Đề tài Xây dựng phương pháp định giá và sử dụng mô hình ARIMA để phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

I/ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU - SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU 3

1. Sự cần thiết phải định giá cổ phiếu 3

1.1. Đối với nhà đầu tư 4

1.2. Đối với các công ty chứng khoán 4

1.3. Đối với công ty phát hành cổ phiếu 4

1. Những vấn đề liên quan tới định giá. 4

2.1. Các giá trị 4

2.1.1. Giá trị thực (giá trị kinh tế) 4

2.1.2. Giá trị ghi sổ 5

2.1.3. Giá trị thị trường 5

2.1.4 Giá trị thanh lý 5

2.1.5. Chi phí thay thế 6

2.2. Tỷ lệ lợi tức yêu cầu: 6

3. Nguyên tắc định giá 6

3.1.Giá trị thời gian của tiền 6

3.1.1.Giá trị tương lai của một khoản tiền. 6

3.1.2. Giá trị hiện tại của một khoản tiền trong tương lai 7

3.1.3. Giá trị hiện tại của dòng thu nhập trong tương lai 7

3.1.4. Giá trị hiện tại của dòng thu nhập tại các thời điểm khác nhau trong tương lai 7

3.1.5. Giá trị tại một thời điểm tương lai của một dòng tiền thu nhập trước đó 8

3.2. Ngang giá 8

3.3. Nguyên tắc thị trường có hiệu quả 11

II.1. Phương pháp chiết khấu theo luồng cổ tức 13

II.2 Phương pháp định giá cổ phiếu theo luồng tiền (DCF) 15

2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 16

2.2 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 17

2.3 Thuyết minh báo cáo tài chính 17

II.3 Phương pháp định giá theo hệ số giá trên thu nhập (P/E). 18

 II.4 Phương pháp định giá dựa trên tài sản ròng và các phương pháp kết hợp19

II.5 Phương pháp chiết khấu dòng tiền đối với CSH 21

II.6 Một số phương pháp định giá kết hợp 21

IV. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU 24

IV.1. Phân tích bản báo cáo tài chính 24

IV.2 .phân tích rủi ro kinh doanh 29

V.3. Phân tích rủi ro tài chính 29

 IV.4.phân tích hoạt động và khả năng tăng trưởng của công ty 30

 IV.5.phân tích môi trường chính trị -xã hội 31

IV.6.phân tích ngành 33

CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHUỖI THỜI GIAN VÀ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH 35

1.Chuỗi thời gian là gì 35

2 Chuỗi thời gian dừng và không dừng 35

3.Mô hình ARIMA 36

3.1 Qúa trình tự hồi qui AR 36

3.2 Qúa trình trung binh trượt MA 37

3.3. Qúa trình trung bình trượt và tự hồi qui 37

3.4. Qúa trình trung bình trượt đồng liên kết , tư hồi qui ARIMA 37

4.Ước lượng mô hình với cổ phiếu SAM và BBC 38

4.1 Số liệu 38

4.2 Ước lượng phân tích 38

KẾT LUẬN 53

 

 

 

doc55 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng phương pháp định giá và sử dụng mô hình ARIMA để phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các nhà phân tích có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, sự biến động của tài sản thuần của doanh nghiệp và dự đoán được luồng tiền của doanh nghiệp trong kỳ tiếp theo. 2.3 Thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh báo cáo tài chính được lập để giải thích, bổ sung những thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được. 2.4 Các báo cáo chi tiết bổ sung. Báo cáo chi tiết giá thành sản phẩm dịch vụ: phản ánh giá thành của từng loại sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp và được phân loại chi tiết theo từng khoản mục chi phí giá thành. Báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh: phản ánh tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ và tổng giá vốn hàng tiêu thụ cùng các khoản giảm trừ doanh thu của từng loại sản phẩm hàng háo dịch vụ của từng doanh nghiệp. Báo cáo chi phí bán hàng: phản ánh toàn bộ chi phí bán hàng của doanh nghiệp. Báo cáo chi phí quản lys doanh nghiệp. + Ưu điểm: Thông qua phươgn pháp định giá cổ phiếu thông qua phân tích báo cáo tài chính có thể giúp ta hiểu được tình hình hiện tại của công ty, dự doán xu thế phát triển của nó, tìm ra những nhân tố gây ảnh hưởng tới nó. Qua phương pháp phân tích này có thể nhận biết được xác hơn những công ty có thể phá sản, mức độ rủi ro của công ty và mức độ nhạy cảm của công ty đối với thị trường. + Nhược điểm: Phương pháp định giá này rất phức tạp vì phải dự báo các luồng tiền trong tương lai của 5 năm tiếp theo, mà muốn dự báo được các luồng tiền phải thông qua các dự báo về số liệu và nhiều khi là không chính xác. II.3 Phương pháp định giá theo hệ số giá trên thu nhập (P/E). Đây là phương pháp thông dụng nhất trong các phương pháp dựa vào hệ số, đối với TTCK phát triển thì tỷ lệ P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Thường các nhà đầu tư nói cổ phiếu A bán với P/E cao vậy bán với P/E cao có tốt không? P/E có giá cao nhà đầu tư nghĩ rằng công ty đang có cơ hội tăng trưởng, thu nhập tương đối ổn định, an toàn và tỷ suất vốn hoá thị trường r tương đối thấp. Nhưng P/E cao cũng có thể là không phải do giá cổ phiếu cao mà vì thu nhập thấp. Giả sử người đầu tư có cổ phiếu A không được giao dịch sôi nổi trên thị trường. Vậy cổ phiếu A có giá hợp lys là bao nhiêu? muốn vậy thì ta có thể nhìn vào giá trị P/E được công bố đối với các loại cổ phiếu có cùng độ rủi ro như cổ phiếu A. Vậy giá cổ phiếu = thu nhập mỗi cổ phiếu * hệ số giá/ thu nhập(P/E). Ta có thể lấy P/E bình quân toàn ngành mà công ty đó tham gia hoặc lựa chọn một công ty có cổ phiếu được giao dịch rộng rãi có cùng tỷ lệ lợi nhuận, độ rủi ro cao và mức độ tăng trưởng tương tự như cổ phiếu mà chúng ta cần định giá khi đó chúng ta sẽ xác định. Giá của cổ phiếu = thu nhập của công ty cần định giá * hệ số P/E bình quân của ngành (hoặc P/E của công ty được lựa chọn) Xác định hệ số P/E hợp lys hoặc nội tại của chính công ty đó: Giá cổ phiếu = thu nhập của công ty * hệ số P/E/ Đối với công ty có thu nhập đều đặn, hệ số P/E được tính P0= P0= P0/E0= P/E= + Ưu điểm Phương pháp này dễ thực hiện, dễ tính được hệ số P/E + Nhược điểm Thực tế khi tiến hành đánh giá cổ phiếu công ty thì việc lựa chọn hệ số P/E cụ thể không đơn thuần mà còn phải căn cứ vào xu thế phát triển toàn ngành và của từng công ty cụ thể. Do đó ta có thể kết hợp cả hai cách trên đây để xác định giá trị cổ phiếu công ty. II.4 Phương pháp định giá dựa trên tài sản ròng và các phương pháp kết hợp + Định giá theo giá trị tài sản ròng: phải tính giá trị tài sản có thực theo giá thị trường - tổng số nợ của công ty = giá trị tài sản ròng (giá trị vốn chủ sở hữu) Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được xác định: Vốn CSHi=Vốn CSHnămi-1+LNSTnămi Trên cơ sở phân tích các số liệu quá khứ ta dự báo được tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính là: BCĐKT, BCKQKD. Ta xác định dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp: trong giai đoạn đầu là: OFCF1, OFCF2,…., OFCF5. Với mức lãi suất chiết khấu (r) được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. r=re* Trong đó R: chi phí vốn bình quân gia quyền Re: chi phí vốn cổ phần Rd: chi phí vay lãi D,E: tỷ trọng vốn nợ và vốn CSH Thì tổng giá trị luồng thu nhập đưa về hiện tại là: PV01= Còn các năm thứ n+1 trở đi giá trị đều tăng theo tốc độ g thì giá trị dòng tiền giai đoạn 2 là: PVn2=PV62= Giá trị quy về hiện tại PV02= Trong đó g: tốc độ tăng trưởng dòng tiền hoạt động g=b*ROE b: tỷ lệ lợi nhuận để lại đầu tư = 1 - tỷ lệ chia cổ tức ROE: lợi nhuận/vốn CSH Giá trị cuối cùng của dòng tiền hoạt động của toàn bộ công ty là V=PV10+PV20 Giá trị dòng tiền thuộc vốn cổ phần: Ve=V-Vd Vd: giá trị dòng tiền của chủ nợ Giá trị mỗi cổ phiếu là = II.5 Phương pháp chiết khấu dòng tiền đối với CSH Dòng tiền hoạt động sau khi thực hiện các nghĩa vụ thanh toán cho các khoản vay và lợi nhuận để lại để tái đầu tư thuộc về CSH Dòng tiền thuần CSH(FCFE) FCFE = LNST +KH - Chi phí đầu tư TSCĐ - vốn lưu động - thanh toán nợ gốc + Phát hành nợ mới Trong giai đoạn đầu giá trị hiện tại thuần đối với CSH PV01= Giai đoạn 2: Giả sử tốc độ tăng trưởng của dòng tiền là g PV02= Giá trị dòng tiền thuần đối với CSH V=PV10 + PV20 Ve Giá trị mỗi cổ phiếu = Số lượng công ty đã phát hành tại công ty II.6 Một số phương pháp định giá kết hợp Giá trị tài sản ròng + Giá trị lợi thế Giá cổ phiếu = Tổng số cổ phiếu định phát hành Trong đó tài sản ròng được xác định theo 2 cách: Căn cứ vào giá trị thị trường: Giá trị thị trường chính là giá bán tất cả bộ phận cấu thành tài sản của doanh nghiệp trên thị trường chỉ xác định cho từng loại tài sản riêng biệt: NVA = Trong đó NVA: tổng giá trị tài sản ròng Ai: giá thị trường hiện hành của tài sản i N: tổng số các loại tài sản Căn cứ vào giá trị sổ sách Giá trị tài sản ròng = tổng tài sản có - các khoản nợ Tổng số lợi nhuận thực hiện của n năm liền kề Tỷ suất sinh lợi bình quân = Tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp n năm liền kề Tỷ suất lợi Tỷ suất lợi nhuận bình Tỷ suất lợi nhuận Nhuận siêu = quân n năm của - bình quân chung n năm Ngạch doanh nghiệp của doanh nghiệp cùng ngành nghề Vốn SXKD của công ty Tỷ suất lợi Giá trị lợi thế = theo sổ kế toán bình quân x nhuận của n năm liền kề siêu ngạch Phương pháp 2: Giá trị tài sản ròng + Giá trị khả năng sinh lời Giá cổ phiếu (P02) = (1) 2* Tổng số cổ phiếu định phát hành Trong đó: giá trị khả năng sinh lời Lợi nhuận ròng hàng năm dự tính thu được của công ty Giá trị khản năng sinh lời = Hệ số sinh lời Công thức (1) có thể viết lại như sau: P02= Trong đó: Giá tài sản ròng P021= Tổng số cổ phần định phát hành Lợi nhuận ròng P022= Hệ số sinh lời Khả năng sinh lời của doanh nghiệp phụ thuộc vào lợi nhuận mà công ty tạo ra trong tương lai khả năng sinh lời của công ty tỷ lệ thuận với lợi nhuận có thể thu được Lợi nhuận ròng bình quân dự tính hàng năm là lợi nhuận dự tính bình quân còn lại sau khi trừ đi thuế và các khoản chi phí kể cả chi trả lãi vay Lợi nhuận ròng bình quân hàng năm dự tính thu được (LN) LN = Trong đó: Lni: lợi nhuận ròng dự tính thu được năm i N: số năm dự tính (thường là 5 năm) Trong thực tế lợi nhuận bình quân có thể thu được thấp hơn, bằng, lớn hơn mức lợi nhuận dự tính. Hệ số sinh lời là tỷ lệ quy đổi các khoản lợi nhuận trong tương lai về giá trị hiện tại hay còn gọi là lãi suất chiết khấu (được xác định như mô hình DCF) Phương pháp 3: P02 + Giá trị tương đối Giá cổ phiếu = 2 Giá trị tương đối được tính trên cơ sở so sánh với các công ty cùng lĩnh vực kinh doanh, dựa trên thông số: giá cổ phiếu bình quân của nhóm các công ty khác cùng quy mô, cùng lĩnh vực (P1) lợi nhuận của công ty phát hành (Ln0) và lợi nhuận ròng bình quân của nhóm công ty so sánh (Ln1), giá trị tài sản ròng của công ty phát hành và tài sản ròng bình quân của công ty so sánh (NVA0 và NVA1) Giá trị tương đối = IV. các nhân tố ảnh hưởng tới định giá cổ phiếu Phân tích bản báo cáo tài chính Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp có cổ phiếu định giá và so sánh những công ty cùng ngành nhằm được những đặc thù hoạt động riêng của công ty, những xu hướng biến động của công ty cơ sở dự báo hoặc tìn kiếm công ty tương đương và từ đó đánh giá được khả năng tài chính cũng như tiềm năng phát triển chung của công ty. Qua phân tích báo cáo tài chính là việc phân tích các dữ liệu có trong báo cáo tài chính nhằm đánh giá: + Tính linh hoạt tức là khả năng chi trả các khoản nợ, đặc biệt là nợ ngắn hạn của công ty. + Khả năng sinh lời (thước đo kết quả hoạt động kinh doanh) + Khả năng thanh toán ( khả năng thực hiện trách nhiệm nợ dài hạn của công ty) Tài sản lưu động Các hệ số về khả năng thanh toán hiện hành = Nợ ngắn hạn Được xem xét khả năng thanh toán nợ đến hạn thanh toán của công ty. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ cần thanh toán gấp trong năm, các nguồn tiền mặt sẵn có nhằm đáp ứng những nghĩa vụ này phải được trích chủ yếu từ nguồn tiền của công ty hoặc tiền được chuyển đổi từ các tài sản ngắn hạn khác. Tài sản lưu động gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu và dự trữ. Các khoản nợ ngắn hạn: Khoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại, và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp khác… Hệ số thanh toán hiện hành cho thấy mức độ an toàn của một công ty trong việc đáp ứng các nhu cầu thanh toán, các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nhanh không phản ánh được tính linh hoạt của công ty. Tuy nhiên một công ty có dự trữ tiền mặt lớn chứng khoán khả mại có khả năng thanh toán lớn hơn công ty có mức hàng tồn kho lớn. Hệ số thanh toán nhanh Tài sản lưu động - Hàng dự trữ Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Hệ số này loại bỏ giá trị không chắc chắn của hàng tồn kho và tập trung những tài sản có khả năng chuyển đổi dễ dàng. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả của các khoản nợ không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ. Các hệ số về cơ cấu vốn + Hệ số nợ Tổng số nợ Hệ số nợ = Tổng tài sản Cho biết tổng tài sản được tài sản bằng nợ, tỷ số này xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn, thông thường các chủ doanh nghiệp thích hệ số nợ cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh nhưng các chủ nợ thích hệ số nợ vừa phải vì hệ số nợ thấp thì càng đảm bảo trả nợ trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Nợ dài hạn + Giá trị tài sản đi thuê Hệ số nợ trên vốn cổ phần = Vốn cổ phần Phản ánh xem xét mức độ mạo hiểm trong cơ cấu vốn của công ty dưới góc độ giữa mối quan hệ giữa vốn đi vay và vốn của các nhà đầu tư; tỷ lệ càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn bởi vì trong các trường hợp các công ty lâm vào tình trạng phá sản thì chủ nợ sẽ thanh toán trước cổ đông của công ty. Hệ số nợ dài hạn/ tổng tài sản (LD/TA) Nợ dài hạn Hệ số LD/TA = Tổng tài sản Hệ số này so sánh tương quan giữa nợ và tổng tài sản của công ty từ đó có thể cho biết những thông tin về tài trợ cho tài sản bằng nợ dài hạn của công ty và để đánh giá hiệu ứng đòn bẩy. + Hệ số lợi nhuận hoạt động trên chi phí lãi vay ( khả năng thanh toán lãi vay) Hệ số lợi nhuận Lợi nhuận hoạt động hoạt động trên = chi phí lãi vay Chi phí lãi vay Hệ số này đánh giá khả năng sử dụng thu nhập hoạt động (EBIT) để trả lãi cho công ty hệ số này cho biết công ty có khả năng đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ lãi đến mức nào. + Các hệ số về hiệu quả hoạt động: các hệ số này cho biết tính thanh khoản của tài sản có và hiệu quả hoạt động. Các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân = x 360 Doanh thu Hệ số này giúp ta đánh giá khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu, khả năng của công ty trong việc thu hồi nợ từ khách hàng; hệ số này giúp đưa ra những thông tin về chính sách tín dụng của công ty. Doanh số bán hàng ròng Vòng quay khoản phải thu = Các khoản phải thu Cho biết các khoản phải thu sẽ được thu hồi bình quân bao nhiêu lần trong năm và cho biết hiệu quả của các khoản tín dụng và thu hồi các khoản vay. Vòng quay hàng tồn kho: Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho sẽ xem xét hiệu quả của công ty trong việc quản lys và bán hàng trong kho, đây là tiêu chuẩn để đánh giá tính thanh khoản hàng tồn kho của công ty. + Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Doanh thu Hiệu suất sử dụng TSCĐ = TSCĐ Hệ số này dùng để xem xét mức đầu tư của công ty vào tài sản cố định (đất đai, và điều này còn quan trọng đối với một công ty đòi hỏi vốn lớn như một nhà sản xuất với các khoản đầu tư vào tài sản lâu dài. + Hiệu quả sử dụng tổng tài sản Doanh thu Hiệu quả sử dụng tổng tài sản = Tổng tài sản Xem xét mức độ hiệu quả của việc quản lys tất cả tài sản của công ty. + Các hệ số tỷ lệ vốn dài hạn Tỷ lệ về cổ phiếu ưu đãi Mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi Hệ số cổ phiếu ưu đãi = Tổng số vốn dài hạn Hệ số này cho biết tỷ trọng của cổ phiếu ưu đãi trong tổng số vốn dài hạn. Tỷ lệ cổ phiếu thường Cổ phiếu thường + Chênh lệch giá + Thu nhập giữ lại Hệ số cổ phiếu thường = Tổng số vốn dài hạn Hệ số cho biết tỷ trọng cổ phiếu thường trong tổng vốn dài hạn + Các hệ số về khả năng sinh lãi. thu nhập sau thuế Doanh lợi tiêu thu sản phẩm = doanh thu Doanh lợi vốn sở hữu (ROE) ROE=TNST/VCSH Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của VCSH và được các nhà đầu tư quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp Doanh lợi tài sản (ROA) ROA=EBIT/TS Đây là chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư ROA phản ánh mức sinh lợi của toàn bộ danh mục tài sản của doanh nghiệp. -Thu nhập trên vốn cổ phần (EPS) EPS = TNST/số cổ phần Cổ tức trên cổ phần -Mức sinh lợi cổ tức = Giá thị trường của cổ phiếu thường IV.2 .phân tích rủi ro kinh doanh Rủi ro kinh doanh là sự bất ổn về thu nhập . Những nhân tố gây nên sự bất ổn là từ lĩnh vực kinh doanh mà công ty đó trực thuộc . sự bất ổn này kết quả thay đổi của doanh thu bán hàng , mà doanh số bán hàng phụ thuộc : các khách hàng , Loại hàng hoá , chất lượng hay cách thức sản xuất hàng hoá …rủi ro kinh doanh thường được tính bằng mức độ biến động của thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . Rủi ro kinh doanh được định lượng : Rủi ro kinh doanh =f( hệ số tương quan của thu nhập hoạt động ) độ lệch chuẩn của thu nhập hoạt động(OE) = thu nhập hoạt động bình quân = rủi ro kinh doanh cho chúng ta so sánh mức độ rủi ro của các công ty có quy mô khác nhau V.3. Phân tích rủi ro tài chính Rủi ro tài chính là sự biến động lợi nhuận của các cổ đông khi công ty vay nợ. Rủi ro tài chính làm tăng thêm rủi ro cho toàn công ty . Khi công ty gây vốn bằng cách phát hành chứng khoán nợ , lãi vay được tính vào chi phí trước khi hoạchtoán lợi nhuận cho cổ đông thường việc công ty tăng khả năng vỡ nợ và phá sản . Để đo lường rủi ro tài chính thì người ta sử dụng các hệ số sau: Tổng nợ dài hạn Nợ dài hạn/vốn CSH = Tổng vốn CSH Hệ số này nêu lên cơ cấu sử dụng vốn dài hạn so với vốn CSH trong đó nợ dàihạn chiếm bao nhiêu trong vốn CSH. Tổng vốn dài hạn : tất cả nợ dài hạn , vốn cổ phần ưu đãi và tổng vốn cổ phần . Tổng nợ Tổng nợ /tổng vốn = Tổng vốn Trong đó tổng nợ = nợ ngắn hạn + nợ dài hạn Tổng vốn = tổng nợ + vốn cổ phần . Hệ số này cho phép phản ánh chính xác hơn rủi ro thanh toán , rủi ro tài chính do Sử dụng nợ của doanh nghiệp EBIT Tỷ số khả năng trả lãi = Chi phí trả lãi Tỷ lệ này cho phép lợi nhuận trước thuế của công ty làm ra lớn hơn chi phí phải trả cho việc vay vốn là bao nhiêu lần . Tỷ số khả năng trả nợ gốc : cho biết mức độ lợi nhuận hoạt động có thể dùng để trả các khoản nghĩa vụ nợ của công ty. Khi phân tích các hệ số thuộc nhóm rủi ro tài chính , các doanh nghiệp việt nam chưa có sự đồng nhất trong việc lập và trình báo cáo tài chính , chính sách kế toán còn nhiều thay đổi nên báo cáo tài chính chưa có độ thống nhất . IV.4.phân tích hoạt động và khả năng tăng trưởng của công ty. Việc phân tích khả năng tăng trưởng lâu dài của công ty là các hệ số này cho chúng ta biết một doanh nghiệp sẽ tăng trưởng với tốc độ là bao nhiêu, nó rất có ý nghĩa trong việc dự báo tốc độ tăng trưởng doanh thu va tốc độ tăng trưởng dòng tiền của doanh nghiệp trong tương lai phân tích nghành , phân tích tương quan giữa đối thủ cạnh tranh trong ngành Tốc độ tăng trưởng (g)=phần trăm số thu nhập giữ lại x lợi nhuận trên vốn cổ phần =RR x ROE Trong đó : RR: tỷ lệ thu nhập giữ lại =1-tỷ lệ chia cổ tức . Cổ tức đã công bố chia cho mỗi cp = thu nhập trên mỗi cổ phần ROE=lợi nhuận trên vốn cổ phần của doanh nghiệp . Hội đồng quản trị sẽ quyết định tỷ lệ thu nhập giữ lại là bao nhiêu căn cứ vào cơ hội đầu tư . Trên lý thuyết khi mức sinh lời ước tính đạt vượt quá chi phí vốn thì doanh nghiệp vẫn giữ lại và tái đầu tư một phần thu nhập . ROE: Doanh nghiệp có thể tăng bằng cách tăng hiệu quả hoạt động (tăng vòng quay tổng tài sản ) IV.5.phân tích môi trường chính trị -xã hội Môi trường chính trị – xã hội luôn có tác động nhất định tới hoạt động của TTCK của nước đó . Thậm trí có thể gây ra ảnh hưởng tới hoạt động TTCK của nước khác hoặc TTCK trên toàn cầu . Những biến động về chính trị-xã hội hay hệ thống luật pháp có thể thay đổi về môi trường kinh doanh , làm tăng thêm sự bất ổn về thu nhập mong đợi và làm cho người đầu tư quan tâm hơn đến khoản bù đắp rủi ro . Những thay đổi của chính phủ và các hoạt động chính trị ; thay đổi chính sách quản lý , thay đổi kế hoạch chi tiêu hay cuộc tổng tuyển cử …thì TTCK cũng sẽ bị tác động . Môi trường pháp luật : Môi trường pháp luật cũng tác động tới TTCK. Các cơ quan chính phủ tác động tới TTCK đều bằng luật. VD quy định về giá cả dịch vụ sẽ gây ra tác động trực tiếp tới dịch vụ công cộng . Các điều kiện kinh tế vĩ mô sẽ quyết định rủi ro chung cho thị trường của TTCK đó là rủi ro hệ thống . Rủi ro này tác động tới toàn bộ thị trường , đến tất cả các CK mà doanh nghiệp hay từng doanh nghiệp không thể tránh được . Giá cổ phiếu phản ánh dự đoán của nhà đầu tư về tình hình tài chính của công ty , như thu nhập trong tương lai ; lãi suất yêu cầu của nhà đầu tư…. Biến động của TTCK có mối liên quan chặt chẽ tới nền kinh tế vĩ mô , các nhân tố ảnh hưởng là; 1.Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), là tổng sản phẩm hàng hoá dịch vụ của nền kinh tế ,tốc độ tăng trưởng GDP cao thể hiện một nền kinh tế phát triển tạo nhiều cơ hội cho công ty tăng doanh số bán hàng. 2.Tỷ giá hối đoái: khi mà nhà đầu tư nhận định rằng đồng nội tệ có thể bị phá giá thì nhà đầu tư sẽ quyết định không đầu tư vào chứng khoán hoăc sẽ tìm cách thay thế chứng khoán bằng tài sản ngoại tệ vì chứng khoán là tiền nếu tiền mất giá thì chứng khoán sẽ giảm giá . 3.Việc làm : tỷ lệ thất nghiệp đo lường mức độ nền kinh tế đang hoạt động ở mức độ cao nhất hay chưa. 4.Lạm phát và lãi suất : Lãi suất tác động tới mức giá chứng khoán và lãI suất yêu cầu của nhà đầu tư khi đầu tư vào chứng khoán. -Mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu. Đây là mối quan hệ không hoàn toàn xảy ra một chiều , thu nhập của cổ phiếu không ổn định , chúng ta có thể thay đổi cùng lãi suất và thay đổi cùng lãi suất và mức lãi suất có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn thay đổi của lãi suất . -Nêú lãi suất tăng lên do lạm phát , giá hàng hoá bán ra của công ty bán ra có thể tăng cùng lạm phát do chi phí đầu tư vào tăng, thu nhập của công ty tăng do vậy giá cổ phiếu trong trường hợp này có thể giữ ổn định vì lãi suất chiết khấu tăng lên nhưng thu nhập cũng tăng lên . -Nếu lãi suất tăng nhưng dòng thu nhập tương lai của công ty tăng không nhiều vì công ty không tăng giá kịp với lạm phát thì giá cổ phiếu sẽ giảm xuống. -Lãi suất tăng nhưng giá trị các dòng thu nhập tương lai của công ty giảm , trường hợp công ty đã phải huy động vốn với lãi suất cao do cạnh tranh vay vốn song đến khi hàng hoá được sản xuất và bán ra thì gặp sự cạnh tranh gay gắt trong khi sức mua có hạn điều này làm cho giá cả hàng hoá giảm , chi phí đầu tư vẫn tăng , thu nhập của công ty giảm . Đối với trường hợp ngược lại với so với các trường hợp trên thì lãi suất giảm cũng có thể xảy ra các khả năng tương tự. Hiệu ứng thay đổi lãi suất lên giá cổ phiếu sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra thay đổi đó và mức độ tác động của thay đổi lên dòng thu nhập tương lai của cổ phiếu . Môi trường kinh tế vĩ mô thường quyết định xu thế chung của TTCK. Khi nền kinh tế phát triển của nền kinh tế thì ta có thể dự báo xu thế phát triển của nền kinh tế . Kinh tế thường diễn biến theo chu kỳ không chu kỳ nào giống chu kỳ nào , trong các chu kỳ thì không có chu kì nào giống nhau. Lợi nhuận của công ty và mức trả cổ tức là những chỉ số kinh tế cao điểm hoặc điểm đáy thường xảy ra sau diễn biến chung của nền kinh tế vài tháng , Vì vậy các nhà đầu tư luôn cố gắng dự đoán tình hình nền kinh tế để tìm ra những đỉnh điểm của chu kỳ kinh tế và chọn thời cơ tham gia hoặc rút lui khởi TTCK; IV.6.phân tích ngành Các ngành có khả năng phản ứng khác nhau với những thay đổi kinh tế trong chu kỳ kinh doanh . Trong một ngành thì lợi nhuận cũng không ổn định . Một ngành hoạt động tốt trong một thời gian nào đó không có nghĩa là hoạt động tốt trong tương lai . Vì vậy luôn phải theo dõi động thái hoạt động của ngành để thu nhập thông tin nhằm phục vụ cho dự báo và rút vốn đầu tư đúng lúc . Vào cùng một thời điểm các ngành có độ rủi ro khác nhau , cần đánh giá mức độ rủi ro để xác định mức lợi suất đầu tư tương ứng. Rủi ro mỗi ngành , có biến động không nhiều thời gian chúng ta cần phải phân tích mức rủi ro từng ngành trong quá khứ để dự đoán rủi ro trong tương lai . Cần phảI phân tích các số liệu trong quá khứ: -Giá trị sản lượng -Số lượng công ty tham gia -Các chính sách quy định của ngành -Tỷ lệ tăng trưởng của ngành CHƯƠNG II Một số vấn đề cơ bản về chuỗi thời gian Và ƯớC LƯợNG MÔ HìNH 1.Chuỗi thời gian là gì ? chuỗi thời gian là một tập hợp các số theo trình tự thời gian về một biến lượng nào đó , thực chất đây là thống kê về mặt lượng của một yếu tố cần nghiên cứu chẳng hạn GDP bình quân đầu người qua từng năm, từng quí ; sản lượng lương thực bình quân năm/đầu người trong khoảng thời gian 20 năm , hay các số liệu về giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán hàng tháng . Để đơn giản , ta kí hiệu Y là giá trị quan sát của chuỗi trong thời kỳ t . 2 Chuỗi thời gian dừng và không dừng Chuỗi dừng Chuối Y được gọi là chuỗi dừng nếu kỳ vọng , phương sai, hiệp phương sai không đổi theo thời gian .Về mặt toán học chuỗi Y được gọi là dừng nếu . .E(Y) = m với "t . Var(Y) = E(Y -m) = s với "t .g=Cov(Y,Y) = E[(Y - m)( Y-m)] với "t Trong đó E(Y) ,Var(Y),glần lượt là kỳ vọng , phương sai , hiệp phương sai của chuỗi Y. b-Chuối không dừng . Chuỗi Y được gọi là không dừng nếu nó vi phạm bất kỳ điều kiện nào nói ở trên . Một trong các giả thiết của mô hình hòi qui cổ điển là các biến đốc lập phải phi ngẫu nhiên , chúng có giá trị xác định . Nếu như chúng ta ước lượng một mô hình với chuối thời gian trong đó có biến độc lập không dừng , khi đó giả thiết của OLS bị vi phạm. Hay noi một cách khác OLS không áp dụng cho các chuỗi không dừng . Trong kinh tế có nhiều biến số không dừng , do đó sẽ hạn chế khả năng phân tích nếu chúng ta áp dụng các phương pháp thông thường , có nhiề trường hợp nếu áp dụng bằng phương pháp OLS thì sẽ dẫn đến việc xây dựng các mô hình thiếu tính thực tế , dự đoán thiếu tính chính xác. Một vấn đề khác liên quan đến tính không dừng khi làm việc với chuỗi thời gian là vấn đề tương quan giả tạo . Nếu như mô hình có ít nhất một biến độc lập không dừng , biến này thêt hiện một xu thế tăng (giảm) và nếu biến phụ thuộc cúng có xu thế như vậy thì khi ước lượng mô hình ta có thể thu được ước lượng hệ số có ý nghĩa thống kê cao và Rcao. Những thông tin này có thể giả tạo vì : R có thể do hai biến này có xu thế Granger và Newbold đã có đóng góp có ý nghĩa về hồi qui giả tạo . Như vạy ta thấy rằng việc chuối thời gian không dừng có ảh hưởng rất lớn đến kết quả phân tích của chúng ta , vì vậy việc xem xét chuỗi thời gian đang nghiên cứu là dừng hay không dừng là rất cần thiết . Tuy nhiên trước khi đua ra những các kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian , ta hãy tìm hiểu về mô hình ARIMA. 3.Mô hình ARIMA 3.1 Qúa trình tự hồi qui AR. Y,Y...,Y,... là chuỗi thời gian nếu có thể biểu diễn Y : Y= FY + u trong đó u là nhiễu trắng, khi đó chúng ta noi rằng Y là quá trình ngẫu nhiên tự hồi qui bậc một, kí hiệu là AR(1). Y- FY = u Ký hiệu L là toán tử lùi : Y =L Y, ...Ta viết lạ quá trình AR(1) như sau:(1 - FL) Y= u. Nếu Y= FY+FY+...+ FY + u u là nhiễu trắng khi đó Ylà quá trình tự hồi qui bậc p, AR(p). 3.2 Qúa trình trung binh trượt MA Nêu như Y được biểu diến dưới dạng: Y= u-ru, trong đó u là nhiễu trắng . Khi đó Ylà quá trình ngẫu nhiên trung bình trượt bậc một

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDAN218.doc