MỤC LỤC
CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 3
1. Tình hình phát triển quỹ nhà cho thuê ở Hà Nội 3
2. Mục tiêu đầu tư 4
3. Sự cần thiết phải đầu tư 4
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG KINH TẾ VĨ MÔ: 6
1. Môi trường kinh tế vĩ mô: 6
2. Môi trường pháp lý : 7
3. Môi trường văn hóa xã hội : 8
4. Môi trường tự nhiên-tài nguyên thiên nhiên: 8
5. Nghiên cứu các quy hoạch,các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội,ngành vùng có liên quan đến dự án: 10
6. Tổng hợp đánh giá: 10
CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU KHÍA CẠNH THỊ TRƯỜNG VỀ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN 11
1. Phân tích, đánh giá kết quả cung cầu thị trường tổng thể về sản phẩm của dự án: 11
2. Phân đoạn thị trường, xác định thị trường mục tiêu 15
3. Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường về sản phẩm của dự án 20
CHƯƠNG IV. NGHIÊN CỨU KHÍA CẠNH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN 23
1. Mô tả sản phẩm của dự án 23
2. Lựa chọn hình thức đầu tư 23
3. Qui mô đầu tư 24
4. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp và phương thức kinh doanh 25
5. Xác định công suất của dự án 27
6. Lựa chọn công nghệ kỹ thuật cho dự án 27
7. Lựa chọn cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc sản xuất ra sản phẩm. 30
8. Lựa chọn địa điểm dự án 32
9. Giải pháp xây dựng công trình dự án. 36
10. Phân tích đánh giá tác động môi trường 61
11. Lịch trình thực hiện dự án 62
CHƯƠNG V: NGHIÊN CỨU KHÍA CẠNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ NHÂN SỰ 63
1. Tổ chức quản lý dự án trong giai đoạn đầu tư: 63
2. Tổ chức quản lý dự án trong quá trình vận hành khai thác 64
CHƯƠNG VI: NGUỒN VỐN, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG VỐN, PHƯƠNG ÁN THU HỒI VỐN, HIỆU QUẢ DỰ ÁN 65
1. Nguồn vốn, kế hoạch sử dụng vốn 65
2. Phương án thu hồi vốn, phân tích hiệu quả dự án đầu tư 68
3. Phân tích hiệu quả kinh tế tài chính dự án : 70
CHƯƠNG VII: KHÍA CẠNH KINH TẾ XÃ HỘI DỰ ÁN TỔ HỢP DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI -DỊCH VỤ NHÀ Ở CAO TẦNG CHO THUÊ 79
CHƯƠNG VIII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 81
8.1- Kết luận: 81
8.2- Kiến nghị: 81
92 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1790 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng công trình tổ hợp dịch vụ thương mại - Nhà ở cao tầng cho thuê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành phần chọn lọc kém, hay lẫn hữu cơ dạng đã bị phân hủy gần hết, có vảy mi ca và thỉnh thoảng kẹp vỉa mỏng sét pha hoặc cát pha. Bề dày lớp thay đổi từ 1,1m – 3,8m.
- Lớp 5: lớp sét pha nặng xám nâu,loang lổ đốm xám xanh, dẻo cứng. Đất có màu xám nâu, xám hồng loang lổ xám xanh. Theo chỉ tiêu độ sệt, đất có trạng thái dẻo cứng. Diện phân bố không đồng đều. Phía Bắc có nơi dày 7,3m nhưng càng dịch chuyển về phía Nam bề dày mất dần.
- Lớp 6: Lớp cát pha xen kẹp sét pha. Về cơ bản từ lốp này trở đi, chỉ gặp tại các hố khoan sâu vì mái lớp thường xuất hiện ở độ sâu từ 20, - 21m trở xuống, Đặc trưng của lớp là cát pha hay xen kẹp các vỉa mỏng sét pha không có quy luật chung, Đất có màu xám nâu, xám vàng nhạt. Theo chỉ tiêu độ dẻo và độ sệt, đất thuộc loại cát pha dẻo. Mái lớp xuất hiện từ độ sâu 19m đến 21,3m và đấy lớp kết thúc ở độ sâu 26,7m – 28m. Bề dày trung bình 7,0m.
- Lớp 7: Lớp cát nhỏ đến cát trung lẫn sạn, chặt vừa đến rất chặt. Diện phân bố rất phổ biến, cát có mầu xám ghi, xám nâu. Theo chỉ tiêu thành phần hạt, cát thuộc loại cát nhỏ đến cát trung, ngoài ra, trong thành phần còn có chứa một hàm lượng sạn sỏi thạch anh đáng kể màu xám trắng, đáy lợp kết thúc ở độ sâu từ 36,7m – 37,8m. Bề dày trung bình 9,5m.
- Lớp 8: Lớp sét pha xám nâu, dẻo cứng. Nằm kẹp giữa lớp cát rất chặt và cuội sỏi là lớp sét pha năng màu xám nâu dẻo cứng, thỉnh thoảng kẹp các ổ cát, có khi vỉa cát pha. Bề dày lớp 4,0m. Đáy lớp kêt thúc ở độ sâu 40,9m – 42,5m.
- Lớp 9: Lớp cuội sỏi lân cát, rất chặt. Nằm dưới cùng của mặt cắt địa chất công trình. Đến độ sâu 54m chưa kết thúc lợp này. Mái lớp là san sỏi lẫn cuội cát khoảng 1,0m – 2,0m kể từ mái lớp. Sau đó chuyển sang cuội sỏi lẫn cát. Thành phần chủ yếu là cuội sỏi lẫn ít sạn cát. Đây là tầng chứa nước và cấp nước ngầm cho các giếng khoan của Hà Nội, đồng thời cũng là tầng chịu lực của móng cọc khoan nhồi cho các nhà cao tầng ở Hà Nội hiện nay.
8.2 Điều kiện thủy văn
Khu vực khảo sát tồn tại cả hai loại nước mặt và nước dưới đất
- Nước mặt: có trong hệ thống rãnh thoát nước trong khu vực khảo sát. Nguồn nước chính là nước mưa và sinh hoạt của con người.
- Nước dưới đất: Nền công trình có một tầng nước ngầm, nước dưới đát tang trữ trong lớp cát nhỏ đến trung lớp 7 nhưng chủ yêu là cuội sỏi cát lớp 9. Nguồn bổ cấp là nước mưa ngấm thẳng xuống và có thể liên quan đến nước từ sông Hồng. Mực nước ổn định trong khu vực khảo sát khoảng 21m.
Qua thí nghiệm các mẫu nước, nước ngầm ở đây không ăn mòn đối với bê tông nên sẽ bảo đảm được mức an toàn của tuổi thọ của dự án.
8.3 Điều kiện môi trường – Khí hậu
Khí hậu tại địa điểm dự kiến xây dựng thuộc khí hậu Hà Nội nói riêng và Đồng Bằng Bắc Bộ nói chung,khí hậu có 4 mùa rõ rệt,nhưng nhiệt độ giữa các mùa không chênh nhau nhiều, ít khi có sự biến động về khí hậu sẽ thuận tiện cho việc thi công. Thành Phố Hà Nội là một trong những khu vực Lượng mưa k lớn nên sẽ ít ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng công trình dự án.
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 230 – 250
+ Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng 1) 140 – 160C
+ Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 6,7) 290 – 340
- Mưa: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, nhiều nhất từ tháng 7 đến tháng 9, lượng mưa trung bình hàng năm là 1670mm.
- Gió: Mùa hè gió Đông Nam là chủ đạo, mùa đông gió Đông Bắc là chủ đạo.
- Độ ẩm: Cao nhất tháng 1 với chỉ số 98%
- Nắng: Số giờ nắng trung gian là 1640 h/năm
- Bão: Xuất hiện nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8, cấp gió từ cấp 6- 8.
8.4 Điều kiện xã hội
Xung quanh khu đất là khu vực dân cư thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, vì vậy điều kiện xã hội tương đối ổn đính.
Khu đất để đầu tư dự án xây dựng Tổ hợp dịch vụ thương mại và nhà ở cao tầng cho thuê tại lô đất 4.5- NƠ đường Láng Hạ - Thanh Xuân là một trong những dự án nằm hai bên đường Láng Hạ - Thanh Xuân nên việc đấu nối hạ tầng kỹ thuật là thuận lợi, Mặt khác, dự án nằm trên lô đất riêng biệt nên không ảnh hưởng tới tiến độ của các dự án khác. Dự án sẽ góp một cụm công trình kiến trúc mới trên tại hai bên đường Láng Hạ - Thanh Xuân.
8.5 Đánh giá
Qua phân tích tình hình hiện trạng với những yếu tố về đặc điểm cụ thể của hiện trạng cho phép thấy điều kiện thực hiện dự án tốt. Các điều kiện về cấp điện, nước, thoát nước, địa chất, thông tin, xã hội hết sức thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng dự án xây dựng Tổ hợp dịch vụ thương mại và nhà ở cao tầng cho thuê tại lô đất 4.5-NƠ đường Láng Hạ - Thanh Xuân.
9. Giải pháp xây dựng công trình dự án.
9.1 Giải pháp quy hoạch công trình
Khu đất để đầu tư xây dựng tổ hợp dịch vụ và thương mại và nhà ở cao tầng cho thuê tại lô đất 4.5-NƠ đường Láng Hạ - Thanh Xuân có diện tích 5744m2.
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kỹ thuật
Các chỉ tiêu
Lô 4.5-NƠ
Tổng diện tích khu vực xây dựng
5744m2
Tổng diện tích xây dựng
2790m2
Tổng diện tích sàn xây dựng
23055m2
Tổng số căn hộ
165 căn hộ
Mật độ xây dựng
48,5 %
Hệ số sử dụng đất
4,01 lần
Cấp công trình
Cấp 2
Bậc chịu lửa
Bậc 1
Tầng cao trung bình
8,2 tầng
9.2 Giải pháp kiến trúc công trình
9.2.1 Giải pháp mặt bằng:
Công trình tổ hợp dịch vụ thương mại và nhà ở cao tầng cho thuê tại lô đất 4.5-NƠ gồm 3 nhà cao tầng 15 tầng (kể cả tầng thượng) và được nối với nhau bằng một khối đế 3 tầng, cùng 2 tầng hầm thong nhau tạo thành một tổ hợp công trình lớn với một khối đế dài và 3 tháp cao bao gồm các tầng chức năng sau:
- Tầng hầm 2: (cốt -6.600) có đường dốc cho xe xuống tầng hầm tại trục A-B. Diện tích sàn xây dựng tầng 2 khoảng 3200m2. Chủ yếu là nơi để ô-tô kết hợp để xe máy. Ngoài ra, còn có các phòng kỹ thuật chung và cụm thang giao thong đứng (2 thang máy)
- Tầng hầm 1: (cốt -3.300) có đường dốc cho xe xuống tầng hầm tại trục C-D. Diện tích sàn xây dựng tầng 1 khoảng 3200m2. Chủ yếu là nơi để xe máy kết hợp để ô-tô tại một số vị trí. Ngoài ra, còn có các phòng kỹ thuật chung như phòng máy phát điện, phòng máy bơm, bể phốt, bể nước ngầm SH + PCCC và cụm thang giao thong đứng (2 thang máy + các thang bộ)
- Tầng 1: Là liên kết của 3 khối tháp là một tổng thể với kích thước tổng thể là 13.94m x 20m. Bố trí 3 lối vào sảnh chung cư tại ba trục giao thông đứng của 3 khối tháp phía đường nội bộ và sảnh khối văn phòng cho thuê tại mặt đường Láng Hạ - Thanh Xuân. Không gian dịch vụ công cộng phía dưới các khối tháp có diện tích 90m2, có diện tích 550m2 tại vị trí các khối nối. Không gian sảnh chung cư lớn, có bố trí phòng đa năng 41m2, phòng quản lý chung cư kết hợp bảo vệ 19m2 và khu WC. Diện tích sàn XD tầng 1:2,790m2
- Tầng 2,3: Bố trí toàn bộ không gian văn phòng ngăn chia linh hoạt tùy theo nhu cầu thuê của từng đối tượng. Tổng diện tích sử dụng không gian văn phòng khoảng: m2: ngoài ra, có bố trí 3 cụm cầu thang giao thông trục đứng và hộp kỹ thuật điện + nước. Tổng diện tích sàn XD tầng 2, 3: 2790 x 2 = 5.580m2
- Tầng kỹ thuật: Bố trí toàn bộ không gian để tổ chức các đường ống kỹ thuật ở các tầng trên tập hợp vào hai hộp kỹ thuật tổng dẫn xuống hệ thống thoát nước chung của tòa nhà. Tổng diện tích sàn XD tầng kyc thuật: 1.335 m2.
- Tầng 4-14: Bố trí các căn hộ ở cho thê độc lập khép kín. Các căn hộ liên hệ với nhau và với thang giao thông bằng hệ thống thang truc đứng (2 thang máy + 1 thang bộ + 1 thang thoát hiểm). Tổng diện tích sàn XD các tầng căn hộ: 445 m2 x 3 khối x 11 tầng = 14.685 m2. Mỗi tầng của khối tháp có 5 loại căn hộ vố cơ cấu như sau:
+ Loại căn hộ A1 (11 căn hộ x 3 khối = 33 căn) có diện tích sàn 92 m2. Loại căn hộ A1 bao gồm các căn phòng như 01 phòng khách không gian mở: 22,4 m2; 01 bếp + ăn: 14,3 m2; 02 phòng ngủ: 11,4 m2; và 14,1 m2; 02 khu vực WC chung: 4m2 x 2; không gian logia để phơi quần áo: 4.9 m2. Các phòng đều có thể mở cửa sổ trực tiêp với thiên nhiên.
+ Loại căn hộ A2 (11 căn hộ x 3 khối = 33 căn) có diên tích sàn 95 m2. Loại căn hộ A2 bao gồm các căn phòng như 01 phòng khách không gian mở: 22,4 m2; 01 bếp + ăn: 14,3 m2; 02 phòng ngủ: 11,4 m2; và 14,7 m2; 02 khu vực WC chung: 4m2 x 2; không gian logia để phơi quần áo: 4.9 m2. Các phòng đều có thể mở cửa sổ trực tiêp với thiên nhiên.
+ Loại căn hộ B (11 căn hộ x 3 khối = 33 căn) có diên tích sàn 64 m2. Loại căn hộ B bao gồm các căn phòng như 01 phòng khách không gian mở: 16.5 m2; 01 bếp: 5.7 m2; 02 phòng ngủ: 10.8 m2; và 12.7 m2; 02 khu vực WC chung: 4m2 x 2; không gian logia để phơi quần áo: 4 m2. Các phòng đều có thể mở cửa sổ trực tiêp với thiên nhiên.
+ Loại căn hộ C1 và C2 (22 căn hộ x 3 khối = 66 căn) có diên tích sàn 66 m2. Loại căn hộ C1 và C2 bao gồm các căn phòng như 01 phòng SHC + 01 bếp: 22,3 m2; 02 phòng ngủ: 12.2 m2; và 11.8 m2; 01 khu vực WC chung: 4m2; không gian logia để phơi quần áo: 4 m2. Các phòng đều có thể mở cửa sổ trực tiêp với thiên nhiên.
- Tầng mái: Là không gian kỹ thuật thang máy, bể nước mái, các ống thông hơi kỹ thuật và có 02 thang bộ đều có thể lên mái để thoát hiểm.
9.2.2- Giải pháp mặt đứng
Tổng chiểu cao của công trình là 57,6 m tính đển đỉnh mái; chiều cao các tầng hầm là 3,3 m ( nổi trên mặt đát là 0.9m); chiểu cao tầng 1,2,3 là 4,5 m; chiều cao các căn hộ 3,3 m. Mặt đứng công trình có kiến trúc hài hòa, hiên đại, đặc trưng của kiến trúc nhà ở. Sử dụng vật liệu hoàn thiện trong nước có hiệu quả trong kiến trúc.
9.3- Giải pháp kết cấu công trình:
9.3.1- Phần nền mống:
9.3.1.1- Các tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng:
-TCVN 2737 – 1995: Tiêu chuẩn thiết kế - tải trọng và tác động.
- TCVN 5574 – 1991: Tiêu chuẩn thiết kế - Kết cấu bê tong cốt thép.
- TCVN 557i5-1991: Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép.
- TCXD 45-78: Tiêu chuẩn thiết kế nèn nhà và công trình.
- TCXD 198-1997: Nhà cao tầng – hướng dẫn thiết kế kết cấu bê tong cốt thép toàn khối.
- TCXD 205-1998: Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCXD 206 – 1998: Cọc khoan nhồi – Yêu cầu về chất lượng thi công.
- TCXD 196 – 1997: Nhà cao tầng Công tác thử tĩnh và kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi
Móng được thiết kế theo tài liệu địa chất do kết quả khảo sát địa chất do Trung tâm nghiên cứu địa kỹ thuật – Trường đại học mỏ địa chất lập tháng 9/2005 tại lô đất 4,5-NƠ.
9.3.1.2- Biện pháp và xử lý nền móng:
Móng được thi công bằng phương pháp cọc khoan nhồi cho các vị trí khối cao tầng và cọc ép tĩnh cho vị trí khối thấp tầng. Cọc nhồi được thi công khoan tạo lỗ trong đất, giữ thành hố khoan bằng dung dịch BENTONIT. Số lượng loại cọc chủ yếu như sau;
- Cọc đường kính D=800 với chiều dài 45md, số lượng cọc: 60 cọc.
- Cọc đường kính D=1000 với chiều dài 45md, số lượng cọc:05 cọc.
- Cọc đường kính D=1200 với chiều dài 45md, số lượng cọc :83 cọc.
- Cọc ép tĩnh, tiết diện mỗi cọc là 300x300, số lượng cọc: 226 cọc. Chiều dài cọc dự kiến là 20,4 m gồm 4 đoạn, áp dụng cho khối tháp tầng, ép âm 6,1m;
- Cọc thép 1350 chống sàn, chiều dài 10m, số lượng cọc 119 cọc.
Việc quyết định chiều dài cũng như sức chịu tải tính toán của cọc được xem xét sau khi có báo cáo kết quả nén thử tĩnh cọc tại hiện trường do thiết kế quy định trên bản thiết kế móng.
9.3.1.3- Vật liệu xây dựng:
- Bê tong cọc M300 cho cọc ép tĩnh 300x300 và M350 cho cọc nhồi, bê tông đài, giằng móng M300, tường móng được xây bằng gạch đặc mác 75, bê tông lót móng mác 100.
- Thép: Thép AI (d<10): Ra-2300 kg/cm2.
Thép AII (10<=d<18): Ra-2800kg/cm2.
Thép AIII (d>18): Ra=3600kg/cm2.
9.3.2. Phương án kết cấu thân:
Căn cứ vào tính chất sử dụng, quy mô và tải trọng công trình, phương án kết cấu phân thân là kết cấu khung gồm cột và sàn…, lõi cứng tại vị trí thang máy và thang bộ.
Trong hệ kết cấu này, kết cấu vách cứng và cột BTCT đóng vai trò cùng chịu tải trọng ngang, hẹ cột chủ yếu chịu tải trọng đứng.
- Giải pháp kết cấu chịu lực chính công trình dung hệ kết cấu BTCT toàn khối.
- Hệ kết cấu cột, dầm sàn kết hợp lõi thang và vách cứng. Sàn tầng dày 120cm. Lồng thang máy dùng giải pháp lõi BTCT dầy 300cm.
- Vật liệu: hệ vách, lõi, cột, dầm, sàn các tầng dùng bê tông mác 300, cốt thép dùng AI, AII, AIII.
Kết cấu tầng hầm:
- Bê tông nên tầng hầm mác 300.
- Giấy cao su dầy 5cm.
- 2 lóp sơn chống thấm
- Lớp vữa lót bằng xi măng cát vàng mác 50 dày 30.
- Bê tông đá mác 100 dày 100
- Cát tôn nền đầm chặt k=0,9
Tất cả các kích thước cấu kiên sẽ được điều chỉnh lại hco hợp lý và đảm bảo kỹ thuật sau khi có tính toán cụ thể khi lập Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công.
9.4 Giải pháp hệ thống cơ sở hạ tầng
9.4.1 Giải pháp về điện năng
9.4.1.1- Giải pháp cấp diện ngoài nhà:
Nguồn điện cấp cho công trình được lầy từ trạm biến áp của khu vực theo đường cấp ngầm dẫn về trạm biến áp của dự án đặt ở hai đàu hồi công trình.
9.4.1.2- Giải pháp cấp điện trong nhà:
a) Cơ sở thiết kế:
- TCVN 185: 1986- Hẹ thống tài liệu thiết kế. Kí hiệu bằng hình vẽ trên sơ đồ điện, thiết bị điện và dây dẫn trên mặt bằng.
- TCVN 5681: 1992- Hệ thống tiết kế xây dựng, chiếu sang điện công trình phần ngoài nhà. Hồ sơ bản vẽ thi công.
- Quy phạm trang bị điện 11 TCN 18 -21: 1984 do Bộ Điện lực ban hành năm 1984.
- Tiêu chuẩn TCXD 16: 1986 Chiếu sang nhân tạo trong công trình dân dụng.
- Tiêu chuẩn TCXD 29: 1991 Chiếu sang tự nhiên trong công trình dân dụng
- Tiêu chuẩn TCXD 25: 1991 Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng.
- TCVN 4756: 1989 - Quy phạm nối đát và nối không thiết bị điện.
- Tiêu chuẩn TCXD 46: 1984 Chống sét cho các công trình xây dựng dân dụng.
b) Nguồn điện:
- Công trình gồm 3 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên được cấp điện bằng một nguồn điện hạ thế độc lập từ trạm biến áp của công trình đến bằng lộ cáp: 2x(3xCu/XLPE/DSTA/PVC[1x300+1x150], đi ngầm trong đất.
- Trong mỗi một đơn nguyên ngoài nguồn điện lưới còn có them 1 máy phát điện dự phòng. Công suất 1 máy là 300KVA cấp điện cho hệ thống đèn + ổ cắm khu siêu thị, hệ thống đèn chiếu sáng chung, quạt thông gió, cho trạm bơm nước và thang máy hoạt động khi điện lưới có sự cố thông bộ chuyển đổi nguồn tự động ATS.
+ Trạm biến áp No.01: 2x630KVA-22/0,4KV, trạm có 2 biến áp kiốt vận hành độc lập, cấp điện cho đơn nguyên A và B, bằng 02 lộ cáp độc lập, một lộ cáp 2x(3xCu/XLPE/DSTA/PVC[1x300] + 1xCu/XLPE/DSTA/PVC[1x150]) đi trên thang cáp Ư400, đi trên trần tầng hầm 1, từ trạm biến áp No.01 đến tủT.01 và một lộ cáp 2x(3xCu/XLPE/DSTA/PVC[1x300] + 1xCu/XLPE/DSTA/PVC[1x150]) đi ngầm đất, từ trạm biến áp No.01 đến tủ T.02.
+ Trạm biến áp No.02: 1x630KVA-22/0,4KV, trạm có 1 máy biến áp kiốt vận hành độc lập, cấp điện cho đơn nguyên C, bằng 01 lộ cáp: 2x(3xCu/XLPE/DSTA/PVC[1x300] + 1xCu/XLPE/DSTA/PVC[1x150]) đi trên thang cáp W400, đi trên trần tầng hầm 1, từ trạm biến áp No.02 đến tủ T.03.
c) Xác định phụ tải tính toán
Tổng công suất tác dụng dự kiến tiêu thụ của một đơn nguyên là: ∑Ptt= 542,58 (KW). Tổng công suất biểu kiến dự kiến tiêu thụ: ∑Stt= 638.33 (KVA).
d) Chọn và kiểm tra dây dẫn:
Dây dẫn được chọn theo tiêu chuẩn: Uđm ≤ [U]
Ilv ≤ [I]
Trong đó: Uđm, Ilv là điện áp định mức, dòng điện làm việc lâu dài của dây dẫn.
[U], [I] là điện áp, dòng điện cho phép của dây dẫn.
Dây dẫn được kiểm tra theo điều kiện phát nóng và điều kiện tổn thất điện áp cho phép.
e) Lắp đặt thiết bị:
- Cáp điện cấp cho các tầng được đặt trong máng cáp đi trong lố kỹ thuật điện
- Tất cả dây điện dùng trong công trình được luồn trong ống nhựa đặt chìm tường hoặc trần.
- Dây dẫn cấp điện cho các bóng đèn, quạt là dây Cu/PVC/PVC [2x1,5mm2],dây dẫn cấp điện cho điều hòa cục bộ, ổ cắm là dây Cu/PVC/PVC[2x2,5mm2], dây dẫn cho các phân mạch khác được ghi trên sơ đồ nguyên lý cấp điện và mặt bằng cấp điện.
- Các ổ cắm đặt cách mặt sàn hoàn thiện 0,4m. Các công tắc đặt cách mặt sàn 1,4m. Các tủ điện tầng, tủ điện tổng, đặt cách bề mặt sàn hoàn thiện 1,5m.
- Các tủ điện tầng, tủ điện tổng, đặt cách bề mặt sàn hoàn thiện 1,5m.
- Tất cả các tủ điện kim loại, ổ cắm đều được nối đất an toàn. Điện trở của hệ thống nối đất an toàn phải đảm bảo điều kiện RTĐAT ≤ 4Ώ.
9.4.2 Nguồn nước
9.4.2.1- Giải pháp cấp nước ngoài nhà
Nước cấp cho công trình được lấy từ đường ống D150 đã có nằm dọc đường nhánh ở hai đầu hồi công trình giáp lô đất 4.1 và 4.6, theo ống D80 cấp vào các bể nước ngầm của công trình được đặt tại tầng hầm 1 (cốt -3.300)
9.4.2.2- Giải pháp cấp nước trong nhà
a) Cơ sỏ thiết kế:
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, 1996.
- Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam tập VI.
- TCVN 3989: 1985 Hệ thống thiết kế cấp thoát nước.
- TCXD 51: 1984 thoát nước, mạng lưới bên ngoài và công trình.
- Theo tiêu chuẩn TCVN 5945-1995 về thoát nước.
- Tiêu chuẩn thiết kế PCCC cho nhà và công trình 2622-1995.
- Căn cứ tiêu chuẩn TCVN 4449-87, 20 TCn 33-85.
b) Nguyên tắc chung thiết kế:
- Công trình đảm bảo an toàn khi sử dụng
- Đáp ứng yêu cầu công nghệ
- Dễ vận hành công trình
- Quản lý và bảo dưỡng dễ dàng
- Phương án kinh tế phù hợp nhất
- Bảo đảm tính mỹ quan và yêu cầu bảo vệ môi trường của khu vực
- Thuận tiện cho việc bố trí các mạng hạ tầng kỹ thuật giao thông, điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc.
c) Giải pháp thiết kế hệ thống cấp nước
* Mạng lưới cấp nước bên ngoài:
Cấp nước cho công trình thiết kế D75 cấp nước vào bể chứa nước ngầm đặt ngoài nhà.
* Tính toán dung tích bể chứa nước sinh hoạt và PCCC:
+ Lượng nước dung cho sinh hoạt:
- Tiêu chuẩn dùng nước: q =200l/người.ngày. Tất cả có 3 khối nhà: mỗi khối nhà có 11 tầng dùng để ở (tầng từ 4-14), mổi tầng có 5 căn hộ. Mỗi căn hộ tính 5 người. Lượng nước dùng cho một ngày đêm là:
Q1 = 11 tầng x 5 căn hộ/tầng x 5 người/căn hộ x 200ml/người x 3 khối nhà = 165m3/ngày đêm.
- Tầng 1, 2, 3 là khối văn phòng và dịch vụ. Mỗi tầng dùng 15m3/ngày đêm; lượng nước dùng sẽ là:
Q2 = 15m3 x3 = 45m3/ngày đêm.
Tổng lượng nước dùng cho sinh hoạt cho cả 3 khối nhà là:
Qsh = 165m3 + 45m3 = 210m3/ngày đêm
+ Lượng nước dùng cho mục đích chữa cháy là:
Qcc = 54m3 (xem phần tính toán ở phần chữa cháy)
Dung tích bể ngầm cấp nước sinh hoạt và chữa cháy là:
W(Bể ngầm) =210m3 +54m3 =264m3
Có 05 bể cấp nước sinh hoạt và chữa cháy, 03 bể dung tích W = 65m3, 01 bể có dung tích W = 25m3, 01 bể có dung tích W = 38m3.
Vị trí các ống hút của máy bơm sinh hoạt và chữa cháy sao cho đảm bảo luôn luôn dự trữ đủ một lượng đúng 54m3 dành cho chữa cháy.
* Bể nước trên mái:
Nước được bơm lên bể nước trên mái tầng 14 và bể trên mái tầng thượng, bể nước làm bằng bê tông cốt thép thể tích khoản 50m3, trên bể mái và dưới bể ngầm, được đặt quả phao điện để bơm sinh hoạt bơm nước theo chế độ tự động tự cắt điện khi bể trên mái đầy nước và cạn nước ở bể chứa.
* Hệ thống cấp nước phân phối cho các khu vệ sinh
- Phân vùng hệ thống cấp nước thành các hệ thống cấp nước nhằm cân bằng áp lực khi cấp nước cho các khu wc
- Tầng 13, 14 cấp 01 trục đường ống cấp nước (dùng bơm tăng áp)
- Tầng 10, 11,12 cấp 01 trục đường ống cấp nước
- Tầng 7, 8, 9 cấp 01 trục đường ống cấp nước
- Tầng 4, 5, 6 cấp 01 trục đường ống cấp nước
- Tâng 1, 2, 3 cấp 01 trục đường ống cấp nước
Van giảm áp đặt ở tầng 3, 6, 9, 10 dùng van giảm áp D40 và D50.
9.4.2.3- Giải pháp thoát nước thải trong nhà:
- Lưu lượng nước tính toán các đoạn ống thoát nước trong nhà là:
Qth= 3,6l/s
- Chọn đường kính ống đứng D = 125 vận tốc trong ống đứng v = 1,22 m/s < 4 m/s đạt yêu cầu tính toán.
- Được chia làm 2 hệ thống:
+ Hệ thống thoát phân, tiểu được thải xuống bể tự hoại đặt ngoài nhà
+ Hệ thống thoát nước rửa, tắm giặt được thu vào ống đứng D160 xả vào ga cống D300
+ Trên ống đứng tại các tầng đều đặt ống kiểm tra cách mặt sàn 1,0 m và đặt tê trong bể tự hoại có tâm miệng tê cao hơn mực nước bể tự hoại 15cm để thoát khí
+ Ống thông hơi vươn lên mái theo ống đứng D=110mm
+ Do công trình cao tầng do đó toàn bộ ống đứng thoát nước phải dùng ống thông hơi phụ, cách 2 tầng đấu 1 điểm thông hơi.
Dung tích bể xí cho 1 đơn nguyên:
W bể = 60m3. Chọn bể xí cho 1 khối nhà là 65m3:
Qth = 11m3.
9.4.2.4- Giải pháp thoát nước mưa
Lưu lượng nước mưa: Q = 30l/s.
Chọn đường kính ống đứng theo bảng 9 TCVN 4474-1987, thì dương kính ống nhỏ nhất là D=100 chọn 4 ống đứng đường kính D125 mm thoát nước mưa cho công trình.
Để bảo đảm mỹ quan theo quan điểm của kiến trúc tất cả các đường ống đứng phải đặt tại các hộp kỹ thuật, ống nhánh phải đi ngầm tường, sàn.
Đường kính các quả cầu thu nước mưa phải có diện tích gấp 2 lần đường kính ống đứng, tất cả độ dốc mái phải dốc vào cầu thu nước mưa.
9.4.3- Các cơ sở hạ tầng khác
9.4.3.1- Phòng cháy chữa cháy
Phương án thiết kế hệ thống PCCC cho công trình phải đảm bỏa tính khoa học, kỹ thuật , mỹ thuật, phù hợp với các tiêu chuẩn, quy định của Nhà nước trong lĩnh vực PCCC, đòng thời mang tính khả thi cao, phù hợp với dự án. Phương án thiết kế hệ thống báo cháy, chữa cháy tại chỗ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Tiêu chuẩn thiết kế:
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622 – 1995 phòng cháy chữa cháy.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6160 – 1996 phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế.
- Tiêu chuẩn Biệt Nam TCVN 5738 – 1993 hệ thống báo cháy – Yêu cầu kỹ thuật.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5760 – 1993 hệ thống chữa cháy- Yêu cầu chung về thiết kế.
b) Hệ thống báo cháy tự động:
- Phát hiên và thông báo kịp thời sự cố xẩy ra theo chức năng.
- Các tín hiệu phát ra bằng đèn, còi, chuông phải rõ rang để mọi người xung quanh dễ nhận biết để có thể thực hiện ngay các giải pháp thích hợp.
- Có khả năng chống nhiễu tốt (không bào giả)
- Không gây ảnh hưởng và bị ảnh hưởng của các thiết bị khác trong công trình.
- Các thiết bị được đưa vào phương án lắp đặt là các loại thiết bị tiên tiến, phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam và có tính khả thi cao, mặt khác đảm bảo đọ bền vững cao, phù hợp với các tiêu chuẩn của Nhà nước đã ban hành trong lĩnh vực PCCC, đồng thời dễ dàng bảo quản, thay thế, sửa chữa khi cần thiết.
c) Hệ thống chữa cháy (Hệ thống chữa cháy vách tường) và bình chữa cháy:
- Hệ thống chữa cháy lắp đặt cho công trình phải phù hợp với yêu cầu, tiêu chuẩn của Nhà nước ban hành trong công tác PCCC…
- Hoạt động có hiệu quả trong mọi trường hợp.
- Các trang thiết bị trong hệ thống phải có đọ bền vững cao phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường Việt Nam.
- Dễ dàng bảo quản, thao tác, sử dụng và sửa chữa thay thế khi cần thiết.
d) Phương án PCCC:
* Tính chất nguy hiểm của cháy:
Qua xem xét thực tế hồ sơ thiết kế và quy hoạch sử dụng các phòng bố trí trên các tầng của các tòa nhà của tổ hợp công trình, thì ta thấy mặc dù đây là tòa nhà được xây kiểu khung chịu lực, soang do đặc điểm yêu cầu sử dụng đặc biệt, trong từng trường hợp, từng tầng có nhiều hcaats hcays như xe cộ, hang hóa, máy móc thiết bị… và đặc biệt đây là khu chung cư sinh sống của các căn hộ dân, vì vậy trng quá trình sử dụng nếu không chấp hành triệt để các nội quy an toàn PCCC hoặc bất cẩn khi dùng lửa trần hoặc do hệ thống điện bị quá tải, trong tòa nhà sẽ phát sinh ra nguonf nhệt và gây cháy, khi đám cháy phát triển nhanh (theo sổ tay công tác PCCC của Cục cảnh sát PCCC của Bộ công an, vận tốc cháy của tòa nhà náy có thể đạt 1-1,5 m/phút), đám cháy có thể phát triển ra khu vực xung quanh và lan truyền đến các tầng liền kề. Cho nên nếu không phát hiện và có biện pháp chữa cháy kịp thời đặc biệt đám cháy xẩy ra ở tầng cao thì việc tổ chức dập tắt sẽ rất khó khăn, phức tạp và hậu quả do đám cháy gây ra sẽ khó có thể lường hết, vì vậy việc thiết kế lắp đặt hệ thống PCCC cho công trình trên là hết sức cần thiết và hợp lý.
* Phương án thiết kế hệ thống PCCC:
Xác định phương án thiết kế hệ thống PCCC cho các tầng trong công trình căn cứ vào đặc điểm kiến trúc, tính chat nguy hiểm cháy nổ của cơ sở và dựa trên các tiêu chuẩn của Nhà nước trong lĩnh vực PCCC. Để phương án thiết kế có tính khả thi cao, đảm bảo được yêu cầu phát hiên và chữa cháy kịp thời không để xảy ra cháy lớn, hạn chế thiệt hại tới mức thấp nhất về người và tài sản khi có cháy xẩy ra, hệ thống PCCC tại chỗ của tổ hợp công trình công cộng và nhà ở được thiết kế các hệ thống cụ thể như sau:
- Thiết kế, lắp đặt hệ thống báo cháy tự động cho các khu vực nguy hiểm cháy tại không gian hành lang các tầng và không gian văn phòng tầng 2,3; không gian kinh doanh, dịch vụ công cộng tầng 1.
- Thiết kế, lắp đặt hệ thống chữa cháy từ động trong nhà tại không gian văn phòng tầng 2,3; không gian kinh doanh, dịch vụ công cộng tầng 1 và lắp đặt các họng chữa cháy ngoài nhà. Kết hợp voái bình chữa cháy xách tay cho toàn bộ công trình được đặt tại vị trí các hòng cứu hỏa tại các tầng.
9.4.3.2- Giải pháp chống thấm công trình:
Bê tông tại các khu sàn mái, sê nô, sàn khu vệ sinh là luôn tiếp xúc với nước và lien tục phải chịu đựng, thời tiết khắc nghiệt (biên độ giao động nhiệt độ cao trong ngày, mưa axit khu vực, ảnh hưởng của tia cực tím…), cùng với bản chất thường xuyên bị rạn nứt của bề mặt bê tông gây thấm cho bê tông, công trình nhanh xuống cấp. Vì vậy, nếu sử dụng những vật liệu dạng màng phủ để chống thấm cho những khu vực này hoàn toàn không phù hợp. Chỉ vì đơn giản là một màng phủ (có thể là gốc bitum, hay nhưng dạng khác, nhưng nói chung lf không cùng gốc với bê tông) nên sau một thời gian ngắn các lớp này sẽ bị bong rộp – lão hóa, gây thấm lại cho công trình, gây ô nhiễm môi trường. Và đặc biệt khi công trình đã đi vào hoạt động kinh doanh phải dừng lại để sữa chữa …
Tương tự, đối với các hạn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng công trình tổ hợp dịch vụ thương mại - nhà ở cao tầng cho thuê.DOC