Đề tài Xây dựng quy trình quản trị rủi ro lãi xuất tại Việt Nam Eximbank

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN . 7

1.1 Lý luận tổng quan: . . . 7

1.1.1 Định nghĩa rủi ro l ãi suất: . . . 7

1.1.2 Nguyên nhân của rủi ro lãi suất . . 7

1.1.3 Tác động của rủi ro l ãi suất: . . 8

1.1.3.1 Khía cạnh lợi nhuận . . . 8

1.1.3.2 Khía cạnh giá trị kinh tế : . . . 9

1.1.3.3 Thiệt hại ẩn: . . . 9

1.2 Nghiên cứu tổng quan : . . . 10

1.2.1 Rủi ro lãi suất tại các ngân h àng ở Ấn Độ: . . 10

1.2.2 Rủi ro lãi suất tại ngân h àng ở các quốc gia thuộc Châu Phi: . 15

1.2.3 Tại Việt Nam . . . 17

CHƯƠNG 2: TH ỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO L ÃI SUẤT

TẠI VIỆT NAM EXIMBANK . . 21

2.1 Giới thiệu chung về Việt Nam Eximbank: . . 21

2.1.1 Lịch sử h ình thành: . . . 21

2.1.2 Quy mô hoạt động . . . 21

2.1.3 Các sản phẩm dịch vụ: . . . 21

2.1.4 Cơ cấu tổ chức: . . . 23

2.2 Chính sách lãi su ất của Viet Nam Eximba nktrong th ời gian qua:. 24

2.2.1 Lãi suất huy động: . . . 24

2.2.2 Lãi suất cho vay: . . . 26

2.3 Thực trạng công tác quản lý rủi ro l ãi suất tại Viet Nam Eximbank: . 27

CHƯƠNG 3: Đ Ề XUẤT XÂY DỰNG QUY TR ÌNH QUẢN LÝ RỦI RO L ÃI

SUẤT TẠI VIET NAM EXIMBANK . . 28

3.1 Xây dựng chính sách quản lý rủi ro l ãi suất: . . 28

3.1.1 Nhiệm vụ của Hội Đồng Quản trị: . . 28

3.1.2 Nhiệm vụ của Ban Giám Đốc: . . 29

3.1.3 Nhiệm vụ của ph òng quản lý rủi ro: . . 30

3.1.4 Nhiệm vụ của kiểm tra nội bộ: . . 31

3.1.5 Quy định các hạn mức hoạt động . . 31

3.1.6 Quy định về việc duy tr ì vốn chủ sở hữu: . . 33

3.2 Quy trình quản lý rủi ro: . . . 33

3.2.1 Nhận dạng rủi ro . . . 33

3.2.1.1 Rủi ro định giá lại: . . . 34

3.2.1.2 Rủi ro cơ bản: . . . 34

3.2.1.3 Rủi ro đường cong lợi nhuận: . . 35

3.2.1.4 Rủi ro quyền chọn: . . . 35

3.2.2 Đolường rủi ro . . . 36

3.2.2.1 Thu thập dữ liệu . . . 39

3.2.2.2 Thực hiện các kịch bản v à giả định: . . 42

3.2.2.3 Tính toán các mức độ rủi ro . . 45

3.2.3 Giám sát rủi ro . . . 47

3.2.3.1 Chiến lược đánh giá . . . 48

3.2.3.2 Báo cáo rủi ro lãi suất . . . 48

3.2.4 Kiểm soát rủi ro . . . 50

3.2.4.1 Kiểm toán quá tr ình quản lý rủi ro l ãi suất. . 50

3.2.4.2 Hạn mức rủi ro: . . . 51

3.3 Phương pháp đo lư ờng rủi ro lãi suất: . . 53

3.3.1 Báo cáo Gap: . . . 53

3.3.1.1 Gapdương . . . 54

3.3.1.2 Gap âm . . . 54

3.3.1.3 Cách xây dựng báo cáo Gap . . 56

3.3.1.4 Xây dựng hạn mức Gap: . . . 59

3.3.2 Mô hình mô phỏng : . . . 60

3.3.2.1 Các thuận lợi của mô h ình mô ph ỏng . . 60

3.3.2.2 Cách xây dựng mô hình mô ph ỏng . . 60

3.3.2.3 Đo lường rủi ro với mô h ình mô ph ỏng . . 61

3.3.3 Giá trị kinh tế của t ài sản có –nợ: . . 63

3.3.4 Báo cáo giá trị một điểm c ơ bản (BVP) . . 65

3.3.4.1 Cách tính BPV . . . 66

3.3.4.2 Quản lý rủi ro bằng BPV: . . . 66

3.4 Các bước trong quá tr ình kiểm toán . . 70

3.4.1 Các thủ tục chung . . . 71

3.4.2 Xác định phạm vi kiểm tra rủi ro l ãi suất . . 71

3.4.2.1 Bước 1. . . . 71

3.4.2.2 Bước 2. . . . 71

3.4.2.3 Bước 3. . . . 72

3.4.2.4 Bước 4. . . . 73

3.4.2.5 Bước 5: . . . 73

3.4.2.6 Bước 6. . . . 73

3.4.3 Đánh giá chất lượng của quá tr ình quản lý rủi ro l ãi suất . 76

3.4.4 Đánh giá chất lượng báo cáo đo l ường rủi ro lãi suất đang sử dụng . 77

3.4.5 Đánh giá chất lượng giám sát rủi ro l ãi suất: . . 78

3.4.6 Đánh giá các cán b ộ trong Ban điều h ành và H ội đồng quản trị . 79

3.4.7 Đánh giá mức độ rủi ro l ãi suất qua các ti êu chí kiểm toán: . 79

pdf84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1828 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng quy trình quản trị rủi ro lãi xuất tại Việt Nam Eximbank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỷ lệ cao hồ sơ rủi ro của ngân hàng. Mặc dù tất cả các hàng mục của ngân hàng đều phải được theo dõi Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 37 rủi ro phù hợp, ngân hàng cũng cần ưu tiên tập trung vào các hạng mục chiếm đa số hơn. Các hệ thống đo lương rủi ro lãi suất cần có cách xử lý thận trọng hơn đối với những công cụ ảnh hưởng lớn đến tình trạnh chung của ngân hàng mặc dù có thể không chiếm đa số. Các công cụ có sử dụng điều khoản quyền chọn đi kèm (embedded option) thì cần được đặc biệt lưu ý.  Áp dụng kỹ thuật đo lường rủi ro lãi suất ở cả hai khía cạnh lợi nhuận v à trị giá kinh tế. Mức độ có thể từ các tính toán đ ơn giản cho đến các kỹ thuật mô phỏng tĩnh (static simulations) hoặc kỹ thuật mô phỏng động phức tạp h ơn để phản ánh tác động trong tương lai và các quyết định kinh doanh.  Phương pháp phân tích chêch l ệch có thể dùng để đánh giá tác động của lãi suất lên khía cạnh trị giá kinh tế của ngân hàng bằng cách áp dụng hệ số nhạy cảm cho các nhóm thời hạn. Hệ số này dựa trên ước tính xác suất các TSC-TSN tiếp tục nằm lại trong ngân hàng sau khi đến hạn. Việc kết hợp hệ số nhạy cảm n ày với phương pháp phân tích chêch l ệch sẽ đưa ra được dự đoán tương đối chính xác thay đổi trong trị giá kinh tế của ngân h àng trong trường hợp lãi suất biến động.  Các kỹ thuật mô phỏng đưa ra các giả định lãi suất trong tương lai từ đó phân tích tác động của chúng đối với các dòng tiền. Theo kỹ thuật mô phỏng tĩnh, các dòng tiền chỉ được lấy từ bảng cân đối tài sản và các hạng mục ngoại bảng tại thời điểm hiện tại của ngân hàng. Kỹ thuật mô phỏng động tính đến các giả định lãi suất tương lai và thay đổi tương ứng trong hoạt động của ngân h àng. Các kỹ thuật phức tạp này cho phép ngân hàng nắm bắt rõ hơn tương quan giữa các dòng tiền thanh toán với lãi suất và ảnh hưởng của các quyền chọn đi kèm.  Cho dù có áp dụng hệ thống đo lường nào, tác dụng của các kỹ thuật đo lường phụ thuộc vào thời hạn của các giả định và mức độ chính xác áp dụng các phương pháp đo lường. Trong qúa trình xây dựng hệ thống đo lường rủi ro lãi suất, ngân hàng phải bảo đảm rằng mức độ chi tiết về bản chất của các hạng mục nhạy cảm lãi suất phải tương thích với mức độ phức tạp và mức độ rủi ro ẩn trong các hạng mục này. Ví dụ: trong việc sử dụng phương pháp phân tích chêch lệch, mức độ chính xác của đo lường rủi ro lãi suất phụ thuộc phần nào Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 38 vào số lượng nhóm thời hạn mà các hạng mục được phân bổ vào, có nghĩa là nếu nhóm thời hạn quá rộng th ì mức độ chính xác sẽ giảm đi. Tr ên thực tế, ngân hàng cần đánh giá được tầm quan trọng của độ chính xác này trong quá trình xây dựng các phương pháp đo lường.  Một trong những nhân tố quan trọng trong quá tr ình đo lường rủi ro là tính toàn diện và kịp thời của dữ liệu các hạng mục hiện thời. Ngân h àng phải bảo đảm rằng tất cả các hạng mục và dòng tiền dù là nội bảng hay ngoại bảng đều phải được cập nhật kịp thời vào hệ thống đo lường rủi ro. Các dữ liệu này phải bao gồm các thông tin phù hợp về lãi suất hay dòng tiền của các công cụ, hợp đồng tài chính có liên quan. Bất kỳ chỉnh sửa nào trong các dữ liệu này đều phải được lưu bằng văn bản và nêu được lý do chỉnh sửa rõ ràng. Đặc biệt, điều chỉnh trên dòng tiền dự kiến do dự đoán trước các thanh toán hay trả lại t ài sản cầm cố trước hạn cần nêu ra lý do xác đáng và lưu lại bằng văn bản để xem xét sau này.  Để đánh giá kết quả của hệ thống đo l ường rủi ro, các giám đốc rủi ro v à ban quản lý điều hành cấp cao của ngân hàng phải hiểu rõ được các giả định trong hệ thống. Đặc biệt, các kỹ thuật mô phỏng phức tạp cần cẩn thận áp dụng v à tránh không trở thành các “hộp đen”, nghĩa là đưa ra các con số có vẻ rất chính xác nhưng thực tế lại không như vậy khi trình bày các giả định và tham số. Các giả định chủ chốt phải được giám đốc rủi ro và ban quản lý cáo cao công nhận và được xem xét điều chỉnh ít nhất h àng năm, được lưu lại bằng văn bản và ngân hàng phải đánh giá đúng tầm quan trọng của các giả định n ày. Các giả định dùng để đánh giá các công cụ có đọ nhạy cảm l ãi suất phức tạp và có kỳ hạn bất định đòi hỏi mức độ nghiêm khắc hơn trong việc xem xét.  Khi đo lường rủi ro lãi suất, cần lưu ý hơn đến hai khía cạnh sau: việc xử lý các hạng mục có kỳ hạn hành vi khác vơi kỳ hạn hợp đồng và các hạng mục có mệnh giá bằng nhiều đồng tiền khác nhau. Các hạng mục nh ư tiền gởi tiết kiệm hay tiền ký quỹ đặt cọc thường có kỳ hạn hợp đồng hoặc cũng có thể vô kỳ hạn, tuy nhiên trong cả hai trường hợp, chủ tài khoản đều có quyền rút tiền ra bất kỳ lúc nào. Ngoài ra, các ngân hàng thương không g ắn kết lãi suất trả cho Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 39 các trường hợp này với biến động lãi suất trên thị trường. Những yếu tố này càng làm phức tạp thêm việc tính toán rủi ro lãi suất bởi vì lãi suất thay đổi không những làm thay đổi giá trị của các hạng mục này mà còn làm thay đổi cả kỳ hạn của các dòng tiền. Nói đến khía cạnh TSC của ngân h àng, các hạng mục như việc trả trước thời hạn các tài sản cầm cố hoặc các công cụ có li ên quan đến tài sản cầm cố thường cho thấy biến động về kỳ hạn trong các d òng tiền của chúng.  Ngân hàng có các hạng mục có mệnh giá dưới nhiều đồng tiền khác nhau có thể tính toán rủi ro lãi suất theo từng loại đồng tiền. V ì các đường cong lợi nhuận của mỗi đồng tiền khác nhau, ngân h àng cần đánh giá rủi ro theo từng loại. Nếu ngân hàng có đủ khả năng và phương tiện, thì có thể tính toán rủi ro đa ngoại tệ trong đó sử dụng các giả định về t ương quan lãi suất giữa các đồng tiền này.Các giả định này cần được xem xét thường xuyên về mức độ ổn định và chính xác. Ngân hàng cũng cần phân tích trường hợp một trong những mối tương quan này bị phá vỡ.  Nói chung, nhưng cũng phải tùy thuộc vào mức độ phức tạp và phạm vi hoạt động của từng ngân hàng, các ngân hàng cần có các hệ thống đo lường rủi ro lãi suất để đánh giá được tác động của lãi suất lên hai khía cạnh lợi nhuận và trị giá kinh tế. Những hệ thống này là công cụ đắc lực đo lường chính xác mức độ rủi ro mà ngân hàng đang đối mặt và báo động ngay khi phát hiện sự vượt quá.  Việc đo lường rủi ro để theo dõi và báo cáo cần được hỗ trợ của Khối Công Nghệ Thông Tin do khối lượng các dòng tiền TSC-TSN là rất lớn và phức tạp. 3.2.2.1 Thu thập dữ liệu Bước đầu tiên trong quá trình đánh giá rủi ro cho ngân hàng là tập hợp dữ liệu để mô tả tình hình tài chính hiện tại của ngân hàng. Mỗi hệ thống đo lường, dù là báo cáo Gap hay một mô hình mô phỏng giá trị kinh tế phức tạp, cũng đ òi hỏi thông tin trên bảng cân đối tài sản. Trong việc thiết kế mô hình ngắn hạn, tập hợp số liệu tài chính có đôi lúc gọi là “cung cấp dữ liệu trạng thái hiện tại”. Dữ liệu phải đáng tin cậy để hệ thống đo lường rủi ro có hiệu quả . Ngân hàng nên có hệ thống thông tin quản l í đầy đủ Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 40 (MIS) để cho phép nó truy suất thông tin hợp lý và chính xác kịp thời. Hệ thống thông tin nên phát hiện dữ liệu rủi ro lãi suất dựa trên tất cả trạng thái của ngân hàng, và nên có tài liệu đầy đủ về những nguồn rủi ro chính đ ược sử dụng trong quá trình đánh giá rủi ro của ngân hàng. Ban quản lý ngân hàng nên cảnh báo đối với những vấn đề dữ liệu hệ thống đo lường rủi ro lãi suất phổ biến sau:  Dữ liệu hoạt động ngân hàng, danh mục đầu tư hay các chi nhánh không đầy đủ.  Thiếu thông tin về tình hình các tài sản ngoại bảng và các giới hạn trần/sàn liên quan đến các sản phẩm cho vay và tiền gửi.  Mức độ tích hợp dữ liệu không hợp lý.  Yêu cầu về thông tin thu thập: Để mô tả rủi ro lãi suất gắn liền với tình hình kinh doanh hiện tại của ngân hàng, ngân hàng nên có thông tin ch o mỗi loại công cụ tài chính hay danh mục đầu tư về:  Số dư hiện tại và các khế ước lãi suất có liên quan đến công cụ hay danh mục đầu tư  Các điều khoản của khế ước hay dự tính của công cụ hay danh mục đầu t ư liên quan đến các khoản tiền gốc, ngày điều chỉnh lãi suất và ngày đáo hạn  Đối với các điều khoản lãi suất có thể điều chỉnh, danh mục l ãi suất được sử dụng để định giá lại (như là lãi suất cơ bản, VNIBOR) cũng như các công cụ có khế ước lãi suất trần hay sàn. Có thể cần thu thập thông tin bổ sung vể cá c sản phẩm chính để cung cấp một bức tranh hoàn chỉnh hơn nữa rủi ro lãi suất của ngân hàng. Ví dụ, bởi vì thời hạn hay “tính chất thời vụ” của những khoản va y chắc chắc như là cầm cố, có thể ảnh hưởng đến tốc độ thanh tóan của các khoản vay n ày, ngân hàng có thể cần thông tin về ngày phát sinh và lãi suất của các công cụ này. Vị trí địa lý của khoản vay và tiền gửi cũng có thể giúp ngân h àng đánh giá tốc độ thu hồi nợ hay rút tiền gửi. Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 41 Ngân hàng có dùng cơ cấu định giá “bậc thang” cho các sản phẩm cụ thể n hư tiền gửi khách hàng theo lãi suất bậc thang. Theo những cơ cấu định giá như thế, mức độ và sự phản ứng của những mức lãi suất cho tiền gửi sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy mô của tài khoản tiền gửi. Một khi rủi ro lãi suất của ngân hàng tăng vượt ra phạm vi trạng thái bảng cân đối tài sản nội bảng đến các khế ước lãi suất ngoại bảng và thu nhập từ phí nhạy cảm với lãi suất, ngân hàng nên đưa luôn những khoản mục này vào quá trình đo lường rủi ro lãi suất.  Nguồn thông tin Để có được thông tin chi tiết cần thiết để đo lường rủi ro lãi suất, ngân hàng cần loại hay “xuất” dữ liệu từ nhiều hệ thống giao dịch đa dạng khác nhau trong đó những hệ thống cơ sở lưu giữ những dữ liệu ngày đáo hạn, định giá và các điều khoản thanh toán của mỗi giao dịch. Điều này có nghĩa là ngân hàng cần đánh giá thông tin từ sự đa dạng của hệ thống, bao gồm các khỏan cho vay th ương mại và tiêu dùng, đầu tư và hệ thống tiền gửi. Sổ cái chung của ngân hàng có thể được sử dụng để kiểm tra tính to àn bộ của thông tin số dư được chiết xuất từ các hệ thống giao dịch n ày. Tuy nhiên, thông tin từ hệ thống sổ cái chung nh ìn chung sẽ không chứa thông tin đầy đủ về thời gian đáo hạn và việc định giá lại các tính chất của danh mục đầu t ư của ngân hàng  Tập hợp dữ liệu Bởi vì một vài danh mục chứa nhiều biến số có thể ảnh hưởng đến rủi ro lãi suất, các hạng mục bổ sung thông tin hay kém thông tin đ ược tích hợp có thể được đòi hỏi. Ví dụ, các ngân hàng nắm giữ các khoản cho vay cầm cố có l ãi suất có thể điều chỉnh sẽ cần phân biệt các số d ư định kỳ và giới hạn thời gian, định kỳ đánh giá lại tài sản và danh mục thị trường để đánh giá lại lãi suất. Ngân hàng nắm giữ nhiều các khoản cho vay có l ãi suất cố định cần phân cấp số dư theo mức lãi suất coupon để phản ánh sự khác nhau trong h ành vi thanh toán nợ. Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 42 3.2.2.2 Thực hiện các kịch bản và giả định: Bước hai trong qúa trình đo lường rủi ro lãi suất của ngân hàng là dự tính các môi trường lãi suất trong tương lai và đo lường rủi ro đối với ngân hàng trong các môi trường đó bằng cách xác định những ảnh h ưởng cụ thể đó (dòng tiền, lãi suất của thị trường và của sản phẩm) sẽ tác động lẫn nhau dẫn đến thay đổi giá và thu nhập như thế nào. Không giống như bước đầu tiên, trong đó người ta có thể “chắc chắn” về dữ liệu nhập v ào, với bước này ngân hàng phải đưa ra các giả định về những sự kiện trong t ương lai. Để hệ thống đo lường rủi ro đáng tin cậy thì những giả định này phải hợp lý. Rủi ro lãi suất của ngân hàng phần lớn là do (1) sự nhạy cảm của các công cụ ngân hàng đối với sự thay đổi lãi suất thị trường và (2) mức độ và chiều hướng thay đổi trong lãi suất thị trường. Những giả định và kịch bản lãi suất phát triển bởi ngân hàng trong bước này luôn luôn được hình thành từ hai biến này Một số vấn đề phổ biến trong bước đo lường rủi ro này bao gồm:  Thất bại trong việc đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với biến động l ãi suất của đầy đủ các kỳ hạn để nhận biết tính chất dễ bị tổn th ương và các điểm khủng hỏang  Thất bại trong việc thay đổi hay đa dạng các giả định cho cá c sản phẩm với những quyền chọn.  Dựa trên các giả định chỉ có trong hành vi của khách hàng trong quá khứ và việc thực hiện không có xem xét đến thị tr ường cạnh tranh của ngân hàng và cơ sở khách hàng sẽ thay đổi trong tương lai như thế nào.  Thất bại trong việc đánh giá lại định kỳ tính hợp lý và chính xác của các giả định  Giả định về lãi suất trong tương lai Ngân hàng phải xác định được mức biến động của dãy lãi suất có khả năng xảy ra trong tương lai qua đó ngân hàng đo lư ờng rủi ro của sự biến động này. Các dự đoán về rủi ro lãi suất, dù theo khía cạnh lợi nhuận hay trị giá kinh tế, thì dưới một hình thức nào đó cũng có sử dụng các dự đoán về biến động l ãi Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 43 suất trong tương lai. Vì mục đích đo lường rủi ro, ngân hàng cần kết hợp được tác động của một thay đổi lãi suất đối với hạng mục ngân hàng đang nắm giữ. Ngân hàng cần sử dụng các giả định đa chiều (multiple scenarios) trong đó phân tích tác động trong trường hợp có biến động giữa quan hệ l ãi suất (rủi ro đường cong lợi nhuận và rủi ro cơ bản) và cả trong trường hợp mức lãi suất thay đổi nói chung. Để dự đoán được các thay đổi trong lãi suất, ngân hàng có thể sử dụng các kỹ thuật mô phỏng. Ngo ài ra, kỹ thuật phân tích thống kê cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá các giả định li ên quan đến rủi ro cơ bản hay rủi ro đường cong lợi nhuận. Ban điều hành ngân hàng nên đảm bảo rằng rủi ro được đo lường theo sự thay đổi dãy lãi suất tiềm năng hợp lý, bao gồm các tình huống khủng hoảng ý nghĩa. Trong khi thực hiện các kịch bản l ãi suất phù hợp, ban điều hành ngân hàng nên xem xét sự đa dạng của các nhân tố như là hình dạng và mức độ của cơ cấu kỳ hạn hiện tại của lãi suất và tính chất dễ biến đổi của lãi suất tiềm ẩn và trong quá khứ. Ngân hàng nên xem xét đến bản chất và nguồn của các rủi ro của nó, và sự sẳn sàng của Ban điều hành ngân hàng trong việc thừa nhận các tổn thất để tái lập lại trạng thái hồ s ơ rủi ro của ngân hàng. Ngân hàng nên chọn các kịch bản có thể cung cấp các ước tính rủi ro có ý nghĩa và bao gồm các phạm vi rộng đầy đủ cho phép ban điều h ành biết được rủi ro vốn có trong các sản phẩm và hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng nên sử dụng các kịch bản với sự thay đổi ít nhất 200 điểm c ơ bản xảy ra trong một năm.  Thực hiện các kịch bản Phương pháp được sử dụng để thực hiện các kịch bản l ãi suất cụ thể sẽ khác nhau ở mỗi ngân hàng. Trong khi xây dựng một kịch bản lãi suất, ngân hàng sẽ cần cụ thể:  Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất được kết hợp trong kịch bản lãi suất  Mối liên hệ cơ bản giữa đường cong lợi tức và các mức lãi suất ví dụ như biên độ giữa lãi suất trái phiếu, VNIBOR. Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 44 Ngân hàng cũng phải ước tính những mức lãi suất được quản lý bởi ban điều hành có thể thay đổi như thế nào (trái với sự thay đổi lãi suất do hoàn toàn bị chi phối bởi thị trường). Lãi suất được quản lý, thường thay đổi chậm hơn lãi suất thị trường, bao gồm các lãi suất như là lãi suất cơ bản và lãi suất ngân hàng trả cho các khách hàng gửi tiền, Từ những chi tiết cụ thể này, ngân hàng thực hiện các kịch bản lãi suất theo đó rủi ro sẽ được đo lường. Sự phức tạp của những kịch bản thật đ ược sử dụng có thể xếp từ một giả thuyết đơn giản mà tất cả các mức lãi suất biến động đồng thời song song đến các kịch bản l ãi suất phức tạp hơn có liên quan đến đường cong lợi tức phức tạp. Số kịch bản đ ược sử dụng được sử dụng có thể xếp theo thứ tự từ 3 (bằng, tăng, giảm) đến 40 lọai hay h ơn nữa. Những kịch bản này có thể bao gồm “ những cú sốc lãi suất”, trong đó lãi suất được giả định tăng tức thời lên 1 mức mới, và “ đoạn dốc lãi suất”, nơi mà lãi suất tăng dần dần. Ngân hàng có thể sử dụng sự thay đổi đường cong lợi nhuận theo kiểu song song và không song song, với các kiểm tra đối với các đường xoắn hay đảo ngược của đường cong lợi nhuận.  Các giả định về hành vi và định giá Khi đánh giá rủi ro lãi suất, ngân hàng cũng phải phán đoán và đưa ra giả định về việc bằng cách nào ngày đáo hạn một công cụ hay hành vi định giá lại có thể khác nhau ở các điều khoản khế ước của công cụ. Ví dụ, các khách h àng có thể thay đổi các điều khoản khế ước của một công cụ bằng các trả nợ vay, thực hiện rút tiền gửi nhiều hay đóng t ài khoản tiền gửi (tài khoản tiền gửi không còn số dư). Ngân hàng phải đánh giá khả năng có thể xảy ra tr ường hợp khách hàng sẽ lựa chọn thực hiện các quyền chọn n ày. Các khả năng này nhìn chung khác nhau ở mỗi kịch bản lãi suất. Các giả thuyết thì đặc biệt quan trọng cho các sản phẩm không có ngày định giá lại xác định, như là tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tài khoản không kỳ hạn, và các khỏan vay từ thẻ tín dụng. Ban điều h ành phải ước tính ngày các số dư này sẽ được định giá lại, chuyển sang các sản phẩm của n gân hàng khác, hay không còn số dư. Trong khi làm như thế, Ban điều hành ngân hàng cần Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 45 xem xét nhiều nhân tố như là mức độ lãi suất thị trường hiện tại và biên độ giữa lãi suất công bố của ngân hàng và lãi suất thị trường; sự cạnh tranh của ngân hàng mình với các ngân hàng khác và các tổ chức khác; vị trí địa lý và các đặc tính về nhân khẩu học của cơ sở dữ liệu khách hàng của ngân hàng. Các giả thuyết của ngân hàng cần nhất quán và hợp lý cho mỗi kịch bản lãi suất được sử dụng. Ví dụ, giả thuyết về việc tr ả trước các khoản vay nên khác nhau tại mỗi kịch bản lãi suất và phản ánh động cơ kinh tế của khách hàng khi trả trước các khoản vay cầm cố trong môi tr ường lãi suất đó. Ngân hàng nên tránh việc chọn lựa các giả thuyết tùy tiện và chưa được kiểm tra qua kinh nghiệm và quá trình thực hiện. Nguồn thông tin điển h ình được sử dụng trong việc h ình thành giả định bao gồm:  Sự phân tích xu hướng của các danh mục đầu tư trong quá khứ và hành vi tài khoản riêng lẻ.  Các mô hình trả trước được thực hiện bởi ngân hàng.  Các ước tính của người giao dịch.  Dữ liệu đơn vị kinh doanh và Ban điều hành về chiến lược kinh doanh và định giá. Ban điều hành ngân hàng nên đảm bảo rằng các giả định chính đ ược đánh giá tính hợp lý ít nhất là mỗi năm 1 lần. Các điều kiện thị tr ường, môi trường cạnh tranh, và chiến lược thay đổi theo thời gian, l àm cho các giả định mất tính hiệu lực của nó. Ví dụ, nếu thị trường cạnh tranh ngân hàng thay đổi những khách hàng như thế phải đối mặt với việc làm giảm bớt chi phí giao dịch tái t ài trợ khoản vay thế chấp còn lại, việc trả trước có thể xảy ra bởi lãi suất thị trường giảm thấp hơn lãi suất trong quá khứ. Tương tự như vậy, khi các sản phẩm của ngân hàng qua hết vòng đời của nó, chiến lược kinh doanh và định giá của ban điều hành ngân hàng cho sản phẩm đó có thể thay đổi. 3.2.2.3 Tính toán các mức độ rủi ro Bước thứ ba trong quá tr ình đo lường rủi ro ngân hàng là việc tính toán rủi ro. Dữ liệu về trạng thái hiện tại của ngân h àng được sử dụng kết hợp với giả Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 46 thuyết của nó về lãi suất trong tương lai, hành vi khách hàng, và các hoạt động kinh doanh để đưa ra các kỳ đáo hạn, dòng tiền, hay ước tính thu nhập dự tính hay cả ba.  Các vấn đề khi sử dụng hệ thống đo l ường rủi ro:  Mô hình không phát hiện được tất cả các nguồn gây ra rủi ro l ãi suất nữa. Ngân hàng không cập nhật kỹ thuật đo lường rủi ro khi có thay đổi trong chiến l ược kinh doanh và các sản phẩm hay sự thôn tính và các hoạt động sát nhập có thể trãi qua vấn đề này.  Ban điều hành ngân hàng không hiểu các phương pháp và giả định của mô hình. Ngân hàng mua mô hình của các nhà cung cấp vệ tinh và không hiểu hướng dẫn sử dụng hiện tại và các tài liệu gốc có miêu tả các giả định bao hàm trong mô hình và phương pháp tính toán có thể hiểu nhầm kết quả của mô h ình hay gặp khó khăn với hệ thống đo lường.  Chỉ có một người trong ngân hàng có thể chạy và duy trì hệ thống đo lường rủi ro. Nếu người đó rời khỏi ngân hàng, ngân hàng có thể không có khả năng vận hành kịp thời và các ước tính chính xác của rủi ro đang gặp phải. Nhiều h ơn một người, khi có thể, nên có sự hiểu biết chi tiết về hệ thống đo l ường.  Tính toán rủi ro đối với thu nhập Tính toán thu nhập chịu rủi ro của ngân hàng là tập trung vào các mô hình rủi ro lãi suất thường được sử dụng. Khi đo lường rủi ro đối với thu nhập, các mô hình này thường tập trung vào:  Thu nhập ròng, hay rủi ro đối với thu nhập phát sinh từ các t ài khoản dồn tích. Phần này của hệ thống đo lường rủi ro lãi suất của ngân hàng tương tự như một mô hình ngân sách hay dự đoán. Mô hình nhân lãi suất trung bình dự tính với số dư trung bình dự tính. Lãi suất dự tính trung bình và số dư trung bình dự tính được tính từ trạng thái hiện tại của ngân h àng và các giả định của nó về lãi suất trong tương lai, thời gian đáo hạn và định giá lại của các trạng thái hiện tại, v à các giả định kinh doanh mới.  Lãi hay lỗ đánh giá theo giá thị trường trên các trạng thái kinh doanh (có nghĩa là rủi ro về giá). Cách tính toán n ày thường được thực hiện theo mô h ình định Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 47 giá thị trường riêng biệt hay hệ thống phụ của mô h ình rủi ro lãi suất. Điều quan trọng là các mô hình này dự tính trên tất cả các dòng tiền kỳ vọng trong tương lai và chiết khấu chúng về giá trị hiện tại. Mô h ình đo lường rủi ro bằng cách tính toán sự thay đổi trong giá trị hiện tại theo những kịch bản l ãi suất khác nhau Thu nhập không liên quan đến lãi hay rủi ro đối với thu nhập phát sinh từ các thu nhập không chịu nhạy cảm lãi suất hay chi phí hoạt động. Ví dụ bao gồm các khoản phí dịch vụ cầm cố và thu nhập phát sinh từ việc bảo đảm thẻ tín dụng  Tính toán rủi ro đối với vốn Phương pháp phù hợp cho việc đánh giá rủi ro d ài hạn của ngân hàng phụ thuộc vào kỳ đáo hạn và độ phức tạp của tài sản có, tài sản nợ và các hoạt động ngoại bảng của ngân hàng. Phương pháp đó có thể là báo cáo Gap theo dãy kỳ hạn đầy đủ của các hoạt động ngân h àng, một hệ thống đo lường giá trị kinh tế của vốn, hay mô hình mô phỏng. Để định lượng giá trị kinh tế của vốn chủ sở hữu, ngân h àng thường dùng các mô hình thời lượng hay mô hình đánh giá thị trường (kinh tế). Những mô h ình này là một tập hợp cần thiết cách tính g iá trị hiện tại bằng cách chiết khấu các dòng tiền từ trạng thái hiện tại và các giả thuyết đối với một kịch bản l ãi suất cụ thể. 3.2.3 Giám sát rủi ro Quản lý rủi ro lãi suất là một quá trình năng động. Đo lường rủi ro lãi suất của việc kinh doanh hiện tại thôi chưa đủ, ngân hàng cũng nên ước tính ảnh hưởng của việc kinh doanh mới l ên rủi ro của nó. Ngân hàng nên đánh giá lại các chiến lược hiện tại có phù hợp với hồ sơ rủi ro như dự tính của ngân hàng định kỳ. Ban quản lý cấp cao và ngân hàng nên có hệ thống báo cáo cho phép họ giám sát tình hình rủi ro hiện tại và tiềm năng để đảm bảo rằng các mức độ đó nhất quán với các mục tiên đã đề ra. Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 48 3.2.3.1 Chiến lược đánh giá Ngân hàng được quản lý tốt không những nhìn rủi ro phát sinh từ việc kinh doanh hiện tại mà còn nhìn vào các rủi ro có thể phát sinh từ tốc độ phát triển kinh doanh kỳ vọng. Trong phân tích thu nhập chịu rủi ro của ngân hàng, ngân hàng có thể đặt ra các giả thuyết về loại v à sự kết hợp các hoạt động và kinh doanh cũng như khối lượng, việc định giá và kỳ đáo hạn của việc kinh doanh trong tương lai. Điển hình như, kế hoạch kinh doanh chiến lược, chiến lược tiếp thị, ngân sách hàng năm và phân tích xu hư ớng lịch sử giúp ngân hàng lập thành các giả định này. Có thể đưa các giả định kinh doanh mới vào trong phân tích rủi ro đến giá trị kinh tế của ngân h àng. Để làm như thế, trước hết ngân hàng định lượng độ nhạy cảm giá trị kinh tế vốn chủ sở hữu của nó (EVE) đến rủi ro phát sinh từ trạng thái hiện tại. Sau đó nó tính lại giá trị kinh tế của vốn vào một ngày trong tương lai, theo bảng cân đối dự kiến. Mặc dù các giả định kinh doanh mới giới thiệu nhân tố chủ quan khác đến quá trình đo lường rủi ro, chúng còn giúp Ban điều hành ngân hàng dự đoán giá trị rủi ro trong tương lai. Khi kết hợp các giả định về việc kết hợp kinh doanh mới và thay đổi, Ban điều hành ngân hàng nên đảm bảo rằng các giả định đó thực tế đối với kịch bản lãi suất được đánh giá và có thể đạt tới qua chiến lược cạnh tranh và các chiến lược kinh doanh tổng thể. 3.2.3.2 Báo cáo rủi ro lãi suất Ngân hàng nên có một hệ thống hợp lý để báo cáo rủi ro l ãi suất. Ban điều hành cấp cao của ngân hàng và Hội đồng quản trị hay một Ủy ban thuộc Hội đồng quản trị nên nhận các báo cáo về hồ sơ rủi ro lãi suất của ngân hàng ít nhất hàng quý. Báo cáo thường xuyên hơn sẽ thích hợp phụ thuộc vào mức độ rủi ro lãi suất của ngân hàng và khả năng xảy ra mức độ rủi ro thay đổi đáng kể. Những báo cáo này nên cho phép ban điều hành cấp cao ngân hàng và Hội đồng quản trị hay Ủy ban làm theo các bước sau:  Đánh giá mức độ và các xu hướng c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXây dựng quy trình quản trị rủi ro lãi xuất tại Eximbank 2011.pdf
Tài liệu liên quan