiều hạn chế chưa được
hoàn chỉnh. Do đó, từ năm 2001 đến nay dự án này không còn khả năng tiếp tục thực
hiện.
Vào năm 2002, Uỷ Ban Nhân Dân Thị xã gò Công đã tổ chức hội thảo, lấy ý kiến
của các ngành Tỉnh và thị Xã, đồng thời kết hợp với Công ty cổ phần AN SINH xây
dựng dự án “cải tạo nhà máy xử lý rác thành phân bón hữu cơ vi sinh với công suất 50
tấn/ ngày” . Nhưng đến nay, dự án trên chưa được hỗ trợ đầu tư để thực hiện.
- Số lượng các bãi chôn lấp hiện tại ở địa phương: 01 bãi.
- Diện tích bãi rác: 6.000 m2.
- Thời gian hoạt động của bãi rác: 5 năm ( dự kiến từ năm 1998 đến năm 2003 ).
Hiện nay bãi rác đã đầy, địa phương đang đề nghị Tỉnh hổ trợ đầu tư để xây dựng
bãi rác khác thay thế.
- Khoảng cách tới khu dân cư gần nhất: 50 m.
- Tình hình xử lý nước rác: đắp bờ bao bằng đất xung quanh khu vực đổ rác,
nhằm tạm thời hạn chế nước rác rò rỉ ra khu vực xung quanh. Ngoài ra, chưa có quy
trình xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn về môi trường.
16
- Tình trạng hoạt động của bãi rác: vẫn đang tiếp tục hoạt động trong khi chờ
được đầu tư xây dựng bãi rác mới.
HiÖn nay b·i r¸c Long H−ng ®· ®Çy, vμ do kü thuËt ch«n lÊp cßn th« s¬ nªn mïi
sinh ra ¶nh h−ëng nhiÒu ®Õn ®êi sèng cña ng−êi d©n trong khu vùc. Trong khi ®ã b·i r¸c
míi vμ nhμ m¸y xö lý r¸c vÉn ch−a ®−îc x©y dùng xong. §−îc sö ®ång ý cña UBND
tØnh, UBND thÞ x· hiÖn ®ang x©y dùng b·i r¸c t¹m thêi t¹i b·i r¸c c¸c huyÖn phÝa ®«ng
cña tØnh t¹i x· Long Ch¸nh ®Ó ®−a vμo ho¹t ®éng vμo cuèi n¨m 2007, thay thÓ cho b·i
r¸c cò t¹i x· Long H−ng ®· qu¸ t¶i. §iÒu nμy g©y khã kh¨n nhiÒu cho UBND thÞ x· Gß
C«ng trong c«ng t¸c qu¶n lý, xö lý chÊt th¶i r¾n, nhÊt lμ khi mïa m−a tíi.
Ngoμi ra, do kü thuËt, c«ng nghÖ cßn th« s¬, l¹c hËu l−îng r¸c y tÕ sinh ra ch−a
®−îc xö lý ®óng tiªu chuÈn kü thuËt vμ vÖ sinh nh− qui ®Þnh. R¸c y tÕ kh«ng ®−îc ®èt
trong lß ®èt nhiÒu ng¨n mμ ®−îc ®èt trong lß ®èt th« s¬ x©y b»ng g¹ch. HiÖn nay lß ®èt
nμy ®· xuèng cÊp trÇm träng vμ kh«ng cßn sö dông ®−îc n÷a.
II.4 Hiện trạng chất lượng không khí và tiếng ồn
Chất lượng môi trường không khí bị suy giảm trong những năm gần đây chủ yếu
gây ra do giao thông. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, sự gia tăng dân số, kéo
theo sự gia tăng ồ ạt các phương tiện giao thông dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí
nghiêm trọng. Theo kết quả quan trắc đợt 2 năm 2007 của Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Tiền Giang thì hàm lượng bụi tại khu vự ao Trường Đua cao hơn tiêu chuẩn cho
phép từ 3-4 lần.
Bên cạnh ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn hiện nay cũng đang là vấn đề bức
xúc của thị xã. Vì yếu kém trong quy hoạch phát triển kinh tế nên một số cơ sở sản xuất
sinh tiếng ồn lớn như hàn, tiện, mộc… hiện vẫn còn hoạt động trong khu vực dân cư.
Các cơ sở này gây ô nhiễm tiếng ồn cho khu vực và gây ảnh hưởng đến sức khỏe dân cư
trong vùng. Đây là nguyên nhân dẫn đến các vụ tranh chấp, khiếu nại về môi trường
trên thị xã trong thời gian qua. Theo kết quả quan trắc giai đợt 2 năm 2007 của Sở Tài
nguyên và Môi trường thì độ ồn tại khu vực ao Trường Đua dao động trong khoảng 80-
89 dBA.
17
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO Ý THỨC
CỘNG ĐỒNG
I. CHƯƠNG TRÌNH 1: THỰC HIỆN PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN
I.1 Những lợi ích của việc phân loại rác từ nguồn
- Mang lại thu nhập từ phế liệu.
- Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nước.
- Tiết kiệm năng lượng.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhờ giảm lượng khí metan và CO2 phát sinh từ
các bãi chôn lấp vốn là những khí gây hiệu ứng nhà kính.
- Giảm tối đa khối lượng nước rác rò rỉ đồng thời nước rò rỉ được xử lý dễ dàng
hơn.
- Giảm gánh nặng ngân sách chi cho công tác vệ sinh đường phố, vận chuyển và
xử lý.
I.2 Mục tiêu:
Trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường và phân loại rác thải cho người dân
trong thị xã Gò Công nhằm thực hiện phân loại rác ngay từ hộ gia đình.
Đào tạo đội kỹ thuật (Đội vệ sinh tuyên truyền tự quản bảo vệ môi trường) với
nhiệm vụ tiến hành công tác nhắc nhở và thu gom rác thải. đồng thời duy trì hoạt động
của đội có hiệu quả.
Thông qua các nguồn kinh phí từ lệ phí thu gom rác do người dân các hộ trong
thị xã đóng góp, xây dựng một bãi chứa rác thải được phân loại từ nguồn cho toàn thị xã.
Giúp cho người dân địa phương nâng cao năng lực, nhận thức và có ý thức thật
sự quan tâm đối với vấn đề rác thải nói riêng và vệ sinh môi trường nói chung, góp phần
cải thiện môi trường địa phương theo hướng bền vững.
I.3 Nội dung thực hiện:
Xây dựng bãi chứa rác thải: đầu tư kinh phí xây dựng bãi chứa rác hợp vệ sinh
nằm cách xa khu dân cư sinh sống, có đường đi lại thuận tiện cho các phương tiện giao
thong.
Thành lập đội kỹ thuật có nhiệm vụ thu gom rác theo định kỳ, phan loại và xử lý.
Các thành viên của đội được đào tọ kiến thức xử lý rác thải hữu cơ, trang bị bảo hộ lao
động và các trang thiết bị cần thiết trong quy trình thu gom – xử lý rác (áo, mũ, khẩu
trang, ủng, xẻng); xe chuyên dụng/cải tiến để thu gom; được hưởng phụ cấp hàn tháng
từ lệ phí thu gom.
Thành lập đội thanh niên Tình Nguyện Xanhbảo vệ môi trường: là các thanh niên
nhiệt huyết, năng nổ với nhiệm vụ tuyên truyền, vận động giữ gìn vệ sinh môi trường
18
cho mọi người dân và nhằm hỗ trợ them cho đội kỹ thuật trong công tác bảo vệ môi
trường.
Chọn mô hình phân loại thu gom rác thải: thực hiện theo mô hình là mỗi hộ được
cung cấp hai thùng nhựa chứa rác có nắp đậy 2 màu khác nhau để đựng rác vô cơ và
hữu cơ (được cấp 2 lần/năm), và sẽ phân loại rác thải ngay từ nhà thành 2 loại rác vô cơ
và hữu cơ và chứa trong hai thùng có màu sắc khác nhau theo qui định rác hữu cơ, vô cơ.
Tại các nơi công cộng cũng đặt hai thùng rác lớn cũng với hai màu để phân biệt rác hữu
cơ, vô cơ.
I.4 Đối tượng tham gia:
Cán bộ lãnh đạo địa phương chỉ huy, quản lý các hoạt động của chương trình
nhằm giúp chương trình được thực hiện một cách suôn sẻ, bài bản.
Đông đảo quần chúng nhân dân địa phương, thanh niên, học sinh, các đoàn
thể…cùng hỗ trợ, trực tiếp tham gia các hoạt động của chương trình.
I.5 Phương pháp thực hiện:
¾ Tổ chức thực hiện các hình thức tuyên truyền:
- Tổ chức các buổi tập huấn, thảo luận về nang cao nhận thức và kỹ thuật xử lý
rác thải cho cán bộ và nhân dân địa phương với các chủ đề: Rác thải và sức khỏe, Vấn
đề vệ sinh môi trường nong thôn… Tuyên truyền cho người dân về vi trò, ý nghĩa của
việc xây dựng mô hình thu gom và xử lý rác thải, giúp người dân biết cách phân loại rác
qua đó giúp họ nâng cao được ý thức giữ gìn vệ sinh cho gia đình và cộng đồng, đồng
thời để người dân trực tiếp tham gia các hoạt động của chương trình.
- Soạn thảo cam kết giữ gìn vệ sinh môi trường và quy chế xử lỳ của chính quyền
địa phương tại từng phường, xã, thôn, xóm.
- Trang bị cho các chính quyền địa phương và đội kỹ thuật một số thiết bị tuyên
truyền để thong báo, tuyên truyền về vấn đề vệ sinh môi trường cũng như biện pháp
thực hiện. tiến hành tuyên truyền trên hệ thống loa phóng thanh của các phường, xã như
đọc các thong tin về vệ sinh môi trường, nêu fương người tốt cũng như phê bình, cảnh
cáo những người vi phạm quy chế,…
- In các tờ rơi tuyên truyền về rác thải, vệ sinh môi trường phân phát rộng rãi cho
người dân. Dựng các pano tuyên truyền về vệ sinh môi trường, nếp sống văn hóa… tại
những nơi công cộng.
- Lồng ghép tuyên truyền về ý thức vệ sinh môi trường vào các hoạt động của
thôn xóm như các cuộc họp, các cuộc thi (tìm hiểu về môi trường, các cuộc thi văn
nghệ…), và bằng các quy định về văn hóa.
- Các hội sở (Thanh niên, Nông dân, Cựu chiến binh, Chữ thập đỏ, Người cao
tuổi…) kết hợp lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường vào nội dung sinh hoạt của hội.
19
- Đội vệ sinh tuyên truyền tự quản bảo vệ môi ttrường vừa đi thu gom rác ở từng
hộ gia đình vừa tiến hành công tác tuyên truyền.
¾ Quá trình thu gom và xử lý rác:
- Phân loại: các hộ dân sẽ tiến hành phân loại rác thải gia đình tại nhà, với các loại
rác như thức ăn thừa, lá cây, v.v… được tận dụng hay chon lấp ngay trong vườn nhà;
Với các loại rác thải vô cơ có thể đem bán cho người thu mua phế liệu như: chai nhựa,
chai thủy tinh, hộp bia, hộp nước giải khát và một số đồ nhựa,… Còn lại các vật liệu
phế thải xây dựng, bao nylon, sành sứ,… sẽ chứa trong các thùng rác gia đình chờ thu
gom.
- Quy trình xử lý: đội kỹ thuật hằng ngày đi thu gom rác tại các hộ dân, tại các
nhà hàng, nhà nghỉ và các thùng chứa công cộng. rác thải sau khi được đội kỹ thuật thu
gom được phân loại lần nữa và tiến hành xử lý tùy theo rác vô cơ hay hữu cơ. Với rác
thải hữu cơ sẽ đem chon lấp tại bãi chôn lấp hoặc xử lý ủ thành phân hữu cơ. Với rác
thải vô cơ tùy thuộc vào loại vật phẩm; Với một số vật phẩm có thể đem bán cho người
thu mua phế liệu như sắt vụn, thủy tinh, đồ nhựa…; Số khác như sành sứ, nylon… sẽ
tập trung vào bãi chứa rác của thị xã đến khi đầy sẽ thuê công ty công trình đô thị đưa
xe chuyên dụng đén chở về bãi chôn lấp quy hoạch.
II. CHƯƠNG TRÌNH 2: “NGÀY CHỦ NHẬT XANH – MỘT NGÀY VÌ
CỘNG ĐỒNG”
Phong trào ngày chủ nhật xanh đã được thực hiện ở Việt Nam rất thành công
trong thời gian qua. Những thành quả đạt được từ phong trào đã được ghi nhận. Ngày
nay phong trào ngày chủ nhật xanh đang dần được lan rộng trên phạm vi 64 tỉnh thành.
Không còn chỉ là phong trào của đoàn viên, sinh viên, học sinh mà hiện nay đã thu hút
thêm nhiều thành phần đối tượng khác nhau.
Trên địa bàn thị xã Gò Công thời gian qua cũng có thực hiện phong trào ngày
chủ nhật xanh nhưng hiệu quả chưa cao, chưa có tính đồng bộ và thực hiện chưa thường
xuyên. Do đó chương trình ngày chủ nhật xanh được xây dựng nhằm khắc phục những
nhược điểm này.
II.1 Mục tiêu:
Kêu gọi, tâp hợp sự tham gia của toàn thể nhân dân, các cơ quan, ban ngành,
đoàn thể vào các hoạt động bảo vệ môi trường để từ đó tăng tính đoàn kết, nâng cao ý
thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.
II.2 Nội dung thực hiện:
“ Ngày chủ nhật xanh – một ngày vì cộng đồng” được thực hiện với sự tham gia
của tất cả các đối tượng, ngành nghề, độ tuổi. Nội dung thực hiện của chương trình gồm
20
các công việc dễ thực hiện, ít tốn kém, không đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao. Cụ thể như
sau:
- Làm vệ sinh các khu vực công cộng, nơi cộng đồng dân cư như công viên,
trường học, trục quốc lộ 50, chùa, đình, miếu…
Công việc thực hiện gồm làm cỏ, làm vệ sinh (quét bụi, lau chùi, quét mạng
nhện…)
- Phát quang bụi rậm, cây to tại các khu dân cư để đảm bảo tầm nhìn, hạn chế tai
nạn giao thông đồng thời góp phần tạo vẻ mỹ quan đô thị.
- Vớt rác, khơi thông dòng chảy tại khu vực ao Trường Đua, cầu Long Chánh,
miệng các hố ga. Mục đích nhằm giữ gìn vệ sinh môi trường của khu vực này, tránh gây
các suy thoái môi trường; đồng thời đánh vào ý thức của người dân nhằm hạn chế việc
ném rác vào sông, ao gây ô nhiễm, tắc nghẽn dòng chảy và mất cảm quan môi trường.
- Phát quang các ụ rác tự phát trong khu dân cư
Nhằm tạo cảnh quan môi trường trong sạch, lành mạnh, không tạo điều kiện cho
ruồi muỗi phát triển, hạn chế bệnh tật vì đây là các vec tơ truyền bệnh nguy hiểm. Bên
cạnh đó còn tác động vào ý thức người dân. Giúp họ hiểu được tác hại của việc thải bỏ
rác bừa bãi, ý nghĩa của bảo vệ môi trường khi đăng ký hợp đồng rác, xử lý rác hợp vệ
sinh. Cơ sở của phương pháp này là dùng đối tượng nhân dân có ý thức cao về bảo vệ
môi trường truyền đạt, kêu gọi các đối tượng quần chúng nhân dân chưa có ý thức cao
về bảo vệ môi trường cùng thực hiện.
- Chăm sóc, tưới cây xanh:
Đây là một việc làm tuy đơn giản nhưng mang lại ý nghĩa thực tiễn cao. Nội
dung này thực hiện thích hợp với các khu vực dân cư nội thị (các phường 1, 2,3). Hiện
nay việc chăm sóc cây trên địa bàn thị xã Gò Công do Công ty Công trình đô thị đảm
nhận. Nhưng tỉ lệ cây xanh phát triển tốt hiện nay vẫn chưa cao vì tỉ lệ cây chết vẫn còn
cao. Nguyên nhân vì một số người dân không ý thức, một số cây trồng trước nhà dân đã
bị chết do hành động không có ý thức như đổ bã cà phê, nước nóng vào gốc cây… Mỗi
người dân chỉ cần bảo vệ tốt một cây trồng ngay trước khu vực mình thì đã góp phần
đáng kể trong việc bảo vệ cây xanh trong đô thị. Để làm được điều đó thì lãnh đạo từng
khu phố, ấp phải kêu gọi, phát động và gương mẫu thực hiện bảo vệ cây xanh trước nhà
mình.
II.3 Đối tượng tham gia:
Một kế hoạch dù có hay đến đâu nếu không có người lãnh đạo thực hiện thì sẽ
không gặt hái được một kết quả tốt. Do đó vai trò của người lãnh đạo vô cùng quan
trọng. Để thực hiện tốt chương trình “ Ngày chủ nhật xanh – một ngày vì cộng đồng” thì
đòi hỏi phải có sự tham gia của các cán bộ lãnh đạo chính quyền địa phương như cán bộ
21
phục trách môi trường khu vực, Mặt trận Tổ quốc, ban ngành, đoàn thể (hội Chữ thập
đỏ, hội Nông dân, hội LHPN..), tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ấp – khu phố và toàn thể
nhân dân trong khu vực.
II.4 Phương pháp thực hiện:
- Thực hiện đinh kỳ 2 lần/ tháng.
- Trước tiên đưa nội dung thực hiện của chương trình vào các buổi họp của khu
phố, ấp để lấy ý kiến đóng góp của người dân. Sau đó điều chỉnh và đi vào thực hiện.
- Kiểm tra việc tham gia, tích cực thực hiện của người dân để từ đó nhận xét, góp
ý làm tốt hơn. Đưa nội dung tham gia chương trình “ngày chủ nhật xanh – một ngày vì
cộng đồng” vào tiêu chí xét gia đình văn hóa, gia đình hiếu học…
- Cán bộ lãnh đạo phải tích cực thực hiện, làm gương cho dân.
- Thi đua thực hiện nội dung chương trình “ ngày chủ nhật xanh- một ngày vì
môi trường” giữa các khu phố, ấp với nhau để tạo động lực.
- Lãnh đạo các đoàn thể chủ trì họp định kỳ 1 lần/ tháng để nhận xét, lấy ý kiến
đóng góp của các hội viên, rút kinh nghiệm cho lần sau. Đồng thời làm cơ sở cho việc
khen, phát thưởng…
III. CHƯƠNG TRÌNH 3: TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG
"Truyền thông môi trường" là một quá trình tiếp xúc xã hội 2 chiều nhằm giúp
những con người liên quan hiểu được những nhân tố chủ yếu về môi trường với tính
chất lệ thuộc lẫn nhau của chúng để có hành động một cách thích hợp đối với từng vấn
đề (ở đây là những vấn đề gắn kết, liên quan đến môi trường). Quá trình đó không phải
chỉ phổ biến truyền đạt, quảng bá thông tin mà còn nhằm chia sẻ nhận thức về một
tương lai bền vững và công việc xây dựng khả năng giải quyết các vấn đề môi trường
cho các nhóm cộng đồng trong xã hội.
- Cộng đồng vừa là đối tượng của truyền thông môi trường mà hành vi của họ là
thước đo hiệu quả của truyền thông, vừa là chủ thể tác động lên vấn đề truyền thông và
quá trình truyền thông môi trường.
- Truyền thông môi trường là mắt xích để nối kết các vấn đề môi trường với các
quá trình phát triển chính trị - xã hội, hoạch định chính sách, quy hoạch cùng sự tham
gia đông đảo công chúng... nhằm hỗ trợ cho sự phát triển bền vững.
- Chiến lược phải có tính hệ thống, thống nhất, lập thành tổ hợp - chuỗi kế hoạch
khả thi, sử dụng một hệ thống các tiếp cận để xây dựng thành một mạng lưới làm việc
giữa những người khác nhau về trình độ, chức năng trong một tổ chức thống nhất, có
trật tự nhưng có sự phối hợp và chia sẻ thông tin. Hệ thống đó phải có một cơ chế phối
hợp hành động nhằm triển khai và kiểm soát được các chương trình hoạt động của các
22
tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội để phát huy cao độ vai trò trách nhiệm cộng đồng
trong việc bảo vệ môi trường.
III.1 Mục tiêu:
• Thông tin cho người bị tác động bởi các vấn đề môi trường biết tình trạng của họ,
từ đó làm họ quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục.
• Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết địa phương tham gia vào các
chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường.
• Thương lượng, hoà giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về môi trường giữa
các cơ quan trong nhân dân .
• Tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội tham gia vào việc bảo vệ môi
trường- xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.
• Thông qua đối thoại thường xuyên trong xã hội làm cho khả năng thay đổi các
hành vi sẽ được hữu hiệu hơn.
III.2 Nội dung thực hiện:
- Hướng vào các vấn đề cấp bách của địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi
ích và đời sống của đối tượng.
- Truyền thông tin môi trường, quảng bá, giải thích, định hướng. .. những vấn đề
môi trường thông qua: báo chí, sách, phát thanh, truyền hình, Internet, Pano, áp phích,
tờ rơi, chiếu phim, viết dán lên các phương tiện giao thông... (đây những biện pháp,
phương thức có tác động mạnh nhanh và rộng nhất đến công chúng).
- Tiếp cận truyền hình dân gian như là các buổi biểu diễn lưu động, hội diễn, tham
gia các lễ hội, các ngày kỷ niệm.
- Truyền thông tin môi trường đến từng nhóm cộng đồng bằng cách tổ chức hội
thảo, các lớp học, tham quan, khảo sát.
- Truyền thông tin môi trường đến cá nhân qua gọi điện, gửi thư, tới cơ quan hay
nhà riêng...
- Các hoạt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng chương trình nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường phục vụ cho công tác quản lý môi trường trên địa bàn thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Gi.pdf