Đề tài Xây dựng tiêu chuẩn về rung pha và trôi pha (JITTER and WANDER) cho giao diện theo phân cấp đồng bộ PDH và SDH

Mục lục

 

Mục lục i

Mở đầu iii

Thuật ngữ viết tắt v

CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN RUNG PHA VÀ TRÔI PHA TRONG HỆ THỐNG PDH/SDH 7

1.1 Các tiêu chuẩn quốc tế 7

1.1.1 Tiêu chuẩn về đặc tính điện của giao diện 7

1.1.2 Tiêu chuẩn về đặc tính quang của giao diện 7

1.1.3 Các tiêu chuẩn liên quan đến đồng bộ 8

1.1.4 Các tiêu chuẩn về rung pha/trôi pha 9

1.1.5 Các tiêu chuẩn liên quan đến đánh giá chất lượng lỗi 17

1.1.6 Tiêu chuẩn về kênh thuê riêng 18

1.1.7 Các tiêu chuẩn khác 19

1.2 Các qui / tiêu chuẩn ngành 19

1.2.1 Tiêu chuẩn TCN 68-177: Yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống thông tin quang và viba SDH tốc độ 155 Mbit/s, 622 Mbit/s và 2.5 Gbit/s 20

1.2.2 Tiêu chuẩn TCN 68-173: Tiêu chuẩn giao diện quang cho các thiết bị và hệ thống truyền dẫn SDH 21

1.2.3 Tiêu chuẩn ngành TCN 68-172:1998 và TCN 68-175:1998 tiêu chuẩn về giao diện điện kết nối mạng 21

1.2.4 TCN 68-171:1998, Đồng hồ chủ trong mạng đồng bộ – Yêu cầu kỹ thuật 22

1.2.5 TCN 68-164:1997 Lỗi bít và rung pha của các đường truyền dẫn số - Yêu cầu kỹ thuật và Quy trình đo kiểm, 22

1.2.6 Qui chuẩn/ Tiêu chuẩn về kênh thuê riêng 23

1.3 KẾT LUẬN: 25

CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VỀ RUNG PHA VÀ TRÔI PHA 27

2.1 Khái niệm chung: 27

2.2 Yêu cầu cụ thể đối với quy chuẩn kỹ thuật về kết nối mạng[1] 27

2.2.1 Giao diện kết nối mạng 27

2.2.2 Quy chuẩn kỹ thuật kết nối mạng Viễn thông 28

2.2.3 Phạm vi quy chuẩn kỹ thuật về giao diện kết nối mạng 28

2.2.4 Phạm vi các quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng kết nối 28

2.3 Xây dựng tiêu chuẩn Rung pha/trôi pha 28

2.3.1 Đặc điểm, tình hình đối tượng tiêu chuẩn hóa 28

2.3.2 Lý do và mục đích 29

2.3.3 Sở cứ và phương pháp xây dựng tiêu chuẩn 30

2.3.4 Cấu trúc Tiêu chuẩn 31

KHUYẾN NGHỊ ÁP DỤNG 38

PHỤ LỤC A: Phương pháp đo rung pha/trôi pha 39

A.1 Giới thiệu 39

A.2 Đo Rung pha tại các giao diện ra 41

A.3 Đo rung pha cho phép tại giao diện đầu vào 42

PHỤ LỤC B: GIỚI THIỆU MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐO 43

B.1 Yêu cầu chung 43

B.2 Một số thiết bị đo 44

B.2.1Thiết bị ANT-20 44

B.2.2 Thiết bị đo SF-60 và SFO-60 47

B.2.3 HP E1725C. 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 1904 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng tiêu chuẩn về rung pha và trôi pha (JITTER and WANDER) cho giao diện theo phân cấp đồng bộ PDH và SDH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩn này đề cập đến các nội dung sau: - Qui định về cấu trúc ghép kênh (dựa trên khuyến nghị ITU-T G.707) - Chỉ tiêu giao diện vật lý Chỉ tiêu giao diện điện (STM-1e) (dựa trên khuyến nghị ITU-T G.703) Chỉ tiêu giao diện quang cho các hệ thống đơn kênh tốc độ STM-1, STM-4, STM-16 với các ứng dụng I, S, L, V, U trên các sợi G.652, G.653, G.655 (dựa trên các khuyến nghị của ITU-T G.957, G.691) Chỉ tiêu giao diện quang cho các hệ thống đa kênh quang (dựa trên khuyến nghị ITU-T G.692) - Chỉ tiêu về chất lượng truyền dẫn: Chỉ tiêu về rung pha và trôi pha (dựa trên khuyến nghị ITU-T G.825) Chỉ tiêu về đặc tính lỗi hệ thống (dựa trên khuyến nghị ITU-T G.826) - Yêu cầu về đồng bộ (dựa trên các khuyến nghị ITU-T G.811, G.812, G.813) - Yêu cầu về quản lý (dựa trên khuyến nghị ITU-T G.784) Bản dự thảo tiêu chuẩn này đã được rà soát chỉnh sửa bổ sung trên cơ sở kết quả đề tài: RÀ SOÁT, CHUYỂN CÁC TIÊU CHUẨN NGÀNH SANG QUI CHUẨN KỸ THUẬT VÀ TIÊU CHUẨN VIỆT NAM, Mã số: 95 – 06 – KHKT – TC [2] Tiêu chuẩn TCN 68-173: Tiêu chuẩn giao diện quang cho các thiết bị và hệ thống truyền dẫn SDH Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn của ITU-T G.957 và ITU-T G.691. Tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu, chỉ tiêu kỹ thuật cần thiết đối với giao diện quang cho các thiết bị và hệ thống thông tin quang SDH sử dụng trên mạng viễn thông Việt nam. Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các hệ thống đơn kênh quang và trong đó mỗi hướng truyền dẫn sử dụng một sợi quang. Đối với các hệ thống có khuếch đại quang, tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các hệ thống sử dụng khuếch dại công suất và/hoặc thiết bị tiền khuếch đại. Các chỉ tiêu đưa ra trong tiêu chuẩn này bao gồm: Tiêu chuẩn giao diện quang đối với các hệ thống không sử dụng khuếch đại quang (STM-1, STM-4, STM-16, STM-64) với các ứng dụng I, S, L trên các sợi G.652, G.653, G.654 Tiêu chuẩn giao diện quang đối với các hệ thống có sử dụng khuếch đại quang (STM-4, STM-16, STM-64) với các ứng dụng V, U trên các sợi G.652, G.653, G.654 Bản dự thảo tiêu chuẩn này đã được rà soát chỉnh sửa bổ sung trên cơ sở kết quả đề tài: RÀ SOÁT, CHUYỂN CÁC TIÊU CHUẨN NGÀNH SANG QUI CHUẨN KỸ THUẬT VÀ TIÊU CHUẨN VIỆT NAM ,Mã số: 95 – 06 – KHKT – TC [2] Tiêu chuẩn ngành TCN 68-172:1998 và TCN 68-175:1998 tiêu chuẩn về giao diện điện kết nối mạng TCN 68-172:1998, Giao diện kết nối mạng do Tổng cục Bưu điện ban hành ngày 29 tháng 9 năm 1998. TCN 68-172:1998 quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với các giao diện tín hiệu số tốc độ 2048 kbit/s và giao diện tín hiệu đồng bộ 2048 kHz . Khuyến nghị này quy định các yêu cầu về giao diện điện/vật lý của phân cấp số. Khuyến nghị ITU-T G.703 được bổ sung sửa đổi năm 2001. TCN 68-175:1998, Các giao diện điện phân cấp số do Tổng cục Bưu điện ban hành ngày 19 tháng 12 năm 1998 Tiêu chuẩn TCN 68-175:1998 trình bày các yêu cầu về đặc tính điện của các đường truyền số tốc độ 64 kbit/s, 2048 kbit/s, 34368 kbit/s, 139264 kbit/s, 155520 kbit/s và 2048 kHz áp dụng với mạng viễn thông Việt Nam. Tài liệu áp dụng : ITU-T G.703, Physical/Electrical Characteristics of Hierarchical Digital Interfaces Nhóm nghiên cứu đề tài [3] đã nghiên cứu và đề xuất đưa ra tiêu chuẩn/ qui chuẩn mới trên cơ sở: TCN 68-172:1997 kết hợp với TCN 68-175:1998 và chuyển đổi sang dạng Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia: Giao diện kết nối mạng – Yêu cầu kỹ thuật về điện, vật l‎ý. Bổ xung thêm phần cấu trúc khung của các giao diện. TCN 68-171:1998, Đồng hồ chủ trong mạng đồng bộ – Yêu cầu kỹ thuật Tiêu chuẩn Đồng hồ chủ trong mạng đồng bộ - Yêu cầu kỹ thuật, quy định những yêu cầu tối thiểu cho đồng hồ chủ để cấp tín hiệu đồng bộ cho mạng số. TC này do Tổng cục Bưu điện ban hành ngày 29 tháng 9 năm 1998. Các tài liệu gốc: - ITU-T G.811, Timing characteristics of primary reference clocks Khuyến nghị này đưa ra những yêu cầu tối thiểu cho các thiết bị định thời được sử dụng như các đồng hồ chủ trong các mạng đồng bộ. Các mạng này bao gồm các Mạng điện thoại công cộng (PSTN) và các mạng Phân cấp số đồng bộ (SDH). Khuyến nghị ITU-T G.811 được xem xét bởi nhóm nghiên cứu 13 của ITU-T (1997-2000) và đã được phê chuẩn vào ngày 19 tháng 9 năm 1997. - ETSI EN 300 462-6-1 V1.1.1 (1998-05) Transmission and Multiplexing (TM); Generic requirements for synchronization networks; Part 6-1: Timing characteristics of primary reference clocks. Tiêu chuẩn này đưa ra những yêu cầu cho Đồng hồ tham chiếu sơ cấp (PRC) phù hợp cho cung cấp đồng bộ tới các mạng số.[3] TCN 68-164:1997 Lỗi bít và rung pha của các đường truyền dẫn số - Yêu cầu kỹ thuật và Quy trình đo kiểm, TCN 68-164:1997, Lỗi bít và rung pha của các đường truyền dẫn số – Yêu cầu kỹ thuật và quy trình đo kiểm, được Tổng cục Bưu điện ban hành ngày 30 tháng 12 năm 1997. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các đường truyền dẫn số PDH (2, 8, 34, 140 Mbit/s), SDH (155, 622, 2500 Mbit/s) và các đấu nối chuyển mạch số 64 kbit/s đối với độ dài quy chuẩn. Tiêu chuẩn ngành TCN 68-164:1997 đã được sử dụng để đo kiểm, đánh giá chất lượng các đường truyền dẫn số nhưng tiêu chuẩn này chưa được cập nhật mới. Hướng xử lý: - Đã rà soát phần yêu cầu kỹ thuật về lỗi bít theo các tài liệu tham chiếu mới của ITU-T để xây dựng dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lỗi bít của đường truyền dẫn số (áp dụng cho tuyến truyền dẫn kết nối mạng giữa hai doanh nghiệp); chuyển đổi sang khuôn dạng Quy chuẩn kỹ thuật và bổ sung các quy định về quản lý. - Sẽ nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật về rung pha và trôi pha trên cơ sở các khuyến nghị mới của ITU-T, ETSI (như G.823, G.825) để xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung pha và trôi pha của đường truyền dẫn số. Qui chuẩn/ Tiêu chuẩn về kênh thuê riêng TCN 68-225:2004: Giao diện kênh thuê riêng cấu trúc số và không cấu trúc số tốc độ 2048 kbit/s - Yêu cầu kỹ thuật: Tiêu chuẩn Ngành TCN 68-225: 2004 “Giao diện kênh thuê riêng cấu trúc số và không cấu trúc số tốc độ 2048 kbit/s – Yêu cầu kỹ thuật” được xây dựng dựa trên cơ sở chấp thuận áp dụng nguyên vẹn tiêu chuẩn ETSI EN 300 418 V1.2.1 (02-2001) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu. Nay tiêu chuẩn này được Bộ Thông tin và truyền thông qui định là loại Qui chuẩn về giao diện ETSI EN 300 418: Access and Terminal (AT); 2048 kbit/s digital unstructured and structured leased lines (D2048U and D2048S); Network Interface Presentation. Phạm vi và đối tượng áp dụng Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và các nguyên tắc kiểm tra đối với giao diện mạng của các kênh thuê riêng tốc độ 2048 kbit/s trở kháng 120 W, bao gồm: Kênh thuê riêng không cấu trúc số 2048 kbit/s; Kênh thuê riêng cấu trúc số 2048 kbit/s có tốc độ truyền tin là 1984 kbit/s. Tiêu chuẩn này bao gồm các đặc tính vật lý, cơ khí và điện (trừ các khía cạnh về an toàn điện, quá áp và tương thích điện từ) của giao diện mạng, đồng thời đưa ra các phép kiểm tra thích hợp đối với thiết bị cung cấp giao diện. Tiêu chuẩn này làm sở cứ cho việc quản lý kết nối kênh thuê riêng tốc độ 2048 kbit/s. TCN 68-226:2004: Kênh thuê riêng cấu trúc số tốc độ 2048 kbit/s - Tiêu chuẩn chất lượng Tiêu chuẩn Ngành TCN 68-226: 2004 “Kênh thuê riêng cấu trúc số tốc độ 2048 kbit/s – Tiêu chuẩn chất lượng” được xây dựng dựa trên cơ sở chấp thuận áp dụng nguyên vẹn tiêu chuẩn ETSI EN 300 419 V1.2.1 (02-2001) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu. Nay tiêu chuẩn này được Bộ Thông tin và truyền thông qui định là loại Qui chuẩn về chất lượng kênh thuê riêng. - ETSI EN 300 419: "Access and Terminals (AT); 2 048 kbit/s digital structured leased lines (D2048S); Connection characteristics Phạm vi và đối tượng áp dụng Tiêu chuẩn này bao gồm các chỉ tiêu chất lượng cho kênh thuê riêng cấu trúc số tốc độ 2048 kbit/s. Tiêu chuẩn này là cơ sở để Cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện việc quản lý chất lượng kênh thuê riêng cấu trúc số tốc độ 2048 kbit/s do các doanh nghiệp cung cấp kênh thuê riêng cung cấp theo các quy định về quản lý chất lượng bưu chính, viễn thông. Tiêu chuẩn này là cơ sở cho doanh nghiệp đánh giá chất lượng kênh thuê riêng cấu trúc số tốc độ 2048 kbit/s . Tiêu chuẩn này là sở cứ cho các yêu cầu về chất lượng trong việc kết nối kênh thuê riêng cấu trúc số tốc độ 2048 kbit/s trước khi đưa vào khai thác và sử dụng. Qui chuẩn chất lượng kênh thuê riêng SDH Tiêu chuẩn chất lượng kênh thuê riêng SDH được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn ETSI EN 301 164 và khuyến nghị ITU khác và đưa ra các yêu cầu cụ thể cho các tham số của kênh cấu trúc vc-12, vc-2, vc-3, vc-4, bao gồm: Dung sai định thời của Công ten nơ ảo: bao gồm các yêu cầu cụ thể về định thời của tín hiệu phù hợp với các tiêu chuẩn về đồng bộ, định thời trong SDH như G.813, G.825 hay như trong TCN 68-164:1997 và TCN 68-177:1998; và về con trỏ như G.783 Trễ truyền: các yêu cầu tối thiểu về độ trễ lớn nhất của tín hiệu truyền trên kênh thuê riêng được xác định trên cơ sở yêu cầu về chất lượng dịch vụ lớp trên Rung pha: các yêu cầu phù hợp với các tiêu chuẩn về rung pha tại các giao diện theo các chuẩn G.825 hay TCN 68-177:1998 bao gồm các yêu cầu: dung sai Rung pha đầu vào lớn nhất, Rung pha đầu ra của kênh thuê riêng phải tối thiểu đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn tại giao diện tương ứng Khả năng truyền tải thông tin: yêu cầu truyền tải thông tin trong suốt đảm bảo theo cấu trúc chuẩn của SDH và đưa ra các tín hiệu cảnh báo tối thiểu phải có khi kênh thuê riêng có sự cố. Đặc tính lỗi: để phù hợp với điều kiện áp dụng trng thực tế, các yêu cầu cụ thể cho các tham số đặc tính lỗi được xác định trong thời gian đo thử 24 giờ. Các yêu cầu này được xác định cụ thể trên cơ sở các chỉ tiêu chuẩn đo trong 1 tháng theo G.826 và các giới hạn đo ngắn hạn theo M.2100 (TCN 68-164:1997 và TCN 68-177:1998) Cùng với các yêu cầu cụ thể về các tham số chất lượng kênh thuê riêng tiêu chuẩn gốc của ETSI cũng đưa ra các yêu cầu về đo kiểm tương ứng. KẾT LUẬN: Sau khi rà soát, nghiên cứu các tiêu chuẩn của ITU-T, ETSI, và của Ngành có liên quan, đề tài đi đến một số kết luận như sau: Như vậy có thể thấy các tiêu chuẩn ngành về mạng quang hầu hết dựa trên các tiêu chuẩn ITU-T và ETSI. Hiện nay, các khuyến nghị ITU-T và ETSI mà các tiêu chuẩn này áp dụng và biên soạn đã được cập nhật và bổ xung mới. Và Bộ BC_VT đã và đang tiếp tục cho rà soát và cập nhật bổ sung mới các tiêu chuẩn ngành tương đương. Hiện nay các tiêu chuẩn Ngành liên quan đến PDH/SDH bao gồm: tiêu chuẩn về giao diện quang/ điện, tiêu chuẩn về chất lượng đồng bộ, tiêu chuẩn về hệ thống, cụ thể: Đối với các tham số quang của thiết bị: tuỳ theo mã ứng dụng thiết bị mà cần thực hiện đo và đánh giá theo các khuyến nghị của ITU-T G.957 hoặc G.691 (tương đương với tiêu chuẩn ngành TCN 68-173 hoặc TCN 68-177) Đối với các tham số điện của thiết bị, hệ thống: cần được đo và đánh giá theo khuyến nghị ITU-T G.703 (tương đương với tiêu chuẩn ngành TCN 68-175) Đối với các tham số rung pha và trôi pha của thiết bị, hệ thống cần được đo và đánh giá theo các khuyến nghị ITU-T G.823, G.825 (tương đương với tiêu chuẩn ETSI ETSI EN 302 084 và ETSI EN 300 462-3 ) Đối với các tham số liên quan đến đồng hồ của thiết bị cần được đo và đánh giá theo khuyến nghị ITU-T G.812, G.813 tuỳ theo đồng hồ của thiết bị chỉ là SEC hay là SSU (tương đương với tiêu chuẩn ngành TCN 68-177) Đối với việc đo đánh giá chất lượng lỗi, nên thực hiện theo khuyến nghị ITU-T M.2101 kết hợp với ITU-T G.826 hoặc G.828 (trong đó G.828 nên được áp dụng đối với các thiết bị SDH sản xuất sau tháng 3/2000) Về các chức năng khác như chức năng giám sát chất lượng thì cần được đánh giá theo khuyến nghị ITU-T G.783, hoạt động chuyển mạch bảo vệ thì cần đánh giá theo G.841. ITU-T O.150, O.171/172 và O.181 là các khuyến nghị yêu cầu về thiết bị đo NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VỀ RUNG PHA VÀ TRÔI PHA Khái niệm chung: Theo luật “Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật” được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006: Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng. Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. Yêu cầu cụ thể đối với quy chuẩn kỹ thuật về kết nối mạng[1] - Giao diện thiết bị đầu cuối thuê bao - mạng (ví dụ: giao diện 2 dây đấu vào mạng PSTN) - Giao diện kết nối mạng: một số giao diện cơ bản, thường sử dụng để kết nối mạng viễn thông giữa các doanh nghiệp, bao gồm: + Giao diện điện và vật lý (bao gồm những đặc tính kỹ thuật về điện và vật lý (như G.703); đặc tính chức năng của giao diện (như G.704, G.706), các vấn đề an toàn và bảo vệ qua giao diện (như điện áp nguy hiểm, nguy cơ bức xạ…). + Giao diện quang (các chỉ tiêu kỹ thuật về quang, các vấn đề an toàn và bảo vệ qua giao diện). - Chất lượng kết nối (các chỉ tiêu như: suy hao tổng thể, thời gian truyền dẫn, tiếng vọng và độ ổn định, méo lượng tử, chuẩn mã hoá, méo suy hao, méo trễ nhóm, suy hao trắc âm, xuyên âm, lỗi, ...). Giao diện kết nối mạng Giao diện kết nối mạng là tập hợp những thông số kỹ thuật và thủ tục, tại điểm kết cuối mạng được sử dụng cho kết nối các mạng Viễn thông với nhau, cần thiết cho việc cùng hoạt động và cùng nhau cung cấp dịch vụ đến khách hàng của các mạng lưới. Quy chuẩn kỹ thuật kết nối mạng Viễn thông Quy chuẩn kỹ thuật kết nối mạng Viễn thông là các tài liệu kỹ thuật đưa ra các yêu cầu kỹ thuật đối với giao diện kết nối mạng, chất lượng kết nối mạng, yêu cầu về đồng bộ và báo hiệu. Phạm vi quy chuẩn kỹ thuật về giao diện kết nối mạng Khái niệm Quy chuẩn kỹ thuật về giao diện kết nối mạng là các tài liệu kỹ thuật đưa ra các yêu cầu kỹ thuật đối với giao diện kết nối mạng nhằm đảm bảo khả năng cùng hoạt động và khả năng cùng cấp một dịch vụ đến khách hàng của các mạng lưới được kết nối. Giao diện kết nối mạng bao gồm: + Giao diện điện và vật lý (electrical and physical interface); + Giao diện quang (optical interface). - Phạm vi các quy chuẩn kỹ thuật về giao diện điện và vật lý Quy chuẩn kỹ thuật về giao diện điện vật lý bao gồm những đặc tính kỹ thuật về điện và vật lý (như G.703); đặc tính chức năng của giao diện (như G.704, G.706). - Phạm vi các quy chuẩn kỹ thuật về giao diện quang Quy chuẩn kỹ thuật về giao diện quang bao gồm những đặc tính kỹ thuật về quang, các vấn đề an toàn và bảo vệ qua giao diện. Phạm vi các quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng kết nối Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng kết nối bao gồm những yêu cầu truyền dẫn và mục tiêu cần đạt được của kết nối giữa hệ thống các nhà khai thác, các thông số như: chuẩn mã hoá, lỗi, … Xây dựng tiêu chuẩn Rung pha/trôi pha Đặc điểm, tình hình đối tượng tiêu chuẩn hóa + Trong nước: - Hiện nay mạng viễn thông Việt Nam đã có nhiều nhà cung cấp dịch vụ, việc kết nối mạng không chỉ là vấn đề của một nhà khai thác, mà nó còn liên quan đến việc cung cấp, chia sẻ tài nguyên mạng, nhằm khai thác và vận hành cơ sở hạ tầng thông tin chung một cách tối ưu. - Các nhà khai thác lớn như VNPT, Viettel, EVN… đã triển khai rộng khắp công nghệ PDH, SDH/NG-SDH. Cung cấp các giao diện kết nối với khách hàng, và với nhau theo các chuẩn viễn thông quốc tế và Việt nam. - Bộ Thông tin truyền thông đã ban hành và đang xây dựng một số tiêu chuẩn như về: 1. Qui chuẩn quốc gia về giao diện Điện, Quang cho các thiết bị kết nối mạng SDH dựa theo khuyến nghị G.703, G.957,G.691 chủ yếu qui định về mức, dạng của xung tín hiệu 2. Qui chuẩn về Lỗi bit của các đường truyền dẫn số trên cơ sở rà soát chuyển đổi TCN 68-164: 1998 về Lỗi bít và rung pha của các đường truyền dẫn số. Phần Rung pha của TCN 68-164: 1998 do tiêu chuẩn gốc thay đổi nhiều, nên khuyến nghị biên soạn mới. 3. Qui chuẩn giao diện và chất lượng kênh thuê riêng 64kbs, 2048kbs và kênh thuê riêng SDH tốc độ STM-1/4/16: Qui định chất lượng kết nối Trong các Qui chuẩn trên (1,2,3) (các tài liệu tham chiếu gốc) đều tham chiếu đến Tiêu chuẩn về Rung pha và trôi pha trước kia được qui định trong TCN 68-164: 1998 (hay Khuyến nghị G.825, G.823) - Trong các đề tài nghiên cứu về xây dựng tiêu chuẩn trước đây đã xác định: Để đảm bảo các thiết bị số của nhà khai thác kết nối được với nhau và tiến tới sự thống nhất, đồng bộ trong quản lý chất lượng dịch vụ và mạng, cần có tiêu chuẩn về Mức, về Cấu trúc khung và về Định thời của tín hiệu tại giao diện. Cụ thể là cần có thêm: + Tiêu chuẩn qui định về định thời của tín hiệu tại giao diện, bao gồm rung pha và trôi pha dựa theo khuyến nghị ITU-T G.823 cho giao diện PDH 2048 kbit/s và dựa theo G.825 cho giao diện SDH STM-n. + Ngoài nước: - Các tổ chức chuẩn quốc tế như ITU và ETSI cũng mới cập nhật các tiêu chuẩn về phân cấp số PDH/SDH chẳng hạn: * khuyến nghị ITU G.823 “The control of jitter and wander within digital networks which are based on the 2048 kbit/s hierarchy“. * khuyến nghị ITU G.825 “The control of jitter and wander within digital networks which are based on the synchronous digital hierarchy (SDH)“ * tiêu chuẩn ETSI EN 302 084: “The control of jitter and wander in transport networks” - Các hãng cung cấp thiết bị PDH/SDH cũng đều công bố tuân thủ theo tiêu chuẩn/ khuyến nghị ITU và ETSI. - Các nhà quản lý trên thế giói cũng lựa chọn và áp dụng các tiêu chuẩn này như ESTI, EU, IDA singapore, ….cho việc áp dụng và kết nối giữa các hệ thống và dịch vụ. Đối tượng chuẩn hoá: Các tiêu chuẩn/ qui chuẩn Việt nam và quốc tế mới nhất đều tham chiếu đến các khuyến nghị G.823 và G.825. Các tiêu chuẩn G.823 và G.824 đưa ra các yêu cầu về giới hạn rung pha và trôi pha cho 2 loại giao diện/tín hiệu: - Giao diện cấp tín hiệu lưu lượng, truyền tải dịch vụ: Các yêu cầu cho giao diện này cũng được yêu cầu trong các qui chuẩn về giao diện kết nối, chất lượng kết nối. - Giao diện cấp tín hiệu đồng bộ: loại giao diện này thường không được yêu cầu trong kết nối liên mạng giữa các nhà khai thác. Lý do và mục đích Lý do: Cần bổ sung thêm tiêu chuẩn qui định về thời gian của tín hiệu (rung pha và trôi pha), để phục vụ cho việc triển khai áp dụng công nghệ, đảm bảo sự kết nối thiết bị giữa các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ cho khác hàng. Ngoài ra, các tiêu chuẩn về đồng bộ cũng cần thiết được đưa ra để hướng dẫn cho các nhà khai thác triển khai trong nội mạng. Việc nghiên cứu, xây dựng tiêu này dựa trên việc rà soát các tiêu chuẩn trong nước, đồng thời rà soát dựa trên các khuyến nghị quốc tế, xây dựng tiêu chuẩn phù hợp với mạng viễn thông Việt Nam. Mục đích: Xây dựng được bản dự thảo Tiêu chuẩn để làm sở cứ cho việc đánh giá, đảm bảo kết nối giữa các thiết bị và giữa các mạng dựa theo phân cấp số ( tiêu chuẩn cho kết nối mạng); cũng như giữa thiết bị khách hàng với nhà cung cấp dịch vụ kênh thuê riêng (tiêu chuẩn cho dịch vụ) và các yêu cầu kỹ thuật cho nhà khai khai thác mạng triển khai để nâng cao chất lượng mạng lưới Sở cứ và phương pháp xây dựng tiêu chuẩn Khi xây dựng Tiêu chuẩn chất lượng về Rung pha/ trôi pha, nhóm chủ trì dựa trên cơ sở tiêu chuẩn ETSI và khuyến nghị ITU về Rung pha và trôi pha. * khuyến nghị ITU G.823 “The control of jitter and wander within digital networks which are based on the 2048 kbit/s hierarchy“; 3/2000 * khuyến nghị ITU G.825 “The control of jitter and wander within digital networks which are based on the synchronous digital hierarchy (SDH)“; 03/2000 Và bản sửa lỗi năm 13 August 2001, và bổ sung lần 1 05/2008 * tiêu chuẩn ETSI EN 302 084 V1.1.1: “The control of jitter and wander in transport networks”, 2/2000 * tiêu chuẩn EN 300 462-3-1 V1.1.1 ”The control of jitter and wander within synchronization networks”; (1998-05) với một số lý do cơ bản sau: Chương 1 cho thấy các tiêu chuẩn Ngành và Việt nam hiện nay đều dựa theo chuẩn ITU option ETSI Cấu trúc của khuyến nghị ITU đưa ra các chỉ tiêu cho hệ thống PDH (G.823) và SDH (G.825) bao gồm cả về giao diện lưu lượng và đồng bộ. Trong khi đó ETSI đưa ra hai tiêu chuẩn về giao diện lưu lượng ETSI EN 302 084 và đồng bộ ETS 300 462-3. Phân tích các tiêu chuẩn cho thấy, các chỉ tiêu kỹ thuật trong ETSI EN 302 084 và ETS 300 462-3 tương ứng cũng có các chỉ tiêu kỹ thuật như trong các khuyến nghị ITU G.823 và G.825. Hai khuyến nghị này chính là bản mới hơn và được phát triển, chấp thuận từ các tiêu chuẩn tương ứng do ETSI đề xuất. Các yêu cầu về rung pha và trôi pha tại giao diện mạng, dịch vụ phần tín hiệu lưu lượng được qui định bắt buộc trong các yêu cầu Qui chuẩn về giao diện điện/ quang và kênh thuê riêng trong đó tham chiếu đến G.823/G.825. Do đó, các phần tương ứng với giao diện lưu lượng của Tiêu chuẩn là bắt buộc. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt nam và trên Thế giới, giữa mạng của các nhà khai thác mạng khác nhau thường hoạt động ở trạng thái cận đồng bộ, tức là không qui định bắt buộc nhà khai thác mạng này phải cấp đồng bộ cho thiết bị của các nhà khai thác khác. Vì vậy, đề tài đề xuất xây dựng trên cở sở áp dụng tiêu chuẩn về rung pha và trôi pha phần tín hiệu lưu lượng và đồng bộ cho các giao diện đang được sử dụng phổ biến hiện nay ở Viêt nam như 64kbps, 2048kbps,... và STM-n. Để phù hợp hơn với thực tế và để có được bộ tiêu chuẩn thống nhất, đề tài đã thực hiện thêm các yêu cầu ngoài đề cương như các tốc độ: 8 Mbit/s, 34 Mbit/s, 140Mbit/s và STM-256 Trên cơ sở rà soát các tiêu chuẩn Việt nam và quốc tế liên quan đến Rung pha và trôi pha, cũng như tham khảo các phương pháp xây dựng các tiêu chuẩn/ qui chuẩn về giao diện, kết nối, nhóm đề tài khuyến nghị xây dựng Tiêu chuẩn này theo phương pháp chấp thuận nội dung tiêu chuẩn G.823 & G.825; và sử dụng các lựa chọn theo phân cấp 2048Kbit/s phù hợp mạng lưới và tiêu chuẩn hoá ở Việt nam Tên tiêu chuẩn đề xuất là: GIỚI HẠN RUNG PHA VÀ TRÔI PHA TRONG MẠNG SỐ THEO PHÂN CẤP SỐ ĐỒNG BỘ (SDH) VÀ PHÂN CẤP 2048kbit/s The control of jitter and wander within digital networks which are based on the synchronous digital hierarchy and 2048 kbit/s hierarchy Cấu trúc Tiêu chuẩn Dựa thảo tiêu chuẩn được cấu trúc theo hướng dẫn tạm thời mới nhất của Vụ KHCN - Bộ thông tin và truyền thông bao gồm: Lời nói đầu 1 Phạm vi áp dụng 2 Tài liệu viện dẫn 3 Thuật ngữ và định nghĩa 4 Ký hiệu và thuật ngữ 5 Giới hạn mạng của rung pha và trôi pha đầu ra tại các giao diện lưu lượng 6 Giới hạn mạng của rung pha và trôi pha đầu ra tại các giao diện đồng bộ 7 Dung sai rung pha và trôi pha đầu vào tại các giao diện mạng PHỤ LỤC A - Mô hình mạng cho giá trị giới hạn mạng đồng bộ PHỤ LỤC B - Tham số và mô hình tham chiếu trôi pha. PHỤ LỤC C – Tính toán giới hạn trôi pha cho mạng truyền tải SDH PHỤ LỤC D - Phương pháp đo trôi pha đầu ra. PHỤ LỤC E - Hướng dẫn đo dung sai rung pha và trôi pha đầu vào. PHỤ LỤC F - Phương pháp đo rung pha đầu ra. Bảng 21 Bảng đối chiếu tiêu chuẩn viện dẫn TCVN xxx-2009 Tài liệu gốc: G.823, G.825 Sửa đổi, bổ sung: Chấp thuận nội dung của G.823 và G.825 (loại đi các option 1544 kbit/s ) 1. Phạm vi áp dụng 1./G.823 và 1./G.825 Chấp thuận và loại đi các option 1544 kbit/s cho phù hợp 2. Tài liệu viện dẫn 2./G.823 và 2./G.825 Chấp thuận và thay thế bằng các TCVN, QCVN hiện có 3. Thuật ngữ và định nghĩa 3./G.823 và 3./G.825 Chấp thuận nguyên vẹn 4. Ký hiệu và thuật ngữ 4./G.823 và 4./G.825 Chấp thuận nguyên vẹn 5. Giới hạn mạng của rung pha và trôi pha đầu ra tại các giao diện lưu lượng 5.1 Các giới hạn mạng của rung pha đầu ra 5.1/G.823 và 5.1/G.825 Chấp thuận nguyên vẹn 5.2 Giới hạn mạng của trôi pha đầu ra 5.2.1 Giới hạn trôi pha đầu ra tại giao diện 2048 kbit/s 5.2.1/G.823 Chấp thuận nguyên vẹn 5.2.2 Giới hạn trôi pha đầu ra tại giao diện 34368 kpbs 5.2.2/G.823 Chấp thuận nguyên vẹn 5.2.3 Giới hạn trôi pha đầu ra tại giao diện 139264 kpbs 5.2.3/G.823 Chấp thuận nguyên vẹn 5.2.4 Giới hạn trôi pha đầu ra tại giao diện STM-N 5.2/G.825 Chấp thuận nguyên vẹn 6. Giới hạn của rung pha và trôi pha đầu ra tại các giao diện đồng bộ 6./G.823 Chấp thuận nguyên vẹn 6.1 Các giá trị giới hạn mạng cho rung pha đầu ra tại các giao diện đồng bộ. 6.1/G.823 Chấp thuận nguyên vẹn 6.2 Các giới hạn mạng cho trôi pha đầu ra tại các giao diện đồng bộ. 6.2/G.823 Chấp thuận nguyên vẹn 7. Dung sai rung pha và trôi pha của các giao diện mạng 7.1 Dung sai rung pha và trôi pha của các giao diện lưu lượng 7.1.1 Dung sai rung pha và trôi pha đầu vào tại giao diện 64kbit/s 7.1.1/G.823 Chấp thuận nguyên vẹn 7.1.2 Dung sai rung pha và trôi pha đầu vào tại giao diện 2048kbit/s 7.1.2/G.823 Chấp thuận nguyên vẹn 7.1.3 Dung sai ru

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng tiêu chuẩn về rung pha và trôi pha (jitter and wander) cho giao diện số theo phân cấp đồng bộ pdh và sdh.doc
Tài liệu liên quan