Đề tài Xây dựng phần mềm giáo trình điện tử dạy học Sinh thái học lớp 11 THPT

Phần lớn vẫn là hình thức dạy học chay, nếu có sử dụng chủ yếu là các tranh, ảnh với mục đích minh hoạ cho các kiến thức trong SGK. Tranh ảnh về phần Di truyền học chương III, IV, V không có hoặc rất hiếm, đa số GV tự tìm kiếm và tự thiết kế lấy để phục vụ cho từng tiết học theo ý đồ sư phạm của mình. Một số GV sử dụng ngay hình vẽ trong SGK để cho HS quan sát nờn tớnh trực quan và tính tích cực trong dạy - học còn rất hạn chế.

Qua khảo sát, chúng tôi thấy, lí do GV không thường xuyên sử dụng các PTTQ trong dạy học, mà đặc biệt là sử dụng các phương tiện đa truyền thông theo hướng ứng dụng CNTT là do các PTTQ ở các trường còn hạn chế cả về chất lượng cũng như số lượng, các tư liệu sinh học (movie, flash) hầu như không có, nếu có là những file ảnh nguyên bản tiếng Anh rất khó sử dụng, các mô hình phục vụ cho dạy bài mới thỡ quỏ nhỏ, có nhiều màu không phù hợp đối với khả năng quan sát từ xa của học sinh.

+ Loại PTDH thường được GV sử dụng nhiều nhất là tranh ảnh vì loại này tiện lợi trong việc di chuyển và sử dụng.

+ Loại PTDH dạng kỹ thuật số đang ngày càng được sử dụng nhiều và ai cũng cho rằng có hiệu quả, tuy nhiên để sử dụng được lại gặp phải một số khó khăn: Đòi hỏi sự chuẩn bị trước và phải có kỹ năng về CNTT. Nên loại này chỉ hay được sử dụng vào các giờ thao giảng, thi GV giỏi,.

 

doc115 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1768 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng phần mềm giáo trình điện tử dạy học Sinh thái học lớp 11 THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi cần thiết làm cho bài giảng thêm sinh động, tập trung sự chú ý, tăng hiệu quả dạy học … 1.1.8. Mô hình cấu trúc tài liệu hướng dẫn dạy - học theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện. 1.1.8.1. Các yếu tố cấu trúc tài liệu hướng dẫn dạy - học theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện và vai trò[32] TLHDDH theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện gồm rất nhiều yếu tố cấu thành. Sau đây là những yếu tố cấu trúc chính của tài liệu hướng dẫn theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện. Kênh hình Phim Kênh chữ Âm thanh Hình 1.11. Các yếu tố cấu trúc tài liệu hướng dẫn dạy - học theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện Các yếu tố cấu trúc Đặc điểm Vai trò - Kênh chữ - gồm nội dung kiến thức các mục, các bài, các chương và các phần trong SGK đã được gia công sư phạm và mã hóa cho phù hợp với mục tiêu, nội dung và PPDH dạy - học. - là yếu tố không thể thiếu trong tài liệu hướng dẫn dạy - học theo hướng tích hợp truyền thông. Nó chứa đựng tất cả nội dung, thông tin của từng bài mà GV cần chuyển tải đến cho HS. - Kênh hình - gồm hình tĩnh và hình động trong SGK hoặc sưu tầm, thiết kế, chọn lọc và được gia công sư phạm cho phù hợp với nội dung của bài học. Vừa là phương tiện minh họa cho kiến thức của bài, vừa là nguồn tư liệu quan trọng giúp HS tìm tòi, khám phá và lĩnh hội kiến thức. Sinh học – là khoa học nghiên cứu thế giới sinh vật, vì vậy cần phải có những PTTQ như hình ảnh, các đoạn phim để giúp HS quan sát, phát hiện lại những sự kiện, hiện tượng tự nhiên xảy ra trong thế giới sinh vật. - Các đoạn phim - các đoạn phim đã được sưu tầm, chọn lọc và đã gia công sư phạm cho phù hợp với mục tiêu, nội dung và PPDH. - Âm thanh - Bao gồm lời giảng của GV, tiếng thuyết minh của từng đoạn phim, hình ảnh, nhạc nền của các đoạn phim đã được xử lí cho phù hợp với từng đoạn và với nội dung dạy - học. - là một yếu tố rất quan trọng trong tài liệu hướng dẫn. Âm thanh có thể gây cảm xúc rất mạnh đối với HS, nó vừa thuyết minh cho các hình ảnh, các đoạn phim, vừa thuyết minh cho kênh chữ. 1.1.8.2. Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc tài liệu hướng dẫn dạy - học theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện.[32] Các yếu tố cấu trúc tài liệu hướng dẫn dạy - học theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau (hình 1.11) Trong lí luận dạy - học, nếu sử dụng tích hợp nhiều tác nhân kích thích cùng tác động vào các giác quan thì quá trình lĩnh hội tiếp thu tri thức của HS sẽ nhanh hơn, nhớ lâu hơn. 1.2. Cơ sở thực tiễn nghiên cứu, xây dựng TLHDDH phần Di truyền học chương III, IV, V Sinh lớp 12 THPT (Ban cơ bản) theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện. Chúng tôi tập trung vào việc nghiên cứu phân tích cấu trúc nội dung SGK Sinh học 12 phần Di truyền học chương III, IV, V và điều tra cơ bản về tình hình D - H môn Sinh học nói chung và phần Di truyền học chương III, IV, V lớp 12 ở trường THPT hiện nay, tập trung vào một số nội dung cơ bản sau: 1.2.1. Cấu trúc nội dung chương trình SGK phần Di truyền học chương III, IV, V Sinh 12 THPT ban cơ bản. * Chương trình sinh học toàn cấp – ban cơ bản có cấu trúc nội dung như sau: Lớp Nội dung Thời lượng (tiết) 10 Phần I. Giới thiệu chung về cơ thể sống 02 Phần II. Sinh học tế bào 18 Phần III. Sinh học vi sinh vật 11 Ôn tập, kiểm tra 04 Tổng 35 11 Phần IV. Sinh học cơ thể Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng 21 Chương 2: Cảm ứng 11 Chương 3: Sinh trưởng và phát triển 07 Chương 4: Sinh sản 07 Ôn tập, kiểm tra 06 Tổng 46 12 Phần V. Di truyền học 22 Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị 07 Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền 08 Chương III: Di truyền học quần thể 02 Chương IV: Ứng dụng di truyền học 03 Chương V: Di truyền học người 02 Phần VI. Tiến hóa 11 Chương I: Bằng chứng và cơ chế tiến hoá 08 Chương II: Sự phát sinh, phát triển của sự sống trên trái đất 03 Phần VII. Sinh thái học 12 Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật 05 Chương II: Quần xã sinh vật 02 Chương III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường 05 Ôn tập, kiểm tra 06 Tổng 45 * Chương trình Di truyền học chương III, IV, V Sinh 12 THPT ban cơ bản có cấu trúc nội dung chương trình như sau: Chương Thời lượng (tiết) Bài Kiến thức cơ bản Chương III: Di truyền học quần thể 02 Bài16 - bài 17 - Các đặc trưng di truyền của quần thể. - Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần. - Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối và trạng thái cân bằng di truyền của quần thể (cân bằng Hacđi - Vanbec). Di truyền học quần thể nói lên tính quy luật di truyền diễn ra trong lòng các quần thể, đặc biệt đối với quần thể ngẫu phối là cân bằng, tức là có sự ổn định về thành phần kiểu gen qua các thế hệ. Chương IV: Ứng dụng di truyền học 03 Bài 18 - bài 20 - Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. - Tạo giống có ưu thế lai cao. - Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến. - Tạo giống bằng công nghệ tế bào. - Tạo giống nhờ công nghệ gen. Chương 4 trình bày việc vận dụng các kiến thức về di truyền trong lai giống, gây đột biến, công nghệ tế bào và công nghệ gen để tạo ra các giống động vật, thực vật và vi sinh vật có phẩm chất, năng suất cao phục vụ cho đời sống của con người, đồng thời nêu lên những vấn đề liên quan đến các sinh vật biến đổi gen. Chương V: Di truyền học người 02 Bài 21 - bài 22 - Một số bệnh di truyền ở người (Bệnh di truyền phân tử, hội chứng bệnh liên quan đến đột biến NST); nguyên nhân và cơ chế gây bệnh di truyền ở người làm cơ sở cho việc chẩn đoán và chữa trị. - Giới thiệu về tư vấn di truyền và vấn đề chẩn đoán trước sinh, những biện pháp giảm bớt gánh nặng di truyền và bảo vệ vốn gen của loài người. Bài 23 - Hướng dẫn ôn tập phần Di truyền học thông qua việc tóm tắt lại kiến thức cốt lõi của các chương và sau đó nêu các câu hỏi và bài tập di truyền để HS ôn tập. 1.2.2. Những hạn chế của các loại tài liệu hướng dẫn dạy học hiện nay: Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã nghiên cứu về các loại TLHDDH đang có hiện nay: - Các TLHDDH hiện nay tập trung vào ba loại: Bảng 1.3. Các loại TLHDDH TT Loại sách NXB 1 Sách giáo viên (SGV) NXB giáo dục 2 Tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện chương trình NXB giáo dục 3 Thiết kế bài giảng, giới thiệu giáo án,... Các NXB khác 1.2.2.1. Đối với SGV sinh 12 – TLHDDH chính của giáo viên hiện nay: - SGV Sinh học 12 Ban cơ bản gồm có 2 phần: + Phần 1: Những vấn đề chung giới thiệu tổng quát về chương trình Sinh học ở bậc THPT và chương trình Sinh học 12 chi tiết. Ngoài ra, trong phần này cũng chỉ rõ việc định hướng cách dạy và học cũng như cách đánh giá kết quả học tập của HS. + Phần 2: Những vấn đề cụ thể của các chương, các bài. SGV đã hướng dẫn cho GV về mục tiêu, những điều cần lưu ý về nội dung, phương pháp, phương tiện và tài liệu tham khảo khi giảng dạy mỗi bài cụ thể trong SGK. - Nhận xét về SGV: * Mặt tích cực: + Mục tiêu dạy học. SGV đã nêu ra rất đầy đủ các mục tiêu của từng bài học cụ thể, từ đó giúp GV có thể bám sát các mục tiêu đã được nêu ra để giúp HS đạt được các mục tiêu đó. + Nội dung: SGV đã trình bày những nội dung chính, những nội dung cơ bản mà GV phải lưu ý cho HS trong quá trình dạy - học từng bài cụ thể. Bên cạnh đó, SGV đã bổ sung những kiến thức cơ bản của bài học và kiến thức nâng cao để GV có thể tham khảo. + Phương pháp và hình thức tổ chức dạy - học: SGV giúp định hướng cho GV sử dụng những phương pháp và hình thức tổ chức dạy - học theo hướng đổi mới nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS. + Thiết bị dạy - học: SGV đã hướng dẫn cho GV sử dụng các thiết bị để dạy - học từng bài học cụ thể trong SGK. Tuy nhiên, các thiết bị được đề cập đa số là các hình ảnh trong SGK hoặc là vẽ lại, hoặc là phóng to. + Kiểm tra, đánh giá: Hướng dẫn cho GV sử dụng các câu hỏi cuối bài để kiểm tra đánh giá. + Gợi ý tiến trình tổ chức bài học: Phần này SGV đã định hướng giảng dạy cho GV tiến trình của 1 tiết học trên lớp từ phần mở bài đến phần củng cố. Tóm lại: SGV đã định hướng cho GV về mục tiêu, nội dung, phương tiện, phương pháp, hình thức tổ chức rất cụ thể từng mục, từng bài trong SGK. * Mặt hạn chế: Tuy nhiên, SGV còn một số hạn chế: + Phân tích cấu trúc nội dung bài học chưa khoa học, không làm nổi bật mối quan hệ lụgic nội dung dạy học, nờn khú bộc lộ yếu tố PPDH. + Mờ nhạt yếu tố PT dạy học: nếu có thì chỉ có tranh ảnh tĩnh có trong SGK. + Mờ nhạt yếu tố PP dạy học: Vì chỉ núi tờn PPDH chung chung mà không nêu được cách tiến hành và phối hợp các PP đó cụ thể như thế nào (không thao tác được). Ví dụ SGV chỉ có cỏc cõu lệnh và yêu cầu học sinh phải làm, nhưng lại không chỉ cho người học phải làm như thế nào để thực hiện được lệnh đó. 1.2.2.2. Đối với tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình: - Cấu trúc và nội dung gồm các phần: + Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục phổ thông: Căn cứ pháp lý, căn cứ khoa học và nguyên tắc của đổi mới giáo dục. + Vấn đề riêng: Hướng dẫn chương trình và SGK, hướng dẫn đổi mới PPDH, sử dụng PTDH, đổi mới PP đánh giá,... - Nhận xét về tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình: + Tài liệu được xây dựng chỉ đề cập đến những vấn đề chung có tính khái quát cao, chỉ đạo cho việc thực hiện chương trình. + Việc chỉ đạo và hướng dẫn cho GV các công việc mang tính chung chung, thiếu cụ thể. Ví dụ phần “Đổi mới phương pháp dạy học” chỉ đề cập đến hai vấn đề: Đổi mới giáo dục bắt đầu từ đâu và vấn đề kết hợp nhiều PPDH khác nhau một cách chung chung. Nếu vấn đề đổi mới PPDH mà chỉ trình bày như trên thì GV chưa thể hình dung đổi mới PPDH là gì và chưa thể nói GV có thể đổi mới PPDH hay không. 1.2.2.3. Đối với tài liệu thiết kế bài giảng và giới thiệu giáo án: - Cấu trúc nội dung tài liệu: Gồm 2 phần + Phần 1: Một số vấn đề chung. Ở phần này, tài liệu trình bày nội dung chương trình, quan điểm xây dựng chương trình, so sánh chương trình cơ bản và nâng cao, đổi mới PP dạy học, đổi mới PP kiểm tra đánh giá,.... + Phần 2: Giới thiệu giáo án. Phần này, tài liệu giới thiệu tất cả giáo án của các bài trong chương trình. Trong mỗi bài gồm các phần: MT, chuẩn bị, phương pháp, phương tiện, tiến trình bài dạy, củng cố, kiểm tra đánh giá. - Nhận xét: + Tài liệu được xây dựng đảm bảo đầy đủ các yếu tố cấu trúc của QTDH. + Việc phân tích logic cấu trúc nội dung bài học chưa khoa học và rõ ràng nờn khụng tạo cơ sở cho việc xác định các PPDH tích cực. + Yếu tố PTDH không hơn SGK và SGV. Mặc dù gần đây có một số TLTKBG đã đưa ra các bài giảng ứng dụng CNTT, gợi mở cho GV hướng sưu tầm và PPDH. Tuy nhiên, những tài liệu đú cũn hạn chế trong việc cung cấp cho GV các tư liệu. 1.2.2.4. Kết luận chung về TLHDDH Từ kết quả điều tra trên, tác giả rút ra những điểm yếu và thiếu của các tài liệu hướng dẫn dạy học hiện nay: - Các TLHDDH hiện có đều mờ nhạt yếu tố phương tiện dạy học. - Các tài liệu chưa chú trọng phõn tích cấu trúc nội dung bài dạy. Các tài liệu chỉ liệt kê các kiến thức có trong bài học mà chưa chú ý đến mối quan hệ lụgic giữa các đơn vị kiến thức và tính thống nhất giữa các thành phần kiến thức trong tổng thể nội dung của bài học. Chính điểm yếu này đã làm cho giáo viên không xác định được bản chất của nội dung dạy học, nờn khú triển khai PPDH hợp lý, tích cực. - Do hạn chế về yếu tố PTDH và cách phân tích lụgic nội dung dạy học dẫn đến hệ quả tất yếu là yếu tố PPDH rất mờ nhạt, chung chung, không thiết thực và không hiệu quả. 1.2.2.5. Đề xuất hướng giải quyết Từ kết quả nghiên cứu, điều tra cùng với những nghiên cứu mang tính lý luận, chúng tôi đề xuất hướng giải quyết: Xây dựng TLHDDH theo hướng THTTĐPT chú trọng hơn vào ba yếu tố cơ bản là NDDH, PTDH, PPDH: - NDDH: Phân tích lụgic cấu trúc nội dung SGK phần di truyền học chương III, IV, V sinh học lớp 12 ban cơ bản một cách khoa học làm cơ sở cho việc xác định yếu tố PTDH và PPDH phát huy nhận thức của học sinh. - PTDH: Sử dụng PTTQ đặc biệt là phương tiện KTS (Multimedia) để diễn đạt nội dung dạy học nhằm phát huy tối đa vai trò của các giác quan trong quá trình dạy học, từ đó nâng cao khả năng nhận thức của người học. - PPDH: Sử dụng PPDH tích cực nhằm phát huy cao độ quá trình nhận thức của học sinh đó là tổ hợp các PP: PP trực quan tìm tòi, PP vấn đáp phát hiện, PP dạy học giải quyết vấn đề. 1.2.3. Điều tra thực trạng dạy – học sinh học 12 (Ban cơ bản) ở trường phổ thông 1.2.3.1. Kết quả điều tra tình hình sử dụng các tài liệu hướng dẫn dạy học Qua điều tra, hầu hết các giáo viên giảng dạy môn Sinh học lớp 12 đều có nhận định chung như sau: - Số lượng và chủng loại TLHDDH phong phú. - Thói quen sử dụng TLHDDH: Đa số các giáo viên có thói quen sử dụng TLHDDH để tra cứu, giải đáp thắc mắc gặp phải trong quá trình giảng dạy của mình. Việc sử dụng TLHDDH của giáo viên chủ yếu theo hai kiểu: + Kiểu 1: Sử dụng một cuốn TLHDDH làm chớnh cũn cỏc TLHDDH khác là phụ để hỗ trợ, bổ sung cho cuốn chính. + Kiểu 2: Sử dụng đồng thời các cuốn khác nhau (không có cuốn nào làm chủ đạo) các cuốn đều có vai trò để tham khảo, chọn lọc ý tốt. - Mặt tích cực nhất của TLHDDH hiện nay là gì? Phần lớn giáo viên cho rằng TLHDDH cung cấp được hệ thống giáo án có sẵn dùng để tham khảo hoặc sử dụng. 1.2.3.2. Kết quả điều tra tình hình trang bị và sử dụng PTDH trong dạy học Sinh học lớp 12 ở một số trường nghiên cứu. Để tìm hiểu tình hình trang bị và sử dụng PTDH ở các trường THPT, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng hình thức gặp gỡ trực tiếp và lấy ý kiến các GV đang giảng dạy bộ môn Sinh học nói chung và Sinh học 12 THPT nói riêng bằng phiếu test, quan sát sư phạm, tham khảo giáo án, dự giờ. Đồng thời chúng tôi cũng khảo sát ở HS thông qua phiếu test, thống kê kết quả kiểm tra HS trong thời gian thực nghiệm từ 15/10 - 21/11/2009 với các vấn đề sau: * Mục đích khảo sát: Đỏnh giá tình hình DH sinh học nói chung ở các trường THPT, tình hình ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, thực trạng hiểu biết và vận dụng các phương pháp tổ chức của giáo viên hiện nay và điều tra chất lượng học tập của học sinh phần Di truyền học chương III, IV, V lớp 12 THPT. * Đối tượng khảo sát: Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến GV và HS ở trường THPT bằng phiếu trắc nghiệm. * Nội dung khảo sát: chúng tôi tiến hành khảo sát với những nội dung: 1. Các phương tiện dạy học hiện có ở các trường PT. 2. Loại phương tiện dạy học thường được các giáo viên sử dụng nhiều trong đồ dùng dạy học. 3. Phương pháp dạy học chủ yếu được sử dụng trong dạy học sinh học 12 nói chung và phần Di truyền học chương III, IV, V nói riêng. 4. Trang thiết bị (máy tính, đèn chiếu, máy chiếu, internet...) hiện có ở trường PT. 5. Hướng ứng dụng CNTT trong DH, những khó khăn thường gặp của GV khi sử dụng CNTT trong DH cũng như nhu cầu của GV về việc hỗ trợ tư liệu hướng dẫn, PTDH theo hướng ứng dụng CNTT theo hướng THTTĐPT. 6. Thái độ và chất lượng học tập của HS khi học môn Sinh học nói chung và phần Di truyền học chương III, IV, V lớp 12 – Ban cơ bản nói riêng. * Kết quả khảo sát: Mẫu phiếu 1: Nghiên cứu trên 38 GV ở 2 trường thực nghiệm và lấy thêm thông tin của GV ở 2 trường THPT Phạm Hồng Thái – Hà Nội và trường THPT Phan Đỡnh Phùng - Hà Nội, chúng tôi thu được kết quả sau: P/A Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 A 20 15 30 12 22 0 B 38 0 25 10 38 33 C 0 0 20 13 32 35 D 0 3 20 18 Thông qua kết quả điều tra từ phiếu test của GV đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Sinh học ở các trường THPT chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: - Tình hình trang bị cơ sở vật chất và PTDH: 100% các trường THPT khảo sát đều được trang bị các thiết bị như: máy vi tính, máy chiếu đa năng, nối mạng internet, đĩa CD, USB, một số trường có máy chiếu vật thể, đồ dùng thí nghiệm, vườn sinh vật, phòng học bộ môn…, nhưng số lượng còn rất hạn chế. Việc nối mạng Internet đã được thực hiện ở hầu hết các trường. Tuy nhiên, kỹ năng truy cập và khai thác thông tin trên Internet cũng như gia công xử lý các tư liệu thu được của GV chưa được trang bị đầy đủ. Về các loại PTDH hiện có ở các trường Phổ thông: nói chung, PTDH ở các trường THPT chủ yếu là tranh ảnh, mô hình có nguồn gốc từ các công ty thiết bị GD; một số tranh ảnh do GV tự vẽ, tự thiết kế phục vụ cho bài dạy của mình. Đánh giá chung của GV là các PTDH trang bị chưa đầy đủ, có bài có phương tiện, có bài không; nội dung của các tranh, ảnh, mô hình chưa đáp ứng hết nội dung kiến thức trong SGK và đôi lúc cũng chưa thuận lợi cho GV trong việc tổ chức các hoạt động học. Hầu như tranh ảnh về phần Di truyền học chương III, IV, V không được trang bị, mà do chính GV tự vẽ, tự thiết kế lấy, một số tranh ảnh trong SGK chưa đáp ứng hết nội dung kiến thức cũng như thuận lợi cho GV trong việc tổ chức các hoạt động học tập. - Tình hình sử dụng PTDH: Phần lớn vẫn là hình thức dạy học chay, nếu có sử dụng chủ yếu là các tranh, ảnh với mục đích minh hoạ cho các kiến thức trong SGK. Tranh ảnh về phần Di truyền học chương III, IV, V không có hoặc rất hiếm, đa số GV tự tìm kiếm và tự thiết kế lấy để phục vụ cho từng tiết học theo ý đồ sư phạm của mình. Một số GV sử dụng ngay hình vẽ trong SGK để cho HS quan sát nờn tớnh trực quan và tính tích cực trong dạy - học còn rất hạn chế. Qua khảo sát, chúng tôi thấy, lí do GV không thường xuyên sử dụng các PTTQ trong dạy học, mà đặc biệt là sử dụng các phương tiện đa truyền thông theo hướng ứng dụng CNTT là do các PTTQ ở các trường còn hạn chế cả về chất lượng cũng như số lượng, các tư liệu sinh học (movie, flash) hầu như không có, nếu có là những file ảnh nguyên bản tiếng Anh rất khó sử dụng, các mô hình phục vụ cho dạy bài mới thỡ quỏ nhỏ, có nhiều màu không phù hợp đối với khả năng quan sát từ xa của học sinh. + Loại PTDH thường được GV sử dụng nhiều nhất là tranh ảnh vì loại này tiện lợi trong việc di chuyển và sử dụng. + Loại PTDH dạng kỹ thuật số đang ngày càng được sử dụng nhiều và ai cũng cho rằng có hiệu quả, tuy nhiên để sử dụng được lại gặp phải một số khó khăn: Đòi hỏi sự chuẩn bị trước và phải có kỹ năng về CNTT. Nên loại này chỉ hay được sử dụng vào các giờ thao giảng, thi GV giỏi,... + Nhìn chung, các GV đều chú ý đến việc sử dụng PTDH hiệu quả, chú ý khai thác triệt để ưu điểm của mỗi PTDH. Sử dụng PTDH vào tất cả cỏc khõu của QTDH như dạy bài mới, ôn tập, KTĐG, ... + Các giáo viên đã có ý thức sưu tầm, bổ sung tài liệu dạy học. Tuy nhiên việc sưu tầm chủ yếu là sự chia sẻ giữa các giáo viên với nhau, thiếu sự nghiên cứu có hệ thống nên số lượng và chất lượng tư liệu chưa cao và chưa đồng bộ. - Đa số GV cho rằng khó khăn lớn nhất đối với họ là trình độ sử dụng CNTT, kỹ năng sử dụng máy tính, làm các phần mềm dạy học, truy cập và khai thác thông tin từ mạng internet còn hạn chế. Đa số các trường chỉ sử dụng CNTT trong dạy học vào các giờ hội giảng, thi GV dạy giỏi, một số GV sử dụng máy tính chủ yếu để soạn bài giảng trên Ms.Word. Đồng thời, các giáo viên cho rằng nguyên nhân chính hạn chế việc sử dụng tư liệu dạy học dạng dạng kỹ thuật số là: Trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) làm hạn chế trong việc giao tiếp với máy tính nên ứng dụng các tính năng của máy và các phần mềm ứng dụng rất khó khăn vì vậy cần phải có những người thạo về tin học hỗ trợ thì mới sử dụng tốt được. Phần lớn các GV đều mong muốn được tham gia các lớp tập huấn về kĩ năng sử dụng máy tính và tập huấn về các PPDH có sử dụng CNTT ở mức cơ bản và nâng cao. Đồng thời, họ cũng có nhu cầu rất cao về việc được hỗ trợ nguồn tư liệu Multimedia và được cung cấp các bước trong qui trình thiết kế bài giảng theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện, cũng như hướng sử dụng bài giảng này để tổ chức hoạt động học tập của HS. 1.2.3.3. Nhận thức và tình hình sử dụng các phương pháp dạy học tích cực của GV trong dạy học sinh học. Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra GV gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm về PPDH. Mỗi câu gồm 4 đáp án tương ứng với 4 ô để cho GV đánh dấu. Với cỏch tớnh điểm như sau: Mỗi ô trả lời đúng được 1 điểm, mỗi ô trả lời sai bị trừ 1 điểm, ô trống không có điểm, số điểm tối đa mỗi người có thể đạt được là 60 điểm. Kết quả điều tra ở 38 GV đang trực tiếp tham gia giảng dạy môn Sinh học cho thấy trong 38 người trả lời phiếu trắc nghiệm có 9 người đạt điểm dưới trung bình (26%). Không có ai đạt điểm tối đa. Như vậy, đa số các GV có hiểu biết khá tốt về PPDH tích cực. Qua quá trình khảo sát về PPDH mà GV hay sử dụng nhất, chúng tôi nhận thấy đa số GV nhìn nhận sự tiến bộ về xu thế đổi mới PPDH ở các trường THPT, hầu như không có GV nào sử dụng PP thuyết trình, tuy nhiên đa số GV đều sử dụng PPDH hỏi đáp kết hợp với giảng giải. Các PPDH sử dụng tình huống, sử dụng bài tập nhận thức, thảo luận nhóm, biểu diễn thí nghiệm, thực hành quan sát ít được sử dụng, GV chỉ sử dụng các phương pháp này trong các giờ thực hành theo phân phối chương trình. Các PPDH dựa trên những ứng dụng của CNTT còn rất hạn chế, chưa khai thác được thế mạnh của CNTT, những tiết dạy mà có ứng dụng CNTT chỉ là sử dụng bài giảng điện tử đơn thuần, chưa sưu tầm, gia công được các thiết bị kĩ thuật dạy học khác: tranh ảnh động, thí nghiệm mô phỏng, phim, các phần mềm dạy học khác nên không thể phát huy hết tác dụng của phương pháp trực quan kết hợp vấn đáp tìm tòi, bởi các PTTQ hiện có không thể hiện đầy đủ nội dung mà HS cần tìm tòi khám phá. 1.2.4. Nhận thức của GV về vị trí, vai trò của bài giảng được thiết kế theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện trong dạy học sinh học Kết quả điều tra mẫu phiếu 2 trên 38 GV Sinh ở 4 trường, khi xử lý số liệu thu được, chúng tôi có kết quả trình bày trong bảng sau: STT Các vấn đề Ý kiến của GV Đồng ý Lưỡng lự Không đồng ý Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % 1 Học sinh tự lĩnh hội được nhiều kiến thức hơn trong một đơn vị thời gian 36 94,7% 2 5,3% 0 0% 2 Kích thích được hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực học tập của HS của học sinh hơn giờ bình thường 30 78,9% 5 13,1% 3 8% 3 Rèn thói quen tự học, tự kiểm tra đánh giá 25 65,8% 10 26,3% 3 7,9% 4 GV là người đạo diễn, định hướng còn HS chủ động lĩnh hội kiến thức 28 73,7% 8 21,1% 2 5,2% 5 GV dễ thu được những thông tin ngược kịp thời 32 84,2% 5 13,1% 1 2,7% 6 GV dễ dàng bao quát được lớp 33 86,8% 4 10,5% 1 2,7% 7 Rút ngắn được thời gian dạy học, GV đỡ mệt vì không phải giảng nhiều 27 71,1% 8 21,1% 3 7,8% 8 Cần triển khai rộng việc sử dụng PMCC trong thiết kế bài giảng theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện. 25 65,8% 10 26,3% 3 7,9% 9 Không phù hợp với điều kiện thực tế 23 7,9% 12 31,6% 3 60,5% 10 Sử dụng PMCC thiết kế bài giảng đơn giản, không cần thành thạo vi tính. 20 52,6% 16 42,1% 2 5,3% Qua kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy về mặt định lượng, GV đó cú những nhận thức đúng đắn về vai trò của bài giảng được thiết kế theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện. Đã có 94,7% ý kiến cho rằng, qua bài giảng thiết kế theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện, học sinh tự lĩnh hội được nhiều kiến thức hơn trong một đơn vị thời gian của tiết học. Có 78,9% ý kiến cho rằng bài giảng thiết kế theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện kích thích được hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực học tập của HS của học sinh hơn giờ bình thường. 65,8% ý kiến cho rằng bài giảng thiết kế theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện rốn thói quen tự học, tự kiểm tra đánh giá. 73,7% GV cho rằng với bài giảng này, GV trở thành người đạo diễn, định hướng còn HS chủ động lĩnh hội kiến thức. Có 84,2% ý kiến cho rằng sử dụng PTTQ giúp GV thu được những thông tin ngược kịp thời để điều chỉnh quá trình dạy học nhằm đạt kết quả cao hơn; 86,8% số ý kiến cho rằng sử dụng bài giảng tích hợp truyền thông đa phương tiện, GV dễ dàng bao quát được lớp hơn. 71,1% số ý kiến đồng ý bài giảng tích hợp truyền thông đa phương tiện rút ngắn được thời gian dạy học, GV đỡ mệt vì không phải giảng giải nhiều. 65,8% số ý kiến cho rằng cần triển khai rộng việc sử dụng PMCC trong thiết kế bài giảng theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện. Chỉ có 7,9% số ý kiến cho rằng bài giảng THTTĐPT không phù hợp với điều kiện thực tế. 52,6% đồng ý là sử dụng PMCC thiết kế bài giảng đơn giản, không cần thành thạo vi tính.. Những ý kiến này là cơ sở thực tiễn vững chắc cho việc nghiên cứu đề tài. 1.2.5. Về thái độ và chất lượng học tập của HS Chúng tôi tìm hiểu thái độ học tập của HS với môn học và kết quả học tập ở học kỳ I môn Sinh học năm học 2008 - 2009 trong thực nghiệm khảo sát (trước khi thực nghiệm chính thức) ở 2 trường: - Trường THPT Thuận Thành số I - Trường THPT Thuận Thành số II Nhằm xác định mối tương quan D - H để kiểm định lại những kết quả định tính về phía GV, từ đó kết luận về thực trạng D - H. Kết quả xử lí thông tin từ 350 phiếu điều tra thu được. Chúng tôi xin trình bày qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 1.4. Bảng điều tra thái độ và chất lượng học tập của HS lớp 12 đối với môn SH Các tiêu chí điều tra Số lượng Tỉ lệ % Thái độ đối với môn học Yêu t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochuong dang viet.doc