Nội dung
Lời mở đầu 3
Phần 1. Quan điểm toàn diện trong triết học Mác- Lênin 5
1. Cơ sở khoa học của quan điểm toàn diện. 5
1.1 Khái niệm về mối liên hệ phổ biến 5
1.2 Tính chất của mối liên hệ phổ biến 5
2. Nội dung của quan điểm toàn diện 5
Phần 2. Hội nhập kinh tế quốc tế – Xu thế tất yếu khách quan 5
1. Hội nhập kinh tế quốc tế – Cơ hội và thách thức 5
1.1 Động lực và cơ hội 5
1.2 Khó khăn và thách thức
1.3 Những vấn đề đặt ra cho nền kinh tế nước ta khi bước vào hội nhập 8 1.3.1 Khó khăn 8
1.3.2 Cơ hội 9
1.4 Mối quan hệ biện chứng giữa giữ vững độc lập tự chủ về kinh
tế với chủ động hội nhập kinh tế 10
Phần 3 Xây dựng nền kinh tế tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế 17
1. Khái niệm kinh tế độc lập tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hoá 17
2. Nguy cơ tiềm ẩn đe doạ nền độc lập tự chủ kinh tế quốc gia 18
3. Những yêu cầu chủ yếu cần đáp ứng để có một nền kinh tế
độc lập tự chủ 18
4. Phát triển nền kinh tế Việt Nam độc lập tự chủ trong xu hướng
hội nhập kinh tế quốc tế 19
Lời kết 21
20 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng nền kinh tế tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luôn luôn đổi mới và hoàn thiện về mọi mặt để tăng tính hiệu quả và năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế và của các doanh nghiệp.
Toàn cầu hoá tạo cơ hội để chúng ta tiếp cận, huy động các nguồn vốn, FDI, các công nghệ mới, chất xám và kỹ năng cao cấp từ bên ngoài.
Toàn cầu hoá tạo điều kiện mở rộng, đa dạng hoá thị trường quốc tế và đối tác quốc tế, tránh bị lệ thuộc tập trung vào một số thị trường và đối tác nước ngoài, giữ độ an toàn cao hơn cho nền kinh tế; tạo cơ hội để tăng cường xuất khẩu và tích luỹ, nâng nguồn dự trữ quốc gia, tạo khả năng ứng phó cao hơn đối với các biến cố về tài chính có thể xảy ra, hạn chế việc phải xin viện trợ bên ngoài.
Toàn cầu hoá tạo động lực thúc đẩy cải cách hệ thống tài chính ngân hàng, làm mạnh hoá nền tài chính quốc gia, tạo điều kiện để phát triển kinh tế và từ đó hạn chế bớt nguy cơ bị lệ thuộc bên ngoài về tài chính.
Toàn cầu hoá tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để nắm bắt thông tin, tri thức mới một cách nhanh chóng, kịp thời và tối đa, từ đó giúp cho việc phân tích, đánh giá tình hình và hoạch định chính sách kinh tế một cách phù hợp, nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả của bộ máy nhà nước. Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hoá còn tạo điều kiện để đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ các nhà khoa học, các nhà quản lý doanh nghiệp và tay nghề chuyên môn của đội ngũ lao động dần dần theo kịp với trình độ chung của thế giới.
Bằng con đường hội nhập mới có thể tiếp cận được với những thành tựu mới nhất về khoa học, công nghệ, và chỉ có thể bằng cách đó thì các nước nghèo và chậm phát triển mới có cơ hội mà vươn lên, tránh được tụt hậu xa hơn, mà phần lớn các thành tựu ấy cũng như một lực lượng vật chất khổng lồ của nhân loại, nằm trong các nước giầu.
Toàn cầu hoá tạo khả năng để mỗi quốc gia phát huy lợi thế so sánh.
Toàn cầu hoá làm tăng tốc độ chuyển giao công nghệ làm cho các nước lạc hậu có thể rút ngắn thời gian phát triển của mình.
1.2. Khó khăn và thách thức.
Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, giá hàng hoá rẻ vì chủ yếu xuất phát từ những quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn, có năng xuất lao động cao hơn, bóp chết các nền kinh tế non trẻ và lạc hậu trong nước
Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng đào sâu hố cách biệt giữa nước giầu và nước nghèo. Nếu những năm 60, các nước công nghiệp hoá chỉ giầu gấp ba lần các nước đang phát triển, thì hiện nay tỷ lệ đó đã tăng vọt lên 74 lần. Với đà mở rộng thương mại toàn cầu trong 25 năm gần đây, mức thu nhập bình quân đầu người ở các nước phát triển tăng 71%, trong khi ở các nước nghèo chỉ tăng được 6%.
Cơ hội tiếp cận trực tiếp với vốn đầu tư nước ngoài nhưng quá trình sử dụng kém hiệu quả dẫn đến mất khả năng trả nợ. Để vay nợ, nhiều quốc gia đã đi đến chấp nhận các điều kiện của các chủ nợ, dần dần mất tính độc lập và tự chủ trong việc hoạch định chính sách phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước; nên càng vay, càng nợ, càng lệ thuộc. Chẳng hạn, một số nước châu Phi cải tổ cơ cấu hướng mạnh vào xuất khẩu nhưng nguyên liệu, khoáng sản và sản phẩm sơ chế cần cho các nước phương Tây gắn với các điều kiện vay và trả nợ; trong khi đó, nhập khẩu lại thiên về những hàng hoá tiêu dùng xa xỉ chuyên phục vụ nhu cầu của giới thượng lưu trong nước, và hậu quả là cũng chính ở châu Phi, số người nghèo đói đang đứng hàng đầu thế giới cả về con số tuyệt đối và tương đối.
Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển phải đối mặt trước nhiều hiểm hoạ đối với sự ổn định như: nguy cơ gia tăng thất nghiệp và sự suy yếu của văn hoá truyền thống, nguy cơ phổ biến dễ dàng hơn các tệ nạn như chủ nghĩa khủng bố, ma tuý, mại dâm, nguy cơ gia tăng giàu nghèo, bất công xã hội và các khuynh hướng chính trị cực đoan phản dân chủ
Trong quá trình toàn cầu hoá, các nước phát triển chiếm vị trí chủ đạo, các nước đang phát triển thường phải chấp nhận một số điều kiện không bình đẳng, không công bằng.
Một số thế lực có thể lợi dụng ưu thế khoa học kỹ thuật về “chuyển nhượng” hoặc đe doạ về khoa học kỹ thuật để tìm kiếm lợi ích kinh tế cao hoặc lợi ích chính trị lớn.
Các nước phát triển và các xí nghiệp lớn đã lấy điều kiện làm việc tốt và mức thù lao cao để thu hút nhân tài dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám có nguy cơ gia tăng nghiêm trọng.
Suy thoái môi trường đi đôi với tiến trình toàn cầu hoá khiến cho an ninh sinh thái của các nước, nhất là các nước đang phát triển trở nên nóng bỏng và nhức nhối hơn.
Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra khả năng làm xói mòn quyền lực nhà nước, dân tộc, làm tăng thêm quyền lực của các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia.
Những vấn đề đặt ra cho nền kinh tế nước ta khi bước vào hội nhập.
1.3.1. Khó khăn
Nền kinh tế nước ta có điểm xuất phát thấp, cụ thể là GDP bình quân đầu người còn thấp, chưa thoát khỏi ranh giới nghèo đói.
Máy móc thiết bị công nghệ thuộc tất cả các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế nước ta còn thấp hơn mức trung bình của thế giới từ 1 đến 3 thế hệ công nghệ nên ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Nên việc tiếp cận, chiếm lĩnh thị trường trong nước, khu vực và thế giới của sản phẩm hàng hoá nước ta rất hạn chế.
Mức trao đổi hàng hoá của nước ta với thế giới còn thấp.
Tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế để đi đến tự do hoá thương mại, tức là chấp nhận tư cách thành viên cạnh tranh ngang bằng với các nước khác.
Trên thị trường nội địa, do kỹ thuật, công nghệ và quản lý còn kém nên nhiều sản phẩm của ta thiếu sức cạnh tranh với các mặt hàng cùng loại nhập khẩu cả về chất lượng và giá cả. Ví dụ, đường RS của ta giá xuất xưởng năm 1999 là 340- 400 USD/ tấn nhưng giá nhập khẩu chỉ có 230- 300 USD/ tấn (giá nhập rẻ hơn giá xuất xưởng của ta 20- 30 %), giá sắt thép trong nước sản xuất bình quân 300USD/ tấn nhưng nhập khẩu chỉ 285USD/ tấn, giá xi măng Việt nam 840.000đồng/ tấn trong khi nhập của Thái Lan chỉ có 630.000 đồng/ tấn
Trên thị trường thế giới, ta mới xuất khẩu chủ yếu là các nguyên liệu và sản phẩm sơ chế như dầu thô, gạo, cà phê, chè, cao su còn các sản phẩm công nghiệp chế biến nhất là các sản phẩm chất lượng cao còn ít, sức cạnh tranh còn yếu. Trong khi đó, giá cả các mặt hàng nguyên liệu và sơ chế lại bấp bênh, hay bị tác động xấu bất lợi cho nước xuất khẩu.
Tham gia toàn cầu hoá kinh tế tức là nước ta chấp nhận những chấn động có thể xảy ra trong hệ thống kinh tế toàn cầu. Trong trường hợp đó, nếu năng lực quản lý kinh tế vĩ mô kém, hệ thống tài chính, ngân hàng lạc hậu, tệ tham nhũng và quan liêu hoành hành, không chủ động phòng và tích cực thì nền kinh tế khó tránh khỏi sự đổ vỡ, khủng hoảng. Đây là một thách thức lớn đối với nước ta. Ngoài ra, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế còn có thể gặp phải các thách thức khác do tác động tiêu cực của thị trường từ nước ngoài dội vào, sự xung đột của các nền văn hóa, thậm chí có cả sự phá hoại của các thế lực phản động, thù địch.
1.3.2. Cơ hội.
Tạo khả năng mở rộng thị trường ra nước ngoài trên cơ sở các hiệp định thương mại đã ký kết với các nước, trong khu vực và toàn cầu. Nếu thực hiện đầy đủ các cam kết trong AFTA thì đến năm 2006 hàng công nghiệp chế biến có xuất sứ từ nước ta sẽ được tiêu thụ trên tất cả thị trưòng các nước ASEAN với dân số trên 500 triệu dân và GDP trên 700 tỷ USD. Nếu sau năm 2000, nước ta được gia nhập WTO thì sẽ được hưởng những ưu đãi dành cho nước đang phát triển theo qui chế tối huệ quốc trong quan hệ với 132 nước thành viên của tổ chức này, do vậy hàng của ta sẽ xuất khẩu vào các nước đó dễ dàng hơn. Từ năm 2020, hàng rào thuế quan của các nước APEC sẽ được dỡ bỏ, đây cũng là cơ hội để nước ta xuất khẩu hàng hoá vào các nước thành viên APEC.
Cơ hội mở rộng thị trường dẫn đến cơ hội thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài. Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để thị trường của nước ta được mở rộng, điều này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư. Họ sẽ mang vốn và công nghệ vào nước ta, sử dụng lao động và tài nguyên vốn có của nước ta, làm ra các sản phẩm trên thị trường khu vực và thế giới với các ưu đãi mà nước ta có. Cơ hội mở rộng thị trường kéo theo cơ hội thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Đây cũng là cơ hội để thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước huy động vốn có hiệu quả hơn.
Tranh thủ được kỹ thuật công nghệ tiên tiến của các nước đi trước để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội: Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường để khai thông thị trường nước ta với thế giới, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn và có hiệu quả, qua đó mà các kỹ thuật, công nghệ mới có điều kiện du nhập vào nước ta đồng thời tạo cơ hội để chúng ta lựa chọn kỹ thuật, công nghệ nước ngoài làm phát triển năng lực kỹ thuật, công nghệ quốc gia. Trong cạnh tranh quốc tế, có thể công nghệ này là cũ đối với các nước phát triển, nhưng lại là mới và có hiệu quả tại một nước đang phát triển như Việt nam.
Tạo cơ hội mở rộng giao lưu các nguồn lực của nước ta với các nước: Với dân số 77,6 triệu người, nguồn nhân lực của ta khá dồi dào, nhưng nếu không hội nhập kinh tế quốc tế thì việc sử dụng trong nước sẽ bị lãng phí, kém hiệu quả. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo cơ hội để nguồn nhân lực của nước ta khai thông, giao lưu với các nước. Ta có thể thông qua hội nhập để xuất khẩu lao động, thông qua các hợp đồng gia công chế biến hàn g xuất khẩu. Đồng thời tạo cơ hội nhập khẩu lao động kỹ thuật cao, công nghệ mới, các phát minh sáng chế mà ta chưa có.
. Mối quan hệ biện chứng giữa giữ vững độc lập tự chủ về kinh tế với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Dù muốn hay không, xu thế toàn cầu hoá, trước hết về kinh tế, với qui mô ngày càng rộng lớn, tốc độ ngày càng mạnh mẽ và mức độ ngày càng sâu sắc như một cơn lốc hiện diện toàn vẹn trong hai mặt sáng tối luôn song hành của nó, là một khu vực khách quan, không gì ngăn nổi và không ai cưỡng được, nhất là trong thời khắc hiện nay. Và dù muốn hay không, các nước dù lớn hay nhỏ, dù giầu hay nghèo đều hoặc là bị cơn lốc đó cuốn hút vào hoặc là chủ động tham gia vào cơn lốc đó, với hoặc muôn màu trạng thái hoặc những toan tính khác nhau. Cố nhiên, các nước qua đó, hứng chịu những hậu quả hoặc kết quả cũng hết sức khác nhau, tuỳ thuộc vào thái độ và nỗ lực của mỗi nước, như chúng ta đều thấy. Có thể nói, đó là một kịch tính mang tầm vóc và ý nghĩa toàn cầu. Nhưng, xét trên nhiều bình diện, toàn cầu hoá tuyệt đối không chỉ là một quá trình kinh tế hay công nghệ đơn thuần, ở bề nổi của các quá trình này mà nhìn ở tầm sâu hơn, đây thực chất là một cuộc xâm nhập, đấu tranh giữa các nước với nhau hết sức đa diện, cả về kinh tế- chính trị, kinh tế- xã hội lẫn văn hóa- tư tưởng rất gay gắt, thậm chí khốc liệt, với các thời cơ bức phá và nguy cơ thàng bại luôn biến động, chuyển hoá khôn lường. Xử lý kịch tính tất yếu toàn cầu ấy, Đảng ta nhận rõ: “Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh” và quyết định: “ Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”. Đó là một quyết sách đúng đắn mang tầm chiến lược, một mặt hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan và xu thế thời đại, mặt khác, nhạy cảm đáp ứng nhu cầu phát triển nội tại của đất nước trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong bối cảnh hiện nay. Và, đó không chỉ là nhận thức, là nguyên tắc, là phương châm chỉ đạo mà còn là quyết tâm, là con đường, là sự hoạch định đúng đắn, mạch lạc bước đi chiến lược và sách lược bảo đảm tiến trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của chúng ta phát triển đúng hướng, mạnh mẽ và vững chắc.
Hội nhập và cạnh tranh là hai mặt của một tiến trình toàn cầu hoá kinh tế quốc tế .
Là một kịch tính tất yếu khách quan hợp logic phát triển lịch sử của nhân loại, trước hết trong sự vận động của quá trình sản xuất vật chất, toàn cầu hoá với xung lực là kinh tế chi thức trong sự diễn tiến nhanh chóng của quá trình quốc tế hoá lực lượng sản xuất, sự phân công với qui mô rộng lớn và sâu sắc về lao động quốc tế, sự tự do hoá của các nền kinh tế và tốc độ mạnh mẽ trong cải cách thị trường toàn cầu đã thực sự tạo ra môi trường và điều kiện cho các nền kinh tế nương tựa vào nhau, liên kết với nhau và thâm nhập lẫn nhau, tạo nên những mối ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng tăng lên. Nói cụ thể, toàn cầu hoá thực sự đã tạo ra những cơ hội phát triển cho các quốc gia; và đến lượt họ, các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, và sự nỗ lực ở mức độ này hay khác, đều hướng sự chú ý cần thiết vào sự phối hợp, cộng đồng trách nhiệm trong việc giải quyết các vấn đề chung của thế giới theo các chương trình nghị sự có tính ưu tiên toàn cầu. Nhưng đồng thời, thực tế cũng cho thấy một cách trầm trọng rằng, toàn cầu hoá là một quá trình vận động đầy mâu thuẫn, tạo ra vô vàn những nghịch lý và sự phân hoá sâu sắc về khoảng cách trong quá trình phát triển giữa các quốc gia, dân tộc, có tính phổ biến toàn cầu. Các cường quốc kinh tế, thông qua cơn lốc toàn cầu hoá, thu rất nhiều lợi; trong khi đó các nước đang phát triển, các nước nghèo lại hứng chịu rất nhiều thiệt thòi do vòng xoáy các mặt tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá cuốn vào, chế ước và áp đặt. Điều cần thiết phải cảnh báo là, một số thế lực tư bản chủ nghĩa đã và đang vận dụng mọi lợi thế về vốn, kỹ thuật của họ ráo riết thực hiện ý đồ chiến lược nhằm biến quá trình toàn cầu hoá thành quá trình tự do hoá kinh tế buộc các nước nghèo nằm trong vòng khống chế của họ hoặc bị họ cuốn vào theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa. Dù là một xu thế khách quan song với tất cả thực tế hiện hữu, xét dưới mọi khía cạnh, toàn cầu hoá với hai mặt tốt- xấu, tích cực- tiêu cực, sáng- tối của nó lại chính là hệ quả hoạt động của bản thân nhân loại trong thời đại ngày nay. Vấn đề còn lại là, hoặc chủ động hội nhập hoặc là bị cuốn hút vào một cách ngoài ý muốn hoặc là phản đối tẩy chay nó Điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc ở thái độ và thực lực ở mỗi quốc gia, dân tộc. Đối với chúng ta, thái độ và quyết tâm trước vấn đề này đã trở nên hết sức rõ ràng và cụ thể.
Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa của chúng ta là con đường phát triển rút ngắn biện chứng. Để thực hiện sự rút ngắn ấy, thực tiễn 16 năm đổi mới, nhất là 10 năm gần đây đã chứng minh một cách thuyết phục rằng, con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với việc phát triển nền kinh tế thị trường và hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự thể hiện đúng đắn, hiệu quả trên nhiều phương diện, trước hết kinh tế của con đường lên chủ nghĩa xã hội có tính chất rút ngắn đó, ở Việt nam. Và mặt khác, thực tiễn lịch sử đổi mới 16 năm qua cũng đã và đang chứng thực xác đáng rằng muốn thực hiện thành công sự phát triển rút ngắn đó, không có sự lựa chọn nào khác ngoài quá trình chủ động hội nhập kinh tế toàn cầu trên cơ sở không ngừng xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ vững mạnh đủ sức đương đầu, chế ngự mọi khó khăn, thách thức cũng như nhạy cảm chớp lấy tất cả các thời cơ, tận dụng các thuận lợi do xu thế toàn cầu hoá đặt ra hoặc mang lại nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển rút ngắn trên hành trình tiến tới xã hội chủ nghĩa. Đó là sự lựa chọn phương thức và bước đi hợp nhất trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Nói khái lược, xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp với điều kiện và môi trường toàn cầu hoá là một yếu kép trong bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa của chúng ta, trong thời đại ngày nay. Đó cũng chính là hai mặt song hành của một quá trình phát triển sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách hợp qui luật đòi hỏi nhất thiết phải chủ động hành xử trên lộ trình đất nước tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chỉ có xây dựng được một nền kinh tế độc lập tự chủ chúng ta mới có đầy đủ tư cách và thực lực để chủ động hội nhập đúng hướng và hiệu quả kinh tế quốc tế; và ngược lại, chỉ có chủ động hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta mới nhanh chóng bổ xung sức mạnh nội lực còn khiếm khuyết, thiếu hụt, rút ngắn con đường phát triển nhằm không ngừng tự hoàn thiện mình để giữ vững hơn nền độc lập tự chủ. Hơn nữa, muốn chủ động hội nhập kinh tế quốc tế một cách đúng đắn và mạnh mẽ không thể không bắt đầu từ nền tảng sức mạnh tổng thể của một nền kinh tế độc lập tự chủ. Nếu vấn đề thứ nhất là tiền đề, là điều kiện, là bảo đảm cho vấn đề thứ hai thì đến lượt nó, vấn đề thứ hai lại là hệ quả, là động lực, là môi trường phát triển mới của vấn đề thứ nhất. Đó là một quá trình biện chứng. Nói một cách hình ảnh như chủ tịch Hồ Chí Minh: Thực lực như cái chuông, đối ngoại như tiếng chuông; cái chuông có to thì tiếng của nó mới vang xa. Trong khi giải quyết mối quan hệ biện chứng này không thể coi nhẹ hoặc lãng quên mặt nào. Đó cũng là biểu hiện cụ thể chứng minh cho sự đúng đắn bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại của cách mạng Việt nam suốt 73 năm qua và nhìn rộng ra suốt thời kỳ lịch sử của mình. Nếu không hành động một cách chủ động, kiên quyết và đúng đắn như thế nhất định chúng ta sẽ cầm chắc sự thất bại. Bởi lẽ, nếu không hiểu đúng hoặc khước bỏ những nhân tố thời đại không thể tìm được con đường phát triển đúng đắn cho đất nước mình. Nói như V.I. Lênin, nếu không tỉnh táo nhận thức và giải quyết đúng đắn những vấn đề chung nhất định sẽ vấp ngã, thất bại trong việc giải quyết những vấn đề riêng và cụ thể. Đó cũng là bài học có ý nghĩa thành, bại chung, được báo trước, đối với tất cả các nước phát triển và đang phát triển trong thập kỷ qua; và gần đây nhất là lời cảnh báo từ Ac-hen-ti-na rất đáng được xem trọng.
Một lẽ hợp tự nhiên, dù công bố hay không nói ra, dù có hội nhập kinh tế quốc tế rộng rãi, mạnh mẽ và sâu sắc đến đâu chăng nữa, song chắc chắn chẳng có quốc gia nào lại mong đánh mất mình hoặc bị hoà tan hoặc mong bị chìm nghỉm trong đại dương toàn cầu hoá hoặc bị lệ thuộc vào nước khác, thông qua quá trình toàn cầu hoá. Cố nhiên, trừ những nước bị cơn lốc toàn cầu hoá cuốn vào ngoài ý muốn. Rõ ràng, quy mô, tốc độ và tính chất của toàn cầu hoá càng phát triển và mỗi nước càng hội nhập mạnh mẽ và sâu sắc vào đời sống toàn cầu thì vấn đề độc lập tự chủ không chỉ về kinh tế mà suy rộng hơn, giữ vững độc lập về chính trị, bảo vệ bản sắc văn hoá, không ngừng củng cố vị thế, mở rộng ảnh hưởng chính trị và uy tín mọi mặt trên trường quốc tế, đối với mọi quốc gia, dân tộc càng trở nên muôn thuở vẫn là vấn đề căn cơ cốt tử. Việt nam trong suốt trường kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước của mình, ở những thời kỳ thịnh trị, tuyệt nhiên không nằm ngoài quy luật vận động đó. Và, ngày nay, trong dòng chảy thời đại, chúng ta phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa tất yếu càng phải như vậy. Độc lập tự chủ về kinh tế bao hàm rất nhiều nội dung, nhưng xét cho cùng, là quyền tự quyết quốc gia, dân tộc về kinh tế của chúng ta từ đường lối, cơ chế vận hành, con đường phát triển, chính sách về kinh tế đối nội đến chủ trương, phương hướng, chính sách và thực tiễn phát triển đối ngoại về kinh tế làm nền tảng căn bản củng cố nền độc lập tự do và bảo vệ chủ quyền chính trị và lợi ích quốc gia dân tộc Việt nam. Điều đó hoàn toàn không đồng nghĩa với cách biểu hiện về một nền kinh tế độc lập tự chủ tồn tại theo kiểu khép kín, biệt lập, cố thủ, như một số người thường nghĩ. Như vậy, độc lập tự chủ về kinh tế tạo cơ sở và điều kiện cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động, đúng hướng, có hiệu quả sẽ tạo môi trường, điều kiện và động lực cần thiết để không ngừng xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ. Đó chính là hai mặt của một quá trình xây dựng một nền kinh tế phát triển đúng hướng, toàn diện, mạnh mẽ và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Và chỉ có như thế chúng ta mới thực sự giữ vững nền độc lập về chính trị của một dân tộc; quyền dân chủ, tự do, hạnh phúc của nhân dân; bảo vệ, phát triển bản sắc văn hoá dân tộc; phát huy sức mạnh và uy tín mọi mặt của nước ta trên trường quốc tế.
Là một nhu cầu tất yếu, vấn đề cơ bản còn lại ở đây là chúng ta phải làm gì và làm như thế nào. Để thực hiện đúng đắn, mạnh mẽ và hiệu quả của việc giữ vững độc lập tự chủ về kinh tế với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, theo tôi, nhất thiết nỗ lực tiếp tục lựa chọn và làm tốt mấy vấn đề chính yếu dưới đây:
Một là, kiên định nguyên tắc xã hội chủ nghĩa; linh hoạt, mềm dẻo về phương châm hành xử theo mục tiêu chủ nghĩa xã hội đã hoạch định. Nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh: dĩ bất biến ứng vạn biến. Cái bất biến ở đây là, kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là nguyên tắc hành động của chúng ta. Xuất phát từ nguyên tắc đó, phương châm hành xử của chúng ta là, phải xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và coi đây là nhiệm vụ trung tâm của suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội; đồng thời đa dạng hoá, đa phương hoá các mối quan hệ quốc tế với tinh thần như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: sẵn sàng là bạn với tất cả các nước, không gây thù oán với một ai.
Hai là, dự báo một cách khoa học và chính xác thực tiễn phát triển của đất nước và xu thế vận động của thế giới, trước hết về kinh tế trong các mối quan hệ quốc tế căn bản. Đây là vấn đề cực kì quan trọng. Nó quyết định tính độc lập tự chủ, sự đúng đắn, sáng tạo và phù hợp trong việc hoạch định đường lối phát triển kinh tế trên tầm vĩ mô và hệ các chính sách phát triển kinh tế cụ thể của đất nước. Nhưng cần thấy rằng, trong thời đại ngày nay, sự xuyên thấm, đan quyện một cách phức hợp giữa kinh tế với chính trị, giữa chính trị với văn hoá, giữa kinh tế với văn hoá, giữa kinh tế với xã hội và sự chuyển hoá giữa các mối quan hệ này hết sức tinh tế, phức tạp và đa dạng. Điều quan trọng là từ những tham số cơ bản có tính dự báo ấy phải biết lựa chọn, phân định, quyết định và có đối sách xử lý hữu hiệu với từng loại vấn đề. Chỉ có như thế, chúng ta mới có thể lường tránh được sự giáo điều, rập khuôn hoặc sự áp đặt, lệ thuộc về đường lối, chính sách kinh tế từ bên ngoài. Đó là một bài học lớn từ nước ta suốt mấy chục năm qua và từ kinh nghiệm thành bại của nhiều nước qua mấy thập kỷ nay.
Ba là, tập trung sức xây dựng một nền kinh tế có thực lực mạnh, có sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững; đồng thời, giữ vững môi trường chính trị và xã hội ổn định, kiến tạo môi trường kinh tế vĩ mô phát triển, môi trường an ninh quốc gia và môi trường sinh thái bền vững. Để có một nền kinh tế độc lập tự chủ với thực lực kinh tế mạnh thì nước ta phải trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đó cũng là nhiệm vụ trung tâm của chúng ta suốt thời kỳ quá độ, mà trước mắt trong tầm nhìn năm 2020- năm nước ta phấn đấu cơ bản trở thành một nước công nghiệp. ở đây, có hàng loạt vấn đề đặt ra cần xử lý: cân đôi giữa sản xuất với tiêu dùng và tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế; xây dựng thể chế kinh tế- xã hội bền vững, có cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao, với sự phát triển của các ngành kinh tế công nghiệp nặng then chốt và nền tảng; thiết lập một hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại; v.v
Đồng thời, ra sức giữ vững môi trường chính trị và xã hội ổn định; chủ động bảo đảm tốt môi trường phát triển kinh tế ở tầm vĩ mô và môi trường an ninh quốc gia tốt và môi trường sinh thái phát triển cân bằng. Đây thực sự là những điều kiện cực kỳ quan trọng, có tính chất quyết định trong việc thực hiện chiến lược phát triển nền kinh tế độc lập tự chủ của chúng ta nhằm chủ động tăng cường hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
Bốn là, xây dựng một hệ công cụ pháp luật quản lý kinh tế đầy đủ, tiên tiến, hiện đại và đủ mạnh. Đây thực chất là tạo dựng một hành lang pháp lý bảo đảm cho việc xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế một cách đúng hướng và hiệu quả. Nhiệm vụ lâu dài cũng là cấp bách trước mắt là, chúng ta nhanh chóng xây dựng mới, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, các luật và bộ luật kinh tế về quản lý kinh tế nói riêng trong điều kiện mới bảo đảm tương dung với luật pháp quốc tế. Đó cũng chính là nhiệm vụ của công cuộc cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt nam xã hội chủ nghĩa . Không có vấn đề này, có thể nói chúng ta sẽ chênh vênh, lạc lối, thậm chí mất phương hướng. Và như thế cầm chắc sự đổ vỡ không thể tránh khỏi.
Cuối cùng là, uyển chuyển, linh hoạt và mềm dẻo trong phương thức, bước đi theo lộ trình hội nhập nền kinh tế thế giới được hoạch định. Kinh nghiệm cho thấy, một bước đi thiếu sách lược, cụ thể sai lầm có thể dẫn tới sự đổ vỡ, thất bại toàn cục. Do đó, sự thận trọng song không trì trệ, sự khẩn trương song không nôn nóng trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế cực kì quan trọng. Vấn đề ở đây đòi hỏi một khả năng nhậy bén nhưng thận trọng trong việc sử lý các tình huống, chớp lấy thời cơ và hành động thật kiên quyết. Nhưng dù thế nào chăng nữa, trong cuộc hội nhập chung ta phải bảo vệ cho kỳ được lợi ích tối cao của quốc gia dân tộc chúng ta.
Phần 3. Xây dựng nền kinh tế tự chủ và chủ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- R0181.doc