CHƯƠNG I- TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 3
1.1 Giới thiệu về Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (Agribank ) 3
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. 3
1.1.2 Sơ đồ tổ chức của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam 5
1.1.3 Định hướng phát triển 8
1.2 Giới thiệu Chi nhánh Tây Hà Nội của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. 9
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 9
1.2.2 Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý tại Chi nhánh Tây Hà Nội. 13
1.2.3 Thực trạng, kết quả hoạt động đã đạt được trong những năm qua và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới. 21
1.2.4. Các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh Tây Hà Nội. 27
1.2.5 Thực trạng ứng dụng tin học tại cơ sở thực tập. 28
1.2.6 Giới thiệu về dịch vụ thẻ ATM của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. 29
1.3 Giới thiệu đề tài thực tập. 37
1.3.1 Lý do chọn đề tài 37
1.3.2 Mục tiêu của đề tài 38
1.3.3 Phương pháp nghiên cứu để giải quyết đề tài. 39
CHƯƠNG II - CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ THẺ ATM 40
2.1 Khái quát về hệ thống thông tin quản lý 40
2.1.1 Tổ chức. 40
2.1.2 Thông tin 40
2.1.3 Hệ thống. 41
2.1.4 Tìm hiểu về hệ thống thông tin quản lý. 42
2.2 Các phương pháp phát triển HTTT quản lý. 48
2.2.1 Phương pháp dựa trên vòng đời phát triển của hệ thống 48
2.2.2 Phương pháp làm bản mẫu 49
2.2.3 Phát triển hệ thống thông tin theo phương pháp RAD (Rapid application Development) 49
2.2.4 Phương pháp xây dựng hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM. 50
169 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2818 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM tại Chi nhánh Tây Hà Nội của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc xây dựng một hệ thống thông tin mới được cho là giải pháp cũng như một xu thế tất yếu để các doanh nghiệp tiếp tục tồn tại và phát triển mở rộng trong tương lai.
Những yêu cầu mới của nhà quản lý: Các doanh nghiệp luôn phải tồn tại và hoạt động theo cơ chế thị trường cùng với một sự cạnh tranh rất mạnh mẽ. Vì vậy điều khiển doanh nghiệp để có thể tồn tại đứng vững trên thị trường và chiến thắng trong cạnh tranh trở thành một bài toán ngày càng khó đối với các nhà quản lý. Và ngược lại thì các nhà quản lý ngày càng đòi hỏi nhiều hơn đối với hệ thống thông tin quản lý của doanh nghiệp và họ mong muốn có được các báo cáo quản trị có độ chính xác tuyệt đối phản ánh tình hình về mọi mặt của vấn đề trong một khoảng thời gian tối thiểu. Những đòi hỏi này đã tạo ra áp lực đòi hỏi một hệ thống thông tin cũ, lạc hậu phải được thay thế bằng một hệ thống thông tin mới hiện đại hơn, thông minh hơn.
Sự thay đổi của công nghệ: Sự phát triển công nghệ thông tin và những ứng dụng của nó ở trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh chóng. Cứ mỗi ngày qua đi lại có những công nghệ mới, những giải pháp mới tiên tiến hơn thuận tiện hơn được công bố và ứng dụng. Đây chính là một động lực khiến các nhà quản lý doanh nghiệp đi đến quyết định để thay thế hệ thống thông tin cũ lạc hậu của mình bằng một hệ thống thông tin mới hiện đại hơn, hợp thời hơn.
Sự thay đổi về sách lược chính trị: Hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung luôn không ngừng được hoàn thiện sửa đổi và xây dựng mới. Điều này sẽ dẫn tới sự thay đổi trong quy trình quản lý và xử lý dữ liệu tại các doanh nghiệp và tất yếu nó sẽ dẫn tới sự thay đổi hệ thống thông tin cũ không được cập nhật trước đây bằng một hệ thống thông tin mới chập nhật hơn.
2.2 Các phương pháp phát triển HTTT quản lý.
2.2.1 Phương pháp dựa trên vòng đời phát triển của hệ thống
Hai phương pháp phát triển hệ thống thông tin tiêu biểu nhất là: phương pháp vòng đời phát triển truyền thống và phương pháp với mô hình xoắn ốc.
Phương pháp vòng đời truyền thống: Đây là phương pháp thông dụng nhất, phương pháp này quan niệm: Mỗi hệ thống thông tin đều có vòng đời phát triển của nó: Giai đoạn bắt đầu, giai đoạn phát triển, giai đoạn trưởng thành và giai đoạn kết thúc. Theo phương pháp này thì quá trình phát triển một hệ thống thông tin gồm bẩy giai đoạn: Đánh giá yêu cầu, phân tích chi tiết, thiết kế logic, đề xuất các phương án của giải pháp, thiết kế vật lý, lập trình, cài dặt, khai thác. Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là ở mỗi giai đoạn, các hoạt động tiến hành cần phải hoàn thành trướng khi bắt đầu giai đoạn sau. Các giai đoạn để rất quan trọng và không thẻ bỏ qua.
Ưu điểm của phương pháp là tính chính xác vì vậy phương pháp vòng đời truyền thống thường được sử dụng để xây dựng các hệ thống xử lý giao dịch lớn (TPS) hoặc các hệ thống thông tin quản lý (MIS). Vì các hệ thống thông tin này đòi hỏi phải có cấu trúc chặt chẽ. Ngoài ra nó còn thích hợp cho các hệ thống kỹ thuật phức tạp như kiểm soát hàng không.
Nhược điểm của phương pháp này là chi phí cao, thời gian thực hiện dài, không mềm dẻo, khó thiết kế cho các hệ thống đòi hỏi tính đặc thù cao. Việc thiết kế phân tích lại hệ thống khi có những thay đổi sẽ rất tốn kém. Ngoài ra do thời gian dành cho phân tích thiết kế hệ thống thường rất ngắn nên hệ thống khó đáp ứng được hết các yêu cầu của người dùng và đòi hỏi công tác bảo trì rất lớn, có những trường hợp cho phí bảo trì chiếm 70% tổng chi phí phát triển hệ thống.
Phương pháp vòng đời phát triển hình xoắn ốc: Mô hình này được Boehm đưa ra năm 1988. Đây là mô hình quan tâm đến phân tích rủi ro. Quá trình phát triển được chia thành nhiều bước lặp, trong mỗi bước được bắt đầu từ việc lập kế hoạch, phân tích rủi ro, tạo nguyên mẫu, cải tạo và phát triển hệ thống, duyệt lại. Mỗi bước lặp bao gồm 4 hoạt động chính sau:
Lập kế hoạch: xác định những mục tiêu và ràng buộc đối với hệ thống.
Phân tích rủi ro: xác định những rủi ro và phương án giải quyết rủi ro đó.
Kỹ nghệ: phát triển sản phẩm để sang bước tiếp theo
Cải tạo và phát triển hệ thống: Khi hệ thống cần thiết hay đổi cần phải có sự cải tạo và phát triển kế tiếp.
Ưu điểm của phương pháp này là việc hạn chế được khá nhiều rủi ro nhờ quá trình lặp và đánh giá rủi ro ở mỗi bước. Vì vậy phương pháp này được sử dụng để phát triển các hệ thống thông tin có quy mô lớn.
Nhược điểm của phương pháp: Do chia thành nhiều bước nên thời gian thực hiện kéo dài, chi phí để phát triển hệ thống cũng rất lớn.
2.2.2 Phương pháp làm bản mẫu
Theo phương pháp này thết kế viên sẽ tạo ra một mô hình làm việc thực nghiệm của hệ thống để người sử dụng xem xét và đánh giá. Thông qua đó người sử dụng sẽ thêm bớt các chức năng cần thiết để hệ thống có thể phục vụ tối đa yêu cầu của người sử dụng. Các bước của phương pháp này bao gồm: xác định yêu cầu người sử dụng, phát triển bản mẫu đầu tiên, làm việc với người sử dụng thông qua bản mẫu, hoàn thiện và tăng cường bản mẫu.
Việc làm bản mẫu thực sự có lợi khi mà thông tin và các giải pháp cho nó chưa được xác định chính xác bởi người sử dụng. Người sử dụng thông qua các bản mẫu để xác định chính xác phương pháp và luồng thông tin cần thiết. Ngoài ra việc tiếp xúc với bản mẫu sẽ giúp người sử dụng nhạy bén với hệ thống, dễ sử dụng hơn, và không phải học nhiều khi hệ thống được hoàn thành. Phương pháp làm bản mẫu rất phù hợp với hệ thống nhỏ hoặc các hệ thống có thể chia nhỏ thành từng phần để tin học hoá.
Ưu điểm của phương pháp này là ít hình thức hoá hơn phương pháp phát triển truyền thống. Thay vào việc tạo ra nhiều các đặc tả thiết kế phương pháp này trực tiếp tạo ra các mô hình làm việc thực nghiệm của hệ thống để người dùng xem xét đánh giá.
Nhược điểm của phương pháp làm bản mẫu: Việc làm bản mẫu không có cấu trúc chặt chẽ và kỹ thuật không đảm bảo nên khó bảo trì sau này và nó cũng có thể không ăn nhập với trường dữ liệu quá lớn hay số người dùng nhiều.
2.2.3 Phát triển hệ thống thông tin theo phương pháp RAD (Rapid application Development)
Đây là phương pháp được James Martin đưa ra năm 1991. Phương pháp này kết hợp bản mẫu và công cụ dựa trên máy tính, kỹ năng quản lý chuyên biệt và sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố.
Ưu điểm: Người sử dụng tham gia tích cực, triển khai dễ dàng.
Nhược điểm: Không có mục tiêu dài hạn.
Người sử dụng HT
Người sử dụng HT
Người sử dụng HT
Hệ thống ban đầu
Hệ thống phiên bản hai
Hệ thống phiên bản ba
Hệ thống cuối cùng
Phân tích viên, chuyên gia
Phân tích viên, chuyên gia
Phân tích viên, chuyên gia
Thể hiện hướng dẫn tới sản phẩm của từng giai đoạn
Chú thích:
Thể hiện sự tác động của các đối tượng phía đuôi mũi tên lên hệ thống
Hình 2.6: Sơ đồ biểu diễn quy trình phát triển hệ thống theo phương pháp RAD
2.2.4 Phương pháp xây dựng hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM.
Hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM là một hệ thống thực hiện quản lý thẻ ATM và giao dịch thẻ với quy mô tương đối lớn, do đó phương pháp tốt nhất để phát triển hệ thống thông tin này là phương pháp vòng đời truyền thống vì hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM đòi hỏi phải có sự kiểm tra sát sao trong quá trình phát triển hệ thống, nó đòi hỏi cấu trúc của hệ thống phải được xác định chặt chẽ. Các đặc tả bao gồm: đặc tả đầu vào, đầu ra, dữ liệu và các khối xử lý phải được xác định trước và được thiết kế một cách cẩn thận và tỷ mỉ trong quá trình xây dựng hệ thống.
Để xây dựng hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM cần tiến hành đầy đủ 7 giai đoạn: Giai đoạn xác định yêu cầu, phân tích chi tiết, thiết kế logic, đề xuất các phương án của giải pháp, thiết kế vật lý ngoài, triển khai kỹ thuật, và khai thác hệ thống. Giai đoạn tiếp theo chỉ được thực hiện khi giai đoạn trước đã kết thúc và ranh giới giữa chúng là các tài liệu báo cáo đầu ra của giai đoạn trước đó.
2.3 Các giai đoạn phát triển HTTT.
Đề phát triển HTTT ta phải thực hiện 7 giai đoạn. Mỗi giai đoạn bao gồm một dãy các công đoạn được liệt kê kèm theo dưới đây.
Giai đoạn 1: Đánh giá yêu cầu. Đây là giai đoạn nhằm mục đích cung cấp cho lãnh đạo tổ chức hoặc hội đồng giám đốc những dữ liệu đích thực để có thể ra quyết định về tính khả thi và hiệu quả của một dự án phát triển hệ thống. Ở đây tức là ta tập hợp thông tin về quản lý khách hàng, về thẻ ATM, về tài khoản khách hàng, về các giao dịch thẻ và những thông tin liên quan qua việc phỏng vấn hay thu thập tài liệu, để cho phân tích viên hiểu rõ vấn đề cần thực hiện rồi đưa ra đánh giá về khả năng thực thi (về tổ chức, kỹ thuật, chi phí cần bỏ ra ) việc xây dựng hệ thống quản lý thẻ ATM. Bao gồm các công đoạn sau:
Lập kế hoạch đánh giá yêu cầu.
Làm rõ yêu cầu.
Đánh giá khả năng thực thi.
Chuẩn bị và trình bày báo cáo đánh giá yêu cầu.
Giai đoạn 2: Phân tích chi tiết. Giai đoạn này được tiến hành khi có sự đánh giá thuận lợi về yêu cầu. Giai đoạn này thực hiện nhằm làm rõ các vấn đề của hệ thống, xác định nguyên nhân của vấn đề đó, xác định những ràng buộc và những đòi hỏi đối với hệ thống và xác định mục tiêu mà hệ thống thông tin mới phải đạt được. Ở bước này tức là đi mô hình hoá yêu cầu hệ thống bằng việc tìm hiểu rõ nghiệp vụ quản lý thẻ, vẽ các sơ đồ BFD, IFD. Bao gồm các công đoạn sau:
Lập kế hoạch phân tích chi tiêt.
Nghiên cứu môi trường của hệ thống đang tồn tại.
Nghiên cứu hệ thống thực tại.
Đưa ra chuẩn đoán và xác định các yếu tố giải pháp.
Đánh giá lại tính khả thi.
Thay đổi đề xuất của dự án.
Chuẩn bị và trình bày báo cáo phân tích chi tiết.
Sơ đồ luồng thông tin (IFD )
Sơ đồ luồng thông tin được dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức động. Tức là mô tả sự di chuyển của dữ liệu, việc xử lý, lưu trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ.
Các ký pháp cơ bản của sơ đồ luồng thông tin:
Xử lý
Giao thẻ cho khách
Kích hoạt thẻ
Tính toán
Thủ công
Giao tác người - máy
Tin học hoá hoàn toàn
Kho lưu trữ dữ liệu
Tập biên lai
CSDL hệ thống
Thủ công
Tin học hoá
Dòng thông tin
Giấy hẹn
Điều khiển
Giai đoạn 3: Thiết kế logic. Giai đoạn này nhằm xác định tất cả các thành phần lô gíc của một hệ thống thông tin, cho phép loại bỏ được các vấn đề của hệ thống thực tế và đạt được những mục tiêu đã được thiết lập ở giai đoạn trước. Mô hình logic của hệ thống mới sẽ bao hàm thông tin mà hệ thống mới sẽ sản sinh ra, nội dung của cơ sở dữ liệu, các xử lý và hợp thức hoá sẽ phải thực hiện và các dữ liệu sẽ được nhập vào. Mô hình logic sẽ phải được người sử dụng xem xét và chuẩn y. Giai đoạn này phải thực hiện chuẩn hoá để tạo ra bảng cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh cho hệ thống quản lý thẻ, vẽ các sơ đồ DFD, DSD để hiểu rõ mối liên hệ giữa các tệp dữ liệu Thiết kế logic bao gồm những công đoạn sau:
Thiết kế cơ sở dữ liệu.
Thiết kế xử lý.
Thiết kế các luồng dữ liệu vào.
Chỉnh sửa tài liệu cho mức logic.
Hợp thức hoá mô hình logic.
Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD)
Sơ đồ luồng dữ liệu dùng để mô tả cũng chính hệ thống thông tin như sơ đồ luồng thông tin nhưng trên góc độ trừu tượng. Trên sơ đồ chỉ bao gồm các luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trữ dữ liệu, nguồn và đích nhưng không hề quan tâm tới nơi, thời điểm và đối tượng chịu trách nhiệm xử lý. Sơ đồ luồng dữ liệu chỉ mô tả đơn thuần hệ thống thông tin làm gì và để làm gì. Là một loại biểu đồ nhằm mục đích diễn tả quá trình xử lý thông tin với các yếu tố sau:
Diễn tả ở mức logic tức là trả lời cho câu hỏi làm gì mà bỏ qua câu hỏi làm như thế nào.
Chỉ rõ các chức năng cần thực hiện để hoàn tất quá trình mô tả.
Chỉ rõ các thông tin chuyển giao giữa các chức năng đó và qua đó thấy được trình tự thực hiện chúng.
Các kỹ pháp sử dụng khi vẽ sơ đồ DFD:
Tên
Định nghĩa
Cách biểu diễn
Ví dụ
Tiến trình xử lý
Là một quá trình biến đổi dữ liệu, thay đổi cấu trúc, vị trí, giá trị, của dự liệu hoặc là tạo ra dữ liệu mới
Tên chức năng
Phát hành thẻ
Dòng dữ liệu
Là tuyến truyền thông dẫn thông tin vào hay ra của một chức năng nào đó
Tên dòng dữ liệu
Giấy gửi tiền
Kho dữ liệu
Là nơi chứa dữ liệu được lưu lại để được truy nhập nhiều lần về sau
Kho dữ liệu
CSDL hệ thống
Nguồn hoặc đích
Là nơi thực thể ngoài hệ thống có trao đổi thông tin với hệ thống
Tên nguồn hoặc đích
Khách hàng
Giai đoạn 4: Đề xuất các phương án của giải pháp. Đó là việc xây dựng các phương án khác nhau để cụ thể hoá mô hình lô gíc. Mỗi một phương án là một phác hoạ của mô hình vật lý ngoài của hệ thống nhưng chưa phải là một mô tả chi tiết. Phải đánh giá các chi phí và lợi ích của mỗi phương án và phải có khuyến nghị cụ thể. Người sử dụng sẽ chọn một phương án tỏ ra đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của họ mà vẫn tôn trọng các ràng buộc của tổ chức. Sau đây là các công đoạn :
Xây dựng các ràng buộc tin học và ràng buộc tổ chức.
Xây dựng các phương án của giải pháp.
Đánh giá các phương án của giải pháp.
Chuẩn bị và trình bày báo cáo của giai đoạn đề xuất các phương án giải pháp.
Chuẩn bị và trình bày báo cáo của giai đoạn đề xuất các phương án giải pháp.
Giai đoạn 5: Thiết kế vật lý ngoài. Giai đoạn này được tiến hành sau khi có một phương án được lựa chọn. Thiết kế vật lý ngoài bao gồm hai tài liệu kết quả cần có: một tài liệu chứa tất cả các đặc trưng của hệ thống mới sẽ cần cho việc thực hiện kỹ thuật; và một tài liệu dành cho người sử dụng, nó mô tả cả phần thủ công và cả giao diện với những phần tin học hoá. Những công đoạn chính:
Lâp kế hoạch thết kế vật lý ngoài.
Thiết kế chi tiết các giao diện (vào/ra).
Thiết kế cách thức tương tác với phần tin học hoá.
Thiết kế các thủ tục thủ công.
Chuẩn bị và trình bày báo cáo về thiết kế vật lý ngoài.
Giai đoạn 6: Triển khai kỹ thuật hệ thống. Phải cung cấp các tài liệu như các bảng hướng dẫn sử dụng và thao tác cũng như các tài liệu mô tả hệ thống. Các hoạt động chính của việc triển khai thực hiện kỹ thuật hệ thống:
Lập kế hoạch thực hiện kỹ thuật.
Thiết kế vật lý trong.
Lập trình.
Thử nghiệm hệ thống.
Chuẩn bị tài liệu.
Giai đoạn 7: Cài đặt và khai thác. Mục đích của giai đoạn này là đưa hệ thống mới vào hoạt động. Việc chuyển đổi hệ thống phải được thực hiện với những va chạm ít nhất, cần có kế hoạch cụ thể. Bao gồm các công đoạn:
Lập kế hoạch cài đặt.
Chuyển đổi.
Khai thác và bảo trì.
Đánh giá.
2.4 Cơ sở phương pháp luận về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access và ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0
2.4.1 Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access
Microsoft Access là một trong những bộ chương trình quan trọng nhất trong tổ hợp chương trình Microsoft Office Professional do hãng phần mềm Mcrosoft sản xuất.
Phiên bản đầu tiên của Microsoft Access ra đời vào năm 1989 và không ngừng được hoàn thiện. Đến nay đã phát triển qua năm phiên bản đến Microsoft Access 2003.
Microsoft Access 2003 cung cấp hệ thống chương trình ứng dụng rất mạnh, giúp người dùng mau chóng và dễ dàng tạo lập các chương trình ứng dụng thông qua các query, form kết hợp với các lệnh của Visual Basic.
2.4.2 Ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0
2.4.2.1 Tổng quan về Visual Basic
Microsoft Visual Basic ( viết tắt là VB) là cách dễ dàng nhất và nhanh nhất để xây dựng một chương trình ứng dụng chạy trên nên Microsoft Window. VB cung cấp sẵn một tập đầy đủ các công cụ để làm nhanh, đơn giản quá trình phát triển ứng dụng.
“Visual” chỉ cách tạo giao diện người dùng đồ hoạ (GUI – Graphic user interface) một cách trực quan. Thay vì phải viết rất nhiều dòng lệnh để mô tả hình dáng và vị trí của các phần tử tạo nên giao diện, ta chỉ cần đặt những đối tượng đã xây dựng sẵn lên màn hình.
“Basic” chỉ tới ngôn ngữ lập trình BASIC một trong những ngôn ngữ lập trình nổi tiếng. Visual basic phát triển từ ngôn ngữ BASIC và hiện có rất nhiều câu lệnh, hàm, từ khoá, mà nhiều trong số chúng có liên quan trực tiếp tới GUI của Windows.
Ngôn ngữ lập trình VB là một trong những ngôn ngữ lập trình khá mạnh và phổ biến hiện nay, có thể dùng trong môi trường Micorosoft Excel, Microsoft Access,..VB dùng để liên kết các đối tượng trong một ứng dụng thành một hệ thống thống nhất.
Với VB lập trình viên có thể tạo ra các hàm riêng, tạo và điều khiển các đối tượng, xử lý từng bản ghi, tiến hành các hành động ở mức hệ thống, cơ sở dữ liệu dễ bảo trì hơn.
VB là ngôn ngữ lập trình đa năng, là sự kế thừa từ ngôn ngữ lập trình Basic với những ưu điểm chính:
Bao gồm mọi đặc điểm của ngôn ngữ lập trình Basic nên rất quen thuộc và dễ dùng.
Cung cấp nhiều công cụ điều khiển có sẵn để hỗ trợ lập trình viên, nhất là trong lập trình cơ sở dữ liệu.
Là ngôn ngữ có tính trực quan cao.
Có cấu trúc chặt chẽ ở mức độ vừa phải, rất dễ dàng để có thể học tập thành thạo.
Từ những ưu đỉêm trên của Visual Basic, em đã quyết định chọn nó làm ngôn ngữ để xây dựng phần mềm quản lý thẻ ATM.
2.4.2.2 Các thành phần chính của một dự án
Dự án là một sản phẩm phần mềm có thể hoạt động như một ứng dụng độc lập chạy trong môi trường Window. Mỗi một dự án thường được tạo ra từ các thành phần sau:
Form ( giao diện, biểu mẫu): Đó là các màn hình giao tiếp giữa phần mềm với người dùng trong việc thực hiện một chức năng nào đó. Một form trong dự án sẽ tương ứng với một tệp ở trên đĩa có phần mở rộng là .frm
Báo cáo ( Report ): là sản phẩm đầu ra của một dự án phần mềm. Nó là kết quả của quá trình xử lý tổng hợp dữ liệu và tổ chức dưới dạng các khuôn mẫu. Mỗi một tệp báo cáo được tạo ra với công cụ Crytal Report có phần mở rộng là .rpt
Cơ sở dữ liệu ( Database ): là nơi chứa các dữ liệu đầu vào cũng như đầu ra phục vụ cho hoạt động của dự án phần mềm. Cơ sở dữ liệu kết hợp với Visual Basic thường là Access hoặc là SQL Server.
Module: là một thư viện các hàm hay thủ tục được tạo ra có chức năng để thực hiện một công việc, một nhiệm vụ hay giải quyết một bài toán nào đó. Các Module có thể được kế thừa giữa các dự án phần mềm. Các tệp chứa Module có phần mở rộng là *.bas hoặc là *.cls
Các thành phần khác trong một dự án nên được lư trữ theo nhóm trong các thư mục riêng biệt và tất cả đều nằm trong một thư mục chung của dự án.
Chương III
XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ THẺ ATM.
3.1 Phân tích yêu cầu hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM.
Qua việc thu thập tài liệu, phỏng vấn cán bộ nhân viên chi nhánh em đã tổng hợp đưa ra được các yêu cầu mà hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM cần có và quy trình nghiệp vụ cơ bản của việc phát hành thẻ, giao dịch thẻ. Được trình bày sau đây:
3.1.1 Mục đích, yêu cầu của HTTT quản lý thẻ ATM tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội.
Mục đích của hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM là:
Quản lý, lưu trữ danh sách thẻ, lượng thẻ trong lưu thông.
Quản lý danh sách khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ ATM cá nhân của ngân hàng.
Thực hiện các giao dịch thẻ: rút tiền, gửi tiền, và chuyển khoản qua tài khoản thẻ.
Thực hiện các dịch vụ thẻ ATM đi kèm: đổi password, tạm ngưng sử dụng thẻ, làm lại thẻ
Yêu cầu
Yêu cầu hệ thống: hệ thống phải đáp ứng tất cả các nhu cầu của những người sẽ tham gia trong tương lai. Đồng thời phải có sự phân quyền rõ ràng.
Yêu cầu chức năng: Hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM bao gồm các chức năng:
Quản lý danh sách khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ ATM.
Lữu trữ và quản lý danh sách thẻ đã phát hành.
Thực hiện các giao dịch thẻ như rút tiền, gửi tiền, chuyển khoản qua tài khoản thẻ
Trợ giúp cho việc tìm kiếm mã tài khoản thẻ, tra cứu thông tin tài khoản khách hàng.
Lên báo cáo tài chính trợ giúp cho người quản lý ngân hàng.
Yêu cầu về giao diện: giao diện hệ thống phải thân thiện với người sử dụng và phù hợp với trình độ văn hoá của nhân viên. Các mẫu cập nhật phải được bố trí một cách khoa học.
Giải pháp thực hiện
Giải pháp kỹ thuật: phần mềm sẽ giúp người sử dụng đơn giản hoá các thao tác để người sử dụng có thể thực hiện một cách dễ dàng nhất đặc biệt là công việc mà cán bộ phải thực hiện thủ công.
Giải pháp giao diện: Phần mềm sẽ sử dụng tiếng Việt để người sử dụng dễ sử dụng. Trong quá trình thiết kế phần mềm có sử dụng một số công cụ hỗ trợ thiết kế giao diện để đảm bảo tính thân thiện và thẩm mỹ cao.
3.1.2 Mô tả hoạt động nghiệp vụ thẻ.
Phát hành thẻ
Hồ sơ phát hành thẻ gồm:
Giấy đề nghị phát hành thẻ.
Giấy hẹn.
Hợp đồng sử dụng thẻ ghi nợ nội địa (trong trường hợp thấu chi)
Tiếp nhận hồ sơ khách hàng:
Cán bộ làm nghiệp vụ thẻ tại chi nhánh hướng dẫn khách hàng lập 1 liên “Giấy đề nghị phát hành thẻ ghi nợ”. Khách hàng phải điền đầy đủ các thông tin như họ tên, ngày sinh, giới tính, số chứng minh thư, quốc tịch, địa chỉ, số điện thoại. Cán bộ nghiệp vụ thẻ sẽ kiểm tra chứng minh thư xác nhận quyền công dân cùa người làm thẻ và xem nếu khách hàng chưa có trong hồ sơ khách hàng thì đăng ký khách hàng mới, sau đó chuyển cho Tổ trưởng tổ nghiệp vụ thẻ hoặc trưởng phòng kế toán kiểm soát; trình giám đốc phê duyệt.
Căn cứ “Giấy đề nghị phát hành thẻ ghi nợ” đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt, cán bộ làm nghiệp vụ thẻ thực hiện đăng ký phát hành thẻ cho khách hàng. Cán bộ nghiệp vụ thẻ sẽ sử dụng mã khách hàng để mở tài khoản sử dụng cho giao dịch thẻ. Tài khoản này chỉ sử dụng loại tiền là Việt Nam đồng và gửi theo loại tiền gửi không kỳ hạn. Giao dịch nhận số tiền gửi vào thẻ trắng và gửi cho khách hàng giấy xác nhận mở tài khoản để khách hàng nhớ tài khoản của mình. Cán bộ nghiệp vụ thẻ thu lệ phí phát hành thẻ và thực hiện phát hành thẻ chi khách hàng dựa trên mã khách hàng và tài khoản của khách hàng vừa mở. Sau khi đăng ký xong báo về cho trung tâm thẻ để làm thẻ trắng.
Cán bộ làm nghiệp vụ thẻ ghi “Giấy hẹn” giao cho khách hàng. Giấy hẹn gồm các thông tin: tên khách hàng, mã số khách hàng, số tài khoản, tên chi nhánh, v.v
Trường hợp đăng ký sử dụng thẻ ghi nợ (không đăng ký thấu chi), ngay khi làm thủ tục mở tài khoản tiền gửi thanh toán: Chi nhánh thực hiện đăng ký mở tài khoản tiền gửi mà không cần lập giấy đề nghị phát hành thẻ.
Giao thẻ cho khách hàng.
Thời gian giao thẻ cho khách hàng tối đa không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày chi nhánh nhận được giấy đề nghị sử dụng thẻ ghi nợ của khách hàng. Trường hợp khách hàng yêu cầu phát hành nhanh tối đa không quá 02 ngày làm việc.
Cán bộ làm nghiệp vụ thẻ in mã PIN cho từng thẻ, đóng bì niêm phong giao cho khách hàng. Cán bộ làm nghiệp vụ thẻ được giao nhiệm vụ in mã PIN ban đầu cho khách hàng là người chịu trách nhiệm về tính bảo mật của mã PIN, đồng thời hướng dẫn khách hàng thay đổi PIN khi thực hiện giao dịch lần đầu tiên tại ATM.
Khi khách hàng đến nhận thẻ, cán bộ nghiệp vụ thẻ kiểm tra CMTND/hộ chiếu và giấy hẹn với thông tin trên hệ thống, nếu khớp đúng thì giao thẻ và bì niêm phong mã PIN cho khách hàng, yêu cầu khách hàng ký chữ ký mẫu vào mặt sau của thẻ và ghi rõ ngày, giờ nhận thẻ; ký xác nhận đã giao thẻ trên “Giấy hẹn” đồng thời vào chương trình thực hiện đăng ký hiệu lực của thẻ
Hoạt động thực hiện giao dịch thẻ
Thực hiện giao dịch tại quầy: Khách hàng có nhu cầu giao dịch tại quầy đến quầy giao dịch và yêu cầu hoạt động cần giao dịch: gửi tiền vào tài khoản thẻ, rút tiền hoặc chuyển khoản trong tài khoản thẻ. Khi gửi tiền vào tài khoản thì khách hàng cần điền thông tin vào “Giấy nộp tiền” như họ tên người nộp, địa chỉ người nộp, họ tên người nhân, địa chỉ người nhận, số tài khoản, nội dung nộp, số tiền nộp. Khi rút tiền từ tài khoản thì khách hàng điền thông tin vào “Giấy lĩnh tiền” như: tên người lĩnh, địa chỉ, số chứng minh thư, số tài khoản, ngày, nơi cấp, số tiền rút. Khi chuyển khoản thì khách hàng điền thông tin vào “Uỷ nhiệm chi” gồm: tên đơn vị trả tiền, số tài khoản, tại ngân hàng; tên đơn vị nhận tiền, số tài khoản, tại ngân hàng; số tiền chuyển. Giao dịch viên thực hiện giao dịch khách hàng yêu cầu nếu có vấn đề phát sinh thông báo lại cho khách hàng và đưa ra các cách giải quyết cho khách hàng lựa chọn. Khách hàng nhận kết quả của giao dịch như tiền, biên lai, v.v
Thực hiện giao dịch tại máy ATM: khách hàng có nhu cầu thực hiện các giao dịch thẻ thì đến các điểm đặt máy ATM lựa chọn tiêu thức giao dịch tịa máy. Các giao dịch có thể thực hiện như: rút tiền, gửi tiền, chuyển khoản. Kết quả của giao dịch là tiền hoặc biên lai.
Hoạt động thực hiện sử dụng các dịch vụ thẻ
Khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ thẻ đến quầy giao dịch và viết giấy đề nghị sử dụng các dịch vụ thẻ.
Giao dịch viên xác nhận khách hàng và xử lý các yêu cầu của khách hàng.
Giao dịch viên thông báo lại cho khách hàng sau khi đã hoàn thành xử lý.
3.2 Mô hình hoá các yêu cầu hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM
Ở đây em sử dụng các công cụ để mô hình hoá cho hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM là: sơ đồ luồng thông tin (IFD), sơ đồ chức năng kinh doanh (BFD), sơ đồ luồng dữ liệu (DFD), sơ đồ quan hệ thực thể (ERD), sơ đồ cấu trúc dữ liệu (DSD)
Sơ đồ IFD của quản lý phát hành thẻ mới có sự tham gia của các đối tượng: khách hàng, chi nhánh phát hành thẻ, trung tâm thẻ.
Thời điểm
Khách hàng
Chi nhánh phát hành thẻ
Trung tâm thẻ
Khách hàng đến yêu cầu phát hành thẻ
Từ 2 đến 4 ngày sau
Thẻ, giấy xác nhận
Kích hoạt thẻ
Giao thẻ cho
khách hàng
Giấy hẹn
Giấy hẹn
Giấy đề nghị phát hành thẻ
Tiếp nhận và kiểm tra yêu cầu
Nhập thông tin khách hàng vào chương trình máy tính.
Lập mã KH, mã tài khoản.
CSDL khách
hàng
Đánh dấu nhận thẻ
Kiểm tra thông tin khách hàng
Xử lý tt và dập thẻ
Thẻ của khách
hàng
Hình 3.1: Sơ đồ IF
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1920.doc