MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
I. Tên đề tài: 1
II. Lý do chọn đề tài: 1
NỘI DUNG ĐỀ TÀI 2
Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC 2
Bài 1: TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC 2
I. Mục đích – yêu cầu: 2
II. Phương pháp dạy học: 2
III. Chuẩn bị: 2
IV. Tiến trình dạy học: 2
Bài 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU 5
I. Mục đích – yêu cầu: 5
II. Phương pháp: 5
III. Chuẩn bị: 5
IV. Tiến trình dạy học: 5
Bài 3: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH 8
I. Mục đích – yêu cầu: 8
II. Phương pháp: 8
III. Chuẩn bị: 8
IV. Tiến trình dạy học: 8
Bài 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN 13
I. Mục đích – yêu cầu: 13
II. Phương pháp: 13
III. Chuẩn bị: 13
IV. Tiến trình dạy học: 13
Bài 5: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH 15
I. Mục đích – yêu cầu: 15
II. Phương pháp: 15
III. Chuẩn bị: 15
IV. Tiến trình dạy học: 15
Bài 6: GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH 17
I. Mục đích – yêu cầu: 17
II. Phương pháp: 17
III. Chuẩn bị: 17
IV. Tiến trình dạy học: 17
Bài 7: PHẦN MỀM MÁY TÍNH 20
I. Mục đích – yêu cầu: 20
II. Phương pháp: 20
III. Chuẩn bị: 20
IV. Tiến trình dạy học: 20
Bài 8: NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA TIN HỌC 22
I. Mục đích – yêu cầu: 22
II. Phương pháp: 22
III. Chuân bị: 22
IV. Tiến trình dạy học: 22
Bài 9: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI 25
I. Mục đích – yêu cầu: 25
II. Phương pháp: 25
III. Chuẩn bị: 25
IV. Tiến trình dạy học: 25
Chương II: HỆ ĐIỀU HÀNH 27
Bài 10: KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH 27
I. Mục đích – yêu cầu: 27
II. Phương pháp dạy học: 27
III. Chuẩn bị: 27
IV. Tiến trình dạy học: 27
Bài 11: TẬP TIN VÀ QUẢN LÝ TẬP TIN 30
I. Mục đích – yêu cầu: 30
II. Phương pháp: 30
III. Chuẩn bị: 30
IV. Tiến trình dạy học: 30
Bài 12: GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH 33
I. Mục đích – yêu cầu: 33
II. Phương pháp: 33
III. Chuẩn bị: 33
IV. Tiến trình dạy học: 33
Bài 13: MỘT SỐ HỆ ĐIỀU HÀNH THÔNG DỤNG 35
I. Mục đích – yêu cầu: 35
II. Phương pháp: 35
III. Chuẩn bị: 35
IV. Tiến trình dạy học: 35
Chương III: SOẠN THẢO VĂN BẢN 37
Bài 14: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 37
I. Mục đích – yêu cầu: 37
II. Phương pháp dạy học: 37
III. Chuẩn bị: 37
IV. Tiến trình dạy học: 37
Bài 15: SOẠN THẢO VĂN BẢN TRÊN MICROSOFT WORD 40
I. Mục đích – yêu cầu: 40
II. Phương pháp: 40
III. Chuẩn bị: 40
IV. Tiến trình dạy học: 40
Bài 16: TẠO VÀ LÀM VIỆC VỚI BẢNG 43
I. Mục đích – yêu cầu: 43
II. Phương pháp: 43
III. Chuẩn bị: 43
IV. Tiến trình dạy học: 43
Chương IV: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET 46
Bài 17: MẠNG MÁY TÍNH 46
I. Mục đích – yêu cầu: 46
II. Phương pháp: 46
III. Chuẩn bị: 46
IV. Tiến trình dạy học: 46
Bài 18: MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET 48
I. Mục đích – yêu cầu: 48
II. Phương pháp: 48
III. Chuẩn bị: 48
IV. Tiến trình dạy học: 48
Bài 19: MỘT SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN CỦA INTERNET 50
I. Mục đích – yêu cầu: 50
II. Phương pháp: 50
III. Chuẩn bị: 50
IV. Tiến trình dạy học: 50
54 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 6979 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng giáo án tin học lớp 10 theo xu hướng sử dụng các phương pháp tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rình.
Kỹ năng: giải được bài toán trên máy tính theo đủ các bước.
Phương pháp:
Dùng giáo cụ trực quan để qua đó học sinh rút ra được những kiến thức trong bài học..
Chuẩn bị:
Giáo viên: chuẩn bị một máy vi tính có hỗ trợ lập trình Pascal.
Học sinh: xem lại kiến thức về bài toán, thuật toán, ngôn ngữ lập trình.
Tiến trình dạy học:
Hoạt động dạy học
Hoạt động 1:
Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
Hoạt động 2: vào bài mới.
Đặt vấn đề: những việc cần làm để giải một bài toán hình học.
Trả lời của học sinh: xác định giả thiết, kết luận, vẽ hình, chứng minh, tính toán.
Vậy giải một bài toán trên máy tính thì cần phải làm những gì?
Hoạt động 3:
Câu hỏi: nhắc lại những thành phần cơ bản của bài toán.
Đây là kiến thức cũ nên yêu cầu học sinh nhắc lại chính xác.
Hoạt động 4:
Sau khi xây dựng thuật toán cho ví dụ và diễn tả bằng sơ đồ khối, giáo viên cho học sinh xem thuật toán đó được thực hiện như thế nào trên máy tính, bằng ngôn ngữ lập trình Pascal.
Hoạt động 5:
Giáo viên cho học sinh xem việc báo lỗi của Pascal và trực tiếp sửa lỗi rồi cho chạy lại chương trình.
Nội dung bài giảng
(phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép)
Bài 6: GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH
Học cách sử dụng máy tính là học cách điều khiển máy tính làm việc theo ý muốn của mình, tức là biết giao cho máy tính làm những việc ta muốn nó làm. Như vậy nếu người sử dụng càng có hiểu biết rộng thì càng khai thác được nhiều những tính năng của máy tính, vì khi có hiểu biết rộng thì người ta sẽ biết giao cho máy làm những việc lớn hơn, thay thế được con người nhiều hơn.
Muốn máy tính giải được một bài toán nào đó thì ta cần phải làm những việc sau:
Xác định bài toán.
Lựa chọn và xây dựng thuật toán.
Viết chương trình.
Hiệu chỉnh.
Viết tài liệu.
Làm theo những bước trên tức là ta đã biết cách giao cho máy tính những việc cần làm để giải một bài toán.
Xác định bài toán:
Một bài toán có hai thành phần đặc trưng là Input và Output. Xác định bài toán là xác định hai thành phần này. Đây là bước cần có sự phân tích kỹ càng để có thể lựa chọn cấu trúc dữ liệu, thuật toán, ngôn ngữ phù hợp.
Xác định bài toán là xác định và phân tích hai thành phần Input và Output.
Lựa chọn và xây dựng thuật toán:
Lựa chọn thuật toán:
Lí do phải lựa chọn thuật toán: một bài toán thông thường có thể có nhiều cách giải, mỗi cách có ưu điểm riêng của nó. Bài toán trong tin học cũng có thể có nhiều cách giải, mỗi cách đó tạo nên một thuật toán. Ta phải lựa chọn trong số đó để có được thuật toán tối ưu.
Thuật toán tối ưu là thuật toán tốt. Khi máy tính thực hiện một chương trình thì nó cần đến các tài nguyên như giờ CPU, số lượng ô nhớ,… Chương trình dùng nhiều tài nguyên chứng tỏ thuật toán có độ phức tạp cao. Thuật toán tốt còn phải là thuật toán mà khi thực hiện cần ít thời gian.
Việc xây dựng và lựa chọn thuật toán để giải một bài toán cụ thể cần phải căn cứ vào lượng tài nguyên mà thuật toán đòi hỏi và lượng tài nguyên thực tế cho phép.
Cần lựa chọn thuật toán tốt để giải bài toán đã cho.
Thuật toán tốt nếu chương trình tương ứng dùng ít tài nguyên.
Diễn tả thuật toán:
Xét ví dụ.
Viết chương trình:
Sau khi lựa chọn thuật toán và xây dựng thuật toán ta sẽ chuyển thuật toán đó sang ngôn ngữ lập trình thích hợp. Như vậy, viết chương trình là sự tổng hợp giữa việc lựa chọn cấu trúc dữ liệu và ngôn ngữ lập trình để diễn đạt đúng thuật toán.
Khi viết chương trình cần lựa chọn ngôn ngữ thích hợp và phải tuân theo đúng quy định ngữ pháp của ngôn ngữ đó.
Hiệu chỉnh:
Khi đã có chương trình ta cần phải thử nghiệm độ tin cậy, độ chính xác của chương trình với một số bộ Input tiêu biểu gọi là Test. Ở bước này nếu phát hiện sai sót thì ta phải sửa chương trình rồi thử lại. Ta có thể viết lại chương trình bằng ngôn ngữ khác trong bước hiệu chỉnh, cũng như có thể thay đổi thuật toán. Trong bước hiệu chỉnh ta có thể có được sự trợ giúp của chương trình dịch trong phát hiện và sửa chữa sai sót, tuy nhiên sự trợ giúp này là tùy theo ngôn ngữ lập trình và chương trình dịch mà ta đang dùng.
Khi viết xong chương trình phải thử lại với một số bộ Input, nếu có sai sót thì sửa và thử lại.
Có thể thay ngôn ngữ lập trình hoặc thuật toán trong bước hiệu chỉnh.
Sai sót về mặt ngữ pháp sẽ được báo lỗi, nhưng chương trình có thể còn lỗi khác chưa phát hiện được.
Viết tài liệu:
Mô tả chi tiết toàn bộ bài toán, thuật toán, chương trình, kết quả thử nghiệm và hướng dẫn sử dụng sẽ giúp ích cho người dùng và cho việc nâng cấp, hoàn thiện chương trình.
Bài 7: PHẦN MỀM MÁY TÍNH
Mục đích – yêu cầu:
Kiến thức: học sinh nắm được khái niệm phần mềm, sơ lược về các loại phần mềm và chức năng của từng loại.
Kỹ năng: phân biệt được các loại phần mềm, thấy được muốn sử dụng máy tính, ngoài việc hiểu biết sơ lược về cấu trúc máy tính (phần cứng), còn cần hiểu biết về phần mềm ở mức độ có thể khởi động máy tính và làm một số việc.
Phương pháp:
Dùng giáo cụ trực quan để minh họa cho những khái niệm trong sách giáo khoa, kết hợp với phương pháp thuyết trình.
Chuẩn bị:
Giáo viên: một máy tính có cài thêm một số phần mềm ứng dụng.
Học sinh: xem lại bài cũ và xem trước bài mới.
Tiến trình dạy học:
Hoạt động dạy học
Hoạt động 1:
Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ.
Hoạt động 2: vào bài mới
Giáo viên giới thiệu một số hệ điều hành.
Hoạt động 3:
Cho học sinh thảo luận theo nhóm với câu hỏi “ Người ta hay dùng máy tính để làm việc gì”, sau đó từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Câu hỏi: nhờ đâu mà máy tính có thể làm những việc đó?
Trả lời của học sinh: do có chương trình cho phép làm việc đó.
Hoạt động 4:
Sau khi giới thiệu một số phần mềm, giáo viên cho học sinh sắp xếp các phần mềm cho đúng với loại của nó, yêu cầu học sinh cho thêm ví dụ về các phần mềm và tự phân loại phần mềm đó.
Nội dung bài giảng
(phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép)
Sau khi giải một bài toán trên máy tính theo các bước như ở bài 6 thì ta thu được một chương trình; cách tổ chức dữ liệu; tài liệu về chương trình. Chương trình đó có thể thực hiện được với nhiều bộ Input, tức là có thể dùng để giải bài toán với nhiều bộ dữ liệu khác nhau. Khi đó ta nói chương trình như thế là một phần mềm máy tính.
Bài 7: PHẦN MỀM MÁY TÍNH
Phần mềm hệ thống:
Có những chương trình luôn phải có sẵn trong máy vì mọi chương trình khác đều cần đến nó, trong mọi thời điểm của cả quá trình hoạt động của máy. Như thế, nó trở thành môi trường làm việc cho các phần mềm khác và được gọi là phần mềm hệ thống.
Phần mềm hệ thống là môi trường làm việc cho các phần mềm khác.
Hệ điều hành là phần mềm hệ thống quan trọng nhất.
Phần mềm ứng dụng:
Những phần mềm giúp chúng ta giải quyết những công việc hàng ngày, những hoạt động nghiệp vụ, được gọi là phần mềm ứng dụng.
Do nhiều người có nhu cầu chung về giải quyết cùng một công việc nên có những phần mềm đáp ứng nhu cầu đó. Đó là những phần mềm đã được viết hoàn chỉnh, người dùng chỉ cần cài đặt lên máy tính của mình và thiết lập các chế độ làm việc phù hợp là có thể sử dụng được. Nó được gọi là phần mềm đóng gói.
Phần mềm ứng dụng: giải quyết các công việc hàng ngày, các hoạt động nghiệp vụ.
Phần mềm đóng gói: được viết hoàn chỉnh.
Phần mềm công cụ: hỗ trợ việc làm ra các sản phẩm phần mềm, còn gọi là phần mềm phát triển.
Phần mềm tiện ích: trợ giúp, nâng cao hiệu quả công việc.
Sự phân loại chỉ có ý nghĩa tương đối vì có phần mềm vừa là ứng dụng vừa là phần mềm hệ thống.
Bài 8: NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA TIN HỌC
Mục đích – yêu cầu:
Kiến thức: giới thiệu được một cách tổng thể các ứng dụng đa dạng của Tin học trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Kỹ năng: thấy được tầm quan trọng của môn học và sự cần thiết phải có những kiến thức cơ bản về môn học này.
Trọng tâm: ứng dụng của Tin học
Phương pháp:
Vấn đáp gợi mở kết hợp với tạo tình huống có vấn đề.
Chuân bị:
Giáo viên: tư liệu về các ứng dụng của Tin học.
Học sinh: xem lại bài cũ và xem trước bài mới.
Tiến trình dạy học:
Hoạt động giảng dạy
Hoạt động 1:
Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
Hoạt động 2: vào bài mới:
Tạo tình huống có vấn đề: như các em thấy ngày nay tin học được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta, hãy kể những ứng dụng tin học mà em biết?
Học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi.
Dự kiến trả lời: gõ văn bản, chat, gửi mail….
Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh rồi giới thiệu bài mới.
Hoạt động 3:
Giáo viên đưa ra các ví dụ về các phần mềm ứng dụng của Tin học.
Yêu cầu: học sinh kể những phần mềm ứng dụng mà em biết?
Hoạt động 4:
Giáo viên giới thiệu về tự động hoá và điều khiển, truyền thông vì đây là khái niệm mới đối với học sinh.
Yêu cần học sinh mạnh dạn đưa ra vấn đề còn thắc mắc để cả lớp cùng thảo luận.
Giáo viên nhận xét và giải thích.
Hoạt động 5:
Giáo viên đặt vấn đề: Tin học được ứng dụng rất nhiều trong công tác giáo dục như các phần mềm quản lí, các phần mềm dạy học,... Thế em biết gì về phần mềm dạy học? Có những tiện ích gì? Em có thích đươc dạy và học bằng các phần mềm dạy học không?
Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi.
Giáo viên nhận xét và giải thích vấn đề.
Hoạt động 6:
Đặt vấn đề: các em thấy các phương tiện giải trí mà Tin học cung cấp cho chúng có đủ đáp ứng nhu cầu giải trí của chúng ta chưa? Hãy kể những phần mềm trò chơi mà em thích? Vì sao?
Học sinh thảo luận và trả lời.
Giáo viên giới thiệu cho học sinh những phần mềm giải trí mới.
Hoạt động 7:
Củng cố, dặn dò: học sinh ôn lại các kiến thức đã được học.
Nội dung bài giảng
(phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép)
Bài 8: NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA TIN HỌC
Giải các bài toán khoa học kĩ thuật:
Các bài toán phát sinh từ thực tế như lĩnh vực thiết kế kĩ thuật, xử lý số liệu thực nghiệm, quy hoạch và tối ưu hóa với những số liệu phức tạp và khối lượng rất lớn các tính toán. Nếu không có máy tính ta không thể thực hiện được các tính toán đó trong phạm vi thời gian cho phép.
Giải các bài toán quản lí:
Các hoạt động quản lí rất đa dạng nhưng đều có một đặc điểm chung là phải xử lí một khối lượng thông tin rất lưu trữ lớn. Bằng cách sử dụng các phần mềm chuyên dụng như bảng tính điện tử (EXCEL, QUATTRO…), các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (FOXPRO, ACCES…) máy tính sẽ trợ giúp đắc lực cho chúng ta.
Một quy trình ứng dụng Tin học để quản lí thường gồm các bước:
Tổ chức lưu trữ các dữ liệu trên máy và sắp xếp chúng một cách hợp lí để tiện dùng.
Xây dựng các chương trình tiện dụng để cập nhật (bổ sung, sửa chữa, loại bỏ, …) dữ liệu.
Khai thác thông tin theo các yêu cầu khác nhau: tìm kếm, thống kê,…
Tự động hoá và điều khiển:
Con người có được những qui trình công nghệ tự động hoá, linh hoạt, chuẩn xác, rẻ, hiệu quả và đa dạng nhờ sự trợ giúp của máy tính.
Ví dụ: con người không thể phóng được các vệ tinh nhân tạo hay bay lên vũ trụ nếu không có sự trợ giúp của các hệ thống máy tính mạnh.
Truyền thông:
Cùng với sự phát triển của kĩ thuật truyền thông, Tin học cũng góp phần không nhỏ trong việc đổi mới bộ mặt của lĩnh vực khoa học – công nghệ này, nhất là các dịch vụ của nó.
Những hệ thống thông tin tự động hoá làm cho con người dễ dàng truy nhập kho tài nguyên tri thức của nhân loại.
Mạng máy tính toàn cầu được sử dụng rộng rãi hiện nay là Internet. Đây là mạng thông tin - dịch vụ toàn cầu đã và đang được triển khai trên diện rộng.
Soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng:
Với sự trợ giúp của các chương trình soạn thảo và xử lí văn bản, xử lí ảnh, các phương tiện in gắn với máy tính, Tin học đã giúp cho việc biên soạn các văn bản hành chính, lập kế hoạch công tác, luân chuyển văn thư, công nghiệp in ấn,... ngày càng thuận tiện và phổ biến.
Trí tuệ nhân tạo:
Đây là lĩnh vực đầy triển vọng của Tin học. Mục tiêu của hướng nghiên cứu này là thiết kế các máy tính có thể đảm đương một số hoạt động thuộc lĩnh vực trí tuệ con người, hoặc những hoạt động đặc thù của con người.
Các thành tựu đạt được: robot, máy phiên dịch, máy chuẩn đoán bệnh, nhận dạng chữ viết, tiếng nói, hình ảnh...
Giáo dục:
Với việc áp dụng các thành tựu của Tin học, ta có thể thiết kế được nhiều thiết bị hỗ trợ cho việc giảng dạy và học tập, như các phần mềm dạy học, làm cho việc dạy và học sinh động hơn, gây hứng thú cho người học, giúp người học có thể tự học.
Việc học còn có thể thông qua Internet với các hình thức đào tạo từ xa.
Giải trí:
Sự phát triển nhanh chóng của Tin học đã tạo ra cho con người nhiều phương tiện giải trí mới, phong phú như chương trình trò chơi, phim ảnh, âm nhạc...
Bài 9: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI
Mục đích – yêu cầu:
Kiến thức: vai trò to lớn của Tin học đối với sự phát triển mọi mặt của xã hội. Nhận thức được cân thiết phải tôn trọng các quy định của pháp luật khi sử dụng các tài nguyên chung.
Trọng tâm: vai trò của Tin học.
Phương pháp:
Vấn đáp gợi mở kết hợp với phương pháp thuyết trình.
Chuẩn bị:
Giáo viên: chuẩn bị một số tranh ảnh về các ứng dụng rộng rãi của Tin học trong xã hội.
Học sinh: xem lại bài cũ và xem trước bài mới.
Tiến trình dạy học:
Hoạt động giảng dạy
Hoạt động 1:
Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
Hoạt động 2:
Đặt vấn đề: bây giờ giả sử không có Tin học, thì các hoạt động trong nhiều lĩnh vực của xã hội có bị ảnh hưởng không? Mức độ ảnh hưởng như thế nào?
Cho học sinh chia nhóm thảo luận, cử đại diện nhóm trả lời.
Giáo viên nhận xét, cho học sinh thấy được vai trò của Tin học, dẫn dắt học sinh vào bài mới.
Hoạt động 3:
Đặt vấn đề: Tin học ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Em thấy việc ứng dụng Tin học sẽ mang lại cho con người những lợi ích gì? Cho một ví dụ cụ thể.
Dự kiến học sinh trả lời: các phần mềm quản lí, robot thay thế con người làm việc ở nơi nguy hiểm.
Giáo viên nhận xét, ý kiến của học sinh, giải thích vấn đề theo hướng gợi mở cho học sinh.
Hoạt động 4:
Đặt vấn đề: Thông tin là nguồn tài sản chung của mọi người, vậy chúng ta cần phải bảo vệ tài sản chung đó như thế nào?
Học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi.
Giáo viên: nhận xét.
Hoạt động 10:
Củng cố, dặn dò: học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK và ôn lại các kiến thức đã được học.
Nội dung bài giảng
(phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép)
Bài 9: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI
Ảnh hưởng của Tin học đối với sự phát triển của xã hội:
Các thành tựu của Tin học được áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội và đem lại các hiệu quả to lớn.
Không nên đồng nhất việc sử dụng trong phạm vi rộng các thành tựu của Tin học với việc có một nền Tin học phát triển.
Nền quốc gia được xem là phát triển nếu nó đóng góp được phần đáng kể vào nền kinh tế quốc dân và vào kho tàng tri thức chung của thế giới.
Xã hội Tin học hóa:
Các hoạt động chính của xã hội như: sản xuất hàng hóa, quản lí, giáo dục và đào tạo, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần trong thời đại Tin học hóa sẽ được điều hành với sự hỗ trợ của các mạng máy tính có các hệ thống thông tin lớn.
Cùng với việc phát triển các phương tiện kĩ thuật với hàm lượng Tin học cao ngày càng hiện đại, năng suất lao động sẽ tăng vọt. Robot sẽ thay thế con người làm việc trong các môi trường nguy hiểm như trong lòng đất, dưới nước sâu, trên cao...
Rất nhiều thiết bị dùng cho mục đích sinh hoạt và giải trí như: máy giặt, máy điều hòa, các thiết bị âm thanh... hoạt động theo các chương trình điều khiển làm cho con người có được nhiều tiện nghi sống thoải mái hơn.
Văn hóa và pháp luật trong xã hội Tin học hóa:
Con người phải có ý thức bảo vệ thông tin vì đó là tài sản chung của mọi người. Những hoạt động vô ý thức do thiếu hiểu biết, hoặc cố ý làm ảnh hưởng đến việc hoạt động bình thường của hệ thống đều là phạm tội. Ví dụ: truy nhập bất hợp pháp các nguồn thông tin, phá hoại thông tin trên mạng của các cơ quan, vi phạm quyền sở hữu thông tin, tung vào mạng các virus...
Tin học phát triển với nhịp độ vũ bão, mọi người cần phải có phong cách sống, làm việc khoa học, có tổ chức, trình độ kiến thức vững vàng và khả năng thực hành tốt, phải học tập thường xuyên để nâng cao sự hiểu biết và tri thức.
Để bảo vệ lợi ích chung, xã hội phải có những quy định, những điều luật để bảo vệ thông tin và để xử lý các tội phạm liên quan đến việc phá hoại thông tin ở các mức độ khác nhau.
Chương II: HỆ ĐIỀU HÀNH
Bài 10: KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH
Mục đích – yêu cầu:
Kiến thức: nắm được khái niệm hệ thống, phân biệt vai trò và chức năng phần mềm trong hệ thống .
Kỹ năng: chưa đòi hỏi phải biết các thao tác cụ thể.
Trọng tâm: khái niệm hệ điều hành, phân loại hệ điều hành.
Phương pháp dạy học:
Tạo ra những tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Chuẩn bị:
Giáo viên: tư liệu về các hệ điều hành.
Học sinh: ôn lai kiến thức chương I và xem trước bài học.
Tiến trình dạy học:
Hoạt động giảng dạy
Hoạt động 1:
Ổn định lớp.
Hoạt động 2: vào bài mới
Đặt vấn đề: ngày nay chiếc máy tính đã trở nên khá gần gũi và cần thiết cho chúng ta, vậy máy tính hoạt động như thế nào? Để sử dụng được thì máy tính cần trang bị gì?
Học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi.
Dự kiến trả lời: cần nguồn điện, cần màn hình, cần chuột…
Giáo viên: máy tính chỉ có thể được sử dụng, khai thác có hiệu quả khi có hệ điều hành.
Hoạt động 3:
Câu hỏi: Hãy kể những hệ điều hành mà em biết? Hệ điều hành được sử dụng phổ biến nhất hiện nay?
Học sinh trả lời.
Giáo viên: nội dung kiến thức chúng ta nghiên cứu chỉ liên quan chủ yếu tới việc khai thác, sử dụng một hệ điều hành đang phổ biến nhất trong môi trường cụ thể của ta hiện nay. Đó là hệ điều hành WINDOWS của hãng Microsoft Office. Bản thân hệ điều hành WINDOWS cũng có nhiều phiên bản:WINDOWS 95, WINDOWS 98, WIN DOWS XP,…
Hoạt động 4:
Giáo viên liên hệ thực tế: Trong lớp mình nhà em nào có máy tính? Em cho biết máy tính nhà mình sử dụng hệ điều hành nào?
Học sinh trả lời.
Hoạt động 5:
Đặt câu hỏi: Trên một máy tính có thể cài nhiều hệ điều hành được không?
Học sinh trả lời: theo sự hiểu biết của bản thân.
Dự kiến: đa số các em trả lời không được.
Giáo viên giải đáp.
Hoạt động 6:
Giáo viên giới thiệu về các chức năng của hệ điều hành.
Các thành phần chủ yếu của máy tính.
Hoạt động7:
Yêu cầu học sinh nhắc lại: máy tính gồm những phần chính nào? (kiến thức chương I).
Giáo viên: lưu ý học sinh chú ý mối quan hệ giữa máy tính, hệ điều hành và chương trình.
Hoạt động 8:
Giáo viên nói sơ về phân loại các hệ điều hành vì phần này chỉ mang tính chất giới thiệu.
Hoạt động 9:
Củng cố, dặn dò: ôn lại các kiến thức đã được học.
Nội dung bài giảng
(phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép)
Chương II: HỆ ĐIỀU HÀNH
Bài 10: KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH
Khái niệm về hệ điều hành:
Chúng ta sử dụng các chương trình ứng dụng để thực hiện các công việc, giải quyết các bài toán… Tuy nhiên các chương trình ứng dụng thường được viết để chạy trên một hệ điều hành cụ thể nào đó. Chẳng hạn như: bộ chương trình Microsoft Office của công ti Microsoft chạy trong môi trường của hệ điều hành Windows.
Cần phải cài đặt trên máy tính một hệ điều hành để chạy các phần mềm ứng dụng trên hệ điều hành đó.
Hệ điều hành là tập hợp có tổ chức các chương trình thành một hệ thống với nhiệm vụ đảm bảo quan hệ giữa người sử dụng với máy tính, cung cấp các phương tiện và dịch vụ để người sử dụng dễ dàng thực hiện chương trình, quản lí chặt chẽ các tài nguyên của máy, tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu.
Có nhiều hệ điều hành như: MS DOS, WINDOWS, LINUX,…Mổi hệ điều hành còn có nhiều phiên bản ngày càng được nâng cấp, cải tiến.
Chức năng và các thành phần của hệ điều hành:
Chức năng:
Chức năng của hệ điều hành được xác định dựa trên các yếu tố:
Loại công việc mà hệ điều hành phải đảm nhiệm.
Đối tượng mà hệ thống tác động.
Hệ điều hành có các chức năng:
Tổ chức đối thoại giữa người dùng và hệ thống.
Cung cấp bộ nhớ, thiết bị ngoại vi,… cho các chương trình cần thực hiện và tổ chức thực hiện các chương trình đó.
Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài, cung cấp các phương tiện để tìm kiếm và truy nhập thông tin được lưu trữ.
Hỗ trợ phần mềm cho các thiết bị ngoại vi để có thể khai thác chúng một cách thuận tiện và hiệu quả.
Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống
Các thành phần chủ yếu của hệ điều hành:
Các máy tính từ thế hệ thứ III trở đi, các thiết bị ngoại vi hoạt động độc lập với nhau và với bộ xử lí trung tâm. Như vậy trong việc khai thác máy tính có 5 thành phần độc lập. Yếu tố kết nối 5 thành phần độc lập đó lại thành một hệ thống có tổ chức là hệ điều hành.
Hệ điều hành gồm các thành phần chủ yếu:
Chương trình nạp hệ thống.
Chương trình đảm bảo đối thoại giữa người dùng và hệ thống.
Chương trình quản lí tài nguyên.
Chương trình phục vụ và tổ chức thông tin trên bộ nhớ ngoài.
Chương trình điều khiển và các chương trình tiện ích hệ thống.
3. Phân loại hệ điều hành:
Có các loại chính:
Đơn nhiệm một người sử dụng: Các chương trình phải được thực hiện lần lượt và mỗi lần làm việc chỉ có một người được đăng kí vào hệ thống.
Đa nhiệm một người sử dụng: Có một người được đăng kí vào hệ thống, nhưng có thể kích hoạt cho hệ thống thực hiện đồng thời nhiều chương trình.
Đa nhiệm nhiều người sử dụng: Cho phép nhiều người được đăng kí vào hệ thống, người sử dụng có thể cho người sử dụng thực hiện đồng thời nhiều chương trình.
Bài 11: TẬP TIN VÀ QUẢN LÝ TẬP TIN
Mục đích – yêu cầu:
Kiến thức: nắm được khái niệm tập tin và thư mục, biết nguyên lí hệ thống tổ chức lưu trữ tập tin, biết các chức năng của hệ thống quản lý tệp.
Kỹ năng: biết cách đặt tên tệp, đường dẫn, tên đầy đủ, đường dẫn đầy đủ.
Trọng tâm: cách tổ chức quản lí tệp, vai trò và chức năng của hệ thống quản lí tệp.
Phương pháp:
Vấn đáp gợi mở kết hợp với tạo tình huống có vấn đề.
Chuẩn bị:
Giáo viên: một số hình ảnh về sơ đồ cây thư mục dưới dạng bảng biểu.
Học sinh: xem lại bài cũ và xem trước bài mới.
Tiến trình dạy học:
Hoạt động giảng dạy
Hoạt động 1:
Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
Hoạt động 2: vào bài mới:
Tạo tình huống có vấn đề: trong thực tế ta có rất nhiều thông tin cần lưu trữ, ta cần phải sắp xếp, lưu trữ chúng như thế nào cho khoa học, để thuận tiện cho việc sử dụng, tìm kiếm thông tin?
Học sinh thảo luận, đưa ra câu trả lời.
Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh rồi giới thiệu bài mới.
Hoạt động 3:
Giáo viên cho ví dụ để học sinh có thể biết cách đặt tên tập tin, sau đó cho nhiều ví dụ lên bảng để học sinh nhận xét đúng, sai?
Giáo viên sửa bài.
Hoạt động 4:
Giáo viên yêu cầu học sinh tự cho một số ví dụ đặt tên tập tin, cho các học sinh khác nhận xét đúng, sai.
Qua đó giáo viên kiểm tra xem học sinh đã nắm được phần kiến thức này chưa. Cần phải hướng dẫn kĩ vì đây là kiến thức cơ bản mà học sinh cần phải nắm được.
Hoạt động 5:
Đặt vấn đề: Đối với một cuốn sách, để việc tìm kiếm các đề mục trong sách được dễ dàng ta sử dụng mục lục, còn đối với máy tính ta cũng có thể tìm kiếm dữ liệu như vậy nếu chúng được lưu trữ dưới dạng thư mục và cây thư mục. Thế thư mục là gì? Cây thư mục là gì?
Giáo viên đưa ra các hình ảnh về cây thư mục giới thiệu cho học sinh.
Hoạt động 5:
Giáo viên đưa ra các ví dụ và yêu cầu 4 học sinh lên vẽ cây thư mục lên bảng.
Giáo viên cho các học sinh khác nhận xét, sau đó giáo viên sửa bài.
Hoạt động 6:
Giáo viên yêu cầu học sinh tự đưa ra một vài ví dụ thực tế và vẽ cây thư mục.
Lưu ý học sinh phân biệt thư mục gốc với thư mục con.
Hoạt động 7:
Giáo viên giới thiệu về hệ thống quản lí tập tin, các chức năng chính của hệ thống quản lí tập tin.
Hoạt động 8:
Củng cố, dặn dò: ôn lại các kiến thức đã được học.
Nội dung bài giảng
(phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép)
Bài 11: TẬP TIN VÀ QUẢN LÝ TẬP TIN
Tập tin và thư mục:
Tập tin và đặt tên tập tin:
Tập tin (file) còn gọi là tệp, là một tập hợp các thông tin ghi trên đĩa từ, băng từ,… tạo thành một đơn vị lưu trữ do hệ điều hành quản lí. Mỗi tập tin có một tên gọi để truy nhập.
Tên tập tin gồm hai phần: phần tên (Name) và phần mở rộng (còn gọi là phần đuôi hay phần đặc trưng – Extention). Khi viết, hai phần này được phân cách bởi dấu chấm.
Trong DOS, tên tập tin bao gồm chữ số Ả rập, chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh hoặc các ký tự đặc biệt $, %, #,… Phần tên không quá 8 ký tự. Phần mở rộng có thể có hoặc không, nếu có thì không quá 3 ký tự.
Trong WINDOWS, tên tập tin không dài quá 255 ký tự.
Ví dụ: các tệp đúng trong DOS và WINDOWS:
AFGH
NAM.IN
EGE.PAS
AB.DEFG
Eb.c.D
My Data
Các tệp chỉ đúng trong WINDOWS:
AB.DEFG
Eb.c.D
My Data
Một số phần mở rộng thường được sử dụng với ý nghĩa riêng, ví dụ:
PAS - tệp chương trình nguồn trên ngôn ngữ PASCAL.
DOC - tệp văn bản do hệ soạn thảo WINWORD tạo ra…
Lưu ý: trong tên tập tin không phân biệt chữ hoa và chữ thường.
Thư mục:
Thư mục được dùng để quản lý các tập tin. Thư mục đóng vai trò như mục lục để tìm các chương, các mục trong một quyển sách.
Mỗi đĩa có một thư mục được tạo tự động, gọi là thư mục gốc. Trong mỗi thư mục có thể tạo các thư mục gọi là thư mục con.
Trừ thư mục gốc, các thư mục đều phải được đặt tên. Tên thư mục được đặt theo quy cách đặt tên tập tin.
Trong mỗi thư mục có thể chứa cả tập tin và thư mục con.
VD: hình trang 44
Để chỉ ra đúng tập tin cần thiết, ta phải chỉ các thư mục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng giáo án Tin học lớp 10 theo xu hướng sử dụng các phương pháp tích cực.doc