Đề tài Xây dựng hệ thống dữ liệu cung cấp thông tin cho công tác quản lý các công trình đô thị

Dữ liệu không gian lưu lại hình dạng, vị trí của đối tượng địa lý. Dữ liệu không gian luôn là thành phần quan trọng trong một hệ thống GIS vì nó thể hiện trực quan các đối tượng từ tổng thể đến chi tiết.

Các dữ liệu không gian có được chủ yếu là do công tác đo đạc thực tế , số hóa lại từ bản đồ địa chính ngoài ra còn có thể thu thập được các dữ liệu không gian thông qua hệ thống các bản đồ: Địa hình, Chuyên đề, dạng giấy và số, hình ảnh.

Dữ liệu đo đạc thực tế sẽ được xử lý bằng phần mềm chuyên dụng để thành lập bản đồ. Sau đó từ bản đồ đã thành lập chuyển sang định dạng *.dwg hoặc *.dgn từ đó chuyển sang định dạng shape file(*.shp)

Dữ liệu ở dạng Raster sẽ được số hóa lại bằng phần mềm Mapinfo hoặc MicroStation và chuyển sang shapefile.

 

doc97 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2321 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng hệ thống dữ liệu cung cấp thông tin cho công tác quản lý các công trình đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ndows thích hợp và hiển thị, truy tìm các tập tin liên hệ đến dự án và nhiều thứ khác nữa. Visual Basic.NET là ngôn ngữ lập trình khuynh hướng đối tượng (Object Oriented Programming Language) do Microsoft thiết kế lại từ con số không. Visual Basic.NET không kế thừa VB6 hay bổ sung, phát triển từ VB6 mà là một ngôn ngữ lập trình hoàn toàn mới trên nền Microsoft 's .NET Framework. Do đó, nó cũng không phải là VB phiên bản 7. Thật sự, đây là ngôn ngữ lập trình mới và rất lợi hại, không những lập nền tảng vững chắc theo kiểu mẫu đối tượng như các ngôn ngữ lập trình hùng mạnh khác đã vang danh C++, Java mà còn dễ học, dễ phát triển và còn tạo mọi cơ hội hoàn hảo để giúp ta giải đáp những vấn đề khúc mắc khi lập trình. Các chức năng cơ bản: Thiết kế giao diện và hỗ trợ viết mã IntelliSense: IntelliSense không những giúp viết mã nhanh hơn, đúng hơn mà còn giúp những lập trình viên mới làm quen với .Net nhanh chóng hơn. Đặc biệt, Visual Studio 2005 còn có khả năng sử dụng lại các đoạn mã mẫu. Không những thế, Visual Studio 2005 cho phép tạo ứng dụng với giao diện giống với giao diện của Outlook đầy hấp dẫn. Đóng gói và triển khai ứng dụng: Visual Studio 2005 cho phép đóng gói và triển khai ứng dụng đơn giản và dễ dàng hơn. Nhờ công nghệ đóng gói và triển khai ứng dụng ClickOne mới, bạn sẽ dễ dàng triển khai các ứng dụng đó trên máy chủ Web, hoặc các mạng chia sẻ tập tin. Hỗ trợ ứng dụng 64 bit: Xu hướng bộ xử lý 64 bit và bộ xử lý đa nhân đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và cũng gây khó cho các nhà phát triển phần mềm. NetFramework 2.0 cũng như Visual Studio 2005 hỗ trợ tốt và tối ưu cho tính toán 64 bit. 3. Sự kết hợp của ArcGIS Engine và Visual Studio Sau khi cài đặt ArcEngine vào thì Visual Studio sẽ tự động add thêm vào cửa sổ New project 1 ứng dụng mới là ArcGIS Engine Và giao diện của Visual Studio lúc này: Các thành phần cơ bản được đánh số thứ tự ở hình trên có chức năng: Số 1: là ArcGIS Engine TOCCOntrol là cửa sổ hiển thị các lớp bản đồ mà chương trình Add vào. Số 2 là ArcGIS Engine MapControl là cửa sổ thể hiện nội dung của các lớp bản đồ mà chương trình Add vào. Số 3 là ArcGIS Engine Toolbar Control là thanh công cụ để Add các tool của ArcGIS Engine vào như: Add, Save, Zoom, Pan, Full Extent v.v… Số 4 là thanh Menu là công cụ để chứa các Menu thiết kế cho chương trình như: File, Edit, Tools, Windows v.v… Số 5 là thanh toolbar chứa các điều khiển để thiết kế các điều khiển giao diện cho ứng dụng bao gồm các hộ công cụ sau:Common Controls, Containers, Menu & Toolbars, Data, Components, Printing, Dialogs, Crystal Report và đặc biệt sau khi cài ArcGIS Engine thì sẽ có thêm ArcGIS Windows forms. Số 6 là cửa sổ Solution Explorer cửa sổ này chứa các thành phần cấu thành chương trình như các Form, các Module và các Report. Số 7 là cửa sổ Properties cửa sổ này thể hiện các thuộc tính của các điều khiển như thuộc tính: Name, Text, Size, Font, Invisible, Enable v.v... CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG I/ MÔ TẢ DỮ LIỆU: Sau khi tìm hiểu công tác quản lý hiện tại của các đơn vị quản lý em đã rút ra được những thông tin đầy đủ để xây dựng một hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc quản lý. Do đó cần phải thống nhất, đồng bộ các thông tin đã thu thập. Ngoài ra em còn bổ sung thêm 3 trường thuộc tính là: thời điểm xây dựng, thời điểm duy tu gần nhất, loại duy tu. Vì em cho rằng những thông tin này là quan trọng trong việc xác định độ bền, tuổi thọ của công trình hoặc đối tượng. Nếu khoảng thời gian giữa thời điểm xây dựng và thời điểm duy tu hoặc khoảng thời gian giữa hai lần duy tu quá ngắn thì ta sẽ nhận ra điểm bất ổn của công trình và cùng với loại duy tu gần đó nhất từ đó sẽ tìm ra nguyên nhân của việc hư hỏng có phải là do nguyên nhân kĩ thuật hay nguyên nhân xã hội, an ninh. 1 Mô tả thông tin các đối tượng sẽ quản lý: Lòng đường: + Tên đường: là tên hiện tại của con đường có thể thay đổi tùy theo các quyết định của Thành phố hoặc tỉnh. + Mã đường: là mã số của đoạn đường được gán để phục vụ cho việc quản lý của nhà quản lý. Mã đường được quy định như sau: các chữ cái đầu tiên trong tên đường (viết in hoa) và số thứ tự đoạn đường. VD BTX3 (đoạn thứ 3 của con đường Bùi Thị Xuân). Đây là thuộc tính khóa dùng để truy vấn trong cơ sở dữ liệu các thông tin về đối tượng. + Chiều rộng: đo được theo thực tế. Độ rộng của mỗi con đường không phải là một hệ số đẳng trị và nó tác động rất nhiều đến lưu lượng xe tham gia giao thông cũng như vấn đề giải quyết giao thông của các thành phố lớn. Do đó Chiều rộng trở thành một thông số để quyết định đến việc phân chia tuyến đường thành nhiều đoạn khác nhau. + Chiều dài: là chiều dài của đoạn đường đã được phân ra trên một tuyến đường. + Loại đường: chính là vật liệu cấu trúc của đường bao gồm các loại: Nhựa, bê tông nhựa, đá, đất v.v… + Cấp đường: là cấp đã được phân theo quy chuẩn của nhà nước. + Hiện trạng: là tình trạng thực tế của con đường được đánh giá bởi các nhà chuyên môn về cầu đường và dựa vào lưu lượng giao thông của khu vực đó có nhiều loại hiện trạng: Tốt, cần nâng cấp, hư hỏng v.v… + Địa phương: là khu vực phường xã mà đoạn đường đó thuộc về. Ranh giới phường xã cũng là một tiêu chuẩn để phân đoạn một tuyến đường. + Chiều: là chiều lưu thông quy định đối với các phương tiện giao thông trên đoạn đường đó. Có những con đường có đoạn là 2 chiều có đoạn chỉ 1 chiều do đó việc phân đoạn một con đường cũng phụ thuộc vào chiều của đoạn đường đó. + Lộ giới: là khoảng các từ tim đường đến mốc lộ giới đối với các đoạn đường trong nội thành. Đối với các đoạn đường quốc lộ, tỉnh lộ thì lộ giới là khoảng cách từ mép đường đến lộ giới. + Giải phân cách: trên một con đường thì có thể có hoặc không có giải phân cách. Có 2 loại giải phân cách là: Phân cách cứng ( rào kim loại, con lương, cây xanh) phân cách mềm (vạch sơn phân cách) + Số làn đường: phụ thuộc vào độ rộng của con đường độ rộng 1 làn đường là do quy phạm thiết kế quy định. + Thời điểm xây dựng: là mốc thời gian khi xây dựng hoàn thành công trình đó. + Thời điểm duy tu gần nhất: là mốc thời gian đánh dấu lần duy tu gần thời điểm hiện tại nhất. Đây là một mốc quan trọng nhằm đánh giá tuổi thọ công trình, đánh giá chất lượng công trình đồng thời giúp các nhà quản lý đề ra các dự án duy tu bảo dưỡng công trình sao cho phù hợp cũng như xác định trách nhiệm của đơn vị thi công khi công trình có sự cố xảy ra. + Loại duy tu: đối với đối tượng đường giao thông thì sẽ có các loại duy tu tương ứng: sửa chữa, mở rộng, nâng cấp. v.v… Vỉa hè (lề đường) + Mã lề đường: là mã số gán cho đối tượng lề đường để phục vụ cho việc quản lý của nhà quản lý. Mã số được quy định như sau: chữ cái L và số thứ tự đoạn lề đường. Vd: L112. Đây là thuộc tính khóa dùng để truy vấn trong cơ sở dữ liệu các thông tin về đối tượng + Vật liệu: là cấu trúc vật chất của lề đường : gạch, bê tông, xi măng. V.v…. + Loại bó vỉa: là phần tiếp giáp của vỉa hè và mặt đường có các loại bó vỉa như sau: đứng, cong, vác chéo. + Chiều rộng bó vỉa: là khoảng cách từ mép đường đến mép vỉa hè. + Vật liệu bó vỉa: là cấu trúc vật chất của bó vỉa: đá hộc, xi măng, bê tông. + Thời điểm xây dựng: là mốc thời gian khi xây dựng hoàn thành công trình đó. + Thời điểm duy tu gần nhất: là mốc thời gian đánh dấu lần duy tu gần thời điểm hiện tại nhất. Cũng như đối tượng lòng đường thời điểm duy tu gần nhất có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá công trình. + Loại duy tu: đối với đối tượng vỉa hè thì sẽ có các loại duy tu tương ứng: sửa chữa, lát gạch, nâng cấp. v.v… + Hiện trạng: là tình trạng thực tế của đoạn lề đường được đánh giá bởi các nhà thi công. Có nhiều loại hiện trạng: Tốt, cần nâng cấp, hư hỏng v.v… + Mã đường: là mã số đoạn đường nơi mà đoạn vỉa hè này tồn tại mã số này có chức năng liên kết dữ liệu vỉa hè và dữ liệu lòng đường trong cơ sở dữ liệu, đảm bào tính thống nhất của các đối tượng theo tuyến giao thông và đường giao thông. Hệ thống chiếu sáng: + Mã trụ đèn: Mã lề đường: là mã số gán cho đối tượng lề đường để phục vụ cho việc quản lý của nhà quản lý. Mã số được quy định như sau: Nếu chỉ thuần túy là trụ đèn thì mã trụ được quy định như sau: 2 chữ cái DE và số thứ tự. Nếu là trụ đèn kết hợp trụ điện thì mã số sẽ được quy định như sau: T.D.D và số thứ tự. Đây là thuộc tính khóa dùng để truy vấn trong cơ sở dữ liệu các thông tin về đối tượng + Loại trụ: là tên của trụ có nhiều loại trụ thường được sử dụng như sau: Trụ BTLT, trụ thép D114, trụ thép H>8m, trụ trang trí, trụ Paris. V.v… + Hình thức trụ: là trụ điện thuần túy hay trụ điện và đèn kết hợp. Đây cũng là một thông tin cần thiết để hỗ trợ cho việc sữa chữa, bảo trì hệ thống và đảm bảo an toàn cho người kĩ thuật viên. + Vật liệu: là là cấu trúc vật chất của trụ. + Hiện trạng: là tình trạng thực tế của trụ được đánh giá bởi các nhà chuyên môn. Có nhiều loại hiện trạng: Tốt, cần thay mới, cần sửa chữa, cầng nâng cấp v.v… + Loại cần: là bộ phận nối giữa bóng đèn và trụ đèn có nhiều loại cần như sau: D60 L3 đơn, D60 L3 đôi, D50 L4.5, D26 L3.5, D60 L<1, D42 L<1, D26 L<1. v.v… + Loại bóng đèn: có nhiều loại như sau: Đèn Z2, đèn vàng, đèn nâng cấp, đèn ánh sáng trắng v.v… Các loại đèn sẽ được phân loại theo công suất, ánh sáng phát ra, tuổi thọ. Do đó phải lập thêm 1 bảng dữ liệu riêng về thông tin cụ thể của các loại đèn. + Loại dây: có nhiều loại dây như: CV11, CV14, M14, M22, 30/10, CVV 3x14, CVV 3x10, CVV 3x11, CVV 2x6, CVV 2x10-11, CVV 2x2.5. Mỗi loại dây sẽ được phân loại theo hình thức sử dụng, tiết diện, tuổi thọ, vật liệu. Do đó sẽ có một bảng dữ liệu thể hiện thông tin chi tiết các loại dây. + Loại hỏng: là ghi chú về các hư hỏng trên trụ: hỏng dây, cần, bóng, số lượng bị hỏng. v.v…. + Thời điểm xây dựng: là mốc thời gian khi xây dựng hoàn thành công trình đó. + Thời điểm duy tu gần nhất: là mốc thời gian đánh dấu lần duy tu gần thời điểm hiện tại nhất. Cũng như đối tượng lòng đường thời điểm duy tu gần nhất có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá công trình. Đối với các loại đèn thì thông số này còn có ý nghĩa hỗ trợ xác định các nguyên nhân gây hư hỏng có phải do độ bền của bóng hay không, hay còn vì lý do kĩ thuật khác. + Loại duy tu: đối với đối tượng hệ thống chiếu sáng thì sẽ có các loại duy tu tương ứng: sửa chữa, nâng cấp, thay mới v.v… + Mã đường: là mã số đoạn đường nơi mà trụ đèn này tồn tại mã số này có chức năng liên kết dữ liệu trụ đèn và dữ liệu lòng đường trong cơ sở dữ liệu, đảm bào tính thống nhất của các đối tượng theo tuyến giao thông và đường giao thông. Thông tin chi tiết dây dẫn: + Tên loại dây + Hình thức: là dây nổi hay dây ngầm. + Tiết diện dây. + Tuổi thọ dây. + Vật liệu: đồng, nhôm v.v… + Nhà sản xuất: là đơn vị sản xuất ra loại dây dẫn Thông tin chi tiết đèn chiếu sáng: + Tên đèn. + Loại ánh sáng phát ra: ánh sáng vàng, ánh sáng trắng. + Công suất. + Tuổi thọ. + Nhà sản xuất: là đơn vị sản xuất ra loại đèn chiếu sáng Cống: + Mã cống: là mã số gán cho đối tượng cống để phục vụ cho việc quản lý của nhà quản lý. Mã số được quy định như sau: nếu là cống dọc theo tuyến đường thì mã số là: C.D và số thứ tự. Nếu là cống bắt ngang tuyến giao thông thì mã số là: C.N và số thứ tự. Đây là thuộc tính khóa dùng để truy vấn trong cơ sở dữ liệu các thông tin về đối tượng + Loại cống: có 2 loại cống dọc và cống ngang. + Chiều dài. + Chiều rộng. + Hiện trạng: là tình trạng thực tế của cống được đánh giá bởi các nhà chuyên môn. Có nhiều loại hiện trạng: Tốt, hư hỏng, cầng nâng cấp v.v… + Tiết diện cống. + Độ sâu chôn cống: là khoảng cách từ mặt đất tới mép trên của cống. + Vật liệu: là chất liệu cấu tạo cống. + Hình thức cấu tạo: là các dạng cống: cống tròn, cống vuông, cống vòm, cống bản. v.v… + Thời điểm xây dựng: là mốc thời gian khi xây dựng hoàn thành công trình đó. + Thời điểm duy tu gần nhất: là mốc thời gian đánh dấu lần duy tu gần thời điểm hiện tại nhất. Cũng như đối tượng lòng đường thời điểm duy tu gần nhất có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá công trình. + Loại duy tu: đối với đối tượng Cống thì sẽ có các loại duy tu tương ứng: sửa chữa, nâng cấp, nạo vét, thay mới v.v… + Mã đường: là mã số đoạn đường nơi mà đối tượng cống tồn tại mã số này có chức năng liên kết dữ liệu Cống và dữ liệu lòng đường trong cơ sở dữ liệu, đảm bào tính thống nhất của các đối tượng theo tuyến giao thông và đường giao thông. Mương thoát nước: + Mã mương: là mã số gán cho đối tượng Mương thoát nước để phục vụ cho việc quản lý của nhà quản lý. Mã số được quy định như sau: Nếu là mương kín thì mã số là K và số thứ tự, Nếu là hở thì mã số là H và số thứ tự. Đây là thuộc tính khóa dùng để truy vấn trong cơ sở dữ liệu các thông tin về đối tượng. + Loại mương: mương kín: là mương có đan bằng bê tông làm nắp đậy. Mương hở là mương không có nắp đậy. thường thì mương kín sâu hơn mương hở. Mương kín thì thường nằm ngang với mặt phẳng của vỉa hè, còn mương hở thì thường là thấp hơn mặt đường. + Chiều dài. + Chiều rộng. + Độ sâu. + Vật liệu: là chất liệu cấu tạo của mương: đá, bê tông, gạch, đất. + Hiện trạng: là tình trạng thực tế của Mương được đánh giá bởi các nhà chuyên môn. Có nhiều loại hiện trạng: Tốt, hư hỏng, cầng nâng cấp v.v… + Thời điểm xây dựng: là mốc thời gian khi xây dựng hoàn thành công trình đó. + Thời điểm duy tu gần nhất: là mốc thời gian đánh dấu lần duy tu gần thời điểm hiện tại nhất. Cũng như đối tượng lòng đường thời điểm duy tu gần nhất có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá công trình. + Loại duy tu: đối với đối tượng Mương thì sẽ có các loại duy tu tương ứng: sửa chữa, nâng cấp, nạo vét, xây mới v.v… + Mã đường: là mã số đoạn đường nơi mà đối tượng Mương tồn tại mã số này có chức năng liên kết dữ liệu Mương và dữ liệu lòng đường trong cơ sở dữ liệu, đảm bào tính thống nhất của các đối tượng theo tuyến giao thông và đường giao thông. Hố ga: + Mã hố ga: là mã số gán cho đối tượng Mương thoát nước để phục vụ cho việc quản lý của nhà quản lý. Mã số được quy định như sau: Nếu là hố chờ thì mã số là: HC và số thứ tự. Nếu là Hố ga thường thì mã số là: HG và số thứ tự. Nếu là hố đấu nối thì mã số là: HN và số thứ tự. Đây là thuộc tính khóa dùng để truy vấn trong cơ sở dữ liệu các thông tin về đối tượng. + Loại hố ga: có 3 loại hố ga, hố chờ, hố đấu nối + Hệ thống: có 2 hệ thống thoát nước ở TP Đà Lạt là hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải sinh hoạt. + Chiều dài + Chiều rộng + Chiều sâu + Vật liệu: là chất liệu cấu tạo của hố ga: đá, bê tông, gạch. + Hiện trạng: là tình trạng thực tế của hố ga được đánh giá bởi các nhà chuyên môn. Có nhiều loại hiện trạng: Tốt, hư hỏng, cầng nâng cấp v.v… + Thời điểm xây dựng: là mốc thời gian khi xây dựng hoàn thành công trình đó. + Thời điểm duy tu gần nhất: là mốc thời gian đánh dấu lần duy tu gần thời điểm hiện tại nhất. Cũng như đối tượng lòng đường thời điểm duy tu gần nhất có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá công trình. + Loại duy tu: đối với đối tượng Hố ga thì sẽ có các loại duy tu tương ứng: sửa chữa, nâng cấp, nạo vét, xây mới v.v… + Mã đường: là mã số đoạn đường nơi mà đối tượng Hố ga tồn tại mã số này có chức năng liên kết dữ liệu hố ga và dữ liệu lòng đường trong cơ sở dữ liệu, đảm bào tính thống nhất của các đối tượng theo tuyến giao thông và đường giao thông. 2. Xử lý thông tin đầu vào và tổ chức thành dữ liệu: Đối với các dữ liệu trực tiếp của các đối tượng ta sẽ tiến hành như sau: Từ đầu vào là thông tin thuộc tính của các đối tượng ta sẽ tổ chức lại dữ liệu theo các bảng gắn liền với đối tượng không gian. Cụ thể là sẽ tiến hành xây dựng các trường thuộc tính của các lớp dữ liệu sao cho phù hợp và chứa đựng hết được các thông tin đầu vào sau đó nhập những thông tin thu thập được về đối tượng và kể cả những thông số kĩ thuật của đối tượng vào các bảng thuộc tính của của các lớp đối tượng không gian mà ta đã thiết kế sẵn để chứa đựng các thông tin trên. Hình 1: Tạo các trường thuộc tính Hình 2: Nhập dữ liệu Sau khi nhập dữ liệu vào các bảng sẽ chuyển từ định dạng Shapefile sang dạng Geodatabase. Hình 3: Chuyển sang Geodatabase è Lúc này tất cả dữ liệu về các đối tượng đã cùng thuộc một cơ sở dữ liệu. Đảm bảo được tính đồng bộ và thống nhất giữa các đối tượng. Như vậy là ta đã giải quyết được nhược điểm của phương pháp cũ là sự rời rạc, không đồng bộ, không thống nhất của dữ liệu. 3. Từ điển dữ liệu Lớp lòng đường (longduong) STT TÊN TRƯỜNG CHÚ THÍCH 1 TENDUONG Tên đường 2 maduong Mã số đường 3 ChieuRong Chiều rộng 4 ChieuDai Chiều dài 5 loaiduong Loại đường 6 tinhtrang Hiện trạng 7 capduong Cấp đường 8 diaphuong Địa Phương 9 chieu Chiều lưu thông 10 logioi Lộ giới 11 solanduong Số làn đường 12 giaiphancach Giải phân cách 13 thoidiemxd Thời điểm xây dựng 14 thoidiemduytugannhat Thời điểm duy tu gần nhất 15 loaiduytu Loại duy tu Lớp lề đường (leduong) STT TÊN TRƯỜNG CHÚ THÍCH 1 maleduong Mã số lề đường 2 chieudai Chiều dài 3 chieurong Chiều rộng 4 vatlieu Vật liệu lề đường 5 tinhtrang Hiện trạng 6 docao Độ cao so với mặt đường 7 maduong Mã số đường 8 loaibovia Loại bó vỉa 9 chieurongbovia Chiều rộng bó vỉa 10 chieucaobovia Chiều cao bó vỉa 11 vatlieubovia Vật liệu bó vỉa 12 thoidiemxd Thời điểm xây dựng 13 thoidiemduytugannhat Thời điểm duy tu gần nhất 14 loaiduytu Loại duy tu Lớp trụ đèn ( truden) STT TÊN TRƯỜNG CHÚ THÍCH 1 matru Mã trụ điện 2 Loaitru Loại trụ 3 hinhthuctru Hình thức trụ 4 tinhtrang Tình trạng 5 vatlieu Vật liệu 6 loaiday Loại dây 7 loaiden Loại đèn 8 loaican Loại cần 9 loaihong Loại hỏng 10 maduong Mã số đường 11 thoidiemxd Thời điểm xây dựng 12 thoidiemduytugannhat Thời điểm duy tu gần nhất 13 loaiduytu Loại duy tu Thông tin đèn (thongtinden) STT TÊN TRƯỜNG CHÚ THÍCH 1 loaiden Tên loại đèn 2 Loaianhsang Ánh sáng phát ra 3 Congsuat Công suất 4 tuoitho Tuổi thọ 5 nhasanxuat Nhà sản xuất Thông tin dây (thongtinday) STT TÊN TRƯỜNG CHÚ THÍCH 1 loaiday Tên loại dây 2 hinhthuc Hình thức sử dụng 3 tietdien Tiết diện 4 tuoitho Tuổi thọ 5 vatlieu Vật liệu 6 nhasanxuat Nhà sản xuất Lớp cống (Cong) STT TÊN TRƯỜNG CHÚ THÍCH 1 MaCong Mã số cống 2 LoaiCong Loại cống 3 chieudai Chiều dài 4 chieurong Chiều rộng 5 tinhtrang Tình trạng 6 tietdien Tiết diện 7 dosauchoncong Độ sâu chôn cống 8 vatlieu Vật liệu 9 hinhthuccautao Hình thức cấu tạo 10 maduong Mã số đường 11 thoidiemxd Thời điểm xây dựng 12 thoidiemduytugannhat Thời điểm duy tu gần nhất 13 loaiduytu Loại duy tu Lớp mương thoát nước (Muong): STT TÊN TRƯỜNG CHÚ THÍCH 1 mamuong Mã số mương 2 loaimuong Loại mương 3 CHIEUDAI Chiều dài 4 chieurong Chiều rộng 5 dosau Độ sâu 6 vatlieu Vật liệu 7 tinhtrang Tình trạng 8 maduong Mã đường 9 thoidiemxd Thời điểm xây dựng 10 thoidiemduytugannhat Thời điểm duy tu gần nhất 11 loaiduytu Loại duy tu Lớp hố ga (hoga) STT TÊN TRƯỜNG CHÚ THÍCH 1 mahoga Mã hố ga 2 Loai Loại hố ga 3 hethong Hệ thống 4 chieudai Chiều dài 5 chieurong Chiều rộng 6 chieusau Chiều sâu 7 vatlieu Vật liệu 8 tinhtrang Hiện trạng 9 maduong Mã đường 10 thoidiemxd Thời điểm xây dựng 11 thoidiemduytugannhat Thời điểm duy tu gần nhất 12 loaiduytu Loại duy tu 4. Thiết kế mô hình liên kết – thực thể ( ER) Nhiều nhà phân tích thiết kế hệ thống thông tin cho rằng mô hình hóa dữ liệu là phần việc quan trọng nhất của quá trình xây dựng một hệ thống thông tin. Có 3 lý do để họ xác định như vậy: - Những đặc tính của dữ liệu thâu tóm được trong quá trình mô hình hóa dữ liệu là rất quan trọng cho quá trình thiết kế Cơ Sở Dữ Liệu (CSDL), các chương trình ứng dụng và các thành phần khác.Các ràng buộc và quy tắc nghiệp vụ nắm bắt được trong quá trình này là rất quan trọng để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ thống thông tin. - Dữ liệu là những khía cạnh phức tạp nhất của một hệ thống thông tin do đó dữ liệu đóng vai trò trung tâm. - Dữ liệu có khuynh hướng ổn định hơn các quá trình xử lý nó như vậy chúng ta thiết kế một hệ thống thông tin hướng về dữ liệu sẽ ổn định hơn một hệ thống hương về quá trình xử lý dữ liệu. Mô hình liên kết thực thể là một cách tiếp cận chính thống của mô hình dữ liệu ở mức ý niệm. Mô hình này được sử dụng phổ biến và được ưa chuộng do những yếu tố sau: - Dễ dùng - Phần đông tin rằng các thực thể và mối liên kết là những khái niệm mô hình hóa tự nhiên trong thế giới thực. Mô hình ER được diễn tả theo các thực thể trong môi trường công tác và những mối liên kết giữa các thực thể đó và các thuộc tính của cả các thực thể và những mối liên kết. 4.1 Thực thể là gì ? Thực thể là những đối tượng chính mà ta thu thập thông tin xoay quanh chúng. Thực thể thường là một người, một đối tượng, một nơi chốn. Trong đề tài này thì thực thể là các đối tượng: Lòng đường, lề đường, hố ga, Cống, Mương thoát nước, Trụ điện. Thể hiện của thực thể là một trường hợp cụ thể nào đó của thực thể Trong mô hình ER thực thể được biểu thị bằng một hình vuông với 1 cái nhãn nêu tên thực thể. 4.2 Thuộc tính: Mỗi kiểu thực thể có một số thuộc tính của nó, mỗi thuộc tính là một đặc tính của kiểu thực thể đáng quan tâm đối với người thiết kế CSDL. Trong mô hình ER thuộc tính được biểu thị bằng một hình bầu dục với 1 cái nhãn nêu tên thuộc tính. 4.3 Mối liên kết: Mối liên kết diễn tả sự liên kết của một hay nhiều kiểu thực thể với nhau. Trong đề tài này thì các thực thể liên kết với nhau ở bậc 2 vì chỉ có hai kiểu thực thể tham gia liên kết, đồng thời các liên kết này cũng chính là liên kết hai ngôi Trong sơ đồ ER, mối liên kết biểu diễn bằng một hình thoi với một cái nhãn nêu tên liên kết. 4.4 Lượng số: Lượng số cực đại của một liên kết là số tối đa các thể hiện của thực thể này khi liên kết với mỗi thực thể kia. Lượng số tối thiểu của một liên kết là số tối thiểu các thể hiện của thực thể này khi liên kết với mỗi thực thể kia. 4.5 Phân tích mối quan hệ logic của các đối tượng: Các đối tượng Lòng đường, Lề đường, Mương thoát nước, Hố ga, Cống, Trụ đèn là các thực thể. Và các thông số đi kèm với nó là các thuộc tính. Vấn đề ràng buộc về mặt lượng số như sau: Giữa đường với vỉa hè: một đoạn đường tối thiểu có thể không có vỉa hè và tối đa có thể có nhiều đoạn vỉa hè do đó lượng số cực tiểu là 0 và lượng số cực đại là nhiều. Đối với một đoạn vỉa hè tối thiểu phải thuộc một đoạn đường và tối đa cũng chỉ thuộc một đoạn đường vì vỉa hè đã được phân đoạn theo từng đoạn đường tiện cho việc quản lý do đó lượng số cực tiểu là 1 và lượng số cực đại cũng là 1. Giữa đường với mương thoát nước: một đoạn đường tối thiểu có thể không có mương thoát nước và tối đa có thể có nhiều đoạn mương thoát nước do đó lượng số cực tiểu là 0 và lượng số cực đại là nhiều. Đối với một đoạn mương thoát nước tối thiểu phải thuộc một đoạn đường và tối đa cũng chỉ thuộc một đoạn đường vì mương thoát nước đã được phân đoạn theo từng đoạn đường do đó lượng số cực tiểu là 1 và lượng số cực đại cũng là 1. Giữa đường với Cống thoát nước: một đoạn đường tối thiểu có thể không có Cống thoát nước và tối đa có thể có nhiều đoạn Cống thoát nước do đó lượng số cực tiểu là 0 và lượng số cực đại là nhiều. Đối với một đoạn Cống thoát nước tối thiểu phải thuộc một đoạn đường và tối đa cũng chỉ thuộc một đoạn đường vì Cống thoát nước đã được phân đoạn theo từng đoạn đường do đó lượng số cực tiểu là 1 và lượng số cực đại cũng là 1 Giữa đường với hố ga: một đoạn đường tối thiểu có thể không có hố ga và tối đa có thể có nhiều hố ga do đó lượng số cực tiểu là 0 và lượng số cực đại là nhiều. Đối với một hố ga tối thiểu phải thuộc một đoạn đường và tối đa cũng chỉ thuộc một đoạn đường vì hố ga đã được phân chia đoạn theo từng đoạn đường do đó lượng số cực tiểu là 1 và lượng số cực đại cũng là 1. Giữa đường với trụ đèn: một đoạn đường tối thiểu có thể không có trụ đèn và tối đa có thể có nhiều trụ đèn do đó lượng số cực tiểu là 0 và lượng số cực đại là nhiều. Đối với một trụ đèn tối thiểu phải thuộc một đoạn đường và tối đa cũng chỉ thuộc một đoạn đường vì trụ đèn đã được phân chia đoạn theo từng đoạn đường do đó lượng số cực tiểu là 1 và lượng số cực đại cũng là 1. Giữa trụ đèn với thông tin loại đèn: một trụ đèn tối thiểu phải có một loại bóng đèn và tối đa cũng chỉ có một loại bóng đèn do đó lượng số cực tiểu là 1 và lượng số cực đại cũng là 1. Đối với một loại bóng tối thiểu phải thuộc 1 trụ đèn và tối đa có thể thuộc nhiều trụ đèn do đó lượng số cực tiểu là 1 và lượng số cực đại là nhiều. Giữa trụ đèn với thông tin loại dây: một trụ đèn tối thiểu phải sử dụng một loại dây và tối đa cũng chỉ sử dụng một loại dây do đó lượng số cực tiểu là 1 và lượng số cực đại cũng là 1. Đối với một loại dây tối thiểu phải sử dụng cho1 trụ đèn và tối đa có thể sử dụng cho nhiều trụ đèn do đó lượng số cực tiểu là 1 và lượng số cực đại là nhiều. A B Has B A Has : Lượng số cực đại là một và lượng số cực tiểu cũng bằng 1 : Lượng số cực đại bằng n với n&g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu xây dựng hệ thống dữ liệu (không gian kèm thuộc tính) cung cấp thông tin cho công tác quản lý các công trình đô thị tại Thành Phố Đà Lạt.doc