Đề tài Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thiết bị của hệ thống Ngân Hàng Công thương Việt Nam

CHƯƠNG I 3

TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 3

I . GIỚI THIỆU CHUNG 3

II. NHIỆM VỤ VÀ CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG BAN 4

1. Phòng kế hoạch-nghiên cứu và phát triển 4

1.2. Nhiệm vụ. 4

2. Phòng ứng dụng triển khai, bảo trì và phát triển phần mềm. 5

2.1. Chức năng. 5

2.2. Nhiệm vụ 6

3. Phòng tích hợp hệ thống. 7

3.1. Chức năng 7

3.2. Nhiệm vụ 7

4. Phòng kỹ thuật truyền thông và trang thiết bị 8

4.1. Chức năng 8

4.2. Nhiệm vụ 8

5. Phòng lưu trữ vận hành và phục hồi dữ liệu 9

5.1. Chức năng 9

5.2. Nhiệm vụ 9

6. Phòng kế toán-Tổng hợp 10

6.1. Chức năng 10

6.2. Nhiệm vụ 10

7. Phòng hỗ trợ kỹ thuật các chi nhánh phía Nam. 13

7.1. Chức năng 13

7.2. Nhiệm vụ 13

III. HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 15

1. Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm CNTT 15

2. Các sản phẩm và dịch vụ tiêu biểu của Trung tâm. 15

3. Quan hệ hợp tác kỹ thuật nghiệp vụ với: 16

4. Khả năng cung cấp các dịch vụ: 16

5. Thực trạng hoạt động của Trung tâm 16

IV. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 17

V. YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐỀ TÀI 18

VI. QUY TRÌNH QUẢN LÝ BẢO HÀNH THIẾT BỊ 19

+ Lập phiếu mang thiết bị tin học ra khỏi cơ quan đối với thiết bị này. 22

CHƯƠNG II 23

PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ỨNG DỤNG 23

I. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

doc113 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thiết bị của hệ thống Ngân Hàng Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i thiểu này, hầu hết các Browser cũng đều trợ các dịch vụ internet khác như FPT, NNTP…trên giao diện đồ hoạ. Nhiều hãng phần mềm đã đưa ra các sản phẩm phần mềm Web Browser trên thị trường như Mosaic của NCSA, Navigator của Netscape, Internet Explorer của Microsoft, Opera,… +Web Server: Web Server đóng vai trò phục vụ trong dịch vụ Web, đáp ứng các yêu cầu do các Web Browser gửi tới. Khi nhận được các yêu cầu, Web Browser sẽ phân tích xem tư liệu, thông tin yêu cầu là gì, thực hiện và trả kết quả về nơi yêu cầu nếu không có lỗi, ngược lại báo lỗi về cho trình duyệt. Có nhiều Web Server của nhiều hãng chạy trên các nền đIều hành khác nhau như Windows (IIS) và các hệ UNIX (AIX, Sun Solaris, HP-UX, Linux…) như Apache, Netscape… + Giao thức HTTP: HTTP(Hyper Text Transfer Protocol) là giao thức dùng trong việc trao đổi thông tin giữa trình duyệt Web và Web server. Giao thức này hỗ trợ và truyền các thông tin dưới nhiều dạng khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh,vv…theo chuẩn MIME(Multipurpose Internet Mail Extension). Ban đầu trình duyệt Web trên Client có một văn bản HTML và hiển thị lên màn hình với đầy đủ các mối liên kết. Khi người sử dụng bấm vào một liên kết nào đó trong văn bản trên thì trình duyệt sẽ sử dụng giao thức HTTP gửi một yêu cầu lên mạng cho Web Server đẻ truy nhập tới trang Web mới hay một dịch vụ nào đó. Sau khi nhận thông tin từ trình duyệt, Server có thể tự xử lý thông tin hoặc cho bộ phận khác (DataServer hoặc CGI,…) rồi chờ lấy kết quả để gửi về cho Client. Web Server sử dụng giao thức HTTP để trả lời yêu cầu của trình duyệt bằng trang Web hoặc dữ liệu mà Client yêu cầu. Trình duyệt nhận và định dạng dữ liệu chuẩn của trang Web để hiển thị lên màn hình. Quá trình tiếp diễn liên tục như vậy được gọi là quá trình duyệt trang Web trên mạng. Chúng ta tìm hiểu WWW thông qua Internet Information Server (IIS). IIS là một WebServer của Microsoft cho phép ta công bố thông tin trên mạng Internet hay Intranet. IIS truyền tải thông tin bằng cách chủ yếu dùng giao thức HTTP. Web là một hệ thống yêu cầu (Request) và phản hồi (Response). Trình duyệt Web yêu cầu thông tin bằng cách gửi một URL tới Web Server, Web Server đáp ứng lại bằng cách trả lại một trang HTML cho trình duyệt Web. Mỗi trang Web trên Intranet hoặc Internet có một URL (Uniform Resource Locator) duy nhất. Web Browser yêu cầu thông tin của một trang Web tại một URL của Web Server. Web Server sử dụng thông tin trong URL để xác định và cho hiển thị trang Web theo yêu cầu của trình duyệt. Cú pháp URL là một chuỗi văn bản tuần tự gồm có: Protocol, Domain Name, và đường dẫn (Path) tới thông tin yêu cầu. Protocol là chuẩn truyền thông dùng để truyền tải thông tin như là HTTP, FGP và Gopher. Domain Name chính là Domain Name System (DSN) của máy tính chứa thông tin . Path là đường dẫn tới thông tin yêu cầu trên máy tính. Ví dụ như URL có Protocol là http, Domain Name là www.company.com, Path là home.htm . Một URL cũng có thể chứa thông tin mà Web Server cần phải xử lý trước khi phải trả lại một trang, dử liệu trong URL được gắn thêm vào cuối đường dẫn. Web Server gửi dữ liệu này tới một chương trình hay một Script để xử lý và trả lại kết quả trong một trang Web. Web Server đáp ứng yêu cầu của trình duyệt Web bằng cách trả lại một trang kết quả HTML. Kết quả có thể là một trang Web tĩnh được lưu sẵn ở trên Web server hoặc có thể là một trang Web động mà Server tạo ra khi đáp ứng yêu cầu của người sử dụng hoặc là một trang ở thư mục nào đó trên Server. 2. Một số khái niệm cơ sở về Active Server Page 2.1 Active Server Pages (ASP) là gì? Microsoft Active Server Pages (ASP) là một môi trường kịch bản dựa trên server (sever-side cripting) cho phép tạo hoặc xây dựng các ứng dụng Web mạnh chứa các thẻ HTML, văn bản và các lệnh script hay các ứng dụng Web động, giao tiếp giữa Client và server một cách hiệu quả. Các trang ASP có thể gọi các thành phần ActiveX để thực hiện các công việc như kết nối với một database hoặc thực hiện một tính toán kinh doanh. Với ASP, bạn có thể đưa một nội dung tương tác với các trang Web của bạn hoặc xây dựng toàn bộ các ứng dụng Web sử dụng các trang HTML như giao tiếp với khách hàng của bạn. 2.2. Hoạt động của ASP Sau khi môi trường ASP thực hiện việc thực thi các file . asp xong nó sẽ trả lại kết quả ở dạng HTML cho Web Server, tiếp theo Browser sẽ nhận được nội dung cần trình bày từ Web Server thông qua giao thực HTTP. Một trang ASP cũng sẽ được Brower tham khảo tới bình thường như là nó đã tham khảo tới một trang HTML của Web. Mô hình hoạt động của Active Server Pages Trình duyệt yêu cầu trang ASP từ Server bằng URL hoặc bằng dữ liệu nhập trên Form. Server nhận ra phần mở rộng. ASP của tập tin yêu cầu và gửi trang ASP vào ASP Engine trên Server. ASP Engine đọc tập tin này, tập tin này thường chứa hỗn hợp kịch bản (Script) chạy trên Server và các thành phần HTML. Khi ASP Engine đọc tập tin, bất cứ khi nào gặp HTML nó sẽ trả về cho Server Khi nào gặp kịch bản ( ) nó sẽ thực thi và giá trị sẽ được trả lại cho Server. Chính vì vậy ta không thể nhìn thấy được các Script nằm trong bằng cách xem Source Code trên trình duyệt - Điều này đảm bảo khả năng bảo mật mã nguồn ASP. Kịch bản ASP có thể gọi các đối tượng COM (Component Object Model) được lưu trữ trên Server. Các đối tượng COM là các DLL (Dynamic Link Libraries). Chúng là một dạng chương trình đóng gói thành những gói nhỏ mà có thể thực thi từ một chương trình khác. Kịch bản trong trang ASP gọi các đối tượng COM này và chúng thực thi nhiệm vụ, đôi khi chúng chuyển HTML về ASP Engine để xuất dữ liệu cho Server hoặc nó thực thi những xử lý mà trình duyệt không nhìn thấy. Khi ASP Engine xuất HTML về Server, tại đây Server trả lại cho Browser ở Client một trang HTML. 2.3. Các thành phần của một trang ASP ASP bao gồm các thành phần sau: 1. Các bộ dịch ngôn ngữ VBScript và Jscript 2. Thư viện các đối tượng, chuyên dùng để truy xuất Database thông qua ODBC Driver. Thư viện các đối tượng hỗ trợ cho việc viết trang ASP(Active Server Page) . Một file ASP thực chất là một văn bản, nó có thể bao gồm các thành phần sau : + Văn bản (Text) + Các HTML tag + Các Script. Mỗi Script này sẽ thực hiện một công việc nào đó giống như các phát biểu của một ngôn ngữ lập trình. Một Script là một chuỗi các lệnh script, nó có thể là : - Một phép gán giá trị cho một biến - Một yêu cầu Web server gửi thông tin đến Brower - Tổ hợp các lệnh riêng rẽ thành một thủ tục hay một hàm giống như trong các ngôn ngữ lập trình Việc thi hành một script là quá trình gửi chuỗi các lệnh tới Scripting Engine, tại đây ASP sẽ thông dịch các lệnh này và chuyển tiếp cho máy tính. Script được viết bằng một ngôn ngữ với các luật được đặc tả nào đó, nếu ta muốn sử dụng một script language nào thì trên server phải chạy Script Engine cho ngôn ngữ đó. Trong ASP cung cấp hai Script Engine là VBScript và Jscript (với VBSCRIPT là mặc nhiên). Tuy nhiên ASP không phải là ngôn ngữ Script, mà nó chỉ cung cấp một môi trường để xử lý các Script mà ta chèn vào trong các file . asp, việc chèn này phải tuân theo một cú pháp nhất định của ASP. 3. Tổng quan về Visual InterDev: Visual InterDev là một hệ thống phát triển ứng dụng Web, cung cấp tất cả những công cụ để tạo ra những ứng dụng Intranet Web và Dynamic Web. Visual InterDev hỗ trợ cho những lập trình viên tạo ra những ứng dụng Web như : Data-Driven Web Application: Hỗ trợ kết nối cơ sở dữ liệu dùng ODBC hay OLEDB. Broach-reach webpages: Sử dụng ngôn ngữ HTML và các ngôn ngữ nhúng trong ứng dụng Web để tận dụng đuợc những tiến bộ mới nhất trong công nghệ trình duyệt như: Microsoft Internet Explorer, Dynamic HTML … Robust development environment: Sử dụng mô hình đối tượng kịch bản (Scripting Object Model), những phần tử thiết kế thời gian thực (Design-time control ) và những hộp công cụ có thể mở rộng (expandable toolbox) giúp cho việc thiết kế nhanh, kiểm tra và gỡ rối trang Web. Visual InterDev cung cấp những công cụ giúp chúng ta dễ dàng hoạch định các trang, tổ chức các liên kết của chúng và dùng các mẩu trình bày thích hợp cho từng Web site của chúng ta: Các mô hình Site Diagram: Chúng ta có thể sử dụng những mô hình này để hoạch định cấu trúc tổng thể của một Web site và tận dụng các yếu tố thiết kế trực quan tổng quát một cách nhanh chóng và dễ dàng.Trong mô hình này chúng ta có thể tạo một mẩu site có chứa nhiều tập tin và xác định quan hệ có cấp bậc giữa các tập tin đó.Đó là cấp bậc được dùng để định nghĩa cấu trúc di chuyển của site. Các Theme: Có thể dễ dàng thêm vào các trang Web một tác động trực quan phù hợp bằng việc dùng các Theme. Các Layout: Khi chúng ta đã thiết lập cấu trúc định hướng, chúng ta có thể thêm vào thanh định hướng của các trang Web. Sử dụng một Layout chúng ta nhanh chóng định nghĩa các thanh định hướng bao gồm sự kết hợp có cấp bậc của các tập tin. Khung nhìn trực quan (Visual View): Visual InterDev có ba chế độ để xem các trang HTML và ASP.Những chế độ này thay thế những trình soạn thảo mã nguồn đơn giản và hỗ trợ các Design-Time Control, gỡ rối, liệt kê đủ câu câu lệnh và duyệt trước các đối tượng: Chế độ Design View: Tạo cho trang Web một khung nhìn trực quan. Chúng ta có thể nhập vào nội dung hoặc kéo các phần tử từ hộp công cụ hoặc Data environment trực tiếp vào trang Web. Sử dụng những công cụ như toolbox, toolbar và các menu để xây dựng những trang Web. Chế độ Source View: Trình bày mã nguồn HTML hay ASP. Giống như Design View chúng ta có thể nhập vào nội dung hoặc kéo các phần tử từ hộp công cụ hoặc Data environment trực tiếp vào trang Web. Chế độ Quick View: Hiển thị kết quả của những đoạn mã HTML và những đoạn mã nhúng bên phía Client trước khi những trang này được lưu, việc sử dụng này không cần đến Web Server vì thế chế độ Quick View không xử lý được những đoạn mã nhúng bên Server. Kết nối cơ sở dữ liệu và tạo Data Command để có thể dùng lại: Môi trường cơ sở dữ liệu cung cấp những lệnh đơn giản cho việc kết nối cơ sở dữ liệu cho ứng dụng Web.Dùng những câu lệnh SQL phức tạp trong những trang asp đã được trình bày, duy trì và có thể sử dụng lại ở mức ứng dụng trong tập tin Global.asa. Thay vì phải thay đổi những câu truy vấn bên trong mỗi trang, chúng ta có thể thay đổi những Data command và những thay đổi này được kết hợp vào các tập tin tham khảo tới Data command. Chúng ta cũng có thể đưa vào các trường từ những command vào thẳng những trang HTML và ASP. 3.3. Hiển thị cơ sở dữ liệu với Data-Bound Control: Tạo một trang Web tương tác với cơ sở dữ liệu thì chỉ đơn giản là kéo thả, đặt các thuộc tính và lưu trang này lại mà không cần viết lệnh.Vì vậy theo khuynh hướng này thì Visual InterDev đưa ra một mô hình đối tượng đầy đủ, tạo nhanh ứng dụng, thực hiện việc xác nhận dữ liệu và cung cấp đầy đủ quyền điều khiển trên ứng dụng Web. 3.4. Phát triển ứng dụng Web trong một nhóm: Visual InterDev được thiết kế cho việc phát triển ứng dụng Web với những nhóm nhà phát triển.Các Visual InterDev project là những kết nối tới các ứng dụng Web trên Web Server.Với những Visual InterDev project ở chế độ cục bộ, chúng ta có thể tận dụng được các nhà phát triển độc lập để thay đổi và thử nghiệm các tập tin ứng dụng ở cục bộ trước khi chúng được phát hành lên Web Server. 3.5. Giới thiệu các công cụ của Visual InterDev Cửa sổ soạn thảo HTML: Trình soạn thảo HTML của Visual InterDev bao gồm ba kiểu hiển thị các tập tin riêng biệt nhau: Design View: Trình soạn thảo hiển thị văn bản với các ký tự và đoạn văn định dạng rất giống một trình soạn thảo văn bản bình thường. Source View: Trình soạn thảo cho thấy các thẻ HTML, văn bản và các đoạn mã nhúng, làm nổi bật vác thẻ HTML và văn bản. Quick View: Trình soạn thảo hiển thị các tập tin *.html hay *.htm. 3.5.2. Cửa sổ Project Explorer: Cửa sổ Project Explorer hiển thị một danh sách có cấp bậc của tất cả các project trong một Solution, tất cả các phần tử trong mỗi project. Một cách cụ thể, cửa sổ Project Explorer dùng để: Xem nội dung của một project. Mở những tập tin trong một project. Đồng bộ hóa các tập tin cục bộ với các tập tin ở master Web Server. Gỡ bỏ các tập tin từ mộ project. Sao chép các tập tin. Hiển thị cửa sổ các thuộc tính cho tập tin được chỉ định. Một số khái niệm về kiến trúc của Visual InterDev và cửa sổ Project Explorer : Solution : Một tập hợp các Web project và các project phụ thuộc mà chúng tạo thành một ứng dụng Web. Web Application : Một tập hợp các yếu tố để tạo nên một Web Site hay một phần riêng biệt của một Web Site. Các ứng dụng Web được xây dựng từ các Web project. Web project : Một tập hợp các tập tin chỉ định các yếu tố của một ứng dụng Web. Local Web Application : Tập hợp những trang Web ở trên máy trạm của nhà phát triển. Những trang này được dùng để tạo ra, phát triển và kiểm tra trước khi truyền tới Master Web Server. Master Web Application : Tập hợp những trang Web được lưu trữ và chứa trên Web Server, Master Web Application có thể truy cập được đối với nhà phát triển, tác giả và những người sử dụng Internet và Intranet cũng sử dụng được. 3.5.3. Quản lý Web project: Khi tạo một project trong Visual InterDev chúng ta có thể quản lý các tập tin cục bộ và duy trì các tập tin chủ trên Server. Một Web project bao gồm các tập tin và thông tin cần thiết để tạo và phát hành một ứng dụng Web đơn giản trong Microsoft Visual Studio. Các tập tin trong một ứng dụng Web có thể bao gồm nhiều tập tin: HTML, ASP(Active Server Pages), Layouts, Themes và các tập tin hình ảnh, … Một Web project quản lý hai bản sao của một ứng dụng Web: Local và Master.Tất cả các tập tin của ứng dụng Web chủ được lưu trữ trên máy chủ Web chính. Trước khi hiệu chỉnh các tập tin này, chúng được lấy về từ Server và bản sao này được lưu cục bộ trong ứng dụng Web cục bộ của chúng ta. Trong Text box Name, gõ vào tên của Solution mới. Nếu đã có một Solution đang mở, chọn Close current solution. Tạo một Web project: Từ menu File, chọn New Project. Từ Tab New, chọn Visual InterDev Projects ở ô bên trái và New Web Project ở ô bên phải. Trong Text box Name, gõ vào tên của Solution mới. Nếu đã có một Solution đang mở, chọn Close current solution. Nhấn Open. Trình Web Project Wizard được khởi động. 3.5.4. Kết nối với cơ sở dữ liệu: Tạo một tên nguồn dữ liệu. Mở Visual InterDev project và chọn trong cửa sổ Project Explorer. Từ menu Project, chọn Add Data Connection. Hộp thoại Select Data Source xuất hiện. Trên tab File Data Source, chọn New. Chọn trình điều khiển cơ sở dữ liệu (database driver) và nhấn Next . Gõ tên vào DNS Name, nhấn Next . Chọn Finish . Truy vấn cơ sở dữ liệu: Khi chúng ta đã tạo được kết nối đến một cơ sở dữ liệu, chúng ta có thể truy vấn cơ sở dữ liệu này, để chỉ định một tập các mẫu tin để dùng trên trang Web. Microsoft Visual InterDev tạo tập các mẫu tin qua Recordset Design-Time Control. Hiển thị các mẩu tin: Dùng Visual InterDev, chúng ta có thể hiển thị dữ liệu trên trang Web qua sử dụng các Data-Bound Design-Time Control như label, text box, list box và di chuyển trong số các mẩu tin dùng Navigation Control. 3.5.5. Tạo một Web Site: Tạo một Web project trong Visual InterDev: Từ menu File, chọn New Project. Hộp thoại New Project xuất hiện. Trong tab New, chọn Visual InterDev Projects ở bên trái của hộp thoại và chọn New Web Project ở bên phải của hộp thoại. Trong Text box Name, gõ vào tên của project. Nhấn vào nút Open. Cửa sổ Web Project Wizard xuất hiện. Cửa sổ này cho phép chúng ta đặt thuộc tính cho Web Project như chọn Web Server, tên của ứng dụng, chọn Theme và Layout cho ứng dụng. Thêm trang chủ cho ứng dụng Web: Từ menu Project, chọn Add Item, hộp thoại Add Item xuất hiện, chọn tab New từ hộp thoại này. Từ ô Web Project Files ở cửa sổ Add Item, chọn Site Diagram. Nhập tên của Site Diagram vào trường Name. Nhấn Open. Từ menu Diagram, chọn Add Home Page. Một Site Diagram sẽ xuất hiện. Default.asp sẽ xuất hiện khi chúng ta thay đổi Site Diagram. Thêm các đối tượng đồ họa: Trong cửa sổ Project Explorer, đưa chuột tới trang chủ và nhấn chuột phải, chọn Open. Trong cửa sổ soạn thảo HTML, chọn tab Design. Từ menu HTML, chọn Image, hộp thoại Insert Image xuất hiện. Trong Text box Picture Source, gõ tên tập tin và đường dẫn (.gif, .jpeg) hoặc nhấn nút Browse để tìm tập tin hình ảnh muốn thêm. Trong mục Alternate Text của hộp thoại Insert Image gõ vào thông tin mà chúng ta muốn người dùng nhìn thấy khi Image không xuất hiện. Nhấn OK. Xem các liên kết của trang chủ: Link View có thể dùng để hiển thị quan hệ siêu liên kết từ bất kỳ site nào trên WWW. Từ cửa sổ Project Explorer, nhấp chuột phải trên trang chủ và chọn View Links. Xuất hiện một mô hình liên kết giữa màn hình. Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu Access 4. Tổng quan về Microsorft Access Microsoft Access là một hệ quản tri cơ sở dữ liệu quan hệ (Relation Database Management System) chạy trên môi trường Windows. Hệ có được các đặc tính ưu việt của các hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác chạy trên DOS . Kỹ thuật Rushmore giúp tối ưu hoá và cảI tiến tốc độ truy nhập cơ sở dữ liệu và đạt được kỹ thuật OLE( Object Linking and Embeding ) trên Windows.Hệ có khả năng tích hợp được các đối tượng ( Object ) là sản phẩm từ các phần mềm khác như các đối tượng ảnh, bảng tính… Đặc điểm nổi bật hơn cả là hệ có đầy đủ các tính năng cần thiết của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu như: việc tự động kiểm tra khoá của các quan hệ, kiểm tra các ràng buộc toàn vẹn về miền giá trị và phụ thuộc tồn tại , tự động cập nhật các bản ghi trong quan hệ mỗi khi có sự sửa đổi trường khóa hay xoá bản ghi từ quan hệ có kết nối tương ứng. Hệ có khả năng chạy trên môi trường có nhiều người dùng, trên mạng, có khả năng chia xẻ bảo mật dữ liệu, khả năng này là độc lập với khả năng bảo mật của hệ điều hành mạng. 4.1. Các đặc điểm cơ bản Cung cấp tính năng của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ cụ thể: Tự động kiểm tra khoá Kiểm tra ràng buộc vẹn toàn về giá trị Kiểm tra ràng buộc vẹn toàn dạng phụ thuộc tồn tại Khả năng truy vấn bằng QBE Đối với một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ, thông thường khi người sử dụng muốn một hỏi đáp trên cơ sở dữ liệu thì trước hết hỏi đáp đó phải được mô tả dưới dạng cơ sở dữ liệu lệnh SQL cài đặt tương ứng với hệ quản trị cơ sở dữ liệu, như vậy người dùng phải biết cú pháp lệnh SQL này. Đối với Access, để mô tả một hỏi đáp người dùng cũng có thể viết lệnh SQL cài đặt theo cú pháp riêng của hệ, nhưng đồng thời Access cũng cung cấp một công cụ giúp người dùng mô tả hỏi đáp hơn là viết lệnh SQL. Công cụ này là QBE (Query By Example) thực hiện mô tả hỏi đáp trên cơ sở đồ hoạ. Cung cấp bộ công cụ trợ giúp thiết kế biểu mẫu và báo cáo Với hai công cụ Form wizard, report wizard, người dùng hệ Access dễ dàng thiết kế các biểu mẫu và báo cáo mà không cần phải lập trình. Để xác định sẽ nhập/ xuất dữ liệu cho một trường tại vị trí dòng/ cột nào… người dùng chỉ cần sử dụng các công cụ thiết kế các điều khiển (control) tương ứng, sau đó khai báo các thuộc tính của điều khiển. Kiểu trường OLE Nhu cầu trao đổi dữ liệu sản sinh từ phần mềm này sang phần mềm khác ngày càng nhiều. Access được sự hỗ trợ của phương pháp OLE (Object Linking and Embeding) đáp ứng được yêu cầu này. Access cung cấp một kiểu trường gọi là trường OLE, khi dùng trường này người sử dụng có thể “nhúng” hay liên kết các đối tượng được sản sinh từ các ứng dụng khác như hình ảnh, âm thanh, bảng tính, văn bản.. vào cơ sở dữ liệu Access. Một cơ sở dữ liệu và duy nhất Một cơ sở Access bao gồm 6 loại đối tượng: Bảng(Table), truy vấn(Query), Biểu mẫu(Form), Báo cáo(Report), Tập lệnh(Macro) và Module. Sáu loại đối tượng này được lưu giữ duy nhất trong một tập tin gọi là cơ sở dữ liệu Access phần mở rộng là MDB. Người sử dụng sau khi mở cơ sở dữ liệu không phải quan tâm đến việc các đối tượng được lưu trữ như thế nào. Chương III Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý thiết bị phân tích hệ thống 1. Thu thập thông tin hệ thống Để xây dựng thành công hệ thống thông tin quản lý trang thiết bị , cần thu thập đầy đủ thông tin về hệ thống, việc này có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp người thiết kế nắm bắt được thông tin về các đối tượng liên quan đến hệ thống, các ràng buộc về tài chính và thời gian các phương pháp thu thập thông tin. Có bốn phương pháp thu thập thông tin được dùng trong phân tích thiết kế: Phỏng vấn : là phương pháp thu thập thông tin trực tiếp từ đối tượng phỏng vấn, phỏng vấn cho phép thu được những xử lý theo cách khác với mô tả trong tài liệu, thu được những nội dung cơ bản khái quát về hệ thống mà nội dung đó khó có thể nắm bắt được khi tài liệu quá nhiều. Nghiên cứu tài liệu: là phương pháp thu thập thông tin bằng cách nghiên cứu các tài liệu liên quan đến tổ chức, cho phép nghiên cứu kỹ và tỉ mỉ về nhiều khía cạnh của tổ chức, tổng hợp các thông tin trên giấy tờ phản ánh quá khứ, hiện tại và tương lai của tổ chức. Sử dụng phiếu điều tra: là phương pháp lấy thông tin từ một khối lượng lớn các đối tượng trên phạm vi địa lý rộng lớn bằng cách sử dụng phiếu điều tra, có thể chọn đối tượng gửi phiếu đíều tra để thu được thông tin cần thiết một cách nhanh nhất. Quan sát: là phương pháp thu thập thông tin qua quan sát, theo dõi sự hoạt động của tổ chức từ có được những thông tin cần thiết về tổ chức. Trong bốn phương pháp trên phương pháp quan sát, nghiên cứu tài liệu và quan sát được sử dụng để thu thập thông tin về tình hình trang thiết bị của hệ thống ngân hàng Công thương, do các phương pháp này cho phép người phân tích hệ thống thu được các thông tin đầy đủ, xác thực và sinh động nhất. 2. Môi trường của hệ thống quản lý thiết bị 2.1. Môi trường tổ chức Hoạt động chính của Ngân hàng Công thương Việt Nam là tổ chức các hoạt động kinh doanh tiền tệ trong lĩnh vực Công nghiệp, Thương nghiệp. Quán triệt phương trâm “ổn định, an toàn, hiệu quả và phát triển ”và với chủ trương “đi vay để cho vay” trong những năm qua Ngân Hàng Công thương Việt nam đã có những bước tiến vượt bậc, nguồn vốn huy động ngày càng tăng. Về nhân sự, Ngân hàng Công thương có khoảng 12000 cán bộ quản lý và nhân viên với chuyên môn cao và nhiệt tình, 50% cán bộ có trình độ đại học, nhiều cán bộ có trình độ trên đại học, kinh nghiệm làm việc lâu năm. 2.2 Môi trường bên trong Môi trường bên trong của hệ thống quản lý trang thiết bị chính là hệ thống thông tin được thể hiện qua sơ đồ contextDFD. Sơ đồ ngữ cảnh của hệ thống quản lý trang thiết bị Phòng hỗ trợ kỹ thụât phía nam Hãng sản xuất Hệ thống quản lý trang thiết bị Ban lãnh đạo Khai thác Các chi nhánh Các phòng ban của trung tâm 3. Mô hình hoá hệ thống 3.1 Công cụ mô hình hóa 3.1.1 Sơ đồ chức năng nghiệp vụ(BFD-Bussines Function Diagram) Sơ đồ chức năng nghiệp vụ mô tả việc phân rã có thứ bậc đơn giản các chức năng của hệ thống trong miền khảo cứu. Sơ đồ chính của BFD là sơ đồ phân cấp chức năng của hệ thống, mỗi chức năng được ghi trong một khung và nếu cần sẽ được bẻ thành các chức năng con, số mức bẻ ra phụ thuộc vào kích cỡ và độ phức tạp của hệ thống. Sơ đồ BFD được biểu diễn dưới dạng hình cây, tại mỗi nút là một hình chữ nhật thể hiện chức năng hoặc một nhóm chức năng cụ thể. Sơ đồ là công cụ khá hữu hiệu, cho người đọc một bức tranh tổng thể về các chức năng mà hệ thống có thể thực hiện được. Mục đích của sơ đồ BFD là xác định phạm vi của hệ thống cần phân tích, chỉ ra vị trí miền khảo cứu hệ thống trong toàn bộ hệ thống tổ chức. Sơ đồ luồng thông tin(IFD-Information Flow Diagram) Sơ đồ luồng thông tin được dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức động. Tức là mô tả sự di chuyển của sữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ. Các ký pháp của sơ đồ luồng thông tin như sau: xử lý Giao tác người - máy Tin học hoá hoàn toàn Tin học hoá Thủ công Thủ công kho lưu trữ dữ liệu Dòng thông tin Tài liệu điều khiển 3.1.3. Sơ đồ luồng dữ liệu sơ đồ luồng dữ liệu dùng để mô tả cũng chính hệ thống thông tin như sơ đồ luồng thông tin nhưng trên góc độ trìu tượng. Trên sơ đồ chỉ bao gồm các luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trữ dữ liệu, nguồn và đích nhưng không hề quan tâm đến nơi, thời điểm và đối tượng chịu trách nhiệm xử lý. Sơ đồ luồng dữ liệu chỉ mô tả đơn thuần hệ thống thông tin làm gì và để làm gì. Ký pháp dùng cho sơ đồ luồng dữ liệu(DFD) Ngôn ngữ sơ đồ luồng dữ liệu DFD sử dụng 4 loại ký pháp cơ bản : Thực thể, tiến trình, kho dữ liệu và dòng dữ liệu. Tên người/ bộ phân phát/ nhận tin Tên dòng dữ liệu Tên tiến trình xử lý Tệp dữ liệu Nguồn hoặc đích Tiến trình xử lý Dòng dữ liệu Kho dữ liệu Các mức của DFD Sơ đồ ngữ cảnh(Context Diagram) thể hiện khái quát nội dung chính của hệ thống thông tin. Sơ đồ này không đi vào chi tiết, mà mô tả sao cho chỉ nhìn một lần là nhận ra nội dung của chính hệ thống. Trong sơ đồ này có thể bỏ qua các kho dữ liệu, các xử lý cập nhật. Sơ đồ khung cảnh còn được gọi là sơ đồ mức 0. Phân rã sơ đồ Để mô tả hệ thống chi tiết hơn người ta dùng kỹ thuật phân rã sơ đồ. Bắt đầu từ sơ đồ khung cảnh người ta phân rã thành sơ đồ mức 0, tiếp sau mức 0 là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37054.doc
Tài liệu liên quan