Đề tài Xây dựng dấu hiệu nhận biết bong bóng tài sản, ứng dụng nhận biết sự tồn tài của bong bóng tài sản ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC



LỜI MỞ ĐẦU . 1

1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BONG BÓNG TÀI SẢN . 2

1.1 Khái niệm về bong bóng tài sản . 2

1.2 Quá trình hình thành- nguyên nhân . 3

1.3 Phân loại- lịch sử bong bóng tài sản trên thế giới . 5

2. XÂY DỰNG DẤU HIỆU BONG BÓNG TÀI SẢN . 8

2.1 Lịch sử bong bóng tài sản thế giới . 8

2.1.1. Bong bóng South Sea (1720) . 8

2.1.2 Bong bóng tài sản ở Nhật Bản (1985-1990) . 11

2.1.3 Khủng hoảng tài chính Thái Lan (1997) . 15

2.1.4 Khủng hoảng bất động sản ở Mỹ (2001-2005) . 25

2.1.4 Tổng kết bong bóng tài sản . 28

2.2 Dấu hiệu nhận biết bong bóng tài sản . 31

3. TỒN TẠI HAY KHÔNG TÌNH TRẠNG BONG BÓNG TÀI SẢN Ở VIỆT

NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY . 32

3.1. Nhìn lại lịch sử các đợt bong bóng tài sản ở Việt Nam từ 1990-2010 . 32

3.1.1 Bong bóng bất động sản 1993-1995 . 33

3.1.2 Bong bóng bất động sản- chứng khoán 2000-2001 . 34

3.1.3 Bong bóng chứng khoán- bất động sản 2006-2007 . 37

3.2. Tồn tại hay không bong bóng tài sản trong giai đoạn hiện nay . 44

KẾT LUẬN . 51

pdf55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1877 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng dấu hiệu nhận biết bong bóng tài sản, ứng dụng nhận biết sự tồn tài của bong bóng tài sản ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiền vào thị trường, giúp các công ty 16 vay dễ dàng để mở rộng sản xuất, đồng thời khuyến khích dân chúng vay tiền để mua sắm, nhằm kích thích nền kinh tế nội địa. Mức lãi suất hấp hẫn 2.5% này được duy trì liên tục từ năm 1987 đến tháng 5/1989. Hình: Lãi suất cơ bản của Ngân hàng trung ương Nhật Bản ( 1987 – 2001) Source: Bank of Japan, “The Basic Discount Rate and Basic Loan Rate,” Tuy nhiên, chính sách tiền tệ mở rộng của Nhật Bản đã không hiệu quả vì dòng tín dụng đã chảy ngược vào thị trường tài chính thay cho việc mở rộng sản xuất, kinh doanh. Với lãi suất quá thấp, dân chúng ào ạt đi vay đổ vào bất động sản. Giá đất đã cao, nay lại được dịp tăng nhanh hơn nữa, nhất là sau khi Chính phủ tuyên bố thành phố Tokyo cần có thêm nhiều cao ốc để trở thành một trung tâm tài chính thế giới, cạnh tranh với New York. 17 Khi những nhà đầu cơ nhập cuộc, giành nhau mua đất, xây cất thì cơn sốt nhà đất bùng nổ. Chỉ trong vòng 10 năm kể từ 1978, giá đất tại khu trung tâm Tokyo đã tăng 20 lần. Cơn sốt nhà đất lan tràn khắp nước Nhật. Với giá đất tăng vọt và đồng Yên lên cao, người Nhật thấy mình trở nên giàu có, họ tung tiền ra mua các công ty Mỹ, các hãng phim lớn, các cao ốc danh tiếng, nông trại, sân golf, các tác phẩm hội họa nổi tiếng... Các công ty và nhà đầu tư lại tiếp tục dùng nhà đất làm vật thế chấp vay tiền đổ vào thị trường chứng khoán khiến giá cổ phiếu cũng từ đó leo thang. Luật kế toán Nhật cho phép các công ty coi số gia tăng giá trị đất như là tiền lời hoạt động, do đó trong thời gian này công ty Nhật nào cũng làm ăn có lời, khiến giá cổ phiếu liên tục tăng vọt. Cứ như thế, bong bóng chứng khoán và bất động sản to dần... Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, không chỉ có Bộ Tài chính mà tất cả người dân Nhật đều cho rằng sự phồn thịnh của Nhật Bản là điều thực sự và không thể chối cãi được. Thật vậy, khi thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ vào tháng 10/1987 thì thị trường chứng khoán Nhật không bị dao động mạnh như ở các nước khác. Đến cuối năm 1989, chỉ số Nikkei tăng vọt đến 38.916, nghĩa là lại tăng lên ba lần chỉ trong vòng bốn năm kể từ 1985. 18 Hình: Nikkei 225 (từ tháng 1/1986 đến tháng 12/ 2003) Source: Yahoo! Finance Nikkei 225 Historical Prices Tuy nhiên, mức lãi suất 2.5% chỉ được duy trì đến đầu năm 1989. Lãi suất cơ bản tăng liên tục trong năm 1989 và 1990 từ 2,5% lên 6%. Khoản tín dụng hấp dẫn mà các ngân hàng Nhật và chính p hủ tung vào thị trường trước đó phút chốc trở thành một món nợ khổng lồ không có khả năng chi trả của các doanh nghiệp trong nước. Tính thanh khoản của thị trường giảm mạnh kéo theo giá bất động sản rơi tự do và chỉ số Nikkei sụt giảm đến 60% giá trị trong những năm sau đó. Sự kiện này chấm dứt nền kinh tế bong bóng của Nhật Bản vào những năm 90. 2.1.3. Khủng hoảng tài chính Thái Lan (1997): Trong cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á năm 1997, lịch sử kinh tế đương đại chứng kiến cơn cuồng phong tước đoạt tài sản của nhiều thị trường, trong đó nặng nề nhất phải kể đến Thái Lan, Hàn Quốc và Indonesia. Đầu năm 1997, cả ba quốc gia này vừa hân hoan chào mừng năm 1996 với những thống kê tăng trưởng đẹ p. Nhưng chỉ sau vài tháng xuất hiện một cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề khiến mặt bằng giá cổ phiếu chỉ còn bằng một nửa so với đầu năm tính bằng nội tệ, và bản than các đồng nội tệ thì mất giá chỉ còn bằng một nửa so với đồng USD bất chấp sự can thiệp ổn định tiền tệ của IMF. Trên cơ sở nghiên cứu xây dựng mô hình các yếu tố dẫn đến khủng hoảng và phân tích thực tế 19 diễn biến khủng hoảng ở các nước Thái Lan, Hàn Quốc chúng tôi đã xây dựng mô hình các yếu tố dẫn đến khủng hoảng và cơ chế phát sinh khủng hoảng kinh tế - tài chính" theo Sơ đồ 3.1. Qua đó ta thấy, khủng hoảng chỉ có thể nổ ra khi bên trong nền kinh tế quốc gia đã tích lũy bốn nguy cơ khủng hoảng là: - Sự kém hiệu quả của các doanh nghiệp -Sự kém hiệu quả của các ngân hàng, công ty tài chính -Sự lên giá của đồng nội tệ - Nguy cơ quốc gia mất khả năng thanh toán Và tác nhân quan trọng châm ngòi cho cuộc khủng hoảng là quyết định rút vốn ồ ạt của các nha đầu tư nước ngoài. 20 Tác động dây chuyền Tác động rất nhanh Tác động nhanh Ảnh hưởng do nhà đầu tư nước ngoài và các nước khủng hoảng gây ra Tác động chậm Tích lũy nguy cơ khủng hoảng Sự kém hiệu quả của các doanh nghiệp Sự kém hiệu quả của các ngân hàng Đồng nội tệ bị lên giá Nguy cơ quốc gia mất khả năng thanh toán Khủng hoảng Doanh nghiệp phá sản hàng loạt 4 Ngân hàng phá sản hàng loạt Người dân rút tiền tiết kiệm mua vàng, ngoại tệ 3 Nội tệ mất giá nhanh, tỷ giá hối đoái tăng 2 Các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ( ngân hàng, công ty tài chính đòi nợ) 1 Phá giá nội tệ Các nước bị khủng hoảng Sơ đồ 3.1 mô hình các yếu tố dẫn đến khủng hoảng và cơ chế phát sinh khủng hoảng kinh tế - tài chính 21 Tình hình kinh tế Thái Lan trước khủng hoảng Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Tăng trưởng GDP 7,9 8,1 8,2 8,6 8,7 6,7 -0,4 -8,3 1 Tỷ giá hối đoái (BAHT/ USD) 25,28 25,32 25,54 25,09 25,19 25,61 47,25 41,37 37,11 Lạm phát % 5,7 4,1 4,6 5,1 5,8 4,8 5,6 8,1 5,02 Xuất khẩu (tỷ USD) 28,23 32,1 36,4 44,47 55,4 54,4 56,7 52,9 Nhập khẩu (tỷ USD) -34,22 -36,26 -40,09 -48,2 -63,4 -63,9 -55,3 -49,6 Cán cân thương mại (tỷ USD) -5,9 -4,16 -4,3 -3,7 -7,7 -9,5 1,5 12,3 Cán cân tài khoản vãng lai (tỷUSD) -7,59 -6,3 -6,36 -8,08 -13,55 -14,69 -3,02 14,3 Cán cân tài khoản vốn (tỷ USD) 11,26 9,47 10,5 12,17 21,9 19,5 -15,8 -9,5 Đầu tư trực tiếp thuần (tỷ USD) 1,847 1,966 1,571 0,873 1,182 1,405 3,344 Đầu tư tài chính thuần, cổ phiếu- trái phiếu (tỷ USD) -0,081 0,924 5,455 2,481 4,181 3,544 4,361 Đầu tư khác thuần (tỷ USD) 9,994 6,584 3,474 8,812 16,644 14,537 -23,51 Nợ nước ngoài (tỷ USD) 35,99 39,61 45,84 60,99 65,9 89,0 97,0 Nợ ngắn hạn (tỷ USD) 43,6 45,7 45,6 Dự trữ ngoại tệ (tỷ USD) 18,4 21,2 25,4 30,3 37,6 38,7 27,0 29,5 Đầu tư cố định tính bằng % GDP 38 39,5 39,9 40,1 42,8 39,8 39,1 ICOR 5,4 5,56 4,85 4,65 4,92 5,94 22 Thái Lan bắt đầu thời kỳ công nghiệp hóạ đất nước từ 1961 ,khi bắt đầu kế hoạch phát triển năm năm lần thứ nhất. Tốc độ tăng trướng GDP trung bình trong thập niên 60 là 8%/năm, trong thập niên 70 là 7%/năm và trong thập niên 80 là 8%/năm. Tổng sản phẩm nội địa theo đầu người tăng từ mức 440USD năm 1955 lên 3.012 USD năm 1996. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng 39% trong nền kinh tế vào năm 1961 giảm xuống còn 26,7% năm 1976 và chỉ còn 10,4% năm 1996. Dựa vào những bước phát triển mạnh mẽ vào thập niên 60 và 70, từ thập niên 80 Thái Lan đã thực thi một chiến lược phát triển dựa vào xuất khẩu. Năm 1986 - 1990 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân là 28%/năm. Năm 1992 và 1993 khoảng 13%/năm. Năm 1994 và 1995 khoảng 20%/năm. Năm 1996, tăng trướng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chỉ còn 3,4% so với năm 1995. Giá trị xuất khẩu theo đầu người đạt 630 USD/người năm 1991, đã tăng lên 1.177 USD/người năm 1996. Như vây, nhìn vào mức độ tăng trưởng GDP của Thái Lan suốt hơn 3 thập kỷ từ 1961 đến 1996, thật khả quan khi tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm luôn từ 7% đến 8% . Tuy nhiên, chỉ tiêu GDP mới phản ánh đầu ra của nền kinh tế mà chưa đề cập đến đầu vào. Đầu vào chính là đầu tư. Trong thời kỳ 1991 - 1996, đầu tư của Thái Lan rất cao, hàng năm chiếm bình quân 40% GDP. Bình quân từ 1991 tới 1996, hệ số ICOR của kinh tế Thái Lan là 5,22. Tức là phải đầu tư 5,22 Baht thì GDP mới tăng 1Baht. Tăng trướng cao, đồng thời chi phí cho tăng trướng thấp thì mới bền vững. Tăng trướng cao phải dựa trên hiệu quả kinh tế cao của sản xuất kinh doanh thì mới lâu bền. Từ phân tích trên ta thấy được sự bất ổn trong nền kinh tế Thái Lan. 23 Các doanh nghiệp kinh doanh ngày càng kém hiệu quả Tăng trướng GDP ở mức cao, kéo dài nhiều thập kỷ, cộng với lãi suất tiết kiệm trong nước cao (bình quân 16,3% năm, trong khi ở Mỹ là 7,6%/năm), và tỉ giá hối đoái gần như cố định đã tạo nên một môi trường kinh doanh rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư tài chính, cho vay ngắn hạn và tín dụng thương mại. Như vậy, các doanh nghiệp trong nước, nếu vay vốn trực tiếp từ các ngân hàng, công ty nước ngoài như vay từ các ngân hàng, công ty tài chính Mỹ thì chỉ chịu lãi suất bằng 1/2 lãi su ất cho vay trong nước. Nếu các doanh nghiệp tận dụng khả năng sử dụng vốn bên ngoài này không quan tâm thực sự đến hiệu quả sử dụng vốn vay thì hiệu quả kinh tế sẽ giảm, dù tổng giá trị sản lượng tăng. Một điểm đặc biệt ở Thái Lan là trong giai đoạn 1991 - 1996, đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Thái Lan chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với đầu tư tài chính (gián tiếp) và sử dụng vốn vay ngắn hạn của nước ngoài. Tổng đầu tư trực tiếp thời kỳ này là 11,701 tỷ USD, tổng đầu tư trực tiếp của Thái Lan ra nước ngoài là 2,857 tỉ USD, do vậy tổng đầu tư trực tiếp thuần là 8,844 tỉ USD. Trong khi đó, tổng đầu tư tài chính thuần (cổ phần, trái phiếu) là 16,4 tỉ USD, và tổng vay ngắn hạn thuần là 60,04 tỉ USD. Như vậy, trong tổng số vốn nước ngoài thuần đã đổ vào Thái Lan thời kỳ 1991 - 1996 là 85,293 tỉ USD thì đầu tư trực tiếp chỉ chiếm 10,36% (8,844 tỉ USD), đầu tư gián tiếp 19,23% (16,404 tỉ USD) và tín dụng, vay ngắn hạn tới 70,4 % (60,045 tỉ USD) Việc sử dụng đến gần 90% nguồn vốn nước ngoài ở dạng đầu tư tài chính và tín dụng ngắn hạn sẽ tạo áp lực tài chính rất lớn lên các công ty, vì phải trả lãi thường xuyên và bằng ngoại tệ (với tín dụng ngắn hạn). Do đó nếu quản lý nguồn vốn kinh doanh không tốt thì gánh nặng trả nợ của công ty sẽ rất cao. Năm 1991, tổng đầu tư tài chính thuần và tín dụng ngắn hạn là 9,913 tỉ USD, gấp 5,36 lần tổng đầu tư trực tiếp (1847 tỉ USD), đến năm 1996, là 18,079 tỉ USD, gấp 12 lần tổng đầu tư trực tiếp thuần (l,405 tỉ USD). Thế nhưng, tỉ suất thu hồi hay tỉ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) bình quân của các doanh nghiệp đã giảm từ 8%/năm vào năm 1991 xuống chỉ còn 1%/năm vào năm 1996 . Trong một nền kinh tế mà lãi suất cho vay là 16,3%/năm, còn hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là 1%/năm thì rõ ràng đã đang tích lũy nguy cơ khủng hoảng "phá sản doanh nghiệp". 24 Ngân hàng kinh doanh ngày càng kém hiệu quả Trước nhu cầu vốn của các doanh nghiệp và do có phần buông lơi vai trò giám sát hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đi vay nên các ngân hàng và công ty tài chính Thái Lan đã rất tích cực vay nợ từ nước ngoài để tài trợ cho doanh nghiệp trong nước. Tổng số nợ nước ngoài của hệ thống ngân hàng Thái Lan so với cung tiền M2 đã tăng từ 2,8% năm 1991 lên 28,69% năm 1996. Tổng số nợ nước ngoài so với tổng số tài sản nước ngoài mà hệ thống ngân hàng có đã tăng từ 171% năm 1991 lên 694% năm 1996 . Trong cùng thời gian này, tỉ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA) của hệ thống ngân hàng Thái Lan đã giảm chỉ còn 0,99%/năm . Rõ ràng, Thái Lan đang tích lũy nguy cơ khủng hoảng "phá sản các ngân hàng" Quốc gia tiến đến bờ vực mất khả năng thanh toán. Trong suốt các năm 1991-1996, cán cân thương mại của Thái Lan luôn bị thâm hụt, tổng cộng là 35,26 tỉ USD. Thâm hụt tài khoản vãng lai năm 1996 tới 14,7 tỉ USD. Một lý do của tình trạng này là do xuất khẩu bị kềm hãm, nhập khẩu được khuyến khích khi tỉ giá hối đoái danh nghĩa gần như cố định (25 BAHT/USD), lạm phát trong nước cao hơn so với ở Mỹ (5% so với 3%), làm cho đồng Baht bị lên giá so với đồng USD. Năm 1996, sự lên giá của đồng Baht tới 25%. Để bù đắp khoản thâm hụt thương mại 35,26 tỷ USD và để có vốn đầu tư với mức bình quân 40% GDP mỗi năm, thì con đường không tránh khỏi là phải vay tiền nước ngoài (từ các ngân hàng, doanh nghiệp, nhà đầu tư tài chính, chính phủ các nước...). Vì vậy, nợ nước ngoài của Thái Lan không ngừng tăng, từ 35,99 tỉ USD năm 1991 lên 89 tỉ USD năm 1996, gấp 2,47 lần trong vòng 5 năm và bằng 54% GDP. Mặc dù số nợ này còn được dùng cả đê tăng dự trữ quốc gia, từ 18,4 tỷ USD năm 1991 lên 38,7 tỉ USD năm 1996, song do đầu phải chín h và tín dụng ngắn hạn chiếm tới 90% tổng vốn đầu tư từ nước ngoài hàng năm, nên số nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng tới 67% tổng số nợ nước ngoài năm 1995 và 51% măm 1996, và nợ ngắn hạn năm 1995 và năm 1996 gấp gần 1,18 lần dự trữ ngoại tệ của quốc gia. Tức là Thái Lan, thực tế đã mất khả năng thanh toán nợ nước ngoài từ 1995. Nếu các nhà đầu tư Thái Lan cũng phải thả nổi đồng nội địa Baht, thì chính họ sẽ bán cổ phiếu, trái phiếu, đòi nợ ngắn hạn, đổi từ tiền Baht ra USD, làm tăng cầu ngoại tệ đột ngột. Kết quả là tỉ giá hối đoái sẽ tăng, dự trữ ngoại tệ cạn kiệt, nguy cơ mất khả năng thanh toán của quốc gia sẽ ngày càng cao. Đến tháng 6/1997, trước khi nổ ra khủng hoảng, nợ nước ngoài ngắn hạn đã bằng 1,5 lần dự trữ ngoại tệ của Thái Lan. Tóm lại, cuối năm 1996 và đầu 1997, ở Thái Lan đã xuất hiện đầy đủ 4 nguy cơ khủng hoảng ở mức cao. 25 Tác động nhanh từ tháng 3/1997 Tác động chậm từ tháng 12/1997 Tích lũy nguy cơ khủng hoảng Doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, tỷ suất sinh lợi 1%/năm Ngân hàng kinh doanh kém hiệu quả tỷ suất sinh lợi 0,99%/năm BAHT lên giá 25%, thâm hụt tài khoản vãng lai 14,7 tỷ USD Nguy cơ quốc gia mất khả năng thanh toán. 1996: nợ ngắn hạn 45,7 tỷ USD, dự trữ ngoại tệ 38,7 tỷ USD. Khủng hoảng Doanh nghiệp phá sản hàng loạt 4 Ngân hàng công ty tài chính phá sản Người dân rút tiền tiết kiệm mua vàng, ngoại tệ 3 Nội tệ mất giá nhanh từ tháng 3/1997 2 Các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn và đổi ra ngoại tệ 1 Tác động nhanh từ tháng 3/1997 Sơ đồ 4.1 Các tiền đề và cơ chế khủng hoảng kinh tế tài chính Thái Lan 1997 26 Diễn tiến khủng hoảng kinh tế - tài chính ở Thái Lan Khi đã xuất hiện 4 nguy cơ khủng hoảng, những người có đủ thông tin về các nguy cơ này sẽ rất hoang mang. Việc lo sợ các ngân hàng và tổ chức tài chính phá sản sẽ thúc đẩy họ rút tiền ra khỏi các tổ chức này. Lo sợ tỷ giá hối đoái tăng, đồng tiền Baht mất giá sẽ khiến họ đổ xô đi mua USD, làm cầu USD tăng. Thực tế Ở Thái Lan, từ đầu năm 1997 đến tháng 3/1997, người dân và các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn của mình ở dạng tiền mặt ra khỏi các ngân hàng và công ty tài chính, buộc chính phủ phải đóng cửa thị trường chứng khoán một ngày 3.3.1997 và yêu cầu mọi tổ chức tài chính phải tăng thêm dự trữ tiền mặt, và công bố 10 công ty tài chính đang ở trạng thái không bình thường (Unico Housing Co.Lia; Thai - Fuji; Royallntemational; Sri Dhana; Eastem Finance; County.. .). Ngày 4 và 5.3.1997 , hơn 21,4 tỉ Baht ( 820 triệu USD) đã được rút khỏi các ngân hàng và công ty tài chính. Sau đó một tháng, ngày 9.4.1997, tỷ giá hối đoái tăng lên 26,08 BAHƯUSD, mức cao nhất từ 1991. Ngày 25.6.1997, chính phủ đã ra lệnh đóng cửa 16 công ty tài chính, nâng tổng số công ty tài chính bị đóng cửa lên 58/91 (64%) toàn quốc. Để giữ tỉ giá hối đoái trong điều kiện số lượng ngoại tệ được đặt mua tăng vọt, chính phủ đã phải bán ngoại tệ, làm dự trữ ngoại tệ giảm mạnh từ 38,78 tỉ USD tháng 6.1996 còn 37,7 tỉ USD vào tháng 12.1996 và còn 31,4 tỉ USD vào 30.6.1997. Nếu mức.độ giảm sút dự trữ quốc gia của quý 2.1997 kéo dài thêm khoảng 2 - 3 quý nữa thì lúc đó dự trữ ngoại tệ quốc gia chỉ còn khoảng 10 tỷ USD, bằng 1/3 mức dự trữ ngoại tệ năm 1996, và chính phủ sẽ buộc phải thả nổi tỉ giá hối đoái vì hoàn loàn không còn khả năng bán ngoại tệ để duy trì tỷ giá hối đoái. Có lẽ thấy trước nguy cơ này, ngày 2.7. 1997, chính phủ Thái Lan tuyên bố thả nổi đồng Baht, kết quả là tỉ giá tăng từ 25 BAHT/USD vào tháng 6.1997 lên 53 BAHT/USD vào tháng 1/1998 tức là tăng 112% trong vòng 6 tháng Như vậy,cuộc khủng hoảng ở Thái Lan bùng nổ do hoạt động trước hết của vòng xoáy khủng hoảng số 3 (Sơ đồ 4.1), khi người dân và nhà đầu tư rút vốn khỏi các ngân hàng, làm phá sản hàng loạt ngân hàng và các công ty tài chính, kế đó là tác động của vòng xoáy khủng hoảng số 2 và 1 (Sơ đồ 4. 1 ), khi họ đôi đồng Baht lấy ngoại tệ USD, làm tỉ giá hối đoái tăng vọt. Chỉ trong năm 1997, hơn 22 tỉ USD cho vay ngắn hạn đã được thu hồi và rút ra khỏi Thái Lan. Sự phá sản của các ngân hàng, công ty tài chính và sự tăng vọt của tỉ giá hối đoái sẽ làm cho các doanh nghiệp vốn đã kém hiệu quả bị thua lỗ, phá sản. Trong năm tháng đầu 1998, gần 4.000 doanh nghiệp ở Thái Lan bị phá sản, tạo nên vòng xoáy khủng hoảng số 4. 27 Sự phá sản của các doanh nghiệp, tuy tác động chậm hơn, song sẽ lại thúc đẩy quá trình phá sản các ngân hàng, công ty tài chính, vòng xoáy khủng hoảng số 4. Trong tổng số 108 ngân hàng, công ty tài chính của Thái Lan, từ tháng 4. 1997 đến tháng 3.1998, 64 ngân hàng, công ty tài chính có vấn đề (chiếm 59%), trong đó 56 bị đình chỉ hoạt động, 4 bị quốc hữu hóa hoặc chính phủ giám sát và 4 bị bán cho các công ty nước ngoài. Như vậy tiến trình bùng nổ khủng hoảng kinh tế - tài chính ở Thái Lan có thể được mô tả như Sơ đồ 4.1. Việc ghi mức thời gian chỉ có tính tương đối, vì các quá trình đan xen vào nhau và việc bắt đầu mỗi vòng xoáy khủng hoảng đều diễn ra ở quy mô nhỏ từ trước các mốc thời gian. Dưới tác động của vòng xoáy khủng hoảng số 2 và 1 , tỉ giá hối đoái (đã tăng vọt từ khoảng 25 BAHT/USD vào tháng 6.1997 lên 53 BAHT/USD vào 31.12.1997, sau đó tuy có giảm song vẫn ở mức trên 38 BAHT/USD vào 30.4.1998. Quá hài lòng thỏa mãn trong thời kỳ tăng trưởng nhanh và quên đi nhiều nhiệm vụ quan trọng để thích ứng với môi trường toàn cầu đang thay đổi. Mặc dù Thái Lan đã thu hút các dòng vốn to lớn với lãi suất thấp nhưng chúng ta không được đầu tư đúng đắn và với sự thận trọng cần thiết. . . Người Thái đã sao nhãng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Và điều quan trọng hơn là dù đã đạt được thành tựu kinh tế, Thái Lan đã không kiểm tra nền tảng chính trị và quản lý nhà nước của mình, đã không thành công trong việc tấn công các vấn đề như sự phi hiệu quả của hệ thống chính quyền, thiếu minh bạch và thiếu trách nhiệm. Như vậy, nguyên nhân của bong bóng dẫn đến khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á 1997-1998 không quá khó hiểu. Nó là kết cục của một quá trình tăng trưởng tín dụng cao độ, từ các nguồn ngoại tệ ngắn hạn, tập trung mạnh vào một vài phân khúc của nền kinh tế như bất động sản, cổ phiếu và cả đồng nội tệ đang lưu hành. Hiện tượng lien tục tạo ra những dòng tín dụng lớn, tích lũy qua thời gian dài, đã góp phần tạo nên một cơ chế cuồng đầu cơ trong xã hội, nhờ dễ dàng tiếp cận tín dụng lỏng lẻo. Đó chính là môi trường cho quá trình kích phát bong bong đầu cơ quy mô ở nhiều nền kinh tế trong khu vực. 28 2.1.4. Bong bóng bất động sản ở Mỹ (2001 – 2005): Sau một thời gian dài thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm đối phó với hậu quả từ cuộc khủng hoảng Dotcom (2000), nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trầm trọng. Để khuyến khích nền kinh tế trong nước tăng trưởng trở lại, FED đã liên tục cắt giảm lãi suất. Cụ thể đã cắt giảm 11 lần trong năm 2001 từ 6.5% xuống còn 1.75 % và đạt mức kỷ lục 1% vào tháng 6/2003 (thấp nhất trong vòng 45 năm qua). Chính sách tiền tệ mở rộng ngay lập tức đã khuyếch trương các hoạt động kinh tế. Đến giữa năm 2002, nền kinh tế đã thực sự phục hồi nhưng mối lo ngại về suy thoái có thế quay trở lại đã khiến chủ tịch FED, Alan Greenpan và chính phủ Mỹ quyết định giữ nguyên lãi suất chỉ đạo ở mức 1% trong suốt hai năm 2003 và 2004. Đáp lại chính sách tiền tệ nới lỏng của FED , lãi suất trên hầu khắp các thị trường tài chính đều giảm mạnh đồng thời lượng cung tiền tệ trong nền kinh tế Mỹ gia tăng đáng kể . Khối lượng cho vay của tất cả các loại hình tín dụng ngân hàng gia tăng liên tục, thúc đẩy quá trình mở rộng tiền tệ đang diễn ra. Sự gia tăng khối lượng tín dụng còn được tạo ra bởi dòng vốn nước ngoài chảy vào ổn định . Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế vào cuối năm 2002, thu nhập cá nhân và lợi nhuận của các công ty đều tăng lên đáng kể. 29 Biểu đồ : Doanh số bán nhà ở Mỹ giai đoạn 1995-2007 Nguồn: Cuối năm 2002, hoạt động của thị trường nhà ở diễn ra sôi động nhờ thu nhập cá nhân tăng, lãi suất cho vay thế chấp thấp và các khoản tín dụng dồi dào. Điều này càng kích thích các nhà đầu tư tranh thủ gia tăng hơn nữa lợi nhuận kiếm được. Người dân đổ xô đi mua nhà nhằm kiếm lời bởi họ tin tưởng rằng giá nhà sẽ tăng cao hơn trong tương lai. Các nhà đầu cơ nắm bắt được cơ hội này đã thu được lời lớn chỉ đơn giản bằng cách mua đi và bán lại, thậm chí ngay cả khi những ngôi nhà đó chưa được xây xong và đưa vào sử dụng. Các nhà môi giới cho vay thế chấp nôn nóng đẩy nhanh và kết thúc các giao dịch nhằm thu về các khoản phí và chuyển sang các hợp đồng kế tiếp. Biểu đồ : Nhu cầu nhà ở Mỹ giai đoạn 1995-2007 Nguồn: 30 Trong suốt giai đoạn bong bóng hình thành, những người mua nhà không cảm nhận được bất kỳ rủi ro nào bởi vì sự gia tăng liên tục của giá nhà cho phép họ trả nợ rất dễ dàng bằng cách vay thêm. Những người cho vay cũng không duy trì các khoản nợ của họ trong sổ sách mà bán cho các ngân hàng đầ u tư chứng khoán để trở thành công cụ chứng khoán phái sinh được đảm bảo bằng chính tài sản cho vay thế chấp. Do vậy, những người cho vay thế chấp liên tục có thêm tiền mặt để tạo ra các khoản cho vay mới, đẩy giá nhà lên cao hơn nữa và một chu trình mới lại bắt đầu. Biểu đồ : Lượng cung nhà ở Mỹ giai đoạn 2000-2007. Nguồn: Tuy nhiên, vào đầu năm 2006 , thị trường nhà đất bắt đầu có dấu hiệu suy giảm. Những ngôi nhà mới xây đã không bán được và hậu quả là sự gia tăng giá bắt đầu giảm mạnh. Nguyên nhân của tình trạng này là sự đảo ngược chính sách tiền tệ của FED. Nền kinh tế Mỹ đã bước vào năm thứ 4 tăng trưởng liên tục và những dấu hiệu lạm phát gia tăng mạnh đã xuất hiện. Một loạt các chỉ số giá khác cũng gia tăng. FED đã phản ứng lại bằng cách liên tục gia tăng lãi suất lên 5,25%. Chính sách tiền tệ thắt chặt của FED đã làm lãi suất trên thị trường tăng cao, điều này gây bất ngờ lớn với những nhà đầu tư. Nhất là các con nợ dưới chuẩn. Do tình trạng tài chính eo hẹp, nhiều người đã không đủ khả năng thanh toán. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ bắt đầu tăng mạnh. Bong bóng nhà đất ở Mỹ bùng nổ châm ngòi cho cuộc đại khủng hoảng tài chính diễn ra ngay sau đó trên toàn nước Mỹ và lan ra khắp thế giới. 31 2.1.5. TỔNG KẾT DẤU HIỆU BONG BÓNG TÀI SẢN DẤU HIỆU 1 : CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA CHÍNH PHỦ BONG BÓNG SOUTH SEA (1720) BONG BÓNG TÀI SẢN Ở NHẬT (1985 – 1990) BONG BÓNG TÀI CHÍNH Ở THÁI LAN (1997) BONG BÓNG TÀI SẢN Ở MỸ (2001 -2006) Lãi suất cơ bản Không biến đổi mạnh trong thời kỳ này. Lãi suất thấp (2.5%) và duy trì trong thời gian dài Lãi suất cao duy trì trong thời gian dài Lãi suất thấp (1%) và duy trì trong thời gian dài Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng Tăng cung tiền tệ bằng cách phát hành trái phiếu. Gia tăng đột biến, các thủ tục thẩm định được đơn giản hóa. Tín dụng không tăng mạnh Gia tăng đột biến, các thủ tục thẩm định được đơn giản hóa. Chỉ số tăng trưởng kinh tế Kinh tế phát triển mạnh. GDP tăng nhanh ( từ 2,61% lên 6,67%) Chỉ số GDP tăng mạnh (8%/năm) GDP tăng nhanh ( từ 0,759% lên 3,65%) Chỉ số ICOR & Tỷ lệ tăng trưởng GDP Không thu thập được số liệu. Không bị tác động bởi ICOR Chỉ số ICOR tăng cao tương ứng với tốc độ tăng GDP Không bị tác động bởi ICOR 32 DẤU HIỆU 2 : PHẢN ỨNG CỦA THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC : BONG BÓNG SOUTH SEA BONG BÓNG TÀI SẢN Ở NHẬT (1985 – 1990) BONG BÓNG TÀI CHÍNH Ở THÁI LAN (1997) BONG BÓNG TÀI SẢN Ở MỸ (2001 -2006) Chỉ số CPI Không thu thập được số liệu. CPI tăng nhẹ từ 88,08 lên 97,22 Chỉ số CPI không biến động mạnh trong thời gian này. CPI tăng nhẹ từ 172,2 lên 201,6 Chỉ số chứng khoán Tăng gấp 10 lần trong thời gian ngắn Tăng gấp 3 lần trong vòng 4 năm từ năm 1985- 1989 Chỉ số chứng khoán SET Index không thay đổi nhiều có xu hướng giảm nhẹ. Chỉ số Dow Jones Index không biến động mạnh Giá bất động sản Không thu thập được số liệu. Tăng gấp 20 lần trong vòng 10 năm ( 1978-1989) Giá bật động sản có xu hướng giảm nhẹ. Giá bất động sản tăng nhẹ Tương quan giữa các thị trường tài sản Không thu thập được số liệu. Tương quan đồng biến giữa thị trường bất động sản và chứng khoán Tương quan đồng biến giữa thị trường bất động sản và chứng khoán Tương quan đồng biến giữa thị trường bất động sản và chứng khoán Dấu hiệu đầu cơ Tính đầu cơ rất mạnh thể hiện qua những cơn khát hàng của các nhà đầu cơ. Hiện tượng làm giá diễn ra mạnh mẽ trong thị trường bất động sản ở các thành phố lớn ở Nhật Bản (Tokyo, Osaka). Đầu cơ tiền tệ tăng mạnh từ phía nhà đầu tư nước ngoài. Có xuất hiện đầu cơ thể hiện qua lượng cầu tăng đột biến ở thị trường nhà thứ cấp 33 DẤU HIỆU 3 : PHẢN ỨNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI : BONG BÓNG SOUTH SEA BONG BÓNG TÀI SẢN Ở NHẬT (1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDE TAI_2.pdf
Tài liệu liên quan