Mục lục
Lời nói đầu
Chương I: Cơ sở lý luận về thương hiệu và vấn đề xây
dựng phát triển
thương hiệu cho hàng nông sản
1. Cơ sở lý luận về thương hiệu:
1.1. Khái niệm thương hiệu: 8
1.1.1. Định nghĩa: 8
1.1.2. Các yếu tố cấu thành thương hiệu: 9
1.2. Đặc điểm, ý nghĩa và vai trò của thương hiệu: 10
1.2.1. Đặc điểm: 10
1.2.2. Ý nghĩa – vai trò: 12
1.3. Quy trình xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu: 15
1.3.1. Thiết lập hệ thống thông tin Marketing (MIS): 16
1.3.2. Xây dựng tầm nhìn và sứ mạng thương hiệu: 16
1.3.3. Xác định chiến lược và mô hình phát triển thương hiệu: 17
1.3.4. Định vị thương hiệu: 18
1.3.5. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu: 19
1.3.6. Thiết kế và tạo dựng các yếu tố thương hiệu: 20
1.3.7. Đăng kí bảo hộ các yếu tố thương hiệu: 24
1.3.8. Quảng bá thương hiệu: 26
1.3.9. Bảo vệ và phát triển thương hiệu: 28
2. Vấn đề xây dựng phát triển thương hiệu cho hàng nông sản:
2.1. Hàng nông sản và vai trò ý nghĩa của thương hiệu đối với hàng nông sản:29
2.2. Việc áp dụng xây dựng phát triển thương hiệu hàng nông sản trên thế giới: 31
Chương II: Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản xuất khẩu Việt Nam
1. Tổng quan chung về hàng nông sản Việt Nam: 35
1.1. Tình hình sản xuất chung: 35
1.2. Tình hình xuất khẩu hiện nay: 39
1.3. Năng lực cạnh tranh của ngành nông sản xuất khẩu Việt Nam: 47
2. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu nông
sản Việt Nam nói chung và thương hiệu nông sản xuất
khẩu nói riêng:
2.1. Về tình hình xây dựng, phát triển thương hiệu nông sản: 50
2.2. Vai trò của thương hiệu trong việc đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao năng
lực cạnh tranh của hàng nông sản nói chung và nông sản xuất khẩu nói riêng:54
3. Phân tích đánh giá một số trường hợp điển hình: 57
3.1. Thương hiệu Trung Nguyên với chiến dịch xây dựng dòng sản phẩm G757
3.1.1. Chiến dịch xây dựng dòng sản phẩm G7: 57
3.1.2. Những kết quả đạt được: 62
3.1.3. Nhận xét về chiến lược phát triển G7 của cà phê Trung Nguyên: 64
3.2. Thương hiệu Gạo Sohafarm: 65
3.2.1. Sự ra đời của gạo Sohafarm: 65
3.2.2. Xây dựng các yếu tố của thương hiệu gạo Sohafarm: 66
3.2.3. Hướng đi của gạo Sohafarm: 67
3.2.4. Kết quả đạt được và đánh giá nhận xét: 67
Chương III: Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát
triển thương hiệu cho
nông sản xuất khẩu của Việt Nam
1. Kiến nghị đối với nhà nước:
1.1. Hỗ trợ trồng trọt, sản xuất các mặt hàng nông sản: 70
1.2. Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản: 75
1.3. Tăng cường các biện pháp xúc tiến thương mại cho ngành nông sản: 79
2. Giải pháp đối với doanh nghiệp:
2.1. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về xây dựng và phát triển thương
hiệu cho nông sản: 81
2.2. Nhóm giải pháp xây dựng và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu nông sản
VN: 83
2.2.1. Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm: 83
2.2.2. Nhóm giải pháp xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh: 85
2.2.3. Nhóm giải pháp bảo vệ thương hiệu: 87
Kết luận
93 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 6179 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à kim ngạch, với hơn 3,2 triệu tấn gạo, trị giá hơn 1,3 tỷ
USD, tăng 87% về lượng và 51% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008.
Tương tự như sản lượng, kim ngạch xuất khẩu gạo cũng tăng đáng kể.
Tuy nhiên, tốc độ tăng kim ngạch không ổn định qua các năm.
(Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam)
42
Qua biểu đồ trên ta có thể thấy từ năm 2005 đến nay, tuy sản lượng xuất
khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng, thậm chí còn tăng rất nhiều.
Kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2008 vượt mức 2.6 tỷ USD, gần gấp đôi so với
năm 2007. Nguyên nhân là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới
năm 2008 khiến chỉ số giá tiêu dùng ở nhiều nước tăng cao, giá cả nhiều mặt
hàng lương thực thực phẩm đặc biệt là gạo cũng vì thế mà tăng mạnh.
Tình hình xuất khẩu nhóm hàng rau quả:
Thị trường xuất khẩu rau quả chủ lực của Việt Nam là Nga, Trung Quốc,
Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ và Hàn Quốc. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu ở dạng
tươi, nguyên hoặc mới qua sơ chế như rau quả đông lạnh, rau quả sấy muối, các
loại gia vị, … Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn là thị trường nhập khẩu
rau quả tươi nhiều nhất của Việt Nam trong khi Nga, Mỹ là đối tác số một về rau
quả đã qua chế biến.
Bảng 3 - Thị trƣờng xuất khẩu rau quả tháng 5 và 5 tháng đầu năm 200920
Nƣớc
T5/08 T5/09 T5/09
so
T5/08
(%)
5T/08 5T/09 5T/09
so
5T/08
(%)
trị giá
(USD)
trị giá
(USD)
trị giá
(USD)
trị giá
(USD)
Liên bang
Nga
4.424.873 3.163.497 -28,5 17.357.279 15.978.515 -7,9
Trung
Quốc
3.310.041 2.877.202 -13,1 15.500.568 15.683.716 +1,2
Nhật Bản 2.462.633 2.411.671 -2,1 12.417.707 12.250.309 -1,3
Đài Loan 2.468.298 1.650.392 -33,1 11.906.057 6.720.616 -43,6
Hà Lan 1.279.586 1.526.422 +19,3 6.106.334 5.487.863 -10,1
Hoa Kỳ 2.057.969 1.490.773 -27,6 8.885.639 5.107.592 -42,5
Thái Lan 205.447 419.750 +104,3 4.531.176 4.104.265 -9,4
20
Nguồn:
43
Xin ga po 1.056.299 669.292 -36,6 4.715.973 3.917.474 -16,9
Hàn Quốc 1.619.713 874.207 -46,0 4.906.038 3.229.464 -34,2
Tuy nhiên, sản lượng, kim ngạch và đặc biệt là giá của các loại rau quả
xuất khẩu thường xuyên không ổn định do nhiều nguyên nhân như tác động tiêu
cực của lũ lụt, hạn hán, thiên tai, mất mùa, do cầu về rau quả trên thị trường thế
giới giảm,…
Biểu đồ 4 - Diễn biến kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả từ năm 2008 đến hết
tháng 5/2009
21
(ĐVT: Triệu USD)
Hiện nay, thị trường xuất khẩu nông sản tiềm năng số một của Việt Nam
là EU. Nhu cầu nhập khẩu rau quả tươi của thị trường EU là rất lớn, với kim
ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới 30 tỷ Euro, tương đương 46,6 tỷ USD. Trong
khi đó, Việt Nam có rất nhiều rau quả tươi mà thị trường EU đang cần nhưng
xuất khẩu rau quả tươi của Việt Nam sang 27 nước EU trong năm 2007 mới chỉ
đạt 107.600 Euro (khoảng hơn 166.000 USD) trong tổng kim ngạch xuất khẩu
rau quả tươi 300 triệu USD.
Tình hình xuất khẩu nhóm hàng nông sản khác:
Các mặt hàng nông sản chủ lực khác gồm hồ tiêu, điều, cà phê, chè….
Hiện nay, Việt Nam đang là nước xuất khẩu hồ tiêu, điều lớn nhất thế giới và
xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới chỉ sau Brazil.
21
Nguồn:
44
Cà phê: Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị lớn thứ 2 của
Việt Nam, sau mặt hàng gạo. Kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2007 đạt 1.643 tỷ
USD, chiếm 2,425%, năm 2008 đạt 2,2 tỷ USD, chiếm 3,509% so với tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước 22. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, Đức,
Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Italia, trong đó Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng đầu
của nước ta 23. Thị trường cà phê tiềm năng của Việt Nam hiện nay là Italia. Việt
Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai vào thị trường Italy, chỉ đứng sau
Brazil.
Bảng 4 - Thị trƣờng xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 4 và 4 tháng đầu
năm 200924
Thị trƣờng
T4/2009 4T/2009
Lƣợng (tấn) Trị giá (USD) Lƣợng (tấn) Trị giá (USD)
Bỉ 23.818 33.634.908 99.566 144.392.691
Hoa Kỳ 13.501 19.986.981 56.538 86.390.456
Đức 12.073 17.547.859 60.399 91.766.172
Italia 9.361 13.976.218 53.238 80.613.759
Tây Ban Nha 8.967 13.002.777 33.182 49.953.102
Nhật Bản 6.461 10.070.308 24.482 39.822.277
Hà Lan 5.335 7.490.089 23.629 34.026.919
Trong những năm gần đây, tuy xuất khẩu cà phê của Việt Nam tiếp tục
tăng về lượng nhưng giá giảm mạnh khiến kim ngạch xuất khẩu cũng giảm theo.
Theo số liệu thống kê chính thức từ Tổng cục hải quan, tháng 4/2009 xuất khẩu
cà phê của Việt Nam giảm 10,51% về lượng và 10,65% về kim ngạch so với
tháng 3/2009, nhưng so với cùng kỳ năm 2008 lại tăng 72,86% về lượng và tăng
13,16% về kim ngạch. Tính đến hết tháng 4 năm 2009, cả nước xuất khẩu được
22
Nguồn:
23
Nguồn:
45
trên 555 nghìn tấn cà phê, đạt kim ngạch trên 832 triệu USD, giảm nhẹ 2,4% về
kim ngạch nhưng lại tăng 31,4% về lượng so với 4 tháng năm 2008.25 Nguyên
nhân là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới và việc thắt chặt tín
dụng trong nước năm 2008 khiến các doanh nghiệp trong nước nói chung và
doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nói riêng gặp nhiều khó khăn trong việc vay
vốn để tiến hành, duy trì hoạt động kinh doanh. Thêm vào đó, việc nhiều quỹ đầu
tư đồng loạt rút vốn ra khỏi hoạt động đầu tư nông sản dẫn tới sự giảm cầu trên
các thị trường kỳ hạn, làm giá nông sản giảm đột ngột. Việc nhiều quốc gia tăng
trợ cấp nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực cũng khiến nhiều nông sản bị
mất giá.
Hồ tiêu: Theo Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI, từ năm
2001 tới nay, Việt Nam luôn chiếm vị trí số một thế giới về xuất khẩu hồ tiêu với
sản lượng bình quân đạt 70600 tấn/năm. Năm 2008, xuất khẩu hồ tiêu của Việt
Nam đạt gần 90000 tấn với kim ngạch 310 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu hồ
tiêu từ Việt Nam của 15 thị trường lớn nhất đạt 226,04 triệu đô la, chiếm 72,91%
tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của cả nước. So với năm 2007, kim ngạch xuất
khẩu sang các thị trường này tăng 57,69%. Theo báo cáo thường niên ngành hàng
hồ tiêu Việt Nam năm 2008 và triển vọng năm 2009 của Trung tâm Thông tin
phát triển nông nghiệp - nông thôn (AGROINFO), nhóm 15 thị trường nhập khẩu
hồ tiêu lớn của Việt Nam đều là những bạn hàng truyền thống trong những năm
trước đây (xem bảng 1) như Mỹ, Đức, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Hà
Lan, Ai Cập, … trong đó Mỹ luôn là bạn hàng số một của Việt Nam.
24
Nguồn:
giam-ve-tri-gia/
25
Nguồn:
giam-ve-tri-gia/
46
(Nguồn: Tổng cục hải quan)
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu khủng hoảng, những thị trường quan
trọng có xu hướng giảm nhập khẩu thì việc khai thác các thị trường mới rất có ý
nghĩa đối với ngành hồ tiêu của Việt Nam. Theo Báo cáo thường niên ngành
hàng hồ tiêu Việt Nam 2008 và triển vọng 2009, ngoài ba thị trường chính là Mỹ,
Đức, Nhật Bản thì Hà Lan và Bulgary là hai thị trường xuất khẩu hồ tiêu tiềm
năng của Việt Nam. Các thị trường khác như Hàn Quốc, Ba Lan, Philippines,
Thổ Nhĩ Kỳ... có tăng trưởng nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam rất lớn (trên 100%)
năm 2008 cũng đã đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hồ tiêu Việt
Nam.
1.2.2 Những khó khăn trong xuất khẩu hàng nông sản:
Các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp
cận thị trường EU nói riêng và các thị trường khác nói chung như Mỹ, Nhật,
Trung Quốc do gặp phải khá nhiều rào cản, đặc biệt là rào cản về kỹ thuật và vệ
sinh an toàn thực phẩm. Ví dụ, hồ tiêu Việt Nam hiện nay đang phát triển thiếu
47
bền vững do cây hồ tiêu của Việt Nam chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế, dễ
bị nhiễm độc nấm Phytopthora26. Hàng hoá nói chung và hàng nông sản nói riêng
phải có nhãn mác thể hiện nguồn gốc, cân nặng, kích thước và thành phần cấu
tạo của sản phẩm để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Nhãn mác hay nhãn hiệu
phải gắn với bất cứ một mặt hàng nào khi đem ra bán lẻ. Nếu như sản phẩm
không thể gắn hay đóng dấu nhãn mác thì những thông tin về hàng hoá phải được
ghi trên phiếu đóng gói đi kèm sản phẩm hoặc ghi trên một tờ riêng giới thiệu về
sản phẩm. Trong khi đó, các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam phần
lớn vẫn chỉ là sản phẩm thô hoặc sản phẩm mới chỉ qua sơ chế nên chất lượng
không cao, khó vượt qua được các rào cản kể trên. Thêm vào đó, hàng nông sản
Việt Nam lại chưa có tên tuổi, chưa được người tiêu dùng nước ngoài biết đến.
Như vậy, việc xuất khẩu những sản phẩm thô hoặc mới qua sơ chế không những
làm giảm giá trị của các mặt hàng nông sản, không tương xứng với tiềm năng và
thế mạnh về sản xuất nông nghiệp của đất nước mà còn làm mất đi thương hiệu
của hàng nông sản Việt Nam ngay từ khi chưa đến được tay người tiêu dùng.
1.3. Năng lực cạnh tranh của ngành nông sản xuất khẩu Việt Nam:
Năm 2008, nền kinh tế toàn cầu lún sâu vào khủng hoảng, thương mại suy
giảm nghiêm trọng, song thương mại nông sản của Việt Nam vẫn tăng mạnh so
với các giai đoạn trước đó. Mức tăng trưởng kim ngạch chủ yếu do đóng góp của
yếu tố tăng giá một số mặt hàng nông sản trên thị trường quốc tế. Tổng ngạch
xuất khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2008 ước đạt hơn 16 tỉ đô la Mỹ, tăng
28,4% so với năm 2007. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm về số lượng
nhưng kim ngạch vẫn tăng so với năm 2007 như chè, gạo…Nguyên nhân là do
một số nông sản của Việt Nam đã khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới
(gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu…). Thị trường tiêu thụ nông sản đã được mở rộng,
ngoài các khu vực tiêu thụ truyền thống nông sản của Việt Nam, như Trung
Quốc, ASEAN, Nga và các nước Đông Âu, nông sản Việt Nam cũng đã bước
26
Bản tin xuất khẩu, số 120, Xây dựng thương hiệu cho hồ tiêu Việt Nam
48
đầu thâm nhập thị trường Trung Đông, EU, Mỹ và châu Phi với một số mặt hàng
chủ đạo như gạo, cà phê, tiêu điều, cao su, rau quả, chè, lạc…
Dưới đây là khái quát khả năng cạnh tranh của một số loại hàng hoá chủ
lực:
Gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được các nhà
hoạch định chính sách xếp vào nhóm hàng có sức cạnh tranh cao. Sự phát triển
lúa gạo là một trong những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong công cuộc đổi
mới về kinh tế. Từ chỗ hàng năm phải nhập khẩu trên dưới 1 triệu tấn lương
thực, giờ đây Việt Nam đã vươn lên là một trong những nước đứng đầu thế giới
về xuất khẩu gạo với sản lượng xuất khẩu khoảng từ 4 đến 5 triệu tấn/năm27. Tuy
nhiên, trên thị trường thế giới, gạo Việt Nam lại yếu thế cạnh tranh về phẩm chất
theo yêu cầu của thị trường và giá cả. Gạo xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là gạo tẻ
thường, trong một vài năm gần đây đã bắt đầu chú ý sản xuất và xuất khẩu gạo
phẩm chất cao và gạo đặc sản nhưng số lượng chưa nhiều. Theo Bộ Công
Thương, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trung bình chỉ đạt 440 USD/tấn, thấp
hơn nhiều so với giá gạo của Thái Lan:530 – 540 USD/tấn. So sánh khác, Việt
Nam xuất khẩu gạo nhiều hơn Mỹ 21,5 % về lượng nhưng lợi nhuận thu được lại
ít hơn 11,3 %.28
Cà phê cũng được xếp vào nhóm hàng nông sản có sức cạnh tranh cao do
năng suất cao và phẩm chất tốt. Sản lượng cà phê xuất khẩu tăng với tốc độ
nhanh. Nếu năm 1995, sản lượng cà phê xuất khẩu đạt 228.100 tấn thì năm 2008
đã đạt 1,06 triệu tấn, tăng hơn 4,6 lần29. Cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới
đang đối mặt với hai đối thủ cạnh tranh lớn đó là cà phê Côlômbia, và cà phê
Brazil, nhưng hương vị cà phê của Việt Nam luôn được người tiêu dùng thế giới
đánh giá cao. Do đó, ngành cà phê Việt Nam sẽ vẫn có nhiều cơ hội để hướng ra
thế giới.
27
Hiệp hội lương thực Việt Nam
28
49
Trái cây là một trong những mặt hàng nông sản có triển vọng mở rộng
xuất khẩu. Với những lợi thế về thổ nhưỡng và khí hậu, diện tích trồng cây ăn
trái tăng khá nhanh: nếu năm 1985 cả nước có 218 nghìn ha thì năm 2007 đã lên
tới 775,5 nghìn ha30. Tuy nhiên, trái cây Việt nam vẫn chưa hấp dẫn người tiêu
dùng nước ngoài, thậm chí ngay trên thị trường nội địa việc tiêu thụ cũng gặp
nhiều khó khăn. Tuy có một số loại trái cây “đặc sản”, nhưng nhìn chung, so với
các nước trong khu vực, sức cạnh tranh của trái cây Việt Nam còn thua kém cả
về chất lượng và giá thành. Về mặt chất lượng, sự phát triển trái cây Việt Nam
vẫn măng nặng tính tự nhiên, sử dụng nhiều giống cũ, chất lượng và năng suất
thấp, mức độ ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ chưa nhiều và chưa rộng
rãi. Hơn nữa, sản phẩm hoa quả tươi của Việt Nam không vượt qua được các tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của một số nước như Trung Quốc, các nước
EU, khiến lượng hàng xuất khẩu vào các nước ngày càng ít. Chính điều này đã
làm giảm độ hấp dẫn của trái cây với khách hàng. Thực tế, trong khi Thái Lan
xuất khẩu được 3,5% trong tổng sản lượng 1,7 triệu tấn chuối, Philippines xuất
được tới 35% trong tổng sản lượng 3,5 triệu tấn chuối thì Việt Nam chỉ xuất được
0,8% trong tổng sản lượng 1,32 triệu tấn. Giá thành sản xuất trái cây Việt Nam
cũng cao hơn nhiều nước trong khu vực: so với Thái Lan, giá thành cam Việt
Nam cao hơn 4 lần, xoài cao hơn gấp 5 lần và cà chua cao gần gấp đôi31.
Cũng có thể thấy tình trạng tương tự nếu xem xét với những loại nông sản xuất
khẩu khác, như hồ tiêu, hạt điều.
Qua một số nét khái quát về tình hình nêu trên có thể thấy, xuất khẩu nông
sản của Việt Nam đã có những bước phát triển khá mạnh mẽ, nhưng cơ cấu nông
sản xuất khẩu phản ánh rõ thực trạng nông nghiệp vẫn chưa thoát khỏi tình trạng
sản xuất nhỏ, kỹ thuật lạc hậu, chủ yếu phát triển theo bề rộng trên cơ sở khai
thác lợi thế sẵn có, khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế còn thấp kém.
29
Tổng cục hải quan
30
Kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 và cả năm 2007 ngành NN&PTNT
50
Sức cạnh tranh của ngay cả những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực cũng
còn thấp kém. Chính điều này đã làm hạn chế hiệu quả xuất khẩu nông sản, hạn
chế khả năng thâm nhập và củng cố vị thế trên thị trường thế giới. Sức cạnh tranh
thấp kém của nông sản và thách thức lớn nhất với nông nghiệp việt nam trong
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, vấn đề xây dựng thương hiệu cho nông
sản càng trở nên cấp thiết, nhằm tăng tính cạnh tranh của mặt hàng nông sản của
Việt Nam trên trường quốc tế.
2. Thực trạng xây dựng và phát triển thƣơng hiệu nông sản Việt Nam nói
chung và thƣơng hiệu nông sản xuất khẩu nói riêng:
Như đã phân tích ở các phần trước, lượng nông sản Việt Nam xuất khẩu ra
thị trường các nước trên thế giới là rất lớn, nhưng luôn gặp phải những bất lợi
như xuất khẩu nhiều nhưng giá lại thấp hơn so với thế giới, bị nông sản của các
nước khác cạnh tranh, chèn ép; một số thị trường khó tính như EU, Mỹ việc thâm
nhập rất khó khăn. Tất cả những điều này đều liên quan đến việc xây dựng
thương hiệu cho nông sản Việt Nam nói chung, cũng như nông sản xuất khẩu nói
riêng.
2.1. Về tình hình xây dựng, phát triển thƣơng hiệu nông sản:
Việt Nam là nước có sản lượng xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, chỉ sau
Thái Lan. Các nhóm sản phẩm như: cà phê, hồ tiêu, hạt điều…sản lượng xuất
khẩu luôn ở nhóm dẫn đầu thế giới. Chúng ta cũng có hơn 2000 loại nông sản
được xem là đặc sản như: chè Thái Nguyên, nhãn lồng Hưng Yên, bưởi Năm
Roi, sầu riêng Chín Hoá… Đây là những sản phẩm mà các thị trường lớn, khó
tính như Mỹ, châu Âu ưa chuộng. Thế nhưng, các sản phẩm này chưa hề có một
sự đảm bảo nào để người tiêu dùng tin cậy. Thậm chí, nó cũng chưa hề có thương
hiệu đặc trưng mà chỉ tồn tại với tên gọi mang tính địa phương như: thanh long
Bình Thuận, gạo An Giang, cà phê Buôn Mê Thuột… Tất cả cho thấy một thực
31
Thời báo Kinh tế Việt nam, 17/8/2003
51
tế tồn tại khá lâu: Nông sản Việt Nam chưa thật sự xây dựng được thương hiệu
cho riêng mình.
Theo kết quả điều tra của Cục khuyến nông - khuyến lâm thì tình hình xây
dựng nhãn hiệu hàng hóa nông sản tại 31 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn phía Bắc cho thấy, chỉ có 37/173 32, chiếm 21% doanh nghiệp nhà nước hoạt
động trong lĩnh vực nông sản đã đăng ký nhãn hiệu cho nông sản. Con số này
chứng tỏ các doanh nghiệp đã quan tâm một phần đến việc xây dựng thương hiệu
cho nông sản, nhưng phần lớn việc đầu tư cho xây dựng thương hiệu vẫn chưa
được chú trọng. Nguyên nhân chính vẫn là do nhiều địa phương, nhiều doanh
nghiệp vẫn chưa nhận thức đúng được tầm quan trọng cho việc xây dựng thương
hiệu nông sản. Một là, do người dân vẫn tư duy theo lối cũ; thông tin không đến
được với nông dân, khoa học kỹ thuật và công tác xây dựng thương hiệu vẫn xa
vời đối với nhà nông, từ đó nông dân chưa ý thức được cần phải xây dựng
thương hiệu cho sản phẩm của chính mình. Hai là, ý thức xây dựng thương hiệu
cho nông sản của chính quyền các địa phương còn rất yếu kém. Phần lớn cán bộ
địa phương chưa xóa được cách nghĩ cũ, trì trệ nên không thể định hướng cho
nông dân trong việc xây dựng thương hiệu nông sản. Ba là, ý thức của các doanh
nghiệp (DN) về nội dung nói trên còn kém, chỉ chú trọng đến lợi ích trước mắt
mà không nghĩ đến cái lợi lâu dài.
Nhà nước, các ban ngành cũng đã có nhiều chương trình xúc tiến, hỗ trợ
nhân dân để phát triển thương hiệu nông sản. Năm 2003, trường đại học kinh tế
Tp.HCM phối hợp với công ty VietnamMarcom, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Công
ty Trung Nguyên tổ chức chương trình Xây dựng thương hiệu nông sản Việt
Nam với kỳ vọng trong vòng 3 năm xây dựng thành công 30 thương hiệu nông
sản. Những cái tên: bưởi năm roi Hoàng Gia, cam Tam Bình Vạn Xuân, sầu
riêng Cái Mơn Chín Hoá…lần lượt ra đời. Thực chất, đây là một nỗ lực cần thiết
của những người làm marketing. Tuy nhiên, đã 6 năm trôi qua, những thương
32
52
hiệu trên đi đâu về đâu không ai kiểm chứng. Dường như, chương trình chỉ là
những thể nghiệm của các bạn trẻ vừa tốt nghiệp khóa học của VietnamMarcom
hơn là cuộc cách mạng bài bản, cần thiết cho thương hiệu Việt chấp cánh bay xa
như chính cái tên mà nhiều người trong cuộc kỳ vọng. Vấn đề thương hiệu đã
được đặt ra nhưng vẫn chưa được giải quyết thích đáng. Thương hiệu nông sản
của chúng ta vẫn còn rất kém so với thế giới.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể không nhắc tới những thương hiệu
nổi tiếng của ngành nông sản như: gạo Sohafarm, thanh long Bình Thuận, vải
thiều Lục Ngạn, hồ tiêu Chư sê, cà phê Trung Nguyên.... Trung Nguyên là một
điển hình trong việc xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt. Dựa vào chiến
lược nhượng quyền kinh doanh, thương hiệu Trung Nguyên đã trở nên nổi tiếng
trên khắp cả nước. Hiện nay thương hiệu Trung Nguyên đã vươn ra thế giới và có
mặt ở rất nhiều thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật… Trung Nguyên chính là một
bài học lớn cho nông sản Việt Nam.
Về thƣơng hiệu nông sản xuất khẩu:
Hiện nay, nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt hơn 80 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới, với mức tăng trưởng xuất khẩu hằng năm lên đến
15% . Tuy nhiên nông sản của Việt Nam luôn phải gặp phải khó khăn như tình
trạng mất giá, cạnh tranh gay gắt từ sản phẩm của các nước khác, người tiêu
dùng thế giới không biết đến nông sản của Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do
hàng nông sản Việt Nam chất lượng còn thấp, chưa có thương hiệu. Trong số
hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam thì có đến 90% 33 phải mang thương hiệu
nước ngoài. Theo kết quả điều tra trên 173 doanh nghiệp ngành nông nghiệp vừa
được thực hiện thì chỉ có 36 doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu trong nước và 5
doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài. Chính điều này đã làm cho nông
sản hàng hóa Việt Nam dù nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhưng vẫn phải lệ
thuộc vào doanh nghiệp xuất khẩu ở nước ngoài. Giá trị của hàng Việt Nam bị
33
53
mất đi do phải gắn nhãn mác, thương hiệu nước ngoài. Hậu quả là không những
thiệt hại về tiền mà còn làm thiệt hại về tên tuổi.
Việc xuất khẩu qua trung gian gặp hầu hết ở các mặt hàng nông sản của
Việt Nam. Xét riêng về mặt hàng hồ tiêu đã được xuất khẩu đến hơn 8034 quốc
gia ở khắp thế giới, các thị trường xuất khẩu lớn như: Mỹ, Đức, Arập, Hà Lan,
Nga, Ấn Độ…Tuy nhiên, hầu hết lượng tiêu xuất khẩu không xuất trực tiếp được
vào các thị trường này mà phải xuất cho các công ty trung gian của Singapore,
Hà Lan, Đức... để các công ty này tiếp tục xuất khẩu vào các nước nói trên và
một số nước khác với thương hiệu của họ. Điển hình như, Ấn Độ là nước xuất
khẩu tiêu có sản lượng 60 - 70 nghìn tấn/năm. Nhưng cũng chính Ấn Độ lại là
nước nhập khẩu tiêu của Việt Nam (năm 2004 nhập hơn 10.000 tấn). Đơn giản là
vì, các công ty Ấn Độ chỉ tạm nhập tiêu Việt Nam sau đó tái xuất với thương
hiệu Ấn Độ. Ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cũng thừa
nhận Hiện tại, sản phẩm hồ tiêu Việt Nam khi vào thị trường EU hầu hết cũng
phải qua các công ty trung gian nước ngoài. Lý do là khâu chế biến của các
doanh nghiệp Việt Nam quá yếu kém, chất lượng không đảm bảo, tạp chất nhiều,
độ ẩm thường cao hơn mức cho phép. Những nhà buôn lớn của thế giới đã mua
tiêu Việt Nam với giá rẻ, sơ chế lại và xuất bán thu lợi nhuận cao. Chính vì vậy,
dù Việt Nam có sản lượng tiêu xuất khẩu đang đứng đầu thế giới nhưng kỳ thực,
thương hiệu hồ tiêu Việt Nam vẫn chưa được khẳng định, giá hồ tiêu luôn thấp
hơn so với hồ tiêu của nhiều nước khác.
Qua điều này chúng ta có thể nhận thấy được rằng việc xây dựng thương
hiệu nông sản xuất khẩu đang còn rất nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được yêu cầu của
cạnh tranh và xuất khẩu mặc dù các doanh nghiệp đã bước đầu quan tâm.
Nguyên nhân chủ yếu là việc đầu tư cho xây dựng thương hiệu không được bài
bản ngay từ trong nước, từ khâu sản xuất, nguyên liệu, chế biến đến việc quảng
34
54
bá sản phẩm. Một nguyên nhân khác nữa đó là phần lớn các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực nông sản đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính
còn yếu, thiếu nhân lực và không có nhiều kinh nghiệm để tiến hành xây dựng
thương hiệu cho nông sản Việt Nam nói chung cũng như nông sản xuất khẩu nói
riêng.
2.2. Vai trò của thƣơng hiệu trong việc đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao
năng lực cạnh tranh của hàng nông sản nói chung và nông sản xuất khẩu nói
riêng:
Thương hiệu có vai trò vô cùng quan trọng đối với hàng nông sản của nước ta:
Trong 10 năm gần đây, nhờ việc đẩy mạnh xuất khẩu và không ngừng
nâng cao chất lượng, các sản phẩm nông sản của Việt Nam được nhiều người tiêu
dùng cả ở thị trường trong nước và quốc tế như một mặt hàng có chất lượng cao
và giá rẻ. Những mặt hàng xuất khẩu mạnh như gạo, cà phê, chè, hạt tiêu… đều
đã mang về cho nền kinh tế đất nước cả giá trị về vật chất và giá trị tiềm ẩn, đó là
giá trị thương hiệu Việt, được nhiều nước trên thế giới biết đến với hình ảnh một
đất nước Việt Nam hoà bình và thân thiện.
Hàng nông sản Việt Nam bước ra thị trường thế giới đã gặp phải sự cạnh
tranh gay gắt với hàng nông sản của các nước khác vốn có truyền thống trong
xuất khẩu nông sản như Thái Lan, Ấn Độ…, do vậy việc xây dựng thương hiệu
là hết sức cần thiết để hàng nông sản Việt Nam có thể đủ sức cạnh tranh với các
nước khác và giành được thị phần về tay mình. Những sản phẩm tốt cũng không
thể tự tạo cho mình đến tay người tiêu dùng mà không cần các hoạt động quảng
bá thương hiệu. Quan niệm “Hữu xạ tự thiên hương” không còn phù hợp với nhu
cầu phát triển thương hiệu hiệu quả và nhanh chóng trong hiện trạng cạnh tranh
khốc liệt như ngày nay. Vì vậy, xây dựng thương hiệu nông sản cần phải được
coi là chiến lược hàng đầu với sự phối hợp của các khâu từ khâu chọn giống cây
trồng, chăm sóc cây trồng, thu hoạch, và quản lý sau thu hoạch. Chiến lược này
phải được cụ thể hoá trong hành động, liên kết được các nhà khoa học, nhà nông
55
dân, nhà kinh doanh, các nhà tiếp thị quảng cáo, các ngân hàng và cơ quan chức
năng cùng góp sức xây dựng một Việt Nam phồn thịnh hơn với niềm hãnh diện
của những tên tuổi nông sản Việt Nam nổi tiếng.
Trong hành trình tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Việt Nam
đã có thêm được nhưng chương trình tài trợ, đầu tư lớn từ phía nước ngoài. Và
các mặt hàng trong nước xuất khẩu cũng tăng cả về lượng và chất. Hàng nông
sản Việt Nam trong quá trình hội nhập cũng có nhiều cơ hội để phát triển nhưng
cũng gặp phải nhiều thách thức nhất là khi hàng nông sản từ nước ngoài tràn vào
Việt Nam đã làm cho hàng nông sản trong nước phải đương đầu với các đối thủ
cạnh tranh lớn. Vì vậy, cần tạo lập nên một thương hiệu mạnh mẽ cho hàng nông
sản trong nước, sản xuất cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề chất lượng và hình
thức, mẫu mã như vậy mới có thể cạnh tranh với hàng nông sản của nước ngoài.
Những thương hiệu nổi tiếng trong ngành nông sản như cà phê Buôn Mê Thuột,
gạo Hải Hậu, chè Thái Nguyên, cà phê Trung Nguyên… với những chiến lược
đúng đắn trong việc tạo lập và bảo vệ thương hiệu, khai thác khách hàng nên đã
có một thị phần tương đối rộng lớn ở trong nước và đã dần xâm nhập vào thị
trường ngoài nước với sức cạnh tranh tương đối cao.
Nông sản là một trong những mặt hàng chủ lực trong nền kinh tế quốc
dân, chiếm một phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu việt nam- Thực trạng và giải pháp.pdf