Đề tài Xây dựng phần mềm quản lý thiết bị

Đối tượng Recordset:

Bằng cách sử dụng các đối tượng Connection và Command ta có thể thực thì các Query để thêm ( Add), cập nhật (Update) hay xoá (Delete) một Recordset trong Data Source. Tuy nhiên trong các ứng dụng thì ta cũng phải thực hiện việc lấy ra các Recordset từ ADO để hiện giá trị chúng trong trang Web. Để lấy lại giá trị trả về từ các Query, chúng ta phải sử dụng đối tượng Recordset, thực chất nó được hiểu như một bảng trong bộ nhớ, và nó cung cấp cho ta các phương thức, Properties để dễ dàng truy xuất các Record trong đó

 

docx66 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2365 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng phần mềm quản lý thiết bị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về giá trị Ngoài những kiểu dữ liệu, toán tử và cấu trúc điều khiển như đã giới thiệu ở bên ngôn ngữ Script còn rất nhiều hàm tạo nên sự sinh động cho chương trình. IV. Những vấn đề liên quan đến việc xây dựng ứng dụng ASP: Khi xây dựng một ứng dụng trên một môi trường ASP để chương trình sinh động ta cần lưu ý khi: Xây dựng file Global.asa Viết mã Script Thêm các đối tượng ( Object) có sẵn vào trong chương trình. Sử dụng các ActiveX Component Lấy thông tin người sử dụng (User), gửi thông tin người sử dụng ( User). 1. File Global.asa: File Global.asa là một file tuỳ chọn, trong đó bạn có thể khai báo các Script đáp ứng biến cố, các biến có tầm hoạt động là Application (ứng dụng) hay Session (phiên). Đây không phải là file nhìn thấy bởi người sử dụng (User), trái lại nó chứa những thông tin được sử dụng bởi ứng dụng một cách toàn cục. File này phải đặt tên là Global.asa và được đặt trong thư mục gốc của ứng dụng. Mỗi ứng dụng chỉ có một file Global.asa duy nhất. Một file Global.asa có thể chứa các thành phần sau: Application Event, Session Event, định nghĩa các đối tượng. Nếu bạn viết các Script không được bao bởi thẻ (Tag) , hoặc định nghĩa các đối tượng không có tầm hoạt động Application hay Session thì máy chủ (Server) sẽ trả về lỗi. Máy chủ (Server) sẽ bỏ qua những Script có chứa những thành phần HTML mà các biến cố Application và Session không thể xử lý như trong một File HTML thông thường. Những Script trong File Global.asa có thể được viết bằng bất cứ ngôn ngữ nào có hỗ trợ Script. Nếu các Script được viết bởi cùng một ngôn ngữ thì có thể hợp chúng trong cùng một thẻ (Tag) duy nhất. Khi bạn thay đổi File Global.asa và ghi lại nó thì máy chủ ( Server) hoàn tất việc xử lý những nhu cầu ứng dụng hiện thời trước khi nó biên dịch lại file Global.asa, trong khoảng thời gian này máy chủ (Server) từ chối và ra thông báo : “The request cannot be procesed while the application is being restarted”, sau khi các yêu cầu (Request ) được xử lý xong máy chủ (Server) xoá bỏ tất cả các phiên (Session) đang chạy, gọi biến cố Session_Onend tương phiên (Session) mà nó xoá, tiếp theo gọi biến cố Application_Onend. File Global.asa được biên dịch lại, yêu cầu (Request) của người sử dụng (User) tiếp theo sẽ khởi động ứng dụng trở lại (gọi biến cố Application_Onstart và Session_Onstart). Tuy nhiên khi lưu lại những file được Include trong file Global.asa thì không gây lên biến cố này, muốn khởi động lại phải ghi lại file Global.asa. các thủ tục trong file Global.asa chỉ có thể gọi trong từ các Script trong biến cố: Application_Onstart, Application_Onend, Session_Onstart, Session_Onend. Các thủ tục này không thể gọi trong các trang ASP trong ứng dụng dựa trên ASP Để Share các thủ tục giữa các file ASP khác nhau trong một ứng dụng, cần định nghĩa chúng trong một file riêng rồi dùng Include để chèn chúng vào các trang ASP có gọi thủ tục đó. Những File Include thường có phần mở rộng .INC. 2. Khai báo đối tượng và biến cố : Biến cố Application: Application_Onstart: Xảy ra trước khi phiên (Session) đầu tiên được tạo, nghĩa là trước biến cố Session_Onstart, khi có yêu cầu đầu tiên đến trang ASP của ứng dụng. Chỉ có các đối tượng ứng dụng (Application) và các đối tượng cài đặt trong máy chủ ( Server Build - In) là có thể sử dụng. Các tham khảo đến đối tượng Session, Request, Response sẽ gây ra lỗi. - Cú pháp: Sub Application_Onstart … End Sub - Tham số Script Language: Chỉ định ngôn ngữ Script dùng để viết Script. Thường sử dụng biến cố này để khởi động một số biến toàn cục, thông tin hệ thống . Application_Onend: xảy ra trước khi đóng ứng dụng, sau khi biến cố Session_Onend cuối cùng xảy ra chỉ có các đối tượng ứng dụng (Application) hay các đối tượng được cài đặt sẵn trong máy chủ (Server Build - In) là có thể sử dụng. Cú pháp Application_onend ... End sub Tham số Script language chỉ định ngôn ngữ Script dùng để viết Script. Thường sử dụng biến cố này để xoá, cập nhật lại các thông tin của hệ thống Biến cố session: Web Server tự động tạo một phiên (Session) cho một người sử dụng cho một trang Web tương ứng khi được yêu cầu. Máy chủ (Server) sẽ xoá bỏ một phiên (Session) khi nó vượt thời gian (Time- Out) hoặc phương thức (Method ) được gọi. Những biến cố của phiên (Session): Session_Onstart: Xẩy ra khi máy chủ (Server) tạo một phiên (Session) mới. Bạn phải khai báo biến có tầm hoạt động trong biến cố. Ta có thể tham khảo tất cả các đối tượng được cài đặt (Build - In) trong biến cố này Cú pháp: Sub Session_Onstart … End Sub Tham số: Script Language chỉ định ngôn ngữ Script. Ta có gọi phương thức Redirect trong biến cố Session_Onstart, chẳng hạn để bảo đảm người sử dụng muốn mở ngay sang một trang khác trang được chỉ định, thì Redirect sang trang đã chỉ định. Tuy nhiên cần chú ý là những Browser không hỗ trợ Cookies thì nó sẽ không lưu lại SessionID của nó nên bất cứ khi nào mở một trang mới thì máy chủ (server) lại tạo một trang Session mới. Ví dụ: Sub Session_Onstart Application.lock Application (“accessnumber”)= Application (“accessnumber”)+1 Application.unlock End sub Session_Onend: Xảy ra khi một phiên (Session) được đóng hoặc vượt quá thời gian (Timeout). Dùng biến cố này để xoá các biến đã đặt trong quá trình sử dụng của người sử dụng (User). Cú pháp: Sub Session_Onend … End Sub Khai báo đối tượng Bạn có tạo các đối tượng tầm hoạt động là phiên (Session) hay ứng dụng (Application) trong file Global.asa. Đối tượng này thực sự được tạo ra khi máy chủ ( Server) xử lý một Script có tham khảo đến nó. Cú pháp: <Object Runat = Server Scope = Scope ID = Identifier {progid=proid | classid= “classid”/> ... Tham số: Scope: Chỉ định tầm hoạt động của đối tượng, là “Session” hay “Application” Indentifiler: Tên Instance của đối tượng ProgID: Một định danh được kết hợp với định danh Class. ProgramID hay ClassID phải đựơc chỉ định trong khai báo . ClassID: định danh duy nhất cho một đối tượng lớp OLE. ProgramID hay classID phải đựơc chỉ định trong khai báo . Ví dụ: CLASSID = “clsid:79076FBO-B72” ID= “spntest” CODEBASE= “http”// activeX mirosoft.com.control”> V. CÁC ĐỐI TƯỢNG (OBJECT) TRONG ASP: Khi viết các Script ta thường có nhu cầu thực hiện một số tác vụ nào đó theo một quy tắc cơ bản nào đó. Khi đó thường xuất hiện những công việc lặp đi lặp lại nhiều lần, từ đó xuất hiện những nhu cầu tạo ra những đối tượng có khả năng thực hiện những công việc cơ bản đó. Mỗi đối tượng là một kết hợp giữa lập trình và dữ liệu mà có thể xử lý thống nhất. Đối với phần lớn các đối tượng, để sử dụng được nó ta phải tạo ra các Instance cho nó. Tuy nhiên ASP có sẵn năm đối tượng mà ta có thể dùng được mà không phải tạo Instance. Chúng được gọi là các đối tượng được cài đặt sẵn (Build - In Object), bao gồm: Request: Là đối tượng chứa các thông tin ở Web Browser gửi yêu cầu tới Web Server. Response: Là đối tượng chứa thông tin từ máy chủ (Server) gửi cho Web Browser. Server: Là môi trường máy chủ (Server) nơi ASP đang chạy, chứa các thông tin về tác vụ và hệ thống. Application: Đại diện cho ứng dụng Web của ASP, chứa Script hiện hành. Session: Là một biến đại diện cho người sử dụng (User) 1. Đối tượng Request: Định nghĩa: Với đối tượng Request, các ứng dụng ASP có thể lấy dễ dàng các thông tin gửi tới từ người sử dụng (User). Ví dụ khi người sử dụng gửi (User submit) từ một Form Đối tượng Request cho phép truy xuất tới bất kỳ thông tin nào do người sử dụng (User) gửi tới bằng giao thức HTTP như sau: Các thông tin chuẩn nằm trong các biến Serve Các tham số gửi tới bằng phương thức POST Các tham số gửi tới bằng phương thức GET Các Cookies Các Client Certificates Các cú pháp tổng quát: Request.(Cllectionname)( Variable) Đối tượng Request: Có 5 Collection Client Certificate: Nhận Certificate Fields từ Request của Web Browser. Nếu Web Browser sử dụng http:// để kết nối (Connect) với máy chủ ( Server), Browser sẽ gửi Certification Fields. Query string: Nhận giá trị của các biến trong HTML Query String. Đây là một giá trị được gửi lên theo sau dấu hỏi (?) trong HTML Request. Form: Nhận giá trị của các phần tử trên Form sử dụng phương thức POST Cookies: Cho phép nhận những giá trị của Cookies trong HTML Request Server Variable: Nhận giá trị của các biến trong môi trường. 2. Đối tượng Response: Định nghĩa: Việc gửi thông tin tới cho người sử dụng (User) sẽ được thực hiện nhờ đối tượng Response. Cú pháp tổng quát: Response.Clloection\ property\ method Collection của đối tượng Response: Cookies: Xác định giá trị biến Cookies. Nếu Cookies được chỉ ra không tồn tại, nó sẽ được tạo ra, nếu nó tồn tại thì nó nhận giá trị mới. Các thuộc tính (Properties): Buffer: Chỉ ra trang Web Output được giữ lại đệm Buffer hay không. Khi một trang được đệm lại, máy chủ (Server) sẽ không gửi một đáp ứng nào cho trình duyệt (browser) cho đến khi tất cả các Script trên trang hiện tại đã được thực thi xong hay phương thức FLUSH hay END được gọi. ContentType: Chỉ ra HTML Contenttype cho đáp ứng (Response). Nếu không có Contenttype được chỉ ra, chỉ mặc định là “Text / HTML”. Expires: Chỉ định số thời gian trước khi một trang được đệm (Cached) trên một tình duyệt (Browser) hết hạn. ExpiresAbsolute: Chỉ ra ngày giờ của một trang được đệm (Cached) trên trình duyệt (Browser) hết hạn. Status: Chỉ ra trạng thái của máy chủ (Server). Giá trị trạng thái được định nghĩa trong đặc tả HTTP. Các phương thức ( Methods): AddHeader (Tên, Nộidung): Tạo ra một phần đầu (Header ) HTTP tuỳ biến sử dụng các giá trị tên và nội dung và thêm nó vào đáp ứng. Không thể thay đổi một phần đầu (Header) đã tồn tại có cùng tên. Một khi đã thêm một phần đầu (Header), không thể thu hồi nó. Cần phải sử dụng trước khi gửi bất cứ trang nội dung nào (Text hay HTML) đến máy khách (Client). AppendToLog (“ String ”): Thêm một chuỗi vào cuối Log File của Web Server cho yêu cầu (Request) này. Binarywrite: Xuất thông tin Output HTML dạng nhị phân (Binary). Clear: Xoá đệm Output HTML. Tuy nhiên, phương thức này chỉ xoá đáp ứng phần thân ( Response Body) mà không xoá đáp ứng phần đầu (Response header). Phương thức này sẽ lỗi nếu như đáp ứng (Response) chưa thiết lập thành True. End dừng sử lý file .ASP và trả về kết quả hiện tại. Flush: Gửi thông tin trong Buffer cho máy khách (Client). Phương thức này sẽ sinh lỗi nếu Response.Buffer chưa thiết lập thành True. Redirect: Gửi một thông báo cho trình duyệt ( Browser) định hướng lại cho đến một URL khác. Ghi một biến ra HTML Output như là một chuỗi. 3. Đối tượng Session: Định nghĩa: Chúng ta có thể sử dụng một đối tượng phiên (Object Session) để lưu trữ thông tin cần thiết cho một người sử dụng ( User). Những biến được lưu trữ trong đối tượng (Object) vẫn tồn tại khi người sử dụng (User) nhảy từ trang này sang trang khác trong ứng dụng. Web Server tự động tạo đối tượng phiên (Object session) khi người sử dụng (User) chưa có phiên (Session) yêu cầu một trang Web. Khi phiên (Session) này kết thúc thì các biến trong nó được xoá để giải phóng tài nguyên. Các biến Session có tầm hoạt động trong phiên (Session) đó mà thôi. Cú pháp tổng quát: Session.Property | Mehtod Các thuộc tính (Property): SessionID: Trả về SessionID cho người sử dụng (User). Mỗi phiên (Session) sẽ được cho một định danh duy nhất khi nó được tạo ra. Timeout: Khoảng thời gian tồn tại của một phiên (Session), tính bằng phút, mặc định 20 phút. Các phương thức ( Method): Abandom: Xoá bỏ một đối tượng phiên (Object Session), trả về tài nguyên cho hệ thống . Session(“Login”): Cho biết người yêu cầu truy xuất đến trang có login chưa. Session (“ Username ” ): Tên của người Account tạo ra phiên (Session) hiện tại. Session (“ Selectedtopic ” ): Tên chủ đề đang được chọn để thực hiện một thao tác nào đó. 4. Đối tượng Application: Định nghĩa: Ta có thể sử dụng đối tượng ứng dụng (Object Application) để cho phép nhiều người sử dụng một ứng dụng chia sẻ thông tin với nhau. Bởi vì đối tượng ứng dụng (Object application) được dùng chung bởi nhiều người sử dụng, do đó đối tượng (Object) có hai phương thức (Method) Lock và Unlock để cấm không cho nhiều người sử dụng đồng thời thay đổi thuộc tính (Property) của đối tượng (Object) này, các biến ứng dụng ( Application) là toàn cục, có tác dụng trên toàn ứng dụng. Cú pháp tổng quát: Application.Method. Các phương thức (Method): Lock: Phương thức này cấm không cho máy khách (Client) khác thay đổi thuộc tính (Property) của đối tượng ứng dụng (Application). Unlock: Phương thức này cho phép máy khách (Client) khác nhau thay đổi phương thức (Property) của đối tượng ứng dụng (Application object ). Events: Gồm có hai Event được khai báo trong file Global.asa. ngoài ra chúng ta có thể đặt các biến trong đối tượng Application để lưu những thông tin toàn cục, hay các cờ báo hiệu. Application_Onstart: Xẩy khi khởi động ứng dụng. Application_Onend: xẩy ra khi ứng dụng đóng, sau khi máy chủ tắt ( Server Shutdown). 5. Đối tượng Server: Định nghĩa: Cho phép truy xuất đến các thuộc tính (Method) và phương thức ( Property) của máy chủ ( Server) như những hàm tiện ích. Cú pháp tổng quát: Server.method Các thuộc tính (Properties): Creatobject: Tạo Instance của Server Component. HTML Encode: mã hoá chuỗi theo dạng HTML Mappath: ánh xạ đường dẫn ảo (là đường dẫn tuyệt đối trên máy chủ (Server) hiện hành hoặc đường dẫn tương đối đến trang hiện tại) thành đường dẫn vật lý (Physical Path) URLEncode: mã hoá một chuỗi (kể cả ký Escape) theo quy tắc mã hoá URL. VI. ADO ( Ativex data object) A. Thành phần truy cập cơ sở dữ liệu (Database access component) Một ứng dụng Web cơ sở dữ liệu (Web Database) viết bằng ASP có thể truy xuất dữ liệu trong một cơ sở dữ liệu (Database), bằng cách sử dụng Component Database Access của ActiveX mạnh nhất của ASP trong việc phát triển ứng dụng Web Database Các đối tượng (Object) của ADO cung cấp có thể tạo ra các kết nối (Connection) với hầu hết các kiểu cơ sở dữ liệu (Database), cũng như việc truy xuất, cập nhật các cơ sở dữ liệu (Database) này. Hiện nay thư viện ADO là công cụ mạnh nhất trong việc phát triển các ứng dụng cơ sở dữ liệu (Database) trên Internet Trong phần này ta sẽ xem xét các thành phần trong thư viện công cụ này. B. Giao diện của ADO (ADO Interface): ADO được thiết kế một cách đơn giản nhất, nó giao tiếp với các cơ sở dữ liệu (Database) thông qua phương thức ODBC (Open Database Connectivity), chúng ta có thể sử dụng chúng với bất kỳ loại cơ sở dữ liệu(Database) nào nếu như ODBC có Driver hỗ trợ. Sự giao tiếp giữa ADO và các thành phần khác trong hệ thống có thể mô tả theo hình vẽ sau Active Server Pages ODBC Driver Active Database Component Active Data Object Data Provider Interface DATA Quá trình truy xuất dữ liệu qua ODBC Các đối tượng ( Object) trong ADO: Các đôi tượng (Object) chính trong đó là: Connection, Recordset, Command, ngoài ba đối tượng (Object) chính còn có các đối tượng (Object), tham số, thuộc tính, phương thức sử dụng con. Sử dụng Connection ta có thể thiết lập sự liên kết với cơ sở dữ liệu, thông qua đó ta có thể thực hiện các Query để lấy ra các Record hoặc tập hợp các Record bằng cách sử dụng Command Object. Kết quả thực hiện trên cơ sở dữ liệu (Database) sẽ được lưu vào Recordset, trên đối tượng này ta có thể duyệt và lấy ra một hay nhiều Record. Sau đây ta sẽ xem xét cụ thể cách sử dụng của từng đối tượng (Object). 1. Đối tượng Connection: Để sử dụng đối tượng Connection, trước tiên ta phải tạo ra một Instance cho nó, đây thực sự là một thể hiện của đối tượng (Object) này trong ASP. Phát biểu tạo ra Instance cho Connectin có cú pháp như sau: <% Connection_name = Server.Creatobject ( “ ADODB.Connection ”) %> Thông thường trong một ứng dụng nếu ta cần có một liên kết với DataSource cố định cho tất cả các trang thì khi đó ta sẽ đặt Instance của Connection có mức hoạt động ở mức độ Application, bằng cách phát biểu Instance ở trên vào các thủ tục Application_Onstart( ) <% Sub Application_Onstart ( ) Set Connection_name = Server.Creatobject (“ADODB.Connection”) End Sub %> hoặc thiết lập cho Connection ở mức độ Session như sau: <% Sub Sessiom_Onstart ( ) Set Connection_name = Server.Creatobject(“ADODB.connection”) End Sub %> Hoặc tạo File sử dụng chung. Tuy nhiên ta có thể xem xét thêm việc tối ưu cho các Connection trong một ứng dụng có nhiều người sử dụng (User) truy xuất tới cơ sở dữ liệu ( Database), đó là khả năng Connctionpooling của ODBC. Connection Pooling: Các ứng dụng cơ sở dữ liệu truyền thống đều tạo một mối liên kết tới cơ sở dữ liệu ( Database) mà nó sử dụng, còn các ứng dụng cơ sở dữ liệu ( Database) trên Web lại mở và đóng các liên kết, các liện kết này ở mỗi trang Web. Một phương pháp cho các ứng dụng cơ sở dữ liệu ( Database) trên web là tạo ra một sự liện kết liên tục với cơ sở dữ liệu của từng người sử dụng (User) và lưu trữ trong đối tượng Session. Tuy nhiên phương pháp này có thể làm gia tăng số lượng các người sử dụng ( User) kết nối tới cơ sở dữ liệu mà không làm việc và chỉ đạt được độ tin cậy đối với các Web Site có sự lưu thông dữ liệu thấp. Connection pooling được kích hoạt mặc nhiên trong ASP, ta có thể loại bỏ bằng cách thiết lập giá trị Register Entry Start Connection về giá trị 0 Các phương thức của đối tượng Connection Open Method: Sử dụng để mở một kết nối với cơ sở dữ liệu (Database). Sau khi tạo một Instance cho đối tượng liên kết dữ liệu (Connection object), ta có thể mở kết nối với Data Source để có thể truy xuất dữ liệu, cú pháp cho phương thức trong VBscript như sau: Connection.Open connecstring User Password Trong đó Connecstring là chuỗi định nghĩa Data Source Execute method: Phương thức này cho phép thực thi một câu lệnh, tác động lên DataSource. Theo trình tự sau khi đã có một kết nối tới DataSource,ta có thể sử dụng nó với phương thức Execute với cú pháp trong VBscript như sau Connection.Execute Command, Recordaffected,Option Trong đó thông số Option có các giá trị khác nhau tương ứng với mỗi loại Commantext. Các giá trị của Option theo bảng sau: Giá trị Danh hiệu hằng tương ứng Mô tả command text 0 Adcmdunknown Giá trị này mặc định khi định nghĩa 1 Adcmdtext Commandtext là một câu lệnh (ví dụ như SQL) 2 Adcmdtable Tên của table mà ta sẽ tạo một Recordset từ đó 3 Adcmdstoredpro Một Stored Procedure Thông thường các giá trị trên sẽ được gán cho tên (danh hiệu), hằng và được cài đặt trong file Include. Close method: trong các trang ASP, sau khi đã xử lý xong dữ liệu trên DataSource, trước khi kết thúc trang sử dụng phải đóng lại các kết nối đã mở. Việc đóng kết nối nhờ phương thức Close Cú pháp như sau: Connection.Close Nếu chương trình không thực hiện việc này thì ASP sẽ tự động đóng Connection đã mở trong trang, mỗi khi người sử dụng tham khảo qua trang khác (đi khỏi tầm hoạt động của biến Instance). Nếu ta tạo Instance và mở kết nối trong các thủ tục Application_Onstart hoặc Session_ Onstart thì đóng các Connection này sẽ được thể hiện trong thủ tục Onend 2. Đối tượng Command Thay vì phải sử dụng phương thức Execute của đối tượng Connection để Query hay Update data Source, ta có thể sử dụng đối tượng Command để thi hành các thao tác với cơ sở dữ liệu. Việc tạo Instance cho đối tượng Command cũng giống như đối tượng Connection. Command_name = Server.Creatobject (“ ADODB.Command ”) Tuy nhiên để sử dụng đối tượng này ta cần xem xét các phương thức và thuộc tính kèm theo. Các phương thức (Method): Creat Paramater: Dùng để tạo một đối tượng (thông số ) trong tập thông số. Execute: Dùng để thực thi lệnh được đặc tả trong trong thuộc tính Commandtext. Các thuộc tính ( Properties): Activeconnection: Chỉ định đối tượng nào được sử dụng trong đối tượng Command. Commandtext: Chỉ định câu lệnh cần thực thi trên cơ sở dữ liệu Commandtimeout: Xác định thời gian thực thi lệnh, giá trị thời gian thực thi lệnh tính bằng giây Commandtype: Cho phép kiểu query đặc tả trong commandtext Prepared: Tạo ra lệnh chuẩn trước khi thực thi Tạo Activeconnection Sau khi đã có các Instance của các đối tượng kết nối (Connection Object) đã được kết nối với cơ sở dữ liệu, và các đối tượng command (Command Object). Lúc này nếu muốn sử dụng đối tượng command (Command Object) ta phải gán tên của Connection thích hợp (Connection nào kết nối tới cơ sở dữ liệu cần làm việc ) vào cho thuộc tính Activeconnection của đối tượng command (Command Object) Command_name.Activeconnection = Command_name Thực thi Query Ta có thể sử dụng phương thức Execute của Command gần giống như Connection, tuy nhiên điểm khác với Connection là đối tượng Command nếu ta có dự định thi hành một lệnh nào đó thì ta phải đọc cho các giá trị thuộc tính Commandtext, Parameter.. <% OConn = Server.CreateObject(“ADODB.Connection”) OCmd = Server.CreateObject(“ADODB.Command”) OConn.Open (“Pubs”, “sa”, “”); OCmd.ActiveConnetion = oConn; OCmd.CommandText = “DELETE* FROM Table”; OCmd.CommandType = 1; ‘thể hiện commandtext là một SQL OCmd.Prepared = true ‘thực hiện compile câu lệnh OCmd.Execute(); OCmd.ActiveConnection = nothing ; %> Ta gán giá trị Commandtimeout ở giá trị thích hợp, thông thường là 30, nếu để giá trị này là 0 thì ADO sẽ thực thi cho đến khi tác vụ được hoàn tất Sử dụng thông số cho SQL Nếu như Query cần thực thi có yêu cầu thông số, thì ta phải thêm các thông số này vào Collection Parameter, trước khi thực thi câu lệnh đối với phương thức Execute của đối tượng Connection không có khả năng này. Khi sử dụng Query có tham số thì cú pháp của phương thức có dạng như sau: Command.Execute(Recordaffected|, Parameter, Option); Record và Option có chức năng giá trị như trong đối tượng Connection (Connection object). Tham số Parameter là một dãy thông số được thực hiện trong một mảng (Array), mỗi một phần tử của mảng là một thông số, theo thứ tự các thông số trong câu lệnh. Để tìm hiểu cách tạo ra các thông số trong danh sách các thông số câu lệnh ta xem các thuộc tính (Method) và các phương thức (Properties) của Parameter Collections, trong phần tiếp theo. Tạo và thêm thông số vào Collection Đối tượng Parameter Collection là đối tượng lưu giữ các thông số cho Query, mà sẽ được thực thi bởi đối tượng Command (Command Object). Thay vì phải đưa các thông số này vào ngay khi thực hiện Query. Ta sẽ thực hiện nó trước trong Parameter Collection, điều này đựơc phép thực hiện nhờ các phương thức (Method )và các thuộc tính (Properties) của Parameter. Các phương thức (Method): Append: Thêm một thông số vào Collection Delete: Xoá một thông số trong Collections Refesh: Cập nhật Collection để phản ánh sự thay đổi thông số trong đó Các thuộc tính (Properties): Count: Trả về các thông số trong Collections Item: Được sử dụng để lấy giá trị của một thông số trong Collections mỗi phần tử Parameter Collection có thể coi như một đối tượng thông số (Parameter Object) và chúng cũng có các thuộc tính riêng như: Attribute: Thể hiện kiểu dữ liệu mà thông số đó chấp nhận Derection: Thể hiện hướng của thông số là Input hay Output, hay cả hai Name: Tên thông số Numberscale: Số chữ số thập phân trong thông số kiểu số Precision: Chữ số của thông số kiểu số Size: Kích thước lớn nhất, theo byte Type: Kiểu dữ liệu thông số Value: Giá trị gán cho thông số Để thêm một thông số đi vào Collection, trước tiên ta phải tạo một Instance cho đối tượng thông số (Parameter Object) và thiết lập các giá trị thuộc tính cho nó sau khi sử dụng phương thức Append. Các bước cần thực hiện khi tạo danh sách tham số <% OParam = OCmd.CreateParameter(Name, size Direction, Value); OCmd.Parameter.Append (OParam); %> Để lấy giá trị trong thông số Collection ta có thể sử dụng OCmd.Parameter.Item(index); hoặc OCmd.Parameter(index); hoặc OCmd.Parameter (tên thông số); hay là OCmd.Parameter.Item(tên thông số); 3. Đối tượng Recordset: Bằng cách sử dụng các đối tượng Connection và Command ta có thể thực thì các Query để thêm ( Add), cập nhật (Update) hay xoá (Delete) một Recordset trong Data Source. Tuy nhiên trong các ứng dụng thì ta cũng phải thực hiện việc lấy ra các Recordset từ ADO để hiện giá trị chúng trong trang Web. Để lấy lại giá trị trả về từ các Query, chúng ta phải sử dụng đối tượng Recordset, thực chất nó được hiểu như một bảng trong bộ nhớ, và nó cung cấp cho ta các phương thức, Properties để dễ dàng truy xuất các Record trong đó Các phương thức (Method) Addnew: Là phương thức dùng để tạo ra một Record trong Update Recordset Close: Đóng các đối tượng Recordset và các đối tượng con của chúng Delete: Xoá đi một Record hiện hành trong Recordset Move: Dịch chuyển vị trí Record hiện tại Movefisrt Movenext Moveprevious Các phương thức dịch chuyển con trỏ Movelast Open: Mở một Record mới, sau khi mở song thì con trỏ nằm ở vị trí đầu tiên trong Recordset Requery: Thực hiện lại Query. Lưu các thay đổi trên các Record hiện hành. Các thuộc tính (Properties) Absoluteposition: Số thứ tự của Record hiện hành. BOF (Begin of file): Có giá trị True nếu con trỏ nằm ở Record đầu tiên. Cursortype: Kiểu con trỏ được sử dụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxXây dựng một phần mềm quản lý thiết bị.docx