Đề tài Xây dựng phòng phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi

Phần I

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi đang phát triển một cách mạnh mẽ ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới. Chăn nuôi trang trại có quy mô lớn dần thay thế cho chăn nuôi nông hộ với quy mô nhỏ lẻ và manh mún. Trong chăn nuôi trang trại thì đòi hỏi lượng thức ăn để cung cấp cho vật nuôi là rất lớn. Do đó các trang trại chăn nuôi không thể tự cung cấp thức ăn cho vật nuôi được mà phải mua từ các cơ sở sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi. Chính vì vậy, hàng loạt các cơ sở sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi đã ra đời như: Con Cò, Cargill, CP Group, Hồng Hà .Các cơ sở này luôn cạnh tranh lẫn nhau để có thể tồn tại và phát triển vững mạnh trên thị trường. Vì vậy, sản phẩm của các cơ sở này làm ra luôn thay đổi mẫu mã, bao bì., đặc biệt là chất lượng của sản phẩm để phù hợp với yêu cầu của người chăn nuôi.

Hiện nay, trên thị trường các loại thức ăn chăn nuôi được bày bán một cách tràn lan. Nhiều loại thức ăn đã hết hạn sử dụng hoặc có những loại thức ăn chất lượng kém, hàm lượng chất dinh dưỡng không đúng như in trên bao bì nhưng vẫn được bày bán một cách công khai trên thị trường. Mặt khác, các nguyên kiệu để sản xuất thức ăn cũng luôn biến động về chất lượng. Chất lượng của các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập về cơ sở sản xuất và chế biến thức ăn biến động theo các lô hàng và biến động theo thời gian. Các lô hàng khác nhau chất lượng nguyên liệu cũng khác nhau, nguyên liệu để lâu ngày bị ẩm mốc sẽ dẫn đến chất lượng bị giảm sút.

Để đảm bảo cho thức ăn chăn nuôi của các cơ sở sản xuất luôn được ổn định về chất lượng, cạnh tranh được với các công ty khác thì cần phải: “xây dựng phòng phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi”.

 

doc13 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 5977 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng phòng phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi đang phát triển một cách mạnh mẽ ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới. Chăn nuôi trang trại có quy mô lớn dần thay thế cho chăn nuôi nông hộ với quy mô nhỏ lẻ và manh mún. Trong chăn nuôi trang trại thì đòi hỏi lượng thức ăn để cung cấp cho vật nuôi là rất lớn. Do đó các trang trại chăn nuôi không thể tự cung cấp thức ăn cho vật nuôi được mà phải mua từ các cơ sở sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi. Chính vì vậy, hàng loạt các cơ sở sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi đã ra đời như: Con Cò, Cargill, CP Group, Hồng Hà ....Các cơ sở này luôn cạnh tranh lẫn nhau để có thể tồn tại và phát triển vững mạnh trên thị trường. Vì vậy, sản phẩm của các cơ sở này làm ra luôn thay đổi mẫu mã, bao bì..., đặc biệt là chất lượng của sản phẩm để phù hợp với yêu cầu của người chăn nuôi. Hiện nay, trên thị trường các loại thức ăn chăn nuôi được bày bán một cách tràn lan. Nhiều loại thức ăn đã hết hạn sử dụng hoặc có những loại thức ăn chất lượng kém, hàm lượng chất dinh dưỡng không đúng như in trên bao bì nhưng vẫn được bày bán một cách công khai trên thị trường. Mặt khác, các nguyên kiệu để sản xuất thức ăn cũng luôn biến động về chất lượng. Chất lượng của các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập về cơ sở sản xuất và chế biến thức ăn biến động theo các lô hàng và biến động theo thời gian. Các lô hàng khác nhau chất lượng nguyên liệu cũng khác nhau, nguyên liệu để lâu ngày bị ẩm mốc sẽ dẫn đến chất lượng bị giảm sút. Để đảm bảo cho thức ăn chăn nuôi của các cơ sở sản xuất luôn được ổn định về chất lượng, cạnh tranh được với các công ty khác thì cần phải: “xây dựng phòng phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi”. Phần II NỘI DUNG Trong một cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thì mục tiêu chính của họ là bán được càng nhiều sản lượng ra thị trường càng tốt, để từ đó thu lại được lợi ích khổng lồ cho công ty. Muốn làm được điều đó, các công ty sản xuất và chế biến thức ăn luôn phải quan tâm đến mẫu mã, kiểu dáng, bao bì của sản phẩm và đặc biệt là quan tâm đến chất lượng của sản phẩm. Vì vậy mà việc thành lập phòng kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi là cần thiết ở mỗi công ty. Mỗi khi có nguyên liệu mới nhập về hoặc sản xuất một lô hàng mới thì nhiệm vụ của phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm là phải kiểm tra xem nguyên liệu đó, lô hàng đó có đảm bảo về chất lượng hay không để từ đó công ty có kế hoạch nhập, sản xuất sản phẩm. Ngoài ra, nhiệm vụ của phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm thức ăn còn phải thường xuyên kiểm tra chất lượng của các loại thành phẩm mà công ty đang sản xuất ra, đảm bảo yêu cầu rằng sản phẩm của họ khi bán ra thị trường có chất lượng tốt. Các công ty sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi có quy mô và điều kiện sản xuất khác nhau nên có các phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng khác nhau. Công ty nào có quy mô lớn, điều kiện tốt thì có cơ sở vật chất, trang thiết bị trong phòng khiểm tra chất lượng hiện đại và ngược lại. Tất cả các phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm của các cơ sở sản xuất và chế biến thức ăn khi xây dựng đều dựa trên các cơ sở sau: - Các chỉ tiêu cần kiểm tra - Số lượng mẫu cần phân tích - Phương pháp phân tích - Nguồn nhân lực sử dụng các trang thiết bị - Năng lực tài chính của cơ sở sản xuất Vậy để xây dựng một phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm cần phải xác định được các vấn đề sau: 1. Các chỉ tiêu cần kiểm tra Muốn quản lý chất lượng sản phẩm tốt thì chúng ta phải thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu cơ bản như: độ ẩm, protein thô, xơ thô, béo thô, canxi, photpho, khoáng tổng số, muối NaCl... Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm phải kiểm tra tất cả các chỉ tiêu này từ khâu nhập nguyên liệu đến sản phẩm sản xuất ra. Kiểm tra độ ẩm đối với nguyên liệu nhập vào để xem độ ẩm có đảm bảo không, nếu nguyên liệu có độ ẩm cao thì dễ bị ẩm mốc ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, bình thường nguyên liệu có độ ẩm nhỏ hơn 14% là tốt nhất. Nên lô hàng có độ ẩm cao phải sản xuất trước. Kiểm tra các chỉ tiêu khác như protein thô, chất béo thô, axit amin...để xác định hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong các loại nguyên liệu khác nhau để từ đó đưa ra các công thức phối trộn cho phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm khi sản xuất ra. Việc kiểm tra các chỉ tiêu trên đối với các lô nguyên liệu nhập vào là rất cần thiết. Vì các lô hàng khác nhau có chất lượng sản phẩm khác nhau. Nếu ta không kiểm tra thường xuyên sẽ làm thay đổi chất lượng của sản phẩm. Nhiệm vụ của phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm không những chỉ kiểm tra nguyên liệu đầu vào mà còn phải kiểm tra các chỉ tiêu trên đối với các sản phẩm đã hoàn thiện. Vì chỉ có bằng cách phân tích đánh giá sản phẩm cuối cùng trước khi đưa ra thị trường nhà sản xuất mới có thể xác định chắc chắn rằng chất lượng sản phẩm mình làm ra có tốt hay không. Nếu kiểm tra tất cả các chỉ tiêu trên mà sản phẩm không đạt yêu cầu thì lô sản phẩm đó sẽ không nên đưa ra thị trường tiêu thụ. Bảng 1: Danh mục các chỉ tiêu kiểm tra STT  Các chỉ tiêu cơ bản cần kiểm tra   1  Lấy mẫu và xử lý  mẫu   2  Xác định độ ẩm   3  Xác định hàm lượng protein tổng số   4  Xác định hàm lượng nitơ phi protein   5  Xác định nitơ tổng số theo phương pháp Dumas và tính hàm lượng protein thô   6  Xác định hàm lượng chất béo tổng số   7  Xác định hàm lượng xơ thô   8  Xác định hàm lượng tro thô   9  Xác định hàm lượng tro không tan trong axit clohydric (cát sạn)   10  Xác định hàm lượng canxi   11  Xác định hàm lượng photpho   12  Xác định hàm lượng các nguyên tố vi lượng (Cu,  Mn, Zn) và Fe.   13  Xác định hàm lượng clorua hòa tan trong nước   14  Định lượng NDF   15  Định lượng ADF   16  Định lượng ADL   17  Xác định hàm lượng Chì   18  Xác định hàm lượng Asen   19  Xác định hàm lượng Cadimi   20  Xác định hàm lượng Thủy ngân   21  Xác định hàm lượng Chloramphenicol   22  Xác định hàm lượng Tetracycline   23  Xác định hàm lượng Oxytetracycline   24  Xác định hàm lượng Chlortetracycline   25  Xác định hàm lượng Sulfamerazine (SMR)   26  Xác định hàm lượng Sulfamonomethoxine (SMMX),   27  Xác định hàm lượng Sulfadimethoxine (SDMX)   28  Xác định hàm lượng Sulfaquinoxalin (SQX)   29  Xác định hàm lượng Sulfadimidine(SDMD)   30  Xác định hàm lượng Oxolinic acid (OXA)   31  Xác định hàm lượng aflatoxin B1, B2, G1, G2   32  Xác định hàm lượng Salbutamol   33  Xác định hàm lượng Clenbuterol   34  Xác định hàm lượng Ractopamine   35  Xác định hàm lượng axit amin   36  Xác định hàm lượng axit hữu cơ   37  Xác định hàm lượng vitamin C, D, A, E, B1, B2, B6, B12..   38  Xác định hàm lượng đường tổng số   39  Xác định hàm lượng tinh bột   2. Số lượng mẫu cần phân tích Tùy theo từng loại nguyên liệu, sản phẩm mà số lượng mẫu phân tích khác nhau. Các nguyên liệu trong nước thì chúng ta lấy mẫu phân tích theo các xe hàng chở về, còn các nguyên liệu nhập từ nước ngoài về (thường là nhập theo lô) ta lấy mẫu ở các lô hàng để về phân tích. Nếu mẫu là sản phẩm thức ăn đã thành phẩm thì ta phải lấy sản phẩm thành phẩm về phân tích. Các chỉ tiêu phân tích mà ta xác định số lần phân tích khác nhau. Thông thường các chỉ tiêu về độ ẩm, và protein thô số lần phân tích nhiều hơn các chỉ tiêu khác. * Số lượng mẫu ban đầu: tuỳ thuộc vào từng dạng thức ăn: + Hạt ngũ cốc: + Chất lỏng: * Lấy mẫu từ lô hàng để rời: + Lấy mẫu từ toa xe hàng, xe tải, tàu… - Lấy ở tất cả các toa xe, xe tải hay xà lan… - Mẫu ban đầu được lấy theo toàn bộ độ sâu của đống hạt (từ trên xuống dưới). + Lấy mẫu từ xilo hoặc kho hàng - Mẫu ban đầu được lấy đều trên toàn lô hàng. - Lấy ở tất cả các điểm theo độ sâu như lấy mẫu ở toa xe, xe tải hay xà lan… - Số lượng mẫu ban đầu tùy thuộc vào khối lượng lô hàng. + Lấy mẫu hạt ngũ cốc, hạt có dầu, đậu đỗ và viên - Sản phẩm để rời, số lượng mẫu ban đầu cần lấy: Số lượng m của lô hàng (tấn)  Số lượng tối thiểu của các mẫu ban đầu   ≤ 2,5  7   > 2,5  đến tối đa 100   -Sản phẩm đóng gói, số lượng mẫu ban đầu cần lấy: Khối lượng 1 bao gói  Số lượng n bao gói trong lô hàng  Số lượng tối thiểu các bao gói cần lấy mẫu   ≤ 1kg  1 – 6  Từng bao gói    7 – 24  6    > 24  đến tối đa 100   > 1kg  1 - 4  Từng bao gói    5 - 16  4    > 16  đến tối đa 100   * Khối lượng lấy mẫu ban đầu tối thiểu: Cỡ lô (tấn)  Khối lượng của mẫu chung (kg)  Khối lượng mẫu chung rút gọn (kg)  Khối lượng thí nghiệm (kg)   1  4  2  0,5   Trên 1 đến 5  8  2  0,5   Trên 5 đến 50  16  2  0,5   Trên 50 đến 100  32  2  0,5   Trên 100 đến 500  64  2  0,5   + Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi dạng thô xanh - Thức ăn thô xanh luôn ở dạng rời. - Cỡ lô tùy thuộc vào trạng thái bảo quản. - Số lượng mẫu ban đầu cần lấy: Số lượng m của lô hàng (tấn)  Số lượng tối thiểu của các mẫu ban đầu   ≤ 5  10   > 5  đến tối đa 100   - Khối lượng lấy mẫu tối thiểu: Loại sản phẩm  Khối lượng của mẫu chung (kg)  Khối lượng mẫu chung rút gọn (kg)  Khối lượng thí nghiệm (kg)   Rau cỏ xanh, rễ củ tươi, thức ăn chăn nuôi ủ xilo thô  16  4  1   Thức ăn chăn nuôi dạng thô, cỏ, rễ khô  8  4  1   + Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi dạng mảnh và tảng - Cỡ lô không quá 10 tấn. Nếu mảnh lớn có thể đập nhỏ. - Số lượng mẫu ban đầu cần lấy: Số lượng n đơn vị trong lô s.phẩm  Số lượng tối thiểu của các đơn vị mẫu   ≤ 25  4   26 – 100  7   > 100  tối đa đến 40 mẫu ban đầu   - Khối lượng lấy mẫu ban đầu tối thiểu: Mẫu chung: 4kg Mẫu rút gọn: 2kg Mẫu phân tích: 0,5kg + Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi dạng lỏng và bán lỏng: - Sản phẩm rời: Khối lượng/thể tích lô  Số mẫu ban đầu tối thiểu   ≤ 2.5 tấn  ≤ 2500lít  4   > 2.5 tấn  > 2500lít  7   - Sản phẩm có vật chứa không quá 200lít: Số lượng n vật chứa trong lô hàng  Số lượng tối thiểu vật chứa trong lô để lấy mẫu   Vật chứa không quá 1lít  ≤ 16  4    > 16  tối đa đến 50 mẫu   Vật chứa lớn hơn 1lít  1 - 4  ở mỗi đơn vị    5 - 16  4    > 16  tối đa đến 50 mẫu   Khôí lượng ban đầu tối thiểu: 8 lít Khối mẫu phân tích 0.5lít. 3. Phương pháp phân tích Mỗi chỉ tiêu khác nhau có các phương pháp phân tích khác nhau: Các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam phân tích các chỉ tiêu thường áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam. Phương pháp phân tích và các chỉ tiêu phân tích được trình bày ở bảng sau. Bảng 2: Chỉ tiêu và phương pháp phân tích STT  Tên phép thử  Phương pháp thử   1  Lấy mẫu và xử lý  mẫu  TCVN 4325: 2007 (ISO 6497: 2002)   2  Xác định độ ẩm  TCVN 4326:2001 (ISO 6496:1999)   3  Xác định hàm lượng protein tổng số  TCVN 4328-1:2007 (ISO 5983-1: 2005)   4  Xác định hàm lượng nitơ phi protein  TCCS số 02/2008   5  Xác định nitơ tổng số theo phương pháp Dumas và tính hàm lượng protein thô  TCVN 7598:2007   6  Xác định hàm lượng chất béo tổng số  TCVN 4331-2001 (ISO 6492:1999)   7  Xác định hàm lượng xơ thô  TCVN 4329:2007 (ISO 6865: 2000)   8  Xác định hàm lượng tro thô  TCVN 4327: 2007 (ISO 5984: 2002)   9  Xác định hàm lượng tro không tan trong axit clohydric (cát sạn)  ISO 05985: 2002   10  Xác định hàm lượng canxi  TCVN 1537:2007 (ISO 06869: 2000)   11  Xác định hàm lượng photpho  TCVN 1525:2001 (ISO 6491:1998)   12  Xác định hàm lượng các nguyên tố vi lượng (Cu,  Mn, Zn) và Fe.  TCVN 1537: 2007 (ISO 06869: 2000)   13  Xác định hàm lượng clorua hòa tan trong nước  TCVN 4806:2007 (ISO 06495:1999)   14  Định lượng NDF  AOAC 973.18 - 1997   15  Định lượng ADF  AOAC 973.18 – 1997   16  Định lượng ADL  AOAC 973.18 - 1997   17  Xác định hàm lượng Chì  TCVN 1537: 2007 (ISO 06869:2000)   18  Xác định hàm lượng Asen  AOAC 2007 (986.15)   19  Xác định hàm lượng Cadimi  TCVN 7603:2007   20  Xác định hàm lượng Thủy ngân  AOAC 2007 (971.21)   21  Xác định hàm lượng Chloramphenicol  TCPTN (JAS –SOP-75)   22  Xác định hàm lượng Tetracycline  AOAC 2007 (995.09)   23  Xác định hàm lượng Oxytetracycline  AOAC 2007 (995.09)   24  Xác định hàm lượng Chlortetracycline  AOAC 2007 (995.09)   25  Xác định hàm lượng Sulfamerazine (SMR)  AOAC 993.32   26  Xác định hàm lượng Sulfamonomethoxine (SMMX),  AOAC 993.32   27  Xác định hàm lượng Sulfadimethoxine (SDMX)  AOAC 993.32   28  Xác định hàm lượng Sulfaquinoxalin (SQX)  AOAC 993.32   29  Xác định hàm lượng Sulfadimidine(SDMD)  AOAC 993.32   30  Xác định hàm lượng Oxolinic acid (OXA)  AOAC 993.32   31  Xác định hàm lượng aflatoxin B1, B2, G1, G2  AOAC 2007 (991.31) TCVN 7596 : 2007 (ISO 16050 : 2003)   32  Xác định hàm lượng Salbutamol  Analytica Chimica Acta 529(2005)293-297   33  Xác định hàm lượng Clenbuterol  Analytica Chimica Acta 529(2005)293-297   34  Xác định hàm lượng Ractopamine  Analytica Chimica Acta 529(2005)293-297   35  Xác định hàm lượng axit amin  AOAC 2007 (994.12)   4. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực mà các công ty thuê để làm trong phòng kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi phải đảm bảo là những người có chuyên môn chuyên sâu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi và có khả năng sử dụng các thiết bị máy móc trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra các cán bộ, nhân viên làm trong phòng kiểm tra chất lượng thức ăn phải là những người nhanh nhạy, năng động luôn biết tiếp thu những cái mới, khả năng học tập nhanh thì mới tiếp cận được những công nghệ máy móc tiên tiến hiện đại và cập nhật những tiêu chuẩn mới đối với chất lượng thức ăn chăn nuôi được Nhà nước và Bộ nông nghiệp quy định. 5. Trang thiết bị phân tích trong cơ sở sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi Tùy theo quy mô sản xuất và điều kiện kinh tế và các phương pháp phân tích mà các phòng phân tích trang bị các thiết bị sao cho phù hợp. Cơ sở nào có điều kiện, nguồn vốn lớn khả năng đầu tư cao thì phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm có các trang thiết bị hiện đại và ngược lại. Danh sách các thiết bịphân tích cơ bản như sau: 1. Cân kỹ thuật - Model SPS202F 2. Cân phân tích 3. Máy nghiền mẫu 4. Cân độ ẩm hồng ngoại 5. Máy phân tích N/protein FLASH 4000 6. Máy phân tích xơ A2000I 7. Máy quang phổ tử ngoại khả kiến, UV- VIS T70 8. Máy sắc ký lỏng cao áp HPLC 1200 9. Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS  10. Máy sắc ký khí khối phổ GC - MS Clarus 580 GC 11. Thiết bị cực phổ Metrohm 797VA 12. Bể rửa siêu âm 13. Thiết bị phân tích CNS  14. Thiết bị đo năng lượng thô  15. Bộ chiết chất béo tự động Soxtherm 16. Máy lắc 17. Máy ly tâm lạnh 18. Tủ lạnh sâu  19. Nồi cách thuỷ   20. Tủ sấy   21. Tủ ấm   22. Lò nung 23. Nồi hấp 24. Máy đo pH 25. Máy đo độ cứng 26. Máy xác định axit ami   Phần III KẾT LUẬN Một cơ sở sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường thì chất lượng sản phẩm phải đặt lên hàng đầu. Vì vậy, việc xây dựng một phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi trong các cơ sở sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi là cần thiết. Tùy vào năng lực tài chính và các phương pháp phân tích mà các cơ sở sản xuất khác nhau sẽ lựa chọn cho mình các trang thiết bị phù hợp cho phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm. Phần IV PHỤ LỤC 1. Phụ lục 1 : Hình ảnh một số thiết bị phục vụ phân tích mẫu   1. Cân kỹ thuật - Model SPS202F 2. Cân phân tích 3. Máy nghiền mẫu   4. Cân độ ẩm hồng ngoại 5. Máy phân tích N/protein FLASH 4000   6. Máy phân tích xơ A2000I 7. Máy quang phổ tử ngoại khả kiến, UV- VIS T70    8. Máy sắc ký lỏng cao áp HPLC 1200 9. Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS    10. Máy sắc ký khí khối phổ 11. Thiết bị cực phổ Metrohm 797VA GC - MS Clarus 580 GC 2. Phụ lục 2 : Bảng giá một số trang thiết bị STT  Tên phép thử  Tên máy phân tích  Giá máy phân tích (1000 đồng)   1  Xác định độ ẩm  Oven – Contherm - Newzealand  54.000   2  Xác định hàm lượng protein thô  KJELTEC 2200 AUTO  569.772   3  Xác định hàm lượng chất xơ thô  FibertecTM 1020(M6)  384.570   4  Xác định hàm lượng photpho  SPECTROPHOTOMETRE  148.410   5  Xác định chất béo thô  SOXTEC 2043  341.550   6  Xác định hàm lượng tro thô  FURNACE – LENTON-UK  52.020   3. Phụ lục 3 Biên bản lấy mẫu BIÊN BẢN LẤY MẪU Biên bản số:……………. về lấy mẫu và chuẩn bị mẫu: Nơi gửi: Nơi nhận: Sản phẩm Đặc điểm của lô: Số hiệu toa xe, ô tô....... Hàng rời hoặc đóng bao Khối lượng (hoặc thể tích) Địa điểm lấy mẫu: Người lấy mẫu: Mô tả sơ bộ về mẫu/ chuẩn bị mẫu: Số bao gói trong lô Độ lớn lô Số mẫu ban đầu Khối lượng mẫu ban đầu Loại dụng cụ lấy mẫu Chuẩn bị mẫu, nghiền mẫu - Giản lược từ ............ đến .... - Nghiền nhỏ (nếu có) đến..... Mẫu phòng thử nghiệm - Số lượng - Khối lượng - Bao gói Ghi chú: các chi tiết sai lệch so với quy trình lấy mẫu và các chú ý khác có liên quan Ngày tháng năm Chữ kí của người chịu trách nhiệm lấy mẫu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận môn thức ăn chăn nuôi.doc
Tài liệu liên quan