Đề tài Xây dựng chương trình phát thanh diễn đàn Tuổi Trẻ

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

I. Tính cấp thiết của việc xây dựng chương trình 1

II. Mục đích, nhiệm vụ 2

III. Giới hạn phạm vi khảo sát xây dựng kịch bản 3

IV. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3

1. Cơ sở lý luận 3

2. Phương pháp nghiên cứu 3

V. Ý nghĩa khoa học của việc xây dựng chương trình 3

Phần II: chương trình Diễn đàn Tuổi trẻ 4

I. Khái niệm chung nhất về diễn đàn 4

II. Đôi nét về chương trình Diễn đàn Tuổi trẻ 5

1. Định nghĩa về chương trình 5

2. Mục đích của chương trình 6

3. Đối tượng chính của chương trình 6

4. Đặc điểm, đặc trưng của chương trình DĐTT 8

4.1. Kết hợp giữa tính chất diễn đàn với tính báo chí 8

4.1.1. Tính chất diễn đàn 8

4.1.2. Tính Báo chí 8

4.2. DĐTT là một chương trình diễn đàn phát thanh nên phát huy tối đa ngôn ngữ nói 9

5. Vị trí của chương trình Diễn đàn Tuổi trẻ trong phòng chương trình, Ban Thời sự, Đài tiếng nói Việt Nam 9

6. Vai trò và chức năng của chương trình DĐTT 11

7. Một số nhận xét về chương trình DĐTT 12

Phần III: Quy trình sản xuất chương trình Diễn đàn tuổi trẻ 14

I. Mô hình hóa quy trình sản xuất 14

1. Mô hình 14

2. Giải thích mô hình 15

2.1. Ý tưởng chương trình 15

2.2. Thu thập tin bài để xây dựng chương trình 15

3. Voxpop 17

2.3. Xây dựng kịch bản cho chương trình 17

2.4. Hoàn thiện chương trình 18

2.5. Kết luận 19

II. Vấn đề nhân sự 19

1. Tạo diễn 21

2. Trợ lý 22

3. Phóng viên, biên tập viên 23

4. Người dẫn chương trình: (MC) 23

5. Kỹ thuật viên 24

III. Một số kinh nghiệm và giải pháp từ thực tiễn 25

1. Những khó khăn 25

2. Phương án giải quyết 26

3. Một số đề đạt 26

Kết Luận 28

Tài Liệu Tham Khảo 30

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2854 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chương trình phát thanh diễn đàn Tuổi Trẻ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a diễn đàn sẽ chuẩn bị cho các em một tâm thế vững vàng khi gặp những vấn đề đó trong tương lai. 4. Đặc điểm, đặc trưng của chương trình DĐTT 4.1. Kết hợp giữa tính chất diễn đàn với tính báo chí 4.1.1. Tính chất diễn đàn Thứ nhất: chương trình cố gắng tìm ra những chủ đề, những vấn đề có tính đại chúng, đáp ứng được yêu cầu đám đông của công chúng. Vì phải là một vấn đề có tính nổi bật, ảnh hưởng tới nhiều đối tượng, đặc biệt là thính giả trẻ tuổi, thì đó mới là một chủ đề đáng bàn tới Thứ hai, vấn đề đó là vấn đề đại chúng, nhưng nếu không có ý kiến quan điểm đóng góp của từng cá nhân thì chương trình cũng sẽ không thu được thành công như ý muốn. Chính vì lẽ đó, một đặc điểm nữa của chương trình lại chính là tính cá nhân hóa. Đây có lẽ là một trong những xu hướng của phát thanh hiện đại, khi tiến gần tới nhu cầu của cá nhân thính giả khi tiếp nhận thông tin. Một chương trình diễn đàn thành công khi nó kêu gọi được ý kiến đóng góp của nhiều cá nhân, tâm huyết và quan tâm tới chương trình. 4.1.2. Tính Báo chí Thứ nhất: Diễn đàn tuổi trẻ là một sản phẩm báo chí vì thế cần phải nêu được vấn đề, sự kiện tiêu biểu, nổi bật, đang diễn ra trong đời sống của giới trẻ hiện tại. Tính báo chí trước hết thể hiện trong việc chọn lựa đề tài của từng chương trình. Những đề tài về những sự kiện, vấn đề, xu hướng mới nhất, hấp dẫn nhất, nổi cộm nhất với giới trẻ hiện tại. Thứ hai, đó là trong việc chọn lựa các thể loại báo chí phục vụ cho kết cấu của chương trình như phỏng vấn, phóng sự ngắn, voxpops….. Thứ ba, đó là việc chương trình phải phát sóng định kì đều đặn. Đây cũng là một đặc tính của báo chí. Tính định kì sẽ tạo một thói quen chờ đợi, lắng nghe của thính giả chương trình. Nó như một người bạn biết giữ chữ tín với người bạn của mình. Nói một cách khác, tính định kì ổn định của chương trình là một yếu tố tích cực thu hút sự quan tâm của thính giả. Thậm chí nếu yêu thích sau lần đầu tiếp xúc, họ có thể sắp xếp được công việc của mình chỉ để đón nghe chương trình ấy. Chương trình diễn đàn tuổi trẻ là chương trình có thời lượng phát sóng là 30 phút- Phát sóng vào 16h 05 phút thứ 7 và phát lại vào 16h 05 phút chủ nật tiếp theo. Đây cũng là lịch phát sóng định kỳ cho chương trình. 4.2. DĐTT là một chương trình diễn đàn phát thanh nên phát huy tối đa ngôn ngữ nói Đây là hình thức thể hiện phù hợp với tính chất báo chí, gần gũi với thính giả. Các nhà nghiên cứu về khả năng tiếp nhận thông tin của thính giả Đài phát thanh kết luận là “ khi được nói cho nghe, người nghe sẽ thu nhận dược lượng thông tin hơn gấp 3 lần so với việc phải đọc hoặc nghe đọc”. Âm thanh là một thứ rất khó nắm bắt, nhất là khí nó chứa đựng một câu văn dài. Thính giả sẽ quên những từ đầu tiên nếu như nghe đến cuối của một câu văn trên 20 ký tự. Vì vậy, cần phải tăng cường khả năng lĩnh hội thông tin của thình giả bằng cách thể hiện chương trình diễn đàn theo ngôn ngữ nói. Thậm chí là ngắn gọn xúc tích. Đây lại là một chương trình dành cho giới trẻ, năng động, sáng tạo, sống với tốc độ của nhịp sống số, thì ngôn ngữ cũng như cách thể hiện chương trình càng cần phải mới mẻ, hiện đại hơn nhiều. 5. Vị trí của chương trình Diễn đàn Tuổi trẻ trong phòng chương trình, Ban Thời sự, Đài tiếng nói Việt Nam Như đã phát biểu trong định nghĩa, thì chương trình Diễn đàn Tuổi trẻ nằm trong hệ thống chương trình xây dựng để phát sóng của phòng Chương trình- Ban thời sự- Đài tiếng nói Việt Nam. Trước đây, khi chương trình này mới ra đời vào những ngày tháng 5 năm 2006, nó được lãnh đạo Hệ VOV 1 đưa về Ban Thời sự phụ trách. Các phóng viên phòng Trung Tâm tin của Ban thời sự chịu trách nhiệm thực hiện nó từ những số đầu tiên của chương trình. Sau đó một thời gian, khi điều chỉnh lại hệ thì nó lại được quyêt định đưa về phòng Chương trình của Ban- coi đây là một chương trình mới của Phòng. Và từ đó, chương trình này thuộc cơ cấu chương trình chính thức của Phòng. Hiện nay, phòng Chương trình đang lên sóng các chương trình: - Chương trình thời sự tổng hợp vào các giờ: 6h sáng, 12h trưa, 18h tối cùng các chương trình thời sự lúc 9h sáng, 15h chiều, 21h30 và 23h đêm. Đây là các chương trình thời sự chính thống của đài tiếng nói và cũng là tiếng nói chính thống của Đảng và nhà nước ta. Chương trình có đối tượng phục vụ rộng khắp, cho mọi tầng lớp nhân dân có nhu cầu. - Chương trình lời khuyên tài chính: phát vào 7h sáng chủ nhật, phát lại vào 12h05 cùng ngày trên hệ VOV 3- Đài tiếng nói Việt Nam. Đây là một chương trình cũng có đối tượng khá rộng, song đối tượng chính vẫn là các bạn trẻ. Chương trình chuyên đưa ra những lời khuyên về tài chính về tiêu dùng mua bán cho các bạn trẻ. Nhưng chương trình này lại được phát trên hệ VOV 3- Hệ thông tin -kinh tế- giải trí của Đài tiếng nói Việt Nam. Ở tất cả các chương trình này thuộc phòng Chương trình – Ban thời sự, cũng như là các chương trình phát thanh khác trên hệ VOV 1- Hệ thời sự chính trị tổng hợp, đối tượng chủ yếu vẫn là tầng lớp trung tuổi trong xã hộ,những người đã đi làm và có vị trí trong xã hội. Họ tìm đến các chương trình của đài để thu nhận thông tin về thời sự trong nước và quốc tế, đồng thời thu nhận những kiến thức khoa học đời sống chung cho tất cả mọi người. Chỉ có chương trình Diễn đàn Tuổi trẻ trên VOV1 lấy đối tượng là các bạn trẻ. Đi song song bên cạnh các chương trình thời sự tin tức cập nhât về cuộc sống, những chương trình DĐTT sẽ đi sâu, phản ánh sâu hơn về một vấn đề nổi cộm của giới trẻ, được giới trẻ quan tâm. Vừa để có giới trẻ nắm bắt được tình hình thời sự, lại vừa để cho giới trẻ có sân chơi bổ ích và lý thú, bày tổ được tâm tư nguyện vọng của mình. Ta có thể hình dung vị trí của chương trình DĐTT thông qua sơ đồ sau: Phòng chương trình. Các chương trình thời sự Lời khuyên tài chính Chương trình tiêu điểm Chương trình: Diễn đàn tuổi trẻ. 6. Vai trò và chức năng của chương trình DĐTT Thứ nhất: Chức năng quan trọng nhất của chương trình này là tính thông tin thời sự về các hoạt động văn hóa, chính trị, lối sống, xu hướng, ….trong đời sống của giới trẻ. Chương trình sẽ thực sự là một diễn đàn mở, nơi mà giới trẻ có cơ hội được bầy tỏ những ý kiến của mình về thời cuộc, cũng như được các chuyên gia chia sẻ những thông tin và kinh nghiệm cần thiết. Thứ hai: Ngày nay, các bạn thanh thiếu niên có quá nhiều việc phải lo tới: như chuyện học hành, chuyện thi cử, rồi còn biết bao nhiêu những rắc rối của tuổi mới lớn…. DĐTT là nơi các bạ có thể chia sẻ tâm sự, cũng là nơi các bạn có thể thư giãn giải trí sau những giờ học tập vất vả. Các bạn trẻ sẽ được đón nhận nhiều điều thú vị, những góc nhìn chân thực về những vấn đề hấp dẫn trong cuộc sống giới trẻ. Thứ ba: Giáo dục nhân cách, giáo dục lối sống , thẩm mĩ, nhận thức cho thanh thiếu niên. Với những chủ đề như: giới trẻ với văn hóa Mobile, giới trẻ với chiến tranh, giới trẻ với nữ công gia chánh…… những bạn thanh thiếu niên sẽ được tiếp cận với những bài học rất hữu ích về cách ứng xử, về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống hiện tại. Thông qua một quá trình thông báo, phân tích, nhận xét, rút ra các bài học, các thông điệp luôn mang tính định hướng giáo dục. Chính vì thế mà người làm đề tài này luôn tuân thủ mục đích của chương trình là phải xây dựng một chương trình Diễn đàn mang đầy đủ ý nghĩa giáo dục, giải trí dành cho giới trẻ, để giới trẻ có thêm một kênh tiếp thu những kiến thức học hỏi được nhiều điều hay và bổ ích. Các nhà làm chương trình phát thanh nói chung, nhất là các nhà nghiên cứu về diễn đàn nói riêng đã khái quát ra những chức năng của chương trình này: giáo dục, thẩm mĩ, khám phá, giải trí và dự báo. Trong quá trình hình thành, phát triển phát thanh hiện đại thì chức năng giáo dục và thẩm mĩ ngày càng được coi trọng, và đánh giá cao. Nhà báo Trương Hữu Lợi qua nhiều năm trong nghề và tiếp xúc với phát thanh nhiều nước đã nói: “ muốn chương trình phát thanh ngày càng hiện đại thì càng phải chú ý tới chức năng giải trí.” Như thế, sự kết hợp giữa chức năng giáo dục và chức năng giải trí cần phải có một sự điều chỉnh hợp lý, để chương trình vừa có được tính thời sự thời cuộc vừa có sức hấp dẫn, thu hút được thình giả nghe Đài, đặc biệt là giới trẻ. 7. Một số nhận xét về chương trình DĐTT Diễn đàn tuổi trẻ là một chương trình tương đối mới. Chương trình bắt đầu được thực hiện từ tháng 5 năm 2006, tính đến nay, chương trình mới được tròn một tuổi. Trong suốt một năm thực hiện chương trình, nó đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng thính giả. Chương trình đã nhận được rất nhiều thư đóng góp của những thính giả trẻ tuổi thân thiết: thư khen ngợi, động viên, thư góp ý nội dung, hình thức chương trình, và có cả những bức thư thính giả rất tâm huyết chia sẻ những nhận xét về ưu khuyết điểm của chương trình. Từ góc độ của người đã tham gia trực tiếp thực hiện các chương trình, và cũng với tư cách của của một thính giả trẻ tuổi, đối tượng trực tiếp mà chương trình hướng tới, tôi có một số ý kiến nhận xét sau: a, Ưu điểm: Thứ nhất: Chương trình DĐTT ra đời cùng với thời điểm Hệ thời sự chính trị tổng hợp VOV 1 – ĐTNVN có yêu cầu đổi mới nội dung và hình thức thể hiện. Cho nên, chương trình có vị trí như là một cơn gió lạ mang lại hơi thở tươi mới cho hệ VOV 1- kênh thông tin thời sự vốn bị coi là già và khô. Mọt chương trình dành riêng cho giới trẻ trên hệ VOV1. Thứ hai: trong suốt một năm thực hiện chương trình, những người thực hiện chương trình đã cố gắng tìm tòi những chủ đề, những vấn đề hấp dẫn. Những vấn đề tiêu biểu cho thời sự của giới trẻ, hợp xu hướng, hợp nhu cầu thông tin và sở thích của đại bộ phận giới trẻ như: giới trẻ với văn hóa MOBILE, tình yêu thời @, Xu hướng HipHop trong giới trẻ….. Thứ ba: DĐTT thành công khi đem đến thêm cho giới trẻ một sân chơi bổ ích và lý thú vào những ngày cuối tuần. Bên cạnh đó, chương trình còn có tính giáo dục rất cao tới giới trẻ, giáo dục về thẩm mĩ, về nhân cách, về tri thức và cả về cung cách cư xử, ứng xử với các tình huống trong cuộc sống. B, Hạn chế: Thứ nhất: Chương trình không được phát sóng vào giờ vàng. Hệ VOV1 là hệ thông tin thời sự chung cho tất cả các đối tượng thính giả, thường thì kênh này ít thu hút thính giả trẻ. Đặc biệt, thời gian phát sóng của chương trình vào lúc 16h5 phút thứ 7, phát lại vào 16h5 phút Chủ nhật tiếp theo- khoảng thời gian đó là khoảng thời gian giới trẻ có những hoạt động của riêng hộ, đó không phải là một thời điểm tốt để nghe chương trình. Thứ hai: Theo các anh chị, những người trực tiếp nhận chương trình thực hiện, thì từ khi ra đời, chương trình đã không có một khung chuẩn riêng của mình, Chính vì thế, các anh chị thực hiện vừa tìm tòi, vừa thực hiện dần dần. Chương trình mất đi kết cấu, khung sườn chặt chẽ, không đủ để tạo sự tin cậy nền tảng cho nội dung chương trình. Thứ ba: Đội ngũ thực hiện chương trình không chuyên nghiệp. Từ khi mới ra đời, chương trình đã thay đổi ê-kip thực hiện chương trình nhiều lần: phóng viên của trung tâm tin thực hiện, rồi chuyển giao cho phóng viên phòng chương trình thực hiện…. Trong số đội ngũ phóng viên của phòng chương trình, có những người còn chưa có bằng báo chí, họ làm hoàn toàn trên kinh nghiệm truyền miệng và “ làm dần thành quen”, cho nên, tính hấp dẫn của chương tình không được bảo đảm. Đúng như nhà báo Đồng Mạnh Hùng nói “ chương trình dành cho người trẻ mà không trẻ”. Thứ tư: chương trình chưa tạo được hiệu ứng trong thính giả trẻ nghe đài. Khả năng nuôi vấn đề bàn luận vẫn còn là một điều khá khó khăn với những người thực hiện chương trình. Phần III: Quy trình sản xuất chương trình Diễn đàn tuổi trẻ I. Mô hình hóa quy trình sản xuất 1. Mô hìnhHình thành ý tưởng Thu thập tin bài Hình thành ý tưởng Hoàn thiện CT trong phòng thu Xây dựng kịch bản 2. Giải thích mô hình 2.1. Ý tưởng chương trình Ý tưởng đầu tiên khi tôi quyết định làm chương trình này là tôi muốn lập một diễn đàn cho thanh niên hiện nay. Một nơi mà thanh niên, đặc biệt là các bạn trẻ có cơ hội được bàn luận, được nói lên tiếng nói của mình về các vấn đề của xã hội, của cuộc sống. Hiện nay, Hệ VOV1 là hệ thời sự chính trị tổng hợp- một kênh chuyên về các chương trình thời sự, những vấn đề liên quan chính trị trong nước và quốc tế. Những chương trình dành cho thanh niên rất ít,đặc biệt là chưa có một chương trình nào chuyên sâu dành cho riêng đối tượng thanh niên. Chính vì thế, ý tưởng ra đời chương trình này rất có ý nghĩa. Nó làm Hệ chương trình thêm trẻ trung và hấp dẫn hơn , đáp ứng nhu cầu nhiều loại đối tượng. Đặc biệt, khi chọn chủ đề của chương trình là” giới trẻ với con lốc Chứng khoán” cho chương trình diễn đàn lần này, tôi muốn đem hơi thở cuộc sống hiện tại tới giới trẻ, đánh trúng tâm lý của giới trẻ hiện tại. Chứng khoán là một lĩnh vực rất mới và đang là một xu hướng của giới trẻ Việt Nam. Có thể nói, một bộ phận giới trẻ ham mê tài chính đang ăn chứng khoán, ngủ chứng khoán….. Tôi muốn diễn đàn của mình đem lại được một tiếng nói cho xu hướng mới đó của giới trẻ. 2.2. Thu thập tin bài để xây dựng chương trình Tin bài là nguyên liệu chính để xấy dựng nên một chương trình phát thanh nói chung và chương trình Diễn đàn tuổi trẻ nói riêng. Vì thế, ngay từ đầu, tác giả đã chủ động chú ý khai thác tin tức và bài vở từ các nguồn khác nhau, sao cho có đủ nguyên liệu để có thể làm một chương trình phát thanh theo tiêu chí đề ra với nội dung chất lượng cao. a. Các phóng sự ngắn: Đây là phần không thể thiếu trong các chương trình phát thanh mà cũng là các chương trình Diễn đàn nói riêng. Một chương trình diễn đàn dài 30 phút thì cần ít nhất là hai bài phóng sự ngắn. Mỗi bài phóng sự ngắn sẽ phản ánh về một vấn đề nổi bật mà đề tài và ý tưởng ban đầu cho phép. Khi tôi làm chương trình với chủ đề chọn sẵn: “ giới trẻ với con lốc chứng khoán”, tôi quyết định làm hai phóng sự ngắn. với hai chủ đề: “khi sinh viên bỏ học lên sàn chứng khoán” và “ bát nháo thị trường đào tạo chứng khoán”. Để tìm hiểu về những lihx vực này,, tôi đã phải tìm tài liệuowr rát nhiều những phươn tiện khác nhau: báo chí, đọc sách chuyên môn, tra thông tin trên mạng internet….. Tìm được thông tin, tác giả phải lặn lôi tìm đến với những nhân vật người thật việc thật dể tìm hiểu sự kiện, đặc biệt phải thu âm tiếng động hiện trường và giọng thật các nhân vật trong cuộc. Điều này tương đối khó khăn, vì không phải nơi nào họ cũng cho tác giả tìm hiểu thông tin, đặc biệt là cho ghi âm giọng nói. Tìm được những nhân vật điển hình, những cá nhân tiêu biểu cho chương trình. Đặc biệt khi có thông tin, rồi thể hiện tác phẩm bằng ngôn ngữ như thế nào để thu hút được sự quan tâm của thính giả trẻ. b. Mục khách mời trong chương trình: Trong một chương trình diễn đàn sẽ có hai cuộc phỏng vấn với hai khách mời: một người là chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán. Một người là một bạn trẻ rất thành công trong việc đầu tư chứng khoán. Đây là phần mà các khách mời chia sẻ những kinh nghiệm của mình cho các bạn trẻ ham mê chứng khán và các bạn trẻ không có chút hiểu biết gì về chứng khoán hiểu một phần của con lốc chứng khoán đang ảnh hưởng đến giới trẻ như thế nào. Thực chất đây là một phần phỏng vấn dài khoảng từ 4-5 phút. Trước khi quyết định cho một cuộc phỏng vấn, tôi đã phải tìm hiểu rất nhiều thông tin về họ. Mời hộ nhận lời phỏng vấn. Tự mình đặt ra những câu hỏi phỏng vấn cho chương trình rồi chuyển trước đến họ, để họ hiểu vấn dề và chuẩn bị tốt cho cuộc phỏng vấn. Sau đó thì có thể mang máy chuyên dụng thu âm phỏng vấn đến chỗ họ, nếu không thì mời họ đến phòng thu để thu âm thanh cho tốt. 3. Voxpop Đây là chữ viết tắt của cụm từ “Voice of people”- một dạng phỏng vấn chuyên dụng trong phát thanh hiện đại. Thực chất thì đó là một chuỗi những ý kiến phát biểu của tất cả mọi đối tượng có liên quan trực tiếp đến nội dung chương trình. Đó có thể là một chuỗi phỏng vấn ở dạng cùng một câu hỏi cho dành cho nhiều người trả lời với những câu trả lời trái chiều nhau, làm cho cuộc phỏng vấn sinh động, hấp dẫn, tạo cho vần đề đang bàn luận một cái nhìn nhiều chiều sâu sắc. Đó cũng có thể là một cuộc phỏng vấn hai tới ba câu hỏi về nội dung chương trình dành cho thính giả nghe đài. Số lượng câu hỏi, số lượng người trả lời, hay thời gian cho một voxpops phụ thuộc vào nội dung và yêu cầu của chương trình diễn đàn. Thông thường với một chương trình phát thanh có thời lượng khoảng 30 phút thì cần có một voxpop dài từ 2-3 phút. Với khoảng thời gian đó là phù hợp. Ý nghĩa của voxpop: đó là nơi những người thực hiện chương trình có thể thu thập được nhiều nhất những ý kiến đóng góp, những quan điểm cá nhân của những người xung quanh về vấn đề mình đang bàn tới. Chương trình sẽ thực sự sinh động và đa chiều, và có tính chất đại chúng, kết nối hơn. 2.3. Xây dựng kịch bản cho chương trình Khi đã có nội dung của chủ đề và tin bài cần thiết, việc còn lại là phối hợp và sắp xếp sao cho lô-gic, đạt hiệu quả thông tin cao, hiệu quả tiếp nhận của thính giả cũng cao. Đó chính là mục đích của công việc làm kịch bản. Kịch bản là xương sống giúp cho toàn bộ chương trình phối hợp và được thực hiện nhịp nhàng. Với các khâu chuẩn bị chương trình: Kịch bản là nơi cuối cùng quyết định vị trí có mặt của tin bài, phóng sự, cũng như các phỏng vấn. Đi kém với nó là công việc của các thành viên. Cứ theo thứ tự nội dung kịch bản mà thực hiện. Có kịch bản, sẽ giúp cho ê-kíp thực hiện chuẩn bị nhạc nền, nhạc xen, nhạc cắt, tiếng động…… Trong quá trình thu chương trình: Kịch bản là xương sống của chương trình, giúp tập trung, hướng dẫn mọi thành viên trong ê- kip làm việc thống nhất theo đồng hồ thời gian và côn việc được phân công. Không có kịch bản trong quá trình thu, khác nào người đi trên biển không có la bàn. Kịch bản sẽ giúp căn chỉnh thời gian theo đúng đồng hồ chương trình. Chương trình sẽ không bị phá vỡ. Khâu hậu kì: Sau khi giai đoạn thu băng kết thúc, cuối cùng là khâu hậu kỳ để dựng băng thành phẩm. Lúc này, kịch bản lại có vai trò hướng dẫn đạo diễn, kỹ thuật viên soát lại trình tự, thời lượng, nội dung chương trình đã thu sao cho khớp với kịch bản. Nhiều trường hợp, trong giai đoạn này mới phát hiện ra những lỗi thông tin sai so với kịch bản, nên kĩ thuật viên phải thu lại những đoạn bị hỏng, có cơ sở để điều chỉnh chương trình theo ý muốn. 2.4. Hoàn thiện chương trình Có thể nói rằng, mọi công việc trên đều chuẩn bị cho công đoạn này. Khi vào phòng thu, hình hài của một chương trình mới được thể hiện một cách trọn vẹn. Đây là công đoạn tạo ra một tác phẩm báo chí nói chung và hoàn thiện chương trình Diễn đàn tuổi trẻ nói riêng. Sau khi đã có kịch bản, các bài viết và nhân sự ( BTV, PTV, PV và các khách mời- cũng có thể là băng thu phỏng vấn trước) thì phòng thu và các kỹ thuật viên sẽ giúp cho chương trình hoàn thiện không chỉ ở trên giấy. Mà sau này, quá trình xướng nhạc hiệu, đọc dẫn, đọc bài, pha nhạc, kiểm tra lại băng thành phẩm theo kịch bản, một diễn đàn phát thanh sẽ ra đời mang theo đày đủ các yếu tố, điều kiện để lên sóng. Hiện nay thì chương trình DĐTT vẫn là một chương trình phát sóng gián tiếp, tức là chương trình được thu trước rồi mới phát sóng chứ không phải là một chương trình phát thanh trực tiếp. Điều nay đem lại rất nhiều thuận lợi song với hiệu quả của chương trình nó cũng đem lại không ít hạn chế. Với một chương trình thu trước rồi phát sóng, trong khi hoàn thiện chương trình, chúng ta có thể chỉnh sửa rất nhiều những lỗi có thể xảy ra trong quá trình làm chương trình. Điều này tạo sự chủ động trong quá trình thực hiện cho ê-kip. Nhưng cũng chính điều đó lại làm cho chương trình thiếu đi tính chất sôi nổi đối thoại. Tình chất diễn đàn vẫn mang hướng một chiều, chưa tìm thấy sự tương tác của thính giả trong và sau mỗi chương trình. 2.5. Kết luận Ngoài những thao tác cơ bản trên, quy trình sản xuất một chương trình phát thanh để lên sóng ở Đài tiếng nói Việt Nam còn cần phải chú ý đến chất lượng kỹ thuật của chương trình khi phát sóng và theo dõi phản hồi của thính giả với chương trình. II. Vấn đề nhân sự Tác phẩm phát thanh nói chung và tác phẩm DĐTT nói riêng là thành quả lao động của cả một tập thể. Từ vị trí của chương trình DĐTT trong hệ thống phòng Chương trình tại Ban Thời sự, cũng quy định hệ thống nhân sự của chương trình. Hiện nay, các chương trình DĐTT được phân công cho các thành viên trong phòng Chương trình đảm trách. Đặc biệt, phải nhắc đến sự kiện khi hệ VOV1 đổi mới, các chương trình thay đổi thì hệ thống nhân sự của Phòng Chương trình cũng thay đổi. Phòng chương trình bao gồm cả nhiệm vụ Dẫn hệ VOV1 và thực hiện các chương trình thời sự tổng hợp chính trong ngày. Chương trình DĐTT, cùng với các chương trình như Lời Khuyên tài chính, Tiêu điểm,….. chỉ là một chương trình nhỏ trong vô vàn những chương trình chính của phòng. Có lẽ chính vì lẽ đó mà nhân sự được chỉ định để xây dựng, thực hiện chương trình không mang tình chuyên nghiệp. Thực tế, tại Phòng chương trình, Ban thời sự - ĐTNVN, nhân sự được phân công theo công thức sau: ai có đề tài, đăng kí với trưởng phòng rồi trực tiếp nhận làm chương trình ấy. Không có sự phân công chuyên môn rõ ràng cho nhóm người nào, hệ thống ê-kíp nào. Có chăng, sự phân công nhân sự chỉ được thực hiện trong giới hạn: sẽ để các thành viên đăng kí đề tài tong thời gian một Quý, sau đó nhận đề tài và cứ thế chạy chương trình. Ưu điểm của hệ thống phân công nhân sự này ở chỗ: + Sự luân phiên trong hệ thống nhân sự thực hiện chương trình làm cho chương trình có được sự đa dạng và tươi mới trong việc xây dựng đề tài, kịch bản cũng như phong cách thể hiện chương trình. + Hơn thế nữa,việc phân công nhân sự linh động còn tạo được môi trường làm việc thuận lợi cho các thành viên trong công việc. Hạn chế của việc phân công này: + Tính không đồng nhất, không chuyên nghiệp trong công việc. Việc sắp xếp này tạo cho việc thực hiện chương mang tính chất ngẫu hứng. Một điều cơ bản, các phóng viên trong phòng còn bận rất nhiều những công việc khác trong phòng và trong nhiệm vụ công việc của họ, có người còn giữ những trọng trách khác, và vì lý do này và lý do kia, có hơn một nửa số thành viên trong phòng không tham gia và công việc xây dựng chương trình. Chỉ có khoảng 7 người chuyên môn nhận thực hiện chương trình. Để xây dựng một ê-kip nhân sự chuyên nghiệp thực hiện chương trình, trong khóa luận này, dựa trên sự tìm hiểu, học hỏi từ các chương trình khác, chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: - Để giảm sức ép cho PV, BTV trong phòng chương trình khi thự hiện DĐTT, cần tuyển thêm cộng tác viên học việc dần. Đây là nguồn nhân lực trong tương lai giúp mở rộng hệ thống chương trình, tạo nhiều món ăn tinh thần phong phú hơn nữa cho Thanh niên. - Nguồn nhân lực của chương trình DĐTT có thể được gọi là một nhóm hoặc một ê-kip thực hiện chương trình phát thanh. Việc xây dựng nhóm này là một yêu cầu vừa mang tình nguyên tắc, vừa mang tính thực tiễn. Công việc này nhằm xác lập chức danh, nhiệm vụ, các yêu cầu kĩ năng đối với các thành viên và xác lập một phương thức hoạt động cho nhóm. Tuy nhiên, thì sự phân công chức danh chỉ mang tính chất tương đối. Các thành viên trong nhóm có thể mang nhiều vai trò khác nhau. Nhóm này phải là một đội hình có khả năng sản xuất ra chương trình DĐTT đạt chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ giải trí, giáo dục về tư tưởng đạo đức cho lứa tuổi thanh thiếu nhiên. Đông thời phải phù hợp với điều kiện nhân lực kĩ thuật hiện có và phù hợp với yêu cầu của công chúng. Ê-kip làm chương trình có: Đạo diễn, trợ lý đạo diễn, PV- BTV, người dẫn chương trình, kỹ thuật viên. Để nhóm sản xuất chương trình làm việc có hiệu quả thì những người tham gia thực hiện phải có sự thuần thục về kĩ năng nghề nghiệp và hiểu rõ chức danh, nhiệm vụ của mình. Sau đây là nhiệm vụ và chức danh của các thành viên trong nhóm: 1. Tạo diễn Đạo diễn là người có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo các hoạt động sản xuất của toàn bộ nhóm trong quá trình xây dựng chương trình. Người đạo diễn phải kêt nối và khích lệ mọi nhân sự trong nhóm làm việc có hiệu quả và đúng ý đồ, khuôn mẫu riêng của chương trình. Đạo diễn là người đề ra ý tưởng, chủ đề của chương trình, xấy dựng kế hoạch thực hiện, chỉ đạo sản xuất, tạo sựu phối hợp đồng bộ giữa các thành viên và giữa các khâu trong quá trình sản xuất. Đạo diễn cũng là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của một chương trình phát thanh nói chung và của chương trình DĐTT nói riêng. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình đạo diễn cần ó những năng lực và phẩm chất sau: - Trước hết là năng lực phát hiện vấn đề để xấy dựng ý tưởng chủ đề cho các chương trình. - Năng lực tổ chức, sản xuất chương trình. - Năng lực viết, biên tập, sắp xếp các tiết mục ssao cho hợp lý và hấp dẫn, tạo hiệu quả thông tin và giải trí và giáo dục cao nhất. - Hiểu biết về tính năng của các thiết bị kỹ thuật phát thanh như: mix, máy trộn âm, bàn phím, vi tính kỹ thuật số âm thanh…năng lực biểu hiện của lời nói, tiếng động, âm nhạc. - Đạo diễn cũng cần phải có giọng nói tốt và khả năng dẫn chương trình. Đạo diễn còn phải là người hiểu rõ chương trình của mình nhất, hiểu rõ về tính chất, mục đích của chương trình để hướng chương trình ngày càng hấp dẫn hơn. - Ngoài ra, đạo diễn với tài năng nghệ thuậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTBC 92.doc