MỤC LỤC
I. Khởi động .4
1. Kịch bản .4
2. Các công việc.4
3. Tính toánchi phí .6
4. Nhân lực.6
5. Bảng điểm có trọng sốcho vịtrí PM .7
6. Tôn chỉdựán.9
II. Lập kếhoạch .10
1. Kịch bản . 10
2. Hợp đồng nhóm . 10
3. Các bên liên quan. 12
4. Bản tuyên bốphạm vi. 12
5. Phát triển WBS cho dựán . 13
6. Danh sách các rủi ro của dựán . 15
III. Thực hiện .16
1. Kịch bản . 16
2. Nhiệm vụ. 16
IV. Kết thúc . 17
1. Kịch bản . 17
2. Các nhiệm vụ. 17
3. Phác thảo vềdựán. 17
4. Lý do thành công của dựán . 17
5. Bài học kinh nghiệm . 18
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5488 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng chương trình quản lý thư viện trường Văn Lang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c cô hướng dẫn không nhiều, nhưng chúng em cũng học
tập được khá nhiều kiến thức liên quan đến quản lý dự án.
SVTH: Bùi Minh Phụng – CH0601051 Trang 2
Nguyễn Thế Quang – CH0601056
Môn: Quản trị dự án GVPT: Trương Mỹ Dung
MỤC LỤC
I. Khởi động.....................................................................................4
1. Kịch bản .......................................................................................4
2. Các công việc................................................................................4
3. Tính toán chi phí ...........................................................................6
4. Nhân lực.......................................................................................6
5. Bảng điểm có trọng số cho vị trí PM................................................7
6. Tôn chỉ dự án................................................................................9
II. Lập kế hoạch ..............................................................................10
1. Kịch bản ..................................................................................... 10
2. Hợp đồng nhóm .......................................................................... 10
3. Các bên liên quan........................................................................ 12
4. Bản tuyên bố phạm vi.................................................................. 12
5. Phát triển WBS cho dự án ............................................................ 13
6. Danh sách các rủi ro của dự án .................................................... 15
III. Thực hiện ...................................................................................16
1. Kịch bản ..................................................................................... 16
2. Nhiệm vụ .................................................................................... 16
IV. Kết thúc ....................................................................................... 17
1. Kịch bản ..................................................................................... 17
2. Các nhiệm vụ .............................................................................. 17
3. Phác thảo về dự án...................................................................... 17
4. Lý do thành công của dự án ......................................................... 17
5. Bài học kinh nghiệm .................................................................... 18
IV. Tài liệu tham khảo .....................................................................19
SVTH: Bùi Minh Phụng – CH0601051 Trang 3
Nguyễn Thế Quang – CH0601056
Môn: Quản trị dự án GVPT: Trương Mỹ Dung
Phần 1: Khởi động
1. Kịch bản
Thư viện trường Đại học Dân lập Văn Lang được thành lập từ ngay khi xây
dựng trường. Đến nay, thư viện trường có khoảng hơn 10.000 đầu sách, với hơn
20.000 quyển sách, đáp ứng được khá nhiều nhu cầu học và nghiên cứu của hơn
11.000 học sinh – sinh viên, cán bộ giảng viên, công nhân viên nhà trường và cả các
giảng viên thỉnh giảng. Và cũng chính vì số lượng độc giả ngày càng nhiều, cộng với
nhu cầu mượn trả sách ngày càng nhiều nên việc đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu
công việc của đội ngữ nhân viên thư viện là rất quan trọng.
Năm 1997, thư viện đã ứng dụng chương trình Quản lý Thư viện iLOC (của
CitaSofs) để lưu thông tin sách và mượn trả. Với sự gia tăng số lượng sách và số
lượng độc giả, cộng với sử phát triển của công nghệ thông tin, nhu cầu ứng dụng
công nghệ vào trong quản lý ngày càng phát triển mạnh và đem lại rất nhiều lợi ích.
Vì vậy, cần phải xây dựng một chương trình quản lý tốt hơn để đáp ứng nhu cầu
quản lý và mượn trả sách ngày càng cao. Và với những yêu cầu này, dự án “xây
dựng chương trình quản lý thư viện Trường đại học DL Văn Lang” được thành lập.
2. Các công việc
Để có thể tin học hóa toàn bộ hay 1 phần công việc của thư viện, ta cần phải tìm
hiểu về cơ cấu tổ chức, nhân sự, và nghiệp vụ thư viện.
Thư viện gồm 3 bộ phận chính: Ban Giám đốc, Kỹ thuật, Thủ thư và Độc giả.
a. Kỹ thuật: chịu trách nhiệm về việc quản lý sách bao gồm nhập – sửa – xoá
thông tin sách. In mã vạch cho quyển sách, in nhãn sách.
b. Thủ thư: chịu trách nhiệm về việc mượn trả sách của độc giả, làm thẻ thư
viện cho độc giả và các quy định phạt độc giả phạm quy.
c. Giám đốc: quản lý và điều hành các chức năng trên. Giám đốc có quyền
thống kê và xem thống kê của 2 bộ phận trên: thống kê về sách trong thư
viện, thống kê về mượn trả và độc giả.
d. Độc giả: độc giả là đối tượng được phục vụ, có thể thực hiện các yêu cầu
tìm kiếm thông tin sách, mượn trả sách và kiểm tra thông tin mượn trả của
mình.
a. Hiện trạng
• Thêm sách mới cho thư viện
Theo định kỳ, thư viện sẽ mua sách mới về hoặc là sách được tặng bởi các
cơ quan, tổ chức bạn thì tổ kỹ thuật của thư viện sẽ phải ghi chép các
thông tin về các quyển sách này theo nghiệp vụ thư viện vào quyển sổ.
SVTH: Bùi Minh Phụng – CH0601051 Trang 4
Nguyễn Thế Quang – CH0601056
Môn: Quản trị dự án GVPT: Trương Mỹ Dung
• Tìm kiếm sách
Thủ thư hay giám đốc – bộ phận quản lý thư viện, đọc giả muốn tìm kiếm
thông tin về một quyển sách nào đó đều phải vào trong kho tìm. Vì kho sách
luôn được thiết kế theo từng môn loại: Kinh tế, Xã hội, Chính trị, Kỹ thuật,
v.v… Tuy nhiên, việc tìm kiếm một quyển sách để xác định sách đó có trong
kho hay không hay đã được mượn cũng thường mất khá nhiều thời gian.
• Làm thẻ thư viện
Độc giả gồm có sinh viên và cán bộ giảng viên – nhân viên nhà trường.
Mỗi độc giả muốn mượn sách trong thư viện đều phải làm thẻ mượ thư
viện. Khi làm thẻ thư viện, độc giả phải đến phòng kế toán đóng tiền (gọi là
tiền thế chân và sẽ được hoàn lại khi tốt nghiệp ra trường) và mang biên
lai lên thư viện cộng với 1 tấm hình thẻ để làm thẻ. Thủ thư sẽ hẹn mấy
ngày sau quay lại lấy thẻ. Và khi đó, độc giả có thể sử dụng thẻ để mượn
trả sách.
• Mượn sách
Độc giả đến thư viện gặp thủ thư để mượn sách. Khi mượn sách, độc giả
phải mang thẻ mượn của thư viện và trình cho thủ thư, thủ thư ghi thông tin
các quyển sách mượn vào phiếu mượn rồi kẹp chung với thẻ mượn của độc
giả và giữ lại. Mỗi độc giả được mượn tối đa 3 quyển sách hoặc 5 quyển tùy
theo sinh viên năm mấy.
• Trả sách
Độc giả mang sách đến trả, thủ thư sẽ lấy thẻ mượn với phiếu mượn ra để
đối chiếu. Nếu độc giả trả hết các quyển sách đã mượn thì mới trả lại thẻ
mượn. Nếu độc giả trả không hết sách, nhưng vẫn có thể mượn thêm nếu
không bị phạt do trả sách trễ hạn.
• Thống kê
Thông kê thường xuyên và thông kê định kỳ.
- Mỗi ngày, giám đốc thư viện muốn biết các loại sách được mượn với số
lượng bao nhiêu, loại nào được mượn nhiều nhất.
- Hàng năm, thư viện đều tiến hành kiểm kê để kiểm tra xem sách còn lại bao
nhiêu, có bị mất hay thất lạc. Công việc kiểm kê thường phải thực hiện bằng
tay bằng cách ghi vào quyển sổ là có bao nhiêu sách, và quyển sách nào đã
mất.
SVTH: Bùi Minh Phụng – CH0601051 Trang 5
Nguyễn Thế Quang – CH0601056
Môn: Quản trị dự án GVPT: Trương Mỹ Dung
3. Tính toán chi phí và lợi ích từ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản
lý
Chi phí đầu tư phần mềm (1 lần): 80.000.000
Chi phí đầu tư phần cứng (1 lần): 30.000.000
Số lượng nhân viên thư viện không thay đổi, tuy nhiên mức độ tiện lợi đã tăng lên
rất nhiều, gồm tiện lợi cho thủ thư và tiện lợi cho độc giả.
- Thủ thư: thủ thư không cần thiết phải ghi phiếu mượn cho mỗi lần độc giả
mượn sách. Đồng thời, thủ thư cũng có thể thống kê sách mượn trả hàng
ngày, hàng tháng, hàng năm một cách dễ dàng và nhanh chóng.
- Độc giả: độc giả muốn tìm 1 quyển sách nào đó xem có trong thư viện hay
không thì chỉ cần ngồi vào máy tính và tra cứu trên máy tính bằng một thao
tác nhập vào tên quyển sách, hệ thống sẽ liệt kê ra toàn bộ các quyển sách
theo yêu cầu và cho biết luôn là sách đó đã được mượn hay chưa. Đồng
thời, độc giả cũng có thể tra cứu trên hệ thống là mình đang mượn quyển
sách nào, từ ngày nào và phải trả là ngày nào.
- Giám đốc thư viện: khi muốn xem bảng báo cáo thống kê sách mượn trong
ngày, thống kê sách định kỳ hàng quý, hàng năm, giám đốc không cần phải
đợi báo cáo từ cấp dưới liên quan mà có thể trực tiếp vào trong chương
trình để kiểm tra. Việc này tiết kiệm rất nhiều thời gian và số thống kê sẽ
chính xác hơn.
4. Nhân lực
Với những yêu cầu công việc của dự án, cần xác định rõ nguồn nhân lực cần
thiết, những yêu cầu về kiến thức, trình độ, chuyên môn, và đặc biệt nên tận dụng
nguồn nhân lực từ sinh viên của khoa Công nghệ Thông tin Nhà trường.
Người trưởng dự án phải lên kế hoạch về nhân sự, xác định rõ là cần tuyển bao
nhiêu nhân lực cho dự án. Khi dự án hoàn thành thì những nhân lực này sẽ tiếp
tục phát triển ở mảng nào?
a) Tuyển thêm nhân lực
Nếu nhân lực hiện tại không đủ thì ta cần phải tuyển thêm bao nhiêu người,
có thể sử dụng nguồn nhân lực là các sinh viên của khoa Công nghệ Thông
tin hay không? Và nếu có thì tiêu chí để tuyển dụng sinh viên này là gì? Và
khả năng hỗ trợ của sinh viên là bao nhiêu? Đây cũng là một mục tiêu khi xây
dựng tổ lập trình trong Trường Văn Lang.
Sự thành công của một dự án phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhân lực này.
Nếu lựa chọn không hợp lý sẽ kéo theo dự án không hoàn thành đúng tiến độ
hoặc không đảm bảo yêu cầu đề ra.
SVTH: Bùi Minh Phụng – CH0601051 Trang 6
Nguyễn Thế Quang – CH0601056
Môn: Quản trị dự án GVPT: Trương Mỹ Dung
b) Phân công
Khi đã có đủ nguồn nhân lực, trưởng dự án phải tiến hành phân công công
việc. Việc phân công này phải gắn liền với bảng WBS.
Trong khi phân công, cần chú ý đến các yếu tố con người như tính cách, sở
thích, tinh thần đồng đội, làm việc nhóm, v.v…
c) Phát triển nhóm
Trong quá trình thực hiện dự án, người trưởng dự án, hay trưởng nhóm phải
nắm vững từng cá tính cũng như tâm tư nguyện vọng của từng thành viên để
điều chỉnh kịp thời.
Cần có các chính sách thưởng phạt để động viên các thành viên trong nhóm
tham gia làm việc tốt hơn cũng như cần phải duy trì tính kỷ luật cũng như quy
tắc làm việc trong dự án.
Ghi nhận công lao kịp thời: việc ghi nhận công lao kịp thời sẽ giúp thành
viên tích cực hơn trong công việc và mang lại tính cầu tiến phấn đấu cao
góp phần quan trọng vào việc thành công của dự án
Động viên: điều này có ý nghĩa quan trọng nhằm khuyến khích nhân viên
cố gắng, và không bỏ cuộc , điều này còn chỉ ra rằng sự quan tâm cao độ
của ngừơi quản lý đối với các thành viên
Kỉ luật: duy trì kỷ luật đồng nghĩa đảm bảo tính công minh trong công việc,
là điều kiện cần thiết để đảm bảo và duy trì công việc
d) Nguồn nhân lực dự phòng
Luôn phải có nguồn nhân lực dự phòng nhằm đối phó với việc thiếu hụt nhân
lực đột xuất. Nguồn nhân lực dự phòng có thể có thông qua việc tuyển thêm
nhân lực mới hoặc đào tào những sinh viên khoa Công nghệ Thông tin nhằm
thế chỗ tạm thời nếu xảy ra việc thiếu hụt nhân lực.
5. Bảng điểm có trọng số cho vị trí PM
BẢNG ĐIỂM CÓ TRỌNG SỐ CHO VỊ TRÍ PM
Tạo bởi: Nguyễn Thế Quang Ngày: 20/06/2007
Tiêu trí % Bùi Minh Phụng Nguyễn Thế Quang
Kinh nghiệm 30% 80 40
Sáng tạo 20% 50 50
Kỹ năng tổ chức 25% 60 40
Kỹ năng giao tiếp 15% 80 50
Kỹ năng công nghệ 10% 70 90
Tổng 100% 71 49
SVTH: Bùi Minh Phụng – CH0601051 Trang 7
Nguyễn Thế Quang – CH0601056
Môn: Quản trị dự án GVPT: Trương Mỹ Dung
Dựa theo trắc nghiệm bản thân thừ ta có được tính
cách thống kê của các thành viên:
Bùi Minh Phụng (ESTJ):
Extraverted Sensing Thinking Judging
Strength of the preferences %
11 38 25 11
Bạn là mẫu người của công việc. Bạn luôn phân tích và áp dụng những điều mình
cho là logic vào công việc. Mẫu người này luôn cố gắng hết mình để hoàn thành
công việc hiệu quả. Bạn muốn mọi người đánh giá bạn qua công việc chứ không qua
lời nói. Đây là mẫu người có trách nhiệm trong công việc và mong muốn người khác
cũng như họ.
Nguyễn Thế Quang (INTJ):
Introverted Intuitive Thinking Judging
Strength of the preferences %
11 12 12 33
Bạn cũng là mẫu người của công việc. Bạn luôn muốn chứng minh mọi thứ bằng
cách thực hiện công việc nhiều hơn là lời nói. Bạn luôn có trách nhiệm với công việc
và với mọi người.
Dựa vào kết quả của bảng điểm có trọng số kết hợp với tính cách cá nhân, ta có lựa
chọn đúng đắn cho vị trí Project Manager trong nhóm là BÙI MINH PHỤNG, còn anh
NGUYỄN THẾ QUANG sẽ đảm nhận công việc trưởng nhóm kỹ thuật.
SVTH: Bùi Minh Phụng – CH0601051 Trang 8
Nguyễn Thế Quang – CH0601056
Môn: Quản trị dự án GVPT: Trương Mỹ Dung
6. Tôn chỉ dự án
TÔN CHỈ DỰ ÁN (PROJECT CHARTER)
Tên dự án: Xây dựng phần mềm Quản lý Thư Viện Trường ĐH Văn Lang
Ngày bắt đầu: 01/07/2007 Ngày kết thúc: 27/06/2008
Ngân sách: 80.000.000 đồng
Mục tiêu dự án: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý sách và các ấn
phẩm của thư viện, tạo sự thuận lợi và dễ dàng trong quản lý cũng như độc giả tìm
kiếm tài liệu và mượn trả tài liệu. Thông qua ứng dụng quản lý thư viện, người quản
lý có thể kiểm soát và thống kê tài liệu hiện có trong thư viện một cách dễ dàng và
nhanh chóng, giúp cho độc giả có thể nhanh chóng và tiện lợi trong tìm kiếm tài liệu
mà mình cần mượn.
Cách tiếp cận:
• Tìm hiểu yêu cầu công việc cụ thể hàng ngày của thư viện
• Tìm hiểu về nghiệp vụ thư viện và mối quan hệ với các phòng ban khác
• Lựa chọn ngôn ngữ lập trình để phát triển
• Đánh giá kết quả đạt được của dự án
Vai trò và trách nhiệm:
Vai trò Họ tên Liên hệ Chữ ký
Trưởng dự án Bùi Minh Phụng CH0601051
buiminhphung@vanlanguni.edu.vn
Phụ trách kỹ thuật Nguyễn Thế Quang CH0601056
nguyenthequang@vanlanguni.edu.vn
.
SVTH: Bùi Minh Phụng – CH0601051 Trang 9
Nguyễn Thế Quang – CH0601056
Môn: Quản trị dự án GVPT: Trương Mỹ Dung
Phần 2: Lập kế hoạch
1. Kịch bản
Do yêu cầu cấp bách của thư viện về việc cần có một công cụ máy tính để quản
lý sách cũng như mượn trả của thư viện, nên Nhà trường yêu cầu tổ phần mềm
của Nhà trường cũng phải tìm cách sao cho chương trình quản lý thư viện có thể
đi vào hoạt động nhanh nhất có thể.
Với kinh nghiệm làm phần mềm hơn 4 năm và 2 năm quản trị mạng máy tính,
anh Phụng được giao nhiệm vụ quản lý toàn bộ dự án và kiêm luôn nhiệm vụ tìm
hiểu các yêu cầu và phân tích các yêu cầu của thư viện. Anh Quang với hơn 3
năm làm về phần mềm, được giao nhiệm vụ lựa chọn ngôn ngữ lập trình, các yêu
cầu về phần cứng và dựa trên các yêu cầu của thư viện đã được anh Phụng
phân tích, anh Quang sẽ phân tích chi tiết các yêu cầu kỹ thuật để phát triển phần
mềm này.
2. Hợp đồng nhóm
HỢP ĐỒNG NHÓM
Tên dự án: Xây dựng chương trình quản lý thư viện Trường ĐH Văn Lang
Họ tên các thành viên dự án và chữ ký:
Họ tên Chữ ký
Bùi Minh Phụng
Nguyễn Thế Quang
Quy tắc chung khi làm việc:
• Xem quyền lợi của dự án là trên hết
• Bảo đảm các hành viên khác của nhóm được thông báo về thông tin liên quan
đế dự án
• Tập trung vào những gì tốt nhất cho toàn bộ dự án
• Làm việc để đưa ra kết quả đảm bảo chất lượng
• Tôn trọng, quan tâm đến các ý kiến của các thành viên trong dự án.
• Tham gia dự án cho đến khi kết thúc.
Khi tham gia – các thành viên sẽ:
• Tạo điều kiện như nhau cho mọi thành viên
• Khuyến khích các thành viên đưa ý kiến của mình về các ý tưởng và các sản
phẩm làm ra.
SVTH: Bùi Minh Phụng – CH0601051 Trang 10
Nguyễn Thế Quang – CH0601056
Môn: Quản trị dự án GVPT: Trương Mỹ Dung
• Trình bày các ý tưởng hay các cách tiếp cận đem lại lợi ích cho nhóm.
• Báo cáo kịp thời tình trang công việc cho người Quản lý dự án.
• Nên chân thật, cởi mở trong tất cả các hoạt động của dự án.
• Khuyến khích sự linh động, uyển chuyển trong phong cách làm việc nhóm.
• Thông báo sớm cho các thành viên trong nhóm nếu bạn sẽ vắng mặt trong
một cuộc họp.
Truyền thông – các thành viên sẽ:
• Khi gửi email về các thông tin liên quan dự án thì phải gửi cho tất cả các
thành viên trong nhóm.
• Trả lời những email liên quan một cách kịp thời.
• Tập trung giải quyết vấn đề, không được công kích người khác.
• Trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, súc tích.
• Phải đặt câu hỏi khi cảm thấy không rõ về các chỉ dẫn hay các ý ki61n của
người khác.
• Lưu lại nội dng các cuộc họp thảo luận liên quan theo trình tự nhất định.
• Chỉ đưa ra một vấn đề thảo luận tại 1 thời điểm trong cuộc họp.
Giải quyết vấn đề - các thành viên sẽ:
• Khuyến khích mọi người cùng tham gia giải quyết vấn đề
• Chỉ nên sử dụng những phê bình có tính xây dựng
• Đưa ra các ý kiến phản đối hoặc giải pháp khi được yêu cầu giải quyết một
vấn đề nào đó.
• Đấu tranh để xây dựng dựa trên các ý kiến của mỗi người.
Hội họp – các thành viên sẽ:
• tham gia các cuộc họp, báo cáo tình hình hàng tuần của dự án.
• Ghi chép nội dung các cuộc họp và cố gắng giải quyết vấn đề được đề ra
trong cuộc họp trong vòng 24 giờ.
• Xây dựng một chương trình nghị sự trướ t61t cả các cuộc họp với ban lãnh
đạo đơn vị.
• Đưa nhật ký cuộc họp và các tài liệu quan trọng lên website của nhóm.
SVTH: Bùi Minh Phụng – CH0601051 Trang 11
Nguyễn Thế Quang – CH0601056
Môn: Quản trị dự án GVPT: Trương Mỹ Dung
3. Các bên liên quan
PHÂN TÍCH CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN
Người viết: Nguyễn Thế Quang Ngày: 21/06/2007
Phụng Quang Hiệu Trưởng Thư viện
Thuộc tổ chức QL chung QL Phần mềm Nhà đầu tư Người sử dụng
Vai trò trong dự án Trưởng nhóm Phụ trách kỹ thuật
Mức độ quan tâm Toàn bộ Một phần
Mức độ ảnh hưởng Toàn bộ Một phần
Đề xuất về quản lý
các mối quan hệ
4. Bản tuyên bố phạm vi
PHÁT BIỂU VỀ PHẠM VI
Tên dự án: Xây dựng phần mềm quản lý thư viện Trường ĐH Văn Lang
Ngày: 01/06/2007
Người viết: Bùi Minh Phụng
Lý giải về dự án:
Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thư viện, nhằm mang lại sự tiện lợi và hiệu
quả cao nhất trong quản lý.
Các tính chất và yêu cầu sản phẩm:
• Sản phẩm phải ứng dụng được trong thực tiễn
• Dễ sử dụng, dễ thao tác, giao diện sinh động
Tổng kết vầ các sản phẩm chuyển giao của dự án
• Sản phẩm: phần mềm quản lý thư viện
• Tài liệu: các yêu cầu của dự án, các báo cáo về tiến độ và tình trạng của dự án,
các chức năng đã được thực hiện, tài liệu về hướng dẫn sử dụng phần mềm.
Các tiêu chí đánh giá dự án:
• Tính thực tiễn
• Tính tiện dụng
• Tính ổn định của chương trình
• Tiến độ thời gian không trễ quá 20%
SVTH: Bùi Minh Phụng – CH0601051 Trang 12
Nguyễn Thế Quang – CH0601056
Môn: Quản trị dự án GVPT: Trương Mỹ Dung
5. Phát triển WBS (Work Breakdown Structure) cho dự án
CẤU TRÚC PHÂN RÃ CÔNG VIỆC
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐH VĂN LANG
Tên dự án: Xây dựng chương trình quản lý thư viện Trường ĐH Văn Lang
Ngày: 25/06/2007
Người viết: Bùi Minh Phụng
1. Khảo sát
1.1. Phân tích hiện trạng
1.2. Xác định yêu cầu
2. Phân tích và thiết kế
2.1. Thiết kế logic (External Design)
a) Thiết kế chung về nhập xuất dữ liệu
b) Thiết kế giao diện ngườ dùng
c) Thiết kế cơ sở dữ liệu logic
2.2 Thiết kế chi tiết (Internal Design)
a) Thiết kế chi tiết dữ liệu nhập xuất
b) Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý
c) Thiết kế chương trình
3. Viết code
3.1. Lập trình các module, các hàm
3.2. Test cho từng module, từng hàm.
4. Test
Chạy thử, kiểm tra cấu trúc logic, code, sửa lỗi
SVTH: Bùi Minh Phụng – CH0601051 Trang 13
Nguyễn Thế Quang – CH0601056
Môn: Quản trị dự án GVPT: Trương Mỹ Dung
SVTH: Bùi Minh Phụng – CH0601051 Trang 14
Nguyễn Thế Quang – CH0601056
Môn: Quản trị dự án GVPT: Trương Mỹ Dung
6. Danh sách các rủi ro trong dự án Xây dựng phần mềm quản lý thư viện
Trườn ĐH Văn Lang
STT Mức độ Nguyên do Các khắc phục
1 1 Khảo sát chưa hết các yêu cầu Phải lên kế hoạch khảo sát
chi tiết từng chức năng
2 1 Ước lượng thời gian chưa phù
hợp, kéo dài thời gian
Chia nhỏ từng công việc, họp
bàn với các thành viên để xác
định thời gian cho chính xác
3 2 Thư viện thay đổi yêu cầu Tổ chức nhiều buổi họp với
thư viện để thống nhất các
yêu cầu.
4 2 Người quản lý không giám sát
tốt tiến độ
Người quản lý phải thường
xuyên kiểm tra, xem xét báo
cáo tiến độ của mỗi bộ phận
5 2 Thay đổi nhân sự Phải có nguồn nhân sự dự
phòng.
6 3 Nhân viên lười làm việc, không
nhiệt tình, kéo dài thời gian.
Phải có chính sách đãi ngộ
thỏa đáng về lương, môi
trường làm việc.
Ghi chú:
Mức độ 1 là rủi ro lớn nhất.
SVTH: Bùi Minh Phụng – CH0601051 Trang 15
Nguyễn Thế Quang – CH0601056
Môn: Quản trị dự án GVPT: Trương Mỹ Dung
Phần 3: Thực hiện
1. Kịch bản
Khi bắt tay vào dự án, nhóm đã đụng phải một số vấn đề khi thực hiện, đó là
thư viện – nơi sẽ sử dụng chương trình – cũng không nắm vững hết các yêu
cầu cũng như phương pháp xử lý dữ liệu. Điều này gây rất nhiều khó khăn
cho nhóm phân tích dữ liệu và các yêu cầu.
Vì thư viện hiện cũng đang sử dụng 1 phần mềm quản lý thư viện và cũng
khá nhiều thông tin đã được nhập vào hệ thống này. Vấn đề đặt ra là phải
chuyển đổi các dữ liệu từ hệ thống cũ sang hệ thống mới sử dụng MS SQL.
Nhưng do hệ thống cũ sử dụng cơ sở dữ liệu Postgres SQL nên nhóm dữ án
cũng phải cử người để tìm hiểu về Postgres SQL và các thức chuyển đổi dữ
liệu sang MS SQL.
Khi dự án đi được ½ chặng đường, một thành viên chủ chốt của nhóm lập
trình xin nghỉ phép để ra nước ngoài đi học 1 năm. Việc thiếu nhân lực này có
thể làm chậm tiến độ của dự án.
2. Nhiệm vụ
a) Anh Phụng, trưởng nhóm, quyết định tổ chức một buổi họp gồm 3 bên:
nhà đầu tư – đại diện là ông Hiệu Trưởng; thư viện – đại diện là Giám đốc
thư viện, kỹ thuật thư viện và thủ thư; nhóm dự án – đại diện là anh Phụng
và anh Quang. Anh Phụng đề nghị phương án tổ nhóm phân tích sẽ tách
riêng từng chức năng ra: nhập sửa sách của kỹ thuật thư viện; mượn trả
sách và quản lý độc giả của thủ thư; thống kê, báo cáo của Giám đốc thư
viện; trang web tra cứu cho độc giả. Mỗi phần như vậy được phân tích
riêng và sẽ có một hoặc nhiều buổi họp với người đại diện của thư viện để
thống nhất về cách thức giải quyết các vấn đề.
b) Sau khi các yêu cầu phân tích xong, nhóm dự án nhờ một người am hiểu
về Postgres SQL và nhờ anh ta hướng dẫn 1 buổi cho một số thành viên
chịu trách nhiệm về cơ sở dữ liệu để chuyển đổi dữ liệu từ Postgres SQL
sang MS SQL.
c) Trong khi đang code chương trình, việc một nhân viên xin nghỉ sẽ kéo theo
rất nhiều các vấn đề về kế hoạch coding của cả nhóm. Trưởng nhóm tổ
chức buổi họp và đề nghị mọi người sẽ cho ý kiến, người nào có thể đảm
trách 1 phần công việc của người xin nghỉ hoặc có thể đảm trách hết các
phần quan trọng và giao lại phần không quan trọng để kiếm một người mới
ngoài nhóm dự án. Việc họp này cũng có được nhiều ý kiến đóng góp của
các thành viên, và anh Quang đã quyết định phân bố lại công việc code
cho các thành viên trong nhóm và tìm thêm 1 người nữa để bổ sung vào.
Người được nhận bổ sung vào là 1 sinh viên của Khoa Công nghệ Thông
tin nhưng đã có nhiều lần tham gia với nhóm để viết các chương trình.
SVTH: Bùi Minh Phụng – CH0601051 Trang 16
Nguyễn Thế Quang – CH0601056
Môn: Quản trị dự án GVPT: Trương Mỹ Dung
Phần 4: Kết thúc
1. Kịch bản
Sau gần 1 năm thực hiện, dự án cũng đã hoàn thành và có chậm hơn tiên độ
đề ra 15%, đây là khoảng thời gian chậm trong mức độ cho phép của dự án.
Việc các thành viên trong nhóm đã kết hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện dự
án, cùng giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn đã giúp cho dự án hoàn
thành một cách tốt đẹp. Việc thường xuyên tổ chức buổi họp để lấy ý kiến của
thư viện cũng như sự chỉ đạo trực tiếp của nhà đầu tư (Hiệu Trưởng) đã tạo
được một mối quan hệ tốt giữa người xây dựng chương trình (nhóm dự án)
và người sử dụng chương trình (thư viện). Việc trao đổi thường xuyên cũng
cho dự án được đi theo đúng hướng đã hoạch định và các yêu cầu đề ra.
2. Các nhiệm vụ
- Chuẩn bị bản báo cáo trình bày tại buổi tổng kết dự án. Mô tả quá trình
thực hiện dự án, các vấn đề đạt được và còn tồn tại và kết quả so với yêu
cầu đề ra.
- Chuẩn bị tài liệu để hướng dẫn người sử dụng chương trình cho hiệu quả.
Tài liệu phải có các hình ảnh minh họa cho dễ hiểu, dễ nắm bắt.
- Tổng hợp các tài liệu liên quan đến dự án từ thời gian bắt đầu dự án tới
khi kết thúc.
3. Phác thảo về dự án
- Do số lượng độc giả ngày càng tăng, nhu cầu mượn trả sách cũng tăng
theo nên việc đưa ứng dụng tin học vào quản lý đã làm tăng hiệu quả của
công việc, các thông tin về sách được số hóa tạo điều kiện cho việc tra
cứu dễ dàng hơn.
- Xây dựng phần mềm quản lý thư viện Trường ĐH Văn Lang đáp ứng
được một số các yêu cầu sau:
• Số hóa toàn bộ thông tin về sách, giáo trình, tài liệu
• Thông tin độc giả mượn trả cũng được số hóa, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc thống kê.
• Độc giả có thể tra cứu thông tin sách dễ dàng thông qua trang web của
thư viện.
• Giúp thư viện kiểm kê hàng năm một cách đơn giản và rõ ràng.
4. Lý do thà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng chương trình quản lý thư viện trường văn lang.pdf