MỤC LỤC
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
PHẦN I – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÓI NGHÈO 2
I/ Nghèo khổ về thu nhập 2
II/ Nghèo khổ của con người (nghèo khổ tổng hợp) 3
1. Khái niệm 3
2. Chỉ số đánh giá 3
III/ Đặc trưng của người nghèo và chiến lược xoá đói giảm nghèo 3
1. Đặc trưng của người nghèo 3
2. Chiến lược xoá đói giảm nghèo 4
3. Chỉ số đánh giá thành công trong giảm nghèo 4
PHẦN II - THỰC TRẠNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH LÀO CAI. 5
I/ Tổng quan chung về Lào Cai 5
1. Vị trí địa lý 5
2. Dân số - dân tộc 5
3. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai 6
II/ Thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai 7
1. Thực trạng và nguyên nhân đói nghèo ở Lào Cai 7
a) Thực trạng nghèo đói ở Lào Cai 7
b) Nguyên nhân nghèo đói 9
2. Các chính sách xoá đói giảm nghèo đã và đang được thực hiện ở tỉnh Lào Cai 10
a) Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo 10
b) Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2006-2010 12
c) Chương trìng 135 giai đoạn 1, 2 14
d) Chương trình 134 22
III/ Đánh giá chung về xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai 29
1. Kết quả đã đạt được 29
2. Những tồn tại khó khăn 30
3. Bài học kinh nghiệm 31
PHẦN III - GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 33
I/ Định hướng và mục tiêu xoá đói giảm nghèo đến năm 2020 33
1. Định hướng xoá đói giảm nghèo ở lào Cai đến năm 2020: 33
2. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai đến năm 2020: 34
II/ Giải pháp tăng cường xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai đến năm 2020 34
1. Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 34
2. Thúc đẩy phát triển thành phần kinh tế tư nhân ở Lào Cai 39
3. Thúc đẩy thương mại cửa khẩu 40
4. Ngoài ra còn các giải pháp khác như 42
5. Bên cạnh đó tỉnh Lào Cai còn cho tiến hành thực hiện rất nhiều chiến lược để phối hợp và hỗ trợ cho công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh, vi dụ như 42
PHẦN IV - ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 43
I/ Về quy hoạch 43
II/ Về cơ chế, chính sách 43
III/ Về đầu tư cơ sở hạ tầng 43
IV/ Về huy động và đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở miền núi 43
46 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3935 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất khó khăn trong quy định về tư vấn lập hồ sơ; dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mất nhiều thời gian cho thủ tục lựa chọn nhà thầu, tiêu chuẩn cán bộ giám sát; dự án đào tạo phải chờ đợi tài liệu TW ban hành và cơ chế hỗ trợ cho người học nghề không thu hút được học viên tham gia ...
- Lực lượng cán bộ các cơ quan chuyên môn của các huyện còn mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác;
- Đội ngũ cán bộ cơ sở tuy ngày được nâng cao về năng lực, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn công việc.
- Một số thành viên BCĐ tỉnh, huyện chưa chú trọng kiểm tra, đôn đốc địa bàn được phân công phụ trách;
- Việc chấp hành chế độ báo cáo từ xã lên huyện, từ huyện lên tỉnh, còn nhiều hạn chế, thường xuyên chậm, số liệu sơ sài, không theo biểu mẫu quy định, báo cáo chiếu lệ không cập nhật tiến độ thực hiện kịp thời;
- Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo cấp huyện có nơi chưa phát huy vai trò đầu mối chủ động chắp nối sự phối hợp các ngành liên quan ở huyện để tham mưu thực hiện trên địa bàn;
- Tiến độ giải ngân, cấp phát vốn các huyện triển khai quá chậm, thiếu sự chỉ đạo kiểm tra đôn đốc.
ª Nguyên nhân chủ quan
- Năng lực quản lý, trình độ chuyên môn kỹ thuật của một số Ban quản lý dự án, Ban giám sát cấp xã còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu chung, việc huy động lao động tham gia đóng góp xây dựng các công trình quá sức của người dân (do trên cùng một địa bàn có nhiều chương trình, dự án đầu tư, các chương trình dự án đều có cơ chế huy động sức đóng góp của dân), mặt khác một bộ phận người dân có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào nhà nước;
- Trình tự thủ tục quản lý phức tạp, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện;
- Thực hiện Nghị định 14/CP tháng 4/2008 phòng dân tộc các huyện giải thể đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức thực hiện Chương trình;
- Công tác quản lý, khai thác sử dụng công trình sau đầu tư chưa được địa phương quan tâm đúng mức, đã ảnh hưởng đến tuổi thọ và hiệu quả của công trình.
ª Nguyên nhân khách quan
- Cuối năm 2007 đầu năm 2008 giá cả thị trường biến động, ảnh hưởng lớn việc tổ chức thực hiện hiện các nội dung của Chương trình;
- Đầu năm 2008 do rét đậm, rét hại kéo dài đã gây thiệt hại lớn đến sản xuất NLN của tỉnh, tỉnh phải tập trung phòng chống rét và khắc phục hậu quả do thời tiết gây ra;
- Tháng 8/2008 cơn bão số 4 đã gây thiệt hại lớn đến tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân ở hầu hết các xã trong tỉnh (ước thiệt hại khoảng gần 985 tỷ đồng) tỉnh phải tập trung sức người, sức của để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra;
- Các xã 135 giai đoạn II đều thuộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội có điểm xuất phát thấp. Nguồn lực đầu tư của địa phương hạn chế, phần lớn do Trung ương hỗ trợ;
- Nguồn vốn đầu tư cho Chương trình Trung ương thông báo muộn, đầu năm 2008 Trung ương thông báo 72.776 triệu đồng, từ tháng 4-6 năm 2008 thông báo bổ sung thêm 85.347 triệu đồng.
ª Nhiệm vụ, giải pháp 3 tháng cuối năm 2008
« Để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ Chương trình 135 năm 2008 các ngành thành viên Ban chỉ đạo Chương tình 135 tỉnh, các cơ quan có liên quan và UBND các huyện thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
* Đối với cấp tỉnh
- Các cơ quan thường trực các dự án thành phần thuộc Chương trình 135 giai đoạn II tỉnh, tăng cường kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ giải ngân và khối lượng thực hiện trong năm 2008;
- Các cơ quan được UBND tỉnh phân công giúp đỡ xã 135 cử ngay cán bộ xuống cơ sở tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các xã thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao;
- Triển khai thực hiện Thông tư 01/2008/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NN&PTNT ngày 15/9/2008 (thay thế thông tư 676);
- Thành viên Ban Chỉ đạo, tổ chuyên viên giúp việc BCĐ tỉnh tổ chức kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Chương trình tại các địa phương, tổng hợp báo cáo tình hình chung và đề xuất UBND tỉnh các biện pháp chỉ đạo kịp thời;
- Đài Phát thanh Truyền hình, Báo Lào Cai xây dựng kế hoạch phù hợp yêu cầud của địa phương, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chuyên mục riêng với nhiều hình thức đa dạng về Chương trình 135 theo Chiến lược truyền thông Chương trình 135 đã được phê duyệt tại Quyết định 06/QĐ-UBDT ngày 12/10/2007 của Uỷ ban Dân tộc;
- Tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, theo hướng dẫn của Trung ương;
- Tổ chức xét các xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn II, để báo cáo UBDT;
- Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả năm 2008 và xây dựng nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2009;
- Chuẩn bị các điều kiện để làm việc với đoàn kiểm tra, đánh giá giữa kỳ của Uỷ ban dân tộc theo kế hoạch.
* Đối với cấp huyện
- Chính quyền huyện, xã phải tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch của tỉnh, kế hoạch năm 2008, có biện pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn;
- Tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II theo kế hoạch xong trước tháng 10 năm 2008;
- Hiện nay tiến độ giải ngân của các dự án rất chậm, yêu cầu các chủ đầu tư và nhà thầu, thi công đến đâu làm hồ sơ thanh toán thực hiện giải ngân đến đó, không để tình trạng khối lượng đã có nhưng không giải ngân, gây ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo điều hành của tỉnh và của Trung ương;
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra theo chức năng nhiệm vụ đối với các Dự án thành phần của Chương trình 135, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền Chương trình 135 tại cơ sở;
- Tăng cường việc phân cấp cho UBND các xã làm chủ đầu tư các công trình theo chỉ đạo của Uỷ ban Dân tộc tại Thông tư số 01/2007/TT-UBDT ngày 4/6/2007 của Uỷ ban Dân tộc, Công văn số 352/UBDT-VPĐP135 ngày 03/6/2008 của Uỷ ban Dân tộc về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình 135;
- UBND các huyện cần có phương án bố trí cán bộ cấp huyện có đủ năng lực để tăng cường, giúp những xã có đội ngũ cán bộ chưa đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ của chủ đầu tư;
- Đối với các công trình đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng, yêu cầu các huyện triển khai quản lý khai thác sử dụng, theo Quyết định số 55/2007/ QĐ-UBND ngày 09/8/2007 của UBND tỉnh quy định về quản lý, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn tỉnh.;
- Thực hiện nghiêm túc quy định về phân loại nguyên tắc, tiêu chí và hệ số điều chỉnh định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước đầu tư các Dự án thuộc Chương trình 135 giai đoạn II trên địa bàn huyện Theo QĐ số 1313/QĐ-UBND ngày 21/5/2008 của UBND tỉnh Lào Cai; đồng thời bố trí kế hoạch vốn năm 2009 cho Chương trình 135 theo định mức vốn được Thủ tướng Chính phủ quyết định và các văn bản hướng dẫn của của các Bộ, ngành liên quan và của UBND tỉnh đã quy định (theo nguyên tắc không chia đều bình quân mà theo tiêu chí);
- Rà soát kế hoạch năm 2009 (nguyên tắc không chia đều) gửi Văn phòng UBND tỉnh, Ban Dân tộc các cơ quan thường trực các dự án hợp phần của tỉnh, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định;
- Cơ quan thường trực 135 của huyện nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định (theo Quyết định số 04/2008/QĐ-UBDT ngày 08/8/2008 của Uỷ ban Dân tộc).
« VI. Kiến nghị, đề xuất
* Đối với Chính phủ
- Đề nghị Chính phủ kéo dài Chương trình 135 giai đoạn II đến năm 2015 nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu của Chương trình phát triển bền vững;
- Đề nghị Uỷ ban Dân tộc, các Bộ, ngành Trung ương sớm bố trí kinh phí thực hiện cho 17 xã được bổ sung vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II, tại Quyết định số 69/2008/QĐ- TTg ngày 28/5/2008 và Kinh phí hỗ trợ cải thiện môi trường theo Quyết định 112/2007/QĐ-TTg;
- Đối với mức vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn ĐBKK của xã khu vực II như hiện nay (150 triệu đồng/ thôn/ năm; 800 triệu đồng/ xã) là quá thấp, rất khó bố trí kế hoạch để đầu tư công trình có nhu cầu bức xúc ở cơ sở. Đề nghị TW nâng mức này lên thành 350 triệu đồng/ thôn/ năm; 1.500 triệu đồng/ xã/ năm để các địa phương thực hiện được nhiệm vụ, mục tiêu Chương trình;
- Đối với dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất đề nghị nâng mức hỗ trợ từ 200 triệu đồng/xã/năm lên mức 300 triệu đồng/xã /năm; nâng mức hỗ trợ sản xuất cho thôn ĐBKK của xã KVII từ 30 triệu đồng/thôn/năm lên 50 triệu đồng/thôn/năm;
- Đề nghị xem xét đưa xã Tả Giàng Phình, xã Suối Thầu là 2 xã đặc biệt khó khăn của huyện Sa Pa vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II từ năm 2009;
- Đề nghị thành lập lại phòng Dân tộc cấp huyện đối với các huyện có trên 50% dân số là đồng bào Dân tộc thiểu số.
* Đối với các bộ, ngành Trung ương
- Đề nghị các bộ, ngành nghiên cứu đơn giản các trình tự, thủ tục trong công tác đấu thầu, chỉ định thầu tư vấn, xây lắp đối với các công trình thuộc Chương trình 135, đơn giản các thủ tục quy định về hồ sơ chứng từ thanh quyết toán cho phù hợp với thực tế, nhất là khi giao cho cấp xã làm chủ đầu tư các công trình;
- Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất: đề nghị Trung ương không tách riêng vốn sự nghiệp, vốn đầu tư phát triển để địa phương chủ động thực hiện nguyện vọng của người dân.
d) Chương trình 134
« Việc xây dựng đề án, kế hoạch tổ chức thực hiện
- Căn cứ Quyết Định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, sống bằng nghề nông lâm nghiệp và Thông tư liên tịch số 819/2004/TTLT/UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 10/11/2004. UBND tỉnh Lào Cai giao cho Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với UBND các huyện, thành phố điều tra lập đề án “Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn tỉnh Lào Cai theo Quyết định 134”.
- Đề án được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 156/QĐ-UB ngày 5/5/2005 của UBND tỉnh Lào Cai “Về việc phê duyệt đề án hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn tỉnh Lào Cai theo Quyết định 134” với tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Quyết định 134 là: 166.012 triệu đồng, báo cáo Uỷ ban Dân tộc và các bộ ngành Trung ương.
- Uỷ ban Dân tộc có Văn bản số 256/UBDT-CSDT ngày19/4/2007 thông báo các nội dung đề án được duyệt như sau:
+ Tổng kinh phí được duyệt: 99.928 triệu đồng, trong đó:
+ Đất sản xuất hỗ trợ là: 4.102 hộ; kinh phí: 4.973 triệu đồng
+ Đất ở hỗ trợ là: 1.762 hộ; kinh phí : 443 triệu đồng
+ Hỗ trợ nhà ở là: 4.717 hộ; kinh phí: 23.585 triệu đồng
+ Hỗ trợ nước ăn (hộ phân tán) là: 3.091 hộ; kinh phí: 927 triệu đồng
+ Đầu tư CT cấp nước sinh hoạt TT là: 406 công trình/ 70.000 triệu đồng
« Việc phân bổ vốn và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình 134
- Ban Dân tộc tỉnh làm cơ quan thường trực BCĐ có trách nhiệm phối hợp với UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết mức vốn cho từng hạng mục đầu tư của thôn, bản, xã và tổng hợp kế hoạch toàn tỉnh, thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để và tham mưu cho UBND tỉnh giao kế hoạch chi tiết từng năm cho các xã trong các huyện, thành phố. Tổng vốn kế hoạch giao từng năm của cả tỉnh căn cứ vào mức vốn do Trung ương giao.
- Hàng năm các thôn, bản đều họp bình xét lập danh sách đăng ký đối tượng hưởng lợi, gửi lên UBND xã. UBND xã xét duyệt, tổng hợp báo cáo UBND huyện, thành phố, Ban chỉ đạo huyện xét duyệt và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 134 của tỉnh tổng hợp báo cáo thường trực UBND tỉnh phê duyệt và giao kế hoạch chi tiết cho từng xã;
- UBND huyện, thành phố căn cứ kế hoạch tỉnh giao, tiến hành giao kế hoạch chi tiết cho các xã trực tiếp làm chủ đầu tư để tổ chức thực hiện.
« Những kết quả đạt được
* Kết quả thực hiện trong 3 năm (2005-2007)
- Hỗ trợ nhà ở: Số hộ được hỗ trợ 4.825 hộ, kinh phí 20.420 triệu đồng.
- Hỗ trợ đất ở: Số hộ được hỗ trợ là 121 hộ với diện tích 7,46 ha kinh phí 12,1 triệu đồng.
- Hỗ trợ đất sản xuất: Số hộ được hỗ trợ 333 hộ với diện tích 129 ha, kinh phí 638 triệu đồng.
- Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán hộ gia đình: đã thực hiện hỗ trợ cho 1.850 hộ, kinh phí 549 triệu đồng.
- Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung: Số hộ được hưởng lợi là 12.231 hộ, đầu tư 176 công trình, kinh phí 58.302 triệu đồng.
- Quản lý chỉ đạo: 213 triệu đồng
- Tổng vốn đã thực hiện 03 năm là: 80.134 triệu đồng.
* Năm 2008
- Nhà ở: đã thực hiện hỗ trợ cấp bổ sung 02 triệu đồng/01 hộ cho 1.880 hộ, kinh phí 3.760 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch năm.
- Đất ở: không thực hiện được do định mức hỗ trợ thấp.
- Đất sản xuất: không thực hiện được do không có quỹ đất để hỗ trợ.
- Nước sinh hoạt hộ gia đình: hỗ trợ cho 850 hộ, kinh phí 407,1 triệu đồng.
- Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung: Đầu tư 23 công trình cấp nước SH tập trung, tổng dự toán 12,4 tỷ đồng, vốn kế hoạch 6.672 triệu đồng, hiện nay các công trình đang thi công, khối lượng ước đạt 05 tỷ đồng, bằng 40% tổng dự toán, đạt 75% so với kế hoạch.
- Quản lý chỉ đạo: 80 triệu đồng.
- Tổng số đã thanh toán, giải ngân: đến 15/11/2008 là 16.200/33.417 triệu đồng, đạt 48,5% kế hoạch.
* Tổng hợp kết quả thực hiện 04 năm 2005-2008.
- Nhà ở: Trung ương duyệt 4.717 hộ thực hiện 4.825 hộ, đạt 102, 29%, kinh phí thực hiện 28.446 triệu đồng (trung ương giao 24 tỷ đồng), đã hoàn thành việc xoá xong nhà tạm, nhà tranh tre, lứa lá, dột nát và giải quyết nhu cầu về nhà ở cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo chưa có nhà ở (theo chuẩn cũ QĐ 1143), nguồn vốn QĐ 134 thực hiện 4.084 hộ (305 hộ cận nghèo). Vốn khác thực hiện 741 hộ, 445 hộ từ nguồn vốn sắp xếp ổn định dân cư vốn 2.670 triệu đồng, 296 hộ, vốn 1.776 triệu đồng huy động từ cộng đồng, các doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội.
- Đất ở: Trung ương duyệt 1.762 hộ thực hiện 1.250 hộ, đạt 71%, ngân sách Trương ương 12,1 triệu đồng, trong đó nguồn vốn 134 thực hiện 121 hộ/2,24 ha, vốn lồng ghép thực hiện 1.129 hộ (sắp xếp dân cư).
- Hỗ trợ sản xuất: Trung ương duyệt 4.102 hộ thực hiện 333 hộ/129 ha đạt 8,1%; ngân sách Trung ương, vốn 638 triệu đồng.
- Hỗ trợ nước ăn hộ gia đình: Trung ương duyệt 3.091 hộ thực hiện 2.700 hộ đạt 87,4 %; ngân sách Trung ương, vốn 956 triệu đồng, số hộ còn lại sẽ thực hiện khi Trung ương cấp vốn.
- Công trình cấp nước tập trung: Trung ương duyệt 406 công trình thực hiện 329 công trình, trong đó nguồn vốn 134 thực hiện 199 công trình, vốn các chương trình khác lồng ghép thực hiện 130 công trình đạt 81%, kinh phí 88.566 triệu đồng, số hộ còn lại sẽ thực hiện khi Trung ương cấp vốn bổ sung.
- Chi phí quản lý BCĐ: 213 triệu đồng.
+ Vốn đầu tư Trung ương cấp cho tỉnh là 114.385 triệu đồng đạt 114,47% mức vốn Trung ương duyệt; bằng 68,9% mục tiêu Đề án tỉnh duyệt. Nguyên nhân tăng do trung ương hỗ trợ bổ sung kinh phí làm nhà thêm 2 triệu đồng/hộ và kinh phí hỗ trợ nước ăn hộ gia đình 100.000đ/hộ)
* Đánh giá chung
- Chương trình 134 là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, việc triển khai thực hiện chính sách giai đoạn 2005 – 2008 là hết sức kịp thơi và đúng lúc đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
* Những kết quả nổi bật:
- Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, Ban, ngành. Ban chỉ đạo 134 tỉnh và các huyện, thành phố, các cấp uỷ Đảng, chính quyền ở cơ sở trong tỉnh đã tập trung chỉ đạo và thực hiện. Sau 4 năm triển khai thực hiện Quyết định 134 của Thủ tướng Chính phủ kết quả đạt được đã góp phần giải quyết cơ bản về nhu cầu nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho nhân dân các dân tộc thiểu số nghèo, đẩy nhanh thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc thiểu số trong tỉnh, củng cố lòng tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với Đảng, Nhà nước. Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 43,1% năm 2005 xuống còn 25,77% năm 2007.
- Việc thực hiện Quyết định 134/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã rất phù hợp với lòng dân, được đông đảo nhân dân nhiệt tình tham gia hưởng ứng tích cực, nguồn vốn đã đầu tư vào những vấn đề khó khăn nhất và bức xúc nhất trong nhân dân các dân tộc thiểu số nghèo do vậy đã nâng cao hiệu quả của nguồn vốn đầu tư.
- Nhiều cơ sở, địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động trong nhân dân, các doanh nghiệp ủng hộ bằng ngày công, vật liệu, tiền vốn trên tinh thần tương thân, tương ái, đồng thời có sự chỉ đạo sát sao, thường xuyên phân công trách nhiệm cho từng thành viên chịu trách nhiệm giúp đỡ xã, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị từ huyện đến xã và cộng đồng thôn, bản.
- Việc giao UBND xã làm chủ đầu tư bước đầu có khó khăn do một số xã chưa quen, nhưng được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, được tập huấn, tuyên truyền đã dần tiếp cận và từng bước hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bước đầu tạo động lực hăng hái tham gia và chủ động chỉ đạo thực hiện các chương trình dự án trên địa bàn, nâng cao trình độ quản lý và điều hành của UBND xã.
* Những tồn tại
- Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất kết quả đạt thấp so với mục tiêu của đề án, do quỹ đất để bố trí có hạn, mặt khác định mức hỗ trợ thấp nên rất khó thực hiện
- Nhiều chủ đầu tư đã không phối hợp chặt chẽ với cơ quan thường trực của huyện để trao đổi thông tin và giải quyết những vấn đề phát sinh. Một số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tồn tại cả ở khâu khảo sát thiết kế, thi công công trình, thi công chậm, công tác quyết toán công trình hoàn thành còn chậm so với kế hoạch năm;
- Do các công trình cấp nước sinh hoạt hầu hết lấy từ nguồn nước ở xa khu dân cư, đường ống dài, nguồn nước nhỏ, do vậy phải lấy nhiều đầu mối mới có đủ nước sinh hoạt cho nhân dân, một số công trình có nhiều đá gốc, vận chuyển vật liệu xa do vậy đã vượt xuất đầu tư, phải điều chỉnh nhiều lần, làm chậm tiến độ thực hiện.
- Một số địa phương sau khi bàn giao công trình cấp nước sinh hoạt đã hoàn thành, không xây dựng quy chế quản lý khai thác sử dụng công trình có sự tham gia của người dân nên hiệu quả còn hạn chế.
- Trình độ chuyên môn và năng lực của nhiều chủ đầu tư (xã) còn hạn chế, còn khoán trắng cho các phòng, ban của huyện do đó tiến độ thực hiện chậm.
- Chế độ báo cáo định kỳ của xã đối với huyện, báo cáo của BCĐ huyện, thành phố đối với BCĐ tỉnh có lúc, có nơi chưa kịp thời và thiếu thông tin.
* Nguyên nhân tồn tại
- Ban chỉ đạo 134 một số huyện chưa thực sự chú trọng kiểm tra, thanh tra trong quá trình triển khai, thực hiện;
- Thực hiện chính sách theo Quyết định 134 là thực hiện hỗ trợ trực tiếp đến hộ gia đình, yêu cầu đảm bảo công khai, công bằng dân chủ trong nhân dân, phải tổ chức họp bình xét đến từng thôn bản và người dân, cần nhiều thời gian để tổ chức thực hiện;
- Lào Cai là tỉnh nghèo phải trợ cấp từ ngân sách Trung ương trên 70% nguồn vốn đối ứng 20% theo quy định chưa bố trí được, khi triển khai một số chỉ tiêu khó khăn trong tổ chức thực hiện, phải điều chỉnh nhiều lần như chỉ tiêu hỗ trợ đất sản xuất, đất ở;
- Đối tượng hưởng lợi theo Quyết định 134 đều là người đói nghèo theo tiêu chí cũ, rất khó khăn về khả năng tài chính cũng như lao động, khả năng tự vận động rất thấp, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước và sự giúp đỡ của cộng đồng mới thực hiện được;
- Đối với các công trình xây dựng cơ bản khi triển khai còn lúng túng ở một số khâu vì quy định mới trong quản lý xây dựng cơ bản thay đổi liên tục.
- Do năng lực cán bộ một số xã được giao làm chủ đầu tư nhưng còn phải dựa vào sự giúp đỡ của các phòng ban của huyện.
- Quỹ đất để bố trí cho đồng bào thực hiện nội dung hỗ trợ đất sản xuất, đất ở không còn, chủ yếu là vận động trong nhân dân tự nguyện nhượng lại cho nhau, mức kinh phí hỗ trợ đất sản xuất, đất ở là 5 triệu đồng/ha được tính bình quân cả đất ở, đất sản xuất, đất nương rẫy và đất lúa là quá thấp rất khó triển khai, cụ thể (đất ở là 100.000đ/hộ; đất sản xuất (đất nương rẫy) được 2,5 triệu đồng/hộ, còn đất 1 vụ lúa và đất 2 vụ lúa không có khả năng thực hiện)
- Nội dung hỗ trợ nhà ở: Tiến độ thực hiện phụ thuộc nhiều yếu tố như mùa vụ sản xuất nông nghiệp, phong tục tập quán của các dân tộc; tuổi làm nhà, mùa làm nhà, công tác chuẩn bị nguyên vật liệu, mặt bằng... cần có thời gian. Việc họp dân bình xét những hộ được hỗ trợ nhà ở cũng gặp nhiều khó khăn, phải đối chiếu với kết quả điều tra đói nghèo, nhiều trường hợp do dân họp bình xét lại không nằm trong danh sách đói nghèo, huyện phải thẩm định lại. Một bộ phận nhân dân còn ỉ lại sự đầu tư của Nhà nước;
- Năm 2008 thực hiện Nghị định 14 của Chính phủ, phòng Dân tộc các huyện bị giải thể từ 1/4/2008, cho nên năm 2008 công tác chỉ đạo ở cơ sở và huyện rất khó khăn.
* Phương hướng thực hiện Quyết định 134/TTg trong 2 năm 2009 - 2010
- Qua đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2005 -2008 và khảo sát nhu cầu hỗ trợ giai đoạn 2009 – 2010 theo tiêu chí mới (Quyết định 170), đối tượng cần hỗ trợ theo Quyết định 134 vẫn còn rất lớn cụ thể:
+ Hỗ trợ nhà ở theo tiêu chí cũ (Quyết đinh 1143) Lào Cai đã hỗ trợ vượt mục tiêu được duyệt, nhưng theo tiêu chí mới (Quyết định 170) hiện còn 5.988 hộ cần được hỗ trợ nhà ở;
+ Đất sản xuất còn 6.968 hộ;
+ Số hộ cần hỗ trợ nước ăn hộ gia đình là 2.500 hộ,
+ Số công trình CNSH tập trung là 77 công trình.
- Một số giải pháp nhằm thực hiện hoàn thành Quyết định 134/TTg trong năm 2008-2010.
+Về nhà ở: tiếp tục huy động các nguồn vốn đầu tư, các tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp để hỗ trợ cho các hộ nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà tạm bợ, dột nát. Đề nghị Trung ương cấp vốn bổ sung để tỉnh hỗ trợ cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.
+ Về đất sản xuất: Do quỹ đất không có để hỗ trợ do vậy các hộ thiếu đất đề nghị chuyển ngành nghề như nghề phụ, may mặc, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, rèn đúc. Đồng thời huy động các nguồn vốn đầu tư để đầu tư công trình thủy lợi nhằm đẩy mạnh khai ruộng bậc thang, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Một số lao động có trình độ văn hoá từ cơ sở trở lên thì thu hút vào các khu công nghiệp và đào tạo để xuất khẩu lao động...
+Về hỗ trợ nước sinh hoạt: thực hiện lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để tiếp tục đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho đồng bào dân tộc thiểu số. Một số thôn bản không có nguồn nước thì thực hiện di dân về các thôn bản có công trình để nhân dân được hưởng lợi từ các công trình đã đầu tư.
+Tiếp tục tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân tham gia, thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ xã, từng bước nâng cao năng lực của các chủ đầu tư.
* Những kiến nghị đề xuất với Trung ương
- Đề nghị Chính phủ, Uỷ Ban Dân tộc và các bộ ngành trung ương xem xét có chính sách hậu thực hiện Quyết định 134 vì hiện nay các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo (theo chuẩn mới QĐ 170) chưa có nhà ở hoặc nhà ở tạm bợ, dột nát vẫn còn rất nhiều và cần được hỗ trợ, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số chưa có nước sinh hoạt hợp về sinh đang rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Đề nghị Chính phủ, Uỷ ban Dân tộc và các bộ ngành liên quan xem xét có chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho lao động dân tộc thiểu số như: đào tạo dài hạn lao động dân tộc thiểu số, chuyền đổi nghề tiểu thủ công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng, sản xuất nông cụ lao động, rèn đúc, chế biến nông sản, may mặc... thay cho chính sách hỗ trợ đất sản xuất.
- Đề nghị Chính phủ và các bộ ngành Trung ương xem xét hỗ trợ cải tạo đất như: san tạo ruộng bậc thang, nương bậc thang, phục hoá đất nhằm nâng cao độ phì của đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, khắc phục tình trạng thiếu đất sản xuất.
- Có chính sách hỗ trợ giống con vật nuôi và đào tạo, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi.
BIỂU TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 134/QĐ-TTg
(2004-2008) TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo Báo cáo số: /BC-UBND ngày tháng 11 năm 2008 của UBND tỉnh Lào Cai)
Stt
Danh mục
Kết quả thực hiện 2005 - 2007
Kết quả thực hiện trong năm 2008
Kết quả thực hiện trong 4 năm 2004 -2008
Số lượng
Kinh phí (tr.đồng)
Số lượng
Kinh phí(tr.đồng)
Số 8,05 triệu đồng); lượng
Kinh phí (tr.đồng)
TW
Địa phương
TW
Địa phương
TW
Địa phương
1
Số hộ được hỗ trợ nhà ở (hộ)
4,825
20,420
4,446
3,580
4,825
24,000
4,446
2
Số hộ được hỗ trợ đất ở (hộ)
121
12.1
121
12.1
3
Số ha đất ở đã hỗ trợ (ha)
7.46
12.1
7.46
12.1
4
Số hộ được hỗ trợ đất SX (hộ)
333
638.0
333
638.0
5
Số ha đất SX đã hỗ trợ (ha)
129.0
638.0
129.0
638.0
6
Số hộ đã hỗ trợ nước ăn phân tán (hộ)
1,850
549.0
850
407.1
2,700
956.1
7
Số CT nước SH TT đã xây dựng
176
58,302
23
30,264.2
199
88,566
Chi phí quản lý BCĐ
213
213
Tổng cộng
80,134
4,446
34,251
114,385
4,446
Ngoài các chương trình đã nêu trên, tỉnh Lào Cai còn thực hiện rất nhiều các chương trình và đề án của cả trung ương lẫn địa phương nhằm đưa Lào Cai thoát nghèo.
III/ Đánh giá chung về xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai
1. Kết quả đã đạt được
- Tín dụng ưu đãi người nghèo doanh số cho vay 350,4 tỷ đồng với 78.132 lượt hộ nghèo vay vốn ưu đãi, dư nợ 120 tỷ đồng đạt 120% mục tiêu đề án, mức dư nợ bình quân 4,49 triệu đồng/hộ. Các ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp để huy động nguồn vốn; tỉnh đã hỗ trợ ngân sách để đáp ứng đủ nguồn vốn cho vay, có chính sách mở rộng đối tượng cho vay, cấp bù lãi suất, mạng lưới dịch vụ vốn cơ bản phủ kín địa bàn, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp (0,07%).
- Chính sách hỗ trợ chất lượng và nước ăn cho người nghèo đã ưu tiên đầu tư khá tập trung cho các hộ nghèo thuộc các xã đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ chất lợp để cải thi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21495.doc