Đề tài Xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu 1

Chương 1: Những lý luận chung và tính thực tiễn của đề tài 2

.3. Những khái niệm cơ bản 2

.3.1. Hoạt động bán lẻ hàng hoá và thị trường bán lẻ 2

.3.2. Vai trò của ngành kinh doanh bán lẻ trong nền kinh tế 2

.3.3. Các tổ chức bán lẻ hàng hoá 3

.3.4. Tiêu chuẩn bán lẻ 3

.4. Tính tất yếu của việc xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ hàng hoá của Việt Nam 4

.4.1. Kinh doanh bán lẻ trong thời điểm hiện nay 4

.4.2. Xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ - yêu cầu khách quan khi Việt Nam gia nhập WTO 7

.4.3. Xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ - giải pháp cho vấn đề cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước 8

.4.4. Xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ - chuyên nghiệp hoá hoạt động kinh doanh trong nước 9

.4.5. Xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ -xây dựng thương hiệu bán lẻ cho Việt Nam 11

Chương 2: Nhận định về thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay và các tiêu chuẩn cần được áp dụng 12

2.4. Toàn cảnh thị trường bán lẻ Việt Nam 12

2.4.1. Quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam 12

2.4.2. Các tổ chức bán lẻ hàng hóa trong nước hiện nay 14

2.4.3. Thị trường Việt Nam hấp dẫn các hãng bán lẻ nước ngoài 18

2.5. Xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ hàng hoá 20

2.2.1. Tiêu chuẩn đối với doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh bán lẻ hàng hoá 20

2.2.2. Tiêu chuẩn đối với hoạt động thu mua và phân phối hàng hoá 21

2.2.3. Tiêu chuẩn trong việc thực hiện hoạt động bán lẻ 22

2.6. Yêu cầu đối với các tiêu chuẩn trên 24

2.6.1. Đó là các tiêu chuẩn quốc tế 24

2.3.2. Các tiêu chuẩn phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam 26

2.3.3. Các tiêu chuẩn phải đựoc thực hiện có hiệu quả và nghiêm chỉnh 27

Chương 3: Các kiến nghị nhằm xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ hàng hoá của Việt Nam 30

3.2. Các kiến nghị về mặt quản lý nhà nước trong kinh doanh bán lẻ 30

3.2. Các kiến nghị về công tác hỗ trợ thực hiện đối với các tổ chức bán lẻ 35

3.3.Quảng cáo thương hiệu bán lẻ Việt Nam ra thế giới 42

Kết luận 46

Danh mục tài liệu tham khảo 47

 

 

 

 

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư Bourbon (Pháp), Parkson (Malaysia), Zen Plaza (Hàn Quốc)... đã “nẫng” từ tay các doanh nghiệp kinh doanh hệ thống siêu thị gần 60% lượng khách hàng. Sức mạnh của các đại gia kinh doanh bán lẻ nước ngoài cũng như thành công thực tế của Metro, BigC... vừa qua tại Việt Nam, theo các chuyên gia kinh tế  thì ngoài những yếu tố truyền thống như kinh nghiệm, tiềm lực tài chính - thì họ đã tạo ra một luật chơi rất công bằng với người tiêu dùng Việt Nam mà các doanh nghiệp bán lẻ trong nước chưa hề làm: Đưa ra giá cả phù hợp nhằm tạo cơ hội cho người tiêu dùng mua được nhiều hàng hóa hơn, đồng thời tăng khả năng bán hàng của mình gấp nhiều lần so với doanh nghiệp Việt Nam. Hơn thế, trong khi các đại gia kinh doanh bán lẻ nước ngoài chỉ tập trung vào khâu phân phối, bán hàng theo hướng chuyên nghiệp thì phần nhiều các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng trong nước lại ôm đồm thêm chức năng sản xuất, và theo các chuyên gia kinh tế thì “nhiều nghề sẽ yếu nghề”, nghĩa là khâu kinh doanh đầu ra sẽ kém hiệu quả. Sắp tới sẽ có nhiều tập đoàn kinh doanh bán lẻ lớn của nước ngoài vào Việt Nam, như Dairy Farm (Singapore), Lotte (Hàn Quốc) và một số tập đoàn của Mỹ đang làm thủ tục xin cấp phép kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam. Theo phân tích của giới kinh doanh và phân phối hàng tiêu dùng, với một thị trường khoảng 84 triệu dân, có mức tăng GDP 8,4% và tổng tiêu dùng lên đến 21 tỉ USD trong năm 2005, VN đang là điểm đến lý tưởng của các tập đoàn phân phối đa quốc gia. Đây cũng là điều lý giải vì sao khi đàm phán để VN gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các đối tác luôn đưa ra yêu sách VN phải mở cửa lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hoá. Theo các thông tin công bố chưa chính thức, khi gia nhập WTO, đối với lĩnh vực phân phối, VN cam kết từ 2008 doanh nghiệp nước ngoài được liên doanh không hạn chế, từ 2009 được thành lập doanh nghiệp phân phối 100% vốn nước ngoài. Và với sức mạnh tài chính, kinh nghiệm phân phối hàng hoá hiện đại... của các tập đoàn phân phối đa quốc gia sẽ tràn vào VN khi chúng ta là thành viên của WTO, nguy cơ sụp đổ kênh phân phối truyền thống là điều khó tránh. Lúc đó, các thương hiệu của các nhà phân phối nhỏ sẽ dần bị triệt tiêu, còn hệ thống phân phối có nguy cơ "rơi" vào tay những tập đoàn lớn Giới kinh doanh và phân phối hàng tiêu dùng Việt Nam đang lo ngại rằng khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các tập đoàn phân phối đa quốc gia, với sức mạnh tài chính, kinh nghiệm phân phối hàng hóa hiện đại, sẽ tràn vào và việc sụp đổ kênh phân phối truyền thống trong nước là điều khó tránh. Sự có mặt của các tập đoàn phân phối đa quốc gia sẽ đẩy hoạt động kinh doanh bán lẻ trên cả nước đi vào bước ngoặt mới của cuộc cạnh tranh. Trong khi đó, hầu hết các nhà kinh doanh bán lẻ trong nước đều thiếu kinh nghiệm, nguồn lực, trình độ chuyên môn, vốn và thương hiệu. Doanh thu bán lẻ từ hệ thống phân phối hiện tại của Việt Nam chiếm chưa tới 10%, thị trường bán lẻ trong nước vì phần lớn hệ thống phân phối còn rất non trẻ. Bên cạnh đó, Nhà nước vẫn chưa thể hiện được vai trò hoạch định chính sách để phát triển mạng lưới phân phối. Việc quy định các tiêu chuẩn cho các tổ chức bán lẻ sẽ giúp khẳng định khả năng quản lý, điều tiết của nhà nước. Xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ hàng hoá Tiêu chuẩn đối với doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh bán lẻ hàng hoá Hiện tại, bên cạnh hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, kênh bán hàng trực tiếp qua mạng, kênh bán lẻ truyền thống như các chợ, các cửa hàng bách hoá, các nhánh bán hàng trực tiếp của doanh nghiệp... thị trường bán lẻ Việt Nam cũng đã xuất hiện nhiều các thương hiệu mạnh trên thế giới như Metro, Big C, Cora... Tuy nhiên, đa số qui mô siêu thị trong nước còn nhỏ so với yêu cầu (một siêu thị Việt Nam chỉ bằng 1/21 qui mô của Trung Quốc); nhiều siêu thị chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế, các chợ (ngoài một số vừa được nâng cấp, cải tạo) hầu hết đang xuống cấp. Đây sẽ là bài toán khó khăn khi nước ta đã chính thức gia nhập WTO. Khi gia nhập WTO, hệ thống phân phối, bán lẻ ở Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động bởi các dòng FDI đổ vào khu vực thương mại, phân phối tăng lên; bởi chính sách thương mại và đầu tư cởi mở sẽ tạo sự cạnh tranh quyết liệt trong việc dành thị trường tiêu thụ và người tiêu dùng; sẽ có sự chuyển đổi trong hệ thống thu mua, sự phát triển hơn nữa hệ thống các siêu thị, các hình thức kinh doanh hiện đại... Nhà nước cần quy định các tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp muốn tham gia kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ như khả năng tài chính, cam kết về mặt luật pháp, về cơ sở vật chất… Cần phải thấy các tập đoàn bán lẻ nước ngoài có ý định xâm nhập thị trương Việt Nam đều là các tập đoành lớn và có thế mạnh về tài chính, Vì vậy khi cạnh tranh với các doanh nghiệp Việt Nam, họ dễ dàng áp đảo chúng ta và dành được thị phần. Vậy nên chăng trong tiêu chuẩn được phép thành lập các tổ chức kinh doanh bán lẻ thong qua các siêu thị, cháng ta nên quy định các doanh nghiệp muốn tham gia cần phải có một lượng vốn điều lệ, vốn hoạt động tương đối lớn. Điều kiện này không nên hiểu theo nghĩa gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam mà ngược lại có thể nhìn nhận theo nghĩa tích cực là khuyến khích các doanh nghiệp trong nước liên kết lại, hay tiến hành các hoạt động thu hút vốn như phát hành cổ phiếu, trái phiếu... Vẫn biết nếu đứng riêng lẻ sẽ khó có doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nào cạnh tranh nỏi với các tập đoàn nước ngoài vậy tại sao các nhà bán lẻ của chúng ta không thực hiện liên kết với nhau theo hướng mà mô hình G7-Mart đã và đang làm. Thử hình dung nếu các thương hiệu bán lẻ như MaxiMart, Co.op Mart, Intimex... liên kết cho ra đời một thương hiệu bán lẻ VN Mart chẳng hạn. khi đó với khả năng tài chính cũng như cơ sở vật chất hiện tại là khoảng hơn 100 siêu thị và trung tâm thương mại và hàng ngàn cửa hàng tiện lơi trên toàn quốc thì liệu các tập đoàn nước ngoài muôn xâm chiếm thị phần có thực hiện được dễ dàng không. Ngoài ra, với các doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức xây dựng chuỗi cửa hàng, Nhà nước nên khuyến khích xây hệ thống các cửa hàng hình thức nhượng quyền thương hiệu. Ngoài việc nhanh chóng định vị thương hiệu, tạo sự tin cậy cho người tiêu dùng, các của hàng này sẻ nằm trong một tiêu chuẩn thường đã được thương hiệu kia xây dựng như trong việc thiết kế bài trí, văn hóa phục vụ khách hàng, dược sử dụng hệ thống phân phối chuyên nghiệp, hàng hoá được đảm bảo về xuất xứ, giá thành, chât lượng.. Tiêu chuẩn đối với hoạt động thu mua và phân phối hàng hoá Yếu tố quan trọng nhất làm cho sức tiêu dùng và tổng mức bán lẻ ở Việt Nam tăng cao là sự phát triển lĩnh vực sản xuất và sự tăng trưởng của nền kinh tế. Lĩnh vực công nghiệp địa phương cũng tăng trưởng rất tốt. Thu nhập của nhiều thành phần dân cư được điều chỉnh. Thứ hai, hàng hóa có nhiều chuyển biến về cơ cấu, mẫu mã, chất lượng và chủng loại phong phú, dồi dào. Cùng với đó là việc chúng ta đang mở cửa hội nhập từng bước theo lộ trình giảm thuế. Một khía cạnh khác, nhìn ở góc độ thương mại, đó là sự tham gia thị trường của những mô hình bán lẻ. Sự tổ chức phân phối hàng hóa của các đơn vị nước ngoài cũng như các nhà phân phối Việt Nam đã có nhiều cải tiến trong năm qua. Nhiều cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại lớn, thuận tiện cho người tiêu dùng đã ra đời. Khi người ta có tiền, hàng hóa phong phú, chất lượng tốt, giá phải chăng cùng với phương thức phân phối hấp dẫn thì người ta dễ dàng bỏ tiền túi ra mua hàng. Có thể thấy việc thiết lập được một hệ thống phân phối tốt sẽ đêm lại lợi ích cho ko chỉ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, các doanh nghiệp thu mua, phân phối và bán lẻ mà con đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ được mua những hàng hoá với nhiều lựa chọn nhất, ở mức giá tốt nhất. Rộng ra cả xã hội cũng sẽ thu được nhiều lợi ích khi hệ thống phân phối hiệu quả sẽ giúp hàng hoá, dịch vụ lưu thông thuận lợi, giúp phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm... Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là hệ thống phân phối trong nước vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu. Hãy nhìn vào hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam. Chúng ta chưa thật sự có những nhà phân phối lớn, có tên tuổi và có tinh thần hợp tác. Người ta hay nói nguyên nhân là do thiếu vốn, nhưng không hẳn. Con người, tầm nhìn, chiến lược và bài bản, thủ thuật marketing cũng kém. Buôn có bạn, bán phải có phường, phải liên kết với nhau. Vậy ngoài việc quy định tiêu chuẩn về xuất xứ hàng hoá, chất lượng hàng hoá thu mua, điều kiện vận chuyển, cất trữ, tiêu chuẩn về kho bãi… cũng cần có các tiêu chuẩn cũng cần mang tính hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối Việt Nam khắc phục những hạn chế. Đó là phải hỗ trợ cho họ trở thành những nhà phân phối lớn, làm “bộ khung” để giữ vững hệ thống phân phối trong nước, các nhà phân phối đó sẽ có đủ ngành hàng từ hàng tiêu dùng, vật tư, thực phẩm, đủ các phương thức bản lẻ như trung tâm thương mại, siêu thị, những cửa hàng bán lẻ 24 giờ, các chợ bán buôn… Cũng như trên, nên quy định các tiêu chuẩn cao về vốn, về khả năng đáp ứng các yêu cầu về tài chính, về tổ chức bộ máy lãnh đạo, tổ chức hoạt động... nhưng lại cần đơn giản hoá các thủ tục, các ràng buộc pháp lý cho hoạt động liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước. Tiêu chuẩn trong việc thực hiện hoạt động bán lẻ Với doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ, phân phối của Việt Nam, quan niệm về bán lẻ phải được thay đổi từ truyền thống sang hiện đại, từ trong nước ra toàn cầu. Doanh nghiệp phải nắm bắt xu hướng người tiêu dùng hiện nay và cả trong tương lai gần; xu hướng này luôn chuyển đổi nhanh và là thách thức cho các nhà bán lẻ, phân phối. Đồng thời, từng doanh nghiệp phải có phân khúc thị trường riêng trong lĩnh vực bán lẻ. Đặc thù của thị trường bán lẻ Việt Nam là giới trẻ đang dần chiếm đa số nên các lĩnh vực bán lẻ thực phẩm công nghiệp, chăm sóc sức khỏe, các sản phẩm đắt tiền... sẽ tăng nhu cầu (hiện chiếm tỷ trọng 20% trong tổng doanh số bán lẻ). Một phân khúc thị trường nữa là tầng lớp trung lưu, lực lượng phụ nữ ngày càng tham gia nhiều trong xã hội có thu nhập cao, sẽ là thị phần quan trọng cho việc bán lẻ (hiện chiếm tỷ trọng 20% chủ yêu là các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, đồ dung làm đẹp). Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM, một phân khúc thị trường nữa cũng sẽ tăng nhu cầu tiêu dùng là người nhập cư, các gia đình nghèo. Theo một thống kê chưa đầy đủ, hiện 1/3 gia đình nghèo và 23% người dân trên địa bàn Tp.HCM chưa quen mua sắm ở siêu thị. Đối với thị phần này, hàng hóa sẽ không cần thương hiệu mà cần giá vừa phải. Đây là thị phần cho các cửa hàng bán hàng giảm giá (chỉ cần diện tích rộng từ 100 đến 500 m2). Từ các đặc điểm trên, có thể nói, trong tương lai, thị phần bán lẻ Việt Nam chia ra ba phân khúc chính: thu nhập cao (hàng xa xỉ), thu nhập trung bình (siêu thị hiện có), thu nhập thấp (các cửa hàng giảm giá). Vì thế các thiêu chuẩn nên xét riêng cho từng loại hàng hóa này. Mức độ khắt khe có thể đi từ trên xuống do cần đảm bảo hài hòa với khả năng chi trả của khách hàng. Các mặt hàng càng đáp ứng nhiều tiêu chuẩn cao thì giá cũng thường có xu hướng cao hơn. Các tiêu chuẩn này còn góp phần định hướng phân khúc hoạt động của các doanh nghiệp. Việc xác định phân khúc thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp có các chiến lược tổ chức hoạt động kinh doanh một cách cụ thể hơn, tập trung nguồn lực một cách hiệu quả hơn cũng như định hướng thương hiệu đối với khách hàng mục tiêu. Nếu khách hàng tiềm năng được xác định thuộc tầng lớp có thu nhập cao và nhu cầu chi tiêu lớn, doanh nghiệp sẽ xây dựng hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại. Nếu đối tượng hướng đến là các khách hang có thu nhập trung bình thì doanh nghiệp có thể xây dựng một hệ thống siêu thị mini, các của hang tạp hóa, cửa hàng thuận lợi. Nếu doanh nghiệp có đủ khả năng và tài chính và muốn phục vụ cho một thị phần tiêu dùng đông đảo, họ có thể xây dựng các đại siêu thị theo mô hinh của BigC, Metro... Vì vậy cần có các tiêu chuẩn cho các mô hình kinh doanh trên như quy định về tiêu chuẩn của các siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại, cụ thể hơn như quy định về tên gọi, diên tích bãi để xe, về hệ thống phòng cháy chữa cháy, thoát hiểm, vệ sinh an toàn,.... Bên cạnh đó, để tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ cần khuyến khích các doanh nghiệp này xây dựng chiến lược liên minh với các nhà sản xuất, người nuôi trồng để có giá sản phẩm tận gốc, không qua trung gian. Do đó các tiêu chuẩn nuôi trồng, kiểm dịch, sử dụng hóa chất... cần được áp dụng. Năng lực đội ngũ bán hàng cũng phải được nâng cao hơn, thái độ phục vụ cũng nên thay đổi. Việc đưa đội ngũ nhân viên, mậu dịch viên ra đào tạo hoặc tập huấn ở nước ngoài là điều nằm trong khả năng ở một số doanh nghiệp có điều kiện. Chính lực lượng này trong tương lai, không phải chỉ đưa cho khách hàng sản phẩm họ đang cần, mà còn phải biết kích thích những thượng đế của mình mua sắm những sản phẩm sẽ cần trong tương lai. Nội dung quy đinh về tiêu chuẩn phục vụ khách hàng, bảo vệ quyền lợi khách hàng cần phải được quy định rõ ràng cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, Nhà nước có thể dưa vào hệ thống tiêu chuẩn này để đánh giá, xếp hạng cho các tổ chức bán lẻ, như việc xếp hang sao cho các khách sạc. Việc các tổ chức càng đáp ứng tốt nhiều tiêu chuẩn sẽ được xếp hạng càng cao. Được phép sử dụng các danh hiệu này quảng cáo trên các phơng tiện thông tin đại chúng. Việc này chắc hẳn sẽ rất được các doanh nghiệp hoan nghênh do ảnh hưởng tới hiệu quả marketing và hình ảnh thương hiệu của tổ chức. Yêu cầu đối với các tiêu chuẩn trên Nhà nước tiến hành xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình doanh nghiệp bán lẻ là nhằm quản hoạt đọng kinh doanh phức tạp này. Vậy muốn quản lý hiệu quả thì các quy định cần phải thoả mãn các điều kiện: Đó là các tiêu chuẩn quốc tế; Các tiêu chuẩn phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam; Các tiêu chuẩn phải đựoc thực hiện có hiệu quả và nghiêm chỉnh Đó là các tiêu chuẩn quốc tế Ngày 7.11.2006 Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO. Chúng ta đã cam kết thực thi Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (gọi tắt là Hiệp định TBT) ngay từ thời điểm gia nhập. Để thực hiện cam kết này, Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan có liên quan tiến hành các công việc từ nhiều năm nay. Mới đây nhất là việc ban hành Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (TC&QCKT), một trong những khung pháp lý quan trọng để thực thi Hiệp định TBT ở Việt Nam. Ngày 29.6.2006, Quốc hội đã thông qua Luật TC&QCKT. Mục tiêu quan trọng của Luật này chính là thông qua TC&QCKT để bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của sản phảm, hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế; đáp ứng các yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khoẻ con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, mục tiêu hội nhập quốc tế cũng được thể hiện rõ trong Luật này, thông qua các nguyên tắc như: Đảm bảo công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại. Các nguyên tắc trên cũng là những nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Cùng với các nguyên tắc khác, các nguyên tắc này của WTO bảo đảm đạt được một nền thương mại thế giới tự do, công bằng, có tính dự báo cao và các bên cùng có lợi. Cũng cần nói thêm rằng, Luật TC&QCKT là một trong số ít luật của Việt Nam hiện nay có liên quan đến thương mại đã đề cập đến các nguyên tắc cơ bản này của WTO đối với thương mại quốc tế. Tuy nhiên, không dừng ở đó, Luật này còn quy định những nguyên tắc khác trong Hiệp định TBT của WTO để điều chỉnh việc xây dựng và thực thi các TC&QCKT đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và quá trình, hoạt động kinh tế - xã hội khác ở Việt Nam, nhằm đáp ứng các mục tiêu nói trên. Ví dụ, để đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại, Luật TC&QCKT đưa ra các yêu cầu như phải sử dụng tiêu chuẩn quốc tế làm căn cứ cho việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia phải bảo đảm sự tham gia và tính đồng thuận của các bên có liên quan; đối với việc áp dụng tiêu chuẩn, không có điều khoản nào quy định các sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch vụ của nước ngoài phải đáp ứng các yêu cầu cao hơn so với các yêu cầu đặt ra đối với sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch vụ trong nước. Các tiêu chuẩn cho các tổ chức bán lẻ cũng phải được xây dựng trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của Luật TC&QCKT, vì vậy đây phải là các tiêu chuẩn Quốc tế. Sự hợp lý ở đây không chỉ bởi nguyên nhân Việt Nam cần phải tuân thủ các cam kết của WTO mà còn vì hoạt động bán lẻ lúc này đã mang tính chất Quốc tế. Chúng ta mở của thị trường ra thế giới, vì vậy các tiêu chuẩn phải phù hợp vói các tiêu chuẩn mà cả thế giới đang áp dụng. Các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam kinh doanh đòi hỏi nhà phải được áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế quen thuộc. Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam muốn vươn ra tầm thế giới cũng muốn tiếp cận hệ thống tiêu chuẩn toàn cầu ngay tại thị trường nội địa. Người tiêu dùng thời toàn cầu hoá cũng yêu cầu phải được hưởng quyền lợi của các tiêu chuẩn toàn cầu hoá. Do đó tiêu chuẩn ban hanh cần là tiêu chuẩn quốc tế Các tiêu chuẩn phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam Tham gia vào WTO có nghĩa là chúng ta hoà mình vào nền kinh tế thế giới, chấp nhận các tiêu chuẩn chung, các quy định chung và cách luật lệ chung được thế giới công nhận. Tuy nhiên chúng ta cũng có ngững đặc điểm riêng có cần lưu ý như: Thứ nhất, hoàn cảnh và điều kiên kinh tế của Việt Nam so với mặt bằng chung của nhiều nước trong WTO còn thua kém khá nhiều, chúng ta chưa có các tập đoàn bán lẻ lớn như Carrefour (Pháp), Tesco (Anh), Lotte Shopping (Hàn Quốc), Dairy Farm (Hồng Kông), South Asia Investment PTE (Singapore)... Nếu chúng ta cam kết quá mạnh mẽ về mở cửa thị trường bán lẻ, sự hiện diện của các tập đoàn này tại Việt Nam là điều chắc chắn. Đây là một thách thức cho hệ thống phân phối, bán lẻ còn non trẻ trong nước. Với tiềm lực mạnh về tài chính, kinh nghiệm, phương tiện quản lý hiện đại, toàn bộ thị trường bán lẻ trong nước có khả năng sẽ bị họ thâu tóm, chi phối bởi chiến lược sách kinh doanh của họ; họ có thể áp dụng biện pháp không lành mạnh để loại bỏ đối thủ cạnh tranh, đó rất có thể là các doanh nghiệp bán lẻ của chúng ta. Thứ hai, kênh phân phối và bán lẻ truyền thống của chúng ta hiện nay vẫn là từ các chợ và các quầy tạp hoá nhỏ. Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế đối với các tổ chức kinh doanh này là không khả thi. Ngoài ra việc đổ bộ của các doanh nghiệp kinh doanh nước ngoài có thể dẫn đến sự sụp đổ của kênh phân phối và bán lẻ quan trọng này, ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của hàng triệu cá nhân đang hoạt động kinh doanh tại các chợ và các cửa hàng trên Thứ ba, xét về đặc điểm văn hoá, Việt Nam cũng có những nét dị biệt với phần còn lại của thế giới. Thói quen buôn bán của người Việt cũng đã được hình thành từ nhiêu năm nay và đã trở nên khó thay đổi. Việc thực hiện các tiêu chuẩn theo mô hình các nước phát triển một cách quyết liệt trong trường hợp này sẽ không dẫn đến thành công mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác. Các tổ chức bán lẻ trong nước vì không muốn hay không có khả năng thực hiện các tiêu chuẩn sẽ quay lại phản đối, và với số lượng đông đảo người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh này thì là sóng phản đối có thể gây ra những xáo trộn hay biến động xã hội đáng kể. Nhìn rộng ra trên thế giới đã từng có một số nước đang phát triển có những bước mở cửa thị trường bán lẻ, phân phối quá nhanh vào thập niên 80 đã khiến hệ thống bán lẻ nội địa mất khách hàng, doanh thu, quy mô các cửa hàng trong nước giảm mạnh, do người dân chuyển sang mua hàng ở các siêu thị lớn, siêu thị bán buôn của các tập đoàn nước ngoài. (Thái Lan là một ví dụ). Đây là một bài học hết sức cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách. Cần có chính sách hỗ doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ nội đia phát triển. Các chính sách này nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh nhưng mặt khác cũng phải tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tự hoàn thiện để đứng vững trước sự cạnh tranh của nước ngoài. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho các tổ chức bán lẻ là việc làm cần thiết đồng thời cũng là bắt buộc. Các tiêu chuẩn cần có sự tham gia, đồng thuận của các bên có liên quan. Bên liên quan này không chỉ có nhà nước, các doanh nghiệp nước ngoài mà còn có cả các tổ chức, cá nhân hoạt động bán lẻ trong nước. Các tiêu chuẩn phải đựoc thực hiện có hiệu quả và nghiêm chỉnh Một trong những nghĩa vụ của Hiệp định TBT được các thành viên WTO đặc biệt quan tâm trong quá trình soạn thảo Luật TC&QCKT đó là nguyên tắc công khai, minh bạch đối với việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy trình đánh giá sự phù hợp với các tiêu chuẩn và quy chuẩn đó. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì để tránh những chuyện "đã rồi", Hiệp định TBT quy định các nước thành viên WTO phải công khai nội dung của các TC&QCKT ngay khi chúng còn đang được soạn thảo. Thời gian tối thiểu phải công khai các nội dung của tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật là 60 ngày trước khi ban hành. Yêu cầu này hiện nay ở nước ta chỉ có các dự thảo của các dự án Luật, Pháp lệnh, Nghị định là đáp ứng được, còn các văn bản pháp luật khác, đặc biệt là các văn bản của cấp bộ, địa phương thì chưa. Vấn đề công khai, minh bạch đối với TC&QCKT quy định trong Luật TC&QCKT không những đã đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu của Hiệp định TBT về vấn đề này mà có những điểm còn đi xa hơn. Ví dụ, Luật quy định thời gian lấy ý kiến về dự thảo TC&QCKT ít nhất là 60 ngày, bên cạnh đó, thời gian thẩm định tối đa là 60 ngày và thời gian công bố tiêu chuẩn hoặc ban hành quy chuẩn kỹ thuật là trong vòng 30 ngày, kể từ khi nhận được ý kiến thẩm định nhất trí với dự thảo văn bản. Theo đó, tổng thời gian từ khi công khai nội dung dự thảo văn bản đến khi văn bản được công bố hoặc ban hành tối đa sẽ là 150 ngày. Như vậy, trong các trường hợp bình thường không có các yếu tố cấp thiết liên quan đến sức khoẻ, an toàn, môi trường..., thời gian kể từ khi công khai nội dung văn bản cho đến thời điểm công bố hoặc ban hành đều nhiều hơn 60 ngày, hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của Hiệp định TBT. Ngoài ra, thời điểm thi hành quy chuẩn kỹ thuật cũng là điểm mới so với các văn bản pháp luật khác. Theo quy định của Luật này, nếu không có lý do cấp thiết, quy chuẩn kỹ thuật sẽ có hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày ban hành. Điều này xuất phát từ một yêu cầu về việc thực thi Hiệp định TBT nêu trong Tuyên bố Doha (Doha Declarations) của WTO. Khi đưa ra yêu cầu này, WTO tính đến việc các bên có liên quan cần có một khoảng thời gian hợp lý là 6 tháng để chuẩn bị các điều kiện (công nghệ, thiết bị, quản lý...) đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật. Một điểm quan trọng nữa cần lưu ý, đó là lần đầu tiên các thuật ngữ về hoạt động tiêu chuẩn hoá được thể hiện trong văn bản pháp lý cao như luật. Các thuật ngữ này nhìn chung phù hợp với thông lệ quốc tế, vì vậy sẽ bảo đảm cách hiểu thống nhất về các vấn đề có liên quan đến TC&QCKT không chỉ ở trong nước mà còn với quốc tế. Trong số các thuật ngữ nêu trong Luật TC&QCKT, có hai thuật ngữ quan trọng nhất đó là "tiêu chuẩn" và "quy chuẩn kỹ thuật", sẽ chi phối các hoạt động tiêu chuẩn hoá và quản lý kỹ thuật ở nước ta trong thời gian tới. Định nghĩa về hai thuật ngữ này trong Luật TC&QCKT về cơ bản phù hợp với định nghĩa nêu trong Hiệp định TBT, trong đó sự khác biệt cơ bản giữa hai khái niệm này chính là hiệu lực thi hành. Thực vậy, trong khi tiêu chuẩn được xây dựng theo nguyên tắc đồng thuận và để tự nguyện áp dụng, thì quy chuẩn kỹ thuật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và bắt buộc áp dụng. Điều này sẽ làm thay đổi quan niệm trước kia của nhiều người đối với khái niệm tiêu chuẩn. Việc văn bản tiêu chuẩn là tự nguyện áp dụng không làm giảm vai trò của tiêu chuẩn trong sản xuất, kinh doanh, thương mại cũng như trong hoạt động kinh tế - xã hội khác mà ngược lại. Vì muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ, thì việc đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật chỉ là bước đầu hay là mức rào thứ nhất mà ai muốn đưa sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch vụ vào thị trường đều phải vượt qua; song nếu muốn trụ vững, chiếm thị phần và có lợi nhuận ngày càng lớn hơn thì phải vượt qua vô số mức rào tiếp theo, trong số đó hàng rào tiêu chuẩn của đối thủ cạnh tranh trên cùng thị trường là rất quan trọng. Vì vậy, đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn luôn thay đổi và ngày một cao hơn sẽ bảo đảm cho sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ có được năng lực cạnh tranh ngày một cao hơn. Trong bối cảnh đó, vai trò của tiêu chuẩn các cấp, trong đó tiêu chuẩn quốc gia như là tiêu chuẩn định hướng, càng trở nên quan trọng, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay. Luật TC&QCKT sẽ có hiệu lực từ ngày 1.1.2007, những quy định mang tính hội nhập cao của Luật này s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc137.doc
Tài liệu liên quan