Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển rất mạnh hệ thống các trung tâm thương mại hoạt động với chất lượng cao và hiện đại để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên , với tốc độ phát triển như hiện nay để đáp ứng kịp với tiến trình hội nhập ASEAN và WTO. Hà Nội cũng như nhiều thành phố lớn khác vẫn còn thiếu những mô hình tổ hợp các cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại hiện đại phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2675 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xu hướng phát triển kinh tế - xã hội quận Hoàn Kiếm đến 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t động sản là thị trường không hoàn hảo: thị trường bất động sản là một thị trường đòi hỏi sự can thiệp nhiều và trực tiếp của Nhà Nước nên mức độ hoàn hảo của thị trường bất động sản thấp hơn các thị trường hàng hóa tiêu dùng, thị trường tư liệu sản xuất và các thị trường khác. Bên cạnh đó, do không tái tạo được hay tính khan hiếm của đất nên thị trường mang tính độc quyền. Các thông tin về quy hoạch, về quản lý, kinh tế xã hội liên quan đến đất đai chưa được phổ biến triệt để điều này làm cho thị trường bất động sản có cạnh tranh nhưng là cạnh tranh ngầm, cạnh tranh không hoàn hảo.
Thị trường bất động sản là thị trường có mối liên hệ mật thiết với các thị trường khác nhất là thị trường tài chính tiền tệ, tín dụng và với sự phát triển kinh tế của một quốc gia: Hầu hết các khoản đầu tư đều đi vào hai luồng là đầu tư vào các tài sản hoặc là đầu tư trên thị trường tài chính tiền tệ. Trong mọi thời điểm người ta luôn có nhu cầu chuyển dịch một lượng tiền bạc sang tài sản hoặc ngược lại. Mặt khác, bản thân các giao dịch về bất động sản thường có nhu cầu rất lớn về vốn. Điều đó cho thấy, thị trường bất động sản của một quốc gia chỉ có thể phát triển lành mạnh và ổn định khi có một thị trường vốn phát triển lành mạnh và ổn định.
2.1.2. Quy mô thị trường bất động sản hiện nay.
Theo Chiến lược phát triển đô thị của Việt Nam, diện tích đất đô thị sẽ tăng từ 105.000 Ha hiện nay lên đến 460.000 Ha vào năm 2020, tỷ lệ đô thị hoá 28% hiện nay, dự kiến sẽ đạt tới khoảng 45% vào năm 2025. Nhu cầu về nhà ở đặc biệt là nhà ở đô thị để đáp ứng cho số dân đô thị khoảng 23 triệu người hiện nay, dự kiến sẽ tăng lên 46 triệu người vào năm 2025. Nếu chỉ tính riêng nhu cầu nhà ở đô thị, trung bình mỗi năm Việt Nam đã cần phải phát triển thêm 35 triệu m2 nhà để phấn đấu đạt 20 m2 nhà ở/người tại đô thị vào năm 2020.
Trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản Việt Nam đã thu hút được gần 700 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn đăng ký khoảng 17 tỷ Đô la Mỹ tính đến tháng 4/2007.
+ Nguồn cung :
Mặc dù những thời gian gần đây, dưới tác động của thuế thu nhập cá nhân, các giao dịch trên sàn bất động sản đã lắng xuống trông thấy, nhưng các chuyên gia đều cho rằng, xu hướng năm 2010 sẽ là sự bùng nổ của thị trường căn hộ bán cả về cung- cầu.
Tín hiệu tích cực nhất phải kể đến là dấu hiệu phục hồi của các hoạt động về đầu tư BĐS tại Việt Nam qua số lượng thông tin đầu tư gia tăng sau giai đọan trầm lắng trong nửa đầu năm 2009. Cụ thể, ngày 15/10/2009, Vina Capital thông báo bán toàn bộ 50,1% cổ phần của tập đoàn ở dự án cao ốc A&B. Việc bán cổ phần này mang lại tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR) 17,5% trong 4 năm. Công ty cổ phần Đầu tư Công đoàn BIDV đã mua 996 căn hộ trung cấp thuộc dự án Hòang Anh An Tiến, huyện Nhà Bè. Giá bán toàn bộ tương đương 1.000 -1.100 USD/m2.
Theo CBRE, đến thời điểm hiện tại, Theo CBRE, đến thời điểm hiện tại, thị trường văn phòng cho thuê tại TP.HCM giá thuê sẽ chạm đáy vào cuối năm nay. Giá chào thuê của tât cả các phân hạng cao ốc văn phòng đều sẽ có mức gảm thấp nhất: 2,9% kể từ thời điểm quý II/2009. Dự án Kumho Asiana Plaza với tổng diện tích sàn 31.562m2 đã đi vào họat động trong tháng 9 vừa qua đã đẩy mặt bằng giá chào thuê văn phòng hạng A tăng lên 41,3USD/m2/tháng, tăng 1,2% so với quý trước.
Tuy nhiên, hiện tỷ lệ mặt bằng của tất cả các phân hạng vẫn nằm ở mức 17,5% giảm 0,6% so với quý trước. Riêng tỷ lệ mặt bằng hạng A còn trống hiện vẫn ở mức cao: 26,3%.Trong khi đó dự báo nguồn cung sẽ vẫn tiếp tục tăng từ nay đến cuối năm 2010.
ở thị trường kinh doanh bán lẻ dấu hiệu có vẻ khả quan hơn. Hiện giá chào thuê bình quân tại các trung tâm thương mại tổng hợp trong khu trung tâm thương mại(TTTM) của thành phố vẫn bình ổn ở mức giá 105,3USD/m2/tháng tại các tầng lầu có vị trí thuận lợi.
Dự kiến trong quý IV/2009 sẽ có nhiều TTTM lớn được khánh thành như: Kumho Asiana Plaza(Q.1), The Flemington (Q.11) và The Everich(Parkson) ở Q.11 sẽ cung cấp thêm cho thị trường 56.338m2 mặt bằng.
Thị trường căn hộ dịch vụ vẫn tiếp tục phải đối mặt với áp lực giảm giá thuê. Giá thuê trung bình của căn hộ dịch vụ trong tất cả các hạng giảm 4,3% xuống còn 24,74 USD/m2/tháng. Tỷ lệ trống của các tòa nhà hạng A thậm chí còn tăng cao lên 26% do khách thuê dời dến các căn hộ dịch vụ rẻ hơn.
Có dấu hiệu hồi phục và được đánh giá tiềm năng nhất hiện nay chính là thị trường căn hộ bán. Trong quý III, các chủ đầu tư đã bắt đầu khởi động lại các dự án bị đình hoặc hoãn lại trước đây và cùng lúc đó là 12 dự án mới đã được khởi công xây dựng. Có 10 dự án (bao gồm 1.800 căn hộ) đã chính thức được chào bán trong đó một số chủ đầu tư chỉ chào bán 1 số lượng nhỏ trong tổng số nguồn cung của dự án. Đặc biệt, giá chào bán bình quân trên thị trường thứ cấp tiếp tục tang từ 1%-3,4% so với quý trước, và hầu hết các giao dịch dao động trong mức giá 650 USD-810 USD/m2.
Nếu tính từ năm 2008 đến quý III/2009 đã có 46 dự án với gần 15.000 căn hộ được chào bán. Dự kiến, số lượng căn hộ được chào bán tại TP.HCM đến quý II/2010 sẽ là 44 dự án với trên 22 ngàn căn hộ.
Riêng Hà Nội, sau khi rà soát các đồ án, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn, ủy ban nhân dân thành phố đã đề nghị cho phép tiếp tục triển khai 241 dự án vào đợt 1. Trong số này có tới trên 60% là dự án nhà ở, khu đô thị mới. Nhiều dự án khu đô thị mới chiếm diện tích hơn 100 ha, tập trung chủ yếu tại Hà Đông, như khu đô thị mới Dương Nội rộng 174.23ha của tập đoàn Nam Cường, khu đô thị mới Lê Trọng Tấn của Công ty cổ phần phát triển đô thị quốc tế Việt Nam với 101.37ha, khu đô thị mới hai bên đường Lê Trọng Tấn của Công ty Geleximco với 133 ha, khu đô thị mới Nam An Khánh rộng 181ha của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà, Khu đô thị mới Bắc An Khánh rộng 264.40ha của Công ty liên doanh TNHH phát triển đô thị mới An Khánh; khu đô thị Thanh Hà A với 195.51ha, Khu đô thị Thanh Hà B rộng 193,22 ha của Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 5...
+ Nguồn cầu.
Theo khảo sát của một số công ty chuyên nghiên cứu về thị trường, cầu trên thị trường bất động sản vẫn còn tương đối lớn. Nhưng trong thời điểm hiện nay, việc suy giảm kinh tế và tâm lý chờ đợi của khách hàng khiến thị trường vẫn chưa thực sự sôi động trở lại.
6 tháng đầu năm tại Tp. Hồ Chí Minh chỉ có khoảng 5.000 căn hộ, thuộc 31 dự án được bán ra. Hầu hết các dự án đều nhắm đến phân khúc thị trường trung và cao cấp. Số lượng căn hộ được bán ra nhiều nhất là khu Đông (quận 2) và khu Nam thành phố (quận 7). Tại Hà Nội, thị trường trong 6 tháng đầu năm 2009 đang có sự chênh lệch khá lớn về cung và cầu. ở Hà Nội, tổng số căn hộ còn để bán từ các dự án khoảng 1.467 căn, tập trung chủ yếu tại các quận Từ Liêm, Đống Đa và Hai Bà Trưng. Những dự án còn hàng bán ra hiện nay như Keangnam Hanoi, Landmark Tower, Vincom Park Place, Sky City Tower và Golden Westlake, CT1 khu đô thị mới Cổ Nhuế và CT2A khu đô thị mới Nghĩa Đô cũng đều nhằm đến thị trường trung và cao cấp.
Theo các chuyên gia, mặc dù nguồn cung không nhiều nhưng hoạt động mua bán căn hộ diễn ra chậm so với dự đoán của giới địa ốc. Trong quý 1/2009 chỉ có khoảng 330 căn có giao dịch thành, chiếm khoảng 23% tổng số căn còn để bán. Giá bán căn hộ trung bình đã giảm so với quý 4/2008. Giá chào bán trên thị trường thứ cấp đang giảm từ 2 - 7,5% so với quý 4/2008. Giá giảm song giao dịch trên thị trường vẫn không thể tăng. Nguyên nhân của tình trạng này, theo các chuyên gia là do nhiều nhà đầu tư với mục đích đầu cơ đã từ bỏ thị trường. Trong khi đó, giá bất động sản còn ở mức quá cao so với khả năng thanh toán của đa phần người có nhu cầu mua nhà để ở. Do vậy mặc dù cầu thật của thị trường rất lớn, thậm chí lớn hơn cung nhiều lần nhưng tỷ lệ giao dịch thành công không nhiều.
+ Nguồn Cung :
Các tuyến cao tốc trái của Láng-hòa Lạc đã được thong xe vào cuối tháng 10. Toàn tuyế sẽ thông xe vào cuối năm 2010 hoặc đầu năm 2011
Các dự án đường cao tốc trọng điểm Hà Nôi Lào Cai, Hà Nội Hải Phòng được đẩy mạnh tiến độ
Các dự án này sẽ ảnh hưởng lớn trong 5-10 năm tới
Thị trường nhà ở
Năm
2009
2010
Cao cáp và hạng sang
4511 (15 dự án)
3174( 8 dự án)
Trung cấp
6014( 19 dự án)
5407 ( 9 dự án)
Bình dân
2567( 4 dự án)
Tổng
13356(38 dự án)
8581 (17 dự án)
40% nguồn cung mới được tung ra thị trường vào tháng 10 và tháng 11, thị trường tăng vọt nhưng sau đó trở về nhu cầu bình ổn
Năm 2010 sẽ có thêm nhiều dự án được khởi bán
Thị trường nhà ở vẫn sẽ là thị trường sôi động nhất : đo thị hóa thay đổi cơ cấu hộ gia đình và nhà ở cũng là 1 kênh đầu tư quan trọng
Mối lo lạm phát tiền chảy vào thị trường nhà đất
Nhà ở quanh hồ Tây tiếp tục tăng giá đặc biệt khu đất phía tây
Nguồn cung sẽ tăng mạnh trong mọi phân khúc
Các dự án chất lượng cao sẽ tiếp tục bán tốt
Các dự án chất lượng chưa đảm bảo có vị trí kém và gặp rất nhiều khó khăn
Nếu nhu cầu tiếp tục tăng phân khúc hạng trung bình sẽ có thêm nhiều dự án khởi bán và sôi đọng nhất
Vẫn có nhu cầu nhất định đối với các dự án hạng sang
Giới đầu cơ vẫ có ảnh hưởng mạnh nhưng vẫn có người tiêu dùng cuối cùng
Giá trung bình của cả thị trường có xu hướng giảm với nhiều dự án hướng đến phân khúc thị trường trung cao cấp với mức giá dưới 1500USD
Các dự án vùng ven dần chứng tỏ lợi ích sống ngoài khu vực trung tâm.
Văn phòng
Giá thuê văn phòng sẽ tiếp tục giảm
- Giá thuê văn phòng sẽ tăng lên chỉ khi các dự án xây dựng văn phòng chững lại
- Sự ổn định về giá cả thuê sẽ đạt được khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh và nhu cầu khách thuê Việt Nam thay đổi
- Việc có rất ít tòa nhà hạng A giảm giá( có nhiều tòa nhà trên 40USD/m2) đã giúp cho toàn nhà hạng B có cơ hội tìm kiếm khách thuê và hiện tại ổn định với giá trên 20USD/m2
- Lượng khách hỏi thuê văn phòng đã tăng đáng kể trong nửa cuối năm 2009 nhưng đến cuối năm lại bị chững lại
- Các trường quốc tến các công ty tài chính tỏng nước và các công ty con của doanh nghiệp nhà nước tiếp tục tìm kiếm diện tích thuê lớn và các toàn nhà với diện tích 2000-5000m2
- Các chủ đầu tư cuối cùng cũng sẽ phải đi đến 2 quyết định giữ nguyên hay giảm giá mức thuê
+ Thuê dài hạn là 1 giải pháp toàn diện cho cả khách thuê và chủ đầu tư để tránh được rủi ro
+ Các chủ đầu tư sẽ noi theo trường hợp của tòa nhà CEO Tower, là tòa nhà mới hoạt động ổn định trong thị trường hiện tại (tỷ lệ trống 5% sau 3 tháng khai trương)
- Có thêm những công ty lớn những công ty trong nước sẽ củng cố các văn phòng với thoài hạn thuê dài hơn và giá thuê tốt hơn.
- Với chính sách thuê ổn định , những dự án mới sẽ tiếp tục chào thuê với mức giá thấp hơn các toàn nhà hiện tại. Trong trung hạn các tòa nhà văn phòng mới sẽ hoạt động tốt hơn nhưng trước hết cần phải đi vào ổn định
- Nếu giá thuê tiếp tục giảm trong phân khúc hạng A và hạng B+ cần thận trọng khi di chuyển và cần đảm bảo giá thuê tiết kiệm được lớn hơn chi phí vận chuyển. Cần nhớ rằng hấu hết các khách thuê không thuê ại thời điểm thị trường đạt đỉnh.Gần như khách thuê hạng A trả giá thuê trong khoảng từ $25 đến $40
Thị trường bán lẻ
Các trung tâm thương mại vẫn duy trì hoạt động tốt. Tại các cửa hàng trung tâmn nguồn cung vẫn hạn chế nhưng việc cải tọa các cửa hàng mặt phố làm thành cửa hàng bán lẻ hiện đại sẽ làm giảm tốc đọ tăng giá thuê
Thị trường khách sạn
Công suát sử dụng phòng hồi phục trong quý 3 và quý 4 cà triển vọng tốt năm 2010
Giá thuê ổn định, nhiều thương hiệu mới ra nhập thị trường.
Thị trường khu công nghiệp
Thị trường khu công nghiệp sẽ phục hồi khi các chủ đầu tư Khu công nghiệp sẽ quay trở lại thị trường tìm kiếm cơ hội đầu tư. Các chủ đầu tư và quản lý khu công nghiệp sẽ giảm giá cho thuê và các loại phí.
Phần III
Xu hướng phát triển kinh tế - xã hội quận Hoàn Kiếm đến 2020
I- Dự báo các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội quận Hoàn Kiếm
1.1- Xu thế hiện đại hoá đời sống kinh tế - xã hội tại các đô thị.
Khác với các quận giáp ranh giữa nội và ngoại thành, Hoàn Kiếm ít chịu tác động của quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá theo chiều rộng. Thay vào đó Hoàn Kiếm chịu tác động mạnh mẽ của quá trình hiện đại hoá đô thị. Quá trình đó thể hiện ở những đặc trưng cơ bản:
+ Tin học hoá các hoạt động kinh tế - xã hội.
+ Chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế dịch vụ.
+ Chuyển từ công nghiệp sản xuất những sản phẩm thô, nặng tốn nhiều năng lượng và nguyên liệu sang sản xuất những sản phẩm tinh gọn, tiêu hao ít năng lượng và nguyên liệu, song lại kết tinh trong đó nhiều chất xám.
+ Chuyển từ quá trình xây dựng các công trình ồ ạt, sang quá trình hoàn thiện hệ thống công trình kiến trúc đã có.
Với xu thế đó, trong qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Hoàn Kiếm, sẽ rất cần sự bố trí, sự định hướng đồng bộ các ngành, các lĩnh vực cùng đi theo xu hướng phát triển theo chiều sâu, phải tiếp cận ngay với những thành tựu mới của khoa học và công nghệ tiên tiến. Các ngành dịch vụ, đặc biệt là các ngành dịch vụ tài chính, thông tin, tư vấn v.v... rất cần và có điều kiện để đi thẳng vào công nghệ tiên tiến của thế giới trong quá trình phát triển.
Trong xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, việc chuyển chức năng sử dụng đất công nghiệp thành đất dịch vụ là tất yếu. Đối với những doanh nghiệp công nghiệp còn lại trên địa bàn Quận (phần nhà xưởng), cũng cần chuyển hướng sang sản xuất những sản phẩm tinh xảo, tốn ít nguyên vật liệu, ít phế thải và kết tinh nhiều lao động chất xám.
1.2- Tiến bộ khoa học và công nghệ mới.
Sang thế kỷ 21, công nghệ thông tin và những tiến bộ mới về khoa học trong công nghệ thông tin sẽ là nhân tố chi phối mạnh mẽ tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội. Đối với Hoàn Kiếm, nhân tố này vừa tạo ra những cơ hội mới, vừa đặt ra những thách thức mà Hoàn Kiếm phải vượt qua trong quá trình phát triển.
Cơ hội được thể hiện ở khía cạnh: Hoàn Kiếm có thể chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo hướng phát triển các ngành công nghiệp sạch, các ngành dịch vụ cao cấp. Những ngành kinh tế mới đó cho phép Hoàn Kiếm phát triển kinh tế phù hợp với yêu cầu của một quận nội thành, và hơn nữa, là quận nội thành cổ kính và trung tâm của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hoàn Kiếm có điều kiện thuận lợi là khoa học và công nghệ thông tin đã đạt tới trình độ cao, sẽ cho phép Hoàn Kiếm phát triển những ngành kinh tế có hàm lượng chất xám cao. Quá trình đó đòi hỏi phải chuyển đổi chức năng sử dụng của một số khu đất trên địa bàn Hoàn Kiếm. Trong những điều kiện lịch sử của Hoàn Kiếm, việc chuyển chức năng sử dụng đất là không đơn giản. Đó cũng chính là một trong những thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Quận.
Sự phát triển cao của khoa học và công nghệ cũng đòi hỏi phải cải tạo hệ thống các yếu tố của hạ tầng kỹ thuật, trong đó có hệ thống truyền dẫn thông tin. Sự cải tạo đó trong điều kiện phố phường được định hình từ hàng chục năm qua, là việc làm không đơn giản. Đó là cái khó của quận nội thành cổ xưa trong quá trình tiếp tục phát triển.
1.3- Về khả năng khai thác các nguồn vốn.
Trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội của Hoàn Kiếm trong quá trình phát triển đều cần nhiều vốn. Những nhân tố có thể cho phép khai thác được nhiều vốn hơn cho đầu tư phát triển trên địa bàn quận Hoàn Kiếm như sau:
- Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế quốc tế. Điều này sẽ cho phép nước ta, Hà Nội, và trong đó có Hoàn Kiếm, có nhiều cơ hội để tạo lập các mối quan hệ với nước ngoài, qua đó để thu hút vốn đầu tư.
- Cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước ta ngày càng thông thoáng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Vấn đề này nếu được giải quyết hợp lý, sẽ cho phép nước ta, Hà Nội có thể nắm bắt kịp những vận hội quốc tế đưa lại.
- Phố cổ, phố trung tâm là vấn đề không riêng của Hoàn Kiếm, mà là của Thủ đô, của cả nước. Nhân tố này sẽ tạo cho Hoàn Kiếm lợi thế nhất định so với các Quận khác về bố trí các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước.
- Uy tín của Hoàn Kiếm vẫn là sức hút rất mạnh nguồn vốn đầu tư phát triển các ngành dịch vụ trên địa bàn Quận.
Tuy vậy, cũng cần phải thừa nhận một thực tế là: rất nhiều địa phương đang cần vốn và cũng có những lợi thế nhất định thu hút vốn đầu tư. Hơn nữa, Hoàn Kiếm bên cạnh những lợi thế, cũng có những hạn chế trong thu hút vốn đầu tư. Do vậy, vấn đề là cần tìm được điểm đột phá khai thác được lợi thế vượt trội, đồng thời tránh né những thế yếu của Hoàn Kiếm trong qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
1.4- Dự báo về qui mô dân số trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đến năm 2020.
Quy mô dân số
- Theo tổng điều tra dân số tính đến ngày năm 2009 dân số trong quận Hoàn Kiếm là: 178.073 người. Mật độ 394 người/ha.
Các chỉ tiêu quy hoach đạt được :
SốTT
Ký HIệU
Loại Đất
DIệN TíCH (HA)
Tỷ Lệ (%)
CHỉ TIÊU BìNH QUÂN (M2/NG)
11
A
Đất dân dụng
352,55
77,77
27,12
22
AI
Đất khu ở
175,61
38,74
13,51
33
AII
Đất công cộng quận và thành phố(Bao gồm: Đất hành chính; Văn hoá; Y tế;Giáo dục; Dịch vụ công cộng khác )
31,10
6,86
2,40
44
AIII
Đất cây xanh TDTT quận và thành phố
29,91
6,60
2,30
55
AIV
Đất giao thông quảng trường và bãi đỗ xe
115,93
25,57
8,91
66
B
Đất dân dụng khác
92,96
20,01
77
C
Đất ngoài dân dụng
7,82
1,73
Tổng cộng
453,33
100
34,87
Các chỉ tiêu khống chế tính đến năm 2020
HạNG MụC
TOàN QUậN
KHU PHố Cổ
KHU PHố Cũ
KHUNGOàI ĐÊ
Dân số (1000 người)
130
50
55
25
Mật độ cư trú (ng/ha) (netto)
287
500
230
295
Mật độ xây dựng TB các ô phố (%)
50 - 60
65 - 70
50 - 60
50 55
Tầng cao trung bình (tầng)
2,5
2,5
2,75
2,5
Hệ số sử dụng đất
1,3 - 1,5
1,6 - 1,8
1,3 - 1,7
1,2-1,4
Theo quyết định phê duyệt số 96/2000-QĐ-UB của UBND Thành phố Hà nội(Phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông)
Theo số liệu thống kê, trong 5 năm qua, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân mỗi năm 1,09%. Đây là tỷ lệ tăng gần đạt đến tỷ lệ lý tưởng: xấp xỉ 1%/năm, khi dân số đã ổn định, và mỗi cặp vợ chồng chỉ đẻ 2 con. Theo mục tiêu phấn đấu của quận Hoàn Kiếm, sẽ duy trì tỷ lệ tăng tự nhiên khoảng 1%/năm trong 10 năm tới. Đây là mục tiêu có tính khả thi cao, nhờ công tác kế hoạch hoá gia đình đã trở thành nền nếp trong đời sống xã hội ở Quận.
Cũng trong 5 năm qua, bình quân mỗi năm số người giảm cơ học là 490 người, đạt tỷ lệ giảm 0,27%/năm. Đây là sự giảm tự phát, chưa có tác động lớn của các biện pháp vĩ mô về kinh tế và hành chính.
Như vậy, tỷ lệ tăng dân số thực tế mấy năm qua là 0,82%/năm.
Theo quyết định 96/2000/QĐ-UB, ngày 7 tháng 11 năm 2000 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt qui hoạch chi tiết quận Hoàn Kiếm (phần qui hoạch sử dụng đất và qui hoạch giao thông), tổng dân số dự kiến đến năm 2005 sẽ là: 154.000 người, theo đó, tỷ lệ giảm dân số bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2001-2005 sẽ là: - 1,77; Dân số đến năm 2020 sẽ là 130.000 người, theo đó tỷ lệ giảm dân số bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2006-2020 sẽ là: -1,13%.
Từ thực tiễn về tỷ lệ tăng dân số mấy năm qua, chúng tôi cho rằng dân số Hoàn Kiếm đã đến thời kỳ đạt tỷ lệ tăng tự nhiên ổn định khoảng 1%/năm.
II- Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội Quận Hoàn Kiếm.
1- Phát triển kinh tế - xã hội quận Hoàn Kiếm phải phù hợp với điều chỉnh quy hoạch chung phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, trong đó qui định Hoàn Kiếm thuộc khu vực hạn chế phát triển. Nội dung hạn chế chủ yếu là hạn chế xây dựng các công trình cao tầng; hạn chế gia tăng dân số. Quan điểm này đặt ra cho sự nghiệp phát triển kinh tế trên địa bàn Hoàn Kiếm một bài toán nan giải: phải đảm bảo tăng trưởng nhanh nhưng không được kéo theo sự gia tăng dân số. Do vậy, việc lựa chọn và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý và xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp là rất cần thiết trong chiến lược phát triển của Hoàn Kiếm.
2- Phát triển kinh tế - xã hội quận Hoàn Kiếm phải tạo được sắc thái văn hoá riêng: kết hợp hài hoà những yếu tố hiện đại bên cạnh những yếu tố truyền thống cổ kính, góp phần xây dựng văn hoá Thủ đô giàu bản sắc dân tộc và truyền thống Thăng long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch trên dịa bàn quận Hoàn Kiếm không thể tách rời với việc xây dựng và quản lý đô thị, bảo tồn và tôn tạo phố cổ, phù hợp với vị thế của Quận.
3- Phát triển kinh tế - xã hội của Hoàn Kiếm phải được đặt trong quan hệ hữu cơ với các quận, huyện khác của Thủ đô, và với các vùng khác trong khu vực và cả nước.
4- Phát triển kinh tế phải đi đôi với giải quyết những vấn đề xã hội, trong đó cần chú trọng giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đời sống cho người có công với cách mạng và nhà ở cho người có thu nhập thấp.
5- Phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Hoàn Kiếm phải đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân trong tình hình mới.
III- Định hướng phát triển:
Quận Hoàn Kiếm nằm ở vị trí trung tâm của thành phố Hà Nội nên có nhiều ưu thế trong việc mở rộng thị trường cũng như khả năng hợp tác với bên ngoài. Với vị trí địa lý thuận lợi, tập trung nhiều đầu mối giao thông, Quận có khả năng thúc đẩy mạnh giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá và du lịch. Đây chính là điều kiện cho sự phát triển của thị trường hàng hoá và dịch vụ. Hơn nữa, nằm trên đường giao thông Bắc Nam cũng như là vùng nối lên các tỉnh lân cân nên quận Hoàn Kiếm có khả năng mở rộng thị trường đa dạng hơn, kể cả những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, những loại hàng hoá cao cấp cũng như thị trường dịch vụ, du lịch.
Hiện tại, Hoàn Kiếm đang phấn đấu đạt mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân mỗi năm khoảng 10%/năm.
Riêng trong năm 2010, giá trị sản xuất bình quân đầu người tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2000. Lĩnh vực thương mại đạt 33.067 tỷ, chiếm tỷ lệ 63,28%; dịch vụ đạt 14.819, chiếm tỷ lệ 26,4%; du lịch đạt 2.468 tỷ, chiếm tỷ lệ 4,72%; công nghiệp đạt 2.033 tỷ, chiếm tỷ lệ 3,89%; xây dựng đạt 868 tỷ, chiếm tỷ lệ 1,66%.
100% số người trong độ tuổi đi học được phổ cập trung học phổ thông và tương đương.
Để định hướng phát triển cho quận, chính quyền quận Hoàn Kiếm cũng đã nhìn thấy nhiều những yếu tố thuận lợi và khó khăn.
Thuận lợi
Đối với ngành thương mại, Hoàn Kiếm là địa bàn đông dân cư với thu nhập bình quân đầu người cao đã tạo ra cơ hội và thị trường sâu rộng cho dịch vụ thương mại phát triển. Với vai trò trung tâm giao lưu hàng hoá cùng truyền thống buôn bán từ rất lâu đời của người Hoàn Kiếm, thương mại của Quận có nhiều triển vọng phát triển. Hơn nữa, Quận có bề dày lịch sử phát triển gần 1000 năm với khu phố cổ 36 phố phường, Quận có thế mạnh riêng cho phát triển ngành thương mại.
Đối với ngành du lịch, ở vị trí trung tâm Thủ đô, đầu mối giao lưu của cả nước và quốc tế, cùng với những cảnh quan thiên nhiên, những di tích lịch sử, những khu phổ cổ trong đô thị sầm uất với những ngành nghề truyền thống... cho phép Hoàn Kiếm trong những năm tới có thể xây dựng và trở thành một trong những trung tâm du lịch văn hoá lớn của Hà Nội và cả nước.
Đối với các ngành dịch vụ khác, vị thế của Hoàn Kiếm tạo điều kiện cho Quận phát triển loại hình dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ gắn liền với khoa học và công nghệ hiện đại như dịch vụ viễn thông, dịch vụ tư vấn, dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ thương mại cao cấp. Những loại hình dịch vụ này đặc biệt là dịch vụ tài chính - ngân hàng đang hình thành và phát triển với sự tham gia của các thành phần kinh tế đang từng bước trở thành ngành có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế.
Đối với ngành công nghiệp, với nguồn lao động dồi dào, Hoàn Kiếm cũng có nhiều điều kiện cho phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, là một Quận trung tâm Thành phố, Hoàn Kiếm không thể sản xuất các sản phẩm thô, nặng mà phải mở ra hướng mới, đó là sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, vừa tận dụng được lợi thế về trình độ của nguồn lao động, vừa giải quyết việc làm, đồng thời tránh được ô nhiễm môi trường.
Đối với ngành tiểu thủ công nghiệp, với truyền thống các sản phẩm thủ công, nhận thức về tầm quan trọng và được sự quan tâm của các cấp Chính quyền nên tiểu thủ công nghiệp có nhiều điều kiện để phát triển. Hơn nữa, cùng với sự phát triển của du lịch, những ngành tiểu thủ công nghiệp sản xuất những sản phẩm phục vụ du lịch và gắn với du lịch càng có điều kiện cho sự phát triển.
Khó khăn
Đứng trước nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, quận Hoàn Kiếm cũng đứng trước không ít những khó khăn. Điều đầu tiên về mặt dân cư có thể nói, quận Hoàn Kiếm đang có những biến động về mặt dân cư rất lớn, tạo nên khó khăn trong việc phát triển kinh tế cũng như công tác quản lí, đặc biệt là quản lí dân cư, quản lý đô thị, trật tự chính trị và an toàn xã hội. Hơn nữa, mật độ dân số của quận cao, đặc biệt là khu vực phố cổ cũng tạo không ít khó khăn cho những chính sách phát triển bền vững. Với địa bàn đất chật người đông, có sức hút cao để phát triển các ngành dịch vụ, là quận trung tâm về nhiều mặt của đời sống kinh tế- xã hội của thủ đô ,đất đai của Hoàn Kiếm được coi là tấc đất tấc vàng. Do vậy, việc tập trung phát triển các ngành dịch vụ sẽ phải vượt qua thách thức rất lớn l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25848.doc