Đề tài Xây dựng phân hệ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất tại công ty TNHH ống thép Hòa Phát

MỤC LỤC 2

LỜI NÓI ĐẦU 4

CHƯƠNG I.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH ỐNG THÉP HÒA PHÁT VÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU . .6

I.Giới thiệu về công ty TNHH ống thép Hòa Phát 6

II.Giới thiệu đề tài nghiên cứu 7

1.Khái quát đề tài 7

2.Tính cấp thiết của đề tài 7

CHƯƠNG II.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 9

I.Hệ thống thông tin quản lý 9

1.Hệ thống thông tin quản lý 9

2.Hiệu quả kinh tế của hệ thống thông tin quản lý 11

3.Phương pháp phát triển một hệ thống thông tin quản lý 13

II.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 18

1.Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 18

2.Phân loại chi phí sản xuất 18

3.Phân loại giá thành 19

4.Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 20

5.Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 26

CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH CHI TIẾT VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 31

I.Phân tích chi tiết 31

1.Vài nét về công tác kế toán nói chung tại công ty 31

2.Tóm tắt quy trình sản xuất và đối tượng tính giá thành 32

3.Hiện trạng việc tính giá thành 33

4.Sơ đồ luồng thông tin của hệ thống hiện tại 40

5.Sơ đồ luồng dữ liệu của hệ thống hiện tại 49

6.Vấn đề của hệ thống tính giá thành hiện tại 51

II.Thiết kế logic 53

1.Sơ đồ luồng dữ liệu mới 53

2.Sơ đồ luồng thông tin mới 55

3.Thiết kế cơ sở dữ liệu logic 57

III.Thiết kế vật lý ngoài 60

1.Các màn hình nhập số liệu 60

2.Trình tự các thao tác tính giá thành 65

IV.Thiết kế vật lý trong 67

1.Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý trong 67

2.Sơ đồ cấu trúc dữ liệu của cơ sở dữ liệu vật lý trong 67

3.Cấu trúc các tệp 69

4.Tích hợp vào cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin kế toán hiện tại 71

5.Sơ đồ phân rã chương trình 73

6.Các thuật toán chính của chương trình 75

KẾT LUẬN 79

PHỤ LỤC 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

 

 

 

 

 

 

doc110 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng phân hệ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất tại công ty TNHH ống thép Hòa Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tính giá thành là từng đơn đặt hàng cụ thể Giá thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành đơn đặt hàng đúng theo những tiêu chuẩn kĩ thuật được thỏa thuận trong hợp đồng sản xuất. Phương pháp công đoạn Phương pháp tính giá thành công đoạn áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo quy trình công nghệ phức tạp, quá trình chế biến sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn theo một thứ tự nhất định để có được sản phẩm hoàn chỉnh. Các giai đoạn công nghệ có thể được thực hiện ở một hoặc nhiều phân xưởng sản xuất, mỗi giai đoạn công nghệ có thể tạo ra bán thành phẩm cho bước sau hoặc chỉ tham gia vào quá trình chế biến có tính chất liên tục để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Phương pháp định mức Phương pháp tính giá thành định mức chỉ áp dụng trong những doanh nghiệp đã xác lập được hệ thống các định mức về chi phí nguyên vật liệu, nhân công cũng như có dự toán về chi phí phục vụ và quản lý sản xuất cho từng loại sản phẩm được sản xuất ra, ngay cả các chi tiết để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Nói cách khác, doanh nghiệp phải xác lập được giá thành định mức cho từng loại sản phẩm trên cơ sở các định mức tiêu hao hiện hành. Phương pháp định mức cho phép phát hiện một cách nhanh chóng những khoản chênh lệch về chi phí phát sinh thực tế so với định mức của từng khoản mục theo từng nơi phát sinh chi phí cũng như đối tượng chịu chi phí, các nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này... Những phát hiện này có được ngay trong quá trình phát sinh và hình thành các loại chi phí – ngay trong quá trình sản xuất – nên giúp cho các nhà quản lý có những căn cứ đề ra các quyết định hữu ích, kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí và ngăn chặn được những hiện tượng lãng phí; sử dụng chi phí đúng mục đích, hiệu quả nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm Qua công thức này có thể thấy rằng để xác định được giá thành thực tế của sản phẩm, kế toán phải tổ chức xác định được giá thành định mức vào đầu kì sản xuất trên cơ sở các định mức hiện hành, đồng thời phải theo dõi chi tiết những biến động của chi phí thực tế thực tế so với định mức trong trường hợp thay đổi định mức (xác lập định mức mới) và thực hiện định mức – tiết kiệm hoậc lãng phí so với định mức trong quá trình sử dụng các yếu tố của sản xuất. Việc theo dõi sự biến động so với định mức cần phải gắn liền với từng đối tượng chiọu chi phí theo từng khoản mục chi phí. Tổ chức theo dõi chặt chẽ, kịp thời và chính xác những thay đổi so với định mức trong quá trình sản xuất sản phẩm là vấn đề không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác hạch toán giá thành mà còn phục vụ thiết thực và có hiệu quả cho công tác hạch toán nội bộ trong doanh nghiệp. Điểm nổi bật của phương pháp tính giá thành định mức là: khi xuất nguyên vật liệu cũng như các chi phí sản xuất khác cho sản xuất sản phẩm, chỉ biết tổng số xuất và xuất cho công đoạn nào mà không biết cụ thể cho từng loại sản phẩm. Do đó, để tính được giá thành thực tế của sản phẩm, phải phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm theo định mức chi phí tương ứng. Chương iii. Phân tích chi tiết và thiết kế hệ thống i.phân tích chi tiết 1.Vài nét về công tác kế toán nói chung tại công ty Về nhân sự Phòng kế toán - tài chính của công ty có 3 người là kế toán: một kế toán trưởng và hai kế toán viên, trình độ tin học ở mức sử dụng cơ bản. Công việc kế toán trong phòng được phân chia như sau: một người làm phần kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng; một người quản lý phần công nợ với khách hàng; kế toán trưởng đảm nhiệm phần kế toán sản xuất. Mức độ tin học hóa Về phần cứng: phòng kế toán của Công ty đã được trang bị ba máy vi tính và một máy in; các máy tính có cấu hình như sau : Celeron 300 MHz, 32MB RAM, 4GB HD …, đều cài hệ điều hành Windows 98, nối mạng ngang hàng, loại máy in: LaserJet 1100 Về phần mềm: các phần mềm hiện đang sử dụng là: Office 97, NC, Norton Utilities 3.0, Từ điển Lạc Việt 2.0,… và phần mềm kế toán BRAVO phiên bản 3.1 của Công ty ASC, phần mềm này được viết trên Visual FoxPro 6.0. Những thông tin khác Xác định hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên. Tính giá vốn hàng xuất kho: phương pháp trung bình di động. Tính giá thành: phương pháp giá thành công đoạn có tính giá thành của nửa thành phẩm kết hợp với tính giá thành định mức. Hình thức ghi sổ kế toán: nhật kí chung. Sơ đồ hình thức ghi sổ nhật kí chung: Đối chiếu Ghi cuối tháng Ghi hàng ngày Bảng TH chi tiết Sổ, thẻ KT chi tiết Sổ nhật kí đặc biệt Báo cáo tài chính Bảng cân đối phát sinh Sổ cái Sổ nhật kí chung Chứng từ gốc 2.Tóm tắt quy trình sản xuất và đối tượng tính giá thành Quy trình sản xuất ống thép Quy trình sản xuất trải qua nhiều công đoạn nhưng có thể chia thành ba công đoạn chính được mô tả như sơ đồ dưới đây: (1): Thép cuộn được cắt ra thành thép bản rộng (thép bản rộng còn được gọi là bán thành phẩm). (2): Sản xuất ra các loại ống đen từ thép bản rộng. (3): Sản xuất ra các loại ống mạ từ ống đen. Nguyên vật liệu chính của quá trình sản xuất là các loại vật liệu thép ở dạng thép cuộn như vật liệu thép 0.8 ly, vật liệu thép 0.9 ly, vật liệu thép 1.2 ly… và các loại vật liệu phụ như hợp kim nhôm, chất hãm axit, ôxi già, kẽm… Có tất cả 27 loại vật liệu thép, mỗi loại được dùng để tạo ra một nhóm bán thành phẩm thép bản rộng nên có 27 nhóm bán thành phẩm với tổng số 330 loại. Từ bán thành phẩm sẽ sản xuất ra 281 loại ống đen, tiếp tục sản xuất ống đen thành 76 loại ống mạ. Hiện tại, công ty có 5 kho: kho ống mạ, kho ống đen, kho bán thành phẩm, kho vật liệu thép và kho vật liệu phụ Đối tượng tính giá thành Sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất là ống mạ nhưng đối tượng tính giá thành bao gồm bán thành phẩm, ống mạ và ống đen. 3.Hiện trạng việc tính giá thành Trong khi các phân hệ kế toán khác đều được tin học hóa thì phân hệ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vẫn phải thực hiện theo phương pháp thủ công. Kì tính giá thành: tháng Các tài khoản chính: Tài khoản 1521: vật liệu thép ở dạng thép cuộn Tài khoản 1522: vật liệu phụ Tài khoản 1540: tập hợp chi phí sản xuất bán thành phẩm Tài khoản 1541: tập hợp chi phí sản xuất ống đen Tài khoản 1542: tập hợp chi phí sản xuất ống mạ Tài khoản 1550: bán thành phẩm nhập kho Tài khoản1551: ống đen nhập kho Tài khoản 1552: ống mạ nhập kho Tài khoản 6210: nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất bán thành phẩm Tài khoản 6211: nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất ống đen Tài khoản 6212: nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất ống mạ. Tài khoản 6220: nhân công trực tiếp sản xuất bán thành phẩm Tài khoản 6221: nhân công trực tiếp sản xuất ống đen Tài khoản 6222: nhân công trực tiếp sản xuất ống mạ Tài khoản 6270: chi phí sản xuất chung sản xuất bán thành phẩm Tài khoản 6271: chi phí sản xuất chung sản xuất ống đen Tài khoản 6272: chi phí sản xuất chung sản xuất ống mạ Các tài khoản 154 và 621 được mở tiểu khoản theo nhóm vật tư, các tài khoản 622 và 627 được mở tiểu khoản theo từng công đoạn sản xuất. Cách thức phân bổ chi phí Nói chung, khi xuất nguyên vật liệu chính cũng như các chi phí sản xuất khác cho sản xuất sản phẩm, chỉ biết tổng số xuất và xuất cho công đoạn nào mà không biết cụ thể cho từng loại sản phẩm. Do đó, để tính được giá thành thực tế của sản phẩm, phải phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm theo định mức về số lượng nguyên vật liệu chính tương ứng đã xác định trước khi bắt đầu tháng sản xuất. Công thức phân bổ: Ví dụ, đầu kì có định mức vật liệu X (đơn vị tính: kilogam) cho sản xuất 2 loại sản phẩm như sau: 1 Sản phẩm A cần 10 kg vật liệu X 1 Sản phẩm B cần 15 kg vật liệu X Cuối kì tính được tổng giá trị vật liệu X xuất dùng trong kì để sản xuất sản phẩm A và sản phẩm B là 5 000 000, hoàn thành nhập kho 1300 sản phẩm A và 800 sản phẩm B. Khi đó, phân bổ vật liệu X cho sản xuất từng loại sản phẩm là: sản phẩm A: sản phẩm B: Các chi phí khác như chi phí vật liệu phụ, chi phí sản xuất chung, nhân công…nếu không tính được trực tiếp cho từng đối tượng thì phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu chính. Coi như không có sản phẩm dở dang và không có hao hụt nên toàn bộ chi phí được tính vào sản phẩm của từng công đoạn. Tính giá thành của bán thành phẩm Sơ đồ hạch toán: Các nghiệp vụ trong tháng: (1): Khi xuất vật liệu thép để sản xuất bán thành phẩm, ghi: Nợ TK 6210 Có TK 1521 Biết rõ xuất vật liệu thép để sản xuất loại bán thành phẩm nào nên có thể tính trực tiếp chi phí vật liệu chính cho từng đối tượng mà không cần phân bổ (2): Khi xuất vật liệu phụ để sản xuất bán thành phẩm, ghi: Nợ TK 6210 Có TK 1522 (3): Cuối tháng, tính ra tiền lương và các khoản phải trả công nhân trực tiếp sản xuất: Nợ TK 6220 Có TK 334,338… (4): Tập hợp hợp chi phí sản xuất chung trong tháng: Nợ TK 6270 Có TK 214,334… Các bút toán kết chuyển cuối tháng: (5): Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nợ TK 1540 Có TK 6210 (6): Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 1540 Có TK 6220 (7): Kết chuyển chi phí sản xuất chung Nợ TK 1540 Có TK 6270 (8): Tính ra giá thành bán thành phẩm nhập kho Nợ TK 1550 Có TK 1540 Tính giá thành ống đen Sơ đồ hạch toán: Các nghiệp vụ trong tháng: (1): Khi xuất bán thành phẩm để sản xuất ống đen, ghi: Nợ TK 6211 Có TK 1550 Xuất chung chung, không chỉ rõ xuất cho từng loại là bao nhiêu nên cuối kì phải tiến hành phân bổ như đã trình bày ở trên (2): Khi xuất vật liệu phụ để sản xuất ống đen, ghi: Nợ TK 6211 Có TK 1522 (3): Cuối tháng, tính ra tiền lương và các khoản phải trả công nhân trực tiếp sản xuất: Nợ TK 6221 Có TK 334,338… (4): Tập hợp hợp chi phí sản xuất chung trong tháng: Nợ TK 6271 Có TK 214,334… Sau khi phân bổ chi phí, thực hiện các bút toán kết chuyển cuối tháng: (5): Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ TK 1541 Có TK 6211 (6): Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 1541 Có TK 6221 (7): Kết chuyển chi phí sản xuất chung Nợ TK 1541 Có TK 6271 (8): Tính ra giá thành ống đen nhập kho Nợ TK 1551 Có TK 1541 Tính giá thành ống mạ Sơ đồ hạch toán: Các nghiệp vụ trong tháng: (1): Khi xuất ống đen để sản xuất ống mạ, ghi: Nợ TK 6212 Có TK 1551 Xuất chung chung, không chỉ rõ xuất cho từng loại là bao nhiêu nên cuối kì phải tiến hành phân bổ như đã trình bày ở trên (2): Khi xuất vật liệu phụ để sản xuất ống mạ, ghi: Nợ TK 6212 Có TK 1522 (3): Cuối tháng, tính ra tiền lương và các khoản phải trả công nhân trực tiếp sản xuất: Nợ TK 6222 Có TK 334,338… (4): Tập hợp hợp chi phí sản xuất chung trong tháng: Nợ TK 6272 Có TK 214,334… Các bút toán kết chuyển cuối tháng: (5): Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ TK 1542 Có TK 6212 (6): Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 1542 Có TK 6222 (7): Kết chuyển chi phí sản xuất chung Nợ TK 1542 Có TK 6272 (8): Tính ra giá thành ống mạ nhập kho Nợ TK 1552 Có TK 1542 Để tính giá thành đơn vị, kế toán phải tập hợp tất cả các phiếu nhập kho để tính số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho của từng loại. 4.Sơ đồ luồng thông tin của hệ thống hiện tại Chứng từ bao gồm các loại chứng từ vật tư như phiếu xuất kho, phiếu nhập kho và các chứng từ kế toán như phiếu chi tiền mặt (trong trường hợp mua vật tư dùng luôn cho sản xuất mà không nhập vào kho vật tư), các phiếu kế toán, các bút toán phân bổ. Dưới đây là một số mẫu chứng từ đang dùng tại công ty: Phiếu chi: Phiếu xuất kho: Mẫu sổ nhật kí chung: Mẫu sổ cái tài khoản: Mỗi dòng trong sổ cái tương ứng với hai dòng trong sổ nhật kí chung Công việc tính giá thành được thực hiện sau khi tiến hành phân bổ và kết chuyển các chi phí sản xuất, bao gồm tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm. Các báo cáo về chi phí và giá thành được lập ra không chỉ dựa vào kết quả tính giá thành mà còn dựa vào các kết quả trung gian có được khi tiến hành phân bổ các loại chi phí. Các báo cáo chi phí giá thành đang được dùng tại công ty bao gồm: 1. Bảng kê chứng từ theo sản phẩm 2. Tổng hợp phát sinh theo sản phẩm 3. Sổ chi tiết tài khoản 154 4. Phân tích giá thành 5. Phân tích hiệu quả kinh doanh cho từng loại sản phẩm 6. Tổng hợp chi phí theo khoản mục 7. Báo cáo chi tiết chi phí theo khoản mục 8. Bảng kê chi phí theo khoản mục 9. Báo cáo nguyên vật liệu trong giá thành 10.Báo cáo nguyên vật tồn liệu trên phân xưởng 11.Báo cáo tổng hợp chi phí giá thành 12.Báo cáo phân bổ nguyên vật liệu 13.Báo cáo phân bổ chi phí sản xuất chung vầ chi phí nhân công Dưới đây là một số mẫu báo cáo: 5.Sơ đồ luồng dữ liệu của hệ thống hiện tại Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1: Phân rã xử lý 3.0 Phân rã xử lý 2.0 Sơ đồ luồng dữ liệu mức 2: Phân rã xử lý 2.4: 6.Vấn đề của hệ thống tính giá thành hiện tại Vấn đề Mất rất nhiều thời gian để lập báo cáo về chi phí và giá thành, không lập được tất cả các báo cáo cần thiết Không tính được giá thành từng loại sản phẩm trong nhóm sản phẩm mà chỉ tính được giá thành của nhóm từ đó quy đổi ra giá thành sản phẩm từng loại theo tỉ lệ xác định trước, do đó không chính xác. Nguyên nhân Việc tập hợp chi phí sản xuất ở công ty khá phức tạp do quy trình sản xuất sản phẩm trải qua các công đoạn với nhiều đối tượng tính giá thành. Số lượng chứng từ lớn, nhiều nghiệp vụ phát sinh trong khi chỉ có một người đảm nhiệm với phương pháp thủ công. Nhiều đối tượng tập hợp chi phí và nhiều đối tượng tính giá thành nên phải mở nhiều sổ chi tiết để theo dõi Tính toán phải trải qua nhiều bước với khối lượng lớn, để tính được giá thành của giai đoạn này phải tính được giá thành của công đoạn trước đó Mong muốn của người làm kế toán sản xuất Tính giá thành bằng cách dùng phần mềm kế toán như các phân hệ kế toán khác đang dùng để có thể giải quyết được những vấn đề nêu trên, có thể nhanh chóng kết xuất các báo cáo chi phí và giá thành chi tiết cho từng loại sản phẩm. Chuyển phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho từ trung bình di động sang trung bình tháng Giải pháp tổng thể Tin học hóa hệ thống tính giá thành bằng cách xây dựng phân hệ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong phần mềm kế toán đang dùng. Tích hợp cơ sở dữ liệu của hệ thống này vào cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin kế toán, có thể sử dụng các kết quả của các phân hệ khác. ii.thiết kế logic 1.Sơ đồ luồng dữ liệu mới Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1: Phân rã xử lý 3.0 Sơ đồ luồng dữ liệu mức 2 Phân rã xử lý 3.2: Phân rã xử lý 3.4: 2.Sơ đồ luồng thông tin mới 3.Thiết kế cơ sở dữ liệu logic Giải thích một số từ ngữ Trong phần này những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Chứng từ: bao gồm các loại chứng từ vật tư như phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, chứng từ kế toán như phiếu chi, phiếu kế toán, các bút toán phân bổ… hay nói chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế cần định khoản. Đối tượng: những đối tượng công nợ của nghiệp vụ kinh tế phát sinh như người mua, người bán, người nhận tiền… Vật tư: không chỉ bao gồm các loại nguyên vật liệu ban đầu của quá trình sản xuất mà còn bao gồm các loại bán thành phẩm và các loại thành phẩm thép ống đen vì chúng lại được dùng làm nguyên vật liệu cho giai đoạn sản xuất tiếp theo Sản phẩm: không chỉ bao gồm các loại sản phẩm cuối cùng mà bao gồm tất cả các loại thành phẩm và bán thành phẩm. Tài khoản giá thành: là tài khoản dùng để tổng hợp tất cả các loại chi phí theo từng đối tượng tính giá thành Mối quan hệ giữa các thực thể của hệ thống tính giá thành: Chứng từ của hệ thống tính giá thành có nhiều loại nhưng có thể lưu trong cùng một tệp số liệu gọi là tệp chứng từ bởi vì có thể chia các phần tử thông tin trên mỗi chứng từ thành hai nhóm: nhóm chung (ví dụ: số chứng từ, ngày…) và nhóm chi tiết (ví dụ: mã vật tư, số lượng…). Khi định khoản, mỗi dòng của phần chi tiết chứng từ sẽ tương ứng với một cặp tài khoản Nợ – Có trong sổ nhật kí chung và trong sổ cái. Mỗi sản phẩm thuộc về một tài khoản giá thành nhưng mỗi tài khoản giá thành có thể bao gồm nhiều sản phẩm (vì những sản phẩm này tuy khác loại nhưng có chung giá thành). Một sản phẩm có thể được sản xuất từ nhiều loại vật liệu chính đồng thời một loại vật liệu chính có thể được dùng để sản xuất nhiều loại sản phẩm. Giữa sản phẩm và vật liệu chính xác định một định mức về số lượng vật liệu chính Sơ đồ thực thể quan hệ Sơ đồ thực thể quan hệ trên có 6 thực thể và 2 mối quan hệ N@M nên cơ sở dữ liệu logic bao gồm 8 tệp Sơ đồ cấu trúc dữ liệu iii.thiết kế vật lý ngoài 1.Các màn hình nhập số liệu: Thêm tài khoản Thêm nhóm vật tư Thêm vật tư Thêm phiếu chi Thêm phiếu xuất Thêm định mức vật liệu chính: Phân bổ chi phí vật liệu chính Phân bổ các chi phí còn lại Tính giá thành Lựa chọn báo cáo 2.Trình tự các thao tác tính giá thành Để tính được giá thành một cách chính xác, người sử dụng cần thực hiện các thao tác theo đúng trình tự sau: Hàng ngày, cập nhật các chứng từ liên quan. Đối với các phiếu xuất kho, nếu chọn “Tự động áp giá xuất” thì chỉ cần nhập số lượng vật tư bởi vì theo phương pháp trung bình tháng: đến cuối tháng mới tính ra giá thực tế của vật tư xuất kho. Khi tính giá vốn, chương trình sẽ tự động áp đơn giá vào các phiếu xuất kho đã nhập. Cuối tháng, đối với từng công đoạn sản xuất thực hiện các bước sau: Tính giá vốn hàng xuất kho Phân bổ chi phí Tính giá thành Sau khi tính xong giá thành (của một công đoạn), quay trở lại bước tính giá vốn (tính cho công đoạn tiếp theo). Hình minh họa trình tự tính giá thành: Sau khi thực hiện xong các bước trên mới có thể xem và in các báo cáo về chi phí - giá thành Màn hình chính: Các nghiệp vụ cuối tháng Báo cáo chi phí-giá thành iv.thiết kế vật lý trong 1.Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý trong Gộp tất cả các loại thành phẩm, bán thành phẩm vào tệp Vật Tư và thêm vào tệp này trường “Loại vật tư” để phân biệt: 1-Vật tư, hàng hóa; 2-Thành phẩm ngoài ra cũng thêm vào tệp này trường “Mã nhóm”. Thêm tệp nhóm vật tư với các trường: “Mã nhóm”, “Tên nhóm”, “Bậc nhóm”, “Nhóm cuối”, “Nhóm mẹ”. Tệp Sản Phẩm bao gồm tất cả các đối tượng tính giá thành, lúc đó trường “TK giá thành” không còn ý nghĩa nên loại bỏ trường này khỏi tệp Sản Phẩm. Giữa Sản Phẩm và Vật Tư ngoài mối quan hệ N@M về định mức số lượng vật liệu chính còn mối quan hệ 1@N: một đối tượng tính giá thành có thể bao gồm nhiều loại thành phẩm hoặc bán thành phẩm. Đối với tệp Định Mức, thêm trường “Số lượng sản phẩm” còn trường “Định mức” thì chia chi tiết thành 12 trường ứng với 12 tháng. Đối với tệp tài khoản, thêm trường “Tài khoản giá thành” nhận các giá trị: C-Tài khoản giá thành, K-Không phải tài khoản giá thành. Đối với tệp đối tượng, thêm trường “Mã số thuế” Thêm tệp Phân bổ để xác định các bút toán phân bổ, tệp này có các trường sau: “Số thứ tự”, “Tên bút toán”, “Tài khoản có”, “Tài khoản nợ”, “Chọn” Đối với tệp chứng từ, thêm trường “Số thứ tự” (dùng làm khóa chính thay cho hai trường “Loại chứng từ” và “Số chứng từ”) còn tệp định khoản, thêm trường “Số thứ tự 0” để thể hiện thứ tự của một dòng trong phần chi tiết của chứng từ và cùng với trường “Số thứ tự” sẽ tạo thành khóa chính. 2.Sơ đồ cấu trúc dữ liệu của cơ sở dữ liệu vật lý trong 3.Cấu trúc các tệp Tệp chứng từ: chungtu.dbf Name Type Wid Dec Diễn giải STT C 10 Số thứ tự LOAI_CT C 2 Loại chứng từ SO_CT C 10 Số chứng từ NGAY D 8 Ngày chứng từ MA_DT C 16 Mã đối tượng MA_KHO C 8 Mã kho DIEN_GIAI C 128 Diễn giải Tệp định khoản: dK.DBF Name Type Wid Dec Diễn giải STT C 10 Số thứ tự chứng từ STT0 C 3 Số thứ tự từng dòng trong chứng từ LOAI_CT C 2 Loại chứng từ SO_CT C 10 Số chứng từ MA_VT C 16 Mã vật tư SO_LUONG N 13 3 Số lượng DON_GIA N 12 2 Đơn giá THANH_TIEN N 15 2 Thành tiền MA_SP C 16 Mã sản phẩm TK_NO C 8 Tài khoản nợ TK_CO C 8 Tài khoản có Tệp kho: KHO.dbf Name Type Wid Dec Diễn giải MA_KHO C 8 Mã kho TEN_KHO C 64 Tên kho Tệp Đối tượng: DT.DBF Name Type Wid Dec Diễn giải MA_DT C 16 Mã đối tượng TEN_DT C 64 Tên đối tượng DIA_CHI C 48 Địa chỉ MA_SO_THUE C 18 Mã số thuế Tệp tài khoản: TK.DBF Name Type Wid Dec Diễn giải MA_TK C 8 Mã tài khoản TEN_TK C 100 Tên tài khoản BAC_TK N 1 Bậc tài khoản TK_ME C 8 Tài khoản mẹ TK_GT C 1 Tài khoản giá thành Tệp phân bổ: phanbo.dbf Name Type Wid Dec Diễn giải STT N 2 Số thứ tự phân bổ của bút toán TEN_BT C 48 Tên bút toán TK_NO C 8 Tài khoản nợ TK_CO C 8 Tài khoản có CHON C 1 Có thực hiện hay không Tệp nhóm vật tư: NHOMVT.dbf Name Type Wid Dec Diễn giải MA_NHOM C 8 Mã nhóm vật tư TEN_NHOM C 64 Tên nhóm vật tư BAC_NHOM N 1 Bậc nhóm NHOM_ME C 8 Nhóm mẹ NHOM_CUOI C 1 Nhóm cuối Tệp vật tư: vattu.dbf Name Type Wid Dec Diễn giải MA_VT C 16 Mã vật tư TEN_VT C 64 Tên vật tư DON_VI C 8 Đơn vị tính LOAI_VT C 1 Loại vật tư MA_NHOM C 8 Mã nhóm TK_VT C 8 Tài khoản vật tư Tệp sản phẩm: sanpham.dbf Name Type Wid Dec Diễn giải MA_SP C 16 Mã sản phẩm TEN_SP C 64 Tên sản phẩm DON_VI C 10 Đơn vị tính Tệp định mức: DinhMuc.DBF Name Type Wid Dec Diễn giải MA_SP C 16 Mã sản phẩm SO_LUONGSP N 15 2 Số lượng sản phẩm MA_VT C 16 Mã vật tư SO_LUONG01 N 15 4 Định mức về số lượng vật tư tháng 1 SO_LUONG02 N 15 4 Định mức về số lượng vật tư tháng 2 SO_LUONG03 N 15 4 Định mức về số lượng vật tư tháng 3 SO_LUONG04 N 15 4 Định mức về số lượng vật tư tháng 4 SO_LUONG05 N 15 4 Định mức về số lượng vật tư tháng 5 SO_LUONG06 N 15 4 Định mức về số lượng vật tư tháng 6 SO_LUONG07 N 15 4 Định mức về số lượng vật tư tháng 7 SO_LUONG08 N 15 4 Định mức về số lượng vật tư tháng 8 SO_LUONG09 N 15 4 Định mức về số lượng vật tư tháng 9 SO_LUONG10 N 15 4 Định mức về số lượng vật tư tháng10 SO_LUONG11 N 15 4 Định mức về số lượng vật tư tháng11 SO_LUONG12 N 15 4 Định mức về số lượng vật tư tháng12 4.Tích hợp vào cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin kế toán hiện tại Tệp Tích hợp vào tệp Tệp Tích hợp vào tệp Chungtu.dbf Ct.dbf TK.DBF DMTK.DBF DK.DBF CT0.DBF NHOMVT.DBF DMNHVT.DBF KHO.DBF DMKHO.DBF VATTU.DBF DMVT.DBF DT.DBF DMDT.DBF SanPham.DBF DMSP.DBF PhanBo.DBF DMPB1.DBF DinhMuc.DBF DMDMVT.DBF Tệp: CT.DBF Name Type Wid Dec Tương ứng trong CHUNGTU.DBF STT C 10 STT MA_CT C 2 LOAI_CT NGAY_CT D 8 NGAY SO_CT C 10 SO_CT DIEN_GIAI0 C 128 DIEN_GIAI MA_DT C 16 MA_DT MA_KHO C 8 MA_KHO Tệp: CT0.DBF Name Type Wid Dec Tương ứng trong DK.DBF STT C 10 STT STT0 C 3 STT0 MA_CT C 2 LOAI_CT SO_CT C 10 SO_CT TK_NO C 8 TK_NO TK_CO C 8 TK_CO TIEN N 15 THANH_TIEN MA_VT C 16 MA_VT GIA N 12 2 DON_GIA SO_LUONG N 13 3 SO_LUONG MA_SP C 16 MA_SP Tệp: DMDT.DBF giống tệp DT.DBF Tệp: DMKHO.DBF giống tệp KHO.DBF Tệp: DMPB1.DBF Name Type Wid Dec Tương ứng trong PHANBO.DBF STT N 2 STT TK_CO C 8 TK_CO TEN_BT C 48 TEN_BT TK_NO C 8 TK_NO TAG C 1 CHON Tệp DMTK.DBF Name Type Wid Dec Tương ứng trong DMTK.DBF TK C 8 MA_TK TEN_TK C 100 TEN_TK BAC_TK N 1 BAC_TK TK_ME C 8 TK_ME TK_GT C 1 TK_GT Tệp DMNHVT.DBF Name Type Wid Dec Tương ứng trong NHOMVT.DBF MA_NH C 8 MA_NHOM TEN_NH C 64 TEN_NHOM BAC_NH N 1 BAC_NHOM NH_CUOI C 1 NHOM_CUOI NH_ME C 8 NHOM_ME Tệp DMVT.DBF Name Type Wid Dec Tương ứng trong tệp VATTU.DBF MA_VT C 8 MA_VT TEN_VT C 64 TEN_VT DVT C 8 DON_VI MA_NH C 8 MA_NHOM LOAI_VT C 1 LOAI_VT TK_VT C 8 TK_VT Tệp DMSP.DBF giống tệp SANPHAM.DBF Tệp DMDMVT.DBF giữ nguyên như tệp DINHMUC.DBF 5.Sơ đồ phân rã chương trình: 6. Các thuật toán chính của chương trình KHhkhkhkhkhkhk kkk Kết luận Xây dựng phần mềm để phục vụ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói chung là một phạm vi rộng, tuy nhiên, đề tài “Xây dựng phân hệ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH ống thép Hòa Phát” chỉ giới hạn trong những điều kiện cụ thể tại công ty này. Đây là một doanh nghiệp sản xuất điển hình với quy trình sản xuất gồm nhiều công đoạn và phải tính giá thành cho sản phẩm của từng công đoạn theo thứ tự tương ứng. Phương pháp tính giá thành tại công ty là giá thành công đoạn dựa trên định mức về số lượng vật tư, kì tính giá thành là tháng, hình thức ghi sổ là nhật kí chung. Chuyển phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho từ trung bình di động sang trung bình tháng bằng cách sử dụng chức năng “Tự động áp giá vốn”. Trong cơ sở dữ liệu của hệ thống tính giá thành đã thiết kế, tệp Định Khoản là tệp dữ liệu trung tâm, lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh và tệp này sẽ được tích hợp vào tệp CT0.DBF trong cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin kế toán hiện tại. Với phương pháp tính giá thành hiện tại ở công ty ống thép Hòa Phát, phân bổ chi phí là khâu chủ yếu trong quá trình tính giá thành. Việc phân bổ chi phí có thể chia làm hai bước chính theo thứ tự: một là phân bổ chi phí nguyên vật liệu chính, hai là phân bổ các chi phí còn lại (như nguyên vật liệu phụ, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung) dựa vào kết quả phân bổ chi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0342.doc
Tài liệu liên quan