Đề tài Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống phục vụ cho việc phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị

Làng Cát Sơn - Gio Linh và nghề mộc chạm khắc :Cát Sơn là một làng ven biển, được hình thành khá sớm trên vùng đất phía bắc Quảng Trị. Cư dân chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt thuỷ hải sản và sản xuất nông nghiệp. Chính do nghề sông nước trai tráng trong làng có điều kiện kết thuyền buồm giao du khắp đó đây và học hỏi được nghề mộc đưa về truyền dạy cho con cháu trong làng tạo nghiệp và dần dần phát triển, tạo nên những sản phẩm chạm khắc nổi tiếng. Nguyên liệu dùng trong nghề mộc là gỗ, các loại gỗ quý được khai thác ở rừng đầu nguồn vận chuyển về bằng thuyền, bè rất thuật lợi. Buổi ban đầu họ học việc ở nơi khác đưa về làng sản xuất các vật dụng đơn giản về sau kết hợp với thợ Bắc, thợ Huế phát triển nghề nghiệp chạm khắc gỗ, chạm khảm xà cừ rất nổi tiếng nhất là ở vào giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Năm 1921 tác giả người Pháp là Cadiere đã ca ngợi “dân làng Cát Sơn làm nghề chài lưới, nghề buôn bán, cũng còn làm nghề thợ chạm có tiếng. Họ làm và chạm bộ giàng bằng mit hay gỗ khác. Làng Cát Sơn làm tủ bàn rồi thuê thợ khảm ở Bắc vào lập nghiệp dạy khảm ốc, xà cừ chở vào Nam bán”.

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2053 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống phục vụ cho việc phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âng cao thu nhập ổn định cuộc sống. Đàn ông, trẻ em thường thực hiện những công việc ngâm sợi, đạp sợi, phơi sợi, đánh ống... Đàn bà con gái thì móc vải và dệt trên khung cửi. Sản phẩm làm ra ở đây là vải trắng gồm hai loại vải to và vải mịn (muốn có vải đen và vải màu họ đưa nhuộm bằng phương pháp thủ công). Trong điều kiện ngày trước khi mà vải vóc còn khan hiếm thì sản phẩm của nghề dệt làng Lập Thạch đã đáp ứng nhu cầu mặc rất hữu dụng đối với người dân trong vùng, một thời tiếng tăm và ưa chuộng trên đất Quảng Trị. Cây bông là loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng lại nhạy cảm với thời tiết, mà thời tiết của tỉnh lại rất khắc nghiệt và thất thường. Hiện nay, tình hình sản xuất bông trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn do cây bông đang nằm trong tình trạng thất thế so với các cây trồng khác như lúa, khoai mì, bắp, đậu ớt, thuốc lá... Thất thế do giá thu mua thấp, trong khi việc chăm sóc và thu hoạch lại tốn rất nhiều công sức nên lãi chẳng còn bao nhiêu. Trong khi đó, diện tích trồng bông của làng rất nhỏ bé chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường mà hầu hết các sản phẩm bông đều được nhập khẩu. Chính vì thế, ngành trồng bông của làng Lập Thạch đã không thể tồn tại được trước những sức ép đó. b. Nghề làm hương Đông Định Đông Định là một xóm nhỏ thuộc làng Cam Lộ ngày trước và hôm nay là một thôn của thị trấn Cam Lộ. Tọa lạc vào vị trí thuận lợi: gần chợ (chợ Phiên Cam Lộ), gần sông, gần rừng nên cư dân trong làng có điều kiện mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề - nhất là nghề làm hương. Nguyên liệu để làm nên cây hương là bột hương và bột trèng - đây là những cây có sẵn ở núi đồi xung quanh láng Đông Định. Khi đã chuẩn bị sẵn các nguyên liệu thì tiến hành các thao tác làm hương; phương pháp làm hết sức thủ công và đơn giản, không đòi hỏi gì nhiều vốn đầu tư cũng như các thao tác kỹ thuật. Các thành viên trong gia đình đều có thể tham gia sản xuất, chủ yếu là tận dụng thời gian nông nhàn và nguồn nguyên liệu sẵ có ở địa phương. Quy mô và cách thức sản xuất đang còn rất nhỏ bé, manh mún. Hiện tại nghề nghiệp vẫn chưa tại được cơ hội để mở rộng phát triển, chưa bắt nhịp được với thị trường nên ngày càng teo tóp và tàn lụi. c. Nghề quạt giấy của làng Phương Ngạn Phương Ngạn là một làng cổ của vùng đồng bằng vựa lúa Triệu Phong; diện tích sản xuất nông nghiệp nhỏ hẹp, nên từ rất xa xưa cư dân trong làng phài tìm cho mình một kế sinh nhai từ các loại hình nghề nghiệp. Nghề làm quạt giấy là một nghề thủ công nổi tiếng ở Phương Ngạn và chính nghề làm quạt đã gắn bó với đời sống người dân nơi đây từ thế hệ này qua thế hệ khác và tồn tại mãi cho đến hôm nay. Muốn sản xuất được chiếc quạt giấy phải hội đủ các nguyên liệu chủ yếu như: tre làm xương quạt, rễ cây sim làm hồ dán và giấy bổi dán lên xương tra tạo thành chiếc quạt. Tuy là nghề thủ công đơn giản gọn nhẹ nhưng để tạo nên sản phẩm nổi tiếng thì đòi hỏi người thợ phải hết sức công phu, tỹ mỷ và cẩn trọng. Việc sản xuất quạt được thực hiện tầm tháng 11 đến tháng Chạp thôn dân Phương Ngạn thường đi mua tre của những hộ dân trong làng mang về cưa ra, hui trên lửa cho khô rồi chẻ thành từng hom (nan tre). Ra Tết, những nghệ nhân làm quạt tìm đến các vùng bán sơn địa đào rễ sim mang về sửa sạch, cạo vỏ giã nhỏ rồi ngâm vào hũ sành cùng với nước. Khi nước ngâm từ rễ sim đã đến độ “chín” là có thể mang quệt lên giấy được. Xưa, giấy được dùng làm quạt là giấy bổi mua từ ngã tư Soòng hay được mang về từ những chiếc thuyền từ Huế ra buôn bán. Cứ mỗi nhân công trong gia đình có thể làm được 20 chiếc quạt/ngày, mỗi chiếc bán được từ 500-1.000 đồng. Làm quạt giấy, dân Phương Ngạn dù không giàu có thì cũng đủ ăn đủ mặc"! Xưa kia, hầu hết người dân kiếm sống nhờ làm quạt giấy. Lúc này, nghề nghiệp không phụ lòng người, những chiêc quạt giấy được đổi lấy bát cơm tấm áo khá đầy đủ cho người làm ra nó; bởi hàng hóa sản xuất nhiều, được tiêu thụ rộng rãi trên địa bàn Quảng Trị, Huế đáp ứng được nhu cầu sử dụng của xã hội đương thời. Ngày nay, cùng với sự phát triển của sự nghiệp điện khí hóa nông thôn những chiếc quạt giấy cầm tay không còn thích hợp nữa nên nghề nghiệp của làng vì thế cũng mai một dần đi. d. Nghề làm vôi và giấy Phổ Lại Phổ Lại là một làng thuộc xã Cam An, Cam Lộ; Toạ lạc trên vùng đất nhỏ hẹp, cách thị xã Đông Hà khoảng 5 km về phía Tây bắc. Do hình thành muộn màng hơn so với các làng xã trong vùng nên không có điều kiện mở rộng sản xuất, nên hình thành rất nhiều nghề phụ trong đó có 2 nghề truyền thống là nghề sản xuất vôi và làm giấy. Nghề sản xuất vôi hiện còn tồn tại và phát triển thu hút khá đông lực lượng lao động, tạo được công ăn việc làm và thu nhập cho người nông dân. Nghề làm giấy bổi truyền thống của làng đã mất hẳn từ hàng chục năm nay - hình ảnh thân quen còn giữ lại là tên gọi của chiếc cầu bên nách làng: Cầu Phường Giấy. e. Nghề dệt chiếu Lâm Xuân Lâm Xuân là một làng nông nghiệp có số dân đông, diện tích trồng lúa hạn hẹp. Xưa đây là vùng hoang hóa, đồng đất lầy lội, chua mặn thích hợp cho việc trồng năn, trồng cói-nguyên liệu chính cho nghề dệt chiếu. Tuy nghề dệt chiếu không đồng thời xuất hiện cùng với sự ra đời của làng nhưng đây là nghề được hình thành rất sớm trên vùng đất Quảng Trị và nó gắn bó với đời sống người dân từ hàng trăm năm. Nguyên liệu chính là cây cói được khai thác từ các cánh đồng cói quanh làng. Nguyên liệu thứ hai là cây đay - dùng để tạo các đường sân của chiếu, được khai thác từ vùng rừng núi miền tây Gio Linh. Khuôn dệt cũng hết sức thô sơ và đơn giản. Chất liệu toàn bằng tre gỗ. Quy trình sản xuất thủ công, tận dụng được mọi thời gian, mọi lứa tuổi trong gia đình tham gia. Ngày trước cả làng có hơn 100 khung dệt, với trên 2/3 số hộ làm nghề, hằng ngày sản xuất ra hơn 300 chiếc chiếu các khổ cung cấp cho cả vùng. Hiện tại trước cơn lốc thị trưòng với sự phát triển ồ ạt của các sản phẩm chiều với nhiều chất liêu khác nhau. Thêm vào đó, sự cạn kiệt về nguyên liệu, chiếu lâm Xuân không đủ sức cạnh tranh với các mặt hàng chiếu ngoại vì thể mà nghề chiếu không còn phát triển như xưa, trong làng chỉ còn đôi ba hộ theo nghề và chủ yếu là sản xuất tự cung tự cấp chứ không trở thành sản phẩm hàng hóa. Nếu không lựa chọn hướng đi thích hợp thì làng chiếu cũng có thể sẽ biến mất vào một ngày không xa. f. Nghề đan lát Lan Đình Lan Đình là một làng nông nghiệp vùng gò đồi ở Gio Linh, được hình thành khá sớm. Điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển nghề đan lát, đặc biệt là mây tre - những nguyên liệu sẵn có trên những triền đồi quanh làng và nghề đan lát trở thành nghề truyền thống. Ngày trước, nghề đan lát ở đây rất hưng thịnh. Cả làng từ già, trẻ, gái, trai chỉ biết đến mỗi nghề đan lát. Tiêu chuẩn kén rễ, rước dâu của làng trước hết cũng phải có tay nghề đan rổ, rá. Những chiếc nan tre vàng óng, được chẻ, vót tinh tươm, qua bàn tay của các nghệ nhân đan lát trong làng trở thành chiếc rổ, chiếc rá to nhỏ đủ cỡ, chắc bền, đẹp mắt. Sau vài ngày đan, vài trăm chiếc rổ, rá được các gia đình gom lại, mang ra chợ bán đổi lấy lương thực, thực phẩm. Đã từ rất lâu, đan lát không còn đơn thuần là nghề mưu sinh mà nó đã trở thành một nét văn hóa riêng của người dân ở đây. Những đêm trăng sáng, trai gái thường hẹn nhau ở giếng nước đầu làng, vừa ca hát vừa trổ tài đan lát. Các cụ già móm mém nhai trầu cũng thoăn thoắt từng chiếc nan tre cùng con cháu đan rổ, rá dưới ánh trăng quê. Qua thời gian, nghề đan lát ở Lan Đình đã in đậm dấu ấn của một làng nghề truyền thống, tạo chổ đứng riêng tại thị trường địa phương. Sản phẩm đan lát của làng Lan Đình cũng tự hào đứng vững bên một số nghề truyền thống khác trong tỉnh như nghề dệt vải sợi (Lập Thạch, Đông Hà), đến nghề làm hương (Đông Định, Cam Lộ) hay nghề làm quạt giấy (Phương Ngạn, Triệu Phong)... Trước xu thế phát triển của cơ chế thị trường, nhiều làng nghề truyền thống có nguy cơ mất dần. Song, những người dân Lan Đình vẫn kiên quyết khắc phục khó khăn để neo giữ nghề truyền thống ở lại với thế hệ sau. Tuy ở Lan Đình bây giờ đan lát không còn giữ vị trí độc tôn như ngày xưa nhưng nghề truyền thống này vẫn là nghề phụ quan trọng, tạo ra thu nhập chủ yếu cho người nông dân trong buổi nông nhàn. Để nghề đan lát tồn tại mãi với đất Lan Đình, bên cạnh sự cố gắng bám trụ và truyền đạt nghề của những người dân, phía chính quyền địa phương cần có những giải pháp cụ thể để khuyến khích người dân duy trì làng nghề, đồng thời tìm thị trường tiêu thụ ổn định, kết hợp quảng cáo sản phẩm, tạo thương hiệu riêng để sản phẩm đan lát Phước Thị đứng vững trên thị trường luôn có sự cạnh tranh mạnh mẽ của sản phẩm gia dụng công nghiệp. g. Nghề bún Cẩm Thạch thuộc huyện Cam Lô và làng Phương Lang ở Hải Lăng Cẩm Thạch là một trong tám thôn của xã Cam An, huyện Cam Lộ, có diện tích sản xuất nông nghiệp vô cùng nhỏ bé. Đây là một trong những làng được hình thành khá sớm và nghề làm bún, là nghiệp truyền thống gắn với quá trình hình thành phát sinh, phát triển của cư dân trong làng từ buổi đầu khai phá vùng đất này ở thế kỷ XV. Quy trình làm bún từ sản xuất thủ công và đến nay đã cải tiến một số công đoạn kỹ thuật để tăng năng xuất lao động. Sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, có trên 2/3 số hộ gia đình chuyên sản xuất, thị trường tiêu thụ rộng khắp trong tỉnh. Chính nhờ nghề nghiệp mà đời sống người dân ở đây ngày càng giàu có, phồn thịnh. Nghề làm bún ở Phương Lang - Hải Lăng: Các công đoạn làm bún ở Phương Lang cũng giống như chế biến bún ở Cẩm Thạch, vẫn chủ yếu là phương pháp thủ công mang tính chất hộ gia đình. Sản phẩm sản xuất có mặt khắp nơi trong tỉnh, đưa lại lợi nhuận kinh tế rất cao, từng bước làm giàu nhiều hộ gia đình sản xuất trong làng làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt nông thôn nông nghiệp trong giai đoạn mới h. Nghề mộc ở làng Cát Sơn xã Gio Linh và ở làng Gia Độ thuộc xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong Làng Cát Sơn - Gio Linh và nghề mộc chạm khắc :Cát Sơn là một làng ven biển, được hình thành khá sớm trên vùng đất phía bắc Quảng Trị. Cư dân chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt thuỷ hải sản và sản xuất nông nghiệp. Chính do nghề sông nước trai tráng trong làng có điều kiện kết thuyền buồm giao du khắp đó đây và học hỏi được nghề mộc đưa về truyền dạy cho con cháu trong làng tạo nghiệp và dần dần phát triển, tạo nên những sản phẩm chạm khắc nổi tiếng. Nguyên liệu dùng trong nghề mộc là gỗ, các loại gỗ quý được khai thác ở rừng đầu nguồn vận chuyển về bằng thuyền, bè rất thuật lợi. Buổi ban đầu họ học việc ở nơi khác đưa về làng sản xuất các vật dụng đơn giản về sau kết hợp với thợ Bắc, thợ Huế phát triển nghề nghiệp chạm khắc gỗ, chạm khảm xà cừ rất nổi tiếng nhất là ở vào giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Năm 1921 tác giả người Pháp là Cadiere đã ca ngợi “dân làng Cát Sơn làm nghề chài lưới, nghề buôn bán, cũng còn làm nghề thợ chạm có tiếng. Họ làm và chạm bộ giàng bằng mit hay gỗ khác. Làng Cát Sơn làm tủ bàn rồi thuê thợ khảm ở Bắc vào lập nghiệp dạy khảm ốc, xà cừ chở vào Nam bán”. Hiện trạng nghề chạm khảm ở Cát Sơn không còn nhưng những sản phẩm chạm khắc ngày trước còn tồn tại rất nhiều ở các làng quê và đặc biệt hiện có hai bức trướng chạm khắc gỗ mang dòng chữ “Thượng đẳng tối Linh” đang lưu giữ ở Bảo tàng Quảng Trị (xem ảnh phụ lục ở luận văn). Làng Gia Độ, Triệu Phong với nghề mộc:Nếu như ở Cát Sơn làm nghề mộc chạm khắc nổi tiếng thì làng Gia Độ có truyền thống tạo dựng, lắp ghép các ngôi nhà rường nổi tiếng trên đất Quảng Trị. Ở đây đã hình thành những tốp thợ quanh năm suốt tháng có mặt ở các làng xã trong vùng để làm nghề và những ngôi nhà rường cũng như các sản phẩm mộc dân dụng khác đã trở thành những sản phẩm có tiếng. Hiện trạng nghề nghiệp không còn phát triển nhưng tiếng tắm và sản phẩm nghề nghiệp của họ vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay. Một thực tế chung, trong làng nghề mộc, các hộ sản xuất rất nhỏ, lẽ phân tán, Hầu hết đều là nghề phụ, nghề chính của họ vẫn là nghề trồng lúa nước. Sản phẩm làm ra cũng chỉ để phục vụ cho nhu cầu của người dân trong thôn, làng chứ ít ra thị trường bên ngoài. Trong khi đó, các thợ mộc ở đây có trình độ rất cao lại được những nơi khác thuê đến tỉnh khác để làm nghề. Họ chưa có cơ hội để quảng bá thương hiệu cũng như tay nghề của mình vì các sản phẩm làm ra không được tiêu thụ. Mặt khác, họ cũng k đủ vốn, hay lớn hơn là chưa dám bỏ ra một nguồn vốn lớn để làm ra các sản phẩm để có thể bày bán, mà hầu hết chỉ làm theo nhu cầu , đơn đặt hàng của ai có nhu cầu. Nếu được khôi phục và phát triển nghề nghiệp để sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ xuất khẩu thì sẽ mang lại ý nghĩa kinh tế - xã hội rất cao, rất thiết thực trên bước đường chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề trên đất Quảng Trị. i. Nghề nón lá ở làng Bố Liêu Bố Liêu là một làng cổ ở Quảng Trị mà Dương Văn An đã thống kê trong Ô Châu Cận Lục. Hiện nằm ở trung tâm đồng bằng huyện Triệu Phong, nhưng cũng giống Phương Ngạn, Bố Liêu có diện tích sản xuất vô cùng nhỏ hẹp. Khi làng xã đã địnhg hình và phát triển ổn định thì nghề nghiệp phát tích. Nghiên cứu điền dả thực tế, cũng như những giai thoại xung quanh nghề nghiệp cho thấy nghề chằm nón ở Bố Liêu ra đời cách đây hàng trăm năm. Nghề nón lá là công việc khá đơn giản, người nào cũng có thể làm được. Khâu đầu tiên là phải chọn lá cho tốt, đem sấy, phơi khô rồi vuốt cho phẳng phiu mà không giòn, không rách. Vòng vón làm bằng tre nứa vót nhỏ, đều, khi nối phải tròn trịa, không được chắp, không gợn. Tiếp tục xếp từng lá chồng dọc theo khuôn vào vòng nón, một lớp mo tre, một lớp lá rồi khâu". Nhưng để làm ra một chiếc nón đẹp, bền không đơn giản chút nào.. Nón làm xong được tư thương thu mua rồi phân phối đi các chợ trong tỉnh.  Là một vùng thuần nông, từ bao đời nay, nghề nón lá ở đây chỉ được xem là nghề phụ. Nhưng nghề phụ này đã giải quyết việc làm lúc nông nhàn, giúp nhiều gia đình có thêm nguồn thu nhập khá, đảm bảo đủ cho chi tiêu các khoản hằng ngày. Sản phẩm nón Bố Liêu được người tiêu dùng tín nhiệm - nhất là những người nông dân lao động ở các làng quê. Trước cơn lốc thị trường hôm nay, nghề nón đang chao đảo, số hộ theo nghề ngày càng giảm, thành phẩm làm ra ngày một ít đi, thị trường tiêu thụ thu hẹp...song người dân nơi đây vẫn không thể bỏ nghề - từng bước khắc phục khó khăn niú kéo gìn giữ nghề nghiệp  tạo công ăn việc làm cho con em nhằm tăng thu nhập , ổn định đời sống. j. Nghề nấu rượu Kim Long thuộc huyện Hải Lăng Rượu gạo Kim Long được đánh giá là ngon nhất khi có độ tinh khiết cao, trong vắt, sủi tăm lăn tăn, uống có mùi vị thơm, ngọt, cay, có độ cồn tương đối cao (từ 41 đến hơn 45 độ) nhưng êm dịu và không gây đau đầu . Rượu Kim Long luôn được nấu ở độ rượu cao, vì nếu nấu với độ rượu thấp thì nước đục như nước mã, không thơm, không ngọt. Rượu Kim Long phải nấu ở ngay tại làng Kim Long, sử dụng nguồn nước cốt , chất men truyền thống, và loại gạo ngay tại làng. Rượu được nấu bằng củi dương, không sử dụng Ga hoặc than vì như vậy sẽ làm rượu sẽ không đều và ngon. Do cách nấu như vậy nên mỗi lần nấu chỉ ra được 01 lít, và chất lượng được đảm bảo rất cao ( độ trong, độ thơm đặc biệt, và có độ nồng đặc trưng ). Đặc biệt rượu được nấu theo phương pháp truyền thông nên hoàn toàn không có độc tố, để càng lâu uống càng ngon. Quy mô sản xuất được phát triển qua hai giai đoạn chủ yếu đó là giai đoạn sản xuất thủ công truyền thống trước đây và công nghệ thời thuộc Pháp hôm qua, công nghệ mới trong cơ chế thị trường hôm nay. - Thời Pháp thuộc: Có Thương hiệu Sikar nguồn gốc của hãng Rượu nổi tiếng của Pháp sản Phẩm chỉ đựơc sử dụng cho quân lính Pháp vùng Đông Dương. - Xika đựơc ra đời trên nền tảng của lịch sử có thương hiệu nổi tiếng qua các thời kỳ lịch sử đã chứng minh. Sản phẩm mang tính đặc thù do nguồn nứơc thiên nhiên ban tặng tạo nên hương vị : Đậm đà - dịu ngọt, hương vị đăc thù mà duy nhất chỉ có làng Kim Long sản xuất được. Sản phẩm đã xuất khẩu sang nhiều nước và lưu truyền khắp thiên hạ được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao. Xika là thương hiệu của sản phẩm làng nghề truyền thống Rượu Kim Long của Xã Hải Quế, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị. Sản phẩm đã lịch sử lâu đời từ thời vua chúa có thương hiệu Kim Long (Rồng Vàng) sản phẩm chỉ dùng phục vụ cho triều đình k. Các CCSX TTCN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Trên địa bàn của tỉnh hiện đang phát triển mạnh các CCSX TTCN ở thành phố Đông Hà đó là: Khu công nghiệp Nam Đông Hà, phường Đông Lương; Cụm công nghiệp Đông Lễ, Cụm công nghiệp quốc lộ 9D thuộc phường IV. Ngoài ra ở các huyện như Cam Lộ, Vĩnh Linh cũng nổi lên các cụm sản xuất công nghiệp. Do tính chất về địa bàn sản xuất, mức tập trung dân cư, khả năng tiêu thụ sản phẩm nên các CSSX ở thành phố Đông Hà có quy mô lớn hơn so với những nơi khác. Các mặt hàng chủ yếu là hàng mỹ nghệ, tôn ván nhựa, gạch tuynel, hàng dệt may mặc.... Tuy nhiên các CSSX TTCN hầu hết đã sử dụng dây chuyền sản xuất tự động, hoạt động chủ yếu bằng máy móc nên tính chất tiểu thủ công nghiệp chiếm một phần rất nhỏ. Các sản phẩm làm ra hầu như chỉ phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh và một ít có nhập hàng đi những tỉnh khác, còn sản phẩm chưa đi ra khỏi thị trường trong nước. Thực trạng ở một số CSSX là dây chuyền sản cuất cũng tương đối hoàn thiện, đội ngũ công nhân cũng đảm bảo về chất lượng và số lượng, vấn đề đặt ra là họ chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình, việc tổ chức các chương trình giới thiệu sản phẩm còn rất ít, gây dựng được thương hiệu lại càng khó khăn hơn. 2.1.2 Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình phát triển của các CSSX TTCN và LNTT - Vốn là vấn đề quan trọng. Các cơ sở sản xuất và làng nghề có vốn ít, muốn vay ngân hàng nhưng lại hiểu biết hạn chế về thủ tục vay vốn, nhiều người không thể tự viết được dự án vay vốn nên càng khó khăn tiếp cận nguồn vay vốn của Nhà nước. Lao động chủ yếu sử dụng lao động nông nhàn, có nhiều khâu của quá trình sản xuất như thêu tranh, đúc tượng…mất nhiều thời gian nhiều tháng đến cả năm, dẫn đến vòng quay vốn chậm. Từ hạn chế về vốn lại càng khó khăn tìm kiếm mặt bằng sản xuất, không giám mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất. - Phần lớn các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp có qui mô nhỏ, chủ yếu thành lập trên cơ sở góp vốn của nhiều người trong gia đình hay mạnh ai nấy làm. Trong các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vẫn còn tồn tại ý thức chưa muốn cung cấp thông tin về sản phẩm và những bí quyết gia truyền. Người chủ sở hữu thường đồng thời là nguời quản lí, giám đốc, quản đốc...Do vậy hình thức quản trị, điều hành còn mang nặng tính gia đình, tập trung vào một vài người. Và hệ quả không phát huy được tính tự chủ, sáng tạo của nghệ nhân. - Phát triển kiểu phong trào, chưa có quy hoạch, công nghệ sản xuất lạc hậu, các thiết bị cũ chắp vá, thiếu đồng bộ, trình độ tay nghề lao động không đồng đều. Đa phần là tận dụng thời gian nông nhàn để hoạt động sản xuất kiếm thêm thu nhập. Đồng thời tận dụng được các nhân lực là người già và trẻ em. Nên vấn đề đào tạo một đội ngũ chuyên sâu, lành nghề là khó khăn. - Xây dựng thương hiệu là một vấn đề rất quan trọng. Đây cũng là một điểm yếu quan trọng dẫn đến bị thua thiệt khi cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước là chưa có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm của mình. Tuy nhiên, hiện nay công tác này vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Một kênh quảng bá thương hiệu khá hiệu quả là mang sản phẩm đến trưng bày tại các hội chợ, trung tâm thương mại. Song việc làm này tốn khá nhiều chi phí nên có rất ít các doanh nghiệp thực hiện. Thế nên, để xây dựng thương hiệu chung không phải chuyện dễ. Tại tỉnh Quảng Trị, tính đến nay chỉ có Làng nghề Diên Sanh đã xây dựng được thương hiệu cho mình, nhưng vẫn chỉ nằm trong giới hạn của tỉnh và khu vực. - Đối với các cơ sở sản xuất tiêu thủ công nghiệp thi thông tin thị trường tiêu thụ còn quá hạn hẹp, chưa có đầu ra. Mặt khác nguyên liệu đầu vào chưa chủ động, còn phụ thuộc nhiều nên chi phí và giá thành sản phẩm cao gây khó khăn trong việc tiêu thụ nên việc sản xuất bị gián đoạn, gặp không ít khó khăn. Còn với các làng nghề, sản phẩm làm ra chủ yếu là do tự phát, làm theo mùa vụ, sản phẩm làm ra chủ yếu để bán tại các chợ trong vùng. Sản phẩm làm ra nếu được bán đi ở các nơi khác thì cũng phải qua nhiều khâu trung gian nên lợi nhuận thu lại rất thấp. - Sản phẩm tại các làng nghề do ít đầu tư nên còn sơ sài, nghèo nàn về chủng loại và mẫu mã, tính cạnh tranh kém dẫn đến thị trường tiêu thụ bị thu hẹp dần. Thêm vào đó, sản phẩm của họ không dùng để xuất khẩu được, trong khi đó trong nước và trong tỉnh lại không có nhu cầu cao. Những điều này làm cho các làng nghề bị mai một dần. - Có một thực trạng là ở nông thôn bây giờ phần lớn là các người đứng tuổi, trong làng nghề cũng vậy, có những làng nghề do tình hình kinh doanh không phát triển, thu nhập bị giảm sút nên thanh niên không mặn mà lắm với việc theo các nghề cũ ở các làng nghề, mà họ đang dời bỏ làng để ra thành thị tìm kiếm một cuộc sống hiện đại với thu nhập cao hơn. - Phát triển các tiểu thủ công nghiệp và làng nghề hiện đang làm gia tăng ô nhiễm môi trường. Vấn đề môi trường mà các làng nghề đang phải đối mặt không chỉ giới hạn ở trong phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến người dân ở vùng lân cận. Hầu hết, các làng nghề chưa có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, nước thải được đổ trực tiếp ra hệ thống kênh rạch chung hoặc ra sông. Tỷ lệ người dân làng nghề mắc bệnh cao hơn các làng thuần nông, thường gặp ở các bệnh về đường hô hấp, đau mắt, bệnh đường ruột, bệnh ngoài da... Nhiều dòng sông chảy qua các làng nghề hiện nay đang bị ô nhiễm nặng, nhiều ruộng lúa, cây trồng bị giảm năng suất do ô nhiễm không khí từ làng nghề. Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm kể trên là do các cơ sở sản xuất kinh doanh ở các làng nghề còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, phát triển tự phát, không đủ vốn và không có công nghệ xử lý chất thải. - Nhiều địa phương chưa tích cực vào cuộc tìm nghề cho dân nên không có định hướng và biện pháp tổ chức chỉ đạo thực hiện cụ thể nên làng nghề, xã nghề không phát triển. Các cơ chế chính sách khuyến khích, đầu tư hỗ trợ cho làng nghề, xã nghề còn hạn chế, việc  quyết mặt bằng cho các cơ sở sản xuất, triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng tại các cụm, điểm công nghiệp còn chậm đã hạn chế việc thu hút đầu tư vào các làng nghề, xã nghề. Thu nhập cho người làm nghề ở các địa phương còn thấp, người lao động lại chưa quen với sản xuất công nghiệp, làm việc tuỳ tiện, nay làm, mai bỏ nên đã gây thiệt hại  không ít cho cơ sở, doanh nghiệp. 2.2. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS VỀ CÁC CSSX TTCN VÀ LNTT 2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng cơ sở sữ liệu GIS Hiện nay, công nghệ GIS trở thành xu hướng chủ yếu của việc xử lý thông tin, một công cụ hữu hiệu trong quản lý thông tin, trợ giúp cho công tác quản lý và cập nhật dữ liệu. Phần mềm GIS đang hướng tới một hệ thống cấu trúc bản đồ và xử lý dữ liệu với phương tiện cao cấp, hệ chuyên gia, trí tuệ nhân tạo và hướng tới các đối tượng như: đất đai, nguồn nước, rừng, tài nguyên, môi trường… Trong những năm gần đây, GIS đẫ mở trong ứng dụng vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau. Do sự hoàn thiện về khả năng mô phỏng, mô hình hóa thông tin không gian, GIS đã trở thành công cụ trợ giúp, quyết định trong công tác quy hoạch lãnh thổ và dự báo các hiện tượng tự nhiên, xã hội cũng như đánh giá quản lý các dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính phục vụ nghành du lịch. Tùy theo yêu cầu và đặc diểm của từng ngành việc ứng dụng công nghệ GIS thể hiện ở từng mức độ khác nhau. Sau đây là một số lĩnh vực ứng dụng công nghệ GIS. Hệ thống thông tin cơ sở hạ tầng thành phố, thị xã, … Hệ thống thông tin tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn phục vụ du lịch Hệ thống thông tin tài nguyên môi trường Hệ thống thông tin đất đai Hệ thông thông tin quản lý khác Ứng dụng công nghệ GIS trong việc xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ du lịch là một trong những ứng dụng rộng rãi và hiệu quả của ngành địa lý. Nhờ có GIS và tính ưu việt của nó mà các quản lý hoàn thành công việc của minh một cách hiệu quả và nhanh chóng. GIS là một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân tích các sự vật, hiện tượng trên trái đất. Công nghệ GIS kết hợp các dữ liệu thông thường và các phép phân tích thống kê, phân tích địa lý, trong đó phép phân tích địa lý và hình ảnh được cung cấp duy nhất từ các bản đồ. Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện nay với sự phát triển của ngành du lịch, các dịch vụ du lịch được khai thác một cách có hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu của ngành và trở thành một hướng đi quan trong sự phát triển kinh tế - xã hội. GIS đã ra đời đúng lúc và đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Có thể nói rằng GIS đã và đang ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là việc nghiên cứu, quản lý các cơ sở và các dịch vụ du lịch. Với việc ứng dụng vào hoạt động du lịch tỉnh Quảng Trị, GIS sẽ hỗ trợ tích cực và hiệu quả cao trong việc quản lý và cung cấp thông tin về hiện trạng phát triển du lịch, kiểm kê tài nguyên, quản lý và cung cấp các thông tin về môi trường du lịch và cả việc quản lý và cung cấp thông tin trợ giúp. Bên cạnh đó, công nghệ GIS với công tác quản lý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDT NGHCUU_KH.doc
Tài liệu liên quan