Đề tài Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất phục vụ công tác quản lý đất đai huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

MỤC LỤC

 

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 7

2.1. Mục đích 7

2.2. Yêu cầu 8

PHẦN THỨ NHẤT TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9

1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 9

1.1. Sơ lược về quản lý nhà nước về đất đai của nước ta qua các thời kỳ 10

1.1.1. Thời kỳ phong kiến và thực dân phong kiến 11

1.1.2.Thời kỳ từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1979 14

1.2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai 19

2. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN ĐẤT 22

3. HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GEOGRAPHICAL INFORMATION SYSTEM (GIS) 27

3.1. Khái niệm về Hệ thống thông tin địa lý 28

3.2. Các thành phần cơ bản của một Hệ thống thông tin địa lý: 31

3.3. Giới thiệu một số phần mềm GIS 33

3.3.1. Phần mềm Microstation GeoGraphics 33

3.3.2. Phần mềm ArcInfor/MapInfo 38

3.3.3. Phần mềm ArcView 41

4. MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN TÀI NGUYÊN ĐẤT 43

4.1. Thông tin đầu vào 43

4.2. Xử lý dữ liệu 45

4.3. Thông tin đầu ra 48

4.4. Kỹ thuật GIS trong phân tích và xử lý dữ liệu 49

5. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN ĐẤT 51

5.1. Tình hình ứng dụng trên thế giới 51

5.2. Tình hình ứng dụng ở Việt Nam 56

PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 62

1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 62

1.1. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 62

1.2. Hiện trạng tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện 63

1.3. Điều tra, thu thập và xử lý dữ liệu 63

1.4. Phân tích, tổ chức và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu dữ liệu 64

1.5. Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất 64

1.6. Quản lý và cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý đất đai 65

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 65

2.1. Phương pháp thu thập số liệu 65

2.2. Phương pháp nhập số liệu 66

2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 66

PHẦN THỨ BA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 67

1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 67

1.1. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 67

1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 68

1.1.2. Các nguồn tài nguyên 72

2. thùc tr¹ng ph¸t triÓn kinh tÕ-x• héi 75

2.1. Thực trạng phát triển kinh tế 75

2.2. Dân số, lao động việc làm và thu nhập 76

2.3. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng 78

2. HIỆN TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN TAM NÔNG 81

2.1. Diện tích và cơ cấu các loại đất theo mục đích sử dụng 81

2.2. Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng đất đai trong những năm gần đây 89

2.2.1. Tình hình quản lý địa giới hành chính 89

2.2.2. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử đụng đất. 89

3. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN ĐẤT 92

3.1. Thu thập dữ liệu 92

3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian 95

3.2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ 96

3.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính 104

4. QUẢN LÝ VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN TÀI NGUYÊN ĐẤT PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 135

4.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất 137

4.2. Bản đồ hành chính 143

4.3 Bản đồ thổ nhưỡng 151

4.4. Bản đồ mạng lưới giao thông 153

4.5. Bản đồ hệ thống thuỷ lợi 154

4.6. Bản đồ dạng điểm GPS 156

4.7. Nhận xét chung 159

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 162

1. KẾT LUẬN 162

2. ĐỀ NGHỊ 168

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 6184 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất phục vụ công tác quản lý đất đai huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu hoặc khu vực để giải quyết các vấn đề chung như: môi trường, lương thực, tài nguyên thiên nhiên, dân số, … Định hướng xây dựng các cơ sở dư liệu toàn cầu về địa lý, tài nguyên và môi trường đang được các nhà quản lý quan tâm. Việc xây dựng dữ liệu địa lý và đất đai toàn cầu được xác định trong chương trình Bản đồ Thế giới (Global Mapping) được bắt đầu từ năm 1996 với nội dung là thành lập hệ thống bản đồ nền theo tiêu chuẩn thống nhất ở tỷ lệ 1/1.000.000 bao gồm các lớp thông tin liên quan đến tài nguyên đất. Các nhà khoa học trên thế giới đã dự định tới việc xây dựng một cơ sở dữ liệu không gian thống nhất mang tên GSDI (Spatial Data Infrastructure), những nghiên cứu khả thi về hệ thống CSDL này đã được tiến hành từ năm 1996. Ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, Liên Hợp Quốc chủ trì chương trình Cơ sở hạ tầng về Thông tin Địa lý Châu Á – Thái bình dương (GIS Infastructure for Asia and the Pacific) bắt đầu từ năm 1995 tại Malaysia. Với sự hình thành các nhóm nghiên cứu về: hệ quy chiếu và địa giới hành chính, hệ thống pháp lý, bản đồ nền, chuẩn hoá thông tin, kể từ năm 1997 chương trình này tập trung nghiên cứu xây dựng hệ quy chiếu - hệ toạ độ khu vực và cơ sở dữ liệu không gian và khu vực. Nói tóm lại vấn đề xây dựng các CSDL địa lý toàn cầu và khu vực đang là một nhu cầu lớn đựơc nhiều nước quan tâm nhằm giải quyết các vấn đề mang tính chiến lược phát triển đối với mỗi quốc gia cũng như trên toàn cầu. 5.2. Tình hình ứng dụng ở Việt Nam Ở nước ta, công nghệ GIS mới chỉ được chú ý trong vòng 10 năm trở lại đây, tusy nhiên phần lớn mới chỉ dừng lại ở mức xây dựng cơ sở dữ liệu cho các dự án nghiên cứu. Một số phần mềm lớn của GIS như ARCINFO, MAPINFO, MAPPING OFFICE, …đã được sử dụng ở nhiều nơi để xây dựng lại bản đồ địa hình, địa chính, hiện trạng trên phạm vi toàn quốc. Sự kết hợp giữa công nghệ viễn thám và GIS đã bắt đầu được ứng dụng trong một số nghiên cứu về nông lâm nghiệp như trong công tác điều tra quy hoạch rừng (Viện điều tra quy hoạch rừng), công tác điều tra đánh giá và quy hoạch đất nông nghiệp của viện quy hoạch, thiết kế nông nghiệp, … Năm 1998 Tổng cục địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã xây dựng dự án khả thi xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên đất (bao gồm cơ sở dữ liệu địa lý và cơ sở dữ liệu đất đai), mục tiêu của dự án: Nghiên cứu phân tích thiết kế tổng thể hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên đất và kế hoạch triển khai dài hạn. Theo dự án, trong giai đoạn 2000 – 2010 sẽ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin cho cơ sở dữ liệu tài nguyên đất ở trung ương và các tỉnh bao gồm: Đầu tư từng bước phần cứng phần mềm, đường truyền cho cơ sở dữ liệu thành phần; đào tạo cán bộ tin học; xây dựng chuẩn thông tin thống nhất; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin bao gồm hệ quy chiếu, hệ toạ độ - độ cao nhà nước, hệ thống địa danh, địa giới hành chính, xây dựng thông tin bản đồ nền địa hình các tỷ lệ 1/50.000, 1/100.000 phủ trùm cả nước và tỷ lệ 1/25.000, 1/10.000 các vùng kinh tế trọng điểm; Xây dựng thông tin bản đồ nền địa hình đáy biển các tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/1000.000; bản đồ nền địa lý các tỷ lệ nhỏ hơn 1/1000.000 cả nước; xây dựng thông tin không gian có liên quan khác như bản đồ ảnh hàng không, vũ trụ, các loại bản đồ địa lý khác; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đất đai đến từng thửa đất ở cấp tỉnh, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin hiện trạng sử dụng đất, chất lượng đất, giá đất, quy hoạch sử dụng đất; xây dựng các phần mềm ứng dụng để khai thác thông tin. Theo đề án trên, được sự thoả thuận chấp nhận của Bộ Kế hoạch và đầu tư, tại quyết định 448/QĐ – TCĐC ngày 14/10 năm 2002 Tổng cục trưởng cục Địa chính phê duyệt quyết định đầu tư đề án tổng thể đầu tư thiết bị, công nghệ phục vụ hiện đại hoá hệ thống thông tin – lưu trữ ngành địa chính. Sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trương được thành lập, đề án trên được điều chỉnh bổ sung theo hướng mở rộng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường theo các lĩnh vực thuộc Bộ quản lý để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về Tài nguyên và Môi trường. Đến ngày 31/12/2004 đã có 6 dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, năm 2005 có 7 dự án chuyển tiếp và 10 dự án mở mới đã triển khai theo quyết định đầu tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường; các dự án hoàn thành đã phát huy tác dụng trong việc đáp ứng yêu cầu công tác quản lý và sử dụng đất đai theo luật đất đai 2003; góp phần tăng cường hiệu lực quản lý và hiệu quả sử dụng đất đai, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cùa người sử dụng đất, đáp ứng yêu cầu phát triển lành mạnh, thông thoáng thị trường bất động sản thông qua việc hỗ trợ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đăng ký đất/bất động, định giá đất/bất động sản. Sau khi hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên đất, hệ thống thông tin đất đai không chỉ đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai/thị trường bất động sản mà còn đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về Tài nguyên và Môi trường góp phần thực hiện thành công sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của huyện Tam Nông, xác định vị trí địa lý của Huyện trong mối quan hệ với các vùng lân cận, tìm hiểu đặc điểm địa hình, đặc điểm khí hậu thời tiết, chế độ thuỷ văn, các nguồn tài nguyên: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản và thực trạng môi trường của huyện. Tìm hiểu thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Huyện như: thực trạng phát triển kinh tế, tình hình dân số, lao động, việc làm, thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng. 1.2. Hiện trạng tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Tìm hiểu hiện trạng sử dụng đất của huyện như: tổng diện tích tự nhiên, cơ cấu các loại đất theo mục đích sử dụng so với tổng diện tích tự nhiên, cơ cấu diện tích các loại đất theo đối tượng sử dụng, quản lý. Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng đất giai đoạn 2001 – 2005 của huyện. 1.3. Điều tra, thu thập và xử lý dữ liệu Dữ liệu chung bao gồm: Hệ thống lưới chiếu, hệ thống hệ toạ độ quốc gia, hệ thống độ cao. Dữ liệu không gian bao gồm: Các thông tin về địa giới hành chính trong huyện, các thông tin về hệ thống bản đồ, dữ liệu GPS. Dữ liệu thuộc tính bao gồm: Tất cả các thông tin liên quan đến nguồn tài nguyên đất đai của huyện được thu thập từ các loại sổ sách, tài liệu, hồ sơ, các loại văn bản pháp luật … 1.4. Phân tích, tổ chức và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu dữ liệu Dựa và các số liệu đã thu thập được sử dụng các phần mềm thích hợp (Microstation, Irasb, Geovec, Famis, Mrfclean, Mrfflag, Exel) để tiến hành số hoá dữ liệu sau đó tổ chức và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu. 1.5. Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất Sử dụng phần mềm GIS (Arcview) để thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất của huyện Tam Nông phù hợp với yêu cầu quản lý và sử dụng đất đai dựa trên các chính sách của nhà nước về đất đai và hoàn cảnh thực tiễn của Huyện. 1.6. Quản lý và cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý đất đai Khai thác tính năng của phần mềm ArcView trong việc cung cấp các thông tin trong Hệ thống cơ sở dữ liệu đã xây dựng nhằm phục vụ cho công tác quản lý đất đai, đưa ra các ví dụ cụ thể. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập số liệu - Dùng phương pháp thu thập các số liệu có sẵn - Phương pháp điều tra thực địa - Phương pháp đối soát thực địa. 2.2. Phương pháp nhập số liệu Dùng phần mềm Microstation và các phần mềm như: Famis, Irasb, Geovec, Mrfclean, Mrfflag để số hoá và sửa lỗi cho các bản đồ Sử dụng phần mềm MapInfo để thực hiện chuyển đổi dữ liệu - Dùng phần mềm Arcview để download dữ liệu GPS. 2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu - Dùng phần mềm của GIS (Arcview) để tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất - Dùng phương pháp phân tích và xử lý số liệu - Xử dụng phần mềm Exel trong việc tính toán và thống kê số liệu - Dùng phuơng pháp lý luận - Dùng phương pháp hiển thị và trình bày số liệu. PHẦN THỨ BA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 1.1. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Huyện Tam Nông nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ, có toạ độ địa lý từ 21013` đến 21024` độ vĩ bắc, 1105009` đến 105021` độ kinh đông. Trung tâm của huyện là thị trấn Hưng Hoá cách thành phố Việt Trì 30 km đường bộ theo quốc lộ 32A, 32C, quốc lộ 2. Huyện Tam Nông có 19 xã và một thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 155,77 Km2 (Sơ đồ hình 3.1). Hình 3.1. Sơ đồ vị trí địa lý huyệnTam Nông - tỉnh Phú Thọ 1.1.1.2. Điều kiện địa hình Địa hình của huyện Tam Nông tương đối phức tạp, thể hiện những nét đặc trưng của một vùng bán sơn địa, đất đai có núi, đồi, ruộng, đồng, sông, ngòi, hồ, đầm, … Dạng địa hình thể hiện chính của huyện Tam Nông là dốc, bậc thang, lòng chảo, hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. 1.1.1.3. Điều kiện khí hậu Khí hậu có những đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chí thành hai mùa là mùa nóng và mùa lạnh, mùa nóng từ tháng đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa nóng thường xảy ra mưa lớn, gây úng lụt cục bộ, mưa lốc xoáy, mùa lạnh thường xảy ra hạn hán. 1.1.1.4. Thuỷ văn Huyện Tam Nông có ba con sông chảy qua là sông Hồng, sông Đà và sông Bứa với tổng chiều dài khoảng 51,5 Km. Hiện nay lòng sông Hồng do bị bồi đắp nên có nhiều cồn cát và bãi non, làm cản trở dòng chảy dẫn tới thường sạt nở bờ sông. Sông Bứa bắt nguồn từ huyện Thanh Sơn gặp sông Hồng tại xã Tứ Mỹ, lòng sông nhỏ, về mùa mưa thường có lũ lớn gây lũ lụt cho các xã Hùng Đô, Quang Húc, Tề Lễ, Tứ Mỹ. Ngoài ra còn hệ thống suối ngòi bắt nguồn từ vùng đồi núi, hồ đầm chảy ra sông Hồng và sông Bứa 1.1.2. Các nguồn tài nguyên 1.1.2.1. Tài nguyên đất Tổng diện tích của huyện Tam Nông năm 2005 là: 15.577,69 ha. Trong đó tổng diện tích các nhóm đất và cơ cấu (%) so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện được thể hiện bởi hình 3.2 1.1.2.3. Tài nguyên rừng Tài nguyên rừng của huyện Tam Nông hiện nay đang được phục hồi và ngày càng phát triển. Với tổng diện tích kiểm kê năm 2005 là 3619,34 ha chiếm 23,26% tồng diện tích tự nhiên của huyện. Chủ yếu là đất trồng rừng sản xuất và rừng trồng phòng hộ, tài nguyên rừng đã góp phần giữ nước đầu nguồn và hạn chế quá trình xô lũ, cải thiện cảnh quan môi trường và cung cấp các loại gỗ nguyên liệu cho công nghiệp. 1.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản Huyện Tam Nông có một số loại khoáng sản với trữ lượng nhỏ và phân bố rải rác như Caolin Fenpat tại Dị Nậu, Mica tại Thọ Văn, than bùn, đá vôi, đá sét tại Cổ Tiết. Ngoài ra cồn có cát sỏi xây dựng ở sông Hồng, sông Đà, sông Bứa và các con suối nhỏ. 1.1.2.5. Thực trạng môi trường Về điều kiện môi trường, do vị trí gần với công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao nên nguồn nước, không khí, đất đai bị ảnh hưởng ô nhiễm, gây thiệt hại mùa màng đến các xã vùng thượng huyện. Ngoài ra còn có sự ô nhiễm do rác thải chưa được xử lý, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng nhưng mức độ không cao. Vấn đề ô nhiễm môi trường cần được xử lý trong thời gian tới nhưng cần có giải pháp tổng thể cho cả vùng và phải tiến hành thường xuyên, lâu dài. 2. thùc tr¹ng ph¸t triÓn kinh tÕ-x· héi 2.1. Thực trạng phát triển kinh tế Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện Tam Nông đã có bước phát triển khá toàn diện, nhiều chỉ tiêu đạt mức tăng trưởng khá toàn diện, nhiều chỉ tiêu đạt mức tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 9,4%, tỷ trọng cơ cấu kinh tế chưa cân đối, chủ yếu vẫn là giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 13,3 5% giá trị sản xuất các ngành dịch vụ chiếm 31,3%, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn (số liệu năm 2004). Trong những năm gần đây việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã có nhiều chuyển biến theo hướng giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nhưng tốc độ còn chậm. 2.2. Dân số, lao động việc làm và thu nhập Tổng dân số của huyện là: 80.838 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm dưới 1% Về lao động và việc làm: Tổng số người trong độ tuổi lao động là 41.864 ngưòi chiếm 51,79% tổng số dân. Trong đó lao động nông nghiệp là 33.618 lao động, chiếm 80,30% tổng số lao động toàn huyện. Huyện đã tích cực giải quyết việc làm cho người lao động bằng nhiều hình thức như mở thêm ngành nghề thủ công, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 3.690.000 đồng/người/năm (số liệu năm2004). Lương thực bình quân đầu người đạt 352,8 Kg/người/năm (số liệu năm 2004) 2.3. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng Hệ thống giao thông: Trên địa bàn huyện có 2 tuyến quốc lộ chạy qua là quốc lộ 32A, 32C với tổng chiều dài là 31Km đã được rải nhựa, 3 tuyến tỉnh lộ là tỉnh lộ 315, 316, 317 với tổng chiều dài là 17 Km đã được rải nhựa, 10 tuyến huyện lộ với tổng chiều dài là 64 Km, trong đó đã rải nhựa được 34 Km. Ngoài ra còn hệ thống đường liên thôn, liên xã là 59,91 Km trong đó khoảng 15 km đã được rải nhựa và bê tông hoá. Tổng quỹ đất giao thông là624,77 ha. Nhìn chung hệ thống giao thông của huyện tương đối phát triển, việc đi lại của nhân dân và lưu thông hàng hóa thuận lợi. Hệ thống thuỷ lợi: Tổng diện tích đất thuỷ lợi là 412,53 ha, thực trạng các công trình thuỷ lợi đang được đầu tư cải tạo, nâng cấp đáp ứng việc tưới tiêu phục vụ nông nghiệp, chương trình phát triển kênh cứng được chú trọng đầu tư, bước đầu đã phát huy được tác dụng tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hệ thống cấp điện: Hiện nay 100% số xã đã có điện lưới quốc gia, số hộ dùng điện ước đạt 96,4%. Hệ thống cấp thoát nước: Đến nay trên địa bàn huyện có 3 trạm cấp nước sách phục vụ sinh hoạt cho nhân dân, tỷ lệ hộ được cấp nước sạch còn rất ít, nhu cầu được dùng nước sạch của nhân dân còn rất cao nhưng hiện tại chưa có điều kiện để đáp ứng. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác: Hệ thống phát thanh truyền hình của huyện đã phủ sóng hầu hết các xã trong huyện, 100% các xã có hệ thống đài truyền thanh, bình quân số máy điện thoại đạt 2,5 máy/100 dân. Tỷ lệ các trường học, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia còn rất thấp và tốc độ xây dựng trong những năm tới vẫn còn khá ít. 2. HIỆN TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN TAM NÔNG 2.1. Diện tích và cơ cấu các loại đất theo mục đích sử dụng Tổng diện tích tự nhiên của huyện Tam Nông năm 2005 là 15.577,69 ha và là huyện có diện tích tự nhiên vào loại trung bình so với các huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất 1460,68 ha (chiếm 73,57 % so với tổng diện tích tự nhiên), điều này cũng phản ánh đúng thực tế huyện Tam Nông là một huyện sản xuất Nông nghiệp là chủ yếu và lúa vẫn là cây trồng chính của huyện với diện tích 3759,78 ha (chiếm 24,41 % so với tổng diện tích tự nhiên). Bên cạnh đó diện tích trồng cây lâu năm (chủ yếu là cây Sơn, Vải, Nhãn, Soài) cũng chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu đất nông nghiệp với diện tích là 2192,86 ha (năm 2005). Đặc biệt trong những năm gần đây diện tích đất trồng cây lâu năm tăng nhanh chóng (từ năm 2000 đến 2005 thống kê tăng 639,78 ha). Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 3619,34 ha (năm 2005), chiếm 23,23% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trồng rừng sản xuất là chủ yếu với diện tích là 2881,09 ha (năm 2005) tăng 345,52 ha so với năm 2000 nguyên nhân tăng chủ yếu là do khai thác cải tạo đất chưa sử dụng để đưa vào trồng rừng. Đất trồng rừng phòng hộ với tổng diện tích là 738,25 ha (năm 2005) tăng 340,26 ha so với năm 2000, biến động tăng chủ yếu là do trồng rừng theo dự án 661. Đất nuôi trồng thuỷ sản có tổng diện tích là 573,27 ha tăng 433,89 ha so với năm 2000 nguyên nhân tăng chủ yếu là do chuyển từ đất có mặt nước chuyên dùng sang. Tổng diện tích đất phi nông nghiệp năm 2005 của huyện Tam Nông là 3726,78 (chiếm 23,92 % so với tổng diện tích tự nhiên) ha giảm 719,22 ha so với năm 2000. Nguyên nhân giảm chủ yếu là do chuyển từ đất sông suối mặt nước chuyên dùng sang các mục đích khác, theo thống kê diện tích loại đất này từ năm 2000 đến năm 2005 giảm 819,71 ha. Tổng diện tích đất chưa sử dụng năm 2005 là 390,23 ha (chiếm 2,51 % so với tổng diện tích tự nhiên), diện tích loại đất này giảm 1792,09 ha so với năm 2000. Diện tích giảm chủ yếu là do giảm diện tích đất đồi núi chưa sử dụng được khai thác và đưa vào sử dụng, theo thống kê từ năm 2000 đến năm 2005 đất đồi núi chưa sử dụng giảm 1294,12 ha. Diện tích và cơ cấu các loại đất theo mục đích sử dụng được thể hiện chi tiết trong bảng 3.1. Bảng 3.1: thống kê diện tích đất đai theo mục đích sử dụng Thứ tự Mục đích sử dụng Mã Diện tích năm 2005 (ha) Cơ cấu (so với tổng dt tự nhiên) Tổng diện tích tự nhiên 15577,69 100% 1 Đất nông nghiệp NNP 1460,68 73,57 % 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 2767,34 46,66 % 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5074,48 32,58 % 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 3759,87 24,41 % 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 28,76 0,18 % 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1285,85 8,25 % 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2192,86 14,08 % 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 3619,34 23,23 % 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2881,09 18,49 % 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 738,25 4,74 % 1.3 Đất nuôi trông thuỷ sản NTS 573,27 3,68 % 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 0,73 ~ 0,01 % 2 Đất phi nông nghiệp PNN 3726,78 23,92 % 2.1 Đất ở OTC 503,48 3,23 % 2.1.1 Đất ở nông thôn ONT 476,92 3,06 % 2.1.2 Đất ở đô thị ODT 26,56 0,17 % 2.2 Đất chuyên dùng CDG 1228,27 7,88 % 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 16,06 0,10 % 2.2.2 Đất quốc phòng an ninh CQA 30,90 0,20 % 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 37,28 0,24 % 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 1144,05 7,34 % 2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 11,64 0,07 % 2.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 80,50 0,52 % 2.5 Đất sông suối và MNCD SMN 1885,71 12,11 % 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 17,17 0,11 % 3 Đất chưa sử dụng CSD 390,23 2,5 1% 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 223,82 1,44 % 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 162,48 1,04 % 3.3 Đất núi đá không có rừng cây NCS 3,93 0,03 % 2.2. Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng đất đai trong những năm gần đây 2.2.1. Tình hình quản lý địa giới hành chính Huyện Tam Nông có 19 xã và 1 thị trấn, trong những năm qua không có tranh chấp về địa giới hành chính giữa các xã trên địa bàn huyện cũng như giữa các xã của các huyện giáp ranh và các tỉnh lân cận. Hồ sơ quản lý địa giới hành chính đầy đủ, địa giới hành chính giữa các xã được phân định rõ ràng và ổn định. Các mốc địa giới hành chính được xây dựng và bảo quản đúng quy định. 2.2.2. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử đụng đất. Hồ sơ đánh giá phân hạng đất từ trước đến nay thiếu nhiều, hiện nay đang thực hiện việc đánh giá, phân hạng đất trên địa bàn toàn huyện, do sở Tài nguyên và Môi trường làm chủ dự án, dự kiến đến giữa năm 2006 sẽ hoàn chỉnh. Bản đồ địa chính hiện nay mới chỉ có thị trấn Hưng Hoá được thành lập bản đồ địa chính chính quy, các xã trong huyện hiện vẫn đang sử dụng bản đồ giải địa chính theo chỉ thị 299/CP chưa được được khép kín, còn thiếu nhiều và không được chỉnh lý cập nhật biến động thường xuyên độ chính xác thấp. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và cấp xã được lập đầy đủ theo từng thời kỳ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (năm1993, 2000 và 2005). Việc quản lý và sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch. Hạn chế việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trái thẩm quyền ở cấp xã, chấm dứt tình trạng giao đất, cho thuê đất, thu hồi đẩt trái thẩm quyền ở cấp huyện. Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất còn tiến hành chậm nhất là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất lâm nghiệp cho hộ gia đình cá nhân. Công tác thống kê đất đai hàng năm, kiểm kê đất đai 5 năm được tiến hành đầy đủ, đúng quy định, song bản đồ địa chính còn thiếu nhiều nên công việc thống kê, kiểm kê đất đai còn gặp rất nhiều khó khăn. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai được thực hiện thường xuyên, việc xử lý các vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai được thực hiện nghiêm chỉnh. Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai được kịp thời. Không có vụ việc phức tạp, khiếu kiện đông người xảy ra. 3. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN ĐẤT 3.1. Thu thập dữ liệu - Thu thập bản đồ: Huyện Tam Nông có một hệ thống bản đồ đầy đủ nhưng phần lớn các bản đồ đuợc làm từ các năm trước luật 2003 hệ toạ độ HN72, nên độ chính xác thấp và không phù hợp cần được chỉnh sửa và bổ xung, chỉ có bản đồ hiện trạng sử dụng đất là được làm năm 2005, dựa vào yêu cầu của đề tài tôi đã tiến hành thu thập đựơc các bản đồ: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hành chính và các bản đồ chuyên đề như bản đồ hệ thống thuỷ lợi, bản đồ mạng lưới giao thông. - Thu thập các thông tin liên quan đến nguồn tài nguyên đất: Sổ mục kê, các loại sổ sách, văn bản, báo cáo, … liên quan đến quản lý và sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên đất của huyện Tam Nông. - Thu thập các thông tin liên quan đến quản lý hành chính của huyện: Như thông tin của các xã về tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã, dân số, lao động, các ngành nghề chính, thế mạnh của xã, diện tích các loại đất của các xã theo công dụng kinh tế, … 3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian Yếu tố hạt nhân cơ bản nhất để tạo ra hình ảnh bản đồ trong cơ sở dữ liệu không gian của GIS là vị trí địa lý của các đối tượng được biểu diễn thông qua toạ độ của chúng. Cơ sở dữ liệu không gian trong GIS bao gồm hai thành phần dữ liệu độc lập nhưng có liên kết thống nhất và chặt chẽ với nhau là dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính chỉ các tính chất liên quan đến đặc điểm và đặc trưng của đối tượng. Các hệ GIS thực hiện các chức năng xây dựng và quản lý các cơ sở dữ liệu không gian nói trên, hiển thị đối tượng đồ hoạ, tạo các bảng thuộc tính và xác định mối quan hệ giữa hai loại dữ liệu này. Sức mạnh của GIS là có khả năng phân tích dữ liệu không gian để đưa ra những thông tin mới. Để có thể khai thác hiệu quả mặt mạnh này cho hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên đất, khi xây dựng mô hình cấu trúc dữ liệu cần xem xét mối quan hệ có thể xảy ra giữa các đối tượng trong quá trình phân tích để có thể tích hợp thông tin. 3.2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ Bản đồ bao gồm cả dữ liệu thông tin quan trọng đầu vào của một hệ thống thông tin địa lý cũng như là sự thể hiện các kết quả phân tích của hệ thống đó. bản đồ cũng bao gồm hai yếu tố cơ bản của thực thể: giới hạn thể hiện vị trí của thực thể trong một không gian 2 chiều và các thuộc tính tại giới hạn thể hiện các số đo về số lượng và chất lượng của thực thể tại vị trí đó. Từ các tính chất cơ bản này một sự thay đổi về tính chất quan hệ không gian và các tính chất hình học cũng có thể xác định được ví dụ như: khoảng cách, hướng, sự liên tục và độ chính xác. Vì vậy bản đồ là một công cụ rất hữu hiệu trong việc truyền tải các mối quan hệ không gian. Sau khi đã xác định những bản đồ cần thiết dựa vào nội dung, mục đích yêu cầu của đề tài và khả năng có của huyện, tôi tiến hành thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ. Quy trình thành lập cơ sở dữ liệu bản đồ được thể hiện chi tiết theo hình 3.3. Hình 3.3NỀN CƠ SỞ DỮ LIỆU KHÔNG GIAN TÀI NGUYÊN ĐẤT Sửa lỗi (Dùng MRF Clean và MRF Flag) Thực hiện chuyển dữ liệu sang Arcview (Sử dụng phần mềm Mapinfo để chuyển) Tạo vùng Số hoá trên nền ảnh (sử dụng phần mềm Microstation) Nắn ảnh và hiệu chỉnh ảnh Nhập Quét thành file ảnh Các bản đồ giấy Dữ liệu thuộc tính Chuẩn hoá dữ liệu (Ở ArcView) Kiểm tra THU THẬP DỮ LIỆU Các điểm đi GPS HỆ THỐNG BẢN ĐỒ TÀI NGUYÊN ĐẤT PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI (Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hành chính, bản đồ giao thông, bản đồ thuỷ lợi, bản đồ dạng điểm đi GPS, …) 3.2.1.1. Số hoá bản đồ Cùng với các nguồn cung cấp dữ liệu đang phổ biến hiện nay để xây dựng các cơ sở dữ liệu bản đồ như máy toàn đạc điện tử, hệ thống định vị vệ tinh – GPS, máy đo vẽ ảnh giải tích, … Số hoá bản đồ là một trong những nguồn cung cấp dữ liệu quan trọng, giúp chuyển đổi các bản đồ cũ, được làm trên các chất liệu truyền thống như giấy, phim, diamat, … hoặc từ các ảnh hàng không, ảnh viễn thám sang dạng số. Trong đề tài này tôi sử dụng bộ phần mềm MAPPING OFFICE để số hoá và biên tập các bản đồ để cung cấp nền cơ sở dữ liệu không gian cho Hệ thống thông tin đất. MAPPING OFFICE là một bộ phần mềm của tập đoàn INTERGRAPH, bao gồm các phần mềm công cụ phục vụ cho việc xây dựng và duy trì toàn bộ các đối tượng địa lý thuộc một trong hai dạng dữ liệu, đồ hoạ và phi đồ hoạ sử dụng trong các hệ thống thông tin địa lý GIS và bản đồ, chạy trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất phục vụ công tác quản lý đất đai huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ.doc
Tài liệu liên quan