MỤC LỤC
CHƯƠNG I
VAI TRÒ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRONG HỆ THỐNG KẾ HOẠCH HOÁ
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 5 NĂM. . 3
II. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP . 5
1. Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân . 7
a.Công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. 7
b.Công nghiệp với tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội . 11
c.Phát triển công nghiệp là điều kiện cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 11
2.Ý nghĩa của kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp . 13
3. Nội dung của kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp trên địa bàn một tỉnh 15
a.Khái niệm 15
b.Nội dung của kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp trên địa bàn một tỉnh . 15
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PTCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TÂY GIAI ĐOẠN 2001-2005
I. NHỮNG YẾU TỐ NGUỒN LỰC ẢNH HƯỞNG ĐẾN PTCN
TỈNH HÀ TÂY . 18
1. Vị trí địa lý . 18
a. Điều kiện tự nhiên . 18
b. Địa hình . 18
c. Sông ngòi . 19
d. Khí hậu . 19
2. Các nguồn lực 20
a.Nguồn nhân lực . 20
b. Tài nguyên khoáng sản . 21
c. Tài nguyên lâm nghiệp . 22
d. Tài nguyên đất . 22
e. Tài nguyên nước 22
f. Tiềm năng về cơ sở hạ tầng giao thông 23
g. Tiềm năng về du lịch . 24
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PTCN TỈNH HÀ TÂY GIAI ĐOẠN 2001-2003 25
1. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Tây giai đoạn 2001-2003 . 25
2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng công nghiệp của tỉnh Hà Tây giai đoạn 2001-2003 . 27
3. Cơ cấu nội bộ công nghiệp tỉnh Hà Tây . 31
a. Cơ cấu ngành . 31
b. Cơ cấu thành phần sở hữu 34
4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh công nghiệp 38
a. Thu nộp ngân sách 38
b. Sản phẩm hàng công nghiệp xuất khẩu . 40
c. Sản xuất công nghiệp với phát triển kinh tê nông thôn . . 42
d. Sản xuất công nghiệp với vấn đề giải quyết việc làm . 43
5. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp Hà Tây giai đoạn 2001 – 2003 . . 44
a. Những kết quả đạt được 44
b. Những tồn tại 46
c. Nguyên nhân . 47
III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 2 NĂM 2004 - 2005 48
1. DỰ BÁO TÌNH HÌNH HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ TÂY TRONG 2 NĂM 2004 – 2005 . 48
2. Một số giải pháp hoàn thành kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hà Tây 2 năm 2004 – 2005 50
Chương III. Kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà tây giai đoạn 2006 – 2010
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÀ TÂY GIAI ĐOẠN 2006 –2010 . 53
1. Quan điểm chỉ đạo . 53
2. Căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp Hà Tây giai đoạn 2006 – 2010 55
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÀ TÂY GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 58
1. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trong cơ cấu ngành tỉnh
Hà Tây giai đoạn 2006 – 2010 58
2. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp . 60
3. Kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn tỉnh Hà Tây giai đoạn 2006 – 2010 . 62
a. Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống . 62
b. Công nghiệp sản xuất vật liêu xây dựng và phân bón 63
c. Công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp và tiêu dùng . 64
d. Công nghiệp dệt may và da giầy 65
e. Các ngành nghề thủ công truyền thống 65
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOACH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÀ TÂY GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 . 65
1. Huy động vốn cho phát triển công nghiệp 66
2. Giải pháp về thị trường . 67
3. Phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh, công nghiệp nông thôn và làng nghề truyền thống 69
4. Đào tạo nguồn nhân lực . 70
5. Phát triển cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ thông tin công nghiệp 70
6. Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ tài nguyên
khoáng sản và bảo vệ môi trường . 71
7. Một số kiến nghị . 71
KẾT LUẬN . 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 75
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây giai đoạn 2006 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số doanh nghiệp Trung ương, địa phương và một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới xây dựng đã sử dụng công nghệ mới, nhất là trong lĩnh vực khai thác, chế biến VLXD, còn lại là công nghệ lạc hậu, đã sử dụng khoảng trên 30 năm, và chủ yếu công nghệ thủ công truyền thống trong các làng nghề.
Về quy mô:
Tổng vốn cố định ngành công nghiệp đến nay là trên 5.500 tỷ đồng, đã tăng trên 1.500 tỷ đồng so với năm 2001; Trong đó số doanh nghiệp, cơ sở có vốn từ 5 tỷ đồng trở lên chiếm 18%; cơ sở, doanh nghiệp có vốn quy mô vừa từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng 34%; cơ sở, doanh nghiệp có vốn quy mô nhỏ dưới 1 tỷ đồng chiếm 48%.
Giai đoạn 2001 - 2003 hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp trên địa bàn tỉnh có mức tăng trưởng khác nhau ở từng khu vực khác nhau: quốc doanh trung ương, quốc doanh địa phương, ngoài quốc doanh và khu cực có vốn đầu tư nước ngoài.
Hà Tây, với phương châm phát huy thế mạnh của “đất trăm nghề” thì khu vực sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh luôn là khu vực chủ lực và chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá trị sản xuất của toàn ngành. Điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5
Giá sản xuất công nghiệp phân theo khu vực kinh tế
Giá năm 1994
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
Công nghiệp Trung ương
KH
162,107
196,149
239,302
294,342
364,983
TH
175,4
223,7
289,3
330,2
406,5
Công nghiệp Nhà nước địa phương
KH
225,714
239,256
254,090
270,352
289,276
TH
237,0
283,5
271,1
320,0
365,3
Ngoài quốc doanh
KH
1513,027
1700,242
2076,493
2441,956
2879,067
TH
1.649,2
1.862,5
2.207,1
2.713,0
3.238,4
Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
KH
724,067
868,881
1068,724
1367,966
1764,677
TH
854,4
1.053,3
1.320,2
1.754,2
2.061,3
(Nguồn: Số KH & ĐT Hà Tây)
3. Cơ cấu nội bộ công nghiệp tỉnh Hà Tây
a. Cơ cấu ngành
Xuất phát từ điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội. Cơ cấu ngành về công nghiệp trên địa bàn có sự phân chia rõ rệt. Sự phân chia này nhằm khai thác tiềm năng về công nghiệp của tỉnh.
Trong những năm qua sản xuất công nghiệp đã hình thành nên những ngành chủ yếu, những ngành này thúc đẩy tăng trưởng và phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế của tỉnh nói chung. Các ngành này đã khai thác được thế mạnh về sản xuất trên địa bàn tỉnh và thuận lợi về thị trường tiêu thụ. Sự phân chia này là một tất yếu khách quan và phù hợp với sự phát triển theo quan điểm “Cực tăng trưởng” trong điều kiện hiện nay.
Cơ cấu ngành được hiện rõ thông qua tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hà Tây giai đoạn 2001-2003.
Bảng 6
Tỷ trọng các ngành trong công nghiệp tỉnh Hà Tây
Giá năm 1994
Đơn vị: %
Năm
Các ngành
1999
2000
2001
2002
2003
Công nghiệp khai thác
2,20
2,17
1,41
1,38
1,3
Công nghiệp chế biến
97,55
97,58
98,35
98,38
98,45
Công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước
0,25
0,25
0,24
0,24
0,25
(Nguồn: Số KH & ĐT Hà Tây)
Qua bảng số liệu ta thấy, ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất (gần như tuyệt đối) trong các ngành sản xuất công nghiệp tỉnh Hà Tây. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến vượt mức kế hoạch đề ra tỷ trọng công nghiệp chế biến tăng chủ yếu nhờ tăng sản xuất ngành chế biến nông sản thực phẩm, đồ uống, dệt may, da giầy, các ngành nghề thủ công truyền thống. Những ngành này về cơ bản là có thị trường tiêu thụ nội địa và thị trường xuất khẩu ổn định. Do sẵn có nguồn nguyên liệu tại chỗ nên ngành công nghiệp khai thác luôn chiếm tỷ trọng ổn định mực dù là rất nhỏ so với tổng sản lượng công nghiệp của tỉnh. Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước chiếm tỷ trọng rất nhỏ do Hà Tây không có lợi thế so sánh về sản xuất và phân phối điện, tỉnh chỉ tập trung vào sản xuất và phân phối nước. Cụ thể ta xét bảng số liệu sau:
Bảng 7
Giá trị sản xuất công nghiệp
Giá cố định 1994
ĐVT: Triệu đồng
2000
2001
2002
2003
Tổng số
3472137
4087700
5117000
6020000
1. Công nghiệp khai thác
66781
51898
59371
65982
Tận thu và đóng bánh than
2599
2657
2673
2710
Công nghiệp khai thác đá
64182
49241
56698
63272
2. Công nghiệp chế biến
3397616
4027058
5047364
5941622
Sản xuất thực phẩm đồ uống
1069071
1264020
1407708
1659153
Công nghiệp dệt
144342
259941
370436
401759
Sản xuất trang phục
216513
232127
260445
290685
Sản xuất sản phẩm bằng da, giả da
32945
38206
40206
41267
Chế biến gỗ, lâm sản
315420
369246
344264
358147
Sx giấy và sản phẩm bằng giấy
45617
46053
48051
49894
Công nghiệp in
12084
11767
13158
14325
Công nghiệp hoá chất
128359
111114
123725
12872
Công nghiệp cao su
9795
5649
11593
13981
CNSX sản phẩm bằng khoáng fi KL
346420
432524
551030
564230
Sản xuất kim loại
35862
901
643
658
Sản xuất sản phẩm từ kim loại
280646
294324
454390
45892
Sản xuất máy móc thiết bị khác
14388
73863
88914
90560
Sản xuất thiết bị điện
39378
48194
41220
44629
Sản xuất thiết bị truyền thống
54969
71092
84324
92586
Sản xuất xe có động cơ
46252
84646
3400
35623
Sản xuất phương tiện vận tải khác
4100
323
113764
152685
Sản xuất giường, tủ, bàn ghế…
208825
263450
259049
250319
Tái chế
592
10236
18871
20108
3. CN sản xuất và phân phối điện nước
7740
8744
10265
12396
CN sản xuất và phân phối điện nước
7740
8744
10265
12396
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tây)
Giai đoạn 2001 – 2003 công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất - phân phối điện nước đều vượt kế hoạch đề ra, riêng chỉ có công nghiệp khai thác là không đạt kế hoạch.
Bảng 8
Giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp
Giá năm 1994; Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
Công nghiệp khai thác
KH
52,903
57,135
61,706
66,642
71,973
TH
65,927
66,781
51,898
59,371
63,784
Công nghiệp chế biến
KH
2297,837
2757,405
3308,886
3970,664
4764,196
TH
2504,650
3.005,572
3.617,676
4.235,191
4912,820
Công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước
KH
6,529
7,508
8,634
9,929
11,419
TH
6,880
7,740
8,744
10,265
12,061
(Nguồn: Số KH & ĐT Hà Tây)
b. Cơ cấu thành phần sở hữu
Cùng với sự đổi mới về cơ chế kinh tế của nước ta, cơ cấu thành phần sở hữu về sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây cũng có bước tiến triển phù hợp với sự thay đổi này. Với quan điểm phát huy mọi thành phần kinh tế, coi trọng kinh tế Nhà nước và các loại hình kinh tế khác trong việc phát triển những ngành công nghiệp có triển vọng ở địa phương và thúc đẩy quá trình CNH – HĐH của tỉnh cũng như thúc đẩy cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn. UBND tỉnh và các ngành các cấp có liên quan đã tiến hành sắp xếp cũng như cấp đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần sở hữu hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo cho sự phát triển của tất cả các thành phần kinh tế. Xét theo sự phân bố về thành phần sở hữu sản xuất công nghiệp của các thành phần kinh tế, trên địa bàn tỉnh Hà Tây tồn tại các loại hình sở hữu: Quốc doanh, ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Bảng 9
Cơ cấu thành phần sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây
tính đến hết năm 2003
Loại hình
Số lượng DN
Tỷ lệ %
Giá trị SXCN
Tỷ lệ %
Tổng
310
100
6.020 (tỷ)
100
Doanh nghiệp quốc doanh
36
11,61
768
12,76
NgoàI quốc doanh
254
81,93
3.191
53,00
Đầu tư nước ngoài
20
6,45
2.061
34,24
(Nguồn: Số KH & ĐT Hà Tây)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nổi bật lên là khối công nghiệp ngoài quốc doanh. Khối công nghiệp ngoài quốc doanh ở Hà Tây chiếm tỷ trọng lớn và cũng đạt giá trị sản xuất cao. Có được điều này là do khối công nghiệp ngoài quốc doanh ở 14/14 huyện thị đều có mức tăng trưởng cao; Điển hình như huyện: Quốc Oai tăng 37%, Hà Đông 32%, Phúc Thọ 31%, Đan Phượng 29%… trong năm 2003. Khối quốc doanh bao gồm quốc doanh trung ương và quốc doanh địa phương có tỷ lệ đóng góp thấp nhất trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Tây tuy có số lượng doanh nghiệp ít nhưng lại đóng góp tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.
* Khu vực quốc doanh:
Qua quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp, đến nay cơ cấu của khu vực này đã được tinh giảm, các doanh nghiệp đã dần thay đổi phương án kinh doanh. Song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh thua lỗ.
Khu vực quốc doanh bao gồm hai loại hình: Doanh nghiệp Trung ương và doanh nghiệp địa phương. Năm 2003, Ban chỉ đạo đổi mới và PTDN tỉnh tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai các nghị định 28CP, 44CP, 64CP và 41CP của Chính phủ cũng như các thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành TW về cổ phần hoá, giao bán, khoán, cho thuê DNNN tới lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thị xã và Giám đốc, kế toán trưởng các DNNN. Đã xây dựng đề án tổng thể sắp xếp DNNN do tỉnh quản lý, tỉnh uỷ cho chủ trương và báo cáo Chính phủ phê duyệt. UBND tỉnh đã có chỉ thị số 07/2003/CT-UB ngày 3/4/2003 về việc tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, chuyển đổi DNNN, đồng thời giao chỉ tiêu kế hoạch cổ phần hoá, giao bán, khoán, cho thuê DNNN cho các sở, ngành, huyện thị xã. Ban chỉ đạo tỉnh phối hợp chặt chẽ với ban chỉ đạo các sở, ngành, huyện, thị xã tích cực triển khai. Kết quả, đã cổ phần hoá được 17 doanh nghiệp, giao bán, cho thuê 2 doanh nghiệp, sáp nhập 5 doanh nghiệp thành 2 doanh nghiệp, chuyển về các Công ty trung ương 4 doanh nghiệp Nhà nước.
Xét trên góc độ tài sản cố định và vốn kinh doanh của hai loại hình này, ta có bảng:
Bảng 10
Cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và vốn kinh doanh của các
doanh nghiệp tính đến hết năm 2003
Đơn vị: Tỷ đồng
Số lượng DN
Tỷ lệ %
Tài sản cố định
Vốn kinh doanh
Nguyên giá
Giá trị còn lại
Tổng số
Trong đó
VCĐ
VLĐ
Tổng số
36
100
11.217,7
7.597,3
6.639,8
4.338,4
2.301,4
DNTW
14
38,89
10.896,3
7.411,4
6.280,7
4.178
2.102,7
DNĐP
22
61,11
321,4
185,9
359,1
160,4
198,7
(Nguồn sở KH & ĐT Hà Tây)
* Khu vực ngoài quốc doanh:
Công nghiệp ngoài quốc doanh và tiểu thủ công nghiệp đã có chuyển biến về chất, ngày càng phát triển đa dạng sâu rộng khắp trong tỉnh. Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng, thu hút hàng trăm lao động, điển hình như một số doanh nghiệp cơ khí, sản xuất sản phẩm da, giả da, sản xuất hàng dệt may… Tiểu thủ công nghiệp đã phát triển đa dạng rộng khắp 14 huyện, thị xã. Theo quy hoạch của Chính phủ và tỉnh Hà Tây đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 24 cụm công nghiệp và 200 điểm công nghiệp mở rộng làng nghề với tổng diện tích gần 7000 ha. Các làng nghề truyền thống đã và đang được khôi phục, nhiều làng nghề mới xuất hiện… Mặc dù vốn kinh doanh của từng cơ sở trong khu vực ngoài quốc doanh còn hạn chế nhưng tổng vốn kinh doanh của khu vực này là rất lớn.
Phát huy được hết tiềm năng này, sẽ tạo điều kiện phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đối với các cơ quan chức năng, đây là khu vực rất khó kiểm soát bởi không thể nắm vững được hết các hoạt động sản xuất kinh doanh của từng cơ sở.
Khu vực ngoài quốc doanh gồm các loại hình: Tập thể, tư nhân, hỗn hợp, cá thể. Trong cơ cấu sở hữu của khu vực này các hộ gia đình cá thể vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất về vốn kinh doanh.
* Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài:
Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các doanh nghiệp liên doanh và các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp đáng kể cho đà tăng trưởng công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chỉ sau vài năm thực hiện chính sách mở cửa, đến nay, Hà Tây đã có 28 dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp, có số vốn đăng ký lên tới 600 triệu USD, 20 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất nhiều sản phẩm cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, trong đó có một số sản phẩm đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường như: Xe máy, đồ uống (bia Tiger, nước ngọt Cocacola), vật liệu xây dựng…
4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh công nghiệp
a. Thu nộp ngân sách
Năm 2001 đạt 215 tỷ đồng, chiếm 53,7%. Năm 2002 đạt 328 tỷ đồng, chiếm 54,7% tổng thu ngân sách tính; Năm 2003, ngành công nghiệp nộp ngân sách 354 tỷ đồng chiếm 51,9% trong tổng thu ngân sách của tỉnh, trong đó khối QDTW đạt 61 tỷ đồng tăng 16,8% so với cùng kỳ, khối QDĐP 33 tỷ đồng, đạt 100,4%; khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 190 tỷ đồng, tăng 2,8%, thuế công nghiệp ngoài quốc doanh 70 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Một số đơn vị có số nộp khá là các công ty Bia Hà Tây, Bao bì Crowr Vinalimex, chi nhánh VMEP, công ty cổ phần dược phẩm, công ty liên hợp thực phẩm, công ty Bia Kim Bài; các nhà máy xi măng và vật liệu xây dựng.
Trong thời kỳ 2001-2003, thu nộp ngân sách từ công nghiệp của tỉnh năm sau cao hơn năm trước và đều vượt mức kế hoạch đề ra. Điều này được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 11
Mức thu nộp ngân sách của khu vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây
Giá năm 1994
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
KH
172
197
214
255
306
TH
198
205
215
328
354
(Nguồn sở KH & ĐT Hà Tây)
Xét trên góc độ thu nộp ngân sách, ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh luôn đóng góp cao nhất, trên 50% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 12
Tỷ trọng thu ngân sách từ sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh
thời kỳ 1999-2003
Giá năm 1994
Đơn vị tính: %
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
KH
51,8
52
50,7
53
59,2
TH
53
52,5
53,7
54,7
51,9
(Nguồn sở KH & ĐT Hà Tây)
Bảng 13
Mức nộp ngân sách từ các khu vực sản xuất công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Hà Tây
Giá năm 1994
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng số
198
205
215
328
354
DNTW
39
40
42
60
61
DNĐP
28
28
33
32
33
Khu vực NQD
34
37
40
66
70
Khu vực có VĐTNN
97
100
100
170
190
(Nguồn: Sở KH & ĐT Hà Tây)
Bên cạnh những doanh nghiệp Nhà nước đang ngày một đi vào ổn định, tích cực đầu tư công nghệ hiện đại, mở rộng sản xuất do đó đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao… thì vẫn còn những doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Những khó khăn mà các doanh nghiệp này gặp phải chủ yếu do không tìm được thị trường tiêu thụ, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, đặc biệt có hợp doanh nghiệp còn bất cập trong công tác tổ chức quản lý…
b. Sản phẩm hàng công nghiệp xuất khẩu
Với số lượng sản phẩm sản xuất ngày một tăng, không những đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước, các sản phẩm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bước đầu được xuất ra thị trường nước ngoài. Giá trị xuất khẩu các năm đều vượt mức kế hoạch mặc dù gặp không ít khó khăn về thị trường và mặt hàng chủ lực
Bảng 14
Giá trị kim ngạch xuất khẩu của công nghiệp
Giă năm 1994
Đơn vị tính: triệu USD
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
KH
30,8
34,9
39,7
44,9
51,2
TH
38,5
41,7
40,8
48,2
52,4
(Nguồn: Sở KH & ĐT Hà Tây)
Giá trị kim ngạch xuất khẩu của công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 15
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của các ngành
Giá năm 1994
Đơn vị tính: %
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
Công nghiệp
70,6
77,3
71,6
70,1
79,8
Các ngành khác
29,4
22,7
28,4
29,9
20,2
(Nguồn: Sở KH & ĐT Hà Tây)
Các mặt hàng xuất khẩu gồm các mặt hàng chính sau:
Bảng 16
Sản phẩm hàng xuất khẩu công nghiệp giai đoạn 1999 – 2003
Tên sản phẩm
ĐVT
1999
2000
2001
2002
2003
Vải lụa các loại
1000m
359
368
350
390
700
Khăn mặt các loại
1000 c
15400
15600
19800
20200
23500
Quần áo dệt kim
1000 c
20900
22700
23400
25000
26500
Hàng thêu các loại
1000 c
520
576
589
580
585
Hàng mây tren đan
Tỷ đồng
25
26,5
29
31
49
Hàng cỏ tết
Tỷ đồng
15,5
17
19
20
24
Đồ mộc dân dụng
1000m3
3,5
3,5
4
4,5
4
Hàng sơn mài
Tỷ đồng
36
39
39,5
40
42,5
(Nguồn: Sở KH & ĐT Hà Tây)
Qua bảng số liệu ta thấy nhìn chung các sản phẩm xuất khẩu tăng trưởng tương đối đều và ổn định.
c. Sản xuất công nghiệp với phát triển kinh tế nông thôn
Hà Tây là một tính với trên 70% dân số hoạt động sản xuất nông nghiệp nên phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn rất được coi trọng. Các ngành tập trung và phục vụ quá trình phát triển nông nghiệp. Trong những năm gần đây công nghiệp Hà Tây đã có những tác động mạnh mẽ, tích cực góp phần vào phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn Hà Tây theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường chế biến nông sản, thực phẩm. Cơ cấu nông nghiệp được chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ. Cơ cấu giá trị chăn nuôi trên tổng GTSX nông nghiệp được minh hoạt qua bảng số liệu sau:
Đơn vị: %
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
Giá trị chăn nuôi /
GTSX nông nghiệp
30,0
32,5
38,1
38,16
39,9
Công nghiệp cung cấp những tư liệu lao động cho sản xuất nông nghiệp và góp phần vào chế biến các sản phẩm của nông nghiệp, làm tăng giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Phát triển sản xuất công nghiệp đã thu hút được số lượng lao động dư thừa trong sản xuất nông nghiệp cũng như tận dụng lao động trong thời kỳ nông nhàn còn tạo nên sự gắn bó hữu cơ giữa sản xuất nông nghiệp với các ngành nghề khác, nó chính là tiền đề thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hoá trong sản xuất nông nghiệp.
Mặt khác, sản xuất công nghiệp còn cung cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và góp phần thay đổi bộ mặt cơ sở hạ tầng nông thôn như hệ thống điện nước, nhà xưởng, giao thông…
d. Sản xuất công nghiệp với vấn đề giải quyết việc làm
Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng mở rộng và phát triển, đã góp phần vào giải quyết lao động trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh. Ngành công nghiệp tính đã thu hút gần 200 nghìn lao động, trong đó khu vực ngoài quốc doanh thu hút được số lượng lao động cao nhất, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tuy mới đi vào hoạt động nhưng đã giải quyết được một số lượng lao động đáng kể.
Về chất lượng, lao động của ngành công nghiệp có trình độ ngày càng cao. Hiện đại ngành có trên 4000 người là công nhân kỹ thuật bậc cao và cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng…
Bảng 17
Tổng số lao động của khu vực sản xuất công nghiệp tính đến hết năm 2002
Đơn vị tính: Người
Khu vực
Tổng số lao động
Tổng số
188.368
Khu vực quốc doanh
11.940
Khu vực ngoài quốc doanh
171.628
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
4.800
(Nguồn: Sở KH & ĐT Hà Tây)
5. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp Hà Tây giai đoạn 2001-2003
a. Những kết quả đạt được
Trong giai đoạn 2001 - 2003, hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định.
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp trên địa bàn tỉnh khá cao, vượt mức Đại hội đảng bộ tỉnh khoá IX đề ra và cao hơn mức tăng trưởng trung bình cả nước.
Ngành công nghiệp tỉnh có mức nộp ngân sách cao nhất các ngành của tỉnh.
Cơ cấu kinh tế tỉnh từng bước chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản, tăng tỷ trọng công nghiệp.
Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến.
Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng công nghệ tiên tiến.
Công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản và vật liệu Sunway… chế biến xi măng, sản xuất sản phẩm từ khoáng fi KL,… công tác điều tra, quản lý tài nguyên khoáng sản có kết quả, ngăn chặn khai thác bừa bãi bảo vệ tài nguyên môi trường…
Công nghệ chế biến nông sản thực phẩm, đồ uống đã hình thành và từng bước phát triển. Huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước, đầu tư nâng cấp các cơ sở chế biến nông sản, sản xuất bánh kẹo xuất khẩu, mở rộng sản xuất bia và nước ngọt.
Công nghiệp sản xuất gia công và hàng tiêu dùng xuất khẩu phát triển mạnh ở tất cả các khu vực kinh tế đặc biệt là ngành sản xuất sản phẩm da, giả da xuất khẩu.
Công nghiệp cơ khí, điện nước, hoá chất tiếp tục phát triển, điển hình như sản xuất xe máy, mở rộng nhà máy nước Hà Tây.
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ngày càng được chú trọng phát triển. Từ 972 làng có nghề năm 2001 với 120 làng nghề, đến năm 2003 đã tăng lên 1116 làng có nghề với 160 làng nghề được tỉnh công nhận và trên 75.000 hộ sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Có 29 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như: Dệt lụa, mây tre đan, gỗ mỹ nghệ, khảm trai, sơn mài… với trị giá gần 2000 tỷ đồng vào năm 2001 và đã tăng lên trên 3000 tỷ đồng năm 2003. Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề Hà Tây được tổ chức JICA của Nhật Bản đành giá là dẫn đầu trong toàn quốc.
Sản xuất kinh doanh khối địa phương ngày càng có hiệu quả điển hình như các huyện: Quốc Oai, Hà Đông, Phúc Thọ, Đan Phượng.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng đạt hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh nói riêng và kinh tế – xã hội của tính nói chung công nghiệp đã và đang có những tác động đối với công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn. Mạng lưới điện nông thôn từng bước được chuyển giao cho ngành điện lực quản lý.
Phát triển cơ khí nông nghiệp nông thôn ở nhiều huyện – tiểu thủ công nghiệp ngày một tăng (gấp 2 đến 3 lần thu nhập của lao động sản xuất nông nghiệp).
b. Những tồn tại
- Công tác thực hiện quy hoạch phát triển CN-TTCN còn gặp nhiều khó khăn, công tác giải phóng mặt bằng ở một số nơi còn lúng túng, có nơi làm chưa tốt làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.
- Việc quy hoạch chi tiết và tiếp nhận các dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN không đều ở các địa phương. Chưa có mặt hàng chủ lực với số lượng lớn, chất lượng cao để xuất khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách; chưa đáp ứng được nhu cầu chế biến nông sản thực phẩm, tỷ lệ cơ giới hoá trong nông nghiệp còn thấp, nhất là ở một số khâu gieo cấy, thu hoạch, bảo quản nông sản và chăn nuôi.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục các chủ trương, chính sách, các giải pháp mô hình, kinh nghiệm mới về phát triển công nghiệp – TTCN chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Đến nay, một số huyện còn chưa thành lập ban chỉ đạo phát triển công nghiệp và 8 huyện chưa lập xong quy hoạch chi tiết lưới điện huyện.
- Số doanh nghiệp tăng nhanh nhưng quy mô chủ yếu là vừa và nhỏ, đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản và sản xuất thử, năng lực tiếp thu thông tin, nắm bắt thị trường, chuẩn bị hội nhập quốc tế và liên kết với nhau còn hạn chế.
- Chưa có nhiều các doanh nghiệp lớn từ các Tổng Công ty của trung ương vào đầu tư; chưa có sự hợp tác cụ thể về sản xuất với Hà Nội và các tỉnh bạn.
- Cơ sở hạ tầng ở các làng nghề chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp – TTCN, nhất là mạng lưới giao thông, điện lực và thông tin liên lạc.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường chưa có giải pháp khắc phục triệt để, nhất là các làng nghề chế biến nông sản, in, nhuộm, cơ khí…
c. Nguyên nhân của những tồn tại
- Còn có sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế; trình độ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư chưa hấp dẫn và đồng bộ cụ thể, nhất là vào những vùng xa và thuần nông.
- Việc xây dựng cụm, điểm công nghiệp, còn lúng túng, chưa có quy định từ Trung ương, (đến cuối năm 2003 UBND tỉnh đã có quy định tạm
thời về quản lý và xây dựng cụm, điểm CN - TTCN); chưa có biện pháp hiệu quả để xây dựng cơ sở hậ tầng trong cụm, điểm công nghiệp – TTCN trước khi cho doanh nghiệp vào đầu tư.
- Mối liên kết sản xuất, đầu tư giữa công nghiệp Trung ương và địa phương còn hạn chế. Việc triển khai ứng dụng mô hình mới và công nghệ kỹ thuật mới còn chậm, chưa chú trọng việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
III. Phương hướng và giải pháp hoàn thành kế hoạch phát triển công nghiệp 2 năm 2004 - 2005
1. Dự báo tình hình hoàn thành kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hà Tây 2 năm 2004 - 2005
Năm 2004 là năm thứ 4 thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ IX, là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005. Bước vào thực hiện kế hoạch năm 2004, dự báo có những thuận lợi và khó khăn như sau:
- Thuận lợi: Các công trình kết cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội trình độ sản xuất của các ngành được tăng thêm, cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tích cực. Các ngành, các địa phương, các vùng đã từng bước phát huy được thế mạnh, bảo đảm được chất lượng tăng trưởng phù hợp với cơ chế thị trường.
Hà Tây được đưa vào vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, có sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương cũng như sự hợp tác của các địa phương trong cả nước. Một số cơ chế, chính sách phát triển kinh tế xã hội được ban hành thời gian qua đã bước đầu phát huy tác dụng, tạo động lực cho huy động và khai thác các tiềm năng và lợi thế của tỉnh.
Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh ổn định đó là điều kiện thuận lợi để tỉnh thu hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài, phát huy nội lực để thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Thị trường xuất khẩu hàng hoá đã và đang được mở rộng.
Thủ tục hành chính tiếp tục được đổi mới. Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức được nâng lên, có tác động tích cực cho việc chỉ đạo điều hành và thực hiện kế hoạch năm 2004.
- Khó khă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- fgfbtjyn.doc