Đề tài Xây dựng chương trình quản lý nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm ngân hàng

Chương I: ĐẶT VẤN ĐỀ 4

I.1. Lời nói đầu 4

I.2. Ý nghĩa và mục tiêu của đề tài 4

I.3. Nội dung của đồ án 5

Chương II: KHẢO SÁT HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM 6

II.1. Giới thiệu chung 6

II.1.1. Tổng quan về Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 6

II.1.2. Địa điểm khảo sát 7

II.2. Hệ thống quản lý tiền gửi tiết kiệm 8

II.2.1. Định nghĩa 2.1. 8

II.2.2. Định nghĩa 2.2. 8

II.2.3. Các loại sản phẩm tiền gửi tiết kiệm 8

II.2.3.1. Định nghĩa 2.3.1. 9

II.2.3.2. Định nghĩa 2.3.2. 9

II.2.4. Nghiệp vụ quản lý tiền gửi tiết kiệm 10

II.2.4.1. Quản lý gửi tiền 10

II.2.4.2. Quản lý rút tiền 14

II.2.4.3. Rút tiền trước hạn 16

II.2.4.4. Tái tục 17

II.2.4.5. Đáo hạn 18

II.2.4.6. Tính lãi 19

II.2.4.7. Báo cáo 20

II.2.4.8. Các nghiệp vụ khác 20

Chương III: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM 27

III.1. Những yêu cầu của hệ thống quản lý tiền gửi tiết kiệm 27

III.2. Phạm vi bài toán 27

III.3. Sơ đồ phân cấp chức năng 28

III.3.1. Sơ đồ chức năng của chức năng quản trị hệ thống 29

III.3.2. Sơ đồ chức năng của chức năng quản lý danh mục 30

III.3.3. Sơ đồ chức năng của chức năng quản lý hợp đồng tiền gửi 30

III.3.4. Sơ đồ chức năng của chức năng tra cứu 31

III.3.5. Sơ đồ chức năng của chức năng báo cáo 31

III.4. Sơ đồ luồng dữ liệu 32

III.4.1. Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh 32

III.4.2. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0 33

III.4.3. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 34

III.5. Sơ đồ thực thể quan hệ 39

Chương IV: THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM 40

IV.1. Thiết kế Cơ sở dữ liệu 40

IV.1.1. Thiết kế các bảng dữ liệu 40

IV.1.1.1. Bảng Danh mục Khách hàng Doanh nghiệp 41

IV.1.1.2. Bảng Danh mục Khách hàng Cá nhân 41

IV.1.1.3. Bảng Sổ tiết kiệm 42

IV.1.1.4. Bảng Cập nhật Sổ tiết kiệm 42

IV.1.1.5. Bảng Danh mục loại giao dịch 42

IV.1.1.6. Bảng Giao dịch 43

IV.1.1.7. Bảng Danh mục loại Hợp đồng 43

IV.1.1.8. Bảng Hợp đồng 44

IV.1.1.9. Bảng Danh mục Lãi suất 44

IV.1.1.10. Bảng Danh mục Kỳ hạn 45

IV.1.1.11. Bảng Danh mục Loại Tiền tệ 45

IV.1.1.12. Bảng Danh mục Tỷ giá 45

IV.1.1.13. Bảng Chi tiết lãi 45

IV.1.1.14. Bảng Danh mục Tỉnh thành 46

IV.1.1.15. Bảng Danh mục Dân tộc 46

IV.1.2. Mô tả các bảng dữ liệu 47

IV.1.2.1. Bảng CM_DM_KHACH_HANG_DOANH_NGHIEP 47

IV.1.2.2. Bảng CM_DM_KHACH_HANG_CA_NHAN 48

IV.1.2.3. Bảng DT_SO_TIET_KIEM 49

IV.1.2.4. Bảng DT_CAP_NHAT_SO_TIET_KIEM 50

IV.1.2.5. Bảng CM_DM_LOAI_GIAO_DICH 50

IV.1.2.6. Bảng DT_GIAO_DICH 51

IV.1.2.7. Bảng CM_DM_LOAI_HOP_DONG 52

IV.1.2.8. Bảng DT_HOP_DONG 54

IV.1.2.9. Bảng CM_DM_LAI_SUAT 57

IV.1.2.10. Bảng CM_DM_KY_HAN 57

IV.1.2.11. Bảng CM_DM_LOAI_TIEN_TE 57

IV.1.2.12. Bảng CM_DM_TY_GIA 57

IV.1.2.13. Bảng DT_CHI_TIET_LAI 58

IV.1.2.14. Bảng CM_DM_TINH_THANH 58

IV.1.2.15. Bảng CM_DM_DAN_TOC 58

IV.1.2. Mô hình thực thể liên kết 59

IV.2. Giới thiệu giao diện chương trình 60

IV.2.1. Giới thiệu giao diện chính của chương trình 60

IV.2.2. Giới thiệu chức năng Hệ thống 60

IV.2.2.1. Giới thiệu chức năng Đăng nhập 61

IV.2.3. Giới thiệu chức năng Tham số hệ thống 62

IV.2.3.1. Giới thiệu chức năng Danh mục loại giao dịch 62

IV.2.3.2. Giới thiệu chức năng Danh mục loại tiền tệ 64

IV.2.3.3. Giới thiệu chức năng Danh mục lãi suất 65

IV.2.3.4. Giới thiệu chức năng Danh mục kỳ hạn 66

IV.3. Kết luận và hướng phát triển 67

IV.3.1. Kết luận 67

IV.3.2. Hướng phát triển 67

Phụ lục 68

NHCT PHÚC YÊN KÍNH BÁO: CÁC SẢN PHẨM TIỀN GỬI 68

Thông báo lãi suất tiền gửi 69

Lãi Suất tiền gửi (%): 70

Tài liệu tham khảo 71

 

 

doc71 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3254 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chương trình quản lý nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số tiền gửi gốc trước kỳ hạn, tuỳ thuộc vào thời hạn đã gửi, được hưởng lãi suất theo quy định của NHCTVN tại thời điểm rút vốn. II.2.4.2. Quản lý rút tiền Quy trình rút tiết kiệm Thủ tục rút tiền: Khách hàng rút gốc và lãi tiền gửi Tiết kiệm tại NHCTVN cần phải thực hiện những thủ tục sau: a. Khách hàng là chủ sở hửu cá nhân TGTK: - Xuất trình Thẻ tiết kiệm. - Xuất trình CMND/hộ chiếu hặc giấy tờ tương đương, nếu là cá nhân Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực (trường hợp xuất cảnh, nhập cảnh được miễn thị thực) hoặc hộ chiếu kèm thị thực còn thời hạn hiệu lực (trường hợp xuất nhập cảnh có thị thực), nếu là cá nhân nước ngoài. - Ký và ghi rõ họ tên trên phiếu chi/phiếu lĩnh tiền, bảng kê các loại tiền (nếu rút bằng tiền mặt). Chữ ký của khách hàng trên các chứng từ phải đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại điểm giao dịch tiết kiệm nơi gửi tiền, trừ trường hợp khách hàng là người được cho, tặng hoặc người được giám hộ nay đã là người thành niên có đủ năng lực hành vi dân sự. Nếu không biết viết dưới bất kỳ hình thức nào, khách hàng phải thực hiện việc điểm chỉ thay cho ký tên, đúng với ký hiệu đã đăng ký khi gửi tiền. b. Các trường hợp khác: Ngoài thủ tục theo quy định nêu trên, tuỳ theo tính chất đặc trưng về sở hữu TGTK mà khách hàng phải xuất trình thêm giấy tờ sau: - Trường hợp khách hàng là đồng chủ sở hữu TGTK: Bản cam kết về đồng chủ sở hữu TGTK đã lập tại ngân hàng khi gửi tiền. - Trường hợp khách hàng là người được chuyển quyền sở hữu thẻ TK: Giấy chuyển quyền sở hữu đã lập tại ngân hàng. - Trường hợp khách hàng là người được cha, mẹ gửi cho TGTK và trong giấy thoả thuận đã lập tại ngân hàng, người gửi tiền không ghi rõ số CMND/hộ chiếu của người hưởng: Giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu, trong sổ phải có thông tin về cha mẹ của người hưởng. - Trường hợp khách hàng là người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu TGTK: • Nếu khách hàng là người gửi tiền (thẻ tiết kiệm có ghi tên người giám hộ): Giấy tờ chứng minh tư cách người giám hộ đối với chủ sở hữu TGTK (đã sử dụng để xuất trình khi gửi tiền) còn hiệu lực. • Nếu khách hàng không phải là người gửi tiền (thẻ tiết kiệm không ghi tên người giám hộ của chủ sở hữu TGTK): Giấy đề nghị lĩnh tiền tiết kiệm (trong đó nêu rõ: Họ tên, địa chỉ của người lĩnh tiền hoặc tổ chức giám hộ, quan hệ của người lĩnh tiền với chủ sở hữu TGTK, lý do nhận tiền tiết kiệm, số tiền lĩnh, mục đích sử dụng); văn bản cử người giám hộ có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn (trong trường hợp người lĩnh tiền là người được cử ra giám hộ); giấy giới thiệu của tổ chức đảm nhận việc giám hộ (trong trường hợp tổ chức đảm nhận việc giám hộ). Giấy đề nghị lĩnh tiền tiết kiệm phải có xác nhận của cơ quan y tế về tình trạng không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của chủ sở hữu TGTK; xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người giám hộ, người đại diện theo pháp luật về việc người lĩnh tiền là người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu TGTK hoặc người lĩnh tiền là đại diện cho tổ chức đảm nhận việc giám hộ. - Trường hợp khách hàng là cha, mẹ đã gửi tiền cho con hưởng (áp dụng khi người gửi tiền thay đổi ý chí và NHCT chưa chi trả cho chủ sở hữu TGTK theo đúng thoả thuận): Cam kết bằng văn bản về việc huỷ bỏ giấy thoả thuận đã lập khi gửi tiền. Lưu ý: + Đồng tiền chi trả gốc và lãi (VND hoặc ngoại tệ) là đồng tiền mà người gửi tiền đã gửi. Đối với tiền gửi Tiết kiệm bằng ngoại tệ, khi người gửi tiền có yêu cầu, QTK có thể chi trả gốc và lãi bằng VND theo tỷ giá do NHCTVN quy định. + Đối với tiền gửi Tiết kiệm có kỳ hạn, trường hợp ngày đến hạn thanh toán trùng với ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định, việc chi trả gốc và lãi tiền gửi Tiết kiệm được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo đầu tiên. II.2.4.3. Rút tiền trước hạn a. Người gửi tiền tiết kiệm tại NHCTVN được rút trước hạn nếu có thoả thuận với NHCT khi gửi tiền hoặc thông báo với điểm giao dịch tiết kiệm ít nhất 10 ngày làm việc trước ngày rút tiền. b. Khách hàng rút tiền tiết kiệm trước hạn đáp ứng đủ quy định trên thì được hưởng lãi theo quy định của NHCT, với lãi suất tối đa bằng lãi suất TGTK không kỳ hạn do NHCT công bố tại thời điểm rút tiền. c. Nếu không đáp ứng được quy định trên, khách hàng vẫn được rút tiền tiết kiệm trước hạn nhưng phải chịu một mức phí theo quy định của NHCT (trừ trường hợp thẻ TK đã được tái đáo hạn). d. Đối với loại TGTK trả lãi trước và trả lãi theo định kỳ, NHCTVN sẽ thu lại phần chênh lệch giữa lãi khách hàng đã lĩnh với khách hàng được hưởng khi trả gốc cho khách hàng. VD: Khách hàng gửi 10 triệu đồng, đăng ký kỳ hạn 3 tháng từ ngày 01/01/2007 đến ngày 1/4/2007 với lãi suất 0,63%/tháng. Nhưng đến ngày 01/3/2007 khách hàng đến rút tiền (tức là sau 2 tháng), thì Ngân hàng sẽ tính lãi cho khách hàng với lãi suất của kỳ hạn 2 tháng là 0.60%/tháng. => Tiền lãi = 10.000.000 * 0.60% * 2 = 120.000 (VND) II.2.4.4. Tái tục Khi đến hạn thanh toán tiền gửi Tiết kiệm có kỳ hạn, nếu người gửi tiền không đến lĩnh và không có yêu cầu gì khác, NHCTVN sẽ tự động nhập lãi của khoản tiền đã gửi (nếu có) vào số tiền gốc (trừ khi loại TGTK không được nhập lãi vào gốc mà NHCT đã thông báo trước) và thực hiện tái đáo hạn bằng cách: - Kéo dài thêm một kỳ hạn như kỳ hạn ban đầu, nếu NHCT đang huy động TGTK cùng loại. - Chuyển sang loại cùng kỳ hạn trả lãi sau, nếu loại TGTK ban đầu có phương thức trả lãi trước hoặc trả lãi định kỳ, nay NHCT không huy động. - Chuyển sang loại kỳ hạn ngắn hơn liền kề có phương thức trả lãi sau, nếu NHCT không huy động TGTK cùng kỳ hạn. Mức lãi suất được áp dụng là lãi suất công bố của loại TGTK được tái đáo hạn. VD: Nếu một khách hàng gửi tiết kiệm 10 triệu đồng với thời hạn 6 tháng (từ ngày 01/01/2007 đến ngày 01/7/2007) thì sau 1 năm, khách hàng được hưởng bao nhiêu tiền lãi? Trả lời: Nếu khách hàng gửi 10 triệu đồng với thời hạn 6 tháng (từ ngày 01/01/2007 đến ngày 01/07/2007) thì sau 6 tháng, số tiền lãi mà khách hàng được hưởng sẽ là: Số tiền lãi khách hàng được hưởng = 10.000.000 * 0,63% / 30 * (31 + 28 + 31 + 30 + 31 + 30) = 380.100 đồng Nếu sau 6 tháng mà khách hàng không rút tiền và không có yêu cầu gì khác thì ngân hàng sẽ tự động nhập lãi (380.100 đồng) vào khoản tiền gốc (10.000.000 đồng) mà khách hàng đã gửi (nếu loại TGTK được nhập lãi vào gốc) và kéo dài thêm 1 kỳ hạn mới là 6 tháng (từ ngày 01/07/2007 đến ngày 01/01/2008), (đúng bằng thời hạn mà khách hàng đã đề nghị gửi trước đó nếu NHCT vẫn đang tiếp tục huy động loại TGTK này). Vậy số tiền lãi mà khách hàng được hưởng trong 6 tháng tiếp theo sẽ là: Số tiền lãi khách hàng được hưởng= (10.000.000+ 380.100) * 0,63%/30 * (31+31+30+31+30+31) = 401.087 đồng Như vậy, số tiền lãi mà khách hàng được hưởng sau 1 năm sẽ là: 380.100 + 401.087 = 781.187 đồng (Ghi chú: Giả sử lãi suất tiền gửi Tiết kiệm 6 tháng là 0,63%/ tháng) II.2.4.5. Đáo hạn Là khi đến hạn thanh toán tiền gửi Tiết kiệm có kỳ hạn, khách hàng đến Ngân hàng để lĩnh tiền. II.2.4.6. Tính lãi a. Lãi suất Lãi xuất TGTK được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) theo quy định cụ thể của NHCT trong từng thời kỳ. b. Cơ sở tính lãi - Tiền lãi được tính bằng công thức: Số tiền lãi khách hàng được hưởng = Số tiền gốc thực tế khách hàng đã gửi * Lãi suất áp dụng đối với từng kỳ hạn được quy định trong từng thời kỳ * Số ngày thực tế khách hàng đã gửi. VD: Khách hàng gửi 10 triệu đồng, kỳ hạn 3 tháng với lãi suất 0,63%/tháng => Tiền lãi = 10.000.000 * 0.63% * 3 = 189.000 (VND) - Tiền lãi được tính theo % trên số dư thực tế, với mức lãi suất và số ngày gửi thực tế (phương pháp tích số). Đối với TGTK VND, mức lãi suất được xác định trên cơ sở tháng (30 ngày) hoặc năm (360 ngày). Đối với TGTK ngoại tệ, mức lãi suất được xác định trên cơ sở năm (360 ngày). - Số ngày gửi thực tế được tính bắt đầu từ ngày khách hàng gửi tiền vào NHCT cho đến hết ngày liền kề trước ngày khách hàng rút tiền (tính ngày gửi, không tính ngày lĩnh). c. Phương thức trả lãi - Đối với TGTK không kỳ hạn: Lãi được chi trả (hoặc nhập gốc) hàng háng và vào ngày tất toán tài khoản. - Đối với TGTK có kỳ hạn, việc trả lãi phụ thuộc vào phương thức trả lãi mà khách hàng đăng ký theo quy định của NHCT: Trả sau (trả 1 lần tại thời điểm đến hạn), trả trước (trả 1 lần tại thời điểm gửi tiền), trả định kỳ (01 tháng, 03 tháng, 06 tháng, 01 năm). - Các hình thức TGTK có phương thức trả lãi khác do Tổng Giám đốc NHCT quy định trong từng thời kỳ. II.2.4.7. Báo cáo - Báo cáo tiền gửi tiết kiệm trong ngày, tuần, tháng, năm: + Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. + Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. - Báo cáo lãi phải trả trong ngày, tuần, tháng, năm: + Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. + Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. - Báo cáo vốn và lãi phải trả trong ngày, tuần, tháng, năm: + Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. + Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. - Báo cáo dư nợ đầu kỳ. - Báo cáo dư nợ cuối kỳ. - In các sản phẩm, hóa đơn. II.2.4.8. Các nghiệp vụ khác a. Khi khách hàng mất thẻ tiết kiệm NHCTVN chấp nhận cho khách hàng gửi tiền Tiết kiệm nhưng không may bị mất Thẻ Tiết kiệm rút tiền khi khách hàng đó đã thực hiện đầy đủ các thủ tục sau: - Thủ tục báo mất thẻ TK: Chủ sở hữu TGTK phải làm thủ tục báo mất thẻ TK tại điểm giao dịch tiết kiệm nơi gửi tiền. Trường hợp mất thẻ tiết kiệm đồng chủ sở lữu, người làm thủ tục báo mất thẻ tiết kiệm có thể là 1 trong 2 đồng chủ sở hữu. Giấy báo mất thẻ tiết kiệm do khách hàng lập theo mẫu quy định của Ngân hàng. Chữ ký của khách hàng trên giấy báo mất thẻ tiết kiệm phải đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại điểm giao dịch tiết kiệm nơi gửi tiền. Sau khi kiểm tra CMND/hộ chiếu hoặc giấy tờ tương đương, giấy chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm (nếu có), nhận diện khách hàng, kiểm tra các yếu tố trên giấy báo mất thẻ tiết kiệm, nếu thấy thẻ tiết kiệm báo mất chưa tất toán và không ở trong tình trạng bị phong toả, ngân hàng sẽ chấp nhận làm thủ tục cho khách hàng rút tiền. - Thủ tục rút TGTK: Sau 15 ngày theo lịch kể từ ngày NHCT nhận báo mất thẻ tiết kiệm, nếu không có tranh chấp, khiếu kiện gì, khách hàng có quyền rút tiền trên thẻ tiết kiệm đã báo mất. Trường hợp thẻ tiết kiệm đồng chủ sở hữu, cả 2 đồng chủ sở hữu TGTK phải ra làm thủ tục rút tiền hoặc 1 trong 2 người thực hiện theo uỷ quyền của đồng chủ sở hữu còn lại, trừ khi các bên đã có thoả thuận cụ thể trong bản cam kết về đồng chủ sở hửu. Khi rút tiền, khách hàng xuất trình giấy báo mất đã có chữ ký xác nhận của ngân hàng thay cho thẻ tiết kiệm và thực hiện các thủ tục rút tiền như bình thường theo quy định. b. Thủ tục chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm - Thẻ tiết kiệm được chuyển quyền sở hữu dưới các hình thức cho, tặng hoặc chuyển nhượng theo yêu cầu của chủ sở hữu TGTK. Một thẻ tiết kiệm được chuyển quyền sở hữu tối đa 2 lần. Việc chuyển quyền sở hữu được thực hiện miễn phí. - Số tiền chuyển quyền sở hữu của một thẻ tiết kiệm là toàn bộ số dư gốc và lãi chưa lĩnh (theo quy định của NHCT) tính đến ngày chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm đó. - Việc chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm được thực hiện tại điểm giao dịch tiết kiệm nơi gửi tiền. Các bên phải lập giấy chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm theo mẫu quy định của NHCTVN. Chữ ký của người chuyển quyền sở hữu phải đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại điểm giao dịch tiết kiệm nơi gửi tiền. c. Thủ tục tặng thẻ Nếu cá nhân hoặc tổ chức muốn gửi tiền tại NHCTVN để lấy Thẻ tiết kiệm tặng cho các đối tượng chính sách (gia đình thương binh, liệt sĩ, có công với cách mạng,) thì cá nhân hay tổ chức đó cần phải ký hợp đồng hoặc bản thoả thuận với ngân hàng về danh sách những người được hưởng số tiền gửi trên mỗi Thẻ Tiết kiệm. Căn cứ vào hợp đồng/ thoả thuận, ngân hàng sẽ lập Thẻ Tiết kiệm cho từng đối tượng để cá nhân/ tổ chức tặng thẻ cho các đối tượng đó. Đến kỳ hạn lĩnh tiền lãi hoặc gốc, các đối tượng được tặng thẻ sẽ mang Thẻ Tiết kiệm và giấy CMND đến ngân hàng lĩnh tiền như mọi khách hàng gửi tiền Tiết kiệm khác tại NHCTVN. d. Thủ tục ủy quyền Khách hàng đã gửi tiền Tiết kiệm tại NHCTVN có nhu cầu rút tiền nhưng hiện nay lại đang bị ốm, không thể trực tiếp đến ngân hàng để rút tiền được. Vậy nếu muốn rút tiền thì khách hàng đó cần phải uỷ quyền cho một người khác thay mặt mình đến ngân hàng rút tiền. - Hình thức ủy quyền: + Giấy uỷ quyền được lập tại ngân hàng: Giấy uỷ quyền phải được lập tại điểm giao dịch tiết kiệm nơi gửi tiền theo đúng mẫu quy định của NHCT. + Giấy ủy quyền lập ngoài ngân hàng: • Giấy uỷ quyền được lập tại chính quyền địa phương hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (cơ quan tư pháp, cơ quan công chứng). Trường hợp uỷ quyền không có mặt tại Việt Nam thì giấy uỷ quyền được lập tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi người uỷ quyền cư trú. • Giấy uỷ quyền phải có các thông tin sau: Họ và tên, số CMND/hộ chiếu hoặc giấy tờ tương đương, địa chỉ hiện tại của người uỷ quyền (chủ sở hữu/2 đồng chủ sở hữu) và người được uỷ quyền, số thẻ TK, số tiền trên thẻ TK, nội dung uỷ quyền (rút một phần tiền gốc, tất toán thẻ TK, rút tiền lãi, uỷ quyền một lần hay nhiều lần,), chữ ký người uỷ quyền (đúng với mẫu chữ ký mẫu đã đăng ký tại điểm giao dịch tiết kiệm nơi gửi tiền), xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (nơi lập giấy ủy quyền). - Hiệu lựu của ủy quyền: + Việc uỷ quyền có hiệu lực kể từ khi làm xong thủ tục tại điểm giao dịch tiết kiệm nơi gửi tiền cho đến khi hết thời hạn quy định trong giấy uỷ quyền. + Việc uỷ quyền đương nhiên hết hiệu lực ngay khi điểm giao dịch tiết kiệm nơi gửi tiền có được thông tin về chủ sở hữu TGTK bị chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự. NHCT không chịu trách nhiệm trong trường hợp đã thực hiện theo nội dung của giấy uỷ quyền trong khi chưa nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc chủ sở hữu TGTK bị chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự. - Người ủy quyền thay đổi ý chí: + Nếu muốn thay đổi nội dung uỷ quyền, chủ sở hữu TGTK phải lập giấy uỷ quyền mới thay thế giấy uỷ quyền cũ. Việc lập giấy uỷ quyền mới phải được thực hiện theo đúng quy định như đối với khi lập giấy uỷ quyền trước đó. + Nếu muốn bỏ nội dung uỷ quyền, chủ sở hữu TGTK phải ra điểm giao dịch tiết kiệm nơi gửi tiền để làm thủ tục huỷ bỏ giấy uỷ quyền. + NHCT không chịu trách nhiệm trong trường hợp đã thực hiện theo nội dung của giấy uỷ quyền cũ trong khi chưa nhận được giấy uỷ quyền mới hoặc các bên chưa hoàn thành thủ tục huỷ bỏ giấy uỷ quyền cũ. - Thủ tục rút gốc, lãi TGTK theo ủy quyền: Ngoài việc thực hiện các thủ tục rút TGTK theo quy định, khách hàng phải xuất trình thêm giấy uỷ quyền hợp lệ theo quy định ở trên; nộp cho NHCT một bản giấy uỷ quyền trong các trường hợp: Giấy uỷ quyền được lập ngoài ngân hàng, khi thực hiện lần giao dịch cuối cùng hoặc tất toán thẻ tiết kiệm. Ngân hàng sẽ thu lại giấy uỷ quyền nếu chủ sở hữu TGTK uỷ quyền một lần và nhận giấy uỷ quyền do khách hàng nộp, thực hiện các giao dịch theo đúng nội dung của giấy ủy quyền. e. Thủ tục rút TGTK theo thừa kế - Chi trả TGTK theo thừa kế được NHCTVN quy định như sau: + Đối với TGTK thuộc sở hữu cá nhân: Điểm giao dịch tiết kiệm nơi cấp thẻ tiết kiệm chi trả giá trị thẻ tiết kiệm cho người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật thì TGTK sẽ thuộc sở hữu của tổ chức do pháp luật quy định. Trường hợp có tranh chấp khi chưa trả tiền, NHCT chi trả theo quyết định hoặc bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án. + Đối với TGTK đồng chủ sở hữu: • Nếu một trong hai người đồng chủ sở hữu bị chết: Điểm giao dịch tiết kiệm nơi cấp thẻ tiết kiệm chi trả TGTK theo thoả thuận mà các đồng chủ sở hữu TGTK đã nêu trong bản cam kết về đồng chủ sở hữu TGTK. Trường hợp người thừa kế của đồng chủ sở hữu TGTK đã chết có tranh chấp với đồng chủ sở hữu còn lại và thẻ TK bị tranh chấp chưa được NHCT giải quyết theo thoả thuận trong bản cam kết về đồng chủ sở hữu TGTK, NHCT sẽ chi trả theo quyết định hoặc bản án có hiệu lực pháp luật của Toà án. • Nếu các đồng chủ sở hữu TGTK đều bị chết, NHCT sẽ chi trả theo quy định tại điểm ăn ở trên. - Thủ tục rút gốc, TGTK lãi theo thừa kế: Ngoài việc thực hiện theo đúng quy định thủ tục rút TGTK của NHCT, khách hàng phải có cam kết bằng văn bản về việc tự chịu trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật trong trường hợp phát sinh người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, đồng thời phải xuất trình một trong cac loại giấy tờ sau (bản chính hoặc bản sao có công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền): + Di chúc bằng văn bản có chứng nhận của công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của UBND các cấp, các cơ quan có thẩm quyền (thủ trưởng đơn vị quân đội từ cấp đại đội trở lên, người chỉ huy tàu biển/máy bay, người phụ trách bệnh viện/cơ sở chữa bệnh, người phụ trách đơn vị khảo sát, thăm dò, nghiên cứu vùng rừng núi, hải đảo, cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, người phụ trách cơ sở tạm giam/nhà tù/cơ sở giáo dục), kèm theo giấy chứng tử của chủ sở hữu TGTK hoặc Quyết định tuyên bố đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. + Giấy khai nhận di sản thừa kế có chứng nhận của công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. + Giấy thoả thuận phân chia di sản thừa kế có chứng nhận của công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trường hợp có nhiều người thừa kế và giấy thoả thuận phân chia di sản thừa kế không ghi rõ uỷ quyền cho ai lĩnh tiền tiết kiệm, khách hàng phải có giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng uỷ quyền của những người đồng thừa kế. f. Khi khách hàng gửi tiền Tiết kiệm tại NHCTVN bị chết mà không để lại di chúc thì người thân của khách hàng đó cần phải làm những thủ tục gì để được lĩnh tiền? Nếu khách hàng gửi tiền Tiết kiệm tại NHCTVN bị chết mà không để lại di chúc thì người nhà của khách hàng đó cần phải làm những thủ tục sau: - Trường hợp những người được quyền thừa kế theo quy định của pháp luật tự thoả thuận và đồng ý để một người được hưởng khoản tiền tiết kiệm thì người đó khi đến ngân hàng rút tiền cần phải mang theo Giấy thoả thuận phân chia di sản có đầy đủ chữ ký của những người được quyền thừa kế. Giấy thoả thuận này phải có chứng thực của UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc có chứng nhận của Phòng Công chứng Nhà nước. Nếu người lĩnh tiền thay cho những người đồng thừa kế và trong Giấy thoả thuận phân chia di sản không ghi rõ uỷ quyền cho ai rút tiền tiết kiệm thì phải có Giấy uỷ quyền hoặc Hợp đồng uỷ quyền của những người cùng được hưởng thừa kế số tiền tiết kiệm và phải có chứng thực của UBND cấp quận, huyện, phường, xã (nếu tài sản trị giá 50 triệu đồng) hoặc phải có xác nhận của công chứng (nếu tài sản trị giá từ 50 triệu đồng trở lên). - Trường hợp những người được quyền thừa kế theo quy định của pháp luật không tự thoả thuận được với nhau, ngân hàng sẽ căn cứ vào Bản án của Toà án nhân dân để xác định người được quyền thừa kế Thẻ Tiết kiệm. Trong cả 2 trường hợp trên, người được quyền thừa kế hoặc người được uỷ quyền khi đến ngân hàng rút tiền đều phải mang theo: - Thẻ Tiết kiệm - Giấy CMND - Giấy thoả thuận phân chia di sản/ Giấy uỷ quyền/ Hợp đồng uỷ quyền. Chương III: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM III.1. Những yêu cầu của hệ thống quản lý tiền gửi tiết kiệm - Quản lý thông tin khách hàng. - Quản lý các thông tin trên sổ tiết kiệm. - Quản lý thông tin hợp đồng tiền gửi. - Quản lý loại hợp đồng tiền gửi. - Quản lý thông tin giao dịch. - Quản lý thông tin loại giao dịch. - Quản lý lãi suất. - Quản lý các loại tiền giao dịch tại Ngân hàng. - Quản lý tiền gốc và lãi của khách hàng. - Quản lý các thông tin về tiền gửi có sẵn của khách hàng. - Quản lý được các nghiệp vụ mới phát sinh như: Khách hàng gửi thêm tiền, Khách hàng rút tiền trước hạn, rút tiền quá hạn, Mở sổ lần đầu, Gửi thêm tiền nhiều lần, III.2. Phạm vi bài toán - Hiện tại ở NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG PHÚC YÊN đang có các sản phẩm tiền gửi: tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,... Chúng tôi chỉ tập chung xây dựng chương trình cho sản phẩm tiền gửi tiết kiệm. - Hệ thống chỉ xét tiền gửi VND, USD, EURO. Không xét tiền gửi bằng vàng. Gửi tiền gì thì rút tiền đấy. - Phân quyền (trình bày sau). - Hệ thống triển khai trên mạng LAN. III.3. Sơ đồ phân cấp chức năng Biểu đồ 3: Sơ đồ phân cấp chức năng ● Chức năng Quản trị hệ thống: - Định nghĩa các quyền và các nhóm quyền truy nhập hệ thống, hay nói cách khác là phân quyền truy nhập hệ thống cho người sử dụng. - Kiểm tra quyền truy nhập hệ thống của người sử dụng. - Mở ngày để lấy dữ liệu về hệ thống và cập nhật lãi suất khi có sự thay đổi. ● Chức năng Quản lý danh mục: Cho phép cập nhật thông tin về Khách hàng, Loại hợp đồng, Loại giao dịch, Tiền tệ, Lãi suất, Kỳ hạn, Tỷ giá, khi có sự thay đổi. ● Chức năng Quản lý hợp đồng tiền gửi: - Tạo hợp đồng tiền gửi cho khách hàng đồng thời duyệt xem hợp đồng đó có thỏa mãn yêu cầu của Ngân hàng hay không. - Cho phép thực hiện các giao dịch liên quan đến Hợp đồng tiền gửi như: Gửi tiền, rút tiền, tính lãi, ● Chức năng Tra cứu: Cho phép tìm kiếm các thông tin: Thông tin Khách hàng, Thông tin Loại hợp đồng, Thông tin Loại giao dịch, Thông tin Tiền tệ, Thông tin Lãi suất, Kỳ hạn, Thông tin Tỷ giá, Thông tin tài khoản, ● Chức năng Báo cáo: Có nhiệm vụ thống kê, báo cáo theo từng ngày, tháng, quý, năm giúp cho Ngân hàng kiểm soát được tình hình thực tế của Ngân hàng. Như: - Tổng số tiền gửi. - Tổng số tiền rút. - Danh sách các sổ tiết kiệm đến kỳ hạn rút tiền. - Thông tin về tài khoản. - Thông tin dư, nợ của Ngân hàng. III.3.1. Sơ đồ chức năng của chức năng quản trị hệ thống Biểu đồ 4: Sơ đồ chức năng của chức năng quản trị hệ thống III.3.2. Sơ đồ chức năng của chức năng quản lý danh mục Biểu đồ 5: Sơ đồ chức năng của chức năng quản lý danh mục III.3.3. Sơ đồ chức năng của chức năng quản lý hợp đồng tiền gửi Biểu đồ 6: Sơ đồ chức năng của chức năng quản lý hợp đồng tiền gửi III.3.4. Sơ đồ chức năng của chức năng tra cứu Biểu đồ 7: Sơ đồ chức năng của chức năng tra cứu III.3.5. Sơ đồ chức năng của chức năng báo cáo Biểu đồ 8: Sơ đồ chức năng của chức năng báo cáo III.4. Sơ đồ luồng dữ liệu III.4.1. Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh Biểu đồ 9: Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh Ghi chú: Thông tin điều khiển bao gồm: + Lãi xuất + Phương thức tính lãi + D_M loại hợp đồng + D_M loại giao dịch + D_M tiền tệ + D_M khách hàng + User name, password + Thông tin về phân quyền + D_M Kỳ hạn + D_M Tỷ giá III.4.2. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0 Biểu đồ 10: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0 Ghi chú: Kho dữ liệu bao gồm tất cả các File dữ liệu của Hệ thống. Kho danh mục bao gồm các File D_M Khách hàng, D_M Tiền tệ, D_M Loại hợp đồng, D_M Loại giao dịch, D_M Kỳ hạn, D_M Tỷ giá, D_M Lãi suất. III.4.3. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 Biểu đồ 11: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 III.5. Sơ đồ thực thể quan hệ Biểu đồ 12: Sơ đồ thực thể quan hệ Chương IV: THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM Sau giai đoạn phân tích nêu trên, mô hình cơ sở cho hệ thống đã được thiết lập. Chúng ta sẽ đi vào giai đoạn thiết kế, đây là giai đoạn xây dựng hệ thống thành một giải pháp thực thi. IV.1. Thiết kế Cơ sở dữ liệu Trong bất kỳ ứng dụng quản lý nào phần cơ sở dữ liệu là một trong những phần quan trọng nhất của hệ thống vì nó chịu trách nhiệm lưu trữ thông tin. Đặc biệt trong các ứng dụng về quản lý nghiệp vụ Ngân hàng, cơ sở dữ liệu cần phải được thiết kế sao cho tốc độ truy suất phải nhanh, thông tin lưu trữ chính xác, dễ tổng hợp, đối chiếu, IV.1.1. Thiết kế các bảng dữ liệu Định nghĩa các kiểu dữ liệu của người dùng cho tiện sử dụng, đồng thời tránh lãng phí bộ nhớ và ngăn chặn một phần việc truy nhập dữ liệu sai. IV.1.1.1. Bảng Danh mục Khách hàng Doanh nghiệp IV.1.1.2. Bảng Danh mục Khách hàng Cá nhân IV.1.1.3. Bảng Sổ tiết kiệm IV.1.1.4. Bảng Cập nhật Sổ tiết kiệm IV.1.1.5. Bảng Danh mục loại giao dịch IV.1.1.6. Bảng Giao dịch IV.1.1.7. Bảng Danh mục loại Hợp đồng IV.1.1.8. Bảng Hợp đồng IV.1.1.9. Bảng Danh mục Lãi suất IV.1.1.10. Bảng Danh mục Kỳ hạn IV.1.1.11. Bảng Danh mục Loại Tiền tệ IV.1.1.12. Bảng Danh mục Tỷ giá IV.1.1.13. Bảng Chi tiết lãi IV.1.1.14. Bảng Danh mục Tỉnh thành IV.1.1.15. Bảng Danh mục Dân tộc IV.1.2. Mô tả các bảng dữ liệu IV.1.2.1. Bảng CM_DM_KHACH_HANG_DOANH_NGHIEP Tên thuộc tính Diễn giải Kiểu dữ liệu Ghi chú ID smallint identity Khóa chính MA_DOANH_NGHIEP Mã doanh nghiệp DT_MA_DAI Khóa duy nhất TEN_DOANH_NGHIEP Tên doanh nghiệp DT_SHORT_STRING LOAI_HINH_DOANH_NGHIEP Loại hình doanh nghiệp DT_SHORT_STRING SO_DANG_KY_KINH_DOANH Số đăng ký kinh doanh DT_MA_DAI MA_SO_THUE Mã số thuế DT_MA_NGAN DIA_CHI Địa chỉ DT_LONG_DESCRIPTION MA_TINH Mã tỉnh DT_MA_NGAN NGAY_THANH_LAP Ngày thành lập DT_DATE_TIME NOI_DANG_KY_KINH_DOANH Nơi đăng ký kinh doanh DT_SHORT_STRING MA_NGHANH Mã ngành DT_MA_NGAN DIEN_THOAI Điện thoại DT_POID NGUOI_DAI_DIEN Người đại d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docP0074.doc
Tài liệu liên quan