Đề tài Xây dựng một bản kế hoạch Marketing cho công ty cổ phần cao su Đà Nẵng

Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh tiền thân là đồn điền cao su của Pháp, tháng 04/1975 được cách mạng tiếp quản lấy tên là Nông Trường Quốc doanh Cao su Tây Ninh. Năm 1981, Nông Trường được nâng cấp lên thành Công ty lấy tên là Công ty cao su Tây Ninh, là doanh nghiệp nhà nước và từ ngày 28/12/2006, công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh.

Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh được cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 4503000058 ngày 28/12/2006 với Vốn Điều lệ là 300.000.000.000 đồng (Ba trăm tỷ đồng) và hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực:

+ Trồng đầu tư, chăm sóc, khai thác, chế biến cao su nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.

+ Công nghiệp hóa chất, phân bón và cao su.

+ Thương nghiệp bán buôn, Kinh doanh vật tư tổng hợp, Kinh doanh nhà đất.

+ Khai hoang và sửa chữa xây dựng cầu đường.

+ Xây lắp công trình công nghiệp, dân dụng, Thi công công trình Thủy lợi.

+ Cưa xẽ gỗ cao su, đóng pallet và đồ dùng gia dụng.

+ Mua bán xăng, dầu, nhớt, sản xuất thùng phuy sắt.

+ Xay sát hàng nông sản, Dịch vụ ăn uống.

+ Khảo sát, thiết kế các công trình xây dựng giao thông.

+ Thi công xây lắp các công trình giao thông, các công trình thể thao, cấp thoát nước, xử lý nước thải, mạng lưới điện đến 35 KV, san lấp mặt bằng.

Cơ cấu tổ chức của công ty gồm văn phòng chính bao gồm các phòng ban và 2 xí nghiệp: xí nghiệp cơ khí chế biến và xí nghiệp kinh doanh dịch vụ.

 

doc52 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2642 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng một bản kế hoạch Marketing cho công ty cổ phần cao su Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty Công nghiệp cao su. - Tổng công ty Cao su Việt Lào. b) Công ty con do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ: - Công ty Cao su Dầu Tiếng (hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con). - Công ty Tài chính cao su (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) c) Các công ty do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, bao gồm: - Các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn: + Công ty cổ phần Cao su Hoà Bình; + Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh; + Công ty cổ phần cao su Sao Vàng; + Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển khu công nghiệp Hố Nai; + Công ty cổ phần Sông Côn; + Công ty TNHH BOT 741 Bình Dương; - Các công ty sẽ cổ phần hoá: + Công ty Cao su Bà Rịa; + Công ty Cao su Phước Hòa; + Công ty Cao su Bình Long; + Công ty Cao su Lộc Ninh; + Công ty Cao su Đồng Phú; + Công ty Cao su Phú Riềng; + Công ty Cao su Tân Biên; + Công ty Cao su Krông Buk; + Công ty Cao su Eah Leo; + Công ty Cao su Chư Păh; + Công ty Cao su Chư Prông; + Công ty Cao su Mang Yang; + Công ty Cao su Chư Sê; + Công ty Cao su Kon Tum; + Công ty Cao su Bình Thuận; + Công ty Cao su Quảng Trị; + Công ty Cao su Quảng Nam; + Công ty Cao su Quảng Ngãi; + Công ty Cao su Hà Tĩnh; + Công ty Cao su Thanh Hoá; + Công ty Cơ khí cao su; + Công ty TNHH một thành viên Cao su Tây Ninh. _ Mục tiêu, chiến lược, điểm mạnh, điểm yếu, thị phần, lợi nhuận của một trong số các đối thủ trên: CTCP Cao su Sao vàng Vị thế Công ty Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng đạt được tốc độ tăng trưởng vượt bậc, vượt qua những khó khăn của sự xâm nhập và bành trướng mạnh mẽ của các sản phẩm có thương hiệu tên tuổi trên thế giới và những tác động bất ổn về sự biến động tăng giá nguyên vật liệu đầu vào trong ngành sản xuất các sản phẩm cao su. Ngày nay, thương hiệu SRC của Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng đã trở thành thương hiệu uy tín hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm cao su như: Săm lốp xe đạp, xe máy, ô tô và đặc biệt là sản phẩm lốp máy bay TU-34, IL 18, MIG 21 một sản phẩm thể hiện công nghệ đột phá của SRC đã được Bộ khoa học Công nghệ và môi trường trao giải thưởng VIFOTEC năm 2000. Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng là một trong những doanh nghiệp đã rất chủ động trong việc đầu tư chiều sâu cho máy móc thiết bị để cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đồng thời nghiên cứu đầu tư cho phát triển sản phẩm mới. Các sản phẩm SRC của Công ty có lợi thế vượt trội về giá với giá trị sử dụng tương đương các sản phẩm nhập ngoại nhưng mức giá luôn thấp hơn từ 10% đến 15%. Chiến lược Phát triển và Đầu tư Luôn luôn là thương hiệu sản xuất săm lốp hàng đầu về chất lượng ở Việt Nam, phấn đấu trở thành thương hiệu mang tầm khu vực và quốc tế vào năm 2012. Không ngừng đổi mới thiết bị và công nghệ, đồng thời nghiên cứu, hợp tác với các đối tác nước ngoài để sản xuất các sản phẩm mới đạt chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sử dụng ở Việt Nam như băng tải cường lực cao, lốp ô tô Radian... đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong 10 năm tới. Các dự án lớn Hợp đồng thỏa thuận liên kết kinh doanh xăng dầu số 307/HĐKT ngày 14/9/1995 và Phụ lục hợp đồng số 1/307-HĐKT ngày 29/10/1998 ký kết giữa CTCP Cao su Sao Vàng và Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu của Công ty Xăng dầu khu vực I. Hợp đồng liên doanh thành lập “Công ty cổ phần Phillips Carbon Black Việt Nam” sản xuất than đen tại Khu công nghiệp Cái Mép, Bà Rịa, Vũng Tàu. Dự án bao gồm một nhà máy than đen và một nhà máy phát điện cấp hơi và hệ thống chưng cất nhựa và nhà máy sản xuất cao su tấm lớn. Hợp đồng được ký kết tháng 5 năm 2008, Công ty được thàn lập có thời hạn 30 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Vốn điều lệ ban đầu của Công ty được thành lập là 3.200.000 USD, trong đó Cao su Sao Vàng đóng góp 7%. Triển vọng Công ty Việt Nam hiện là một trong những nước sản xuất cao su thiên nhiên (NR) lớn trên thế giới, nguồn lao động rẻ và dồi dào, khí hậu rất thích hợp để phát triển cây cao su.Về sản lượng xuất khẩu cao su, Việt Nam xếp thứ 4 sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu cao su như săm lốp ô tô, xe máy, máy bay trong những năm gần đây có sự gia tăng đáng kể. Những nhân tố này đã trở thành điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm săm lốp các loại như Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng. Rủi ro Kinh doanh chính Rủi ro biến động giá nguyên vật liệu đầu vào Sản phẩm của Cao su Sao Vàng có đặc thù là tỷ trọng nguyên vật liệu đầu vào tương đối lớn, chiếm từ 70 – 75% giá thành sản phẩm. Các nguyên vật liệu phần nhiều có nguồn gốc nhập khẩu. Trong điều kiện tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động thường xuyên như hiện nay thì giá cả nguyên vật liệu đầu vào của Công ty không tránh khỏi những biến động không mong muốn. Tỷ trọng nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm tương đối cao nên giá đầu ra của sản phẩm cũng chịu nhiều ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu đầu vào. Rủi ro tỷ giá hối đoái: Sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu sẽ nảy sinh  nhu cầu sử dụng ngoại tệ tương đối lớn của Công ty. Khi mà nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Mỹ nói riêng có nhiều biến động như hiện nay thì việc duy trì một tỷ giá USD/VND ổn định cũng như duy trì một lượng USD đảm bảo cho nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp trong nước là bài toán tương đối khó với Chính phủ Việt Nam. Ở góc độ doanh nghiệp, dự báo được biến động tỷ giá cũng như dự báo được nhu cầu sử dụng ngoại tệ một cách tương đối chính xác cũng là việc làm khó khăn. Công ty Cổ phần Cao su Hoà Bình Vị thế Công ty Công ty có 5.031,45 ha cao su  đang đi vào khai thác toàn bộ và trong thời kỳ cho năng suất cao. Nhà máy sơ chế ổn định về công suất và chất lượng sản phẩm, công nghệ xử lý nước thải tiên tiến đạt yêu cầu về môi trường. Công ty đang được hưởng chế độ ưu đãi về miễn giảm thuế đối với công ty cổ phần trong thời điểm giá bán cao, sản phẩm tiêu thụ ổn định nên thuận lợi cho việc tích lũy vốn đầu tư trong thời gian đầu. Chiến lược Phát triển và Đầu tư Tiến hành các biện pháp kỹ thuật để ổn định sản xuất và nâng cao năng suất khai thác mủ cao su. Mở rộng diện tích trồng cao su trong nước và nước ngoài (Lào và Campuchia). Đầu tư các ngành và công ty có liên quan đến ngành nghề kinh doanh của công ty như: Nhà máy chế biến gỗ và các ngành nghề khác có lợi thế như khu công nghiệp hình thành trên đất cao su. Tìm kiếm cơ hội đầu tư tài chính ngắn và trung hạn để tối đa hóa lợi ích sử dụng vốn. Có chính sách chi trả cổ tức hợp lý đảm bảo lợi ích của cổ đông, đồng thời có lợi nhuận tích lũy để bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Các dự án lớn Công ty CP Khu công nghiệp Long Khánh : Điều chỉnh tăng vốn điều lệ từ 60 tỷ đồng lên 120 tỷ đồng để đảm bảo vốn hoạt động. Hiện nay đã giải phóng mặt bằng, thu hồi đất. HRC tham gia với tỷ lệ góp vốn 19% - 22,8 tỷ đồng. Công ty CP cao su Việt Lào với vốn điều lệ được nâng từ 400 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng, gồm 7 đơn vị thành viên tham gia, trong đó HRC tham gia góp 15% tương đương 90 tỷ đồng. Dự án trồng cao su tại Lào được Công ty CP cao su Việt Lào thực hiện khá thuận lợi, đúng tiến độ như mục tiêu đề ra và được Chính phủ 2 nước đánh giá cao. Công ty CP cao su Lai Châu: Đã thực hiện khai hoang trồng mới được gần 900 ha,HRC góp vốn 15% bằng 30 tỷ đồng. Công ty CP cao su Bình Long – Tà Thiết : Vốn điều lệ là 30 tỷ  đồng, HRC tham gia góp 10% vốn điều lệ tương đương 3 tỷ đồng. Dự án Công ty CP chế biến gỗ Đồng Nai đã được Tập đoàn phê duyệt, khi được triển khai Công ty tiếp tục tham gia với vốn góp điều lệ 4,5 tỷ đồng. Triển vọng Công ty Cao su Hòa Bình đang quản lý hơn 5.000 ha cao su. Thị trường trong và ngoài nước của các công ty trên đều được mở rộng, tốc độ phát triển về doanh thu tăng từ 15 - 20%/năm. Công ty đang từng bước mở rộng sản xuất sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư xây dựng, hợp tác liên kết trong chế biến gỗ, kinh doanh máy móc nông ngư cơ. Rủi ro Kinh doanh chính Năng suất khai thác mủ của cây cao su phụ thuộc nhiều vào thời tiết trong khi những năm gần đây thời tiết diễn biến thất thường. Thị trường xuất khẩu lại tập trung quá nhiều vào Trung Quốc với hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Công ty còn phải chịu sức ép cạnh tranh từ một số nước có ngành cao su lâu đời và đang phục hồi trở lại như Trung Quốc, Brazil. Quỹ đất nông nghiệp của nước ta đang bị thu hẹp dần nên việc mở rộng diện tích trồng cao su trong nước là vấn đề nan giải. Công nghệ chế biến mủ cao su của các công ty hiện đang dừng lại ở mức sơ chế, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là bán thành phẩm. Công ty cổ phần cao su Tây Ninh · 1. Giới thiệu về công ty: Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh tiền thân là đồn điền cao su của Pháp, tháng 04/1975 được cách mạng tiếp quản lấy tên là Nông Trường Quốc doanh Cao su Tây Ninh. Năm 1981, Nông Trường được nâng cấp lên thành Công ty lấy tên là Công ty cao su Tây Ninh, là doanh nghiệp nhà nước và từ ngày 28/12/2006, công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh. Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh được cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 4503000058 ngày 28/12/2006 với Vốn Điều lệ là 300.000.000.000 đồng (Ba trăm tỷ đồng) và hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực: + Trồng đầu tư, chăm sóc, khai thác, chế biến cao su nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. + Công nghiệp hóa chất, phân bón và cao su. + Thương nghiệp bán buôn, Kinh doanh vật tư tổng hợp, Kinh doanh nhà đất. + Khai hoang và sửa chữa xây dựng cầu đường. + Xây lắp công trình công nghiệp, dân dụng, Thi công công trình Thủy lợi. + Cưa xẽ gỗ cao su, đóng pallet và đồ dùng gia dụng. + Mua bán xăng, dầu, nhớt, sản xuất thùng phuy sắt. + Xay sát hàng nông sản, Dịch vụ ăn uống. + Khảo sát, thiết kế các công trình xây dựng giao thông. + Thi công xây lắp các công trình giao thông, các công trình thể thao, cấp thoát nước, xử lý nước thải, mạng lưới điện đến 35 KV, san lấp mặt bằng. Cơ cấu tổ chức của công ty gồm văn phòng chính bao gồm các phòng ban và 2 xí nghiệp: xí nghiệp cơ khí chế biến và xí nghiệp kinh doanh dịch vụ. 2. Tình hình sản xuất kinh doanh và thị trường: Diện tích khai thác của công ty hiện nay khoảng 6.000ha, quy mô tương đối nhỏ so với các công ty khác thuộc Tổng Công ty Cao su Việt Nam, nhưng nhờ áp dụng các biện pháp tái canh, khai thác thích hợp nên năng suất tăng nhanh và đạt mức cao trong ngành, sản lượng mủ cao su hàng năm chủ yếu là do công ty tự khai thác. Do nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là mủ cao su được lấy từ các nông trường trực thuộc công ty về chế biến, gia công để xuất khẩu nên công ty luôn chủ động về nguồn nguyên liệu này. Chi phí sản xuất của công ty chủ yếu là chi phí nhân công  trực tiếp, chiếm 40% doanh thu theo định mức do Tổng công ty Cao su Việt Nam ban hành, chiếm gần 70% giá thành sản xuất, các chi phí khác chiếm khoảng 10% giá thành sản xuất của công ty. Do đặc thù của ngành là sử dụng lao động phổ thông, khai thác theo phương pháp thủ công nên hàm lượng công nghệ, thiết bị sản xuất trong ngành không cao, lợi thế và sự khác biệt trong ngành chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố như khí hậu, thổ nhưỡng, tay nghề và kinh nghiệm của đội ngũ kỹ thuật và công nhân khai thác mũ cao su. Do có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực trồng và khai thác, chế biến mủ cao su nên trình độ tay nghề, kinh nghiệm của người lao động là tương đối ổn định. Ngoài ra, Công ty luôn tập trung vào việc nghiên cứu các giống cây mới, cải tiến kỹ thuật canh tác và khai thác mủ cao su, do doanh thu xuất khẩu chiếm 40% sản lượng nên công ty đã áp dụng các biện pháp về quản lý chất lượng nghiêm ngặt nhằm đáp ứng tiêu chuẩn cao về các sản phẩm, hoạt động makerting đều theo hướng chỉ đạo chung của Tổng công ty và chỉ dừng lại ở mức độ là xúc tiến thương mại. Lợi nhuận sau thuế năm 2006 khoảng 143 tỷ đồng tăng 50,45% so với năm 2005. Trong cơ cấu sản phẩm của công ty thì nhóm sản phẩm SVR 3L và Latex (dạng mủ nước với hàm lượng cao su khoảng 60%) chiếm trên 70% cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp và đây chính là mặt hàng chủ lực của công ty. 3. Triển vọng phát triển của công ty và kế hoạch trong các năm tới • Vị thế công ty trong ngành: + Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam hiện nay là đơn vị chính cung ứng gần như tất cả sản lượng mủ cao su xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong và ngoài nước. Công ty Cao sy Tây Ninh là một công ty thành viên của Tập đoàn này. · Triển vọng phát triển của công ty và của ngành: - Sản lượng khai thác của Việt Nam so với các nước hàng đầu khác như Thái Lan, Indonesia, Malaysia,.. là khá lớn nên chúng ta không thể chủ động được về giá cũng như cung cầu sản lượng mà hoàn toàn phụ thuộc vào biến động của thị trường thế giới. Vừa qua, Việt Nam được Thái Lan, Indonesia, Malaysia (3 nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới) mời tham gia nhập Consortium cao su quốc tế (IRCO) để cùng hợp tác giữ bình ổn giá cao su trên thị trường thế giới là một tín hiệu vui cho các nhà trồng cao su tại Việt Nam - Thị trường xuất khẩu tập trung vào Trung Quốc chiếm 60%, đây là rủi ro về thị trường mà công ty cần thận trọng vì chỉ cần một tác động nhỏ về cơ chế, chính sách từ phía Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến giá cao su. · Kế hoạch kinh doanh và lợi nhuận trong các năm tới: Kế hoạch kinh doanh, lợi nhuận và cổ tức của công ty trong năm 2007 Chỉ tiêu Năm 2007 đồng % tăng giảm so với năm 2006 Doanh thu thuần 526.000 13,28% Lợi nhuận sau thuế 205.258 43,41% Tỉ lệ lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 39,02% 4,47% Tỉ lệ lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu 46,28% 9,72% Cổ tức 5.815 đ/cp + Tình hình kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Đại hội đồng cổ đông 27/12/2006 thông qua: các dự án đầu tư mới đang và sẽ triển khai như sau: · Dự án trồng cao su sang Campuchia: Diện tích trồng mới 10.000 ha tại tỉnh Kampongthom, thời gian đầu tư từ năm 2007 đến năm 2012, tổng giá trị dự án 500 tỷ đồng. · Dự án xây dựng nhà máy sản xuất thùng phuy tại Xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, Tây Ninh: công suất 600.000 thùng phuy/năm, dự kiến quý IV/2007 đưa vào hoạt động, tổng giá trị dự án:32,8 tỷ đồng. · Tham gia góp vốn dự án đường BOT 741 Đồng Xoài – Bình Phước dự kiến trong năm 2007, tổng giá trị tham gia trong dự án: 35 tỷ đồng. · Tham gia góp vốn xây dựng hạ tầng cơ sở KCN Chí Linh Tỉnh Hải Dương dự kiến trong năm 2007, giá trị tham gia dự án 20 tỷ đồng. · Tham gia xây dựng nhà máy phân lân tại KCN Chí Linh tỉnh Hải Dương, dư kiến năm 2007-2008, giá trị dự kiến tham gia 50 tỷ đồng. · Tham gia dự án trồng cây cao su Việt – Lào tại tỉnh Champasac – Lào, số lượng dự kiến trồng mới 50.000ha, dự kiến thực hiện 2004-2014, giá trị tham gia 250 tỷ đồng. · Xây dựng trạm bán nhiên liệu cấp I tại Xã hiệp Thạnh, Huyện Gò Dầu, Tây Ninh, thời gian dự kiến hoàn tất và đưa vào hoạt động năm 2007, tổng giá trị dự án 5 tỷ đồng. 4. Các nhân tố rủi ro Rủi ro về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, nông nghiệp, đặc biệt Chính phủ đã có chiến lược phát triển cho ngành nông nghiệp đến giai đoạn 2010. Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đạt mức khá cao và ổn định, theo dự báo của các chuyên gia thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được duy trì 7-8% trong những năm tới là rất khả quan, do vậy rủi ro về kinh tế đối với công ty là không cao. Rủi ro về luật pháp: là công ty TNHH chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, hoạt động kinh doanh của công ty chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về Luật doanh nghiệp và Luật Chứng khoán. Luật và các văn bản có liên quan trong lĩnh vực này đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra và khi xảy ra thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Mặt khác, hoạt động kinh doanh của công ty phụ thuộc vào định hướng phát triển ngành từ các chính sách nhà nước, điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. Rủi ro đặc thù: là một công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khai thác mủ cao su, trong thời gian qua diễn biến tích cực của ngành cao su thế giới đã tác động đến sự tăng trưởng của ngành cao su Việt Nam và giá cả cao su phụ thuộc vào sự biến động của giá cao su thế giới, bên cạnh đó thị trường xuất khẩu tập trung vào Trung Quốc (chiếm 60%) cũng mang đến nhiều rủi ro nếu như có sự hạn chế xuất phát từ phía nước bạn. Rủi ro khác: Năng suất khai thác mủ của cây cao su phụ thuộc nhiều vào thời tiết, trong những năm gần đây thời tiết diễn biến cũng thấ thường nên điều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, bên cạnh đó Thiên tai, địch họa,…..là những rủi ro bất khả kháng và khó dự đoán, nếu xảy ra thì sẽ gây thiệt hại lớn cho tài sản, con người cũng như tình hình hoạt động chung của công ty. 3.4 Tình hình nhà cung cấp Nguồn cung Trong khi nhu cầu thị trường thế giới về cao su ngày một tăngmạnh thì năm 2007, hầu hết các nước sản xuất cao su lớn đều sụt giảm về sản lượng. Thái Lan - nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới - sản lượng giảm khoảng 1,5%, xuống 3 triệu tấn do mưa lớn khiến cho hoạt động khai thác mủ bị gián đoạn và diện tích trồng cao su giảm. Nước sản xuất cao su lớn thứ 2 thế giới, Indonexia, chỉ duy trì mức sản xuất 2,8 triệu tấn do những thay đổi thời tiết và năng suất thấp. Thêm vào đó việc trồng mới cao su ở một số nước bị đình đốn do các yếu tố thời tiết thất thường, thiếu đất trồng, nguồn nhân lực, chi phí tiền lương cao và tình trạng an ninh bất ổn. Tổng nguồn cung cao su thế giới trong năm 2007 chỉ tăng 2% so với năm 2006. Trong khi đó, diện tích trồng mới tại Braxin, Indonesia, Lào, Campuchia… cần một khoảng thời gian khá dài để đưa vào khai thác. Dự kiến năm 2008 sản lượng chỉ khoảng 9,7-9,8 triệu tấn. Nguồn cung cao su thiên nhiên dự báo sẽ còn khan hiếm ít nhất cho tới 2012. Một số nhà phân tích dự báo giá cao su sẽ tăng khoảng 18% trong năm 2008, lên 3 USD/kg so với khoảng 2,5 USD/kg vào năm 2007. 3.5 Tình hình hệ thống phân phối Phương thức bán hàng của Công ty ngày càng được hoàn thiện, cụ thể là : -Mạng lưới Đại lý phân phối hàng của Công ty luôn được xây dựng một cách hợp lý phù hợp với đặc điểm, khả năng của từng Vùng, từng Khu vực. Yếu tố ổn định Thị trường, hạn chế đến mức thấp nhất sự cạnh tranh nội bộ, cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà phân phối luôn được Công ty đặc biệt coi trọng, điều này đã giúp cho Đại lý thực sự yên tâm đầu tư các nguồn lực để kinh doanh sản phẩm DRC. -Công ty luôn cố gắng đáp ứng một cách nhanh chóng, kịp thời các loại hàng hoá theo yêu cầu của Khách hàng, giao hàng tận nơi và không để tình trạng hư hỏng, mất mác đáng tiếc nào xảy ra. -Tuỳ theo từng thời điểm, từng đối tượng Khách hàng, từng Vùng thị trường, chính sách giá cả được Công ty xây dựng, điều chỉnh một cách linh hoạt, hợp lý trên cơ sở gắn quyền lợi của Doanh nghiệp với lợi ích của Người bán hàng và Người sử dụng, giúp cho công tác tiêu thụ luôn được ổn định và vị thế cạnh tranh của sản phẩm DRC không ngừng được nâng cao. -Các chính sách về chiết khấu thương mại, khuyến mãi, hổ trợ bán hàng trong năm qua cũng được Công ty quan tâm thực hiện nhiều hơn, đa dạng hơn và thiết thực hơn. -DRC đã thiết lập hệ thống phân phối mạnh và rộng khắp Việt Nam. Các nhà phân phối DRC có nhiều kinh nghiệm, có sự gắn kết, hợp tác vì sự phát triển chung và lâu dài. 4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỘI BỘ 4.1 Kết quả kinh doanh KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 2010 – CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN: 1/ Các chỉ tiêu chính : STT CHỈ TIÊU ĐVT THỰC HIỆN 2010 THỰC HIỆN 2009 SO VỚI 2009 (%) I/ Giá trị TSL Tỷ 705, 600, 117,5 II/ Doanh thu // 1180, 926, 127,5 - Kim ngạch xuất khẩu USD 6.000.000, 4.400.000, 136 III/ Nộp ngân sách Tỷ 46, 43, 107, IV/ Sản lượng tiêu thụ 1 Lốp ô tô, máy kéo chiếc 628.000, 500.000, 127, 2 Săm ô tô // 450.000, 313.000, 144, 3 Yếm ô tô // 445.000, 320.000, 140, 4 Lốp xe máy // 745.000, 550.000, 135, 5 Săm xe máy // 830.000, 580.000, 143, 6 Lốp xe đạp // 4.500.000, 4.500.000, 100, 7 Săm xe đạp // 3.000.000, 3.100.000, 97, 8 Lốp ô tô đắp // 52.500, 51.000, 103, 9 Sản phẩm CSKT tỷ 3,0 2,0 150, Như vậy, sau hai năm đi vào hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần, so với năm 2008, Giá trị sản xuất công nghiệp của Công ty đã tăng trên 24% ( tương đương 140,tỷ đồng ) ; Doanh thu tiêu thụ tăng trên 60% ( tương đương 440,tỷ đồng ). Đặc biệt năm 2010, Công ty đã được Tổng công ty hoá chất Việt nam xếp vào top năm Doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng và Doanh thu cao nhất của ngành Hoá chất Việt Nam. Năm 2010, cũng là năm đầu tiên sau 32 năm hình thành và phát triển, Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng đã chính thức được gia nhập vào Câu lạc bộ doanh thu trên 1000,tỷ đồng của Ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm cao su Việt nam, tạo đà để Công ty tiếp tục phát triển một cách bền vững trong những năm tới, sẵn sàng tự tin tham gia vào sân chơi chung của nền kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá và Hội nhập kinh tế quốc tế. Có được những thành quả rất đáng trân trọng này, ngoài sự hổ trợ, hợp tác hiệu quả của các Đối tác, Bạn hàng, Khách hàng đã dànhh cho DRC, trong năm qua tập thể CBCNV Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng bằng nội lực của mình đã triển khai thực hiện được nhiều giải pháp lớn. 4.2 Phân tích những vấn đề chiến lược Các biện pháp đã thực hiện: a. Công tác đầu tư, điều hành sản xuất, áp dụng tiến bộ KHKT nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm: 1. Về công tác đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất: -Trong năm, Công ty đã triển khai thực hiện dự án di dời và mở rộng quy mô sản xuất của Xí nghiệp Luyện, Xí nghiệp đắp lốp vào Khu công nghiệp Liên Chiểu với tổng mức đầu tư trên 34,tỷ đồng. Dự kiến sẽ hoàn thành cuối Quý II/2008. -Đầu tư thêm Hệ thống máy luyện kín đồng bộ 270lít của Italia với tổng mức đầu tư trên 18,tỷ đồng. Dự kiến trong tháng 01/2008 sẽ đưa vào hoạt động. -Thực hiện dự án đầu tư nâng công suất lốp ô tô đặc chủng quy cách 24.00-35 lên 2.500,bộ/năm với tổng mức đầu tư trên 29,tỷ đồng. Dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác từ tháng 10/2007. -Triển khai Dự án đầu tư sản xuất hai quy cách lốp đặc chủng mới 27.00-49 và 33.00-51 công suất 800,bộ/năm với tổng chi phí đầu tư trên 40,tỷ đồng. Dự án đã đi vào sản xuất từ tháng 9/2007. -Đầu tư thêm 01 máy thành hình lốp ô tô tải nhẹ cở vành 15” – 16” loại 02 vòng tanh với tổng mức đầu tư trên 2,0tỷ đồng. Hoàn thành vào tháng 9/2007. 2/ Về công tác áp dụng tiến bộ KHKT nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm: Trong năm qua, Công ty đã nghiên cứu và đưa vào áp dụng thành công nhiều đề tài KHKT nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, cụ thể là: -Toàn bộ BTP phục vụ sản xuất săm lốp xe máy và ô tô đã được Công ty chuyển từ máy luyện kín 100,lít sang gia công tại các máy luyện kín 270,lít của Italia, làm sản phẩm sản xuất ra có chất lượng ổn định hơn rất nhiều. -Công ty đã chuyển đổi công nghệ sản xuất xe lốp đạp từ tanh 01 sợi Æ1,83 sang tanh hai sợi Æ0,95, từ đó khắc phục hoàn toàn hiện tượng bị gãy tanh đối với lốp xe đạp. -Nghiên cứu thành công việc sản xuất săm xe đạp đúc, nhằm đa dạng sản phẩm và đáp ứng kịp thời thị hiếu của người tiêu dùng. -Hợp tác cùng chuyên gia nước ngoài sản xuất thành công lốp ô tô siêu tải nặng các quy cách 29.5-25; 18.00-33; 24.00-35; 27.00-49 và 33.00-51 phục vụ cho Tập đoàn Than và xuất khẩu. -Hiệu chỉnh thiết kế, công nghệ sản xuất, đơn pha chế từ đó đã hạn chế đến mức thấp hiện tượng lốp ô tô bị nứt , nổ tanh, được Thị trường đánh giá cao. 3/ Về công tác điều hành sản xuất: Trong điều kiện vừa sản xuất, vừa tiếp tục đầu tư và triển khai thực hiện việc di dời Nhà xưởng, Kho, Bãi để giao mặt bằng cho Thành phố, mặt khác trong năm qua Miền Trung liên tục bị ảnh hưởng của Bão, lụt, do đó để đảm bảo kế hoạch sản lượng đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của Thị trường, Công ty luôn cố gắng sắp xếp bố trí kế hoạch sản xuất một cách hợp lý, khai thác hiệu quả công suất máy móc thiết bị, phương châm của Công ty là : “máy móc thiết bị, nhà xưởng đầu tư, lắp đặt đến đâu phải đưa vào hoạt động ngay đến đó nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn ổn định trước khi đưa ra Thị trường”. Thực tế cho thấy Dự án đầu tư nâng công suất lốp tô lên 500.000,bộ/năm Công ty chính thức hoàn thành vào cuối năm 2006 nhưng trong năm 2007 Công ty đã khai thác sản xuất và đưa ra Thị trường trên 630.000,bộ. Dây chuyền sản xuất săm lốp xe đạp công suất 4.000.000,bộ/năm cũng đã được Công ty khai thác đạt trên 4.500.000,bộ trong năm 2007. B/Công tác tiêu thụ : 1/ Về công tác Thị trường: -Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng luôn đề cao và coi trọng công tác thị trường, coi trọng chữ tín với Khách hàng. Đối với DRC, thị trường là thước đo giá trị của sản phẩm, làm thoả mãn nhu cầu của Khánh hàng và ngày càng hoàn thiện là Mục tiêu hàng đầu mà CBCNV của Công ty luôn ra sức phấn đấu. Chính vì vậy mà hầu hết các sản phẩm do Công ty sản xuất đưa ra Thị trường đều được Người tiêu dùng chấp nhận và đánh giá cao. Tính đến nay sản phẩm săm lốp nhãn hiệu DRC đã được phân phối rộng rãi trên 64 Tỉnh thành trong cả nước, có mặt ở tất cả các nước trong Khu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng một bản kế hoạch marketing cho công ty cổ phần cao su Đà Nẵng.doc
Tài liệu liên quan