Lời nói đầu 1
Chương I 2
Chương I 3
Những luận cứ khoa học để thiết lập hệ thống kiểm toán nội bộ trong các đơn vị và tổ chức kinh tế. 3
1.1 Hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý và vị trí của kiểm toán nội bộ trong kiểm tra kiểm soát nội bộ. 3
1.1.1 Khái niệm về kiểm soát nội bộ. 3
1.1.2 Vị trí của kiểm toán nội bộ trong kiểm tra, kiểm soát nội bộ. 5
1.2 Kiểm toán nội bộ. 6
1.2.1 Khái quát chung về kiểm toán nội bộ. 6
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu và quyền hạn của kiểm toán nội bộ. 8
1.2.3 Nội dung và phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ. 12
1.2.4 Các loại hình kiểm toán nội bộ. 13
1.2.5 Vị trí, ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán nội bộ. 16
1.3 Các tiêu chuẩn để thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ. 17
1.4 Tổ chức hệ thống kiểm toán nội bộ. 20
1.4.1 Nguyên tắc, nhiệm vụ của tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ. 20
1.4.2 Mô hình tổ chức. 21
1.4.3 Tuyển chọn, huấn luyện và phát triển đội ngũ kiểm toán viên nội bộ. 25
1.4.4 Quy trình của một cuộc kiểm toán nội bộ. 27
1.5 Kinh nghiệm tổ chức kiểm toán nội bộ trên thế giới. Chuẩn mực nghề nghiệp đối với kiểm toán nội bộ của Hoa kỳ. Một số vấn đề về tổ chức kiểm toán nội bộ ở Việt Nam hiện nay. 32
1.5.1 Kinh nghiệm các nước trên thế giới trong việc áp dụng kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp. 32
1.5.2 Chuẩn mực nghề nghiệp đối với kiểm toán nội bộ của Hoa Kỳ. 34
1.5.3 Một số vấn đề về tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ tại Việt Nam hiện nay. 36
Chương II 48
Thực trạng về kiểm soát nội bộ và sự cần thiết phải tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ tại Tổng Công ty Muối Việt Nam. 48
2.1 Tổng quan về Tổng Công ty Muối Việt Nam có ảnh hưởng đến tổ chức kiểm toán nội bộ. 48
2.1.1 Tổng Công ty Muối Việt Nam - Những chặng đường lịch sử. 48
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Muối. 49
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý tại Tổng Công ty Muối. 52
Tình hình lao động của Tổng Công ty Muối Việt Nam 55
Tổng số lao động 55
2.1.4 Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh tại Tổng Công ty Muối. 56
2.1.5 Tổ chức công tác kế toán tại Tổng Công ty Muối. 58
2.2 Sự cần thiết của việc thiết lập hệ thống kiểm toán nội bộ tại Tổng Công ty Muối Việt Nam. 60
2.2.1 Các yếu tố khách quan. 60
2.2.2 Các yếu tố chủ quan. 62
Chương III 68
định hướng Xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ tại Tổng Công ty Muối Việt Nam 68
3.1 Các nguyên tắc về xây dựng bộ máy tổ chức và cơ chế hoạt động của kiểm toán nội bộ tại Tổng Công ty Muối Việt Nam. 68
3.1.1 Nguyên tắc tuân thủ pháp luật. 68
3.1.2 Nguyên tắc hoạt động độc lập. 69
3.1.3 Nguyên tắc phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động của đơn vị. 70
3.1.4 Nguyên tắc hiệu quả trong tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ. 70
3.2 Xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ tại Tổng Công ty Muối Việt Nam. 72
3.2.1 Xây dựng mô hình tổ chức kiểm toán nội bộ tại Tổng Công ty Muối Việt Nam. 72
3.2.2 Quy chế hoạt động và hình thức phân cấp hoạt động cho bộ phận kiểm toán nội bộ tại Tổng Công ty Muối Việt Nam. 78
3.2.3 Nội sadung, trình tự, phương pháp kiểm toán của bộ phận kiểm toán nội bộ Tổng Công ty muối. 86
3.3 Một số giải pháp để phát triển kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp nhà nước nói chung và tại Tổng Công ty Muối nói riêng. 91
3.3.1 Về phía Nhà nước. 91
3.3.2 Về phía các doanh nghiệp và tại Tổng Công ty Muối 94
Kết luận 98
Danh mục tài liệu tham khảo 99
102 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ tại Tổng Công ty Muối Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p là rất ít.
Tuy nhiên, những bất cập này đã sớm được khắc phục trong Thông tư 171. Tại điểm 4 mục I có nêu: “Bổ sung thêm tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thời gian công tác của kế toán viên nội bộ quy định tại Điều 12 Quy chế kiểm toán viên nội bộ ban hành kèm theo QĐ 832/QĐ/CĐKT ngày 28/10/1997 của Bộ Tài chính như sau:
“Trường hợp kiểm toán viên nội bộ chưa có bằng đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán hoặc quản trị kinh doanh, đã công tác thực tế trong lĩnh vực quản lý tài chính kế toán ít nhất 5 năm, đã làm tại doanh nghiệp ít nhất 3 năm trở lên nhưng không thấp hơn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của kiểm toán viên tại doanh nghiệp đó”.
Tóm lại, thông qua Quyết định số 832/QĐ/CĐKT và Thông tư số 171 thay thế cho Thông tư số 52, hành lang pháp lý cho sự ra đời, hoạt động của kiểm toán nội bộ bước đầu đã được hình thành và là cơ sở để các doanh nghiệp tổ chức và vận hành. Mặc dù còn nhiều bất cập, còn có sự chồng chéo giữa các văn bản luật và xa rời thực tế nhưng nó cũng đánh dấu một bước tiến trong công tác quản lý kinh tế tài chính nước ta.
Với việc ban hành các quy định trên Nhà nước đã đưa ra được những quy định cơ bản về tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp. Các quy định trên trong quá trình thực tế tổ chức và hoạt động sẽ có thể gặp những bất cập và khó khăn cần được tiếp tục hoàn thiện, trên cơ sở đó đưa ra được đạo luật về kiểm toán nội bộ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
* Đặc điểm tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tại một số Tổng Công ty ở Việt Nam hiện nay.
ở Việt Nam sau sự ra đời của các văn bản pháp quy về việc thành lập kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp Nhà nước, các Tổng Công ty, đặc biệt là các Tổng Công ty 90, 91 đã bước đầu tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ. Thực tế khảo sát một số Tổng Công ty cho thấy việc tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm về quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể chủ động lựa chọn cho mình một mô hình tổ chức thích hợp với hoạt động của Tổng Công ty mình. Qua khảo sát thực tế tại một số Tổng Công ty 90, 91 của Việt Nam có các mô hình tổ chức kiểm toán nội bộ cơ bản sau:
Một điểm quan trọng là dù tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ theo mô hình nào thì ở Việt Nam hiện nay bộ phận kiểm toán nội bộ tại các Tổng Công ty 90, 91 đều chủ yếu trực thuộc Tổng Giám đốc Công ty, chịu sự chỉ đạo và báo cáo công việc với Tổng giám đốc.
Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tập trung:
Theo mô hình này thì tổ chức phòng (Ban) kiểm toán nội bộ tại đơn vị chính (Tổng Công ty) có đủ biên chế cần thiết để đảm bảo toàn bộ công tác kiểm toán tại đơn vị chính cũng như các đơn vị thành viên. Tổ chức của Ban gồm có trưởng ban, phó ban, các tổ trưởng kiểm toán viên và các kiểm toán viên. ở các đơn vị thành viên của Tổng Công ty không tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ riêng mà chỉ có thể chỉ bổ nhiệm kiểm toán viên để giúp đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán thường xuyên theo kế hoạch mà phòng kiểm toán nội bộ đã xây dựng. Kiểm toán viên ở các đơn vị thành viên do Giám đốc doanh nghiệp thành viên và Giám đốc Công ty, Tổng Công ty bổ nhiệm. Về biên chế, các kiểm toán viên nội bộ này thuộc các đơn vị thành viên, về nghiệp vụ họ chịu sự chỉ đạo kiểm tra của Phòng (Ban) kiểm toán nội bộ tại Tổng Công ty.
Mô hình này chỉ thích hợp với các Công ty, doanh nghiệp độc lập, các đơn vị thành viên không có tổ chức bộ máy kế toán riêng, hoặc có tổ chức bộ máy kế toán riêng nhưng có tư cách pháp nhân không đầy đủ. Theo mô hình này thì có thể không bố trí kiểm toán viên ở các đơn vị thành viên mà tăng cường biên chế cho Phòng kiểm toán tại đơn vị chính. Mô hình này thích hợp với Tổng Công ty Dược, Tổng Công ty thiết bị y tế Việt Nam.
Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ theo hình thức tập trung.
Các đơn vị trực thuộc
Cán bộ quản lý cấp trung gian
Bộ phận KTNB
Hội đồng Quản trị
( HĐQT )
Tổng Công ty
( Giám đốc)
Quan hệ trực thuộc
Quan hệ kiểm tra
Luồng thông tin phản hồi
Tại các đơn vị thành viên không tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ.
Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ phân tán:
Theo mô hình này thì ở đơn vị chính (Tổng Công ty) có tổ chức Phòng kiểm toán nội bộ từ 3-5 người, chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các hoạt động kiểm toán nội bộ trong phạm vi toàn Tổng Công ty và trực tiếp kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất.
Tại các đơn vị thành viên của Tổng Công ty có tư cách pháp nhân độc lập, có quy mô tương đối lớn, có nhiều đơn vị thành viên và tổ chức hạch toán độc lập thì tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tương tự như tại Tổng Công ty, thực hiện kiểm toán tại các đơn vị này và các đơn vị trực thuộc không có tổ chức bộ máy kiểm toán riêng.
Mô hình này thích hợp với các Tổng Công ty như Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà, Tổng Công ty vật liệu xây dựng, Tổng Công ty gốm sứ thuỷ tinh....
Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ theo hình thức phân tán
Tại Tổng Công ty.
Các đơn vị trực thuộc
Cán bộ quản lý cấp trung gian
Bộ phận KTNB
Hội đồng Quản trị
( HĐQT )
Tổng Công ty
( Giám đốc)
Quan hệ trực thuộc
Quan hệ kiểm tra
Luồng thông tin phản hồi
Tại các đơn vị thành viên.
Giám đốc
Phòng (tổ) kiểm toán
Các phòng (tổ) chức năng
Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội theo hình thức hỗn hợp.
Theo mô hình này thì bộ máy kiểm toán nội bộ tại Tổng Công ty được tổ chức như sau:
Tại Tổng Công ty tổ chức Phòng (Ban) kiểm toán nội bộ có số lượng nhân viên từ 5-7 người, phòng kiểm toán nội bộ tại Tổng Công ty có nhiệm vụ tổ chức và phối hợp hoạt động kiểm toán nội bộ tại các đơn vị thành viên và toàn Tổng Công ty.
Tại các đơn vị thành viên tuỳ thuộc vào đặc điểm về quy mô, nguồn vốn, cơ cấu tổ chức quản lý có hai loại:
Các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân độc lập và có quy mô hoạt động nhỏ, các hoạt động sản xuất kinh doanh đơn giản thì không cần tổ chức thành Phòng (ban) kiểm toán nội bộ mà chỉ cần kiểm toán viên nội bộ trực thuộc Giám đốc hoặc có thể là không cần có kiểm toán viên.
Các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân độc lập, có quy mô tương đối lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng và phức tạp thì phải tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ riêng.
Mô hình tổ chức này thích hợp với các Tổng Công ty có phương pháp hạch toán toàn ngành như các Tổng Công ty than, Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông, Liên hiệp đường sắt Việt Nam...
Như vậy, từ thực tế khảo sát tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tại các Tổng Công ty 90, 91 ở Việt Nam hiện nay cho ta cái nhìn thực tế về những điều kiện và những điểm hay cần học hỏi và vận dụng trong việc tổ chức kiểm toán nội bộ tại một Tổng Công ty nào đó, đồng thời góp phần làm phong phú thêm lý luận về tổ chức kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
Tóm lại: Qua các luận cứ trên và những nghiên cứu thực tế ta có thể khẳng định một số điểm cơ bản sau:
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang dịch chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý, chỉ đạo, điều tiết của Nhà nước theo xu hướng hội nhập, hợp tác và phát triển thì việc thành lập các tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tổ chức kinh tế và xã hội là tất yếu khách quan và cần thiết.
Kiểm toán nội bộ là công cụ quản lý của các nhà lãnh đạo trong việc kiểm soát đánh giá, phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá và điều chỉnh chiến lược kinh doanh sao cho có hiệu quả cao nhất. Kiểm toán nội bộ cũng là công cụ để phân tích, đánh giá chất lượng của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, đồng thời kiểm toán nội bộ cung cấp các căn cứ để lãnh đạo doanh nghiệp điều hành sản xuất và chiếm lĩnh thị trường kinh doanh.
Các nhân tố đảm bảo cho hệ thống kiểm toán nội bộ hoạt động có hiệu quả đó là:
+ Kiểm toán nội bộ phải có một cơ sở pháp lý để ra đời và hoạt động.
+ Có mô hình tổ chức và hoạt động phù hợp với quy mô và đặc điểm tổ chức hoạt động và quản lý của doanh nghiệp đồng thời đảm bảo những nguyên tắc cơ bản về kiểm tra kiểm soát trong doanh nghiệp.
+ Trong quá trình thực hiện kiểm toán cần có được những quy trình nội dung, phương pháp kiểm toán phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động của mỗi đơn vị.
+ Trong quá trình tổ chức và hoạt động của mình thì bộ phận kiểm toán nội bộ cần có được sự giúp đỡ và ủng hộ của các nhà quản lý lãnh đạo cũng như các bộ phận khác trong cơ cấu của đơn vị.
Với những luận cứ đã trình bày ở trên là cơ sở khoa học cho việc xem xét việc hình thành và tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ tại các đơn vị kinh tế. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm của mỗi một đơn vị kinh tế, theo nhu cầu bản thân, bộ phận kiểm toán nội bộ sẽ được xây dựng có những đặc tính riêng phù hợp với đặc điểm kinh doanh và cơ cấu tổ chức của đơn vị.
Chương II
Thực trạng về kiểm soát nội bộ và sự cần thiết phải tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ tại Tổng Công ty Muối Việt Nam.
2.1 Tổng quan về Tổng Công ty Muối Việt Nam có ảnh hưởng đến tổ chức kiểm toán nội bộ.
2.1.1 Tổng Công ty Muối Việt Nam - Những chặng đường lịch sử.
Trải qua hơn 40 năm thành lập và phát triển, cho tới nay Tổng Công ty Muối Việt Nam đã đi qua những giai đoạn lịch sử quan trọng và góp phần vào những thành tựu trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Hơn 40 năm, đó là cả một quá trình với những biến đổi không ngừng của Tổng Công ty Muối cả về mặt lượng và mặt chất, gắn với những giai đoạn hình thành và phát triển của Tổng Công ty.
Tiền thân của Tổng Công ty Muối là Sở Muối trực thuộc Bộ Tài chính được thành lập từ năm 1955. Ngày 23/5/1955 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chính sách quản lý muối thống nhất bằng Nghị định số 56-TTg. Để thực hiện các mục tiêu đề ra, ngành mưối đã được tổ chức lại một cách thống nhất, ở Trung ương là Sở muối Trung ương trực thuộc Bộ Tài chính với những chức năng và nhiệm vụ: nghiên cứu và đề xuất quy định các thể lệ, biện pháp cần thiết để thực hiện việc quản lý và thống nhất thu mua muối.
Ngày 2/5/1979 Phủ Thủ tướng có quyết định số 1893-VP3 giao nhiệm vụ quy hoạch và phát triển ngành muối trong tình hình mới cho Bộ Lương thực và Thực phẩm.
Tổng Công ty Muối được thành lập ngày 15/10/1985 theo quyết định số 252/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở sát nhập giữa Cục công nghiệp Muối thuộc Bộ Công nghiệp Thực phẩm và Công ty Muối Trung ương thuộc Bộ Nội thương (nay là Bộ Thương Mại).
Thêm một dấu mốc lịch sử được hình thành đó là vào ngày 17/5/1995 Tổng Công ty đã được thành lập lại theo quyết định số 414/TM-TCCB của Bộ Thương Mại. Tổng Công ty Muối bao gồm các xí nghiệp doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh muối trên địa bàn cả nước trải dài từ Bắc vào Nam từ Móng Cái - Lạng Sơn cho đến mũi Cà Mau.
Các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty là các thành viên hạch toán độc lập nhưng có quan hệ mật thiết với Tổng Công ty về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị hoạt động kinh doanh nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác kinh doanh nhằm nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên cũng như toàn Tổng Công ty.
Tổng Công ty Muối là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập được Nhà nước giao vốn, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác, doanh nghiệp có trách nhiệm sử dụng hiệu quả, bảo toàn vốn và phát triển vốn được giao, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn Nhà nước giao cho Tổng Công ty quản lý.
Trên cơ sở vốn và nguồn lực Nhà nước đã giao cho Tổng Công ty, Tổng Công ty giao lại vốn và các nguồn lực khác cho các đơn vị thành viên phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đảm bảo hiệu quả kinh doanh cao nhất. Đồng thời để đạt mục tiêu không ngừng tăng trưởng lợi nhuận, quy mô sản xuất, hoàn thành các chỉ tiêu xã hội mà Nhà nước giao phó. Tổng Công ty phải phối hợp, hành động, quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp trực thuộc các phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch quy hoạch cải tạo đồng muối, phương án sử dụng vốn... sẽ được Hội đồng quản trị ( HĐQT) phê duyệt. Các đơn vị thành viên chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Tổng Công ty về hiệu quả sử dụng vốn, đồng muối kho tàng và các nguồn lực khác.
Đến tháng 12/1997, Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển Tổng Công ty Muối từ Bộ Thương mại về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý .
Trụ sở chính của Tổng Công ty Muối tại Số 7 - Hàng Gà - Hoàn Kiếm - Hà nội. Tổng Công ty bao gồm: 15 Công ty, Xí nghiệp trực thuộc nằm rải rác trong cả nước, chủ yếu tập trung ở các tỉnh ven biển có đồng muối.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Muối.
a) Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Công ty Muối Việt Nam .
Đối với Tổng Công ty Muối Việt Nam trong quá trình hoạt động phải thực hiện song song hai nhiệm vụ, nhiệm vụ kinh doanh và nhiệm vụ xã hội. Nhìn nhận từ phương diện khách quan, xét với doanh nghiệp nhà nước thì hai nhiệm vụ này liên quan chặt chẽ gắn bó và bổ xung, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Nhưng giữa chúng có ranh giới và phân định rõ ràng. Tổng Công ty Muối muốn tồn tại phát triển, cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, mục tiêu kinh doanh phải là lợi nhuận không ngừng nâng cao doanh thu giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường khắc nghiệt. Đặc thù của một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh mặt hàng thiết yếu thì cùng với nhiệm vụ đảm bảo mục tiêu kinh doanh là phải gánh vác nhiệm vụ xã hội. Các hoạt động công ích, nhiệm vụ xã hội mà Tổng Công ty Muối phải thực hiện đó là phổ cập muối Iốt toàn dân, chống bệnh bướu cổ, góp phần bình ổn giá cả, điều hoà cung cầu muối trong cả nước. Đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, nâng cao đời sống thu nhập của người sản xuất muối. Tổng Công ty còn đưa ra những khung giá thích hợp với tầng lớp dân cư nghèo miền núi. Đảm bảo an ninh ngành muối, bảo vệ lợi ích người sản xuất muối là nhiệm vụ rất quan trọng mà Nhà nước giao phó cho Tổng Công ty Muối.
Là một Tổng Công ty 90, các hoạt động của Tổng Công ty Muối không chỉ vì mục tiêu lợi nhuận mà còn nhằm điều tiết nền kinh tế về ngành nghề sản xuất kinh doanh của mình, Tổng Công ty Muối là một chủ thể kinh tế để nhà nước thực hiện các chính sách, công cụ quản lý vĩ mô của mình. Trong Giấy phép hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Muối được cụ thể như sau:
Lập và triển khai các dự án dài hạn toàn quốc về sản xuất - kinh doanh muối và các sản phẩm khác từ nước biển.
Sản xuất và cung ứng muối trộn Iốt cho miền núi và đồng bằng.
Dự trữ muối Quốc gia.
Khảo sát, thiết kế, xây dựng đồng muối cỡ nhỏ và vừa.
Thiết kế chế tạo, lắp đặt các nhà máy trộn Iốt.
Cố vấn kinh tế, kỹ thật về sản xuất muối và liên quan.
Hợp tác liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước về sản xuất và buôn bán muối.
Xuất nhập khẩu trực tiếp muối và các mặt hàng khác.
b) Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Muối.
* Địa bàn kinh doanh: Do đặc điểm của mặt hàng muối là mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu cuộc sống, nước ta lại có thuận lợi là 3 mặt giáp biển cho nên hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Muối trải rộng từ đồng bằng đến miền núi, ở khắp các tỉnh có bờ biển. Các khu vực sản xuất và thu mua phân tán tại các địa phương, còn các khu vực tiêu thụ cung ứng trải đến tận các địa bàn miền núi, vùng sâu vùng xa.
- Đối với hoạt động xuất khẩu, ngoài bạn hàng là một số nước trong khu vực (Lào và Trung Quốc). Dự kiến với những dự án sản xuất muối chất lượng cao sẽ được mở thêm thị trưởng ở một số nước khác.
* Vốn: Tổng Công ty Muối hoạt động trên cơ sở số vốn do Nhà nước cấp, thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do Nhà nước giao và tiến hành sản xuất kinh doanh sinh lợi nhuận, định kỳ báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh và tiến độ thực hiện kế hoạch cho đơn vị chủ quản là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dưới Tổng Công ty có các đơn vị thành viên, các Xí nghiệp trực thuộc để thực hiện hoạt động của Tổng Công ty, việc cấp phát vốn hoạt động cho các Công ty con, các Xí nghiệp trực thuộc do Tổng Công ty thực hiện và giám sát hoạt động của các Công ty con, các Công ty con thực hiện hạch toán độc lập, các Xí nghiệp hạch toán báo sổ, định kỳ các đơn vị báo cáo hoạt động lên Tổng Công ty.
Hiện nay tổng vốn hoạt động kinh doanh của toàn Tổng Công ty là 520 tỉ đồng, số vốn này được cấp phát cho các đơn vị để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn gắn với trách nhiệm của các đơn vị được giao vốn.
* Đối tượng kinh doanh:
Do muối là mặt hàng muối là mặt hàng thiết yếu dùng trong cuộc sống và cho nhu cầu công nghiệp cho nên đối tượng kinh doanh của Tổng Công ty Muối là tất cả các ngành nghề dùng muối để tiêu dùng và sản xuất: các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, nhu cầu dân sinh, xuất - nhập khẩu muối và các sản phẩm của muối,......
* Thị phần:
Do việc sản xuất muối đòi hỏi vốn đầu tư và công sức lớn lại nhiều rủi ro, công việc sản xuất vất vả mà lợi nhuận không cao, việc kinh doanh, vận chuyển gặp nhiều khó khăn do đặc tính hóa học của muối là ăn mòn, chính vì thế mà việc sản xuất và kinh doanh muối là chủ yếu do nhà nước tiến hành, tư thương chỉ một số là tiến hành hoạt động trong ngành này. Hiện nay, Tổng Công ty Muối cung cấp muối và các sản phẩm về muối cho các đơn vị thành viên để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, thị phần của Tổng Công ty Muối trên thị trường nội địa chiếm một tỷ lệ khá cao 91%.
*Các điểm thuận lợi trong hoạt động kinh doanh:
Muối là sản phẩm đã hình thành và tồn tại từ lâu đời, việc sản xuất muối có thể được tiến hành bằng cả phương pháp thủ công và công nghiệp hiện đại, việc sản xuất và kinh doanh muối phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong thời kỳ hiện nay, sản xuất và kinh doanh muối có các điều kiện thuận lợi chủ yếu sau:
- Vùng nguyên liệu muối rộng lớn trên toàn quốc, đã và đang sản xuất muối chất lượng cao hướng tới xuất khẩu.
- Nhà nước hỗ trợ thêm về giá chế biến và giá vận chuyển tiêu thụ, hỗ trợ lãi vay vốn cho Dự trữ lưu thông muối.
- Nhà nước đã quan tâm đưa ra một số chính sách nhằm quy hoạch và khuyến khích phát triển nghề muối có hiệu quả.
- Có chính sách mua muối cho dân theo giá sàn.
- Lãnh đạo Tổng Công ty có những định hướng đúng đắn, tạo cơ chế thông thoáng để các Doanh nghiệp thành viên hoạt động có hiệu quả cạnh tranh lành mạnh trong ngành.
* Khó khăn trong hoạt động kinh doanh:
Tuy nhiên sản xuất và kinh doanh muối hiện tại cũng gặp phải nhiều khó khăn, cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan:
- Kinh doanh muối phụ thuộc vào thời tiết, có lúc được mùa thì giá hạ mà vẫn phải mua muối theo giá sàn cho dân.
- Tổng Công ty thiếu vốn kinh doanh, là mặt hàng có giá trị thấp và thuộc mặt hàng chính sách thực hiện nhiệm vụ phục vụ đồng bào dân tộc.
- Tư thương cạnh tranh gay gắt vì họ có tổ chức gọn nhẹ, vòng vốn quay nhanh.
- Máy móc thiết bị chịu khấu hao nhanh vì trong môi trường sản xuất có sự ăn mòn của muối mặn.
- Một số chính sách về muối chưa đồng bộ, quản lý tổng thể ngành chưa về một mối nên còn có sự cạnh tranh của một số đơn vị kinh doanh muôí tại các tỉnh và Sở Y tế các tỉnh.
c) Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Muối những năm gần đây.
đơn vị: đồng
STT
chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
1
Tổng doanh thu
43.432.026.393
54.476.982.816
59.670.456.750
2
Tổng chi phí KD
40.248.107.715
51.105.559.139
53.847.298.100
3
Tổng vốn KD B.quân
7.900.129.340
11.471.060.798
15.316.653.211
4
Lợi nhuận (trước thuế)
76.588.192
69.215.580
75.987.437
5
Lợi nhuận sau thuế
43.233.506
38.068.569
41.428.981
6
Thu nhập BQ/người lao động
476.400
423.125
512.268
Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán
Qua các chỉ tiêu trên ta thấy doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Tổng Công ty Muối tăng lên theo từng năm, tuy nhiên thu nhập bình quân đầu người lao động mặc dù tăng nhưng vẫn chưa cao, nếu xem chi tiết thì lại có sự chênh lệch giữa các đơn vị thành viên, mức lương chưa phù hợp với công sức lao động của người lao động, điều này đòi hỏi Tổng Công ty Muối cần có các hoạt động kinh doanh mang tính hiệu quả hơn nữa, thị trường trong nước là cơ bản nhưng cũng cần đẩy mạnh sản xuất muối và tiến hành xuất khẩu thu lợi nhuận cao, nâng cao thu nhập cho người lao động.
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý tại Tổng Công ty Muối.
a) Sơ đồ bộ máy quản lý tại Tổng Công ty Muối.
Tổng Công ty Muối là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở vốn do nhà nước cấp, vừa bảo đảm mục tiêu xã hội vừa bảo đảm mục tiêu lợi nhuận. Dưới Tổng Công ty có các đơn vị thành viên và các Xí nghiệp trực thuộc, các đơn vị thành viên được cấp vốn, hạch toán độc lập và chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ phía Tổng Công ty về các kế hoạch và mục tiêu được giao. Để thực hiện công tác quản lý có hiệu quả, Tổng Công ty có một hệ thống các Phòng ban thực hiện các chức năng chuyên trách. Bộ máy quản lý của Tổng Công ty Muối được mô tả như sau:
Phòng TCHC
Phòng TCKT
Phòng XDCB
Phòng DTQG
Phòng XNK
Phòng Kinh doanh
Giám đốc và bộ máy điều hành
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Bộ Tài chính
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
sơ đồ 1: Mô hình bộ máy quản lý Tổng Công ty Muối
Hội nghị CNVC trong TCty
Các Cty con , các xí nghiệp trực thuộc&Cán bộ CNV Tổng Công ty Muối
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ kiểm tra
Tổng Công ty Muối hiện có 15 đơn vị thành viên trong đó có 12 Công ty thành viên hạch toán độc lập và 3 Xí nghiệp hạch toán báo sổ. Văn phòng Tổng Công ty cũng là một bộ phận sản xuất kinh doanh độc lập.
b) Chức năng, nhiệm vụ các Phòng (Ban).
Cơ cấu quản lý của Tổng Công ty Muối được tổ chức theo kiểu cơ cấu đơn vị độc lập - là cơ cấu được cấu tạo bởi những đơn vị hạch toán độc lập. Các đơn vị này có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, người quản lý đơn vị chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh và có quyền ra quyết định và thực hiện các quyết định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty. Văn phòng đầu não tại Tổng Công ty sẽ cung cấp những dịch vụ hỗ trợ cho tất cả các đơn vị, thường là về pháp lý và tài chính. Ngoài ra còn có các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các đơn vị này cũng có quyền tự chủ kinh doanh nhưng theo phân cấp của Tổng Công ty, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Tổng Công ty. Tổng Công ty chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa vụ tài chính phát sinh do sự cam kết của các đơn vị hạch toán phụ thuộc. Mối quan hệ giữa các cấp quản lý trong nội bộ từng đơn vị hay giữa các đơn vị thành viên đối với Tổng Công ty là mối quan hệ trực tuyến.
- Hội đồng quản trị: Gồm 1 Chủ tịch Hội đồng quản trị và 4 thành viên trong đó một thành viên chuyên trách của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ chủ quản. HĐQT có nhiệm vụ đề ra chiến lược, đường lối kinh doanh cho toàn ngành Muối. Giám sát sự điều hành và quản lý của Tổng giám đốc theo các mục tiêu đã đề ra cũng như các quy định của Nhà nước.
- Ban Giám đốc: Gồm 1 Tổng giám đốc và 2 Phó Tổng giám đốc. Ban Giám đốc trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. Ban Giám đốc chịu trách nhiệm trước HĐQT và Bộ chủ quản về hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tổng Công ty.
- Phòng Tổ chức hành chính: có nhiệm vụ quản lý hồ sơ của toàn bộ cán bộ CNV Tổng Công ty, có nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo cán bộ khi Tổng Công ty và các XN có nhu cầu. Thực hiện chế độ về lao động, BHXH, sức khoẻ của công nhân viên theo luật định của Nhà nước.
- Phòng Kế toán tài chính: Có nhiệm vụ thực hiện công tác kế toán tài chính của Tổng Công ty, giúp Ban giám đốc Tổng Công ty nắm bắt các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ các chế độ hạch toán theo quy định của Nhà nước.
- Phòng Xây dựng cơ bản: Có nhiệm vụ nắm bắt tình hình kho tàng và cơ sở vật chất của toàn Tổng Công ty, tham mưu cho Tổng Giám đốc trình lên Chính phủ xây dựng các đồng muối nguyên liệu, các công trình xây dựng cơ bản.
- Phòng Dự trữ quốc gia: Có nhiệm vụ cùng phòng Kế hoạch kinh doanh xây dựng kế hoạch dự trữ muối nguyên liệu để phục vụ sản xuất kinh doanh trong những ngày giáp vụ, dự báo nhu cầu để dự trữ muối khi cần thiết.
- Phòng Kế hoạch kinh doanh: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất và cùng phòng kỹ thuật bám sát, kiểm tra việc thực hiện chất lượng sản phẩm trước khi nhập và đưa ra thị trường. Ký kết các hợp đồng mua bán và tiêu thụ. Đồng thời giúp Ban giám đốc Tổng Công ty nắm bắt kịp thời các thông tin kinh tế để ra quyết định chỉ đạo cho chính xác.
- Phòng Xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ ký kết các hợp đồng xuất khẩu muối nguyên liệu và thiết bị máy móc của nước ngoài.
- Phòng Kỹ thuật: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng muối nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất, kiểm tra chất lượng qua từng công đoạn sản xuất, nghiên cứu và cải tiến ứng dụng các công nghệ mới để áp dụng vào sản xuất. Thực hiện kế hoạch sản xuất theo đúng tiến độ. Ký kết các hợp đồng mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, ký kết và thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công ty. Giúp Ban giám đốc Tổng Công ty nắm bắt kịp thời các thông tin kinh tế và ra quyết định chỉ đạo xuyên suốt và chính xác.
Bên cạnh đó mỗi Phòng, Ban đều có thẩm quyền quy định về lĩnh vực mình phụ t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0298.doc