MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG 6
1.1 Các khái niệm về truyền thông cổ động. 6
1.1.1. Khái niệm truyền thông cổ động. 6
1.1.2. Các công cụ truyền thông cổ động . 6
1.2. Xây dựng chiến lược truyền thông cổ động. 8
1.2.1.Định dạng công chúng mục tiêu. 8
1.2.2. Xác định mục tiêu truyền thông. 8
1.2.3. Thiết kế thông điệp. 8
1.2.3.1. Nội dung thông điệp: 9
1.2.3.2. Cấu trúc thông điệp. 9
1.2.3.3. Hình thức thông điệp. 9
Lựa chọn các phương tiện truyền thông. 9
1.2.5.Xây dựng ngân sách cổ động 9
1.2.5.1. Các phương pháp. 9
1.2.5.2. Phân chia kinh phí cổ động. 11
1.3. Thiết kế chương trình quảng cáo. 12
1.3.1. Xác định mục tiêu quảng cáo. 12
1.3.2. Quyết định về ngân sách quảng cáo 15
1.3.2.1. Quyết định ngân sách quảng cáo. 15
1.3.3. Quyết định về thông điệp quảng cáo 15
1.3.4. Kiểm tra và đánh giá chương trình quảng cá. 20
1.3.4.1. Phương pháp nghiên cứu hiệu quả truyền thông. 20
1.3.4.2 Phương pháp nghiên cứu hiệu quả doanh số. 21
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG CỦA CÔNG TY PEPSICO VIỆT NAM 22
2.1 Tổng quan về PepsiCo. 22
2.1.1 PepsiCo toàn cầu. 22
2.1.2 PepsiCo Việt Nam. 22
2.1.3. Viễn cảnh, sứ mệnh. 24
2.1.3.1. Viễn cảnh: 24
2.1.3.2. Sứ mệnh: 24
2.3. Chiến lược kinh doanh của công ty. 24
2.3.1. Chiến lược hiện tại. 24
2.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động king doanh của công ty Pepsico VN năm 25
2009 – 2010. 25
2.3.4. Mô hình swot của công ty. 27
2.4.5 Đối thủ cạnh tranh. 29
2.4. Chiến lược Marketing hiện tại của công ty. 30
2.4.1. Chiến lược sản phẩm. 30
2.4.1.1. Phát triển sản phẩm mới: 30
2.4.3 Chiến lược giá. 31
2.3.3.Các công cụ truyền thông hiện tại của công ty. 32
2.4.4.1 Chiến lược PR. 32
2.4.4.2 Chiến lược quảng cáo 36
Chương 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG CHO SẢN PHẨM NƯỚC GIẢI KHÁT PEPSICO VIỆT NAM 39
3.1. Quá trình truyền thông: 39
3.2. Phát triển chiến lược truyền thông hiệu quả. 40
3.2.1. Định dạng công chúng mục tiêu: 40
3.2.3. Xác định mục tiêu truyền thông: 40
3.2.4. Thiết kế nội dung thông điệp: 41
3.2.4.1. Nội dung thông điệp 41
3.2.4.2. Cấu trúc thông điệp 41
3.2.4.2. Hình thức thông điệp 42
3.2.4.3. Mục đích thông điệp 42
3. 4. Thiết kế chương trình truyền thông: 42
3.4.1. Quảng cáo: 42
3.4.1.1 Quảng cáo trên truyền hình. 42
3.4.1.2. Quảng cáo trên internet 45
3.4.1.3. Quảng cáo trên báo 46
3.4.1.3. Quảng cáo trên băng rôn – tờ rơi 48
3.4.2. Quan hệ công chúng (PR) 49
3.4.2.1. Họp báo và quan hệ với giới báo chí. 49
3.4.2.2. Truyền thông nội bộ. 49
3.4.2.3. Triển lãm 50
3.4.3. Bán hàng cá nhân 50
3.4.4. Khuyến mãi. 51
3.5. Tiến trình thực hiện 54
3.6. Đánh giá 57
3.6.1. Tần suất xuất hiện trên báo 57
3.6.2. Tương tác trên mạng 57
3.6.3. Phản ứng từ các đối tượng khác 57
KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 60
61 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5717 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chương trình truyền thông cổ động cho công ty nước giải khát Pepsico Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khu vực thị trường và đo mức biến động doanh số thực tế trên đó...
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG CỦA CÔNG TY PEPSICO VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về PepsiCo.
2.1.1 PepsiCo toàn cầu.
Pepsi Co là một công ty giải khát và thực phẩm hàng đầu với tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới hoạt động trên 100 năm có mặt trên hơn 200 quốc gia với hơn 185.000 nhân viên. Công ty có doanh số hàng năm đạt 39 tỷ USD, và con số này ngày càng tăng nhanh. PepsiCo cung cấp những sản phẩm đáp ứng nhu cầu và sở thích đa dạng của người tiêu dùng, từ những sản phẩm mang tính vui nhộn, năng động cho đến những sản phẩm có lợi cho sức khỏe và lối sống lành mạnh.
• Trụ sở chính của PepsiCo được đặt tại: Furchase, Newyork
• Lịch sử hình thành:
1898: Caleb Bradham mua quyền sang chế cho thương hiệu Pepcola và đặt tên lại là Pepsicola
1902: Thương hiệu PepsiCola được đăng ký
1936: Doanh số của Pepsi tăng vọt tại Mỹ
1941: PepsiCola thâm nhập vào thị trường Châu Âu
1947: Mở rộng sang Philipines và Trung Đông
1964: Cho ra sản phẩm nước ngọt dành cho người ăn kiêng đầu tiên trên thế giới – Diet Pepsi
1998: PepsiCo hoàn tất việc mua lại Tropicana với trị giá $3.3 tỷ
Ngày nay Pepsi đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Theo khảo sát cứ 4 sản phẩm nước uống có ga được bán trên thế giới thì có 1 sản phẩm của Pepsi, tổng cộng là một ngày Pepsi bán được hơn 200 triệu sản phẩm và con số này còn tiếp tục tăng.
Tính trên toàn thế giới thì khách hàng chi khoảng 32 tỷ USD cho các mặt hàng nước giải khát của PepsiCo.
2.1.2 PepsiCo Việt Nam.
• Lịch sử hình thành:
24/12/1991: Công ty nước giải khát quốc tế (IBC) được thành lập do liên doanh giữa SP.Co và Marcondray – Singapore với tỉ lệ vốn góp 50% -50%
1994: Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam.
1998: PI mua 97% cổ phần, SP Co 3%, tăng vốn đầu tư lên 110 triệu USD.
2003: PepsiCola Global Investment mua 3% còn lại, đổi tên thành Công ty nước giải khát quốc tế PepsiCo Việt Nam. Có thêm nhãn hiệu: Aquafina, Sting, Twister, Lipton-Ice Tea
2005: Chính thức trở thành công ty có thị phần về nước giải khát lớn nhất Việt Nam.
2006: Tung ra sản phẩm Foods đầu tiên ( Snack Poca)
2007: Phát triển ngành hàng sữa đậu nành
2008: Khánh thành nhà máy sản xuất thực phẩm đóng gói tại Bình Dương. Tung sản phẩm Snack Poca Khoai tây cao cấp
• Trụ sở chính của công ty được đặt tại:
Tầng 5, Cao ốc Sheraton. Sài Gòn, 88 Đồng Khởi, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Tel: 08488219437
Fax: 08488219436
Hotline: (08)9100623
Website: www.pepsiworld.com.vn
Email: webmaster@pepsiworld.com.vn
• Các chi nhánh:
Tp HCM: A77 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình
Hà Nội: 233B Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Đà Nẵng: QL1A Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam
Cần Thơ: Lô 8 Đường Trục Chính, KCN Trà Nóc, Cần Thơ
Sản phẩm của PepsiCo Việt Nam: Pepsi, Mirinda, Aquafina, Twister, H2OH, Sting, SevenUp & SevenUp Rivive, Body Naturals, Lipton, bánh Snack cao cấp.
2.1.3. Viễn cảnh, sứ mệnh.
2.1.3.1. Viễn cảnh:
Tại Pepsico chúng tôi tin tưởng rằng: Mỗi nhân viên như một cá nhân, chúng tôi có trách nhiệm đóng góp cho chất lượng cuộc sống cộng đồng. Triết lý này được biểu thị: “Trách nhiệm của PepsiCo không ngừng hoàn thiện hình ảnh trên tất cả mọi nơi chúng tôi hoạt động, môi trường- kinh tế- xã hội…tạo ra một ngày mai tốt đẹp hơn hôm nay.”
a. Tư tưởng cốt lõi:
Về giá trị cốt lõi của công ty, Steven Reinemund (cựu giám đốc điều hành công ty PepsiCo) hy vọng rằng cộng đồng của Pepsico có thể phản ánh được những giá trị của công ty là : sự trung thực, sự công bằng và sự hoàn hảo.
b. Mục đích cốt lõi:
Đem lại sự tiện lợi cho tất cả mọi người.
c. Hình dung về tương lai:
Pepsi sẽ trở nên trẻ trung hơn, khác lạ hơn và phù hợp hơn với các khách hàng của mình.
2.1.3.2. Sứ mệnh:
Trở thành công ty hàng đầu về sản xuất hàng tiêu dùng, tập trung chủ yếu vào thực phẩm tiện dụng và nước giải khát. Chúng tôi không ngừng tìm kiếm và tạo ra các hiệu quả tài chính lành mạnh cho các nhà đầu tư, tạo cơ hội phát triển và đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho nhân viên, các đối tác kinh doanh và cộng đồng nơi chúng tôi hoạt động. Chúng tôi luôn phấn đấu hoạt động trên cơ sở trung thực, công bằng và chính trực trong mọi hành động của mình.
2.3. Chiến lược kinh doanh của công ty.
2.3.1. Chiến lược hiện tại.
Với mục tiêu là trở thành công ty hàng đầu về sản xuất hàng tiêu dùng, tập trung chủ yếu vào thực phẩm tiện dụng và nước giải khát, không ngừng tìm kiếm và tạo ra các hiệu quả tài chính lành mạnh cho các nhà đầu tư, tạo cơ hội phát triển và đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho nhân viên, các đối tác kinh doanh và cộng đồng nơi chúng tôi hoạt động. Chúng tôi luôn phấn đấu hoạt động trên cơ sở trung thực, công bằng và chính trực trong mọi hành động của mình.
Hiện nay mục tiêu của pepsico việt Nam là đa dang hóa sản phẩm và da dạng hóa thị trường, theo đúng chính sách của công ty mẹ.
Pepsico là hãng sản xuất nước ngọt lớn đứng thứ 2 trên thế giới,với nguồn lực tài chính vững mạnh.Thông báo lợi nhuận của hãng trong quí 2 năm 2011 là 1,19 tỉ USD, tăng lên từ mức 1,06 tỉ USD năm ngoái.
Pepsico Việt Nam có thị phần lớn nhất trong lĩnh vực nước giải khát,với các nhà máy sản xuất lớn ,dây chuyền hiện đại.
Pepsi luôn có những sáng kiến mới để tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.
Pepsi sở hữu đội ngũ nhân viên có năng lực , làm việc hiệu quả. Hệ thống phân phối và bán hàng rộng khắp trên toàn quốc.
2.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động king doanh của công ty Pepsico VN năm
2009 – 2010.
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2009
Tổng tài sản
12.262.629.274.378
11.628.389.386.621
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu
6,753,852,780,375
5,289,278,816,728
Doanh thu bán hang
373.264.085.885
318.360.902.308
Các khoảng giảm trừ
-
68.963.736
Doanh thu thuần
373.264.085.885
31.291.938.572
Giá vốn hàng bán
316.054.798.659
279.672.763.131
Lợi nhuận gộp
57.209.287.226
38.619.175.441
Doanh thu từ hoạt động tài chính
1 .556.290.773
18.866.658.032
Chi phí tài chính
10.873.151.286
12.485.632.130
+ Trong đó : Lãi vay
10.873.151.286
12.485.632.130
Chi phí bán hang
-
-
Chi phí quản lý doanh nghiệp
23.139.675.434
16.885.151.747
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
24.752.751.279
28.115.049.596
Thu nhập khác
1 92.628.194
45.695.485.765
Chi phí khác
1.281.152.715
44.296.334.405
Lợi nhuận khác
(1.088.524.521)
1.399.151.360
Tổng lợi nhuận trước thuế
23.664.226.758
29.514.200.956
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
7.613.149.230
417.350.598
Lợi nhuận sau thuế TNDN
16.051.077.528
29.096.850.358
Bảng 2.1. Báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh của công ty
Lợi nhuận gộp biên : Thể hiện khả năng sinh lợi trên doanh số của công ty Pepsico VN. Thông số này đo lường hiệu quả của các hoạt động sản xuất và Marketing. Đặt biệt thông số này còn phản ánh tính hợp lý trong chính sách định giá của công ty.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV
Lợi nhuận gộp biên =
Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV
- Năm 2009 :
Lợi nhuận gộp = 38.619.175.441 / 31.291.938.572 = 123,4%
- Năm 2010 :
Lợi nhuận gộp = 57.209.287.226 / 373.264.085.885 = 15,32%
Thu nhập trên tổng tài sản (ROA) :
Lợi nhuận sau thuế TNDN
ROA =
Tổng tài sản bình quân trong kỳ
- Năm 2009 :
ROA = 29.096.850.358 / 11.628.389.386.621 = 0,002%
- Năm 2010 :
ROA = 16.051.077.528 / 12.262.629.274.378= 0,001%
Những con số trên cho thấy mức sinh lợi của công ty Pepsico VN là chưa cao, năm 2010 so với năm 2009 tăng nhẹ. Điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng tài sản chưa hợp lý trong quá trình tạo ra doanh số
Thu nhập trên vốn chủ (ROE) :
Lợi nhuận sau thuế TNDN
ROE =
Tổng vốn chủ sở hữu bình quân
- Năm 2009:
ROE = 29.096.850.358 / 5.289.278.816.728= 0,55%
- Năm 2010 :
ROE = 16.051.077.528 / 6.753.852.780.375= 0,23%
Thông số này cho biết hiệu quả của doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập cho các cổ đông, nó cho biết khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư của họ trong công ty. Con số này cho thấy các cổ đông có lợi một phần nhỏ trong các hoạt động của công ty.
2.3.4. Mô hình swot của công ty.
1. Điểm mạnh:
• Nước ngọt có gas Pepsi là sản phẩm có thương hiệu lâu đời, uy tín và nổi tiếng trên toàn thế giới.
• Pepsi có thị phần và chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường.
• Sản phẩm có chất lượng hoàn hảo, giá cả hợp lý, bao bì đẹp-bắt mắt, đa dạng về chủng loại và mẫu mã.
• Pepsi được khách hàng đánh giá cao về sự tiện lợi, tính năng động.
• Pepsi gắn liền với phong cách trẻ trung, luôn bứt phá-là sản phẩm dành cho giới trẻ.
• Khẩu vị, hương vị phù hợp với phần đông người tiêu dùng Việt.
2. Điểm yếu:
• Sức mạnh có được từ nhãn hiệu chưa cao.
• Chi phí dành cho quảng cáo sản phẩm rất lớn.
• Kẻ thù chính yếu là rất mạnh.
• Thị phần của Pepsi trên thị trường là khá đơn điệu,hầu hết người dùng cuối cùng là người trẻ,hiện vẫn có một số ít người không thích hương vị của Pepsi.
• Việc thiết kế gói sản phẩm của Pepsi vẫn còn kém hấp dẫn.
3. Cơ hội:
• Đả phục hồi của nền kinh tế sau suy thoái nhờ vào gói kích thích kinh tế của chính phủ.
• Việt Nam gia nhập WTO.
• Thị hiếu và xu hướng tiêu dùng hiện đại ngày càng lớn
• Quy mô và cơ cấu dân số trẻ.
• Thị trường rộng lớn xét về cả hiện tại và thị trường tiềm năng trong tương lai.
• Khí hậu Việt Nam rất phù hợp với việc phát triển các sản phẩm nước uống giải khát.
• Công nghệ phát triển nhanh và dễ dàng tiếp cận hơn so với các đối thủ khác.
• Có những nhà cung ứng lớn, có uy tín
• Nguyên vật liệu đảm bảo.
4. Đe dọa.
• Sự gia tăng về lạm phát.
• Sản phẩm thay thế đa dạng.
• Khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng và mẫu mã sản phẩm.
• Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh là rất lớn.
• Sự nhạy cảm về giá.
• Cạnh tranh không lành mạnh.
Bảng 2.2. Mô hình swot của công ty
2.3.5 Đối thủ cạnh tranh.
a. Đối thủ hiện tại:
Hình 2.3. Đối thủ cạnh tranh của pepsico
Việc xác định đúng vị trí của mình đề ra các mục tiêu và thực hiện chúng bằng mọi giá là một trong những việc mà Pepsi luôn làm. Và đôi thủ truyền kiếp của Pepsi phải kể đến chính là Cocacola.
Trên thị trường thế giới thì Pepsi vẫn là kể theo đuổi Cocacola nhưng ở thị trường Việt Nam Pepsi lại là người đi đầu và luôn là kẻ đi tiên phong.Vì thế định hướng tập trung cao độ chính là điều mà PepsiCo cần phải có được để có thể tập trung sức mạnh tài chính của mình hơn nữa mà đối đầu với Coca-Cola trên các thị trường.Để thực hiện được việc này không thể là dễ dàng, PepsiCo cần phải tập trung sức mạnh của mình hơn nữa. Rõ ràng là PepsiCo đã có được những chiến lược tuyệt vời để đối đầu với Coca-Cola, đó chính là ý tưởng marketing “thế hệ Pepsi” đã được giới thiệu từ những năm đầu thập niên 1960
b. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng:
Cung cấp thức ăn và đồ uống tiện lợi đang dần trở nên là một ngành hấp dẫn,vì đây là lĩnh vực dễ đầu tư và lợi nhuận lớn.Tuy nhiên các đối thủ này gặp phải 1 số khó
khăn, đó là phải có nguồn vốn lớn và lòng trung thành của khách hàng. Để xây dựng thương hiệu, nhiều công ty đã tập trung chi phí lớn vào quảng cáo.Bởi vì Pepsi là người đến Việt Nam đầu tiên và cũng là có mặt từ lâu đời trên thị thị trường và dành được lợi thế cạnh tranh lớn từ các yếu tố chủ yếu cho quá trình sản xuất sản phẩm đến các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất :nguyên vật liệu ,lao động ,thiết bị và các kỹ năng …nên Pepsi hoàn toàn có thể tin tưởng vào lợi thế của mình.Tuy nhiên cải tiến những dịch vụ của mình để giữ chân khách hànglà những việc mà Pepsi luôn quan tâm.
2.4. Chiến lược Marketing hiện tại của công ty.
2.4.1. Chiến lược sản phẩm.
2.4.1.1. Phát triển sản phẩm mới:
Hiện nay pepsico - VN tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
Hình 2.4. Các sản phẩm hiện nay của pepsico
của con người.
7 up Revive: Là nước uống Isotonic có khả năng cung cấp và cân bằng kịp thời các loại muối, khoáng chất, vitamin và nước mà cơ thể cần sau mỗi khi họat động, giúp tinh thần luôn thoải mái, sảng khoái. Trong Isotonic có chứa đầy đủ thành phần electrolytes (muối, khoáng chất như Natri, Ma-giê, Kali, Canxi và Clo), các loại vitamin B (B3, B6, B12) và nước và giống như thành phần thường bị mất đi qua mồ hôi khi cơ thể vận động.
Diet Pepsi: danh cho người ăn kiêng.
Sting: giúp tăng cường sinh lực trong mọi hoạt động.
2.4.2. Chiến lược phân phối
Ngày nay hầu hết những người sản xuất đều cung cấp sản phẩm của mình cho thị trường thông qua các trung gian phân phối vì nhiều lí do như hạn chế về mặt tài chính, tiết kiệm chi phí ….Những trung gian phân phối hợp thành một hệ trống kênh phân phối-là tập hợp những cá nhân hay những cơ sở kinh doanh phụ thuộc lẫn nhau liên quan đến quá trình tạo ra và chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Với pepsi cũng vậy, mặt dù pepsi là một đại gia lớn trong ngành nước giải khát với tiềm lực lớn mạnh về tài chính nhưng pepsi không “tự tay” mang sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng mà đã xây dựng cho mình một hệ thống phân phối trên
toàn cõi Việt Nam . Ngoài các đại lý và tổng đại lý, Pepsi còn “tiếp cận” hầu hết các quán cà phê (nơi quảng bá và tiêu thụ một lượng rất lớn nước ngọt của Pepsi.
Thành viên trong kênh phân phối của pepsi là không quá phức tạp vì do đặc tính của sản phẩm là sản phẩm tiện dụng .
Những nhà quản lí của pepsi cũng luôn quan tâm đến việc khích lệ động viên các trung gian phân phối để họ làm tốt công việc được giao thông qua nhiều phương pháp khác nhau như chiết khấu,thưởng theo doanh số……
Hiện nay Pepsi còn tổ chức kênh phân phối theo hệ thống marketing ngang.
Pepsi hiện đã và đang hợp tác với nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh KFC-nơi người ta ăn fast food và chỉ được uống pepsi.ngoài ra pepsi còn có hợp tác với phở 24h trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Sáng 7/9/2009, Công ty Pepsico Việt Nam đã cùng Công ty cổ phần Kinh Đô ký kết thỏa thuận hợp tác kinh doanh, mở đầu cho sự hợp tác kinh doanh giữa công ty nước giải khát thuộc tập đoàn đa quốc gia (Pepsico) và công ty thực phẩm bánh kẹo có uy tín tại nội địa.
Đây là hình thức hợp tác dựa vào kênh phân phối của nhau để mở rộng mạng lưới bán hàng, phát triển thị trường.
2.4.3 Chiến lược giá.
a. Định giá sản phẩm mới:
Nước giải khát là mặt hàng khá quen thuộc người tiêu dùng,vì thế khi có một sản phẩm mới ra đời thì nó cũng chỉ được xem là một sản phẩm thay thế chứ nó không thể nào mở ra một phân khúc thật hấp dẫn được.Chính vì thế mà khi các sản phẩm mới của Pepsi ra đời thì nó đều được định giá với mức giá thâm nhập.khi sting hay Twister được tung ra thị trường vào những năm 2005-2006 thì 2 sản phẩm này được định giá thâm nhập với mức giá xoay quanh những sản phẩm đã có của mình hay của đối thủ cạnh tranh.
Đầu năm 2008 Pepsi lại tiếp tục cho ra sản phẩm Sting sport nước tăng lực giành cho những người chơi thể thao với 2 vị cam và chanh,vì đây được cho là một phân đoạn tìm năng mà trước đây còn bỏ ngỏ,vì thế Pepsi định giá có phần cao hơn,khi trước đó họ đã tung ra sản phẩm 7-up.
b. Định giá sản phẩm cải tiến mới, hiện có đưa vào thị trường mới:
Khi Pepsi ký được hợp đồng xâm nhập thị trường Việt Nam, lập tức với thế lực hùng hậu của mình, Pepsi ngay lập tức thống lĩnh thị trường Việt Nam từ Nam ra Bắc.Tất cả những “hãng” nước ngọt “linh tinh” ở Việt Nam lập tức “sập tiệm” (chỉ cần với một chiêu thức đơn giản là “khuyến mãi đại hạ giá”). Với giá quá rẻ, cộng thêm uy tín chất lượng “hàng đầu thế giới”, Pepsi “đè bẹp” các đối thủ Việt Nam trong vòng không quá... một tháng.
Thị trường của Pepsi ngày càng mở rộng từ nam ra bắc từ thành thị đến nông thôn,trên tất cả lãnh thổ việt nam.Nhưng hãng vẫn thực hiện chiến lược giá thống nhất trên mọi thị trường.
Các công cụ truyền thông hiện tại của công ty.
2.4.4.1 Chiến lược PR.
Ở điểm này thì Pepsi Việt Nam luôn thực hiện rất tốt, công ty thường xuyên tài trợ cho các các hoạt đông văn hoá thể thao và ca nhạc.Những lần tổ chức seagame,hay các hoạt động bóng chuyền trong các giải đấu tại TP HCM…thì công ty đều có tài trợ để quảng bá hình ảnh của công ty đến với công chúng. Đặc biệt công ty còn thực hiện việc tổ chức sân khấu âm nhạc riêng cho mình ngay trên diễn đàn forum của công ty.
Những chương trình từ thiện, hoạt động cộng đồng như “Giải Golf Hữu Nghị Từ thiện Pepsi”, tham gia hỗ trợ “Ngày hội ca sĩ”, Tài trợ các cuộc thi dành cho tài năng trẻ như Dynamic, Đường tới thành công, các chương trình học bổng dành cho các sinh viên tài năng, vượt khó v.v.. Cũng chính là lời cam kết cống hiến sức trẻ cho cộng đồng của PepsiCo Việt Nam.
Những hoạt động đánh bóng thương hiệu:
Tài trợ cho đội tuyển U23 Việt Nam:
Lễ ký kết hợp đồng hỗ trợ về tài chính cho đội bóng đá U23 quốc gia nam tham dự SEA Games 23, giữa LĐBĐVN và PepsiCo Việt Nam, đã diễn ra tại TP HCM. Đội sẽ nhận được tối thiểu là 1 tỷ đồng từ Pepsi.
Hình 2.5. Phó Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng (trái) và Tổng Giám đốc PepsiCo Việt Nam Phạm Phú Ngọc Trai tại lễ ký.
Với mong muốn góp phần hỗ trợ đội U23 chuẩn bị tốt nhất cho SEA Games 2005, công ty PepsiCo Việt Nam sẽ thực hiện cuộc vận động người tiêu dùng ủng hộ trong khoảng thời gian dự kiến từ 22/8 đến 7/11, theo chương trình: Uống mỗi chai Pepsi, bạn sẽ ủng hộ 50 đồng tiếp thêm sức mạnh cho bóng đá Việt Nam đoạt HC vàng.
Chương trình vận động nêu trên dự tính sẽ mang lại cho đội U23 giá trị bằng tiền mặt là 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng giá trị hỗ trợ thực tế sẽ cao hơn nhiều nếu bao gồm cả những hoạt động khác nhằm cổ vũ, ủng hộ bóng đá Việt Nam tham dự SEA Games 23.
Ca sĩ Mỹ Tâm sẽ gặp gỡ các ngôi sao thế giới tại Anh quốc
Chiều 20-1-2004, công ty nước giải khát quốc tế PepsiCo Việt Nam đã chính thức công bố sự kiện ca sĩ Mỹ Tâm trở thành ca sĩ độc quyền (thời hạn một năm) trong lĩnh vực nước giải khát cũng như là một thành viên của công ty Pepsi-IBC Việt Nam từ cuối tháng 1-2004.
Đánh dấu sự kiện này là việc ca sĩ Mỹ Tâm sẽ lên đường sang thủ đô London (Anh quốc) vào đêm mùng ba tết Giáp Thân để kịp tham dự buổi gặp gỡ những ngôi sao ca nhạc thế giới Britney Spears , Enrique Iglesias, Pink và Beyonce .
Gala tiễn U23 Việt Nam đi "kiếm vàng" ở SEA Games
Nhằm động viên tinh thần các cầu thủ U23 quốc gia trước giờ lên đường tranh tài ở Philippines, PepsiCo Việt Nam cùng LĐBĐVN tổ chức một buổi lễ chia tay, giao lưu giữa toàn thể đội, ban huấn luyện với người hâm mộ. Gala này sẽ diễn ra tại khách sạn Fortuna, Hà Nội, vào chiều ngày 15/11.
Trong chương trình này, người hâm mộ sẽ được giao lưu trực tiếp với các cầu thủ Văn Quyến, Tài Em, Thanh Bình… về những kỷ niệm, những tâm sự của họ đối với bóng đá, cũng như quyết tâm của các tuyển thủ khi lá thăm đưa đội tuyển của chúng ta vào một bảng nặng nề . Đặc biệt, với mong muốn góp sức mình cùng đội tuyển bóng đá, các nghệ sĩ như Kim Cương, Bảo Quốc, nhạc sĩ Bảo Phúc, ca sĩ Kasim Hoàng Vũ, Lệ Quyên, Nhóm ca Nhịp điệu… cũng sẽ trình diễn tại buổi lễ.
Với nỗ lực chung góp sức mạnh cho đội tuyển chiến thắng tại Phillippines, hồi tháng 8, Công ty PepsiCo Việt Nam đã ký hợp đồng hỗ trợ đội tuyển nam quốc gia tham dự SEA Games 23, thông qua chương trình Uống mỗi chai Pepsi, bạn đã góp 50 đồng cho đội tuyển chiến thắng tại Phillippines. Đơn vị này cũng đã ủng hộ đội tuyển bóng đá Việt Nam tại Tiger Cup 1998, tài trợ giải vô địch bóng đá chuyên nghiệp, giải vô địch thiếu niên nhi đồng… Nhờ đó, họ đã được LĐBĐVN công nhận là một trong những Đối tác vàng của bóng đá Việt Nam.
Tài trợ cuộc thi "DYNAMIC - Sinh viên nhà doanh nghiệp tương lai" lần thứ 8 năm 2007.
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM vừa công bố thể lệ cuộc thi "DYNAMIC - Sinh viên nhà doanh nghiệp tương lai" lần thứ 8 năm 2007. Theo đó, cuộc thi với sự tài trợ của Pepsico Việt Nam, Ngân hàng Đông Á, Công ty cổ phần Kinh Đô... sẽ được tổ chức theo 4 vòng thi ở 5 khu vực: Hà Nội, TP.HCM, Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung và Tây Nguyên.
Chủ đề của cuộc thi là Hội nhập, bao gồm các nội dung về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội nổi bật của thế giới và tổng hợp của Việt Nam từ năm 2005 đến nay, kiến thức cơ bản và nâng cao về lĩnh vực kinh tế - quản trị kinh doanh... với hình thức thi viết và nói (bằng tiếng Việt và tiếng Anh). 4 cá nhân được giải cao nhất sẽ có chuyến giao lưu cùng sinh viên các trường ĐH và doanh nghiệp tại Hoa Kỳ. Dự đoán cuộc thi sẽ thu hút hơn 10.000 sinh viên của 70 trường ĐH tham dự.
Pepsi là nhà tài trợ cho đội tuyển quốc gia Việt Nam
Ông Trai cho biết, bóng đá vẫn luôn là lĩnh vực trọng tâm trong các ưu tiên tài trợ của công ty Pepsi. Thời gian vừa qua tuy Pepsi không tài trợ cho đội tuyển nhưng công ty vẫn có các hoạt động tài trợ cho các cá nhân bóng đá nổi bật khác. Chẳng hạn như đã từng mời Văn Quyến gia nhập đại gia đình Pepsi vào năm 2004. Oâng Trai cũng khẳng định ê kíp các nhà lãnh đạo mới của LĐBĐVN đã thật sự gây được ấn tượng và niềm tin đối với Pepsi.
Giá trị hợp đồng được ký kết sẽ xấp xỉ 1 tỷ đồng. Theo đó, Pepsi sẽ trích 50đồng/chai nước Pepsi để tài trợ cho đội tuyển. Theo dự đoán tiến độ bán hàng của công ty Pepsi, Oâng Trai tin tưởng con số 1 tỷ chỉ là tối thiểu. Bởi thời gian 2 tháng rưỡi như hợp đồng ký kết hoàn toàn có khả năng thu được 1 tỷ đồng (tương đương với việc bán được 2 triệu chai Pepsi). Trong trường hợp số chai nước lớn hơn 2 triệu chai thì số tiền dư vẫn sẽ được ủng hộ cho đội tuyển. Trong trường hợp xấu nhất xảy ra khi số tiền bán nước Pepsi không đủ 1 tỷ, Pepsi sẽ kết hợp cùng LĐBĐVN tổ chức những hoạt động khác như Gala, lễ chia tay các cầu thủ, các chương trình khuyến mãi đi xem đội tuyển thi đấu nếu thắng trận, chụp hình cùng các tuyển thủ
Do trước đó ngày 24/5/2005, LĐBĐVN đã ký hợp đồng với Vital về việc tài trợ nước uống cho tuyển Việt Nam trong khi thi đấu và tập luyện. Sản phẩm nước khoáng Vital do đụng hàng với sản phẩm nước khoáng Aquafina của Pepsi. Thế nên, cũng thông qua báo chí, ông Phạm Phú Ngọc Trai gửi lời đến nhà tài trợ Vital: Riêng sản phẩm nước tinh khiết Aquafina của Pepsi sẽ không được nhắc tới trong các hình ảnh liên quan tới đội tuyển kể từ ngày 22/8 sắp tới. Pepsi là đơn vị lớn kinh doanh lớn, chúng tôi rất tôn trọng các nguyên tắc kinh doanh, sòng phẳng, không nhập nhằng trong những vấn đề như vậy.
Với việc khai thác hình ảnh của đội tuyển. Ông Trai cho biết sẽ trang bị một số túi xách cho các cầu thủ đội tuyển nhưng những túi xách này chỉ xuất hiện trong thời gian ở Philippines. Việc này đã được BTC SEA Games của Philippines có công văn phúc đáp là không hề đụng chạm tới đối thủ nhà tài trợ SEA Games 23 Coca Cola.
Ngoài ra, Pepsi cũng có kế hoạch tung ra thị trường một loại nước khoáng mới dành riêng cho thể thao. Loại nước này có đặc điểm có vị mặn của muối, ít đường, khả năng trao đổi I-On nhanh và phù hợp với các hoạt động thể thao. Pepsi sẽ nhập từ Philippines một số lượng không nhiều để phục vụ thị trường Việt Nam. Loại nước này cũng được cung cấp cho các tuyển thủ trong suốt quá trình thi đấu ở SEA Games 23.
Pepsico VN ra mắt loại nước giải khát mới: Mirinda Sorbet Vị Kem Dâu
Tháng 9/2006, Pepsico Việt Nam giới thiệu ra thị trường dòng sản phẩm mới dành riêng cho đối tượng khách hàng trẻ: Mirinda Sorbet Vị Kem Dâu. Đây là sản phẩm nước giải khát có hương vị độc đáo, pha trộn giữa kem tươi mát lạnh và nước dâu thanh ngọt.
Từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 11, Pepsico VN sẽ tổ chức chương trình Khám phá "Mirinda Sorbet - Mát tê vị kem dâu" tại các điểm mua sắm, vui chơi giải trí tại TP.HCM như công viên nước Đầm Sen, khu du lịch Suối Tiên, trung tâm thương mại Parkson, Diamond Plaza, rạp chiếu phim Cinebox, Galaxy, sân khấu ca nhạc Trống Đồng, Lan Anh và các siêu thị lớn trong TPHCM. Chương trình sẽ bao gồm các hoạt động như hát cùng ca sĩ và các trò chơi thử thách và dùng thử Mirinda Sorbet.
2.4.4.2 Chiến lược quảng cáo
Pepsi-co là một công ty lớn và đa dạng với doanh số trên 8 tỷ đô la. PepsiCo đã phát triển một chuỗi sâu rộng những công cụ truyền thông đại chúng để đến với giới quần chúng của nó. PepsiCo dùng quảng cáo liều lượng cao để xây dựng và duy trì tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường cho các nhãn hiệu của nó. Năm1983, PepsiCo đã chi hơn 472 triệu đôla tiền quảng cáo trên khắp thế giới, và trở thành nhà quảng cáo mạnh thứ 12 trong nước. Sản phẩm nước ngọt Pepsico năm1983 chiếm 26%thị trường (đứng sau CocaCola với tỷ lệ 35%), phí quảng cáo cho mặt hàng này hơn 65 triệu đôla.
Hình 2.6. Hình ảnh quảng cáo của pepsico
Năm 1984, Pepsico dự định chi hơn 40 triệu đôla cho riêng nhãn hiệu Pepsico thôi. Năm 1983, Công ty chi 47 triệu đôla quảng cáo cho PizzaHut và trích them 19 triệu đôla nữa cho TacoBell. Những sản phẩm khác cũng được chi quảng cáo từ một vài tới nhiều triệu đôla. Nhưng Pepsico không chỉ dùng quảng cáo để đến với quần chúng và khách hàng. Hơn 1/3 chi phí quảng cáo của nó năm 1983, khoảng 133 triệu đôla được chi vào những phương tiện truyền thông “không đo lường được” như phiếu thưởng, kỳ thi có thưởng, đánh cá, những sự kiện đặc biệt, những cuộc triển lãm thương mại, và các hoạt động khuyến mại khác. Trong nhiều năm, pepsi đã tiến hành “Lời mời của Pepsi”, một kiểu quảng cáo về khẩu vị mời gọi khách hàng dùng thử Pepsi để so sánh với cola. Khách hàng dần dần bị thu hút vì những trò phiếu thưởng, xổ số của Pesico, người bán thì bị cám dỗ bởi các món trợ cấp và trưng bày của nó. Những sản phẩm mới v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng chính sách truyền thông cổ động cho công ty Pepsico Việt Nam.doc