Đề tài Xây dựng quản lý bán hàng tại công ty cổ phần thiết bị máy tính Thiên An

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ MÁY TÍNH THIÊN AN 4

1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần thiết bị máy tính Thiên An 4

1.1.2 Công tác quản lý và tổ chức kinh doanh ở Công ty TNHH Thiên An 4

1.1.3 Sơ đồ và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 5

1.1.4 Các hoạt động chính của công ty: 6

1.1.5 Mục tiêu đến năm 2010 6

1.1.6 Định hướng phát triển 7

1.2 Khảo sát sơ bộ hiện trạng hệ thống quản lý của công ty. 7

1.3 Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng. 7

1.3.1. Tên đề tài: 7

Xây dựng phần mềm Quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần thiết bị máy tính Thiên An. 7

1.3.2. Mục đích: 7

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG 11

2.1 Giới thiệu chung về hệ thống quản lý 11

2.2 Những đặc điểm của hệ thống thông tin quản lý 11

2.2.1 Phân cấp quản lý. 11

2.2.2 Luồng thông tin vào. 12

2.2.3 Luồng thông tin ra. 12

2.2.4 Quy trình quản lý. 12

2.3 Mô hình một hệ thống thông tin quản lý 13

2.3.1 Mô hình luân chuyển dữ liệu. 13

2.3.2 Cập nhật thông tin động. 13

2.3.3 Cập nhật thông tin cố định có tính chất tra cứu. 13

2.3.4 Lập sổ sách báo cáo. 13

2.4 Các nguyên tắc đảm bảo 13

2.4.1 Nguyên tắc cơ sở thông tin thống nhất. 13

2.4.2 Nguyên tắc linh hoạt của thông tin. 14

2.4.3 Nguyên tắc làm cực tiểu thông tin vào và thông tin ra. 14

2.5 Các bước xây dựng hệ thống quản lý 14

2.5.1 Nghiên cứu sơ bộ và xác lập dự án. 14

2.5.2 Phân tích hệ thống. 14

2.5.5 Thiết kế chi tiết. 20

2.5.6 Cài đặt chương trình. 28

2.6 Giới thiệu về công nghệ phần mềm 29

2.6.1 Vòng đời phát triển của phần mềm 30

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BÁN HÀNG 39

3.1 Các chức năng xử lý hệ thống thông tin"Quản lý bán hàng " của công ty Cổ phần thiết bị máy tính Thiên An 39

3.2. Một số ký hiệu dùng trong sơ đồ: 40

3.2.1 Chức năng: 40

3.2.2 Dòng dữ liệu 40

3.2.3 Kho dữ liệu: 41

3.3 Biểu đồ phân cấp chức năng : 41

3.3.1 Sơ đồ chức năng của hệ thống 41

3.3.2. Sơ đồ chức năng của hệ thống thông tin quản lý bán hàng 42

3.3.3. Sơ đồ luồng dữ liệu: 44

3.3.4 Sơ đồ DFD: 45

3.3.5 Sơ đồ DFD mức 1: 46

3.4.3 Mô hình quan hệ 49

3.5 Phân tích dữ liệu: 50

3.6 Thiết kế cơ sở dữ liệu. 50

3.7. Các modul chương trình 55

3.7.1 Modul đăng nhập 55

3.7.2 Modul cập nhật dữ liệu 56

3.8 Mô hình xử lý các Modul chính của hệ thống 59

3.9. Thiết kế giao diện 60

3.9.1 Form Menu 60

Chức năng quản lý chung chương trình bao gồm: các menu con trú dẫn đến các Form. 60

3.9.1.2 Menu quản lý hệ thống 60

3.9.1.3 Menu quản lý danh mục 61

3.9.1.4 Menu quản lý công nợ 61

3.9.1.5 Menu tìm kiếm 62

3.9.1.6 Menu báo cáo 62

3.9.2 Form đăng nhập hệ thống: 63

3.9.3. Form danh sách nhân viên: 63

3.9.4. Form hướng dẫn sử dụng 64

3.9.5 Menu quản lý danh mục 64

3.9.5.1. Form cập nhật danh mục hàng 64

3.9.5.2 Form danh mục nhà cung cấp 66

3.9.5.3 Form cập nhật danh mục khách hàng. 67

3.9.5.4. Form hoá đơn nhập hàng 67

3.9.5.5. Form hoá đơn bán hàng 68

3.9.6 Menu Quản lý công nợ 69

3.9.7 Tìm kiếm 71

3.9.7.1. Form Tìm kiếm hoá đơn nhập 71

3.9.7.2. Form Tìm kiếm hoá đơn bán hàng 72

Khi có nhu cầu tìm kiếm một hoá đơn bán hàng nào đó thì chọn mã khách hàng, ta sẽ thấy các hoá đơn bán hàng của khách hàng đó hiện ra. 72

3.9.8. Menu báo cáo 73

3.9.8.1 Báo cáo hàng nhập 73

3.9.8.2 Báo cáo hàng bán 73

3.9.8.3 Báo cáo hàng tồn 74

3.9.8.4 Báo cáo doanh thu bán hàng 75

3.9.8.5 Báo cáo công nợ nhà cung cấp 76

3.9.8.6 Báo cáo công nợ khách hàng 76

KẾT LUẬN 78

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3505 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng quản lý bán hàng tại công ty cổ phần thiết bị máy tính Thiên An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất ban đầu. Sửa đổi cho phù hợp và chi tiết hoá dự án được phê duyệt trong giai đoạn 1- Xác định yêu cầu. 2.5.2.6 Chuẩn bị và trình bày báo cáo về giai đoạn phân tích Nhóm phát triển dự án phải chuẩn bị báo cáo về giai đoạn phân tích chi tiết và trình bày nó trước lãnh đạo tổ chức chủ quản hệ thống thông tin. Kết quả sau báo cáo phải là các ý kiến đánh giá, nghiệm thu và giải quyết tiếp tục giai đoạn sau của quy trình phát triển hệ thống thông tin. 2.5.3 Phân tích chức năng 2.5.3.1 Khái quát về phân tích chức năng - Mục đích: Xác định rõ các chức năng của hệ thống từ đó hiễu rõ những chức năng kinh doanh hệ thống thông tin trợ giúp. Phân tích chức năng phải dựa vào kết quả thu thập thông tin qua cán bộ quản lý tổ chức cũng như các chuyên viên của tổ chức. - Mô tả chức năng hệ thống bằng các mô hình: Mỗi chức năng gồm: + Tên chức năng + Mô tả về chức năng + Thông tin đầu vào + Thông tin đầu ra + Sơ đồ liên kết chức năng 2.5.3.2 Sơ đồ chức năng kinh doanh BFD Mô tả bằng sơ đồ các chức năng của tổ chức. Trừu tượng hoá các yếu tố vật lý như Nơi thực hiện, Thời điểm thực hiện, phương tiện thực hiện. Ký hiệu sơ đồ BFD: + Chức năng: Hình chữ nhật có tên chức năng (Thường là bắt đầu bằng một động từ). + Trình tự thực hiện chức năng: Thể hiện bằng mũi tên có hướng. 2.5.3.3 Phân cấp sơ đồ chức năng kinh doanh BFD Đối với những tổ chức lớn cần phải phân cấp sơ đồ chức năng. Sơ đồ khởi đầu, sau đó phân rã chức năng lớn thành các chức năng chi tiết hơn. Cấp cuối cùng là cấp người đọc có thể hiểu rõ nội dung các việc cụ thể cần phải làm trong chức năng đó. 2.5.3.4 Sơ đồ luồng dữ liệu Sơ đồ luống dữ liệu – công cụ mô tả hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin vô cùng phức tạp được gắn liền vào cả hệ thống quản lý cũng như hệ thống tác nghiệp. Để hiểu rõ chúng, cần phải sử dụng nhiều công cụ biểu diễn bằng mô hình và ngôn ngữ diễn giải bằng lời. Phần trên đã xét công cụ sơ đồ BFD, dưới đây sẽ trình bày công cụ hữu dụng – Sơ đồ luống dữ liệu. Đây là công cụ rất hữu ích trong việc phân tích và thiết kế hệ thống thông tin. Sơ đồ luồng dữ liệu là sự biểu diễn bằng sơ đồ với các ký pháp đơn giản, dễ hiểu thể hiện các luồng dữ liệu, các nguồn, các đích, các xử lý và các kho dữ liệu dưới góc độ trừu tượng các yếu tố vật lý của hệ thống thông tin. Ký pháp của DFD: Các ký pháp dùng mô tả DFD rất đơn giản và quy chuẩn trên toàn thế giới. Chúng bao gồm: Đầu mối thông tin: Hình chữ nhật có tên đầu nguồn bên trong. Khách hàng Đích thông tin: Hình chữ nhật có tên đích bên trong Giám đốc Xử lý: Hình tròn hoặc theo có tên xử lý bên trong Lập báo cáo tài chình Báo cáo Kho dữ liệu: Hình 2 cạnh song song có ghi tên dữ liệu bên trong Hồ sơ khách hàng Luồng dữ liệu: Hình mũi tên có ghi tên dữ liệu bên cạnh Hoá đơn bán hàng Phân rã DFD: Hệ thống thông tin phức tạp không thể biểu diễn chỉ bằng một DFD, khi đó cần phải phân rã thành từng cấp. Cấp ngữ cảnh: Là cấp cao nhất, vẽ trên một trang sao cho khái quát được toàn bộ hệ thống, sơ đồ này cho phép lược bỏ các kho dữ liệu. Cấp 1: Được phân rã từ xử lý cấp ngữ cảnh Cấp 2: Được phân rã từ xử lý cấp 1 Các cấp khác cứ tiếp tục như vậy 2.5.4 Thiết kế tổng thể. Nhằm xác định vai trò vị trí của máy tính trong hệ thống mới. Phân định rõ phần việc nào sẽ được xử lý bằng máy tính, việc nào xử lý thủ công. Thiết kế hệ thống thông tin là mô tả chi tiết các yếu tố của hệ thống mới với yêu cầu tối thiểu chi phí đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra của hệ thống thông tin mới. Thiết kế hệ thống thông tin bao gồm các công việc thiết kế sau đây: + Thiết kế logic + Thiết kế vật lý ngoài + Thiết kế vật lý trong * Thiết kế logic: là mô tả hệ thống thông tin trừu tượng trả lời rõ câu hỏi hệ thống thông tin làm gì và để làm gì? Thiết kế logic bao gồm thiết kế sau: + Thiết kế cơ sở dữ liệu: Thiết kế các tệp, cấu trúc từng tệp và mối quan hệ giữa các tệp đảm bảo tối ưu lưu giữ và đủ cung cấp yêu cầu thông tin của hệ thống thông tin. + Thiết kế xử lý logic: Chủ yếu là thiết kế các xử lý tra cứu thông tin từ kho dữ liệu, mô tả logic xử lý và xác định danh sách các tệp và trình tự truy nhập các tệp để có được các thông tin đầu ra của hệ thống thông tin. + Thiết kế cập nhật: Thiết kế cập nhật ứng với mỗi sự kiện khởi sinh cập nhật, đảm bảo mỗi dữ liệu được cập nhật và có quy trình cập nhật. * Thiết kế vật lý ngoài: Là thiết kế các yếu tố nhìn thấy được của hệ thống thông tin mới bảo đảm tính tối ưu. Thiết kế vật lý ngoài bao gồm các thiết kế sau: + Thiết kế hệ thống phần cứng: Mạng, máy tính và các thiết bị ngoại vi, sơ đồ lắp đặt chi tiết. + Thiết kế vào: Thiết kế các giao diện cập nhật và phương thức cập nhật, phương thức hệ thống thông tin nhận dữ liệu từ ngoài. + Thiết kế ra: Chủ yếu là thiết kế chi tiết các thông tin đưa ra từ hệ thống thông tin, bao gồm khuôn dạng, thiết bị và vật mang tin ra. + Thiết kế giao diện người - máy: Thiết kế các giao diện để người sử dụng hệ thống thông tin có thể giao tác một cách dễ dàng với hệ thống. * Thiết kế vật lý trong: Là thiết kế các yếu tố bên trong không nhìn thấy được của hệ thống thông tin mới bảo đảm tính tối ưu và hiệu quả. Thiết kế vật lý trong gồm các thiết kế sau: + Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý trong: Các tệp chỉ dẫn, các tệp trung gian, các trường dữ liệu phục vụ quản lý hệ thống thông tin + Thiết kế phần mềm: Thiết kế các phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. + Thiết kế sơ đồ liên kết các môdul chương trình và lập trình chương trình. + Thử nghiệm phần mềm và thử nghiệm hệ thống. 2.5.5 Thiết kế chi tiết. + Thiết kế các thủ tục thủ công nhằm xử lý thông tin trước khi đưa vào máy tính. + Thiết kế các phương pháp cập nhật và xử lý thông tin cho máy tính. + Thiết kế chương trình, các giao diện người sử dụng, các tệp dữ liệu. + Chạy thử chương trình. + Dịch sang đuôi .exe và đóng gói chương trình. 2.5.5.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu cho hệ thống thông tin. Thiết kế cơ sở dữ liệu cho hệ thống thông tin là một trong những thiết kế quan trọng nhất của thiết kế hệ thống thông tin. Thiết kế cơ sở dữ liệu có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng có 4 phương pháp cơ bản thường dùng sau: + Từ yêu cầu thông tin của các nhà quản lý và những người sử dụng. Khi biết các yêu cầu thì sẽ xây dựng được kho dữ liệu đủ đáp ứng các yêu cầu đó. + Phương pháp nguyên mẫu: sử dụng những cơ sở dữ liệu đã có, cải tiến cho phù hợp với hệ thống thông tin đang thiết kế. + Phương pháp suy diễn từ các thông tin đầu ra: Giống như việc phân tích sản phẩm để biết được các nguyên liệu đầu vào để rồi xây dựng kho nguyên vật liệu cho nhà máy. + Phương pháp sử dụng mô hình quan hệ thực thể: Dựa vào chính chức năng và cấu trúc của tổ chức để thiết kế ra sơ đồ cấu trúc dữ liệu phù hợp với hệ thống thông tin mới của tổ chức. * Mã hoá dữ liệu Thiết kế cơ sở dữ liệu nhất thiết phải biết cách mã hóa dữ liệu. Mã hoá được xem là việc xây dựng một tập hợp những mã hiệu- một biểu diễn theo quy ước, thông thường là ngắn gọn về mặt thuộc tính của một thực thể hoặc tập hợp thực thể. Mã hoá là một công việc của người thiết kế cơ sở dữ liệu. Có thể coi đây là việc thay thế thông tin ở dạng “tự nhiên” thành một dãy ký hiệu thích ứng với mục thiêu của người sử dụng. Lợi ích lớn của việc mã hoá là: Nhận diện nhanh chóng, không nhầm lẫn, tiết kiệm không gian lưu trữ và thời gian xử lý, thực hiện những phép kiểm tra logic hình thức hoặc thể hiện vài đặc tính của đối tượng. Một số phương pháp mã hoá cơ bản: + Phương pháp mã hoá phân cấp: Nguyên tắc tạo lập bộ mã hoá này rất đơn giản. Người ta phân cấp đối tượng từ trên xuống và mã số được xây dựng từ trái qua phải các chữ số được kéo dài về phía bên phải để thực hiện chi tiết sự phân cấp sâu hơn. + Phương pháp mã hoá liên tiếp: Mã hoá kiểu này được tạo ra bởi một quy tắc tạo dãy nhất định. Mã kiểu này có ít gây nhầm lẫn và tạo lập dễ dàng, không những gợi nhớ và không cho phép chèn thêm mã vào giữa hai mã cũ. + Phương pháp mã hoá tổng hợp: Khi kết hợp việc mã hoá phân cấp với mã hoá liên tiếp thì ta có phương pháp mã hóa tổng hợp. + Phương pháp mã hoá theo xeri: Phương pháp chính này là sử dụng một tập hợp theo dãy gọi là xeri. Xeri được coi như một giấy phép theo mã quy định. + Phương pháp mã hoá gợi nhớ: Phương pháp này căn cứ vào đặc tính của đối tượng để xây dựng. * Thiết kế cơ sở dữ liệu Thiết kế cơ sở dữ liệu là xây dựng các tệp dữ liệu trong cơ sở dữ liệu sao cho từ các tệp đó tạo ra được tất cả các thông tin đầu ra của yêu cầu. Việc đầu tiên phải biết được yêu cầu thông tin của người sử dụng hệ thống thông tin mới. Công việc này đôi khi là rất phức tạp. Không thể chỉ hỏi những người sử dụng xem người ta cần những dữ liệu gì?, thông tin gì? Là được. Vì người sử dụng sẽ không thể trả lời một cách chắc chắn và chính xác những câu hỏi chung chung như vậy hoặc họ sẽ cung cấp một danh sách rất dài những thông tin cơ sở mà trong đó có nhiều cái chỉ mang tính bề ngoài, hời hợt. Những người đã thực thi và nghiên cứu về hệ thống thông tin thống nhất với nhau rằng việc xác định nhu cầu thông tin là một việc rất khó thực hiện và không tồn tại một phương pháp nào thích hợp cho mọi hoàn cảnh. Mức độ khó khăn này phụ thuộc vào quy mô và sự phức tạp của hệ thống thông tin. * Phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu logic từ các thông tin ra: Xác định các tệp cơ sở dữ liệu trên cơ sở các thông tin đầu ra của hệ thống là phương pháp cổ điển và cơ bản của việc thiết kế cơ sở dữ liệu. Các bước chi tiết khi thiết kế cơ sở dữ liệu dữ liệu đi từ các thông tin ra: Bước 1: Liệt kê toàn bộ các thông đầu ra. Bước 2: Xác định các tệp cần thiết cung cấp đủ dữ liệu cho việc tạo ra từng đầu ra. Bước này có thể chia làm các bước nhỏ hơn sau: + Liệt kê các phần tử thông tin trên đầu ra: Trên mỗi thông tin đầu ra bao gồm các phần tử thông tin như số hoá đơn, tên hàng, đơn vị tính,… được gọi là các thuộc tính. Cần liệt kê toàn bộ các thuộc tính thành một danh sách. Đánh dấu các thuộc tính lặp – là những thuộc tính có thể nhận nhiều giá trị dữ liệu. Chẳng hạn như mục tên hàng trên một hoá đơn bán hàng có thể ghi nhiều tên hàng là một thuộc tính lặp. - Đánh dấu các thuộc tính thứ sinh – là những thuộc tính được tính toán ra hoặc suy ra từ các thuộc tính khác. Những thuộc tính không phải là thứ sinh thì được gọi là các thuộc tính cơ sở. - Gạch chân các thuộc tính khoá cho thông tin đầu ra. - Loại bỏ các thuộc tính thứ sinh khỏi danh sách, chỉ để lại các thuộc tính cơ sở, xem xét loại bỏ những thuộc tính không có ý nghĩa trong quản lý. + Chuẩn hoá mức 1: Chuẩn hoá bước một nhằm đảm bảo rằng trong mỗi danh sách không được phép chứa những thuộc tính lặp. Nếu có các thuộc tính lặp thì phải tách các thuộc tính lặp đó ra thành các danh sách con có một ý nghĩa theo quan điểm quản lý, gắn thêm cho nó một tên, tìm cho nó một thuộc tính định danh riêng và thêm thuộc tính định danh của danh sách gốc. + Chuẩn hoá mức 2: Chuẩn hoá bước 2 đảm bảo rằng trong một danh sách mỗi thuộc tính phải phụ thuộc hàm vào toàn bộ khoá chứ không chỉ phụ thuộc vào một phần của khoá. Nếu có sự phụ thuộc như vậy thì phải tách những thuộc tính phụ thuộc hàm vào bộ phận của khoá thành một danh sách con mới. Lấy bộ phận khoá đó làm khoá cho danh sách mới. Đặt cho danh sách mới này một tên riêng cho phù hợp với nội dung của các thuộc tính trong danh sách. + Chuẩn hoá mức 3: Chuẩn hoá bước 3 bảo đảm rằng trong một danh sách không được phép có sự phụ thuộc bắc cầu giữa các thuộc tính. Nếu thuộc Z phụ hàm vào thuộc tính Y và Y phụ thuộc hàm vào X thì phải tách chúng vào 2 danh sách chứa quan hệ Z, Y và danh sách chứa quan hệ Y với X. Xác định khoá và tên cho mỗi danh sách mới. + Mô tả các tệp: Mỗi danh sách xác định được sau bước chuẩn hoá 3 sẽ là một tệp cơ sở dữ liệu, cần phải dựa vào thực tế quản lý, kinh nghiệm thực tế để xác định đầy đủ cấu trúc của nó như tên các thuộc tính, loại các thuộc tính, chiều dài của mỗi thuộc tính, miền giá trị cho mỗi thuộc tính. Bước 3: Tích hợp các tệp nói về cùng một thực thể thì cần phải tích hợp lại để tạo ra chỉ một tệp duy nhất cho thực thể đó. Khi thực hiện bước 2 như trên cho tất cả mỗi đầu ra trên thực thể sẽ tạo ra rất nhiều tệp vì một đầu ra thường liên quan rất nhiều thực thể. Những tệp nào cùng mô tả về một thực thể thì phải tích hợp lại nghĩa là tạo thành một tệp chung gồm tất cả các trường chung và riêng của những tệp có liên quan đó. Bước 4: Xác định liên hệ logic giữa các tệp và thiết lập sơ đồ cấu trúc dữ liệu. Xác định mối liên hệ giữa các tệp. Biểu diễn chúng bằng các mũi tên hai chiều, nếu có quan hệ một - nhiều thì vẽ hai mũi tên về hướng đó. * Phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu từ mô hình quan hệ thực thể. Nếu thiết kế các tệp cơ sở dữ liệu chỉ đơn thuần từ các đầu ra như trên sẽ có thể dẫn tới tình trạng cơ sở dữ liệu chỉ phục vụ những đầu ra đã được xác định. Khi có những yêu cầu mới về thông tin quản lý thì hệ thống thông tin mới có thể không có đủ dữ liệu để tạo những đầu ra mới. Để giải quyết vấn đề này khi cần phải xem xét hệ thống thông tin với khía cạnh là hệ thống phục vụ quản lý do đó xem xét sự hoạt động quản lý của tổ chức mà xác định cơ sở dữ liệu cho nó. Cách thức thiết kế này bao gồm các bước như sau: Bước 1: Xác định tên, các thuộc tính, loại thuộc tính, … của tất cả các thực thể có trong tổ chức. Từ mô tả về cách thức hoạt động của tổ chức xác định tên, các thuộc tính,… được các nhà quản lý nói tới. Đó có thể là thực thể nhân sự như Cán bộ, nhân viên… Cũng có thể là vật thể như Máy móc thiết bị, kho hàng… hoặc là phi vật chất như Hợp đồng, nhận xét… Bước 2: Xác định mối quan hệ giữa các thực thể Tiếp đến xác định mối quan hệ giữa các thực thể. Một thực thể trong thực tế không tồn tại độc lập với các thực thể khác. Có sự liên hệ qua lại giữa các thực thể khác nhau. Có thế xác định bằng cách đánh dấu các động từ sử dụng trang mô tả hoạt động của tổ chức. Các động từ sẽ kết nối các thực thể với nhau. Bước 3: Xác định mức độ quan hệ giữa các thực thể. Để thiết kế tốt cơ sở dữ liệu nếu chỉ đơn thuần biết được thực thể này quan hệ với thực thể khác thì chưa đủ. Cần phải biết có bao nhiêu lần xuất của thực thể A tương tác với mỗi lần xuất của thực thể B và ngược lại. Bước 4: Xác định chiều của một quan hệ. Chiều của một quan hệ chỉ ra số lượng các thực thể tham gia vào quan hệ đó. Người ta chỉ chia làm 3 loại: Một chiều, hai chiều và nhiều chiều. Quan hệ một chiều là một quan hệ mà một lần của một thực thể được quan hệ với những lần xuất của chính thực thể đó.Quan hệ hai chiều là quan hệ trong đó có hai thực thể liên kết với nhau. Quan hệ nhiều chiều là một quan hệ có nhiều hơn hai thực thể tham gia. Bước 5: Vẽ sơ đồ khái niệm mô tả các thực thể và các quan hệ đã xác định được qua các bước trên. - Mỗi thực thể biểu diễn bằng một hình chữ nhật có ghi tên thực thể bên trong và danh sách các thuộc tính của nó ở bên cạnh. - Mỗi quan hệ được biểu diễn bằng một hình thoi có ghi động từ thể hiện quan hệ bên trong và các thuộc tính của nó nếu có. Nối hình thoi này với các hình chữ nhật thực thể thuộc quan hệ đó. - Ghi số mức độ quan hệ sát với đường nối. Bước 6: Chuyển đổi từ sơ đồ quan hệ thực thể thành các tệp cơ sở dữ liệu. Sau khi có được sơ đồ khái niệm dữ liệu mô tả các hoạt động của doanh nghiệp, thì sẽ tiến hành chuyển nó thành tập hợp các tệp và vẽ sơ đồ cấu trúc dữ liệu. 2.5.5.2 Thiết kế vật lý ngoài cho hệ thống thông tin. Thiết kế vật lý ngoài là mô tả chi tiết các yếu tố nhìn thấy được của giải pháp. Đây là công việc rất quan trọng vì nó tác động trực tiếp tới người sử dụng hệ thống cũng như những người sử dụng thông tin của hệ thống. Thiết kế vật lý ngoài bao gồm các khâu: Lập kế hoạch, Thiết kế vào, Thiết kế ra, thiết kế giao diện người máy, thiết kế các thủ tục thủ công và chuẩn bị trình bày báo cáo. Thiết kế vật lý ngoài cần phải được thực hiện kết hợp chặt chẽ với người sử dụng. Kết quả của thiết kế vật lý ngoài là các mẫu nhập liệu, các mẫu báo cáo, mẫu thông tin, các giao diện và quy trình thủ công. Thiết kế vào bao gồm các thiết kế các form nhập liệu và các phượng thức nhập liệu. Thiết kế ra bao gồm thiết kế tất cả các khuôn mẫu thông tin ra, các mẫu báo cáo, phương thức đưa ra và vật mang tin cho các thông tin ra. Thiết kế giao diện người – máy: là thiết kế giao diện cho phép người sử dụng vận hành hệ thống một cách dễ dàng và hiệu quả. Thiết kế giao diện bao gồm việc lựa chọn phương thức giao tác: lệnh, phím đặc biệt, thực đơn, biểu tượng, điền mẫu, hỏi đáp,.. 2.5.5.3 Thiết kế vật lý trong cho hệ thống thông tin. Thiết kế vật lý trong nhằm đảm bảo tính chính xác thông tin, yêu cầu về mặt thời gian cho các hoạt động của hệ thống. Thiết kế vật lý trong bao gồm thiết kế cơ sở dữ liệu trong, lập trình và thử nghiệm hệ thống. Thiết kế cơ sở dữ liệu trong nhằm tăng tốc và hiệu quả xử lý. Đồng thời khâu này kiểm duyệt thêm dư các trường dữ liệu phục vụ cho các hoạt động phục hồi, kiểm soát hệ thống. Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý trong chủ yếu là xem xét thêm các tệp chỉ dẫn, các trường trung gian,… Thiết kế phần mềm: Tạo ra các phần mềm cho hệ thống thông tin sao cho chúng thực hiện tốt nhất các xử lý đã được thiết kế. Các bước thiết kế phần mềm: + Xác định mục tiêu phần mềm + Xây dựng giải thuật + Lựa chọn ngôn ngữ phù hợp + Viết chương trình + Thử nghiệm chương trình + Biên soạn tài liệu phần mềm Tiến hành phân tích một cách chi tiết hệ thống hiện tại để xây dựng các lược đồ khái niệm. Trên cơ sở đó tiến hành xây dựng lược đồ cho hệ thống mới. 2.5.5.4 Phương pháp thiết kế phần mềm * Thiết kế phần mềm theo phương pháp cấu trúc TOP – DOWN: Đây là phương pháp truyền thống, môdul hoá vấn đề. Xác định yêu cầu chức năng khái quát, sau đó phân chia ra các chức năng nhỏ hơn, từng cấp một cho đến mức có thể bắt tay viết chương trình bằng một ngôn ngữ lập trình cụ thể nào đó. Phương pháp này đã được tập đoàn IBM cụ thể hoá thành phương pháp với các mức phân cấp như sau: Cấp 1: Công việc là các xử lý có cùng một sự kiện khởi sinh ngoài. Cấp 2: Tiến trình là các xử lý thuộc cùng một công việc và thuộc cùng một chức năng nghiệp vụ. Cấp 3: Pha là các xử lý thuộc cùng một tiến trình và thuộc cùng một yếu tố tổ chức vật lý như nơi xử lý, thời điểm xử lý, cách thức xử lý,… Cấp 4: Modul xử lý là các xử lý thuộc cùng một pha xử lý nhưng được nhóm vào chức năng xử lý cập nhật hoặc chức năng tra cứu hoặc chức năng thao tác với dữ liệu. Cấp 5: Modul lập trình là xử lý thuộc cùng một modul xử lý có cùng một yếu tố kỹ thuật như sử dụng với một ngôn ngữ phát triển cụ thể, với một loại phần cứng cụ thể, đủ nhỏ để dùng trong nhiều modul xử khác,… Sau khi phân rã xong thiết kế viên cần phải vẽ sơ đồ liên kết modul xử lý để xem toàn cảnh cũng như vai trò, vị trí của mỗi chức năng trong toàn bộ hệ thống phần mềm. * Thiết kế phần mềm theo phương pháp cấu trúc BOTOM – UP: Trong thực tế nhiều khi thiết kế phần mềm đi theo con đường ngược lại từ dưới lên trên, tức là thiết kế các phần mềm nhỏ cho các chức năng xử lý nhỏ rồi tích hợp dần thành hệ thống bao quát toàn bộ các hoạt động của tổ chức. Phương pháp này phù hợp với những công ty lớn, đã tin học hoá từng phần mà lại không có kinh phí đủ để phát triển một lần. 2.5.5.5 Thử nghiệm phần mềm Thử nghiệm phần mềm nhằm bảo đảm cho chương trình được viết thực hiện đúng những mục tiêu đặt ra. Việc thử nghiệm chương trình phải được tiến hành thận trọng, có quy trình và phương pháp. Sai sót trong phần mềm cũng có thể làm cho tổ chức phá sản. Nội dung cần thử nghiệm: + Tính chính xác của kết quả + Đảm bảo yêu cầu về mặt thời gian + Thực hiện tốt với khối lượng dữ liệu ở mức độ tối đa theo thiết kế + Đảm bảo phục hồi sau khi có sự cố + Dễ dàng sử dụng + Có đầy đủ tài liệu liên quan tới phần mềm. 2.5.6 Cài đặt chương trình. Chương trình sau khi đóng gói sẽ được đưa vào cài đặt và sử dụng. Cài đặt hệ thống thông tin là đưa hệ thống thông tin mới vào hoạt động thay thế cho hệ thống thông tin cũ. Đây là công việc rất khó thực hiện về mặt tổ chức vì nó động chạm tới vấn đề con người trong tổ chức. Cần phải có giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn chuyển đổi và giai đoạn tía ổn định hoạt động của tổ chức. Nội dung cài đặt hệ thống thông tin bao gồm: + Lập kế hoạch: Cần phải xây dựng kế hoạch chuyển đổi một cách chi tiết vì nó phải kết hợp với những hoạt động đang tiến hành của tổ chức. + Chuyển đổi kỹ thuật: Phần cứng, phần mềm, dữ liệu. + Chuyển đổi về mặt tổ chức: đào tạo, sửa đổi quy chế. 2.6 Giới thiệu về công nghệ phần mềm Mỗi dự án phần mềm không phụ thuộc vào quy mô, do phức tạp hoặc lĩnh vực ứng dụng đều có thể chia thành 3 giai đoạn được biểu diễn trong hình vẽ sau đây. Xác định Giai đoạn 1 Phân tích yêu cầu Lập kế hoạch Phát triển Giai đoạn 2 Thiết kế Lập trình Kiểm thủ Bảo trì Giai đoạn 3 Bảo trì sửa đổi Bảo trì thích nghi Bảo trì hoàn thiện Giai đoạn 1: Trả lời cho câu hỏi cái gì? về bản chất chính là xác định 1 cách cụ thể và chính xác bài toán đặt ra. Người ta thường gọi một cách vắn tắt là xác định P trên cơ sở xác định chính xác p người ta đưa ra giải pháp phần mềm S (Salution). Vì thế việc định danh bài toán đầu tư tức là xác định P càng chính xác bao nhiêu thì việc xác định các giải pháp P càng hiệu quả bấy nhiêu Giai đoạn 2: Trả lời cho câu hỏi thể nào? Về bản chất đây chính là công đoạn xây dựng và thiết kế PM. Giai đoạn 3: Trả lời cho câu hỏi thay đổi ra sao? Mà nội dung chủ yếu của nó liên quan đến sản phẩm sau khi đã thương mại hoá trên thị trường. 2.6.1 Vòng đời phát triển của phần mềm Trong công nghệ phần mềm người ta đưa ra khái niệm vòng đời phát triển của phần mềm nhằm mục đích phân đoạn toàn bộ quá trình từ khi ra đời đến khi phát triển 1 phần mềm để có những biện pháp thích ứng vào từng giai đoạn với mục đích phần mềm ngày càng phát triển. C.Nghệ H.Thống Phân tích Thiết kế Mã hóa Kiểm thử Bảo trì Người ta thường dùng 1 mô hình gọi mô hình thác nước để biểu diễn vòng đời phát triển của phần mềm và được biểu diễn trong hình vẽ sau đây: Ý nghĩa của mô hình này: là các bậc ở phía bên trên sẽ tác động bao trùm đến tất cả các thứ bậc ở phía dưới và càng ở những thứ bậc cuối thác nước ngày càng phải chịu những thứ bậc ở bên trên. Chúng ta lần lượt xem xét những nội dung chính của các công đoạn. - Công nghệ hệ thống: Đây là phương pháp luận tổng quát phân tích và sản xuất 1 phần mềm với yêu cầu và đánh giá một cách toàn diện tất cả các tác động và ảnh hưởng của phần mềm và công nghệ hệ thống hiện diện ở mọi công đoạn tiếp sau. - Phân tích: Mục đích của công đoạn phân tích là xác định rõ mục tiêu của phần mềm những ràng buộc về thiết kế và công nghệ và định rõ miền áp dụng của phần mềm. - Thiết kế: Đây là công đoạn có vai trò đặc biệt quan trong công nghệ phần mềm vì mục đích của nó là đưa ra một hồ sơ thiết kế phần mềm hoàn chỉnh làm cơ sở để lập trình. - Mã hóa: Khái niệm mã hóa trong công nghệ phần mềm khác với khái niệm mã hóa thông thường. Mã hóa trong công nghệ phần mềm được hiểu là quá trình dịch từ bản vẽ thiết kế thành ngôn ngữ lập trình cụ thể. Cũng như trong xây dựng quy trình thiết kế tương ứng với quá trình thiết kế 1 công trình xây dựng còn lập trình chính là quá trình thi công. – Kiểm thử: Đây là công đoạn tiến hàng kiểm tra toàn bộ phần mềm (test) trong đó tiến hành kiểm tra hệ thống, kiểm tra các thủ tục của phần mềm. – Bảo trì: Đây là công đoạn thực hiện sau khi phần mềm đã được đưa vào sử dụng và được tiến hành theo 3 hình thức: - Bảo trì sửa đổi. - Bảo trì thích nghi - Bảo trì hoàn thiện 2.6.2 Các qui trình trong công nghệ phần mềm Các qui trình trong công nghệ phần mềm có mối liên quan mật thiết với nhau và đều theo một nguyên tắc công đoạn đứng sau sẽ tiếp nhận sản phẩm của công đoạn đứng ngay trước nó như các dữ liệu đầu vào. Vì vậy chất lượng phần mềm phụ thuộc đồng thời vào tất cả các công đoạn chứ không chỉ phụ thuộc vào công đoạn trực tiếp mà nó đang thực hiện. Qui trình 1: Xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm. Để đảm bảo tính thống nhất cho các qui trình chúng ta xem xét tài liệu thiết kế của FPT tương đối bao quát đối với các công ty phần mềm hiện nay. Mỗi qui trình đều được đưa ra dưới dạng chuẩn ngắn gọn gồm 5 vấn đề chính. Mục đích của qui trình Dấu hiệu của qui trình Các tham số của qui trình Lưu đồ của qui trình Phân đoạn các hoạt động của qui trình. * Mục đích Mục đích của qui trình xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm là tiến trình gặp gỡ khách hàng, khởi thảo hợp đồng phần mềm rồi tiến tới ký kết và thực hiện hợp đồng phần mềm. Đây là công đoạn đầu tiên của toàn bộ quá trình sản xuất một phần mềm công nghiệp do đó người thực hiện chức danh cán bộ kinh doanh phần mềm không chỉ đòi hỏi am hiểu về tin học mà phải có kiến thức về hợp đồng kinh tế và khả năng giao tiếp với khách hàng. * Dấu hiệu Qui trình xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau đây Soạn thảo và ký kết hợp đồng phần mềm. Theo dõi thực hiện hợp đồng phần mềm. Thanh toán, thanh lý hợp đồng phần mềm. MĐ KT Đề xuẩt HĐPM Lập g.pháp PM S.thảo HĐPM Theo dõi t.hiện TT,T.lý HĐPM HSơ q.trình thứ1 K.Tra k.chấp nhận chấp nhận * Lưu đồ (sơ đồ khối) Qui trình 2: Qui trình xác định yêu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng quản lý bán hàng tại Cty cổ phần thiết bị máy tính Thiên An.DOC
Tài liệu liên quan