GIỚI THIỆU VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH VISUAL BAISIC 6.0
1.1- GIỚI THIỆU VỀ VISUAL BASIC 3
1.1.1- Giới thiệu về Visual Basic 6.0 3
1.1.2- Tính năng của VB 6.0 3
1.1.3- Yêu cầu khi sử dụng chương trình: 3
1.1.4- Một số định nghĩa: 4
1.2- CỬA SỔ THUỘC TÍNH. 4
1.2.1- Một số thuộc tính của đối tượng Form 4
1.2.2- Một số thuộc tính của đối tượng Label 5
1.2.3- Một số thuộc tính của đối tượng Textbox 6
1.2.4- Thuộc tính của đối tượng Command 7
1.2.5- Thuộc tính của đối tượng Checkbox 7
1.2.6- Thuộc tính hay dùng của đối tượng Picturebox 8
1.2.7- Một số thuộc tính hay dùng của đối tượng Option Button 8
1.2.8- Một số thuộc tính hay dùng của đối tượng Line 9
1.2.9- Một số thuộc tính hay dùng của đối tượng Shape 9
1.2.10- Một số thuộc tính hay dùng của đối tượng Hscrollbar 10
1.2.11- Một số thuộc tính hay dùng của đối tượng Vscrollbar 10
1.2.12- Một số thuộc tính hay dùng của đối tượng Dirlistbox 11
1.2.13- Một số thuộc tính hay dùng của đối tượng Filelistbox 11
1.2.14- Một số thuộc tính hay dùng của đối tượng Drivelistbox 11
1.3- CÁC THAO TÁC CƠ BẢN KHI XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BẰNG VISUAL BASIC 12
1.3.1- Bạn đưa các đối tượng vào form như thế nào? 12
1.3.2- Cách gọi thi hành hay mở một Form như thế nào ? 13
1.3.3- Cách tạo Menu cho chương trình 13
1.3.4- Cách tạo biểu mẫu MDI: 14
1.3.5- Cách thêm một đối tượng vào thanh Toolbox 15
1.3.6- Các thao tác về Project 16
1.3.6.1- Tạo mới một Project 16
1.3.6.2- Lưu Project 16
1.3.6.3- Mở một Project có sẵn 16
1.4- VIẾT CODE CHO CHƯƠNG TRÌNH 16
45 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng ứng dụng quản lý bán hàng bằng Visual Basic, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ubox
+ Nếu đặtlà False thì cửa sổ không có Controlmenubox
Icon
Dùng Icon có biểu tượng như thế nào khi bạn Click nút Minimize
Max button
+ Nếu đặt là True thì cửa sổ có nút Maximize
+ Nếu đặt là False thì cửa sổ không có nút Maximize
Min button
+ Nếu đặt là True thì cửa sổ có nút Minimize
+ Nếu đặt là False thì cửa sổ không có nút Minimize
Moveable
+ Nếu đặt là True thì có thể nhấn Mouse vào tiêu đề và kéo đi nơi khác.
+ Nếu đặt là False thì không kéo đi được.
Showintaskbar
+Nếu đặt là True thì cửa sổ này hiện lên tên của nó cũng thể hiện trong Taskbar của Windows.
+ Nếu là False thì không
Visible
+ True: Thấy Form
+ False: ẩn Form
Windowstate
Quy định kích thước của Form.
+ 0: Bình thường
+ 1: Cực tiểu
+ 2: Cực đại
1.2.2- Một số thuộc tính của đối tượng Label
Thuộc tính
Thể hiện với giá trị xác lập
Name
Tên của Label
Alignment
Căn chỉnh vị trí cho Label:
+ 0: Căn trái
+ 1: Căn phải
+ 2: Căn giữa
Autosize
Bạn chọn True thì nó tự động co giãn cho vừa nội dung của nó.
Chọn là False thì tự bạn căn chỉnh cho vừa
Backcolor
Quy định màu nền cho Label
Caption
Ghi chữ lên Label
Font
Chọn kiểu chữ cho Label
Fontcolor
Quy định màu của chữ trên Label.
1.2.3- Một số thuộc tính của đối tượng Textbox
Thuộc tính
Thể hiện với giá trị xác lập
Name
Đặt tên cho Textbox
Alignment
Căn chỉnh nội dung của Textbox:
+ 0: Căn trái
+ 1: Căn phải
+ 2: Căn giữa
Appearance
Qui định cách thể hiện của Textbox :
+ 0 : Flat bình thường
+ 1 : 3D 3chiều
Backcolor
Qui định màu nền cho Textbox
Font
Chọn kiểu chữ cho Textbox
Maxlength
Qui định số kí tự tối đa có thể nhập vào Textbox
Multiline
+ True: Có thể xuống dòngkhi chiều ngang chứa không đủ.
+ False: Không xuống dòng
Scollbars
Dùng để xác định hộp textbox không có thanh cuốn, có thanh cuốn dọc, thanh cuốn ngang hoặc có cả hai với điều kiện thuộc tính Multiline = True
Text
Bạn hãy xoá chữ text và để trống.
Visible
Qui định text có được nhìn thấy trên Form hay không:
+ True: Nhìn thấy
+ False: Không nhìn thấy.
1.2.4- Thuộc tính của đối tượng Command
Thuộc tính
Thể hiện với giá trị xác lập
Name
Đặt tên cho đối tượng Command
Caption
Làm tiêu đề cho nút
Font
Chọn Font chữ cho nút
Visible
+ True: Nút nhìn thấy
+ False: Không nhìn thấy
1.2.5- Thuộc tính của đối tượng Checkbox
Thuộc tính
Thể hiện với giá trị xác lập
Name
Đặt tên cho Checkbox
Alignment
Căn chỉnh nội dung của Checkbox
Appearance
Qui định cách thể hiện của Checkbox:
+ 0: Flat bình thường
+ 1: 3D 3 chiều
Backcolor
Qui định màu nền cho Checkbox
Font
Chọn kiểu chữ cho Checkbox
Caption
Định dòng tiêu đề cho Checkbox
Forecolor
Qui định màu chữ cho tiêu đề của Checkbox
Value
+ 0: Không chọn
+ 1: Trạng thái chọn
+ 2: Trạng thái xám
Visible
+ True: Không nhìn thấy
+ False: Nhìn thấy
1.2.6- Thuộc tính hay dùng của đối tượng Picturebox
Thuộc tính
Thể hiện với giá trị xác lập
Name
Đặt tên cho đối tượng Picturebox
Autosize
+ True: Tự động đặt lại kích thước của đối tượng cho vừa với kích thước của hình đã được đặt vào.
+ False: Nếu hình đặt vào lớn hơn kích thước của đối tượng thì phần này sẽ bị che khuất.
Picture
Dùng để giữ bức hình bạn muốn trình bày
Borderstyle
Quy định kiểu khung:
+ 0: Không có Border
+ 1: Một khung đơn và không thay đổi kích thước
Align
Dùng để qui định cách bố trí đặc biệt của Picturebox
Autoredraw
Hình ảnh sẽ không bị xoá đi khi bạn thu nhỏ hay thay đổi kích thước
Fillcolor
Dùng để qui định màu tô cho các phương thức đồ hoạ
Fillstyle
Qui định dạng mẫu tô
Drawstyle
Quy định đường nét vẽ
DrawWith
Quy định độ dày đường nét vẽ
1.2.7- Một số thuộc tính hay dùng của đối tượng Option Button
Thuộc tính
Thể hiện với giá trị xác lập
Name
Đặt tên cho đối tượng Option Button
Alignment
+ Qui định vị trị của nút chọn
+ 0: Nút chọn nằm bên trái tiêu đề
+ 1: Nút chọn nằm bên phải tiêu đề
Caption
Tiêu đề của Option Button
Font
Chọn Font chữ cho tiêu đề
Value
Nếu giá trị này bằng:
+ True: Thì Option này đang được chọn
+ False: Không được chọn
1.2.8- Một số thuộc tính hay dùng của đối tượng Line
Thuộc tính
Thể hiện với giá trị xác lập
Name
Đặt tên cho đối tượng Line
Bordercolor
Qui định màu cho đường thẳng
Borderwidth
Qui định độ dày cho đường thẳng
Borderstyle
Qui định kiểu đường thẳng có giá trị từ 0 đến 7
X1, X2, Y1, Y2
Xác định toạ độ của đường thẳng trên Form
Drawmode
Qui định mode để vẽ đường thẳng
1.2.9- Một số thuộc tính hay dùng của đối tượng Shape
Thuộc tính
Thể hiện với giá trị xác lập
Name
Đặt tên cho đối tượng Shape
Shape
Qui định một trong các hình dáng:
+ 0: Hình chữ nhật
+ 1: Hình vuông
+ 2: Hình Ellipse
+ 3: Hình tròn
+ 4: Hình chữ nhật tròn góc
+ 5: Hình vuông tròn góc
Fillstyle
Qui định các kiểu vẽ có giá trị từ 0 đến 7
FillColor
Qui định màu tô bên trong của hình
Borderstyle
Qui định kiểu đường viền của hình
Borderwidth
Qui định độ dày nét của đường viền
Bordercolor
Qui định màu đường viền
Backstyle
Qui định kiểu nền của hình:
+ 0: Không có nền
+ 1: Có nền
BackColor
Qui định màu của phần nền khi Backstyle là Opaque
1.2.10- Một số thuộc tính hay dùng của đối tượng Hscrollbar
Thuộc tính
Thể hiện với giá trị xác lập
Name
Đặt tên cho đối tượng Hscrollbar
Min
Giá trị nhỏ nhất của Hscrollbar
Max
Giá trị lớn nhất của Hscrollbar
Smallchange
Là một con số qui định mỗi khi Click Mouse vào các nút mũi tên tăng hay giảm thì tương ứng một khoảng nhảy là bao nhiêu
Largechange
Là một con số cho biết vị trí nhảy khi bạn Click Mouse vào giữa thanh cuộn
Value
Là một con số cho biết hiện giờ thanh cuộn có giá trị là bao nhiêu
1.2.11- Một số thuộc tính hay dùng của đối tượng Vscrollbar
Thuộc tính
Thể hiện với giá trị xác lập
Name
Đặt tên cho đối tượng Vscrollbar
Min
Giá trị nhỏ nhất của Vscrollbar
Max
Giá trị lớn nhất của Vscrollbar
Smallchange
Là một con số qui định mỗi khi Click Mouse vào các nút mũi tên tăng hay giảm thì tương ứng một khoảng nhảy là bao nhiêu
Largechange
Là một con số cho biết vị trí nhảy khi bạn Click Mouse vào giữa thanh cuộn
Value
Là một con số cho biết hiện giờ thanh cuộn có giá trị là bao nhiêu
1.2.12- Một số thuộc tính hay dùng của đối tượng Dirlistbox
Thuộc tính
Thể hiện với giá trị xác lập
Name
Đặt tên cho đối tượng Dirlistbox
Path
Là một chuỗi ghi nhận đường dẫn đến các thư mục đang chọn hiện thời trong Listbox. Có đầy đủ tên và ổ đĩa
1.2.13- Một số thuộc tính hay dùng của đối tượng Filelistbox
Thuộc tính
Thể hiện với giá trị xác lập
Name
Đặt tên cho đối tượng Filelistbox
Path
Là một chuỗi ghi đường dẫn đến thư mục mà đối tượng đang liệt kê các tập tin của nó, bạn có thể xác lập giá trị mới
Pattern
Giá trị là chuỗi qui định dạng tập tin nào sẽ được thể hiện
Archive
Nếu là True thì cho các tập tin dạng Archive xuất hiện
Normal
Tương tự như trên đối với các loại tập tin Normal
1.2.14- Một số thuộc tính hay dùng của đối tượng Drivelistbox
Thuộc tính
Thể hiện với giá trị xác lập
Name
Đặt tên cho đối tượng Drivelistbox
Drive
Là một chuỗi kí tự dùng để đọc tên ổ đĩa đang chọn hiện hành
Bạn sẽ thiết kế trên Form này bằng cách lấy các đối tượng từ hộp công cụ Toolbox. Khi bạn thực hiện xong một chương trình nào đó, bạn muốn thiết kế một chương trình khác bạn vào Menu File chọn New Project thì cửa sổ thiết kế cũng diễn ra tương tự.
Khi bạn đã thiết kế xong, bạn muốn thay đổi thì bạn vào Menu File chọn Open Project, chọn chương trình bạn cần mở. Nếu Click mà không hiện ra Form bạn có thể vào Menu File và chọn những chương trình gần nhất mà bạn vừa thực hiện ở phía cuối Menu này. Lúc đó, muốn cửa sổ thiết kế hiện ra, bạn thực hiện như sau:
Nhấn F5 hoặc dấu đầu mũi tên trên thanh công cụ để chạy chương trình, khi chương trình đang thực hiện đóng chương trình lại. Sau đó bạn vào Menu View và chọn Project.
1.3- CÁC THAO TÁC CƠ BẢN KHI XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BẰNG VISUAL BASIC
1.3.1- Bạn đưa các đối tượng vào form như thế nào?
Tạo Form: Từ trình đơn Project chọn Add Form hoặc chọn biểu tượng Add Form trên thanh Standard.
Cách đưa đối tượng vào Form:
Bạn muốn Double click vào điều khiển trong hộp công cụ mà bạn muốn đưa vào biểu mẫu, lúc đó đối tượng này sẽ xuất hiện giữa biểu mẫu. Với kích thước các biểu mẫu là như nhau.
Nếu bạn chọn nhiều đối tượng thì các đối tượng này sẽ nằm chồng lên nhau, bạn nhấp chuột trái vào từng đối tượng và rê chuột đến vị trí bạn muốn. Muốn thay đổi kích thước của đối tượng này, bạn Click chọn đối tượng này, sẽ có tám nút bao quanh, bạn trỏ chuột vào các nút này cho đến khi con trỏ chuột biến thành hình mũi tên thì bạn có thể kéo lớn hoặc thu nhỏ lại.
Hình 1: Đưa một số thuộc tính của Toolbox vào Form
1.3.2- Cách gọi thi hành hay mở một Form như thế nào ?
Trong một Project có thể có nhiều Form, nếu bạn muốn mở Form này khi tác động đến một biến cố nào đó trên Form đang hoạt động bạn có thể dùng lệnh:
.
Ví dụ: Giả sử Form FrmNhanvien đang thi hành, bạn muốn khi Click vào nút In để in ra danh sách nhân viên trong công ty, thì các thông tin về nhân viên sẽ được hiển thị trong Report Rport_Nhanvien, do đó bạn phải cho hiển thị Form này lên trước bằng cách viết lệnh cho biến cố Click của nút In của Form FrmNhanvien:
Private sub In_click()
Report_Nhanvien.Show
End sub
1.3.3- Cách tạo Menu cho chương trình
Đa số các chương trình lớn thì thường có Menu vì chương trình có Menu thì rất sáng sủa, gọn gàng. Để thiết kế Menu hoặc cần thay đổi các khoản mục Menu cho biểu mẫu nào thì bạn cho biểu mẫu đó xuất hiện sau đó:
Bạn vào Tools/ Menu Editor hoặc có thể chọn Menu Editor trên thanh công cụ. Lúc đó sẽ xuất hiện cửa sổ Menu Editor như sau:
Hình 2: Cửa sổ Menu Editor
1.3.4- Cách tạo biểu mẫu MDI :
MDI là viết tắt của Multiple Document Interface là thuật ngữ của Microsoft thiết lập môi trường cửa sổ trong đó cửa sổ cha là MDI, cửa sổ này chứa nhiều cửa sổ khác là những cửa sổ con. Bạn chỉ có thể có một biểu mẫu MDI chính cho đề án và nó là biểu mẫu khởi đầu.
Hình 3 : Cửa sổ MDI
Chỉ có 3 đối tượng Picture Textbox, Data, Timer là có thể đặt được vào biểu mẫu.
Sau khi tạo MDI, bạn tạo tiếp các Form bổ sung, các Form này sẽ là những biểu mẫu con của MDI khi bạn xác lập thuộc tính MDI Child của biểu mẫu đó là True.
Khi thiết kế các biểu mẫu con của MDI thì chúng rất giống nhau. Khi hiển thị chương trình ta hiển thị các biểu mẫu con bằng phương thức “.Show”, khi các biểu mẫu con thu nhỏ thì biểu tượng sẽ xuất hiện trong biểu mẫu MDI chứ không ở trên Desktop. Các Menu của biểu mẫu chính sẽ thay đổi theo biểu mẫu con đang được chọn, điều này cho phép ta có thể làm việc các Menu riêng biệt cho từng biểu mẫu con. Biểu mẫu nào được chọn sẽ xuất hiện trên thanh Menu của biểu mẫu MDI thay cho Menu đã hiện hữu trên đó.
1.3.5- Cách thêm một đối tượng vào thanh Toolbox
RightClick vào đối tượng Pointer trên thanh Toolbox chọn Component, hoặc vào trình đơn Project/Component (Hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + T), hộp thoại Component xuất hiện. Đánh dấu Check vào đối tượng muốn chọn sau đó Click OK để ghi nhận.
Ví dụ: Tạo thêm hai đối tượng là:
Micorsoft ADO Data Control 6.0 (OLEDB)
Micorsoft DataGrid Control 6.0 (OLEDB)
Sau khi nhấn OK ta sẽ được thanh Toolbox như sau:
Hình 4: Thêm đối tượng vào Toolbox
1.3.6- Các thao tác về Project
Tạo mới một Project:
Click chọn biểu tượng New Project hoặc vào trình đơn File\New Project.
Trong hộp thoại New Project qui định chương trình bạn muốn viết ở mức độ nào, ở mức độ căn bản bạn chọn Standard EXE và Click OK. Các lựa chọn khác bạn sẽ tìm hiểu ở mức lập trình cao hơn.
Màn hình xuất hiện một Project mới chứa một Form trắng tương ứng.
Lưu Project
Click chuột vào biểu tượng Save hoặc vào trình đơn File\Save Project để lưu Project và Save Form để lưu Form. Đặt tên cho Project hay Form và Click OK để chấp nhận.
Mở một Project có sẵn:
Click chuột vào biểu tượng Open hoặc vào trình đơn File\Open Project. Hộp thoại Open Project xuất hiện, chọn tên Project cần mở trong khung File Name và Click Open để mở Project.
1.4- VIẾT CODE CHO CHƯƠNG TRÌNH
Để viết Code cho chương trình (Viết lệnh cho Form và cho các đối tượng) thì bạn phải có kiến thức rộng và nắm vững những câu lệnh, nắm vững các câu hàm, các thuật toán, ... Viết mã lệnh cho chương trình bạn phải vào cửa sổ View Code để viết lệnh cho chương trình.
Khi bạn đang ở cửa sổ thiết kế có thể vào cửa sổ lệnh như sau: Bạn Click nút phải chuột vào bất cứ vị trí nào, lúc đó sẽ xuất hiện Menu, bạn chọn View code. Double Click vào Form hoặc đối tượng bạn cần viết mã, cửa sổ sẽ hiện ra.
Trong trường hợp bạn phải sửa hoặc thêm vào các câu lệnh, bạn vào Menu File chọn Open Project và Click vào tên chương trình cần sửa, khi sửa xong chạy chương trình bằng cách nhấn F5, rồi bạn thực hiện theo hai cách như sau:
Mở cửa sổ Project Explore, chọn Form cần mở, sau đó chọn Tab View Code.
Đóng chương trình sau đó vào Menu View chọn View Code.
Cửa sổ mã như sau: (Hình 5: Cửa sổ Code)
Hình 5: Cửa sổ Code
Nhìn vào cửa sổ mã ta thấy rằng ở phía trên có hai hộp Combobox. Hộp bên trái ghi tất cả các Form, các đối tượng trong chương trình mình thiết kế. Bạn Click vào mũi tên bên phải sẽ xuất hiện Menu ghi tất cả các đối tượng mình đã thiết kế. Bạn muốn viết lệnh cho đối tượng nào, bạn chỉ cần di chuyển vệt sáng đến tên của đối tượng đó và Click chuột.
Hình 6: Cửa sổ Code với hộp thoại Combobox bên trái
Hộp bên phải ghi tất cả các sự kiện ( Còn gọi là biến cố) của từng đối tượng, mỗi đối tượng sẽ có rất nhiều biến cố. Bạn nhấp chuột vào mũi tên bên phải thì sẽ hiện ra một Menu các sự kiện, bạn chọn sự kiện nào thì Click chuột vào sự kiện đó.
Hình 7: Cửa sổ Code với hộp Combobox bên phải
Bước viết lệnh là bước quan trọng hơn cả bởi vì nó là yếu tố quyết định chương trình của bạn có chạy đúng theo yêu cầu hay không, có tối ưu hay không, ....
Chương 2
DATABASE, TABLE VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC TABLE TRONG ACCESS
2.1- CƠ SỞ DỮ LIỆU ( DATABASE) LÀ GÌ?
Cơ sở dữ liệu là một hệ thống chứa đựng nhiều đối tượng khác nhau được dùng để kết hợp với nhau cho phép ứng dụng truy nhập tới dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Chúng ta có thể dùng nhiều cơ sở dữ liệu với ứng dụng của mình. Các cơ sở dữ liệu thường dùng:
Microsoft Access
Foxpro
Microsoft Excel Worksheets
Hiện nay, Microsoft Access là hệ cơ sở dữ liệu có nhiều ưu điểm nhất. Trong Access có 7 loại công cụ: Tables, Query, Forms, Reports, Macros, Moduls, Pages. Ta thường xuyên dùng bảng vì bảng là nơi chứa dữ liệu. Bảng là một tập hợp nhiều bản ghi, mỗi bản ghi gồm có nhiều trường. Các bản ghi phải được liên kết với nhau để ta truy cập các mẩu tin có liên quan. Như vậy, ta phải biết thiết kế một cách có Logic để các bảng có mối liên hệ với nhau.
Các tập hợp dữ liệu con được lấy từ các bảng bằng các câu lệnh SQL.
2.2. CÁCH TẠO DATABASE TRONG ACCESS
2.2.1- Muốn tạo Database trong Access ta thực hiện như sau:
Từ Menu Start chọn Program/ Microsoft Access, trong Access bạn chọn Menu File, chọn New Database. Hộp thoại New sẽ hiện ra, bạn chọn Blank database và Click OK, cửa sổ hiện ra, cửa sổ này cho phép ta chọn thư mục và ổ đĩa chứa Database cần tạo. Bạn gõ tên vào File Name rồi Click vào nút Create. Cửa sổ Database bạn tạo sẽ có hình dạng như sau:
Hình 9: Cửa sổ Database
Trong hình trên, Table đang được chọn, trước khi tạo các Table bạn vào Menu Tools, chọn Options, hộp thoại Option xuất hiện:
Bạn chọn Tab Datasheet.
Trong mục Default Font, bạn chọn kiểu và Cỡ chữ.
Chọn Apply rồi OK
Hình 10: Hộp thoại Option
2.2.2- Cách tạo bảng trong Access
Muốn tạo một bảng trước tiên bạn phải phác hoạ cấu trúc của nó, trong bảng có bao nhiêu Field, có tên là gì? Kích thước và kiểu dữ liệu của từng Field, Field nào là Field khoá.
Field khoá là gì? Với bất kỳ hai mẫu tin trong Table thì Field của hai mẫu tin này sẽ có giá trị khác nhau. Nếu bạn vô ý nhập trùng với giá trị đã có thì máy sẽ báo lỗi và yêu cầu bạn nhập lại. Một bảng gồm có cấu trúc ba cột như sau:
Cột Field Name: Dùng để khai báo tên trường.
Cột Data Type: Mô tả kiểu dữ liệu của vùng.
Cột Description: Dùng để ghi chú.
Trong chương trình ứng dụng gồm các bảng như sau:
Table Hoadon
Field Name
Data Type
Description
Đặc điểm (Độ rộng, khóa,)
MaHD
Text
Mã hoá đơn
Field Size: 5, Khóa
MaKH
Text
Mã khách hàng
Field Size : 5
MaNV
Number
Mã nhân viên
Byte
NgaylapHD
Date/ Time
Ngày lập hoá đơn
NgayNH
Date/ Time
Ngày nhận hàng
Table Khachhang
Field Name
Data Type
Description
Đặc điểm (Độ rộng, khóa,)
MaKH
Text
Mã khách hàng
Field Size: 5, Khóa
Tencty
Text
Tên công ty
Field Size: 50
Diachi
Text
Địa chỉ
Field Size: 50
Thanhpho
Text
Thành phố
Field Size: 30
Dienthoai
Text
Điện thoại
Field Size: 10
Table Nhanvien
Field Name
Data Type
Description
Đặc điểm (Độ rộng, khóa,)
MaNV
AutoNumber
Mã nhân viên
Byte, Khóa
Hoten
Text
Họ tên
Field Size :20
Gioitinh
Yes/No
Giới tính
Noisinh
Text
Nơi sinh
Field Size : 50
Ngaynhanviec
Date/ Time
Ngày nhận việc
Diachi
Text
Địa chỉ
Field Size : 50
Dienthoai
Text
Điện thoại
Field Size : 10
Table Sanpham
Field Name
Data Type
Description
Đặc điểm (Độ rộng, khóa,)
MaSP
Number
Mã sản phẩm
Long Integer, Khóa
TenSP
Text
Tên sản phẩm
Field Size : 50
Donvitinh
Text
Đơn vị tính
Field Size : 50
Dongia
Currency
Đơn giá
Table ChitietHD
Field Name
Data Type
Description
Đặc điểm (Độ rộng, khóa,)
MaHD
Text
Mã hoá đơn
Field Size : 5, Khóa
MaSP
Number
Mã sản phẩm
Long Integer, Khóa
Soluong
Number
Số lượng
Long Integer
Trong cột Field Name dùng để khai báo tên các trường, tên này mang tính chất gợi nhớ và tên không có khoảng trắng.Từ cửa sổ Database bạn chọn Tables và nhắp nút New. Hộp thoại New Table hiện ra, bạn chọn Design View và OK, lúc đó ta có màn hình như sau:
Hình 11: Cửa sổ thiết kế Table
Lúc đó bạn tiến hành tạo các bảng như đã thiết kế ở trên bằng cách gõ vào tên trường, sau đó bạn Tab để chọn kiểu dữ liệu rồi ghi chú.
Sau khi tạo xong, bạn tiến hành nhập thông tin vào cho từng bảng, bạn Click vào tên từng bảng rồi Click tiếp vào nút Open sẽ hiện ra cửa sổ để nhập thông tin vào.
Cách tạo mối liên hệ giữa các bảng
Để tạo mối liên hệ giữa các bảng, bạn chọn Tool/ RelationShips, cửa sổ Show Table xuất hiện như sau:
Hình 12: Cửa sổ Show Table
Bạn Click để chọn các bảng cần tạo mối liên hệ, mỗi lần chọn bạn Click vào nút Add, bảng vừa chọn sẽ có mặt ở trong cửa sổ RelationShips, ta tiến hành liên kết như sau:
Ví dụ: Bạn Click chuột vào MaHD ở bảng Hoadon và Drag chuột đến trường có tên MaHD ở bảng ChitietHD cho đến khi xuất hiện hình chữ nhật thì nhả chuột. Bạn Click chọn mục Enforce Refcrential Integrity, rồi chọn tiếp Cascade Update Related Field, rồi chọn mục Cascade Delete Related Field, và click vào nút Create.
Cứ tiếp tục như vậy ta tạo cho các bảng khác. Cuối cùng ta sẽ có cửa sổ kết nối như sau :
Muốn huỷ bỏ hay sửa đổi mối quan hệ mà bạn tạo ra, bạn đưa trỏ chuột vào sợi dây nối hai bảng và bạn Click chuột phải thì sẽ xuất hiện Menu hai mục như sau:
Edit RelationShips: Giúp bạn quy định lại cách quan hệ như trên nếu cần chỉnh sửa quan hệ.
Delete: Cắt đứt mối quan hệ giữa hai bảng mà bạn đã tạo ra trước đó.
Chương 3
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ BÁN HÀNG
3.1- PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ BÁN HÀNG
3.1.1- Hoạt động thực tế
Đối tượng chính là khách hàng, nhà quản lý và các đối tác có liên quan. Hoạt động chủ yếu liên quan đến quản lý việc mua hàng của khách hàng, việc quản lý của nhà quản lý (quản lý sản phẩm, quản lý thông tin, quản lý nhân viên,). Sau đây chúng ta sẽ xem xét cụ thể từng hoạt động một.
3.1.2- Khách hàng
Đối với khách hàng, họ liên lạc với công ty trực tiếp tại công ty hoặc qua điện thoại. Khi đã xem xét kỹ lưỡng mọi thông tin liên quan nếu đồng ý mua hàng thì khách hàng đặt hàng công ty yêu cầu khách hàng ghi rõ thông tin như tên tuổi, tên công ty, địa chỉ để tiến hành lập đơn đặt hàng.
3.1.3- Nhà quản lý
Các hoạt động của nhà quản lý rất đa dạng. Tuy nhiên có thể tóm tắt vào 4 nhiệm vụ chính như sau :
3.1.3.1- Quản lý sản phẩm
Quản lý các vấn đề liên quan đến hang hoá đó là :
Cập nhật sản phẩm mới
Cập nhật đơn giá
Sửa các thông tin liên quan đến sản phẩm
Xoá các sản phẩm hết hàng hoặc không còn bán nữa .
3.2.3.2- Quản lý nhân viên
Cập nhật thông tin nhân viên
Sửa các thông tin nhân viên
Xoá các thông tin nhân viên
3.1.3.3- Quản lý khách hàng
Nhà quản lý giao tiếp và theo dõi khách hàng của mình thông qua các thông tin mà khách hàng cung cấp khi mua hàng. Dựa vào các thông tin để giữ liên lạc với khách hàng đồng thời theo dõi xem công ty của mình hiện nay có bao nhiêu khách hàng và tình hình cụ thể ra sao.
3.1.3.4- Quản lý hoá đơn
Cập nhật, sửa và xoá mã hoá đơn, mã khách hàng, mã nhân viên, ngày lập đơn, ngày nhận hàng.
3.2- SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ BÁN HÀNG
3.2.1- Phân tích
Khách hàng
Sản phẩm của công ty
3.2.1.1- Sơ đồ lớp
3.2.1.2- Danh sách các đối tượng chính và quan hệ
STT
Tên
Loại
Ý nghĩa
1
Khách hàng
Đối tượng chính
Mô tả khách hàng mua sản phẩm của công ty
2
sản phẩm của công ty
Đối tượng chính
Mô tả sản phẩm của công ty
3
Mua
Quan hệ
Mô tả mối quan hệ giữa khách hàng và sản phẩm mà khách hàng muốn mua
3.2.1.3- Mô tả chi tiết các lớp đối tượng
Khách hàng
STT
Thuộc tính
Kiểu dữ liệu
Ý nghĩa
1
MaKH
Text
Mã khách hàng
2
TENCTY
Text
Tên công ty
3
DIACHI
Text
địa chỉ
4
THANHPHO
Text
Thành phố
5
DIENTHOAI
Text
điện thoại
Sản phẩm của công ty
STT
Thuộc tính
Kiểu dữ liệu
Ý nghĩa
1
MaSP
Number
Mã sản phẩm
2
TENSP
Text
Tên sản phẩm
3
DONVITINH
Text
Đơn vị tính
4
DONGIA
Currency
Đơn giá
Mua (Hoá đơn)
STT
Thuộc tính
Kiểu dữ liệu
Ý nghĩa
1
MaHD
Text
Mã hoá đơn
2
MAKH
Text
Mã khách hàng
3
MANV
Number
Mã nhân viên
4
NGAYLAPHD
Date/time
Ngày lập hoá đơn
5
NGAYNH
Date/time
Ngày nhận hàng
3.2.2- Hệ thống các sơ đồ
3.2.2.1- Quản lý bán hàng
Sơ đồ chức năng quản lý bán hàng
Quản lý bán hàng
Quản lý sản phẩm
Quản lý nhân viên
Quản lý khách hàng
Cập nhật
khách hàng
Sửa
khách hàng
Xoá
khách hàng
Cập nhật
sản phẩm
Sửa
sản phẩm
Xoá
sản phẩm
Cập nhật
nhân viên
Sửa
nhân viên
Xoá
nhân viên
Sơ đồ luồng dữ liệu
Khách
hàng
Cửa hàng
Quản
lý
Cập nhật
sản phẩm
Cập nhật
Nhân viên
Sản phẩm
đạt hàng
Sơ đồ chức năng phục vụ mua hàng
Quản lý sản phẩm
Cập nhật sản phẩm mới
Tra cứu tìm kiếm thông tin về sản phẩm
Thêm thông tin
sản phẩm
Sửa thông tin
sản phẩm
Xoá thông tin
sản phẩm
3.2.2.2- Quản lý sản phẩm
Sơ đồ chức năng quản lý sản phẩm
Khách hàng
Muốn mua hàng
Lựa chọn sản phẩm
Đăng
ký
Đặt mua
Quản lý
Liên
lạc
với khách hàng
Đặt hàng
Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh
Thông tin báo cáo
Thông tin cập nhật
Admin
Quản lý sản phẩm
TT tra cứu, tìm kiếm
Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
Admin
Sửa thông tin sản phẩm
Xoá thông tin sản phẩm
Thêm thông tin sản phẩm
Danh sách sản phẩm
Sửa thông tin sản phẩm
Admin
Thông tin xóa sản phẩm
Thông tin xóa sản phẩm
Kết quả
Tìm kiếm
Thông tin
Tìm kiếm
Thông tin thêm sản phẩm
Chương 4
CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG QUẢN LÝ BÁN HÀNG
4.1. THIẾT KẾ GIAO DIỆN
4.1.1- Giao diện chính của chương trình
Đây là màn hình khi bạn bắt đầu chạy chương trình.
Muốn sử dụng được chương trình bạn cần có một User và một Password, nếu bạn gõ đúng User và Password là bạn đã đăng nhập thành công và có thể sử dụng được chương trình.
4.1.2. Danh sách các Form
Form nhập thông tin về nhân viên trong công ty
Bạn có thể thêm, sửa, xoá thông tin về nhân viên trong công ty và có thể in ra danh sách nhân viên trong công ty.
Form nhập sản phẩm
Bạn có thể thêm, sửa, xoá thông tin về sản phẩm và in ra danh sách tất cả các loại sản phẩm.
Form khách hàng
Form Nhập hoá đơn
Bạn có thể thêm, sửa, xoá thông tin về hoá đơn và in ra bảng thống kê hoá đơn.
Form Nhập ChitietHD
Bạn có thể thêm, sửa, xoá thông tin về Chi tiết hoá đơn và in ra bảng thống kê Chi tiết hoá đơn.
Form tìm kiếm khách hàng
Bạn muốn tìm kiếm theo mã hay theo tên công ty hay thành phố, bạn chỉ cần Click chuột và nút chọn, rồi chọn thông tin cần tìm kiếm ở hộp Combobox bên cạnh, sau đó nhấn nút tìm kiếm bạn sẽ tìm được thông tin như ý muốn.
Form tìm kiếm sản phẩm
Bạn cũng thực hiện các thao tác như Form Khách hàng, bạn sẽ nhanh chóng tìm kiếm được sản phẩm mà bạn đang cần.
Tìm kiếm hoá đơn
Tìm kiếm theo ngày lập hoá đơn
Form này sẽ giúp bạn tìm kiếm nhanh chóng một hoá đơn và một ngày bất kỳ, hoặc từ ngày nào đến ngày nào.
Tìm kiếm theo mã nhân viên và mã khách hàng
Bạn chỉ cần chọn mã nhân viên hay mã khách hàng là bạn có thể tìm kiếm được hoá đơn mà bạn đang cần tìm.
Form thêm User
Form này chỉ có người quản lý chương trình( Addmin) mới có quyền sử dụng để thêm, sửa, hay xoá bớt người sử dụng chương trình.
4.1.3. Một số Report của chương trình
Báo cáo khách hàng
Báo cáo này có thể liệt kê tất cả các hoá đơn của từng khách hàng. Và từ đó có thể giúp cho công ty thuận lợi trong việc theo dõi khách hàng tiềm năng của công ty.
Báo cáo bán hàng
4.2- ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH
4.2.1- Ưu điểm
Chương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- P0095.doc