Đề tài Xây dựng và triển khai Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 2

A. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY 3

1: Sự tác động của toàn cầu hóa đối với gia đình và văn hóa gia đình 3

a) Sự tác động 3

b) Biến đổi trong cơ cấu gia đình 5

c) Biến đổi về chức năng gia đình 5

d) biến đổi về quyền bình đẳng 5

e) Những giá trị truyền thống tốt đẹp 6

f) Nguy cơ và thách thức 7

1. Trình trạng đổ vỡ gia đình 8

a. Trình trạng 8

b. Hậu quả: Hậu quả thực trạng đỗ vỡ nơi các gia đình hiện nay 9

2. Tuổi kết hôn cao: 10

3. Hàng triệu cuộc hôn nhân không đăng ký 11

4. Tỷ lệ ly hôn tăng cao 11

5. Bạo lực trong gia đình 16

6. Tệ nạn xã hội: 21

B. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY 23

1. Sự quan tâm của nhà nước đối với công tác xây dựng gia đình 23

2. Một số giải pháp nâng cao công tác phòng, chống bạo lực gia đình 29

3. Đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa là học tập và làm theo tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh 34

TỔNG KẾT 40

 

 

doc41 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng và triển khai Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óa họ tên cha trong khai sinh trẻ, đổi từ họ cha sang họ mẹ để mong sao “nó” mất gốc luôn. Đổ lỗi, kể tội “đối phương”: Nhiều người sau khi ly hôn vẫn còn thù hằn hoặc cay cú người đã gây đau khổ cho mình nên thường đổ lỗi, kể tội “đối phương” cho con nghe. Hoặc là họ nói “cho bõ ghét” vô tình tác động xấu đến trẻ. Có người còn gieo vào tâm trí trẻ hình ảnh xấu xa, lệch lạc về người cha, người mẹ đã sinh ra chúng, họ cố tình làm cho con quên đi hình ảnh của người kia. Giành nuôi con chỉ là hình thức: Khi ra tòa ly hôn, ai cũng tỏ ra mình là người tốt, quan tâm, lo lắng, chăm sóc cho con, tranh chấp về con rất gay gắt; họ tìm đủ mọi cách để chứng minh rằng mình thương con, có đầy đủ điều kiện để nuôi con, ngược lại họ nói xấu “người kia” như là để khẳng định ưu thế của mình, thế nhưng khi giành được quyền nuôi con thì họ bỏ bê, không chăm sóc. Hoặc có người biết là “người kia” có khó khăn nên lập luận như là một sự thách thức: “Cứ để tôi nuôi, tôi không yêu cầu cấp dưỡng gì cả; còn nếu giành nuôi thì tự nuôi, tôi không chu cấp gì cả”. Cấp dưỡng, chỉ là hứa suông, cho qua chuyện: Thực tiễn xét xử đã cho thấy có nhiều người (chủ yếu là người chồng), khi ly hôn thì sốt sắng, hứa sẽ cấp dưỡng nuôi con đầy đủ hàng tháng. Thế nhưng khi có quyết định ly hôn thì họ cứ trì hoãn hoặc lẩn tránh việc này. Có người thì cấp dưỡng theo kiểu “đầu voi đuôi chuột”, có người thì “nhỏ giọt” ba cọc ba đồng, chẳng thấm vào đâu trong khi nhu cầu sinh hoạt, ăn ở, học hành của con ngày một tăng cao. Tự ti, mặc cảm không nhận sự cấp dưỡng của người kia: Chỉ vì tự ti, mặc cảm, vì thù ghét, vì cho là “nhỏ mọn” nên họ “không thèm” nhận sự chu cấp của người kia, mặc dù họ đang khó khăn. Mặt khác, cũng có những người quan niệm: “Không có anh mẹ con tôi cũng có chết đâu” nên dù có “cạp đất mà ăn” họ cũng không đòi hoặc nhận sự chu cấp. Hậu quả là con trẻ “lãnh đủ” sự thiệt thòi. Dùng “khổ nhục kế” né tránh cấp dưỡng: Có một số trường hợp người cha dùng “khổ nhục kế” để né tránh việc cấp dưỡng nuôi con, như là: tại thời điểm ly hôn, xin thôi việc hoặc ngưng việc làm, để coi như thất nghiệp hoặc không có thu nhập thì không phải cấp dưỡng nuôi con; hoặc là họ chỉ khai mức lương cơ bản, mọi khoản thu nhập khác họ “giấu nhẹm” hết. Đối với những người làm chủ như: doanh nghiệp tư nhân hoặc cá nhân, cơ sở kinh doanh khác thì “phù phép” để chứng minh rằng doanh nghiệp làm ăn thất bại, thua lỗ, nợ nần. Một khi cuộc hôn nhân đã đến hồi kết thúc, hãy khoan nghĩ đến mình mà trước tiên cần nghĩ đến những đứa trẻ, kết quả của cuộc hôn nhân. Để rồi cha mẹ dù có ly hôn con trẻ vẫn được sống trong tình thương yêu, sự chăm sóc đùm bọc của cả cha lẫn mẹ để giảm thiểu thiệt thòi cho con. Bạo lực trong gia đình Bạo lực gia đình (BLGĐ) giờ đây không còn bó gọn trong từng nhà, từng nơi mà đã trở nên mối lo của toàn xã hội. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm khi nói BLGĐ là những trò vũ phu, mà nạn nhân là người phụ nữ. Càng sai lầm hơn khi đơn giản nghĩ rằng nguyên nhân xuất phát từ một phía Bạo lực gia đình không chỉ là bạo lực giữa vợ chồng: Trước tiên ai cũng nghĩ rằng BLGĐ là bạo lực giới giữa nam giới gây ra cho phụ nữ và đương nhiên đó là quan hệ bạo lực giữa vợ với chồng. Theo thống kê gần đây cho thấy có khoảng 9-10% trường hợp hàng xóm nghe thấy tiếng đánh đấm và người la hét kèm theo tiếng uất nghẹn, lúc được lúc mất kiểu như: “chết mày chưa? Cho mày chừa thói hung hăng hiếp đáp người khác”. Khi sang can ngăn hàng xóm mới tá hỏa nạn nhân là... chồng. Điều đó có nghĩa là trong đa số vụ việc BLGĐ do chồng gây cho vợ, thì cũng có những trường hợp ngược lại tuy không phải là nhiều. Vợ chồng xô xát nhau đã đành, nhưng trong một gia đình Việt Nam với nhiều thế hệ sống chung thì đương nhiên cũng sẽ xảy ra nhiều mối xung đột đan xen khác như Ông - Bà, Ông bà - Con cháu, cha mẹ với con cái. Khi nền kinh tế thị trường phát triển nó cũng kéo theo nhiều mối quan hệ về tài sản được qui ra thành hàng hóa như nhà cửa, đất đai. Chính vì mối liên hệ về huyết thống và tài sản được thừa kế mà các mối quan hệ này trong gia đình cũng phát sinh mối xung đột (nếu trong gia đình không có một nếp sống tốt – con cháu kính trọng ông bà, cha mẹ và ông bà, cha mẹ là tấm gương để con cháu noi theo). Người ta đã từng chứng kiến những cảnh đau lòng khi vì lợi ích kinh tế mà con đưa cha mẹ, cháu đưa ông bà ra tòa vì tranh chấp đất đai. Nếu vụ việc không giải quyết thấu đáo thì BLGĐ xẩy ra, nó phá tan luân thường đạo lý: Con cái đánh lại cha mẹ, cháu đánh lại ông bà Còn một khía cạnh khác cũng góp phần nảy sinh xung đột ngược: Đó là một bộ phận thanh thiếu niên hư hỏng, sa đọa vào con đường nghiện ngập, lại không tự làm ra tiền để thỏa mãn những cơn nghiện. Do đó, mới đầu thì chỉ là hành vi: “chà đồ nhôm”, nhưng khi gia đình cảnh giác giữ gìn đồ vật, thì trong gia đình xảy ra chuyện xin tiền cha mẹ, xin không được thì ăn vạ rồi đến mức bạo lực để có được tiền. Thử tìm nguyên nhân về bạo lực giữa vợ chồng: Nguyên nhân bạo lực trong gia đình không hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ học vấn. Tuy nhiên ở những gia đình có học vấn tương đối cao, xung đột gia đình có thể được che đậy hoặc chuyển theo một hướng khác, không kém phần quyết liệt nhưng ít bạo lực. Quan niệm thường cho rằng do người chồng vũ phu nên mới xảy ra BLGĐ. Điều đó chỉ đúng một phần. Nguyên nhân có thể từ một hướng khác. Đó là cặp vợ chồng đã không tuân thủ theo lời chỉ dẫn của ông bà: “Chồng giận, thì vợ bớt lời ”. Người vợ sẽ thật sai lầm nếu không là chỗ dựa về tinh thần cho chồng. Trong quan hệ công tác, làm ăn, người đàn ông không phải lúc nào cũng được thuận buồm xuôi gió. Những lúc như vậy, người ta rất cần sự an ủi, vỗ về động viên nơi người vợ. Thật đáng buồn trong những khó khăn nhất đó, thay vì tìm lời an ủi động viên, vợ lại so sánh chồng mình với một người thành đạt khác rồi quay sang trì triết người chồng. Điều đó chỉ làm cho người chồng: Một là tìm nơi an ủi khác dù là tạm bợ, hai là phản ứng lại bằng tay chân. Nguyên nhân xuất phát từ hạnh phúc gia đình cũng chiếm một phần không nhỏ. Khi “cơm không lành, canh không ngọt”, hạnh phúc gia đình bị tan vỡ, nhiều cặp vợ chồng đã tìm đến giải pháp nói chuyện với nhau bằng tay chân. Một lý do nữa mà người đàn ông Á Đông hay mắc phải đó là tính gia trưởng. Chỉ một xúc phạm nhỏ do người vợ gây nên, hoặc những đòi hỏi vô lý không được đáp ứng, một số đàn ông trong gia đình tự cho mình cái quyền dạy vợ bằng tay. Đó là chưa nói đến tính ích kỷ số 1 ở người chồng trong gia đình. Người chồng tự cho mình vị trí độc tôn sở hữu vợ, nên quyền này được họ vận dụng triệt để. Chỉ một sơ xuất, chỉ một sự hiểu lầm do người vợ gây ra, nếu không tỉnh táo người đàn ông sẽ có cớ để đẩy sự việc đến xô xát. Đàn ông đánh vợ bị thiên hạ gọi là “Vũ phu”. Mà những thành viên CLB Vũ phu thường là đệ tử của lưu linh. Chưa có thống kê của xã hội xem tỷ lệ những ông chồng đi nhậu xong về đánh vợ là bao nhiêu, nhưng đa số các vụ xô xát này đều thấy các ông chồng có hơi men. Có thể vì bê tha nên vợ con từ chối, vì thế người chồng thấy mình là nhân vật thừa trong gia đình nên không kiềm chế được thì đánh. Nhưng không ít các ông chồng mượn rượu để đánh vợ, vì trước đó những xung đột lúc tỉnh táo không được giải quyết thấu đáo. Đàn ông vũ phu, còn phụ nữ đánh chồng thì gọi là gì ? “Vũ thê” được chăng. Tỷ lệ 9 -10% chị em trong các gia đình “dạy chồng” bằng roi thì đa số các ông chồng ấy hoặc là có tật đèo bồng, hoặc là vị thế kinh tế trong gia đình đã không có mà còn mang nhiều tật xấu. Chắc chẳng có người vợ nào đánh chồng vì sống chuẩn mực, hết lòng vì vợ con và lại là trụ cột trong gia đình. BLGĐ, mà trước hết bạo lực giới (giữa vợ chồng) sẽ có nguy cơ tăng khi mà dư luận xã hội không lên án gay gắt. Tình trạng người dân đô thị ngày càng sống khép kín, không quan tâm đến hàng xóm láng giềng đã tạo ra sự cô lập giữa các gia đình. Đó chính là thế giới riêng của bạo lực mà không sợ bị lên án. Sự bình đẳng giới là một xu thế tất yếu cho một xã hội tiến bộ, nhưng nhiều người chồng không chấp nhận vấn đề này, hoặc có những người vợ đã luôn đi trước thời đại mà phát huy sự bình đẳng hết mức, nếu không nói là quá mức. Nhân ngày quốc tế về bạo lực gia đình 25-11, mong rằng trong mỗi chúng ta cần có sự nhìn nhận nghiêm túc về tình trạng này để có tiếng nói chung nhằm hạn chế và đi đến triệt tiêu nó. Xóa đói nghèo và nâng cao trình độ dân trí là phương thức hữu hiệu nhất chống BLGĐ. Chúng ta cũng đang đối mặt với một thực tế khác: Bạo lực trong gia đình. Và đó là nguyên nhân lý giải vì sao phần nhiều phụ nữ là người đứng đơn xin ly hôn. Bạo lực trong gia đình rất đa dạng: bạo lực thể chất và bạo lực tinh thần. Ngăn chặn việc này bằng vào giáo dục là chưa đủ, mà phải có sự kiểm soát của pháp luật nghiêm khắc. Việc này chúng ta chưa làm được là bao.   Ở nước ta hiện chưa có số liệu thống kê chính xác và đầy đủ về các trường hợp bạo hành gia đình nhưng theo nhiều nghiên cứu liên quan đến bạo lực gia đình thì ở Việt Nam, bạo lực gia đình đã và đang xảy ra ở mọi vùng miền từ nông thôn đến thành thị, mọi gia đình có mức thu nhập khác nhau. Nguyên nhân căn bản nhất, sâu xa nhất dẫn đến tình trạng này xuất phát từ tư tưởng trọng nam, coi thường nữ được truyền từ thế hệ hệ này sang thế hệ khác. Người phụ nữ phải chăm lo và duy trì cho tổ ấm và trong các mối quan hệ gia đình, người phụ nữ luôn luôn phải phục tùng nam giới.  Bạo lực gia đình là một trong những nguyên nhân đầu tiên làm gia đình tan vỡ. Cũng theo cuộc khảo sát này cho thấy, khi trẻ em chứng kiến cảnh bạo lực gia đình của bố mẹ thì 85,4% luôn có tâm trạng buồn phiền và lo sợ, 20% sợ hãi, 8,5% không hiểu được bố mẹ và 4,2% không tôn trọng bố mẹ. Thậm chí có 5,5% có mong ước muốn bỏ nhà để thoát khỏi tình trạng chứng kiến cảnh bạo lực hàng ngày.  Bạo lực gia đình đang là vấn đề được dư luận quan tâm sâu sắc. Đây là một dạng tệ nạn xã hội gây hậu quả ở nhiều mức độ lên đời sống gia đình và xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Trường hợp nhiêm trọng, bạo lực gia đình là tác nhân gây ra những hậu quả tai hại về cuộc đời, nhân cách của con người, gián tiếp tạo nên mầm mống các tệ nạn và tội phạm nguy hiểm khác trong xã hội. Bạo lực gia đình không phải là vấn đề mang tính địa phương mà là một vấn nạn toàn cầu, ở đâu cũng có, từ các nước nghèo, đang phát triển cho đến giàu có, phát triển cao độ. Mọi gia đình thuộc mọi tầng lớp của xã hội đều có thể gặp phải tệ nạn này. Đối tượng của các hành vi bạo lực trong gia đình thường là những thành viên yếu đuối, dễ bị tổn thương và trong hầu hết các trường hợp là phụ nữ, người già và trẻ em. Bạo lực trong gia đình tồn tại dưới nhiều hình thức, từ việc sử dụng sức lực, vật dụng để đánh đập gây thương tích, tổn hại về thể chất cho các thành viên khác; dùng quyền lực để kiểm soát, khống chế, cấm đoán các thành viên khác về nhiều mặt; cưỡng bức trong quan hệ tình dục, nhất là ép buộc người phụ nữ làm những việc liên quan đến tình dục trái với mong muốn của họ; dùng lời nói nhục mạ, chửi mắng, đe dọa hoặc có hành vi ruồng rẫy, bỏ rơi, không quan tâm lẫn nhau cho đến cố tình đập phá, làm hư hỏng tài sản chung; tiêu xài hoang phí không nhằm mục đích phục vụ đời sống gia đình, đều ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, tâm lý, tình cảm của mỗi cá nhân. Đặc biệt, đối với trẻ em bạo lực còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành nhân cách, hạn chế những cơ hội để trẻ em có một cuộc sống bình thường và nhất là tương lai của các em sau này. Tệ nạn xã hội: Sự phát triển của xã hội theo hướng mở đặt gia đình trước nguy cơ bị xâm hại bởi các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, trẻ lang thang. Nguyên nhân của tình trạng trẻ em phạm pháp rất đa dạng trong đó phải kể đến sự giảm sút vai trò của gia đình trong giáo dục trẻ em. Không ít gia đình chiều con, hoặc không có thời gian, buông lỏng kiểm soát, thậm chí “thả nổi”, tình trạng ly hôn làm bố mẹ không quan tâm đến con cái Tình trạng bạo lực trong gia đình đang diễn ra với nhiều hình thức ở các mức độ khác nhau kể cả trong gia đình những người lao động giản đơn đến các gia đình trí thức. Nạn nhân của tình trạng này chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Gần đây, tệ nạn xã hội thâm nhập vào gia đình và tội phạm trẻ em có nguyên nhân từ gia đình đang tăng mạnh. Chỉ tính số trẻ em phải vào trại giáo dưỡng tăng cao. Sự giảm sút vai trò của gia đình trong giáo dục trẻ em, truyền thống, kỷ cương nền nếp trong gia đình buông lỏng, đã làm cho chức năng kiểm soát trẻ em mất hiệu lực. Chúng ta còn có thể kể ra đây các vấn đề: Tâm lý chuộng con trai còn phổ biến; quy mô gia đình nhỏ với việc bảo đảm cuộc sống của người già, trách nhiệm của bố, mẹ với con cái... Những điều này sẽ có áp lực mạnh đến gia đình và tất yếu làm biến đổi cấu trúc gia đình. Giữ gìn phát huy tính ưu việt của gia đình truyền thống như thế nào để bảo vệ cuộc sống là câu hỏi cần phải trả lời không chỉ của cơ quan chức năng, chính quyền mà trước hết là của mỗi người. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY Sự quan tâm của nhà nước đối với công tác xây dựng gia đình Gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của xã hội, sự thành công của sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Xây dựng gia đình Việt Nam ít con (mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con), no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc là động lực của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Nên Thủ Tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010 với những nội dung sau: Quan điểm: a) Sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nưước, sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng, gia đình và cá nhân là yếu tố quyết định sự thành công của công tác gia đình. c) Gia đình có trách nhiệm với các thành viên và với xã hội. Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ sự ổn định và phát triển của gia đình. d) Giáo dục và xây dựng gia đình luôn kế thừa, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam gắn liền với xây dựng những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển. đ) Đầu tưư cho gia đình là đầu tư cho sự phát triển bền vững. Nhà nưước ưu tiên bảo đảm nguồn lực, đồng thời huy động sự đóng góp của toàn xã hội và tranh thủ sự trợ giúp của quốc tế cho công tác gia đình. Mục tiêu của Chiến lược: a) Mục tiêu chung: Từng bước ổn định, củng cố và xây dựng gia đình ít con (mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con), no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc. b) Các mục tiêu cụ thể: - Mục tiêu 1: Củng cố, ổn định gia đình trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển; thực hiện quy mô gia đình ít con (mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con); thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trách nhiệm của các thành viên trong gia đình đối với trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi. Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt được vào năm 2010: Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa lên 80%. Chỉ tiêu 2: Mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con. Chỉ tiêu 3: Tăng tỷ lệ nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức về hôn nhân và gia đình lên 80%. Chỉ tiêu 4: Tăng tỷ lệ người cao tuổi trong gia đình được con, cháu chăm sóc, phụng dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình lên 90 - 100%; trong trường hợp người cao tuổi không còn người chăm sóc, phụng dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hoặc có người chăm sóc, phụng dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình nhưng không đủ khả năng chăm sóc, phụng dưỡng thì được Nhà nước, cộng đồng hỗ trợ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật hiện hành. Chỉ tiêu 5: Tăng tỷ lệ gia đình thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em lên 90 - 100%. Mục tiêu 2: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới; tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình; tăng cường phòng, chống bạo lực trong gia đình; khuyến khích phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp và vận động người dân xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình. Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt được vào năm 2010: Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ gia đình được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình trong ổn định và phát triển xã hội lên 90 - 100%. Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ lệ tảo hôn của người dân thuộc các dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, bình quân hàng năm từ 10 - 15%. Chỉ tiêu 3: Giảm tỷ lệ bạo lực trong gia đình, bình quân hàng năm từ 10 - 15%. Chỉ tiêu 4: Giảm tỷ lệ gia đình bị các tệ nạn xã hội xâm nhập vào, bình quân hàng năm từ 10 - 15%. Mục tiêu 3: Nâng cao mức sống gia đình trên cơ sở phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các gia đình liệt sỹ, gia đình thương binh, gia đình bệnh binh, gia đình của người dân thuộc các dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt được vào năm 2010: Chỉ tiêu 1: Về cơ bản, không còn hộ gia đình nghèo. Chỉ tiêu 2: 100% gia đình liệt sỹ được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước; gia đình thương binh, gia đình bệnh binh, gia đình của người dân thuộc các dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cộng đồng quan tâm chăm sóc, hỗ trợ nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần. Chỉ tiêu 3: Tăng tỷ lệ gia đình có nhà ở lên 100%; giảm 50% gia đình ở nhà tạm. Chỉ tiêu 4: Tăng tỷ lệ gia đình của người dân thuộc các dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ văn hóa, y tế, giáo dục và các phúc lợi xã hội khác lên 90%. Chỉ tiêu 5: Tăng tỷ lệ dân cư ở nông thôn được dùng nước sạch lên 85%. Các giải pháp chủ yếu: a) Lãnh đạo, tổ chức và quản lý. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với công tác gia đình. Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác dân số, gia đình và trẻ em các cấp. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác gia đình; xây dựng chính sách, luật pháp nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho công tác gia đình. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác gia đình. Tăng cường sự tham gia thực hiện Chiến lược của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, gia đình, cộng đồng và mọi người dân. b) Truyền thông, giáo dục, vận động. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng và các thành viên gia đình về vị trí, vai trò của gia đình trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước; thực hiện chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hôn nhân và gia đình; giúp các gia đình có kiến thức và kỹ năng sống, chủ động phòng chống sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình, kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển. Xây dựng các loại hình truyền thông, giáo dục và vận động phong phú, đa dạng phù hợp với từng khu vực, từng vùng, từng loại hình gia đình và từng nhóm đối tượng. Tăng cường sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thông. c) Kinh tế gia đình. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ có liên quan để góp phần củng cố, ổn định và phát triển kinh tế gia đình; có chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình cho các gia đình liệt sỹ, gia đình thương binh, gia đình bệnh binh, gia đình của người dân thuộc các dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, gia đình đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Thực hiện một số chính sách ưu tiên phát triển kinh tế gia đình. Tăng cường trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc hỗ trợ các gia đình phát triển kinh tế. Lồng ghép các chương trình và đẩy mạnh sự hợp tác để phát triển kinh tế gia đình. d) Mạng lưới dịch vụ gia đình và cộng đồng. Xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ gia đình và cộng đồng; tạo điều kiện cho mọi gia đình tiếp cận được kiến thức pháp luật, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật và phúc lợi xã hội. Xây dựng, củng cố và nâng cao hệ thống dịch vụ tư vấn về gia đình. Xây dựng và phát triển các loại hình dịch vụ về gia đình. đ) Thực hiện chính sách ưu đãi, ưu tiên và trợ giúp xã hội cho gia đình: Thực hiện chính sách ưu đãi đối với các gia đình liệt sỹ, gia đình thương binh, gia đình bệnh binh. Thực hiện chính sách ưu tiên đối với các gia đình thuộc dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa. Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với các gia đình gặp rủi ro, thiên tai, gia đình neo đơn, gia đình người tàn tật, gia đình nghèo. e) Nghiên cứu khoa học và đào tạo. Kế thừa và đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về gia đình, nhằm bảo đảm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc tham mưu hoạch định chính sách về gia đình. Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình. g) Hợp tác quốc tế. Tăng cường và mở rộng hợp tác đa phương và song phương để trao đổi kinh nghiệm và tranh thủ vận động nguồn lực hỗ trợ thực hiện công tác gia đình. Một số giải pháp nâng cao công tác phòng, chống bạo lực gia đình Bạo lực gia đình đã vi phạm đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, làm xói mòn đạo đức, mất tính dân chủ xã hội và ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai. Bạo lực gia đình đang đặt ra sự đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội, mà trước hết là sự quản lý, điều hành trực tiếp của nhà nước, chính quyền các cấp. Bởi vì, ngăn ngừa và khắc phục bạo lực trong gia đình cũng chính là vấn đề quan trọng để duy trì sự ổn định và phát triển của đất nước. Bạo lực gia đình đã xảy ra ở khắp mọi vùng miền, mọi gia đình, bất kể sự khác nhau về tuổi, nghề nghiệp, dân tộc hay tôn giáo. Bạo lực gia đình là nguyên nhân chính làm tổn hại sức khỏe các thành viên trong gia đình, gây ra sự rạn nứt, tan vỡ gia đình và là sự vi phạm thô bạo quyền con người. Nhận thức rõ tác hại của vấn nạn này, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để hạn chế tình trạng bạo lực gia đình. Ngày 21 tháng 11 năm 2007 Quốc hội Khoá XII kỳ họp thứ hai thông qua Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2008. Để tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống bạo lực gia đình, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau: Về lãnh đạo, quản lý: cần xây dựng và ban hành một chương trình phòng, chống bạo lực gia đình đồng bộ, nhất quán; xử lý nghiêm những kẻ vi phạm luật pháp, hỗ trợ tạo điều kiện thực hiện công tác hoà giải, giải quyết các mâu thuẫn có thể dẫn tới bạo lực. Tăng cường công tác thu thập thông tin kịp thời nhằm giúp các nhà lãnh đạo phân tích, có biện pháp giải quyết và hoạch định chính sách. Về tổ chức và bộ máy: tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả của các cơ sở trợ giúp nạn nhân bị bạo lực gia đình như cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình, địa chỉ tin cậy ở cộng đồng. Có một bộ phận chuyên trách trong Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ để thường xuyên theo dõi mức độ, xu hướng của bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tiếp tục nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới cho mọi người dân, để họ thấy được vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống bạo lực gia đình, gắn liền với tuyên truyền giáo dục Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống ma tuý mại dâm và các tệ nạn xã hội. Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo kịp thời cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền. Phát huy thế mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng trong công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống bạo lực gia đình, đặc biệt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Đề cao vai trò vị trí, trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong việc vận động xây dựng nếp sống văn hoá, gia đình văn hoá, tôn trọng và giữ gìn truyền thống tốt đẹp của con người và gia đình Việt Nam. Phổ biến mô hình, kinh nghiệm trong phòng chống bạo lực gia đình. Tổ chức các câu lạc bộ về hôn nhân và gia đình, kỹ năng ứng xử và các nội dung khác có liên quan đến phòng chống bạo lực gia đình. Về kinh tế, Nhà nước cần tiếp tục thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo một cách hiệu quả. Phát triển doanh nghiệp nhỏ, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ và gia đình, góp phần nâng cao mức sống, ngăn chặn bạo lực gia đình. Đồng thời nhà nước cần thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động trực tiếp, nhằm đảm bảo đời sống cho họ khi mất mùa, hoặc gặp rủi ro do thiên tai, tai nạn, thất nghiệp. Thực hiện sự ca

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7995.doc
Tài liệu liên quan