Đề tài Xây dựng Website mua bán hàng bằng Joomla

MỤC LỤC

 

 

Lời Cảm Ơn . 1

 

 

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI. 5

 

 

1.1 Lý do chọn đề tài . 5

1.2 Mục tiêu đề tài . 5

1.3 Phạm vi, đối tượng của đề tài . 5

1.4 Ý nghĩa thực tiển của đề tài. 6

 

CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU VỀ JOOMLA . 7

 

 

2.1. Giới thiệu sơ lược về Joomla . 7

2.2. Kiến trúc Joomla . 7

4.1.1. Cấu trúc của gói cài đặt Component . 8

4.1.2. Cấu trúc của một Component . 9

4.1.3. Cấu trúc của gói cài đặt Module . 9

4.1.4. Cấu trúc của gói cài đặt Template (Temp) . 10

4.1.5. Cách đưa Component, Module và Template tích hợp vào Joomla 11

2.3. Sử dụng WebServer chạy Joomla . 11

2.4. Cài đặt và cấu hình Joomla . 15

2.5. Cài đặt ngôn ngữ tiếng việt cho Joomla . 20

 

CHƯƠNG 3. TÌM HIỂU MỘT SỐ THÀNH PHẦN

 

TRONG JOOMLA. 23

 

 

3.1. Template Manager (Quản lý giao diện) . 23

3.2. Manager Users ( Quản lý người dùng). 23

3.3. Menu Manager( Quản lý Menu): . 24

1.5 Article Manager (Quản lý nội dung) . 25

3.4. Components Manager( Quản lý các Components) . 26

 

 

 

 

 

 

3.5. Modules Manager(Quản lý các Module) . 26

 

CHƯƠNG 4. KHẢO SÁT VÀ PHÁT TRIỂN VIRTUEMART TRONG JOOMLA . 29

 

4.1. Giới thiệu sơ lược về Component VirtueMart . 29

4.2. Một số chức năng chính trong trang web bán hàng: . 30

4.2.1. Tính năng chung . 30

4.2.2. Tính năng dành cho người quản trị website. 31

4.2.3. Các tính năng dành cho khách mua hàng trên website . 37

 

CHƯƠNG 5: Phát triển VirtueMart (Website bán hàng

 

qua mạng). 42

 

 

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN . 43

 

 

6.1 Kết quả đạt được . 43

6.2. Hướng phát triển .

 

doc44 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5731 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng Website mua bán hàng bằng Joomla, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó thể nói về Joomla! Được sử dụng ở trên toàn thế giới từ những trang web đơn giản cho đến những ứng dụng phức tạp. Việc cài đặt Joomla! rất dễ dàng, đơn giản trong việc quản lý và đáng tin cậy. Ứng dụng Joomla trong nhiều lĩnh vực như: Trang Web của các tổ chức hoặc của các cổng thông tin (Portal). Thương mại điện tử. Trang Web cho các công ty cỡ nhỏ. Ứng dụng cho các cơ quan hành chính. Trang Web cho các trường học và nhà thờ. Trang Web cá nhân và gia đình. Các cổng thông tin cộng đồng. Trang Web báo điện tử và tạp chí. Và nhiều ứng dụng khác… Ngoài các vấn đề là mã nguồn mở miễn phí, khả năng bảo mật cao, dễ dàng sử dụng, còn điều gì tuyệt vời hơn đằng sau khiến cho Joomla phát triển mạnh và được nhiều người yêu thích như vậy ? với Joomla việc xây dựng (lập trình) thêm các thành phần, module, các chức năng cho nó là một việc rất dễ dàng đối với các lập trình viên, do đó Joomla có rất rất nhiều các chức năng mở rộng được viết bởi các nhà lập trình trên khắp thế giới, và hầu hết tất cả các ứng dụng, thành phần này đều được chia sẻ miễn phí, đó chính là điều tuyệt vời nhất. Hiện nay Joomla phát triển theo 2 dòng phiên bản: dòng phiên bản Joomla 1.0.X và dòng phiên bản Joomla 1.5.X( mới hoàn toàn). 2.2. Kiến trúc Joomla Joomla được phát triển theo kiến trúc 3 tầng hệ thống: Hình 0-1 Cấu Trúc Joomla Tầng dưới cùng là mức nền tảng, chứa các thư viện và các plugin (còn được biết với tên gọi mambot). Tầng thứ hai là mức ứng dụng và chứa lớp JApplication. Hiện tại tầng này gồm 3 lớp con: JInstallation, JAdministrator và JSite. Tầng thứ ba là mức mở rộng. Tại tầng này có các thành phần (component), mô đun (module) và giao diện (template) được thực thi và thể hiện. JApplication: Lớp này đại diện cho ứng dụng Joomla và được thực hiện như một nhà máy qui định mọi ứng dụng giữ những đối tượng. Lớp này bao gồm các lớp con như: JInstallation, JAdministrator và JSite. Mambot (Plug-in): Là các chức năng được bổ sung thêm cho Com, các Mambot này sẽ can thiệp, bổ sung vào nội dung của trang Web trước hoặc sau khi nó được hiển thị. Mambot có thể được cài đặt thêm vào Web Site. Hay nói cách khác Mambot là phương tiện giao tiếp với component. 4.1.1. Cấu trúc của gói cài đặt Component Component (Com): Là thành phần chính của trang Web, nó quyết định đến chức năng, hình thức, nội dung chính của mỗi trang Web. Com có thể có thêm Mod để hỗ trợ cho việc hiển thị các chức năng và nội dung của Com. Com có thể được cài đặt thêm vào Web Site. Thông thường sau khi cài đặt Joomla! có sẵn các Component: Banners (quản lý các bảng quảng cáo), Contacts (quản lý việc liên hệ giữa người dùng với Ban quản trị Web Site), Search (quản lý việc tìm kiếm), News Feeds (quản lý các tin tức), Polls (quản lý việc bình chọn, ý kiến của người dùng), Web Links (quản lý các liên kết ngoài Web Site) và các Com quản lý nội dung của trang Web. 4.1.2. Cấu trúc của một Component Backend thông thường sẽ gồm những file cơ bản sau: 1 file admin.yourcom.php, 1 file admin.yourcom.html.php, 1 file toolbar.yourcom.php, 1 file toolbar.yourcom.html.php. Frontend sẽ gồm 2 file cơ bản (thông thường): 1 file yourcom.php, 1 file yourcom.html.php. Chú ý: không nhất thiết một component của bạn phải hoặc chỉ bao gồm các file trên, các file bắt buộc là admin.yourcom.php và yourcom.php (folder chứa com cả trong frontend và backend sẽ là com_yourcom). Ngoài ra bạn có thể có các file khác (vd yourcom.class.php chẳng hạn), các folder, các file .js, file ảnh... tùy thuộc vào mức độ bạn cần ở com này và mức độ bạn hiểu. Một file .XML để phục vụ cho việc cài đặt khi bạn đóng gói. File XML này sẽ mang tất cả các thông số về Tên com; tên tác giả, địa chỉ email, license ... (optional). Mục đích chính của file này là khai báo các file trong frontend và backend (đường dãn đầy đủ của các file này) để upload khi cài đặt, khai báo các query tạo và insert database (nếu bạn phải thêm database) và các query uninstall Một điểm quan trọng là phải hiểu các object, class, function... cơ bản trong joomla thì mới sử dụng được chúng để viết (ví dụ như object về database...). Khi đóng gói thì nhớ ở dạng .zip, .tar nếu ở dạng .zar thì joomla ko hiểu đc. Nếu chưa đóng gói được thì làm manual bằng cách insert trong database và copy các file vào các folder tương úng (không khuyến cáo sd cách này). 4.1.3. Cấu trúc của gói cài đặt Module Module (Mod) Là bộ phận mở rộng thêm chức năng cho Web Site, các Mod này có các chức năng khác nhau, được hiển thị trên trang Web tại các vị trí qui định và có thể thay đổi được. Một trang Web có thể hiển thị nhiều Mod giống và khác nhau, Mod có thể được cài đặt thêm vào Web Site.Thông thường sau khi cài đặt Joomla! có sẵn các Module: Main Menu (menu chính), Top Menu (menu phụ, nằm ngang), Search (hiển thị công cụ tìm kiếm), Poll (hiển thị bảng bình chọn, lấy ý kiến), Newsflash (hiển thị các bản tin nổi bật), Hit Counter (hiển thị số lượng truy cập Web Site), Banners (hiển thị các bảng quảng cáo)... Thông thường một Mod sẽ gồm có 2 file chính là .php (chương trình) và file .xml (thông số cài đặt), ngoài ra có thể có thêm thư mục ảnh, Java Script... hỗ trợ thêm cho Module. 4.1.4. Cấu trúc của gói cài đặt Template (Temp) Template : Là giao diện, khuông dạng, kiểu mẫu, hình thức được thiết kế để trình bày nội dung của trang Web và có các vị trí định sẵn để tích hợp các bộ phận, thành phần của trang Web. Joomla! cho phép cài đặt và thay đổi Temp cho Web Site hay cho từng trang Web khác nhau một cách dễ dàng. Một gói cài đặt template Joomla gồm các file bắt buộc sau: index.php templateDetails.xml template_css.css hoặc template.css template_thumbnail.png các thư mục và file khác File "index.php" File này gồm các mã lệnh PHP, thẻ , thẻ và các bảng hoặc các thẻ để định vị các module và tạo nên bố cục của template. File "templateDetails.xml" Được sử dụng trong quá trình cài đặt. File này chứa các thông số về template và giúp Joomla! biết được trong quá trình cài đặt cần tạo các thư mục và truyền các file css, php, ảnh nào lên thư mục templates. File "template_css.css" hoặc "template.css" Joomla 1.0.x sử dụng file template_css.css còn Joomla 1.5 sử dụng file template.css. Đây chính là CSS chính của Joomla. File này kết hợp với index.php để tạo nên template. File "template_thumbnail.png" File này chính là ảnh chụp minh họa của template. Nó giúp bạn dễ hình dung khi lựa chọn template hoặc trong phần quản trị hoặc ở mặt tiền của Website (nếu bạn cho phép mọi người có thể tùy chọn template). Các thư mục và file khác Ngoài các file chính nói trên trong gói cài đặt template có thể có thêm thư mục CSS để chứa các file CSS bổ sung, thư mục ảnh để chứa các ảnh được sử dụng cho template, thư mục javascript để chứa các javascript (nếu có)... 4.1.5. Cách đưa Component, Module và Template tích hợp vào Joomla Để có thể tích hợp component, module và template vào Joomla ngoài việc dựa vào chuẩn cấu trúc của từng phần, kiến trúc của Joomla mà còn theo một số phương pháp sau: Các com, mod, template được tạo ra phải nén dưới dạng file.zip khi đó mới được cài đặt vào. Các com, mod, temp phải phù hợp với từng phiên bản của Joomla. Dùng lệnh Installation tương ứng với com, mod, temp để cài đặt. Sau khi đã cài đặt thành công thì kích hoạt com, mod, temp để có thể chạy ứng dụng bằng cách Publish. 2.3. Sử dụng WebServer chạy Joomla Để chạy được Joomla ta cần phải có một WebServer với Apache, MySQL, PHP and Perl, việc cấu hình và cài đặt WebServer gặp nhiều khó khăn và tốn kém thời gian. Hiện nay có nhiều phần mềm cấu hình sẳn và ứng dụng như một WebServer như Xamp, Wamp,… Trong phần này tôi sử dụng WebServer wamp để chạy Joomla. Cài đặt Wampserver 2.0. Đầu tiên ta cài Wampp Seerver Offlinetrên máy tính, download file WampServer2.0i.exe Chạy setup file WampServer2.0i.exe Chọn Next Chọn I accept the agreement, chọn Next Chọn ổ đĩa chạy Wamp, đường dẫn mặt định của Wamp nằm ở C:/wamp, ở đây tôi để mặc định ở ổ C:/wamp, chọn tiếp Next Chọn ô Creat a Desktop icon (tạo icon shorcut đến chương trình Wamp ra Desktop), chọn Next Chọn Install (tiến hành cài đặt Wamp), cứ chọn Next đến khi đến Finnish (kết thúc quá trình cài đặt ) Chọn Lauch Wampserver, chạy Wamp khi quá trình cài đặt kết thúc. (ở trên hiện dòng Wampserver 2 now, là do tôi đã cài đặt Wamp trước đó nên có thêm số 2), sau khi chọn Finnish ta sẽ thấy Wamp chạy thường trực ở Stasbar Để kiểm tra xem việc cài đặt server offline có hoàn thành chưa, ta mở IE hoặc trình duyệt Firefox, Chrome, v.v. Mở trình duyệt ở Address gõ địa chỉ localhost, nếu như hiện ra Wamp Configure, nghĩa là ta đã cài đặt Wamp Server Offline thành công. 2.4. Cài đặt và cấu hình Joomla Hiện nay Joomla có 2 dòng, dòng 1.0.x đã ổn định và phù hợp để thực hiện các website của mình. Phiên bản mới nhất của dòng này là 1.0.15. Dòng 1.5.x đang phát triển tới phiên bản beta, chỉ phù hợp để test,chưa phù hợp để làm website chính thức. Trong bài này, tôi dùng phiên bản 1.0.15. Để download Joomla, có thể vào Website , tới mục download bên trái và chọn phiên bản 1.0.15. Cách cài đặt Joomla! Phiên bản 1.5.20 trên locallhost Bước 1: Chọn ngôn ngữ cài đặt Mở trình duyệt và gõ vào địa chỉ của Website Nếu giải nén bộ cài đặt vào thư mục gốc thì gõ: VD: (nếu cài trên máy tính) Màn hình cài đặt xuất hiện và ta có thể chọn một ngôn ngữ bất kỳ được hỗ trợ:  Bước 2: Kiểm tra cấu hình hệ thống Để có thể cài đặt và sử dụng Joomla!, máy chủ phải đáp ứng một số yêu cầu. Joomla! sẽ kiểm tra các giá trị này. Nếu chúng có màu xanh thì OK. Còn nếu các giá trị kiểm tra có màu đỏ thì ta cần yêu cầu bộ phận Hỗ trợ kỹ thuật của Server giúp đỡ. Tất nhiên, ta vẫn có thể tiếp tục cài đặt nhưng có thể một số chức năng sẽ không hoạt động. Bước 3: Thông tin bản quyền Bước 4: Thiết lập các thông số để kết nối tới Cơ sở dữ liệu Trước khi thực hiện bước này ta cần có một database để chứa dữ liệu Joomla!. Hostname: Thường là giá trị "localhost" (chỉ điền giá trị khác nếu như Database Server và Web Server nằm ở 2 nơi khác nhau, hoặc Hosting của bạn cung cấp như vậy) · User name: Tên tài khoản gắn với database chứa Joomla. (Nếu làm trên localhost ta có thể dùng tài khoản có tên là root). · Password: Mật khẩu của tài khoản trên. (Nếu dùng tài khoản root, ta có thể để trống ô này) · Availbe Collations (nếu có): Nên chọn là "utf8_general_ci" · Database Name: Tên cơ sở dữ liệu sẽ chứa Joomla Chú ý mục "Table Prefix", để tránh bị tấn công "SQL Injection" bạn nên thay tiền tố "jos_" bằng một chuỗi ký tự khác, chẳng hạn "aroaniv_" Bước 5: Thiết lập các thông số FTP - Nếu đang cài đặt trên LOCALHOST, ta có thể bỏ qua bước này - Nếu Host của ta không hỗ trợ, ta cũng không cần quan tâm - Nếu Host của bạn hỗ trợ, bạn cần chú ý các thông số sau: FTP User: Tên tài khoản FTP - tài khoản dùng để quản lý các thư mục và file trên Host FTP Password: Mật khẩu tương ứng. Auto Find Path: Tự động tìm đường dẫn tới nơi chứa Web của bạn FTP Host: Địa chỉ HOST chứa website Joomla, bạn có thể sử dụng địa chỉ IP của HOST FTP Port: Cổng của dịch vụ FTP, theo mặc định là 21 Nên dùng chính tài khoản mà bạn đã sử dụng để Upload bộ cài đặt Joomla lên HOST Bước 6: Thiết lập cấu hình site Joomla của bạn Site name: tên site của bạn. VD: TMDT.COM Your Email: địa chỉ email của bạn Admin Password: Mật khẩu để quản trị Joomla Các thông số trên sau này đều có thể thay đổi dễ dàng nên bạn không cần bận tâm lắm. Chỉ cần nhớ mật khẩu là đủ. Install Defaul Sample Data: Cài đặt dữ liệu mẫu. Bạn nên nhấn nút này để Joomla tạo mẫu cho bạn một trang web đơn giản. Bước 7: Kết thúc Vì lý do an toàn và để hoàn tất quá trình cài đặt bạn cần xóa thư mục có tên "installation" - Lưu ý: tài khoản truy nhập hệ thống là: admin; mật khẩu: mật khẩu mà bạn đã gõ ở bước 6. - Để xem Website của bạn: Nhấn vào nút Site - Để quản trị Website: Nhấn vào nút Admin. Đường dẫn sẽ có dạng như sau: · (nếu cài trực tiếp trên máy của bạn) 2.5. Cài đặt ngôn ngữ tiếng việt cho Joomla Trong trình duyệt web, gõ: Đăng nhập vào quản trị Gõ vào username và password. Lúc này ta đã truy cập vào phần Back-End dùng để quản lý site. · Chọn Menu Extensions -> Install/Uninstall · Nhấn Browse... tìm và chọn gói ngôn ngữ sau đó nhấn Open. · Nhấn Upload File & Install để cài đặt. Xuất hiện thông báo Install Language Success là việc cài đặt đã thành công. Thực hiện hai lần cho hai gói ngôn ngữ Back-end và Front-end. · Chọn Menu Extensions -> Language Manager · Chọn Site -> Chọn Tiếng Việt (Vietnamese) -> Nhấn Default để thay đổi ngôn ngữ tiếng Việt cho phần Front-end (Trang Web) · Chọn Administrator -> Chọn Tiếng Việt (Vietnamese) -> Nhấn Default để thay đổi ngôn ngữ tiếng Việt cho phần Back-end (Quản trị) Các File ngôn ngữ của Joomla! 1.5.x được chia riêng biệt có tên theo từng thành phần mở rộng (Component, Module, Plug-in,...) và có phần đuôi là .ini nằm trong thư mục language và \administrator\language có thể mở các File này ra và chỉnh sửa lại tiếng Việt mã Unicode trong đó. CHƯƠNG 3. TÌM HIỂU MỘT SỐ THÀNH PHẦN TRONG JOOMLA 3.1. Template Manager (Quản lý giao diện) Template Manager cung cấp một nơi làm việc để cài đặt và điều khiển các Template. Các Administrator và Manager với quyền cấp phép đặc biệt cho Template Manager có thể chỉnh sửa Template. Cái nhìn đầu tiên cung cấp cho bạn một danh sách các Template đã cài đặt. Một dấu kiểm xanh hiện lên ngay bên tên của Template được xuất bản hiện tại. Vài thông tin về mỗi Template cũng được hiện lên. Các Template cũng có thể được gán cho những phần khác nhau của site, giống như các Module. Nếu có nhiều Template được cài đặt trên hệ thống Joomla, ta có thể điểu khiển chúng một cách thuận lợi. Bạn có thể gán một Template cho một (hay nhiều) trang đặc biệt từ thanh công cụ. 3.2. Manager Users ( Quản lý người dùng) User Manager: Mục này không có nhiều thay đổi. Chỉ có một vài cải tiến giúp cho việc sử dụng dễ dàng hơn, trực quan và sinh động hơn User Manager Joomla có hai hệ thống phân cấp nhóm người dùng (user group) chính: một để truy cập Frontend (vì những user có thể log in và web site và xem những phần hay trang được chỉ định) và một cho truy cập Back-end Administrator . Các nhóm được cung cấp mặc định là : Public Front-end (mặt trước dùng chung) | - Registered (đã đăng kí) | - - Author (tác giả) | - - - Editor (người biên tập) | - - - - Publisher (người xuất bản) Public Back-end (mặt sau dùng chung) | - Manager (người quan lý) | - - Administrator (người quản trị) | - - - Super Administrator (siêu quản trị) 3.3. Menu Manager( Quản lý Menu): Điều hướng và truy cập content (nội dung) trong site của bạn được cung cấp thông qua các menu. “Menus” trong Joomla là nhóm những liên kết đến các Section, category, content item, component hay những trang bên ngoài. Những liên kết này được gọi là “Menu Items”. Mỗi menu phải có một tên xác định dùng duy nhất trong nội bộ Joomla. Một menu chỉ trở nên thấy được trên site nếu nó có một module mod_mainmenu được publish (xuất bản) mà tham chiếu đến nó. 1.5 Article Manager (Quản lý nội dung) Trong Joomla 1.5 chỉ có một nơi duy nhất để quản lý nội dung (hay quản lý bài viết) đó là "Article Manager". Mục quản lý này bao gồm cả 3 mục All Content Items, Static Content Manager và Archive Manager. Article Manager Mục quản lý các nội dung lưu trữ "Archive Manager" được thiết kế hợp lý hơn. Chỉ cần thao tác với 2 nút nhấn "Archive" và "Unarchive". Các tham số liên quan tới bài viết như Tạo link cho tiêu đề bài viết, Hiện link "Đọc thêm"... được nhóm vào cùng một chỗ - nút Preferences (hoặc Parameters). Trong Joomla 1.0 những tham số tùy chỉnh này được đặt trong tab Content của mục Global Configuration. Thêm bộ lọc trạng thái của bài viết: Published (đã được xuất bản), Unpublished (chưa xuất bản), Archived (đã lưu trữ) Các bài viết đã lưu trữ được đánh dấu bằng màu xám và có chữ [Archived] bên cạnh Trong danh sách liệt kê các bài viết, chúng ta có thêm cột Hits để hiện số lượt truy cập bài viết. Trong Joomla 1.0 tham số này được đặt ở một mục riêng Page Impressions nên không tiện lợi. 3.4. Components Manager( Quản lý các Components) Các component là những thành phần nội dung đặc biệt hay những ứng dụng. Joomla bao gồm một số nhân component và hỗ trợ khả năng tự tăng cường tính năng với component của các hãng thư ba. Những component được gắn sẵn, cai bao gồm trong Joomla, là một phần của tính năng nhân. Bạn sẽ tìm thấy những compnent của hãng thứ ba tại Joomla Forge cũng như tại rất nhiều nhà phát triển thứ ba vầ những site cộng đồng. Cấu hình và trợ giúp thêm thường được cung cấp với kèm với chính component. Những component là mô phỏng tự nhiên, điềunày làm nó có khả năng tăng cường các chức năng của Joomla trong bất kì hoàn cảnh nào. Một component đặc trưng giống như Menu item. Những visitor và/hay những user có thể thấy content của component bằng cách click vào liên kết của Menu item này. Nó thường được hiển thị trong vùng nội dung chính của site. Những component được bao gồm với Joomla là : Banners – ô quảng cáo Contacts – Liên hệ Newsfeeds – điểm tin Polls – thăm dò Web Links – liên kết web 3.5. Modules Manager(Quản lý các Module) Modules thường được dùng để hiển thị những thông tin khác nhau và/hoặc những tính năng tương tác trong toàn bộ site Joomla của bạn. Một Module có thể chứa hầu như bất kì thứ gì từ những văn bản đơn giản,đến HTML, đến những ứng dụng hoàn toàn độc lập của các hãng thứ ba. Những Module cũng có thể hiển thị nội dung tương tác, như các poll (thăm dò ý kiến), những tagboard, tin mới nhất, tin khẩn và nhiều nữa. Các Site Module khác với các Administrator Module bởi vì chúng hiển thị những nội dung trong Front-end của site trong khi nhưng Admini Module liên quan đến các tác vụ và/hoặc những tính năng khác nhau của Administrative (hoặc Back-end). Các Module có thể được tạo bởi bạn (costom/user module) hay được tải về và cài đặt. Quản lý các module luôn luôn làm trong Administrator (Admin Seciton). Vào Modules Æ Module Manager trên thanh Menu. Ở đó bạn có thể cài đặt/tháo bỏ một module và chỉnh sửa nhứng cấy hình phổ biến như là: tên, những trang nó xuất hiện, vùng đặt nó, và cấp độ truy cập. Từ danh sách chọn module bạn muốn cấu hình. Module Manager là bộ đầu tiên thiết đặt hiển thị số lượng chính xác module. Tận cuối danh sách ban có thể thấy một chức năng tổ chức trang, nơi cho phép bạn điều hướng đến bộ cài đặt kế tiếp của các module trong danh sách. Bạn cũng có thể cài đặt số module được hiển thị trên một trang băng các chọn số trên hộp chọn đổ xuống trên góc trên phải màn hình. Ở đây bạn có thể tìm thấy một danh sách của tất cả bộ thiết lập mặc đinh site module khi cài đặt Joomla. Mỗi cái quy chiếu đến một loại module cụ thể được định từ trước. Dưới những tiêu đề danh sách cụ thể được hiển thị những trạng thái của nhưng Module được cài đặt trên hệ thống. Những Module được xác đinh bằng môt kểu (ví dụ mod_mainmenu). Nhiều thể hiện của cùng một module có thẻ được tạo ra bằng cách chép môt loại module cụ thể, cho nó một tiêu đề khác và các thông số khác theo nhu cầu của bạn. Bạn có thể tạo một module tùy thích với một loại “User” bằng cách click vào biểu tượng “New”. Đây là một mudule rất hữu dụng mà bạn thường tạo một Content (content này không liên quan gì đến các Section, Category hay Static Content Item) hay RSS feed. Nó cũng được dùng như một hộp văn bản hay môt module ảnh hay thậm chí bao gồm code tùy biến. Những Site Module sau được gói cùng với Joomla : Những tiêu đề cho mỗi module là tiêu đề mặc định trong phiên bản Joomla. Những tiêu đề này có thể được đổi tên hoặc dịch cho hợp với nhu cầu của bạn. Archive – kho lưu Latest News – tin mới Login Form – biểu mẫu login Main Menu – menu chính Popular – ưa chuộng Newsflash – tin khẩn Who's Online – ai trong mạng Polls – thăm dò ý kiến Random Image – hình ảnh ngẫu nhiên Related Items – mục liên quan Syndicate – đăng tin Sections – phân loại Statistics – thống kê User (Custom & RSS Feeds) Template Chooser – chọn template Wrapper – trình bao bọc CHƯƠNG 4. KHẢO SÁT VÀ PHÁT TRIỂN VIRTUEMART TRONG JOOMLA 4.1. Giới thiệu sơ lược về Component VirtueMart Có nhiều người là chủ một cửa hàng nhỏ, doanh nghiệp mới muốn phát triển một trang website giới thiệu sản phẩm của mình mà không có tiền thuê thiết kế website, hoặc mua các sản phẩm thương mại. Chúng tôi xin đưa ra một giải pháp khá tốt để các bạn lựa chọn. Đó là sự kết hợp giữa joomla dòng 1.0.x và phần mở rộng chuyên về bán hàng trực tuyến VirtueMart. Đây là thành phần mở rộng mã nguồn mở và miễn phí và bạn có thể xem và tải về tại Hình 0-1 Công thức trang thương mại điện tử Website bán hàng qua mạng internet (VirtueMart Solution) là một trong những giải pháp bán hàng trực tuyến đa chức năng, ổn định và bảo mật cao. Các tính năng nổi bật: Quản lý số lượng sản phẩm và danh mục không giới hạn, với số lượng lớn. Bán hàng qua mạng nên có thể dùng như một cửa hàng trên mạng. Tìm kiếm thông tin sản phẩm, danh mục hay nhà cung cấp một cách nhanh chóng. Có thể sắp xếp theo từng thuộc tính của sản phẩm nếu muốn. Đánh dấu ghi nhận là sản phẩm “Đặc biệt” để thể hiện nổi bật sản phẩm riêng biệt của từng cửa hàng. Thông báo số lượng sản phẩm còn tồn tại trong kho cho khách hàng khi lựa chọn sản phẩm. Hỗ trợ thanh tóan trực tuyến: Người quản trị có thể nhập các hình thức thanh toán cho các loại thẻ (như authorize.net®, PayPal, 2Checkout, eWay, Worldpay, PayMate và NoChex,Visa..) Khách hàng có thể thực hiện thanh toán qua hình thức mà họ muốn (trực tuyến, tiền mặt). Cung cấp đầy đủ các hình thức vận chuyển hàng (như: UPS, DHL, cảng...) và giá cho từng loại vận dựa trên hình thức vận chuyển và trọng lượng của từng loại sản phâm. Quản lý tòan vẹn quy trình bán hàng: từ lúc đặt hàng cho đến khi đơn hàng hòan tất (đã chuyển, đã thu) An toàn, bảo mật, đã được kiểm chứng qua nhiều dự án triển khai thành công. 4.2. Một số chức năng chính trong trang web bán hàng: phẩm Tính năng chung Quản lý danh sách sản Tính năng quản lý phần admin Quản lý việc thanh toán của khách hàng Quản lý thông tin của dịch vụ vận chuyển và chi phí của từng dịch vụ vận chuyển 4.2.1. Tính năng chung Linh hoạt trong các hình thức tính thuế của sản phẩm. Người quản trị quản lý được tất cả các thông tin của khách hàng. Quản lý thông tin địa chỉ vận chuyển của khách hàng. Quản lý tất cả các thông tin đơn hàng ( kể cả những đơn hàng cũ ), chi tiết của đơn hàng. Hệ thống xác nhận mail tự động chuyển tới người quản lý hay khách hàng khi đăng ký thành viên. Cung cấp hệ thống nhiều loại tiền tệ ( khách hàng có thể thay đổi để phù hợp với kiểu tiền tệ đang sử dụng). Cung cấp hệ thống đa ngôn ngữ. 4.2.2. Tính năng dành cho người quản trị website Giao diện người quản trị cung cấp đầy đủ các tiện ích cần thiết trong việc quản lý 1 cửa hàng trên mạng như: thiết kế logic, đầu đủ tính năng quản lý sản phẩm, danh mục sản phẩm, đơn hàng, nhà cung cấp, thông tin tài khoản của khách hàng, các hình thức thanh toán, dịch vụ vận chuyển cho người sử dụng. Menu Bàn Làm Việc  Côn g Việc Hình 0-2 Giao diện chung cho phần quản lý Website Từ menu chính, người quản trị (Admin) có thể thực hiện các công việc sau: 4.2.2.1. Phần Admin (Quản trị): Hình 0-3 Phần Admin hàng. User List (Người dùng): quản lý thông tin về quyền truy cập từng khách Country List (Quốc gia): quản lý thông tin về thành phố dùng trong dịch vụ vận chuyển, thông tin khách hàng,... Currency List (Tiền tệ): thông tin loại tiền tệ mà website bán hàng quản lý. Store (Cửa hàng): Hình 0-4 Quản lý cửa hàng Payment Menthod List (Các phương thức thanh toán): nhập mới, thêm sửa, xóa danh sách các hình thức thanh toán của khách hàng. Credit Cart List (Danh sách các thẻ tín dụng): quản lý các loại thẻ mà khách hàng dùng trong việc thanh toán hóa đơn. 4.2.2.3. Products (Sản phẩm): phẩm. Hình 0-5 Quản lý sản phẩm Category List (Danh sách phân mục): thêm, xóa, sửa danh mục của sản Product Discount List (Danh sách sản phẩm giảm giá): cung cấp thêm danh sách từng giá trị giảm giá của sản phẩm. Hỗ trợ khi nhập sản phẩm sẽ chọn được phần % giảm giá của sản phẩm. FileManager (Quản lý file): cung cấp cho sản phẩm những tính năng kèm theo như: file hình, file video, flash quảng cáo sản phẩm. Product List: thêm, xóa, sửa sản phẩm vào danh sách. Có thể nhập nhiều hình ảnh, file hay giá cả cho mỗi sản phẩm. Cung cấp đầy đủ thuộc tính của một sản phẩm (như màu sắc, kích thước, thuộc về danh mục nào…). Quản lý được số lượng tồn kho của từng sản phẩm tính đến ngày hiện tại. Thể hiện giá của từng sản phẩm trên website một cách linh hoạt (có sản phẩm sẽ có thuế, sản phẩm không thuế hay sản phẩm giảm giá,..). Việc thể hiện này người admin hoàn toàn có thể quản lý được. 4.2.2.4. Shopper Group List (Nhóm khách hàng): Hình 0-6 Quản lý người mua hàng phân loại ra hình thức khác nhau (thuế sẽ khác nhau). Admin có thể chọn nhóm cho mỗi khách hàng, từ đó có cách tính thuê khác nhau trên hóa đơn cho mỗi khách hàng. 4.2.2.5. Order List (Đơn hàng): Hình 0-7 Quản lý hóa đơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmua ban hang Joomla.doc