MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA RÁC THẢI NHÀ BẾP 2
1.1 ĐỊNH NGHĨA RÁC THẢI NHÀ BẾP 2
1.3 ĐỊNH NGHĨA PHÂN COMPOST 3
1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LÀM PHÂN COMPOST
3
1.4.1 Các yếu tố dinh dưỡng 3
1.4.1.1 Nguyên tố đa lượng và vi lượng 3
1.4.1.2 Tỷ lệ C/N 4
1.4.2 Những yếu tố môi trường 4
1.4.2.1 Nhiệt độ 5
1.4.2.2 Độ pH 5
1.4.2.3 Yếu tố độ ẩm 6
1.4.2.4 Hệ thống vi sinh vật 7
1.4.3 Vận hành 7
1.4.3.1 Làm thoáng và kích thước nguyên liệu .7
1.4.3.2 Sự thông khí 8
1.4.3.3 Tốc độ thông khí 8
1.5 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT PHÂN COMPOST TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 9
1.5.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất phân compost trên Thế Giới 9
1.5.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất phân compost ở Việt Nam 12
1.6. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TP. HỘI AN 16
1.6.1 Điều kiện tự nhiên – khí hậu ¬- ở Hội An 16
1.6.1.1 Vị trí địa lý 16
1.6.1.2 Điều kiện khí hậu và thủy văn 16
1.6.2 Điều kiện kinh tế- xã hội ở Hội An 18
1.7 HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NHÀ BẾP HIỆN NAY Ở TP. HỘI AN 18
1.7.1 Tình hình phát sinh chất thải rắn 18
1.7.2 Tốc độ phát sinh chất thải rắn 19
1.7.2.1 Chất thải rắn sinh hoạt khu vực đô thị 19
1.7.2.2 Chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn 19
1.7.2.3 Thành phần chất thải rắn 19
1.8 HIỆN TẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN [1] 21
1.8.1 Công tác thu gom và vận chuyển rác thải 21
1.8.2 Công tác xử lý rác thải 22
CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 23
2.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 23
2.2.1 Mục tiêu trước mắt 23
2.2.2 Mục tiêu lâu dài 23
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.3.1 Phương pháp lý luận 24
2.3.2 Phương pháp ngoài thực địa 24
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 24
2.4 CÁCH BỐ TRÍ VÀ TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM 24
2.4.1 Địa điểm bố trí thực nghiệm 24
2.4.2 Thời gian tiến hành thực nghiệm 24
2.4.3 Cách bố trí thực nghiệm 24
2.4.4 Tiến hành thực nghiệm 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN 26
3.1 BÁO CÁO KẾT QUẢ CỦA 30 HỘ GIA ĐÌNH ĐƯỢC CHỌN LÀM THÍ NGHIỆM PHÂN COMPOST CỦA PHÒNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG 26
3.1.1 Chương trình được triển khai ở phòng Tài Nguyên Môi Trường 26
3.1.1.1 Mô tả chương trình 26
3.1.1.2 Triển khai hoạt động 27
3.1.2 Kết quả đạt được 27
3.1.2.1 Hiện trạng xử lý lý rác thải nhà bếp của người dân trước khi chưa có chương trình làm phân tại 28
3.1.2.2 Sự tham gia của người dân trong vấn đề xử lý rác thải nhà bếp khi có chương trình làm phân compost tại nhà 33
3.2 QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM LÀM PHÂN COMPOST TẠI 2 HỘ GIA ĐÌNH ÔNG PHẠM A VÀ GIA ĐÌNH ÔNG HỨA ĐA 35
3.2.1 Mô tả thực nghiệm 35
3.2.2 Diễn biến khối lượng và nhiệt độ trong quá trình lên men phân compost tại gia đình ông Phạm A 36
3.2.3 Diễn biến khối lượng và nhiệt độ trong quá trình lên men phân compost tại gia đình ông Hứa Đa 38
3.2.4 Nhận xét chung 39
3.4 XÂY DỰNG QUY TRÌNH LÀM PHÂN COMPOST TỪ RÁC THẢI HỮU CƠ QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH TẠI TP. HỘI AN 40
3.4.1 Quy trình ủ phân compost từ rác thải hữu cơ 40
3.4.2 Quy trình ủ phân compost cụ thể đối với phụ gia tro 41
3.4.3 Thuyết minh quy trình 42
3.4.4 Một số chú ý trong quá trình ủ phân tại nhà 42
3.5 SỬ DỤNG LOẠI PHÂN COMPOST THÀNH PHẨM VÀ PHÂN HÓA HỌC ĐỂ BÓN CHO CÂY 43
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
4.1 KẾT LUẬN 46
4.2 KIẾN NGHỊ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
61 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 12199 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng quy trình làm phân compost từ rác thải hữu cơ quy mô hộ gia đình tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h du lịch năm 1992 là 460.000 người tăng gấp 3 lần so với năm 1999, lượng khách du lịch liên tục tăng. Do vậy , hiện nay số khách sạn liên tục mọc lên, các công trình công cộng được nâng cấp rất nhiều.[9]
1.7 HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NHÀ BẾP HIỆN NAY Ở TP. HỘI AN [6]
1.7.1 Tình hình phát sinh chất thải rắn
Hội An có khu phố cổ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Hội An đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng cùng với đời sống vật chất của người dân không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, song song với sự phát triển này nảy sinh các vấn đề ảnh hưởng đến môi trường. Việc phát sinh, thu gom và quản lý chất thải rắn là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của chính quyền Thành phố. Theo ước tính của Công ty Công trình Công cộng Thành phố Hội An, lượng chất thải rắn phát sinh hàng năm rất lớn, dân số trung bình của Thành phố Hội An tính đến ngày 31/12/2007 là 85.076 người, với lượng rác phát sinh tính khoảng 75,38 tấn/ngày.
1.7.2 Tốc độ phát sinh chất thải rắn
1.7.2.1 Chất thải rắn sinh hoạt khu vực đô thị
Dân số 8 phường nội thị là 58.730 người, chiếm 69,71% dân số.Giả thiết tại khu vực đô thị loại 3, định mức phát thải trung bình là 0.85kg/người/ngày thì chất thải rắn phát sinh khu vực đô thị là 49,92 tấn/ngày.
Bảng 1.3. Tốc độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt khu vực đô thị
Thành phố
Hội An
Phường
Dân số (người)
Trung bình (kg/người/ngày)
Lượng CTRSH phát sinh (tấn/ngày)
8
58.730
0,85
49,92
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam)
1.7.2.2 Chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn
Với dân số nông thôn khoảng 25.530 người, chiếm 30,29% dân số của Thành phố. Phần lớn người dân sống tập trung vùng đồng bằng ven biển và vùng hạ lưu sông Thu Bồn với nghề chủ yếu là trồng lúa nước, khai thác nuôi trồng thủy sản.
Giả thiết khu vực nông thôn thuộc các huyện đồng bằng, định mức phát thải trung bình là 0.5kg/người/ngày thì lượng rác thải phát sinh tại khu vực nông thôn vào khoảng 12,77tấn /ngày.
Trong đó, riêng xã Tân Hiệp vì cách biển nên không thể thu gom, vận chuyển và xử lý chung cùng Thành phố, mà được xử lý nội bộ.
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực nông thôn Thành phố Hội An
Bảng 1.4. Tốc độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn
Thành phố
Xã
Dân số
(người)
Trung bình
(kg/người/ngày)
Lượng CTRSH phát sinh
(tấn/ngày)
Hội An
5
25.530
0.5
12,77
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam)
1.7.2.3 Thành phần chất thải rắn
Thành phần các chất có trong chất thải rắn bao gồm: Chất hữu cơ, cao su, nhựa, giấy, bìa carton, giẻ vụn, kim loại, gốm sứ, đất đá, gạch, cát. Tỷ lệ phần trăm các chất có trong rác thải không ổn định, rất biến động theo mỗi địa điểm thu gom rác, khu vực sinh sống, phát triển sản xuất và theo mỗi mùa trong năm. Tỷ lệ thành phần chất hữu cơ chiếm 45-60% tổng lượng chất thải, tỷ lệ thành phần nilon, chất dẻo chiếm từ 6 -10%. Độ ẩm trung bình của rác thải từ 46-52%.
Bảng 1.5. Thống kê tỷ lệ thành phần rác của thành phố Hội An
Thành phần
Tỷ lệ (% trọng lượng)
Các chất cháy được
84,1
1/ Giấy
3,1
2/ Hàng dệt
2,3
3/ Rác thải (gồm cả thịt, xương, vỏ sò)
63,9
4/ Cỏ, gỗ, củi, rơm rạ…
0,7
5/ Chất dẻo, nilon
4
6/ Da và cao su
10,1
Các chất không cháy được
15,9
1/ Tổng kim loại
7,1
2/ Các kim loại sắt
3/ Các kim loại không phải là sắt
4/ Thủy tinh
0,9
5/ Đá và sành sứ
0,8
6/ Đất cát và các thành phần khác
7,1
Các chất hỗn hợp
0
1/ Kích thước lớn hơn 5 mm
2/ Kích thước nhỏ hơn 5 mm
Tỷ trọng riêng (kg/m3)
450
(Nguồn: Công ty Công trình Công cộng)
1.8 HIỆN TẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN [1]
1.8.1 Công tác thu gom và vận chuyển rác thải
- Công ty Công trình Công cộng là đơn vị chịu trách nhiệm thu gom chất thải rắn của Thành phố Hội An. Lượng rác thu gom khoảng 45 tấn/ngày, ước tính chiếm tỷ lệ khoảng 70% lượng rác phát sinh trên địa bàn thành phố.
Hiện công ty có 86 cán bộ công nhân viên, trang thiết bị chính phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn hiện có 8 xe ô tô chuyên dụng (gồm: 4 loại 2tấn, 4 tấn, 5 tấn, 6 tấn)
+ Số lượng xe thu gom đẩy tay: 40 chiếc.
+ Các loại xe khác: 2 chiếc xe hút chất thải, 1 xe tưới đường, 2 xe tải cẩu, 1 xe tải tự đổ, 1 xe xúc lật.
+ Phương tiện xử lý rác và làm sạch môi trường gồm có (1 xe tưới rửa đường, 1 xe xúc lật dùng để san ủi đầm nén rác tại khu xử lý chất thải)
Theo số liệu thống kê của Công ty, tỷ lệ thu gom của toàn thành phố đạt khoảng 60%. Điều này là do phương tiện thu gom không đủ, hầu hết còn lạc hậu, và một nguyên nhân khách quan nữa là do đường xá nhỏ hẹp, không thuận tiện cho việc thu gom lượng chất thải rắn, còn lại phần lớn là các hộ gia đình nằm sâu trong các ngõ hẽm, xe thu gom không vào được.
- Tình trạng vận hành và hoạt động hiện tại
Chất thải rắn chưa phân loại trước khi thu gom: Ở các tuyến đường rộng, có xe cuốn ép rác thu gom chất thải rắn từ những hộ theo giờ nhất định. Trong các hẻm, các công nhân đi thu gom chất thải rắn bằng xe ba bánh đẩy tay, sau đó tập trung chất thải rắn đến các điểm quy định trên các trục lộ chính, đổ vào xe ép rác. Dọc theo sông Hội An ( dọc theo đường Bạch Đằng), rác trôi trên sông đã được thu gom bằng xuồng. Sau khi thu gom, rác thải được vận chuyển lên bãi rác, đổ xuống phía trước bãi rác. Sau đó, xe xúc lật xúc rác lên xe Ben để vận chuyển vào sâu dần phía trong bãi rác.
Mỗi ngày, rác thu gom được tập kết đến bãi theo hai đợt
Buổi sáng: từ 9-11h
Buổi chiều: từ 15h30-17h.
Công suất chôn lấp: 45 tấn/ngày.
- Dự kiến thời gian hoạt động đóng bãi: bãi rác đã quá tải, hiện đang tạm sử dụng.
1.8.2 Công tác xử lý rác thải
Hiện nay công ty Công trình Công cộng là đơn vị chịu trách nhiệm xử lý tất cả các lượng rác sinh hoạt trên địa bàn thành phố. Tất cả những lượng rác thải đó sau khi thu qom thì sẽ được vận chuyển đến bãi rác Cẩm Hà thành phố Hội An.
Khái quát về bãi chôn lấp TP. Hội An
+ Bãi rác xã Cẩm Hà, cách Thành phố Hội An 5 km, diện tích bãi chôn lấp bãi rác hiện nay khoảng 9000m2 được xây bao bằng tường gạch cao 1,5m. Hình thức xử lý chất thải rắn là đổ lộ thiên, Ở đáy bãi chôn lấp không có lớp lót chống thấm và chưa có hệ thống thu gom nước rỉ rác, không có hệ thống xử lý nước rỉ rác
+ Ngoài bãi rác lộ thiên ở xã Cẩm Hà, hiện tại thành phố Hội An không còn bãi rác nào, không có nhá máy sản xuất phân compost, không có cơ sở nào khác đang hoạt động.
Trước tình hình đó để có 1 hướng xử lý rác thải sinh hoạt thân thiện với môi trường và giảm được lượng rác thải đem đi chôn lấp đồng thời hạn chế được mùi hôi cũng như nước rỉ rác trong quá trình vận chuyển và xử lý thì việc làm phân compost tại nhà sẽ góp một phần rất lớn trong việc giữ cho môi trường không bị ô nhiễm, tạo ra được một lượng phân bón làm hạn chế được lược lượng phân hóa học và đặc biệt là khắc phục được tình trạng quá tải ở bãi rác Cẩm Hà.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng:
+ Thành phần rác thải nhà bếp là rác hữu cơ như cơm thừa, cá cặn, cọng rau, vỏ trái cây…
+ phụ gia: tro
Phạm vi nghiên cứu: Thanh Nam Tây, phường Cẩm Nam,TP Hội An,Quảng Nam
Hình 2.1. Rác thải nhà bếp và phụ gia tro (photo Hồng Hạnh ngày 17/1/2010)
2.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2.2.1 Mục tiêu trước mắt
- Làm cho người dân quan tâm hơn về rác thải do hoạt động sinh hoạt của mình.
- Giúp cho người dân nắm bắt được quy trình làm phân hữu cơ tại nhà.
- Làm phân hữư cơ tại một số hộ thí điểm để tạo diều kiện mở rộng cho các đề tài tiếp theo sau này.
- Thông qua việc xử lý rác thải nhà bếp giúp cho người dân phân loại rác tại nguồn tốt hơn.
2.2.2 Mục tiêu lâu dài
- Lượng rác sinh hoạt được giảm thiểu nhờ làm phân tại nhà.
- Lượng rác thải đem đi chôn lấp được giảm thiểu góp phần khắc phục tình trạng quá tải ở bãi rác Cẩm Hà.
- Tiết kiệm kinh phí cho người dân nhờ việc làm phân tại nhà.
- Giảm được lượng phân hoá học trên đồng ruộng.
- Sản phẩm phân hữu cơ sẽ được sử dụng đại trà.
- Bảo vệ môi trường.
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp lý luận
Tìm hiểu tài liệu ủ phân hữu cơ trên internet, sách, báo, báo cáo khoa học… tiến hành đọc và tổng hợp, khái quát hóa các vấn đề có liên quan đến việc ủ phân compost
2.3.2 Phương pháp ngoài thực địa
- Cân, đo, đong, đếm lượng rác thải nhà bếp hằng ngày.
- Quan sát hiện tượng và tốc độ phân hủy của phân compost.
- Thu thập số liệu bằng cách ghi chép trong quá trình làm phân tại 2 hộ gia đình ở phường Cẩm Nam Thành phố Hội An.
- Sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn, tiến hành điều tra trong 30 hộ gia đình đã thực hiện chương trình thí nghiệm làm phân tại nhà.
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu
- Thống kê số liệu thu thập được bằng phần mềm excel
- Sử dụng phần mềm excel để vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi của lượng rác thải nhà bếp, và nhiệt độ hằng ngày.
2.4 CÁCH BỐ TRÍ VÀ TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM
2.4.1 Địa điểm bố trí thực nghiệm
- Hai hộ gia đình ở phường Cẩm Nam - Thành phố Hội An- Tỉnh Quảng Nam.
2.4.2 Thời gian tiến hành thực nghiệm
Từ ngày 15/2/2009 đến 1/4/2010
2.4.3 Cách bố trí thực nghiệm
Mỗi gia đình sẽ được cấp 1 thùng nhựa 40 lít với 2 màu sắc khác nhau cụ thể là nhà ông Phạm A là thùng màu xanh lá cây, còn nhà ông Hứa Đa là màu xanh da trời được mược từ đợt thí nghiệm lần trước, và được đặt cố định vào một góc vườn
Hình 2.2. Thùng nhựa 40 lít được bố trí ở 2 hộ gia đình (photo Hồng Hạnh ngày 15/1/2010)
2.4.4 Tiến hành thực nghiệm
Lượng rác nhà bếp hằng ngày sẽ lược phân loại ra thành 3 nhóm chính đó là bột, rau, và đạm sau khi phân loại xong sẽ dùng cân 5 kg để xác định khối lượng của từng thành phần trên sau đó sẽ ghi chép lại và dùng máy ảnh để chụp hình.
Sau khi tiến hành xong những thao tác đó sẽ dùng cân 100 kg để đo khối lượng của thùng ban đầu, sau đó bỏ lượng rác vừa được cân xong đó vào thùng và dùng tro rắc đều lên bề mặt sao cho tỷ lệ giữa lượng tro cho vào là tương ứng với độ ẩm của rác để điều chỉnh độ ẩm (độ ẩm càng cao thì lượng tro sẽ càng nhiều). Sau đó dùng que nhiệt độ cắm sâu vào 2/3 que là được và đậy nắp thùng lại. Ngày hôm sau thì quan sát hiện tượng trong ngày, theo dõi ghi chép lại số liệu về diễn biến nhiệt độ và tốc độ phân hủy của rác hữu cơ, cứ tiến hành làm như vậy đến lúc nào lượng rác đầy thùng thì ta ngừng bỏ và tiến hành ủ yếm khí, thực hiện giai đoạn ủ yếm khí cho đến lúc lượng rác trong thùng đã hoai mục hoàn toàn và theo cảm quan của người dân chất lượng phân có thể dùng được rồi thì dựng lại, Trong giai đoạn này thì vẫn tiếp tục đo nhiệt độ hằng ngày và cân khối lượng của toàn thùng để có số liệu cụ thể, ngoài ra còn dùng máy ảnh để chụp hình để làm cơ sở. (xem phụ lục)
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN
3.1 BÁO CÁO KẾT QUẢ CỦA 30 HỘ GIA ĐÌNH ĐƯỢC CHỌN LÀM THÍ NGHIỆM PHÂN COMPOST CỦA PHÒNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG [4]
3.1.1 Chương trình được triển khai ở phòng Tài Nguyên Môi Trường
3.1.1.1 Mô tả chương trình
Trong chương trình thí nghiệm làm phân compost được triển khai ở Phòng Tài Nguyên Môi Trường thì các hộ được chọn để tham gia làm thí điểm sản xuất phân compost bao gồm 30 hộ dân/5 đơn vị xã phường (Tân An, Cẩm Châu,Cẩm Thanh, Cẩm Nam, Cẩm Hà)
Các hộ gia đình này được lựa chọn dựa trên tiêu chí là những hộ có vườn rộng, ở trong các kiệt hẽm nhỏ lượng rác sinh hoạt của gia đình họ 2 ngày mới được thu gom một lần, ở những hộ có sẵn phụ gia.
Các hộ phải tuân thủ các quy định của dự án, thực hiện đúng quy trình sản xuất compost. Mỗi đơn vị dược thực hiện thí nghiệm trên 4 loại phụ gia khác nhau: cám gạo, đất mùn, nước vo gạo và tro với 4 quy trình cụ thể.
Quy trình sản xuất phân compost đối với 4 loại phụ gia khác nhau.
Rác thải nhà bếp
Rắc đều phụ gia với lượng vừa đủ
Ủ phân
Phân compost
Hình 3.1 Quy tình sản xuất phân compost từ Phòng Tài Nguyên Môi Trường
3.1.1.2 Triển khai hoạt động
Thời gian thực hiện chương trình từ ngày 15/8/2009/đến ngày 15/11/2009
Giới thiệu sơ lược về dự án xử lí rác thải nhà bếp tại thành phố Hội An.
Giới thiệu chung về rác thải nhà bếp.
Bài giảng về phương pháp kĩ thuật sản xuất phân compost
Thực hành thí nghiệm sản xuất phân compost bao gồm 4 quy trình với các phụ gia là: cám gạo (quy trình làm phân compost với các phụ gia còn lại cũng tương tự)
Đây là dự thảo chương trình tập huấn xử lý rác thải bếp cho các cán bộ và các hộ dân được chọn làm thí điểm dự án xử lý rác thải nhà bếp.
Chương trình được bố trí gồm 2 phần: phần 1 là cơ sở lý thuyết, trao đổi kinh nghiệm và các kỹ thuật phương pháp sản xuất phân compost tại hội trường và phần 2 là thực hành thử nghiệm sản xuất phân compost.
3.1.2 Kết quả đạt được
Thông qua kết quả điều tra trong 30 hộ gia đình (xem phụ lục) đã thực hiện thí nghiệm làm phân compost đợt vừa rồi thì trong đó có 16/30 hộ là nam chiếm 53.33% và 14/30 hộ là nữ chiếm 46.66% tham gia trả lời câu hỏi phỏng vấn. Trong số 30 hộ đó thì số hộ làm nông là 15/30 chiếm 50%, cán bộ là 7/30 chiếm 23.33%, hưu trí là 4/30 hộ chiếm 13.33% còn các nghề khác như buôn bán, công nhân, y tá, đông y sỹ là 4/30 hộ chiếm 13.33%.
Như chúng ta đã biết người phụ nữ trong gia đình luôn gắn liền với công việc nội trợ hơn so với nam, nên vấn đề rác thải nhà bếp thường được các chị em quan tâm hơn nhưng qua kết quả điều tra thì ta thấy rằng tỷ lệ nam trong gia đình tham gia trả lời câu hỏi phỏng vấn là nhiều hơn so với nữ điều này chứng tỏ lượng rác thải không chỉ là vấn đề quan tâm của các chị em phụ nữa mà là của tất cả mọi người trong gia đình cũng như toàn xã hội. 30 hộ tham gia vào chương trình thí nghiệm làm phân compost vừa rồi thì số hộ làm nông là chiếm với 1 tỷ lệ cao, tiếp đến là cán bộ, còn hưu trí và các nghành nghề khác chiếm tỷ lệ tương đương nhau. Qua đó thì ta thấy rằng mọi tầng lớp trong xã hội đều có thể triển khai việc làm phân ngay tại nhà của mình chứ không nhất thiết là ở những hộ làm nông mới có thể triển khai được.
Bốn phụ gia được 30 hộ sử dụng để làm trong đợt thí nghiệm vừa rồi là tro, đất mùn, cám gạo và nước vo gạo nhưng mà trong đó có 11/30 hộ làm phụ gia tro chiếm 36.66%, 5/30 hộ làm phụ gia đất mùn chiếm 16.66%, 9/30 hộ làm nước vo gạo chiếm 30%, 5/30 hộ làm cám gạo chiếm 16.66% và được thể hiện rõ ở hình 3.1
Hình 3.2 Sơ đồ biễu diễn của 4 loại phụ gia
Qua hình 3.2 ta thấy rằng tro là loại phụ gia được chọn để làm thí nghiệm nhiều nhất sau đó là nước vo gạo còn đất mùn và cám gạo chiếm tỷ lệ là tương đương nhau, sỡ dĩ mà có sự lựa chọn như vậy là do đặc thù của các hộ gia đình, các gia đình ở nông thôn thì người ta hay sử dụng bếp củi trong vấn đề nấu nướng nên phụ gia tro và nước vo gạo là hai loại phụ gia quen thuộc và gần gũi dễ kiếm đối với người dân nông thôn.
3.1.2.1 Hiện trạng xử lý lý rác thải nhà bếp của người dân trước khi chưa có chương trình làm phân tại
Lượng rác thải nhà bếp của người dân trước kia chủ yếu là được sử dụng vào các mục đích khác nhau tùy theo đặc tính của mỗi hộ gia đình, nhưng hầu hết dều được người dân đổ lên xe rác chỉ có một số hộ ở khu vực nông thôn có nuôi gia súc gia cầm thì lượng rác của họ còn được dùng thêm vào mục đích đó nữa. Trong số 30 hộ được điều tra đó thì số hộ làm nông chiếm tỷ lệ cao nhất cho nên 2 đáp án là đổ lên xe rác và cho gia súc gia cầm là được lựa chọn nhiều nhất ở trong hình 3.2
Hình 3.3. Sơ đồ biễu diễn tình hình xử lý rác của người dân trước khi chưa tham gia vào chương trình làm phân
Qua hình 3.3 thì ta thấy có 19/30 hộ chiếm 63.33% là đổ lên xe rác và cho gia súc gia cầm là 13/30 hộ chiếm 43.33%, còn số hộ lựa chọn đáp án đem đi chôn lấp là 2/30 hộ chiếm 6.66 % và một hộ nhà ông Nguyễn Thành Cử cho rằng lượng rác nhà bếp của gia đình chủ yếu là cung cấp cho các hộ khác để làm thức ăn cho gia súc gia cầm. Như vậy quá trình mà người dân vẫn làm hằng ngày trước kia là đem rác thải nhà bếp đổ xe rác, chứ chưa hề ý thức được việc làm như vậy sẽ góp phần hủy hoại dần dần môi trường sống của họ vì tình trạng ô nhiễm môi trường đất nước ở bãi rác Cẩm Hà hiện nay là rất trầm trọng do mùi hôi của bãi rác vào mùa mưa, và lượng khói của bãi rác khi cháy vào mùa nắng gây ô nhiễm môi trường không khí tại đây. Qua các hiện trạng quản lý và xử lý của bãi rác Cẩm Hà thì không những môi trường nước hay không khi bị ô nhiễm mà cả môi trường đất cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng, do tính chất đất ở đây là đất cát nên vấn đề ô nhiễm đất là khó tránh khỏi. Mặc khác bãi rác không có lớp đáy nên lương nước rác chủ yếu đều được ngấm xuống đất.
Hình 3.4. Hiện tượng cháy ngầm và nước rỉ rác ở bãi rác Cẩm Hà ( photo Ngọc Hải ngày 26/2/2010)
Trong thành phần rác thải nhà bếp hằng ngày của người dân đều có đủ 3 thành phần chính như đạm, bột, rau tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi hộ gia đình. Nhưng khi chưa có chương trình làm phân tại nhà thì dù là thành phần gì cũng được người dân đem bỏ lên xe rác chính vì vậy ta có thể thấy rằng bãi rác là nơi tập trung hỗn tạp của tất cả các loại rác.
Hình 3.5. Lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày của người dân được tập trung lên bãi rác Cẩm Hà ( Photo Ngọc Hải ngày 16/4/2010)
Qua hình 3.5 thì ta thấy rằng tất cả những lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày của người dân đều được tập trung về đây bao gồm cả rác hữu cơ lẫn vô cơ, trong đó thành phần rác hữu cơ vẫn nổi trội hơn và chiếm 1 phần lớn hiện nay ở trên bãi rác Cẩm Hà. Từ kết quả điều tra trong 30 hộ gia đình thì thành phần rác ở các hộ đó là cọng rau vỏ trái cây, thành phần đạm, bột, rau chiếm phần nhiều trong thành phần rác hữu cơ của họ và được thể hiện rõ ở hình 3.5
Hình 3.6. Sơ đồ biễu diễn thành phần rác thải ở 30 hộ gia đình
Qua hình 3.6 thì ta thấy đa số người dân lựa chọn 2 đáp án trong số 4 đáp án của bảng câu hỏi phỏng vấn và 2 đáp án được người dân lựa chọn nhiều nhất đó là cọng rau vỏ trái cây và tỷ lệ bằng nhau giữa 3 thành phần đạm bột rau, chỉ có 2/30 hộ chiếm 6.67% cho rằng trong 3 thành phần đó thì đạm chiếm tỷ lệ nhiều còn thành phần bột thì ở một số hộ hầu như là không có. Thành phần của rác thải hữu cơ là rất dễ phân hủy, với một số lượng nhỏ nhưng khi mà phân hủy cũng đã gây ra mùi hôi khó chịu, phát sinh ra ruồi bọ… Nếu tất cả lượng rác hữu cơ trên toàn địa bàn thành phố Hội An được quy tụ lại thành một số lượng lớn thì mức độ ảnh hưởng đến người dân cũng sẽ cao hơn.
Khối lượng rác nhà bếp ở mỗi gia đình nhiều hay ít tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và mức độ tiêu thụ của từng hộ gia đình, nhưng dù ít hay nhiều thì cũng đều thải ra một lượng rác thải nhà bếp hằng ngày và qua kết quả điều tra thì khối lượng rác ở các hộ gia đình không nhiều chỉ dao động trong khoảng nhỏ hơn hoặc bằng 0.5 kg cho đến 1 kg rác hằng ngày ở hình 3.6
Hình 3.7. Sơ đồ biễu diễn khối lượng rác nhà bếp của 30 hộ gia đình
Qua hình 3.7 thì ta thấy rằng là có 17/30 hộ chiếm 56.67% cho là 0.5 kg, 9/30 hộ chiếm 30% cho là lượng rác thải hằng ngày của họ không quá 0.5 kg, và 4/30 hộ chiếm 13.33% cho rằng lượng rác hằng ngày của họ là 1kg mỗi ngày. Như vậy thì khối lượng rác thải hằng ngày của người dân rất ít nhưng chủ yếu là những hộ ở khu vực nông thôn thường nằm sâu trong các kiệt, hẽm nhỏ rất khó khăn trong vấn đề thu gom rác, lượng rác thải nhà bếp của họ thường thì 2 ngày mới được thu gom 1 lần. Nếu giả sử lượng rác thải này mà không được phân loại tốt, và thu gom hằng ngày thì nó sẽ bị phân hủy, thối rữa gây mùi hôi thối làm phát sinh ruồi, bọ…gây mất cảnh quan môi trường và đặc biệt là nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.
Qua 3 bảng số liệu trên ta thấy rằng lượng rác thải nhà bếp hằng ngày của 30 hộ là không nhiều và phần lớn đều đổ lên xe rác, nhưng khi làm vậy thì lại vô tình góp một phần vào quá trình ngày càng làm gia tăng lượng rác và gây ra tình trạng quá tải của bãi rác Cẩm Hà hiện nay, với tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện nay của xã hội thì cầu của con người ngày càng tăng, lượng rác từ đó cũng được tăng dần lên theo thời gian và nếu như không được xử lý hay hạn chế lượng rác thải đó thì có thể chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả khó lường chẳng hạn như là môi trường không khí và chất lượng nguồn nước sinh hoạt hằng ngày của người dân ngày càng ô nhiễm trầm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sức khỏe của người dân và có thể là bãi rác cẩm Hà phải ngừng hoạt động trong một vài năm tới. Vậy ở những hộ có diện tích đất vườn thì tại sao chúng ta lại không nghĩ đến một giải pháp nhằm hạn chế tối đa lượng rác thải nhà bếp hằng ngày của chúng ta bằng việc làm phân tại nhà vừa tận dụng được lượng rác dư thừa để làm phân tạo ra nguồn phân bón hữu ích lại vừa cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường vì một đất nước xanh sạch và đẹp hơn.
3.1.2.2 Sự tham gia của người dân trong vấn đề xử lý rác thải nhà bếp khi có chương trình làm phân compost tại nhà
Khi chương làm phân compost tại nhà được triển khai thì 100% các hộ gia đình đều thực hiện đúng với quy trình đưa ra và trong quá trình thực hiện thì họ nhận thấy lượng rác thải nhà bếp hằng ngày trong gia đình của họ từ đó là không cần phải đem đổ lên xe rác nữa mà được tận dụng tối đa cho việc làm phân nên lượng nước rỉ rác và mùi hôi cũng được hạn chế đi rất nhiều. Khi chương trình kết thúc thì trong 21/30 hộ đã có phân thành phẩm đó thì có 11/21 hộ cho rằng sản phẩm phân của họ có những hiện tượng như là tơi xốp có màu nâu và xuất hiện nấm mốc màu trắng, Còn 6/21 hộ chỉ có hiện tượng tơi xốp, có màu nâu, 1 hộ cho rằng chỉ xuất hiện nấm mốc màu trắng, 3 hộ thì có ý kiến khác đó là phân của họ làm ra hơi nhão, có màu đen.
Có 21/30 hộ chiếm 70% là đã dùng phân này để bón và 9/30 hộ chiếm 30% là chưa bón cho cây trồng nhà mình. Và theo lời nhận xét của một số người dân cho rằng cây trồng trong vườn nhà họ rất tốt khi bón loại phân này: ví dụ như là ý kiến của ông Nguyễn Thành Cử ở vườn rau trà quế xã cẩm Hà đó là “khi sử dụng loại phân này để bón lót cho cây trồng nhà tôi trước hết là nó làm giảm đi lượng phân hóa học mà tôi đã sử dụng để bón cho cây trước kia, và điều quan trọng là tôi thấy nó giúp cố định giữ cho thân cây vững chắc và sinh trưởng phát triển tốt ở giai đoạn tiếp theo” và một ý kiến khác ở hộ gia đình ông phạm A phường Cẩm Nam thì cho rằng “ vườn rau nhà tôi khi bón loại phân này là rất tốt như lá xanh và to hơn so với bình thường”, và cũng có một số ý kiến khác ở một số hộ đã bón cũng có những ý kiến gần giống như trên. Qua đó cho ta thấy rằng chất lượng phân của người dân là rất tốt
Sau khi chương trinh thí nghiệm làm phân compost tại nhà kết thúc được sử dụng với 4 loại phụ gia khác nhau trong 30 hộ thì có 16/30 hộ chiếm 53.33% vẫn tiếp tục làm có 13/30 hộ chiếm 43,33% không làm nữa và có một hộ cho rằng nếu sử dụng phụ gia khác thích hợp hơn thì họ sẽ làm và điều này được thể hiện qua hình 3.8
Hình 3.8 Sơ đồ thể hiện sự tham gia của người dân khi dự án kết thúc
Qua sơ đồ trên ta thấy rằng sự tham gia đông ý việc làm phân tại nhà la rất cao, và cũng có một số ý kiến sẽ không thực hiện nữa với nguyên nhân trong quá trình làm phát sinh quá nhiều giòi, mùi hôi gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của gia đình. Trong 4 loại phụ gia được thực hiện trên 30 hộ với các phụ gia như tro, đất mùn, cám gạo, nước vo gạo thì có 15/30 hộ chiếm 50% cho rằng phụ gia đã làm trong đợt thí nghiệm vừa rồi là phù hợp, có 15/30 hộ chiếm 50% cho rằng phụ gia đã làm trong đợt thí nghiệm vừa rồi là chưa phù hợp. Đa số 15/30 hộ cho là phù hợp với ý kiến là ít hôi, ít phát sinh giòi và phụ gia có sẵn ở trong nhà còn 15 ý kiến còn lại cho rằng là không phù hợp vì trong quá trình làm phát sinh ra giòi bọ nhiều, mùi hôi nặng, trong đó với ý kiến của anh Ngô Quang Trường cán bộ môi trường xã Cẩm Hà hiện đang làm với phụ gia là cám gạo thì cho rằng “có giòi, gây mùi hôi nặng ảnh hưởng đến môi trường xung quanh”, hộ nhà bác Phan Thị Bùi ở phường Tân An cho rằng “phụ gia đang làm của nhà tôi là nước vo gạo là chưa phù hợp vì quá hôi, gây ra ruồi bọ nhiều trong quá trình làm”. Và 15/30 hộ cho là phụ gia mà họ đã làm là phù hợp chủ yếu lại rơi vào những hộ đã làm với phụ gia tro và đất mùn nhưng với phụ gia đất mùn thì các hộ còn có ý kiến đó là về mùa mưa thì phụ gia đất sẽ bị ẩm ướt không thuận lợi cho quá trình làm và chỉ thực hiện được trong mùa khô. Còn đối với phụ gia tro có tính kiềm nên hút ẩm mạnh và ít gây ra mùi hôi, ít phát sinh ra giòi hơn so với phụ gia kia, có 23/30 hộ chiếm 76.67% là muốn nhân rộng mô hình làm phân tại nhà còn 7/30 hộ đang làm với phụ gia cám gạo và nước vo gạo cũng mong muốn nhân rộng mô hình này ra với ý kiến là nếu sử dụng một loại phụ gia khác thích hợp hơn.
Qua đó một lần nữa ta lại thấy tro là một loại phụ gia thích hợp trong đợt thì nghiệm làm phân compost vừa rồi và họ mong muốn là sẽ có được một quy trình hoàn chỉnh với một phụ gia thích hợp vì vậy nên để có thể rút ra được một quy trình làm phân hữu cơ tại nhà cụ thể thì tôi tiến hành thực nghiệm trên 2 hộ gia đình nhà ông Hứa Đa và gia đình ông Phạm A với phụ gia là tro.
3.2 QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM LÀM PHÂN COMPOST TẠI 2 HỘ GIA ĐÌNH ÔNG PHẠM A VÀ GIA ĐÌNH ÔNG HỨA ĐA
3.2.1 Mô tả thực nghiệm
Lượng rác thải nhà bếp hằng ngày được phân thành 3 thành phần chính đó là bột, rau và đạm. Sau đó cân đo đong đếm các thành phần đó bằng cân 5kg và được lần lượt cho vào thùng nhựa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng quy trình làm phân compost từ rác thải hữu cơ quy mô hộ gia đình tại TP Hội An Tỉnh Quảng Nam.doc