Đề tài Xây dựng hệ thống mạng để tổ chức một cuộc thi chung kết cho nghề Web

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 2

1. Hoàn cảnh 2

2. Nhu cầu và Người yêu cầu hệ thống 2

3. Đề tài 2

CHƯƠNG II: THU THẬP YÊU CẦU CUỘC THI 8

1. Đối tượng sử dụng hệ thống 8

2. Yêu cầu hệ thống 8

3. Qui trình thi 8

4. Qui chế thi 11

CHƯƠNG III: THIẾT KẾ HỆ THỐNG 12

1. Thiết kế phòng thi 12

2. Yêu cầu phần cứng 13

3. Yêu cầu phần mềm 19

4. Tính chi phí 29

CHƯƠNG III: THIẾT LẬP VÀ CẤU HÌNH HỆ THỐNG 30

1. Quản trị hosting dùng phần mềm Parallels Plesk Panel 9.0 30

2. Quá trình upload file của thí sinh 35

3. Cấu hình ISA Server 2006 42

4. Cấu hình Exchange Server 2007 52

5. Xây dựng website www.chamdiemthi.com 62

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN ĐỀ TÀI 72

1. Kết quả thực hiện 72

2. Mặt hạn chế 72

3. Hướng phát triển 73

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 75

 

doc75 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2507 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng hệ thống mạng để tổ chức một cuộc thi chung kết cho nghề Web, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(upload) tập tin hình<=200KB. Gửi mail kích hoạt tài khoản, có mã hóa mật khẩu trong cơ sở dữ liệu. ■Thành viên đăng nhập (Nếu quên mật khẩu có thể lấy lại mật khẩu). ■Trang liệt kê, tìm kiếm thành viên. Nếu không nhập từ khóa thì liệt kê tất cả. Phải phân trang kết quả tìm kiếm (05 bản ghi/ trang) và tô màu (highlight) từ khóa đang tìm. ■Trang đăng ký dự thi, kiểm tra dữ liệu nhập, lựa chọn các thành viên thêm vào nhóm. ■Phần quản trị oTrang Admin đăng nhập. oQuản lý thành viên (Xem, Kích hoạt / Tạm dừng tài khoản – Active/Disactive). oQuản lý nhóm và bài dự thi. Tất cả sản phẩm trong Mô đun này phải tải (Upload) lên thư mục qui định cho từng thí sinh trên máy chủ (Server) trước khi kết thúc giờ làm bài của Mô đun này. Mức đánh giá Website: Mô đun A Thiết kế website (30%) Mô đun B Hiện thực giao diện (20%) Mô đun C Hiện thực chức năng (50%) Qui chế thi: Các thí sinh không được phép mang vào phòng thi: Bất kỳ tài liệu nào. Các thiết bị điện tử như: điện thoại, laptop, máy tính hoặc các thiết bị có khả năng soạn thảo văn bản. Các thiết bị lưu trữ như usb, ổ cứng di động… Trường hợp các thí sinh đi trễ quá 15 phút qui định trong mỗi ngày thi, thí sinh đó sẽ không được làm bài thi và xem như thí sinh đó rớt. Đề thi cũng như qui chế thi do ban tổ chức qui định. Ở đây, chúng ta đặt giả thiết như vậy cho hoàn chỉnh một cuộc thi. CHƯƠNG III: THIẾT KẾ HỆ THỐNG Thiết kế phòng thi: Để thiết kế phòng thi, chúng ta cần một phòng đủ lớn có thể lắp đặt cho khoảng 50 máy vi tính, ngoài ra còn có một khoảng không gian giữa cụm thi thí sinh, cụm giám khảo và cụm cho nhà quản trị, lối ra vào một cách rộng rãi, thoải mái. Khu vực thi được chia làm 3 phòng: Sơ đồ mô hình vật lý: ■Khu vực chính : Bao gồm 40 máy tính client được bố trí thành 2 dãy, các máy được bố trí ngăn cách nhau, để cho các thí sinh không thể trao đổi. ■Phòng chuyên gia: Gồm 5 máy tính internet tốc độ cao dành cho các chuyên gia. Ở giữa phòng là 1 bàn họp lớn và có 1 màn hình lớn được nối vào 1 máy tính. Bài làm của thí sinh sẽ được trình chiếu tại màn hình này. Xung quanh sẽ có các chuyên gia cùng nhau đưa ra nhận xét đánh giá chủ quan và khách quan. ■Phòng Server: Gồm các máy server : Domain Server (Server Chính) và một máy tính để quản lý Web Server, các thiết bị mạng. Để cho các quản trị hệ thống dễ dàng điều khiễn các máy trạm. Sơ đồ logic: Yêu cầu về phần cứng Đối với máy chủ Server (dành cho nhà quản trị): chúng ta cần 1 máy tính có cấu hình mạnh phù hợp để quản lý khoảng hơn 45 máy tính Client, đảm bảo chạy các ứng dụng dịch vụ mạng và các dịch vụ bảo mật mạng một cách nhanh chóng, tốc độ xử lý cao, không bị quá tải khi nhiều Client truy cập vào cơ sở dữ liệu. Ngoài ra, cần có một Server dự phòng chạy song song để phòng hờ mỗi khi có sự cố xảy ra, tránh tình trạng mất dữ liệu. Đối với các máy Client (dành cho thí sinh và giám khảo): chúng ta cần tổng cộng khoảng 40 máy tính cho thí sinh và 5 máy tính cho các giám khảo. Các máy này cũng phải có cấu hình tương đối tốt để cho thí sinh thao tác bài thi của mình một cách nhanh chóng, chạy tốt các phần mềm lập trình, các phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu… Sau khi thi, các thí sinh in bài thi của mình ra giấy. Do đó, cần một máy in màu tốt để đáp ứng yêu cầu này. Trong phòng giám khảo cần có một màn hình LCD lớn để phục vụ cho giám khảo chấm bài, các giám khảo có thể trình chiếu bài thi của thí sinh lên màn hình lớn để có thể cùng nhau theo dõi và thảo luận về bài thi, giúp cho việc chấm thi một cách khách quan hơn. Trong phòng của quản trị viên cần có một router để định tuyến đường đi cho các máy Client, phục vụ cho việc kiểm soát và bảo mật mạng của Admin. Ngoài ra, cần có các switch và dây cáp mạng để kết nối các máy Client lại với nhau, yêu cầu là switch 48 port cho phòng thí sinh và switch 16 port cho phòng giám khảo. Thêm vào đó là switch tổng từ 4 port đến 8 port để đấu nối 2 switch trên lại với nhau. Các port dư sẽ phục vụ cho việc mở rộng qui mô cho cuộc thi sau này nên chúng ta không sợ lãng phí. Cuối cùng, trong quá trình hoạt động thì vấn đề điện áp cũng là điều đáng nói đến, trong một mạng máy tính có hệ thống máy tính và Server lớn thì vấn đề ổn định nguồn điện cho các thiết bị hoạt động đúng công suất là điều cần phải có, để dự phòng cho các trường hợp xấu có thể đế như là: Mất điện đột ngột, hoặc hệ thống máy tính có sự cố, hoặc điện áp để dùng cho hệ thống máy cao và ổn định. Trong trường hợp này chúng ta có thể nâng cấp thêm một ổn áp điện, một máy phát điện dự phòng. Dựa vào những phân tích, ta có thể đưa ra cấu hình và giá cả để tham khảo như sau: UPS bộ lưu điện Máy chủ server và Webserver Máy ISA và máy Web chấm điểm Máy client Màn hình máy tính Màn hình lớn cho phòng chuyên gia LCD SONY KLV-40BX400 ME6 Giá bán: 14,900,000 VND(Giá trên đã bao gồm VAT) Máy in Switch ■Switch cho phòng thí sinh: ■Switch cho phòng chuyên gia: ■Switch tổng Router ADSL Cáp mạng kết nối Bảng giá chi tiết tham khảo tại Công Ty Cổ Phần và Thương Mại Dịch Vụ Phong Vũ, Hoàn Long computer, Siêu Thị Điện Máy Nguyễn Kim (bảng giá cập nhật tháng 1/2011). Yêu cầu phần mềm: ■Máy thí sinh và chuyên gia: Yêu cầu: Bắt đầu modun A, thí sinh phải phác thảo, trình bày sơ bộ các ý tưởng, mục tiêu, đối tượng sử dụng, thiết kế giao diện, bố cục cũng như cơ sở dữ liệu cho Website. Do đó cần có một công cụ để truyền tải, trình bày nội dung một cách rõ rang nhất. Với modun tiếp theo, các thí sinh sẽ phải hiện thực các giao diện, thiết kế các trang web của mình. Do đó, cần một số công cụ để phục vụ thiết kế web, design web, các phần mềm đồ họa, xử lý hình ảnh, màu sắc. Với modun cuối, các thí sinh chú trọng vào phần viết code, cơ sở dữ liệu. Do đó, cần có công cụ để viết code, thiết kế cơ sở dữ liệu. Do trang web được viết với ngôn ngữ lập trình PHP, do đó phần mềm yêu cầu phải đọc và viết được loại ngôn ngữ này. Ngoài ra, trong quá trình thi, các thí sinh cần được cung cấp một số tài khoản mail để test website của mình. Do đó, cần một phần mềm để kiểm tra và gửi mail. Thêm vào đó, sau mỗi buổi thi, các thí sinh phải upload website của mình lên Web Server. Do đó, cần một phần mềm để upload file. Giải pháp: Để phục vụ đầy đủ cho việc thi cử của thí sinh, các máy trạm phải cài đặt các phần mềm sau: Hệ điều hành: Windows XP. Để phục vụ cho việc trình bày sơ bộ website của thí sinh, phần mềm được đề nghị ở đây là MS Power Point của Microsoft. Phần mềm Microsoft PowerPoint cho phép bạn tạo dựng những Slide (lát cắt) thể hiện những chủ điểm, thông điệp đi kèm với những hiệu ứng. MS PowerPoint thường được dùng để xây dựng bài giảng điện tử, thuyết trình, thậm chí là để quảng cáo, làm phim hoạt hình và trình diễn ảnh. Adobe Photoshop CS4 full, Macromedia Dreamweaver: phục vụ cho việc thiết kế giao diện website của thí sinh. Adobe Photoshop là một phần mềm đồ họa chuyên dụng của hãng Adobe. Ngoài khả năng chính là chỉnh sửa ảnh cho các ấn phẩm, Photoshop còn được sử dụng trong các hoạt động như thiết kế trang web, vẽ các loại tranh (matte painting và nhiều thể loại khác), vẽ texture cho các chương trình 3D... gần như là mọi hoạt động liên quan đến ảnh bitmap. Macromedia Dreamweaver là công cụ dẫn đầu trong các công cụ phát triển web, cho phép người dùng thiết kế hiệu quả, phát triển và bảo trì các website dựa trên các chuẩn từ đầu đến cuối, việc tạo và bảo trì website đến các ứng dụng cao cấp được hỗ trợ thực hành tối đa và các công nghệ mới nhất. WampServer 2.0 là công cụ lập trình web động với: Apache, MySQL , PHP... Đây là 1 bộ công cụ hỗ trợ cho việc thực thi website được thiết kế bằng ngôn ngữ PHP và cơ sở dữ liệu MySQL. Ở các máy client, thí sinh có thể thiết kế web PHP bằng Macromedia Dreamweaver, thực thi web tại localhost trước khi đưa lên WebServer. Outlook Express: là một công cụ để quản lý mail, phục vụ cho thí sinh test website của mình. FileZilla 3.4.0: Phần mềm upload file lên Web server. Đa số các website cung cấp hosting, từ miễn phí cho đến thu phí trên Internet đều hỗ trợ tính năng tải dữ liệu từ máy tính lên hosting thông qua các trình FTP Upload. FileZilla được xem như một đại diện tiêu biểu về sự đơn giản nhưng rất hiệu quả trong lĩnh vực này. Đặc biệt hơn là FileZilla được cung cấp hoàn toàn miễn phí. Phần mềm diệt virus Avira: phần mềm bảo vệ máy tính tránh được các virus xâm hại. Ngoài ra, còn có các phần mềm cơ bản như: Mircosoft Word, Excel, Unikey để phục vụ cho thí sinh khi cần thiết. ■ Máy Server (Domain): Yêu cầu: Cần xây dựng 1 hệ thống mạng domain quản lý các user tập trung. Đảm bảo hệ thống mạng vận hành 1 cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu sử dụng. Cài đặt hệ điều hành cho các máy phải được cài đặt tự động. Các máy client phải được cấp phát IP động. Phải phân giải được tên miền. Có dịch vụ điều khiển từ xa để hỗ trơ cho người quản trị. Cài đặt các chính sách, ràng buộc để cuộc thi không xảy ra hình thức gian lận. Cài đặt 1 Mail server để các thí sinh có một vài mail để test website. Cài đặt Web Server để thông báo thông tin cho thí sinh. Cài đặt phần mềm diệt virut. ■ Máy Web Server: Cài đặt phần mềm để tạo Website và quản lý Website. Cài đặt phần mềm diệt virus. ■ Máy Web chấm điểm: Cài đặt phần mềm chấm điểm các Website của thí sinh. Cài đặt phần mềm diệt virus. ■ Máy ISA Server: Cài đặt phần mềm ISA Server để phân quyền hoặc ngăn chặn truy cập Web của thí sinh và giám khảo. Cài đặt phần mềm diệt virus. Giải pháp toàn diện: Hệ điều hành: Windows Server 2003: cho các dịch vụ mạng và tính bảo mật tốt hơn. RIS (Remote Installation Services): dịch vụ cài đặt HĐH tự động cho các máy client. Một hệ thống gần 50 máy tính, để cài dặt HĐH cho từng máy thì rất khó khăn. Sử dụng dịch vụ RIS ta có thể cài đặt HĐH cho các máy client một cách tự động. DHCP Server (Dynamic Host Configuration Protocol): dịch vụ cấp phát IP động cho các máy client. Trong 1 hệ thống máy tính với số lượng nhiều nhu vậy. Thì việc đi đến từng máy để cấu hình IP thì rất vất vả. DHCP sẽ tự động cung cấp địa chỉ IP cho các máy client một cách hiệu quả. DHCP là giao thức Cấu hình Host Động được thiết kế làm giảm thời gian chỉnh cấu hình cho mạng TCP/IP bằng cách tự động gán các địa chỉ IP cho khách hàng khi họ vào mạng. Dich vụ DHCP là một thuận lới rất lớn đối với người điều hành mạng. Nó làm yên tâm về các vấn đề cố hữu phát sinh khi phải khai báo cấu hình thủ công. DNS Server (Domain Name System): phân giải tên miền thành IP và ngược lại. Với số lượng máy tính như vậy thì không thể nhớ hết địa chỉ IP của từng máy được, yêu cầu đặt ra là sử dụng tên miền để dễ nhớ. Dịch vụ DNS giúp ta phân giải tên miền thành địa chỉ IP và ngược lại. DNS là hệ thống phân giải tên miền được phát minh vào năm 1984 cho Internet và là một trong số các chuẩn công nghiệp của các cổng bao gồm cả TCP/IP. DNS là chìa khóa chủ chốt của nhiều dịch vụ mạng như duyệt Internet, mail server, web server... Nói cách khác, DNS cũng giống như một danh bạ điện thoại cho Internet. Nếu chúng ta biết tên của một người nhưng không biết số điện thoại hay ngược lại, chúng ta có thể tham khảo trong sổ danh bạ dễ dàng. Remote Assistance: dịch vụ điều khiển từ xa. Khi người quản trị không có mặt trực tiếp trên máy server thì làm cách nào để quản trị hệ thống được. Dịch vụ Remote Assistance cho phép người quản trị điều khiển máy tính từ xa.không cần phải có trực tiếp trên máy. ISA server 2006: Tạo các chính sách cho các máy client. Trong lúc thi các thí sinh không được trao đổi thông tin, tài liệu cho nhau với nhau và không được sử dụng internet (ngoại trừ giám khảo có quyền truy cập internet để phục vụ cho việc chấm điểm). Các thí sinh chỉ có thể truy cập trang web www.w3.org. Ngoài ra, khi thi xong, các thí sinh sẽ upload bài mình lên web server để chạy và chỉ có thí sinh đó và giám khảo chấm thí sinh đó mới có thể truy cập trang web đó. Để đảm bảo các quy luật đó thì phải cài đặt dịch vụ ISA server để tạo các chính sách ngăn chặn truy cập và phân quyền cho từng thí sinh, giám khảo. Đặc điểm: Về khả năng Publishing Service ISA 2006 có thế tự tạo ra các form trong khi người dùng truy cập vào trang OWA, qua đấy Hỗ trợ chứng thực kiểu form-based, chống lại các người dùng bất hợp pháp vào trang web OWA, tính năng này được phát triển dưới dạng Add-ins. Cho phép public Terminal Server theo chuẩn RDP over SSL, đảm bảo dữ liệu trong phiên kết nối được mã hóa trên Internet (kể cả password). Block các kết nối non-encrypted MAPI đến Exchange Server, cho phép Outlook của người dùng kết nối an toàn đến Exchange Server. Rất nhiều các Wizard cho phép người quản trị public các Server nội bộ ra internet 1 cách an toàn. Hỗ trợ cả các sản phẩm mới như Exchange 2007. Khả năng kết nối VPN Cung cấp Wizard cho phép cấu hình tự động site-to-site VPN ở 2 văn phòng riêng biệt, tất nhiên ai thích cấu hình bằng tay tại từng điểm một cũng được, tích hợp hoàn toàn Quanratine. Stateful filtering and inspection, kiểm tra đầy đủ các điều kiện trên VPN Connection, Site to site, secureNAT for VPN Client. Cho phép Public luôn 1 VPN Server khác trong Intranet ra ngoài Internet, hỗ trợ PPTP, L2TP/IPSec, IPSec Tunnel site-to-site (với các sản phẩm VPN khác). Về khả năng quản lý Dễ dàng quản lý. Rất nhiều Wizard Backup và Restore đơn giản. Cho phép ủy quyền quản trị cho các User/Group. Log và Report chi tiết cụ thể. Cấu hình 1 nơi, chạy ở mọi nơi (bản ISA Enterprise) Khai báo thêm server vào array dễ dàng (không khó khăn như hồi ISA 2000, 2004 ). Tích hợp với giải pháp quản lý của Microsoft: MOM. SDK. Các tính năng khác Hỗ trợ nhiều CPU và RAM ( bản standard hỗ trợ đến 4CPU, 2GB RAM). Max 32 node Network Loadbalancing. Hỗ trợ nhiều network. Route/NAT theo từng network. Firewall rule đa dạng. IDS. Flood Resiliency. HTTP compression. Diffserv . Exchange Server: tạo 1 hệ thống mail quản lý tập trung. Mỗi thí sinh sẽ được cung cấp 5 địa chỉ mail để test website của mình. Mail được cấp cho thí sinh này sẽ không gửi được cho mail của thí sinh kia và ngược lại. Ngoài ra, các mail này chỉ có thể gửi cục bộ mà không thể gửi ra ngoài Internet. Exchange Server là phần mềm của Microsoft, chạy trên các máy chủ, cho phép gửi và nhận thư điện tử cũng như các dạng khác của truyền thông thông qua mạng máy tính. Được thiết kế chủ yếu để giao tiếp với Microsoft Outlook nhưng Exchange Exchange Server cũng có thể giao tiếp tốt với các phần mềm khác như Outlook Express hay các ứng dụng thư điện tử khác. Exchange Server được thiết kế cho cả các doanh nghiệp lớn và nhỏ với ưu điểm nổi trội là dễ quản trị, hỗ trợ nhiều tính năng và có độ tin cậy cao. Sự dễ sử dụng của các công cụ triển khai và hỗ trợ cho phép ta dễ dàng quản trị Exchange Server hơn. Tin nhắn được gửi từ các thiết bị Client như máy tính cá nhân (PC), máy trạm hay các thiết bị di động như điện thoại di động hay Pocket PC. Các thiết bị Client này kết nối với mạng máy tính tập trung với Server hay các máy Mainframe là nơi lưu trữ các hộp thư. Các Server kết nối tới mạng Internet hoặc mạng riêng (private network) nơi thư điện tử được gửi tới để nhận thư điện tử của của người sử dụng. Phần mềm Parallels Plesk Panel 9.0 và IIS server: tạo ra 1 trang web nội bộ và quản lý Cần có 1 trang web nội bộ để cho các thí sinh đễ dàng theo dõi thông tin. Dịch vụ IIS Server sẽ giúp tạo ra 1 trang web nội bộ và Parallels Plesk Panel 9.0 sẽ hỗ trợ Admin trong việc quản lý các WebServer. Plesk giải pháp tối ưu và tiết kiệm nhất cho việc quản trị Server, VPS và Hosting. Plesk là phần mềm quản lý hosting chuyên nghiệp hàng đầu thế giới của Parallels được nhiều nhà cung cấp dịch vụ Server, VPS, Web Hosting, Domain... tin dùng. Tính năng tự động hóa cao giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, thời gian trong việc quản lý, đầu tư thiết bị và nhân lực. Plesk là một hệ thống quản lý máy chủ do Parallels phát triển , có thể hoạt động trên 2 hệ điều hành Window & Linux , nhờ sự linh động và đa dạng hóa trong cơ cấu hoạt động trên các hệ điều hành thông dụng , Plesk đã phát triển mạnh mẽ và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn cho giải pháp quản lý máy chủ , hệ thống quản lý được phân cấp rõ ràng cùng với khả năng bảo mật và can thiệp sâu vào hệ thống giúp cho plesk dễ dàng quản lý và phân cấp người sử dụng , với giao diện quản lý thân thiện vista , plesk ngày càng khẳng định được vị thế và lựa chọn số một trong việc quản lý máy chủ hiện nay. Phần mềm CIS 2.0.2 (Competition Information System): Phần mềm hỗ trợ tạo hội thi và chấm điểm, xây dựng các Form, tiêu chí chấm điểm, cách chấm điểm. Việc đánh giá được hội đồng giám khảo thực hiện theo những quy định chặt chẽ, phần lớn việc đánh giá dựa theo các tiêu chuẩn cụ thể có thể định lượng được, các kết quả đánh giá được đưa vào phần mềm máy tính để xử lý kết quả cuối cùng, máy tính sẽ tự động xếp giải nhất, nhì, ba, vì vậy kết quả xếp giải là hoàn toàn khách quan. Phiên bản được dùng để xây dựng website là CIS 2.0.2. Cài đặt phần mềm diệt virus Avira: giúp cho hệ thống tránh được sự xâm hại của virus, làm chậm tốc độ của máy Server. Cách thức làm bài thi và các vấn đề bảo mật: Trước khi thi: Trước ngày thi một ngày, các thí sinh sẽ được triệu tập đến phòng thi để xem địa điểm và biết vị trí ngồi trong phòng thi của mình. Tùy theo số báo danh của thí sinh, nhà quản trị sẽ thống nhất với ban tổ chức để định vị trí ngồi cho các thí sinh để dể theo dõi và quản lý. Các thí sinh sẽ đăng nhập tài khoản của mình (do Server cấp) vào máy tính và kiểm tra máy cũng như các phần mềm để phục vụ cho bài thi của mình. Nếu có vấn đề gì thì báo cho nhà quản trị để có thể xử lý hoặc sắp xếp máy khác. Sau khi hoàn tất thủ tục kiểm tra máy, các thí sinh sẽ ra về. Sau đó, Admin có nhiệm vụ ghost lại toàn bộ các máy để đảm bảo hệ thống được nguyên vẹn, không bị chỉnh sửa. Khi đi thi, các thí sinh sẽ ngồi đúng vị trí của mình để làm bài thi. Trong khi thi: Bắt đầu thi, các thí sinh sẽ đăng nhập vào hệ thống của mình với tài khoản do ban tổ chức cấp. Sau đó, các thí sinh sẽ sử dụng các ứng dụng lập trình như Visual Studio 2008, thiết kế đồ họa Macromedia Dreamweaver, Adobe Photoshop Cs4 và hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server để hoàn thành bài thi của mình. Mỗi thí sinh sẽ được cung cấp 5 địa chỉ mail để phục vụ cho việc test website của mình. Admin phải bảo đảm các thí sinh không thể chia sẽ tài liệu cho nhau thông qua máy tính. Trong quá trình làm bài, các thí sinh chỉ có thể tham khảo tài liệu tại trang web www.w3.org. Ngoài ra, các thí sinh sẽ không thể download dữ liệu từ trang web này về, các thí sinh chỉ có quyền chỉ đọc. Thêm vào đó, Admin phải cấm không cho các thí sinh truy cập vào tất cả các trang web nào khác. Sau khi thi: Mỗi thí sinh được cấp 1 Account Client, được cấp 1 tên miền để upload website cho giám khảo chấm điểm. Ví dụ như Thí sinh 1 được cấp tài khoản ts1, domain là thisinh1.com. Do tính chất cuộc thi được chia làm 3 buổi cụ thể, nên mỗi tài khoản được cấp 3 subdomain tương ứng để upload bài thi ngay khi thi xong buổi đó. Ví dụ domain thisinh1.com sẽ có 3 subdomain là buoi1.thisinh1.com, buoi2.thisinh1.com, buoi3.thisinh1.com. Trên máy server cũng có 3 thư mục Buoi1, Buoi2, Buoi3 tương ứng. Kết thúc mỗi buổi thi, các thí sinh sẽ upload vào các thư mục tương ứng là Buoi1, Buoi2, Buoi3 để lưu bài trên webserver và trên webserver sẽ có 3 subdomain để chạy các website của từng buổi. Khi thi tiếp buổi 2, các thí sinh sẽ lấy dữ liệu từ buổi 1 để làm tiếp. Bên cạnh đó, các thí sinh chỉ có quyền xem dữ liệu, trang web của buổi trước trên webserver mà không được quyền chỉnh sửa bất cứ một thông tin nào. Thí sinh upload dữ liệu lên Server bằng FTP với phần mềm Filezilla tại Client. Tính chi phí Tên thiết bị Số lượng Đơn giá Thành tiền (có VAT) UPS bộ lưu điện 1 2.200.000VND 2.200.000 VND Máy chủ Server và Web server 2 30.576.000 VND 61.152.000 VND Máy ISA Server và Máy Web chấm điểm 2 9.591.000VND (+10%VAT) 21.100.200 VND Máy trạm 45 6.818.000VND (+10%VAT) 337.491.000VND Màn hình LCD 17’ 49 2.240.000 VND 109.760.000VND Màn hình LCD 40’ 1 14.900.000 VND 14.900.000 VND Máy in 1 6.300.000 VND 6.300.000 VND Switch 48P 1 4.076.800 VND 4.076.800 VND Switch 16P 1 769.600 VND 769.600 VND Switch 8P 1 1.331.100 VND 1.331.100 VND Router ADSL 1 2.980.000 VND 2.980.000 VND Cable 1000m 7.280 VND 7.280.000 VND Tổng 569.340.700 VND Ngoài ra, còn có một khoản chi phí dùng để mua các phần mềm bản quyền như: Windows Server 2003, Parallels Plesk Panel, … Như vậy, ước tính chi phí cho dự án này vào khoảng ~580.000.000 VND CHƯƠNG III : THIẾT LẬP VÀ CẤU HÌNH HỆ THỐNG Quản trị hosting dùng phần mềm Parallels Plesk Panel 9.0 (Máy Server) Máy WebServer sử dụng IIS (được hỗ trợ trong Windows Server 2003) với ngôn ngữ PHP – cơ sở dữ liệu MySQL (được hỗ trợ trong Plesk) Các dịch vụ cần thiết trước khi cài đặt: Windows Server 2003 SP2 đã kích hoạt dịch vụ QoS Packet Scheduler Cài đặt IIS (WebServer) Gen6 FTP Server (FTP Server) Tiến hành cài đặt Plesk 9.0 Bước 1: Chạy file cài đặt Plesk 9. Bước 2: Màn hình Welcome hiện lên, click Next Bước 3: Chọn các thư mục cho Plesk 9 sử dụng, click Next Bước 4: Ở hộp thoại Select Installation Type, chọn Custom để chọn các thành phần cần thiết Bước 5: Chọn các thành phần cần thiết ở hộp thoại Select Components như: WebServer dùng IIS, cơ sở dữ liệu MySQL àclick Next Bước 6: Điền vào mật khẩu cho Administrator của Plesk, click Next Bước 7: Click Next à Install để tiến hành quá trình cài đặt Bước 8: Click Finish để hoàn tất quá trình cài đặt Bước 9: Vào trình duyệt gõ địa chỉ để đăng nhập Bước 10: Sau khi đăng nhập thành công bằng admin, khai báo tên hosting, click OK Bước 11: Khai báo các thông tin về đơn vị chủ quản, click OK Đây là giao diện của Plesk sau khi đã khai báo các thông tin cần thiết Cung cấp các tài khoản cho các thí sinh bằng các Acount Client, tạo các tên miền theo quy định cuộc thi và mật khẩu FTP cho thí sinh upload trang web của mình lên. Máy Client Bước 1: Đăng nhập Plesk Panel bằng trình duyệt với tài khoản mà Server cung cấp Bước 2: Đưa database lên host bằng công cụ database của Plesk Bước 3: Hiệu chỉnh file config.php để xác định chính xác database và user Bước 4: Đưa file lên giao thức FTP với phần mềm FileZilla Vậy là trang web PHP với cơ sở dữ liệu là MySQL đã có thể chạy được trên web, các giám khảo có thể vào trang web của thí sinh theo tên miền đã quy định trước để chấm bài. Quá trình upload file của thí sinh Tại máy Client thí sinh đăng nhập bằng Account Client được cấp Sau khi đăng nhập thành công, thí sinh có thể thấy được domain của mình đã được tạo sẵn Thư mục tương ứng trên Web Server Tại đây tạo thêm 3 thư mục là buoi1, buoi2, buoi3 để thí sinh upload theo từng buổi thi cụ thể Phân quyền cho các Account Client Mỗi thí sinh được cấp 1 tài khoản và quản lý domain của mình, do đó thí sinh này không thể vào domain của thí sinh khác được (tương ứng với tên domain có 1 thư mục tương ứng) Thí sinh upload dữ liệu lên Server bằng FTP với phần mềm FileZilla tại Client Thí sinh khác đăng nhập vào domain của thí sinh 1 sẽ bị báo lỗi (ví dụ ts2 đăng nhập vào ts1) Web Server đã được được đặt Gen6FTP Server, sử dụng tính năng của phần mềm này phân quyền cụ thể cho từng thư mục trong từng buổi thi của thí sinh. Cụ thể là trước khi vào thi buổi thi thứ nhất, thí sinh có toàn quyền trên 3 thư mục buoi1, buoi2, buoi3 (tương ứng với các tài khoản ftp mà server cung cấp) Sau khi thi xong 1 buổi thi, buổi thi sau thí sinh không được upload tiếp vào thư mục bài làm của mình nữa. Chỉ được phép xem thư mục, tập tin và download dữ liệu để làm tiếp buổi thi tiếp theo. Ta phân quyền lại như sau: cho phép quyền List files, List folder và download, cấm upload. Ví dụ như buổi thi thứ 2 thì thí sinh không được upload vào thư mục của buổi 1 nữa, chỉ được các quyền như trên. Xác lập như sau: Nếu thí sinh đang dự thi ở buổi thứ 2 mà upload vào thư mục của buổi 1 Không thể thực hiện được, bị báo lỗi Demo up 1 trang web lên WebServer Tạo 1 domain tên testweb.com, sau đó thực hiện các bước upload trang web lên Server để kiểm tra xem WebServer có hoạt động không. Bước 1: Đăng nhập Plesk Panel bằng trình duyệt với tài khoản mà Server cung cấp Bước 2: Đưa database lên host bằng công cụ database của Plesk Chọn mục Databases à Add New Database Đặt tên cho database, chọn loại cơ sở dữ liệu là MySQL Chọn Add New Database User để tạo user được phép kết nối database Chọn WebAdmin để vào quyền quản trị của cơ sở dữ liệu Tiến hành import file cơ sở dữ liệu (.sql) vào cơ sở dữ liệu trên host Bước 3: Hiệu chỉnh file config.php để xác định chính xác database và user (theo tên đã tạo trên domain) Bước 4: Đưa file lên giao thức FTP với phần mềm FileZilla Kết quả: Trang web đã hoạt động tốt trên nền PHP với cơ sở dữ liệu MySQL Cấu hình ISA Server 2006 Tạo rule chỉ cho phép các máy chuyên gia truy cập internet Trước tiến add tất cả user của chuyên gia vào groups ChuyenGia. Tiến hành tạo Access Rules chỉ cho các chuyên gia truy cập web. Bước 1: Mở ISA management. Chọn Firewall policy -> click phải chọn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng và triển khai hệ thống mạng cho cuộc thi tay nghề.doc
Tài liệu liên quan