Đề tài Xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Tumơrông, tỉnh Kon Tum

Huyện có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, hơn 80% diện tích đất tự nhiên là đồi núi, đất sản xuất thiếu và xấu. Địa hình đồi núi cao giao thông đi lại rất khó khăn, chỉ có 02/11 xã có đường xe ô tô đi được 2 mùa, cơ sở hạ tầng chưa được đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống, sản xuất chưa gắn với thị trường, nông sản sản xuất ra còn mang tính tự cung tự cấp chưa trở thành hàng hoá. Các cơ chế chính sách đầu tư và chương trình dự án đầu tư trước đây của nhà nước cho các công trình cơ sở hạ tầng còn dàn trải, chưa tập trung và thiếu đồng bộ.

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2706 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Tumơrông, tỉnh Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(phần lớn là lao động ở nơi khác chuyển đến làm việc tại huyện); Mật độ dân số rất thưa 24,0 người/km2. Dân cư hầu hết là cộng đồng dân tộc thiểu số (dân tộc Xê Đăng chiếm đại đa số). Tính cộng đồng trong lối sống cũng như sinh hoạt được thể hiện rất rõ nét, sống theo cụm tập trung. Đời sống của người dân gắn liền với canh tác nương rẫy, lúa nước và rừng (đặt bẫy, săn bắn thú rừng) với quá trình sản xuất tự nhiên, lạc hậu, tự cung tự cấp; một số phong tục tập quán còn lạc hậu đang là thách thức lớn cho phát triển KT-XH của huyện. - Tình hình lao động: Năm 2008, tổng số người trong độ tuổi lao động là 8.570 người, trong đó lao động nữ chiếm 45,5%; cơ cấu lao động đơn giản, chủ yếu là lao động nông lâm nghiệp, chiếm 86,17%; dịch vụ chiếm 12,25%; các ngành nghề công nghiệp- xây dựng chiếm tỷ lệ rất thấp, do chưa phát triển và thường chỉ phục vụ cho nhu cầu gia đình như mộc, đan lát, . . ..Tổng số lao động đã qua đào tạo là 489 người chiếm tỷ lệ 5,7%. 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện: Là huyện mới thành lập, thực trạng kinh tê-xã hội bước đầu còn gặp nhiều khó khăn, kết cầu hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường, trạm, nước sinh hoạt, chợ nông thôn… còn thấp kém. Quy hoạch vùng, ngành, lĩnh vực tuy đã được chú trọng nhưng do nguồn lực chưa đủ mạnh, phân tán, chưa có nhiều ngành đầu ư phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 trên địa bàn huyện đạt 21,78 %. Tổng sản phẩm trên địa bàn huyện năm 2008 (theo giá CĐ 94) đạt 46.990 triệu đồng, trong đó: Nhóm nông, lâm thuỷ sản đạt 26.257 triệu đồng; Nhóm công nghiệp, xây dựng 9.234 triệu đồng; Nhóm thương mại và dịch vụ 6.719,6 triệu đồng; Thu nhập bình quân đầu người đạt 4,331 trđ/người/năm (quy đổi 270,7 USD); lương thực bình quân đầu người đạt 356 kg/người/năm. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn huyện: Ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản chiếm 64,66 %; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 21,04%; Thương mại, dịch vụ chiếm 14,3%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thực hiện năm 2008 là 3,65 tỷ đồng. 2.2.1 Thực trạng phát triển một số ngành và lĩnh vực chủ yếu: - Sản xuất nông nghiệp: Trong những năm qua, sản xuất lương thực trên địa bàn huyện có những bước phát triển nhanh, đảm bảo được an ninh lương thực trên địa bàn. Năm 2008, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 79,56 tỷ đồng (tính theo giá thực tế), sản lượng lương thực có hạt đạt 7.532,18 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 365,89 kg/người/năm. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm: 5.631,9 ha, trong đó diện tích gieo trồng cây lương thực gieo trồng 3.345,4 ha; sản lượng lương thực năm 2008 đạt 7.325,97 tấn. Diện tích gieo trồng cây lúa cả năm: 2.453,8ha; sản lượng đạt 5.419,69 tấn, năng suất đạt 22,09 tạ/ha, trong đó: - Lúa vụ đông - xuân: 682,8 ha, năng suất đạt 27,12 tạ/ha, sản lượng 1.851,75 tấn. - Lúa vụ mùa: 1.771ha, năng suất đạt 20,15 tạ/ha, sản lượng đạt 3.567,94 tấn. - Diện tích gieo trồng cây ngô cả năm 891,6 ha, năng suất đạt 23,69 tạ/ha, sản lượng đạt 2.112 tấn, trong đó cây ngô lai đạt 861ha chiếm tỷ lệ 123% diện tích ngô cả năm. - Tổng diện tích gieo trồng cây chất bột có củ năm 2008 là 2.190,9 ha, sản lượng đạt 25.423 tấn, trong đó: Diện tích cây sắn: 2.064 ha, diện tích cây Dong riềng 126,9 ha. Tổng diện tích cây trồng lâu năm hiện có 2.049,5 ha, trong đó cây cà phê: 237,9 ha (diện tích ở thời kỳ kiến thiết cơ bản là 162,2 ha, diện tích cho sản phẩm là 76 ha). Hiện nay, các hộ nông dân trong huyện đã tổ chức, áp dụng một số biện pháp khoa học kỹ thuật trên trên nhằm thâm canh cây trồng; đối với diện tích lúa rẫy năng suất thấp, đang dần dần được chuyển sang gieo trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế hơn. Nhìn chung, vấn đề sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực ở huyện Tu Mơ Rông đã có những chuyện biến đáng kể so với năm đầu mới thành lập huyện, mức sản xuất lương thực tăng, diện tích đất có khả năng nông nghiệp trên địa bàn huyện được khai thác, sử dụng và quản lý tương đối có hiệu quả. Năng suất, sản lượng nhiều loại cây trồng tăng lên rõ rệt do biết áp dụng giống mới và các biện pháp kỹ thuật thâm canh ... Đây là kết quả đánh giá bước đi đúng đắn của nhân dân huyện Tu Mơ Rông trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn và chuyền đổi cơ cấu cây trồng, trong đó phải kể đến sự chuyển đổi rất hiệu quả của công tác giống, thâm canh trong sản xuất. Chăn nuôi có vai trò khá quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Tu Mơ Rông. Tuy nhiên, sản xuất chăn nuôi trên địa bàn huyện còn chậm phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng chiếm tỷ trọng thấp trong giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Các xã chưa chú trọng đầu tư phát triển chăn nuôi, nhiều hộ chưa có chuồng trại đề nhốt gia súc; đây cũng là một trong những nguyên nhân làm đàn gia súc chậm phát triển. Tuy sản lượng thịt xuất chuồng của các nông hộ chưa cao, nhưng ngành chăn nuôi của huyện Tu Mơ Rông đã phần nào tác động đến sản xuất nông nghiệp toàn huyện; đã tạo ra sản phẩm hàng hoá và công ăn việc làm cho người lao động. Trong thời gian đến huyện sẽ chú trọng phát triển lĩnh vực này và đề ra những biện pháp thích hợp để phát triển ngành chăn nuôi theo hình thức phát triển mô hình trang trại kết hợp với chăn nuôi hộ gia đình; đặc biệt là chăn nuôi đàn đại gia súc. Năm 2008, tổng đàn trâu có 4.658 con, đàn bò có 5.861con, đàn heo có 3.694 con, đàn dê có 563 con, đàn gia cầm có 23.674 con. Công tác khuyến nông-khuyến lâm từng bước được cải thiện rõ rệt. Bố trí vốn lòng ghép từ các chương trình, dự án để triển khai một số mô hình trồng trọt và chăn nuôi, duy trì một số cây, con giống bản địa trên địa bàn huyện. Công tác thuỷ lợi thường xuyên được quan tâm, ngoài việc đầu tư mới các công trình thuỷ lợi để mở rộng diện tích canh tác, việc duy tu, sửa chữa các công trình thuỷ lợi, nạo vét kênh mương cũng được thực hiện thường xuyên và liên tục. - Sản xuất lâm nghiệp: Toàn huyện có 76.270,4 ha đất lâm nghiệp, chiếm 88,97% diện tích đất tự nhiên; trong đó đất có rừng phòng hộ 27.249,4 ha, đất có rừng sản suất 44.730,2 ha. Diện tích rừng phòng hộ đã giao khoán cho nhân dân chăm sóc bảo vệ 6.540 ha, diện tíc giao đất, giao rừng sản xuất theo Quyết định 178 và Quyết định 304 là 5.770ha. Việc giao khoán khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ rừng và giao đất giao rừng trên địa bàn huyện chưa triệt để, dẫn đến rừng và đất rừng thường bị xâm hại. - Sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng năm 2008 là 30,63 tỷ đồng. Các hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp khác trên địa bàn huyện chưa phát triển, chỉ đáp ứng nhu cầu chế biến và sơ chế các sản phẩm từ nông nghiệp. Sản xuất của ngành tiểu thủ công nghiệp dịch vụ còn nhỏ lẻ, quy mô không lớn, các cơ sớ sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn chủ yếu của tư nhân tự phát. Do hạn chế về quy mô, nên khả năng thu hút lao động của các cơ sở công nghiệp trên địa bàn cũng chưa nhiều. Số cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2008 của huyện là không đáng kể, sản lượng khai thác đá cát sỏi các loại làm vật liệu xây dựng thông thường khoảng 1.500 ngàn m3, chế biến mộc gia dụng khoảng 350 chiếc, khai thác gỗ tròn tận thu từ các tuyến đường khoảng 150 m3, xay xát lương thực khoảng 2,87 ngàn tấn, gia công cơ khí khoảng 3,1 ngàn dụng cụ. Hiện nay, tỉnh đã cho chủ trương đầu tư một số công trình thuỷ điện nhỏ trên địa bàn với công suất khoảng 30-70MHz như Thuỷ điện ĐăkPSi 3+4, Thuỷ điện Nước Lây, thuỷ điện Đăk PSi 2b... trong thời gian đến, với khả năng khai thác số thuỷ điện này sẽ góp phần không nhỏ đến giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và cải thiện đáng kể việc giải quyết nguồn lao động tại chổ, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân. - Thương mại, dịch vụ, du lịch: Là một huyện nghèo, mật độ dân số thưa thớt, hoạt động thương mại nhỏ lẻ, phân tán, chủ yếu là hoạt động bán lẻ rãi đều tại các thôn làng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ năm 2008 là 18,23 tỷ đồng. Chưa có trung tâm thương mại huyện và hệ thống chợ trung tâm các xã. Lưu thông hàng hoá chủ yếu bằng các phương tiện thô sơ, khối lượng vần chuyển hàng hoá năm 2008 là 30 ngàn tấn, khối lượng luân chuyển khoảng 960 ngàn tấn/km. Do địa bàn chia cắt, dịch vụ bưu chính cũng bị ảnh hưởng, việc chuyển thư từ, bưu kiện, công văn... đến các xã trong huyện nhiều khi còn chậm trễ. Hiện nay, trên địa bàn huyện chưa có dịch vụ vận chuyển hành khách, chưa có hệ thống ngân hàng. Đánh giá thực trạng: Từ khi mới thành lập huyện (tháng 6/2005), cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận đoàn thể các cấp và nhân dân các dân tộc trong huyện đã nổ lực, quyết tâm vượt khó khăn phấn đấu thực hiện tốt các mục tiêu kế hoạch đề ra hàng năm và giai đoạn. Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư của nhà nước cho các chương trình mục tiêu dự án còn nhỏ lẽ, chưa đồng bộ; cơ sở hạ tầng như đường điện, mạng lưới giao thông, trường học, trạm... của huyện còn nhiều yếu kém, được đầu tư từ nhiều năm trước nay đã xuống cấp; một số ngành, lĩnh vực chưa chủ động trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, công tác tuyên truyền, vận động chưa thực sự sâu rộng, chưa có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ngành, các cấp dẫn đến sự nghiệp giảm nghèo và xây dựng thôn làng vững mạnh chưa đạt kết quả như yêu cầu đặt ra. Từ thực tế đó huyện đã rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau: - Cần tập trung sự lãnh đạo toàn diện của cấp uỷ Đảng các cấp, sự chỉ đạo có chiều sâu của chính quyền các cấp trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch định hướng và tổ chức triển khai thực hiện. Tăng cường sự phối hợp của các tổ chức chính trị-xã hội tổ chức tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức, khơi dậy tính tự giác, phát huy nội lực trong nhân dân, trong từng gia đình và cộng đồng. - Từng ngành, từng lĩnh vực phải có chương trình, kế hoạch cụ thể và có tính khả thi; có quy chế, phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cho từng nhóm, từng người cụ thể và sát thực tế; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện tốt chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất. Mỗi cán bộ công chức hành chính luôn phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong công tác, sản xuất, phát triển kinh tế để làm mô hình cho nhân dân học tập và làm theo. - Gắn kết các chương trình mục tiêu dự án với việc đào tạo, tuyên truyền tạo sự chuyển biến về nhận thức của người dân thoát nghèo bền vững. - Hệ thống kết cấu hạ tầng: Số xã có đường ô tô đến được trung tâm xã hai mùa là 02/11 xã (xã Đăk Hà và xã Tu Mơ Rông), còn lại đường đến trung tâm 9/11 xã là đường đất chỉ đi được vào mùa khô. Trên địa bàn huyện hiện tại có 91 thôn và 03 điểm dân cư thì 100% đều chưa có đường ô tô đến trung tâm của thôn, nền đường chủ yếu là đường đất do dân tự làm. Hệ thống đường giao thông từ các thôn đi khu sản xuất chưa có. Tổng chiều dài các tuyến đường GTNT trên địa bàn huyện 210,33 km (Đường tỉnh: 54,2 km chiếm 25,77%; Đường huyện: 22,0 km chiếm 10,46%; Đường xã, thôn: 134,13 km chiếm 63,77%). Trong đó đường huyện, xã chủ yếu là đường đất tự nhiên, nền đường rộng khoảng 3m; mặt đường rộng khoảng 2m, mùa mưa thì trơn trượt, lầy lội, các loại phương tiện lưu thông hết sức khó khăn. Số xã được đầu tư các công trình thủy lợi nhỏ là 11 xã. Trên địa bàn huyện có 83 công trình thuỷ lợi, trong đó cần nâng cấp 64 công trình đập đầu mối, kiên cố hoá kênh mương đảm bảo nước tưới cho 582 ha. Chưa có xã nào có đủ công trình thủy lợi để đáp ứng diện tích tưới tiêu. Hiện trên địa bàn huyện chỉ có 01 công trình thuỷ lợi có quy mô lớn (thuỷ lợi Đăk Hnia), nhưng chỉ đầu tư được đập dâng và hồ chứa, còn hệ thống kênh mương tưới tiêu và kênh mương nội đồng chưa có nguồn đầu tư, dẫn đến nhiều diện tích đất canh tác bị bỏ hoang do thiếu nguồn nước tưới. Số xã đã có điện lưới quốc gia là 11/11 xã. Số thôn (làng) đã có điện lưới quốc gia là 66 thôn, số thôn làng chưa có điện lưới quốc gia 25 thôn làng và 03 điểm dân cư. Tổng số hộ chưa có điện lưới quốc gia là 608 hộ, chiếm 14.6%. Số xã đã được đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt là 11 xã, tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt khoảng 60%. Tuy nhiên các công trình cấp nước do đầu tư từ nhiều năm trước, đến nay đã xuống cấp và chưa đảm bảo cung cấp nước đủ sinh hoạt cho nhân dân. Tại hầu hết điểm dân cư ở một số xã gần trung tâm huyện cũng như ở các xã trong huyện đều sử dụng nguồn nước tự chảy, chưa đảm bảo vệ sinh. Số xã được sử dụng điện thoại cố định là 02/11 xã, tỷ lệ số thôn được phủ sóng điện thoại di động là 45%. Số xã có điểm bưu điện xã là 03/11xã, bưu điện tại trung tâm huyện còn tạm bợ. Huyện chưa có Trung tâm thương mại; Trung tâm giáo dục thường xuyên; Trung tâm dịch vụ tổng hợp nông-lâm-ngư nghiệp; Cơ sở đào tạo dạy nghề tổng hợp; Nhà văn hoá thể thao cấp huyện; Sân vận động; Thư viện; Công trình xử lý chất thải tập trung. Tại 11/11 xã chưa có chợ trung tâm xã, Trạm chuyển tiếp phát thanh xã, Nhà văn hoá xã, thôn, bản, Sân vận động cấp xã, thôn, Thư viện, Công trình xử lý chất thải tập trung. Hiện huyện có 05 trạm phát lại truyền hình, chưa có Đài truyền thanh-truyền hình huyện. Tuy nhiên do điều kiện địa hình đồi núi chia cắt, hệ thống trang thiết bị truyền thanh truyền hình công suất nhỏ, lạc hậu, xuống cấp nên chỉ có khoảng 45% số hộ được xem truyền hình, 70% số người được nghe phát thanh. Trên địa bàn toàn huyện có 11 xã, mới có 4 trụ sở làm việc của UBND xã đã được đầu tư xây dựng, đảm bảo làm việc. Tại các thôn làng hầu hết đều có nhà rông nhưng chưa được đầu tư các thiết chế văn hoá. Một số xã có các bưu điện văn hoá xã, nhưng thông lin liên lạc chưa đựợc đảm bảo do địa hình phức tạp.Cơ sở đào tạo nghề chưa có. 2.2.2 Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội - Về Giáo dục-đào tạo: Tổng số học sinh trong năm học 2007-2008 là 8.540 học sinh trong đó: Mầm non có 1.961 em, 84 lớp mẫu giáo và 20 lớp nhóm trẻ; Tiểu học có 3.693 em, 199 lớp; Trung học cơ sở có 2.664 em, 105 lớp; Trung học phổ thông có 222 em, 8 lớp. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học mẫu giáo là 88,4%, tỷ lệ học sinh đi học tiểu học tiểu học là 87,4%, tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở là 81,8%, tỷ lệ người mù chử là7,5%. Chất lượng học sinh: hạnh kiểm tương đối tốt, học lực đa số còn ở hạng trung bình và yếu, số học sinh đạt loại khá, giỏi rất ít (Mầm non: 28,6%, Tiểu học: 12,11%, THCS: 1,2%). Tổng số giáo viên 678 người, trong đó: giáo viên mầm non là 104 người, giáo viên tiểu học là 301 người, giáo viên trung học cơ sở là 246 người, giáo viên trung học phổ thông là 23 người. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với địa phương, với nghề nghiệp, phần lớn đã qua đào tạo đạt chuẩn trở lên. Số xã được đầu tư trường lớp học là 11/11 xã, nhưng cơ sở vật chất, trường lớp, phòng học chưa đủ đáp ứng nhu cầu dạy và học cho giáo viên, học sinh trên địa bàn. Mức độ đầu tư còn nhỏ, chưa đồng bộ, cụ thể như sau: + Trung tâm giáo dục thường xuyên: chưa có. + Trường trung học phổ thông: chưa có. + Trường PTDT nội trú huyện: 01 trường DTNT (Nhưng chưa được đầu tư còn mượn cơ sở của trường THCS để giảng dạy). + Tổng số các loại phòng học: 344 phòng; trong đó: số phòng học kiên cố: 69 phòng; số phòng học cấp 4: 167 phòng; số phòng học tạm: 108 phòng. + Hầu như các trường trên địa bàn huyện đều chưa có phòng bộ môn, nhà hiệu bộ, thư viện, nhà ở giáo viên, cổng, tường rào, sân chơi, nhà về sinh và hệ thống cấp nước sinh hoạt. Trang thiết bị, đồ dùng dạy học còn thiếu thốn. Hiện huyện chưa có cơ sở đào tạo nghề tổng hợp, việc đào tạo nghề cho người lao động phải gửi đến các trung tâm của các huyện lân cận để đào tạo. Đó là khó khăn rất lớn cho huyện trong việc lựa chọn ngành nghề để đào tạo cho người lao động. - Về Y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân: Trên địa bàn huyện 100% số trẻ được khám bệnh miễn phí, được tiêm phòng, tiêm chủng đủ liều. Công tác y tế dự phòng hoạt động tốt nên không có dịch bệnh xãy ra trên địa bàn. Công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và tre em được quan thường xuyên. Mạng lưới y tế thôn, làng ngày càng mở rộng và cũng cố. Công tác khám, chữa bệnh được triển khai theo hướng xã hội hoá. Các cơ sở y tế và dịch vụ cung cấp thuốc men tư nhân phát triển khá nhanh đã góp phần vào công tác chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng. Toàn huyện hiện có 84 cán bộ y tế, trong đó: bác sĩ, dược sĩ đại học có 6 người, còn lại là y sĩ, y tá và nữ hộ sinh. Ngoài ra, tại nhiều thôn đã có cộng tác viên y tế cộng đồng thôn, bản. Tuy nhiên, cơ sở vật chất ngành y tế như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc… còn nhiều thiếu thốn, chưa được đầu tư, cụ thể: + Bệnh viện huyện, Bệnh viện khu vực, Trung tâm y tế dự phòng: chưa có (hiện chỉ sử dụng trạm y tế xã Tu Mơ Rông làm việc và điều trị). Trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh hầu như chưa có, giường bệnh chưa đảm bảo. + Số xã có trạm y tế là 11/11 xã, tuy nhiên do đầu tư từ nhiều năm trước hoặc sử dụng lại các cơ sở khác nên thiếu diện tích, đến nay đã xuống cấp, chưa có trang thiết bị y tế, chưa đủ giường bệnh. - Văn hoá Thông tin-Thể dục thể thao: Hoạt động văn hoá thông tin thể dục thể thao đã được huyện quan tâm chú trọng, nhiều hoạt động hội tụ nhiều bản sắc dân tộc, có nét văn hoá riêng, lâu đời nay của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa vẫn lưu giữ, đặc biệt được thể hiện rõ trong những ngày lễ hội truyền thống, hội mùa (15 lễ hội như: đâm trâu, bắt máng nước, ăn mừng lúa mới...). Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá đã được các cấp quan tâm, năm 2008 công nhận được 2.632 hộ gia đình văn hoá, chiếm 63,04% số hộ trên địa bàn huyện, 48/94 thôn, làng, điểm dân cư được công nhận là làng văn hoá, chiếm tỷ lệ 51,06%. Hiện nay trên địa bàn huyện có 109 bộ cồng chiêng, các nghệ nhân cồng chiêng thường thể hiện vào các dịp Lễ hội. Đến hết năm 2008 chỉ có 70/94 thôn, làng, điểm định cư có nhà rông văn hoá, huyện chưa có Trung tâm văn hoá, Thư viện, Nhà truyền thống, Sân sinh hoạt lễ hội-văn hoá-thể thao; Cấp xã: chỉ có 01/11 xã có nhà văn hoá nhưng đã xuống cấp, 11/11 xã chưa có sân vận động, chưa có thư viện. Chính vì vậy, các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao chỉ hoạt động trên quy mô nhỏ hẹp. Truyền thanh truyền hình tập trung tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước. Chất lượng thông tin tuyên truyền đã được nâng lên. Tuy nhiên về truyền thanh, truyền hình do huyện mới chia tách, địa hình phức tạp nên hiện chỉ có 05 trạm phát lại truyền hình, chưa đầu tư được Đài truyền thanh truyền hình huyện, trang thiết bị thiếu, máy phát công suất nhỏ, hư hỏng, xuống cấp nên chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế của người dân. - Tình hình an ninh, quốc phòng + Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn duy trì chế độ trực chỉ huy, trực sẵn sàng chiến đấu, cử cán bộ bám nắm cơ sở trong các ngày lễ lớn, các cơ quan đơn vị đóng chân trên địa bàn thực hiện nghiêm chế độ trực tự vệ cơ quan. Hệ thống chính trị từ huyện xuống cơ sở xã, thôn thường xuyên được củng cố, đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ được giao. + Hàng năm, tổ chức tốt công tác huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ ở 11/11 xã và các đầu mối tự vệ cơ quan, tổ chức diễn tập chiến đấu, trị an trên địa bàn một số xã trong huyện; Tổ chức khám tuyển và giao quân hàng năm đạt 100% so chỉ tiêu được giao. 2.2.3 Đánh giá thực trạng và nguyên nhân đói nghèo: 2.2.3.1 Thực trạng nghèo đói: Tổng số hộ nghèo đến 31/12/2006 là: 2.852 hộ, với 14.683 khẩu, chiếm tỷ lệ: 76,69%. Năm 2007 tổng số hộ nghèo tính đến 31/12/2007 có 2.616 hộ với 13.454 khẩu, chiếm tỷ lệ 67,67%. Năm 2008 tổng số hộ nghèo tính đến 31/12/2008 có 2.291 hộ với 11.764 khẩu, chiếm tỷ lệ 54,61%. Tổng số hộ nghèo trên địa bàn huyện đều là người đồng bào dân tộc thiểu số (Chiếm 100% tỷ lệ hộ nghèo). Phân bố hộ nghèo rãi đều khắp các xã, số liệu năm 2008 cụ thể như sau: + Xã Đăk Tờ Kan: 235 hộ với 1.337 nhân khẩu; + Xã Đăk Rơ Ông: 341 hộ nghèo với 1.602 nhân khẩu; + Xã Đăk Sao: 302 hộ nghèo với 1.498 nhân khẩu; + Xã Đăk Na: 205 hộ nghèo với 1.435 nhân khẩu; + Xã Đăk Hà: 222 hộ nghèo với 1.105 nhân khẩu; + Xã Tu Mơ Rông: 137 hộ nghèo với 685 nhân khẩu; + Xã Văn Xuôi: 102 hộ nghèo với 737 nhân khẩu; + Xã Ngọc Yêu: 163 hộ nghèo với 737 nhân khẩu; + Xã Ngọc Lây: 190 hộ nghèo với 1.023 nhân khẩu; + Xã Tê Xăng: 182 hộ nghèo với 983 nhân khẩu; + Xã Măng Ri: 212 hộ nghèo với 910 nhân khẩu. Thu nhập bình quân hộ nghèo là 10,48 triệu đồng/hộ/năm. Số hộ nghèo còn ở nhà tạm là 1.105 hộ. 2.2.3.2 Nguyên nhân đói nghèo * Nguyên nhân nghèo đặc trưng của huyện: - Nguyên nhân khách quan: Huyện có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, hơn 80% diện tích đất tự nhiên là đồi núi, đất sản xuất thiếu và xấu. Địa hình đồi núi cao giao thông đi lại rất khó khăn, chỉ có 02/11 xã có đường xe ô tô đi được 2 mùa, cơ sở hạ tầng chưa được đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống, sản xuất chưa gắn với thị trường, nông sản sản xuất ra còn mang tính tự cung tự cấp chưa trở thành hàng hoá. Các cơ chế chính sách đầu tư và chương trình dự án đầu tư trước đây của nhà nước cho các công trình cơ sở hạ tầng còn dàn trải, chưa tập trung và thiếu đồng bộ. - Nguyên nhân chủ quan: + Việc chỉ đạo thực hiện của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp chưa mạnh, công tác tuyên truyền vận động, hướng dẫn chưa được thường xuyên, liên tục, thiếu cụ thể do một số cán bộ có trình độ, năng lực còn hạn chế. + Đại bộ phân nhân dân chưa có ý thức phát huy tính cạnh tranh vươn lên làm giàu từ trong cộng đồng, một bộ phận còn trong chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, thiếu kinh nghiệm làm ăn, chưa tận dụng hết thời gian nhàn rỗi ở nông thôn; chưa biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thói quen canh tác lạc hậu vẫn còn duy trì, một số phong tục như cúng bái, ma chay, lễ hội thường kéo dài làm ảnh hưởng đến của cải và thời gian lao động.việc phân công lao động và chi tiêu gia đình không hợp lý, tích luỹ hầu như không có nên dẫn đến nghèo đói là không tránh khỏi. 2.2.3.3 Đánh giá kết quả đạt được từ các chương trình, dự án và một số chính sách đầu tư xóa đói giảm nghèo đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện và những tồn tại hạn chế * Chương trình 135 - giai đoạn II: Tổng vốn được đầu tư từ năm 2006 đến 2008: 32.021,76 triệu đồng. - Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn: Tổng số vốn kế hoạch được giao trong 3 năm (2006-2008): 21.455 triệu đồng. Trong đó: Năm 2006: 4.900 triệu đồng; năm 2007: 9.490 triệu đồng; năm 2008: 7.065 triệu đồng. Các hạng mục công trình đã triển khai đầu tư qua các năm (2006-2008): + Giao thông: tổng số công trình, hạng mục công trình đầu tư trong 03 năm là 32 công trình, trong đó: năm 2006 là 10 công trình, năm 2007 là 11 công trình, năm 2008 là 11 công trình. + Thủy lợi: tổng số công trình, hạng mục công trình đầu tư trong 03 năm là 27 công trình, trong đó: năm 2006 là 06 công trình, năm 2007 là 13 công trình, năm 2008 là 8 công trình. + Trường học: tổng số công trình, hạng mục công trình đầu tư trong 03 năm là 16 công trình, trong đó: năm 2006 là 02 công trình, năm 2007 là 11 công trình, năm 2008 là 03 công trình. + Nước sinh hoạt: tổng số công trình, hạng mục công trình đầu tư trong 03 năm là 14 công trình, trong đó: năm 2006 là 08 công trình, năm 2007 là 02 công trình, năm 2008 là 04 công trình. Công trình khác: 01 công trình. - Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất: Tổng kinh phí được sử dụng trong năm 2008: 1.032.000.000 đồng; trong đó: Vốn sự nghiệp: 905,97 triệu đồng dùng để hỗ trợ hạt giống bời lời 550 Kg, kinh phí 65,10 triệu đồng; hỗ trợ giống cà phê Catimor 107.550 cây, kinh phí 285,45 triệu đồng; hỗ trợ giống cây bời lời 123.000 cây, kinh phí 119,06 triệu đồng; hỗ trợ giống Dong riềng cấp được 36.896 kg kinh phí thực hiện 73,03 triệu đồng; Xây dựng mô hình phổ biến nhân rộng: kinh phí thực hiện 35 triệu đồng; hỗ trợ phân bón, vật tư khác; trâu, bò; hạt giống Bời lời và tài liệu tuyên truyền. Vốn đầu tư phát triển: thực hiện hỗ trợ máy móc thiết bị phục vụ sản xuất với kinh phí 903,7 triệu đồng; - Kết quả thực hiện Dự án hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao năng lực nhận thức pháp luật (Quyết định 112/2008/QĐ-TTg): + Hỗ trợ học sinh nghèo: Tổng kế hoạch kinh phí năm học 2007-2008 và 4 tháng năm học 2008-2009: 5.300.000.000 đồng (trong đó Bậc Mầm non 1.204.280.000 đồng, Bậc Tiểu học 2.333.000.000 đồng, Bậc THCS 1.762.720.000 đồng). Thực hiện: 5.300.000.000 đồng (trong đó Bậc Mầm non 1.204.280.000 đồng, Bậc Tiểu học 2.333.000.000 đồng, Bậc THCS 1.762.720.000 đồng). Năm 2007-2008: kế hoạch giao 3.655.000.000 đồng (trong đó Mẫu giáo 824.040.000 đồng, Tiểu học, THCS 2.830.960.000 đồng). + Hỗ trợ văn hóa: kinh phí giao cho các xã là 22 triệu đồng (2 triệu đồng/xã). + Trợ giúp pháp lý: kế hoạch giao 22 triệu đồng, (2 triệu đồng/01 xã) + Hỗ trợ vệ sinh môi trường: kế hoạch giao là 230 triệu đồng (1 triệu đồng/01 hộ thuộc diện được hỗ trợ). - Duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng các công trình thuộc chương trình 135: Tổng kinh phí 502 triệu đồng, để duy tu sửa chữa 11 công trình tại 11 xã trên địa bàn huyện. * Chương trình khuyến nông và dịch vụ nông - lâm nghiệp: Tổng kinh phí: 440,348 triệu đồng (Nguồn TW: 243,94 triệu đồng; Nguồn tỉ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện tumơrông -tỉnh kon tum.doc
Tài liệu liên quan