Thực chất cà phê Việt Nam được liệt vào loại có hương vị đậm đà, được khách hàng đặc biệt ưa chuộng do được trồng ở độ cao về vĩ độ so với mặt biển. Nhưng do yếu kém trong khâu thu hái, chế biến nên đã làm giảm đi nhiều chất lượng vốn có của nó. Theo Cafecontrol, nếu chế biến đúng quy trình thì chất lượng cà phê Việt Nam không phải là thấp: 35% rất tốt, 50% tốt, 10% trung bình, 5% kém.
Chất lượng là yếu tố quan trọng trong mua bán quốc tế, đặc biệt trong thời điểm hiện nay khi mà cung cà phê lớn hơn cầu cà phê, người mua ngày càng đòi hỏi chất lượng cao hơn. Khách hàng nước ngoài thường phàn nàn về độ ẩm, kích cỡ sàng, hạt lỗi, tạp chất và mốc của cà phê Việt Nam. Rõ ràng khả năng phơi, chế biến, sấy, tồn trữ cà phê không theo kịp tốc độ tăng của sản lượng. Một yếu tố nữa là các nhà xuất khẩu cà phê của Việt Nam chủ yếu là thu gom từ các hộ gia đình cho nên chất lượng hạt cà phê không đều và yếu kém. Một số nhà buôn quốc tế nhận xét rằng cà phê Việt Nam chưa có tiêu chuẩn qui chiếu để xác định chất lượng. Ngoài ra, tính pháp lý của TCVN áp dụng cho xuất khẩu cà phê trong suốt thời gian qua là vô cùng thấp vì hầu hết các hợp đồng thương mại trong đó TCCL phần lớn là do khách hàng nước ngoài đặt ra. TCVN chỉ dừng lại ở tính hướng dẫn, thậm chí khách hàng nghe hay không là tuỳ ở họ. Tình trạng này đã làm lu mờ tính pháp lý của bộ TCVN về chất lượng cà phê và chính nó tạo ra sự chủ quan từ khâu sản xuất đến khâu thu mua, chế biến, bảo quản và xuất khẩu với rất nhiều lỗi. Do đó khách hàng thường ép giá cà phê của ta thấp hơn các nước khác trong khu vực như Indonesia, Thái Lan từ 50-100 USD/tấn
81 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2767 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Hiện trạng và một số giải pháp thúc đấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m, sản phẩm cà phê được bán tự do trên thị trường không có tổ chức. Do không có quy định quản lý xuất khẩu theo đầu mối nên số công ty và tư nhân tham gia xuất khẩu tăng lên nhiều. Điều này đã bộc lộ những hạn chế trong quản lý cũng như trong điều hành xuất khẩu cà phê. Những người chuyên làm nghề buôn bán cà phê, các đại lý, các chân hàng cung cấp cà phê cho các nhà xuất khẩu không chỉ ở thị trường cà phê Tây Nguyên mà họ còn chuyên chở cà phê về cho các công ty xuất nhập khẩu cà phê ở thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang... Tình hình thị trường như vậy dẫn đến giá cả thất thường, nhiều lúc giá cà phê tại Tây Nguyên cao hơn giá xuất khẩu (FOB HCM) và xấp xỉ giá thị trường London. Khi giá cà phê trên thị trường thế giới có những biến động đột ngột và không dự đoán được thì ở Tây Nguyên xảy ra những vụ đổ bể của nhóm người buôn bán, môi giới cà phê và dẫn đến những thiệt hại lớn cho các nhà xuất khẩu, các cơ quan, các công ty Nhà nước. Ở đây cũng cần nói thêm về các hãng buôn nước ngoài dưới các nhãn hiệu liên doanh, liên kết, uỷ thác... cũng đã đặt chân lên Tây Nguyên và nếu trước đây họ mua cà phê ở cửa khẩu thì nay họ đã mua cà phê tại nhà vườn, góp thêm phần không nhỏ vào tình trạng tranh mua tranh bán hết sức gay gắt trên thị trường cà phê Tây Nguyên.
Thứ sáu, các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê của Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trên thị trường thế giới đã phải chấp nhận cuộc cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia có nhiều kinh nghiệm trên thương trường. Dù cà phê Việt Nam đã có mặt trên nhiều quốc gia nhưng nói chung các thị trường tiềm năng vẫn còn nhiều. Chúng ta vẫn phải xuất khẩu qua một số trung gian và chưa khôi phục được hoàn toàn các thị trường truyền thống như Nga, các nước SNG, Đông Âu. Ở những thị trường phát triển như Mỹ, Đức, Nhật, Anh, Pháp… hiện nay của Việt Nam thì những đòi hỏi của khách hàng về sản phẩm cà phê là rất cụ thể và nghiêm ngặt. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu còn ít, hơn nữa chất lượng cà phê lại chưa cao nên mặt hàng cà phê Việt Nam sẽ không những khó thâm nhập, mở rộng thêm thị trường mà còn phải cố gắng rất nhiều thì mới mong duy trì được những khách hàng hiện tại. Nếu chất lượng không đảm bảo, không đáp ứng được yêu cầu của những khách hàng khó tính, trong hoàn cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khách hàng sẽ tìm đến loại cà phê có phẩm chất, hương vị thơm ngon hơn của các đối thủ cạnh tranh như Braxin, Colombia.
b. Về khách quan :
Cà phê là mặt hàng nông sản khá nhạy cảm, mang tính chất toàn cầu. Nhu cầu cà phê khá ổn định song nguồn cung cấp rất bấp bênh, tuỳ thuộc vào sản lượng thu hoạch của các nước sản xuất lớn như Braxin, Colombia, Indonesia và dự trữ tồn kho ở các nước tiêu thụ chính như Mỹ, EU và Nhật Bản. Vì thế, giá cà phê trên thị trường thế giới diễn biến không ổn định, lên xuống thất thường. Năm 1992, giá cà phê chỉ khoảng 600 USD/tấn. Nhưng đến năm 1994, giá cà phê lại tăng vọt, có thời điểm đạt 4000 USD/tấn. Kể từ năm 1999 đến nay giá cà phê lại liên tục giảm, có thời điểm giảm xuống mức thấp kỷ lục là 380 USD/tấn.
Ngoài ra, giá cà phê còn phụ thuộc vào tương quan lực lượng giữa các nước trồng cà phê, phần lớn là các nước chậm phát triển với các nước tiêu thụ cà phê là các nước phát triển. Từ năm 1989, Hiệp định về cà phê thế giới mất hiệu lực, Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) không còn kiểm soát được hạn ngạch xuất nhập khẩu cà phê. Hiệp hội các nước sản xuất cà phê thế giới (ACPC- mà Việt Nam chưa tham gia) thoả thuận hạn chế lượng cà phê xuất khẩu để nâng giá lên. Do đó, thị trường thế giới có tính độc quyền và chịu sự chi phối của những nước tiêu thụ chính và các nước sản xuất lớn. Các nước sản xuất và xuất khẩu cà phê chưa tham gia vào các tổ chức cà phê thế giới, chưa phối hợp cùng các bạn hàng xuất khẩu nên thường bị động và lúng túng mỗi lần giá cà phê thế giới biến động. Việt Nam tuy đã là thành viên của ICO song sự phối hợp hành động cùng các bạn hàng xuất khẩu cà phê chưa cao, hơn nữa do trình độ quản lý còn hạn chế nên tất yếu khó tránh khỏi những thiệt hại đáng tiếc.
Không chỉ có vậy, việc phối hợp hành động giữa các đơn vị kinh doanh xuất khẩu cà phê trong nước cũng rất lỏng lẻo, chưa chặt chẽ còn thiếu theo dõi sát sao diễn biến thị trường và các yếu tố khác. Thị trường cà phê thế giới manh tính đầu cơ trục lợi cao, những thông tin về thị trường cà phê thế giới rất phức tạp, với mục đích đầu cơ, trục lợi, khó dự đoán được diễn biến thị trường. Các nhà xuất khẩu Việt Nam còn thiếu tổ chức chặt chẽ trong việc xuất khẩu cà phê nên thường bị thua thiệt sau mỗi lần biến động giá cà phê. Tệ nạn tranh mua, tranh bán là một trong những nguyên nhân làm giảm đáng kể giá cà phê xuất khẩu. Một số tính toán chuyên gia cho thấy sự sai lệch về giá cả trong nước và giá xuất khẩu cạnh tranh kiểu trên làm giảm kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam với giá trị đáng tiếc. Vì thế, cần có chế độ thông tin, hợp tác giữa các đơn vị xuất khẩu, tránh tình trạng tranh mua trong nước, bị ép giá khi xuất khẩu.
2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê qua các năm
Vụ cà phê 2007/2008 là vụ thứ 3 liên tiếp nghành cà phê đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ đôla, và là vụ thứ 2 vượt qua ngưỡng 2 tỷ đôla. Qua thống kê có thể thấy mặc dù vụ cà phê 2007/2008 sản lượng không cao ( sản lượng cà phê toàn cầu vụ 07/08 thấp hơn vụ 2006/07 là 6,5%) nhưng chúng ta đã xuất khẩu được trên 1 triệu tấn cà phê nhân, trị giá trên 2 tỷ đôla, giá bình quân đạt 1937 USD/ tấn. Vụ 2007/08 ta xuất khẩu ít hơn vụ 2006/07 chút ít về khối lượng nhưng do giá xuất khẩu cao hơn nên kim ngạch xuất khẩu cũng cao hơn.
Nhìn vào số liệu thống kê xuất khẩu cà phê qua các vụ có thể nhận xét về diễn biến của thị trường trong cuộc khủng hoảng. Giá xuống thấp liên tục trong 5 vụ liền rồi lại đi vào thời kỳ phục hồi. Nếu cộng đồng cà phê thế giới ko cùng nhau xây dựng một ngành càphê phát triển bền vững thì sau một số năm tình hình giá cả tốt, có thể lại gặp những khó khăn mới.
Bảng 8.Thống kê tình hình xuất khẩu cà phê theo năm từ 2000 đến 2008
Hạng mục
Khối lượng
(tấn)
Giá trị (Đôla Mỹ)
Giá bình quân (USD/T)
2000
695.851
459.125.336
659,8
2001
844.791
338.139.680
400,3
2002
702.141
300.391.476
427,8
2003
695.459
447.618.696
643,6
2004
889.647
576.087.360
647,5
2005
803.299
634.230.772
789,2
2006
822.299
976.919.435
1.118,0
2007
1.074.709
1.643.457.644
1.463,5
2008
865.273
1.730.948.250
2.000,5
Nguồn: hiệp hội cà phê cacao Việt Nam
2.2. Chủng loại mặt hàng cà phê qua các năm:
Sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu gồm có cà phê vối (Robusta) và cà phê chè (Arabica). Trong đó cà phê chè chỉ chiếm khoảng 2%, còn lại là cà phê vối chủ yếu là xuất khẩu bán thành phẩm. Khoảng 95% tổng khối lượng cà phê xuất khẩu là cà phê nhân sống, cà phê hoà tan chỉ chiếm 3-5% và cà phê nhân rang chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 1-2%. Chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn đơn điệu như vậy là do nhiều nhân tố như do công nghiệp chế biến còn thô sơ, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu thương mại.
2.3. Trị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Khác với các nước sản xuất cà phê trên thế giới, sản xuất cà phê của Việt Nam là để xuất khẩu hơn 95% sản lượng, với tốc độ phát triển bình quân như hiện nay trên 25%/năm thì Việt Nam đã trở thành nước đứng đầu Châu Á về xuất khẩu cà phê và đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta. Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam cũng không ngừng tăng lên. Nếu trước 1992 cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu cũ và một lượng rất ít sang Singapore và Hongkong thì đến nay cà phê Việt Nam đã
được xuất sang trên 50 nước trên các Châu lục đặc biệt là Mỹ. Điều này cho thấy Việt Nam thực sự là nước cung cấp cà phê Robusta chủ yếu trên thế giới.
Tên nước
2000/01
2001/02
2002/03
2003/04
2004/05
2005/06
2006/07
Tổng
Trung bình vụ
Thị phần %
Đức
134.321
112.739
106.059
164.625
127.852
114.383
178.697
938.676
134.096
16,07
Mỹ
137.501
89.288
83.991
108.069
117.519
87.932
148.065
772.365
110.337
13,22
TBN
73.852
59.777
59.794
81.876
68.262
88.527
100.643
532.731
76.104
9,12
Ý
62.559
56.263
51.641
61.916
95.667
56.123
90.494
474.663
67.809
8,13
Bỉ
138.603
51.170
60.161
78.624
21.668
21.668
30.804
402.837
57.548
6,9
Balan
38.155
47.500
57.179
60.377
40.496
40.496
25.245
288.799
41.257
4,94
HQ
26.288
26.162
35.310
34.023
38.491
38.491
37.918
232.704
33.243
3,98
Pháp
45.998
33.956
38.754
36.197
26.265
18.720
24.850
224.740
32.105
3,85
Anh
30.153
25.799
23.890
39.961
27.940
25.866
38.925
212.534
30.362
3,64
Nhật
26.905
29.517
19.640
25.164
25.800
31.133
45.303
203.462
29.066
3,48
Tổng
714.335
532.171
536.419
690.832
565.471
523.339
720.944
4.283.511
611.930
73,33
T.lg XK
874.676
713.736
691.421
876.616
834.086
785.146
1.074.386
5.841.067
834.438
100,0
Các nước khác
160.341
181.564
155.002
176.784
271.647
261.807
326.442
1.557.556
222.508
26,67
Bảng 9. Khối lượng nhập khẩu cà phê Việt Nam của 10 nước hàng đầu trong các vụ cà phê 2000/01 đến 2006/07
* Một số thị trường tiêu thụ cà phê chủ yếu.
- Thị trường Mỹ: Mỹ là nước có dân số đông, là thị trường tiêu thụ cà phê lớn trên thế giới. Tuy nhiên tốc độ gia tăng rất chậm trong nhiều năm nay, trong khi đó các nước nhập khẩu khác tăng đáng kể. Tiêu thụ cà phê toàn bộ thị trường Mỹ ước khoảng 8,7 tỷ USD/năm.. Trong mấy năm lại đây cà phê Việt Nam đã xâm nhập vào thị trường Mỹ và số lượng xuất khẩu sang Mỹ tăng lên nhanh chóng, với 116,134,981 kg, đạt kim ngạch 222,453,392.08 USD (niên vụ 2007/2008) chiếm 10,79% sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam niên vụ 2007/2008.
- Thị trường EU: Liên minh EU có nền ngoại thương lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới. Hàng năm EU nhập khẩu một khối lượng từ khắp các nước trên thế giới. Kim ngạch nhập khẩu không ngừng gia tăng: từ 622,48 tỷ USD năm 1994 lên tới 757,85 tỷ USD năm 1997 và gần 900 tỷ USD năm 2004. Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều đạt gần 11 tỷ USD trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang EU chiếm trên 4,5 tỷ USD trong đó cà phê chiếm 10% trong tổng kim ngạch. Dự báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- EU năm 2005 đạt 14 tỷ USD tăng 27% so với năm 2004. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU dự báo đạt 6 tỷ USD.
Bảng 10. Các nước xuất khẩu cà phê vào EU năm 2003
Cà phê vối (24,864 triệu bao)
Cà phê chè (52,643 triệu bao)
Nước
Lượng
(triệu bao)
Tỉ lệ (%)
Nước
Lượng
(triệu bao)
Tỉ lệ (%)
Brazin
0.616
2.4
Brazin
15.535
30
Mỹ Latinh
0.48
2
Mỹ Latinh
18.942
35.9
Việt Nam
5.421
21.8
Colombia
10.564
20
Indonesia
5.719
23
Châu Phi
5.120
9.7
Uganda
3.352
1.5
Châu Phi
3.779
15.2
(Nguồn ICO)
Như vậy, năm 2003 Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê vối vào thị
trường EU, chiếm 21,8 % thị phần của EU đứng thứ 2 thế giới sau Indonesia
(23%). Còn cà phê chè hầu như không có. Đến năm 2004 thì có xuất khẩu
nhưng với tỉ lệ rất nhỏ chỉ khoảng 3-5%. Brazin là nước xuất khẩu phần lớn
cà phê vào thị trường EU cà phê vối chiếm 2,4%, nhưng cà phê chè chiếm
30% tổng cà phê mà thị trường này nhập. Như vậy xuất khẩu cà phê vào thị
trường EU của Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về cà phê vối sau Indonesia.
Nếu tính chung toàn lượng cà phê mà thị trường EU nhập khẩu thì Việt Nam
chiếm khoảng 22% thị phần của EU sau Brazin 28 % và Indonesia 25 %. Tuy
nhiên phần lớn ta xuất khẩu cà phê vối, mà hiện nay EU lại có nhu cầu lớn về
cà phê chè. Do vậy trong một vài năm tới Việt Nam cần nâng cao khả năng
xuất khẩu cà phê chè vào thị trường này. Có như vậy thì mới có khả năng giữ
được thị phần trên thị trường EU
- LB. Nga: Mặc dù thức uống nóng chính ở LB. Nga là trà nhưng cũng có dấu hiệu nhu cầu cà phê tăng trong dài hạn. Tuy nhiên tốc độ tăng và mức độ tiêu thụ đầu người đang ở mức thấp. Việc thay thế trà bằng cà phê là một quá trình lâu dài và rất phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, giá cả và thị hiếu.
- Thị trường Nhật Bản: Ở Nhật Bản, không chỉ tăng nhanh về tỷ lệ tiêu thụ cà phê mà còn ảnh hưởng lớn đến thị trường khác trên thế giới, với sự phát triển cà phê lon và cà phê lạnh. Nguồn nhập khẩu cà phê nhân của Nhật Bản chủ yếu từ Brazil, Colombia, Indonexia,... sản phẩm cà phê Việt Nam được xuất sang Nhật Bản trong niên vụ 2007/2008 là 52,054,819 kg chiếm tỷ trọng 4.84% sản lượng cà phê xuất khẩu. Thị trường Nhật Bản đặc biệt khó tính đối với chất lượng, do vậy sản phẩm cà phê xuất khẩu sang thị trường này phải đạt chất lượng cao.
Thị trường Châu Á (không kể Nhật Bản): Đáng chú ý tại thị trường Châu Á là thị trường Trung Quốc với tiềm năng dân số đông 1,2 tỷ người. Trung Quốc là nước có lịch sử văn hoá trà lâu đời nên mức tiêu thụ cà phê mới chỉ có 200.000 bao/năm. Xu hướng kinh tế phát triển và dân số đông thị trường Trung Quốc có thể trở thành nước tiêu thụ cà phê lớn trên thế giới.
2.4. Chất lượng cà phê xuất khẩu.
Thực chất cà phê Việt Nam được liệt vào loại có hương vị đậm đà, được khách hàng đặc biệt ưa chuộng do được trồng ở độ cao về vĩ độ so với mặt biển. Nhưng do yếu kém trong khâu thu hái, chế biến nên đã làm giảm đi nhiều chất lượng vốn có của nó. Theo Cafecontrol, nếu chế biến đúng quy trình thì chất lượng cà phê Việt Nam không phải là thấp: 35% rất tốt, 50% tốt, 10% trung bình, 5% kém.
Chất lượng là yếu tố quan trọng trong mua bán quốc tế, đặc biệt trong thời điểm hiện nay khi mà cung cà phê lớn hơn cầu cà phê, người mua ngày càng đòi hỏi chất lượng cao hơn. Khách hàng nước ngoài thường phàn nàn về độ ẩm, kích cỡ sàng, hạt lỗi, tạp chất và mốc của cà phê Việt Nam. Rõ ràng khả năng phơi, chế biến, sấy, tồn trữ cà phê không theo kịp tốc độ tăng của sản lượng. Một yếu tố nữa là các nhà xuất khẩu cà phê của Việt Nam chủ yếu là thu gom từ các hộ gia đình cho nên chất lượng hạt cà phê không đều và yếu kém. Một số nhà buôn quốc tế nhận xét rằng cà phê Việt Nam chưa có tiêu chuẩn qui chiếu để xác định chất lượng. Ngoài ra, tính pháp lý của TCVN áp dụng cho xuất khẩu cà phê trong suốt thời gian qua là vô cùng thấp vì hầu hết các hợp đồng thương mại trong đó TCCL phần lớn là do khách hàng nước ngoài đặt ra. TCVN chỉ dừng lại ở tính hướng dẫn, thậm chí khách hàng nghe hay không là tuỳ ở họ. Tình trạng này đã làm lu mờ tính pháp lý của bộ TCVN về chất lượng cà phê và chính nó tạo ra sự chủ quan từ khâu sản xuất đến khâu thu mua, chế biến, bảo quản và xuất khẩu với rất nhiều lỗi. Do đó khách hàng thường ép giá cà phê của ta thấp hơn các nước khác trong khu vực như Indonesia, Thái Lan từ 50-100 USD/tấn.
Tại cuộc hội thảo về cà phê Việt Nam được tổ chức gần đây tại Buôn Mê Thuột, gần 100 đại biểu đều nêu ý kiến lo lắng về sự giảm sút chất lượng của cà phê Việt Nam. Đây là hồi chuông báo động cho ngành cà phê Việt Nam, nếu chỉ chạy theo sản lượng mà không quan tâm nâng cao chất lượng thì dẫu sản phẩm sản xuất ra có nhiều thì cũng không mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài ra cơ cấu sản phẩm xuất khẩu còn đơn điệu. Mặc dù trên thị trường thế giới, 95% lượng cà phê xuất khẩu là cà phê nhân sống, các dạng cà phê chế biến không quá 5%, nhưng sản phẩm cà phê chế biến hết sức đa dạng, chủ yếu là cà phê hoà tan, cà phê rang và một số dạng khác như dạng lỏng đóng hộp, ở Braxin và Colombia đã phát triển công nghệ sản xuất dạng cà phê cô đặc. Ngành cà phê Việt Nam do công nghệ còn yếu kém nên cơ cấu sản phẩm hết sức đơn điệu, 95% lượng xuất khẩu là cà phê Robusta. Trong đó, cà phê nhân chiếm một tỷ lệ rất cao.
Khối lượng và giá trị xuất khẩu của sản phẩm cà phê chế biến còn quá nhỏ (0,04% )và (0,2%), đòi hỏi ngành cà phê phải nỗ lực hơn để tăng cường chế biến sâu, đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu và đảm bảo tiêu thụ được với giá cao. Thực tế cho thấy giá cà phê chế biến cao ít nhất 3 lần giá cà phê nhân. Để tăng kim ngạch xuất khẩu, bên cạnh việc tăng khối lượng xuất khẩu còn phải chú ý nâng cao chất lượng cà phê và đa dạng hóa sản phẩm.
2.5. Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam so với thế giới
Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua còn thấp so với giá cà phê cùng loại xuất khẩu trên thị trường thế giới 50-70 USD/tấn, có thời điểm thấp hơn tới 100 USD/tấn.
Thông thường giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam thấp hơn giá bán cà phê cùng loại theo kỳ hạn tại thị trường Luân Đôn từ 150-170 USD/tấn (mức chuẩn thường sử dụng để so sánh đánh giá tình hình xuất khẩu cà phê của ta hàng năm) và giá tốt. Nhưng có đơn vị đã xuất thấp hơn tới 250 USD/tấn. Sau đó Việt Nam đã có cuộc họp giữa các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu, sau khi họp thì giá xuất khẩu cà phê của ta thu hẹp được khoảng cách còn lại 170 USD/tấn so với giá thị trường Luân Đôn. Nguyên nhân của tình trạng trên là do có nhiều văn phòng đại diện cơ quan nước ngoài có người Việt Nam làm thuê đã làm môi giới tranh mua cà phê trong nước, muốn bỏ chế độ dẫn mối xuất khẩu cà phê nên có nhiều doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm xuất khẩu cà phê cũng tham gia xuất khẩu cà phê. Mặt khác có các doanh nghiệp trong nước có hiện tượng ép giá mua, hoặc lấy chi phí xuất khẩu uỷ thác quá cao thu lợi cho doanh nghiệp, làm người trồng cà phê bị thiệt phải bán với giá thấp.
- Ảnh hưởng của giá cà phê xuất khẩu đến giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Bên cạnh tín hiệu đáng mừng về tăng sản lượng xuất khẩu, chúng ta cần để ý tới một thực trạng khác đó là trong những năm gần đây sản lượng xuất khẩu tăng nhưng kim ngạch xuất khẩu lại giảm. Có hiện tượng nghịch lý này là do sự biến động của giá cả cà phê xuất khẩu.
Ngoài xu hướng giảm giá, ngành cà phê Việt Nam còn vấp phải tình trạng giá xuất khẩu luôn thấp hơn giá thế giới hàng trăm USD/tấn (xem đồ thị trên). Nguyên nhân là:
- Thứ nhất: Việt Nam thường xuất khẩu cà phê nhân theo giá FOB do ít có điều kiện thuê tàu và do không có đủ kinh nghiệm buôn bán theo giá CIF.
- Thứ hai: khả năng đàm phán và tiếp thị cho sản phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê còn hạn chế, và cà phê Việt Nam chưa có thương hiệu dẫn đến việc bị khách hàng nước ngoài ép giá.
- Thứ ba: là do chất lượng cà phê của ta còn kém.
Theo ông Đoàn Triệu Nhạn (Chủ tịch Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam), giá cà phê không thể giảm thấp hơn nữa thì phải tăng giá, đó là quy luật. Theo Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương, trong khi giá cà phê tháng 4/2009 trên thị trường kỳ hạn như New York, London đã giảm 2,88 - 3% so với tuần trước, thì giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam lại tiếp tục tăng 15USD mỗi tấn, lên 1.450 - 1.460 USD/tấn.
Tuy nhiên, về tổng thể, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam vẫn bị giảm tới 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá thu mua cà phê nhân tuần qua cũng giảm 200 – 500 đồng/kg xuống còn 24.500 -24.600 đồng/kg, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam dự báo, giá xuất khẩu cà phê năm 2009 trung bình khoảng 1.800 USD/tấn, tổng lượng ước đạt 980.000 tấn. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu cà phê cả năm chỉ đạt khoảng 1,764 tỷ USD, giảm 8,6% về lượng và giảm 17,4% về trị giá so với năm 2008. Do giá cà phê xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào sản lượng và sản lượng lại phụ thuộc vào thời tiết nên giá cả cà phê xuất khẩu biến động mạnh là điều hay xảy ra. Điều đặt ra ở đây là chúng ta phải chủ động đối phó với nó chứ không như những năm trước các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam rất lúng túng khi giá cà phê xuất khẩu biến động. Lấy ví dụ: năm 1994, sau khi giá cà phê hạ xuống 600USD/tấn rồi tăng dần và đột ngột lên tới 4000 USD/tấn đã làm cho các nhà xuất khẩu Việt Nam phải tiếc “ngẩn ngơ” vì đã bán với giá 2.000 USD/tấn trước đó. Vụ cà phê 1998-1999 khi giá cà phê trên thị trường thế giới tăng mạnh, giá xuất khẩu có lúc lên đến 2.400-2.500 USD/tấn FOB, nhưng lượng cà phê còn lại không đáng kể.
Giá cả là yếu tố ảnh hưởng mang tính quyết định tới hiệu quả hoạt động kinh doanh cà phê của ta, làm cho kim ngạch thu được hàng năm không ổn định. So với các loại cây trồng khác, thì cà phê tuy là cây công nghiệp dài ngày nhưng cũng rất nhạy bén với yếu tố giá cả. Giá cà phê trong nước chịu ảnh hưởng lớn với giá cà phê thế giới.
Những tác động trên thị trường cà phê thế giới gây bất lợi lớn đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Đặc biệt là trong điều kiện nước ta vốn chậm nắm bắt những thông tin về thị trường thế giới, các doanh nghiệp chưa quen với những dạng thông tin mang tính chiến thuật nên rất dễ bị bán hớ làm cho người xuất khẩu cà phê bị động, thua thiệt do thiếu thông tin thường xuyên không cập nhật. Biến động giá cả lớn có tác động mạnh mẽ đối với người sản xuất và thu gom cà phê Việt Nam, đặc biệt là trong điều kiện thông tin về thị trường và giá cả bên ngoài còn hạn chế và khó tiếp cận như hiện nay. Những biến động giá cả lớn gây tâm lý dao động trong ngường sản xuất là tạo cơ hội để người thu mua cà phê gây sức ép với người sản xuất.
Còn một thực trạng nữa cũng rất đáng quan tâm đó là không chỉ khi giá xuống thấp thì mới đáng lo ngại mà cả khi giá lên cao thì các nhà xuất khẩu cũng không lãi được bao nhiêu thậm chí còn thua lỗ. Điển hình là vụ cà phê 1996/1997, chúng ta được cả về sản lượng và giá cả xuất khẩu, ai cũng nghĩ rằng vụ mùa này người trồng cà phê và các nhà doanh nghiệp kinh doanh cà phê phải có lãi những thực tế thì hầu hết các đơn vị có lãi không đáng kể thậm chí có đơn vị mất hàng tỷ. Vậy tại sao có tình trạng này ?
Tìm hiểu cho thấy, khi giá xuất khẩu cao thì kinh doanh cà phê càng cần nhiều vốn trong khi đó tổng vốn lưu động của hầu hết các doanh nghiệp lại nhỏ bé. Vì vậy muốn thu gom cà phê các doanh nghiệp phải vay ngân hàng số tiền lớn, có những doanh nghiệp chỉ riêng trả lãi cho ngân hàng vụ đó đã là 6 tỷ đồng do vậy làm cho tỷ suất lợi nhuận càng nhỏ khi giá cà phê càng cao. Bên cạnh đó vì xuất khẩu được giá lên trong thời gian đầu các công ty bỏ vốn ra tranh nhau thu mua cà phê với giá cao để xuất khẩu. Nhưng khi thu gom xong cà phê thì giá đã chững lại rồi tụt xuống thời cơ đã trôi qua và không bao giờ quay trở lại, do đó nhiều doanh nghiệp đã lỗ nặng do không bán kịp.
Qua đây chúng ta có thể thấy rằng vấn đề của ngành kinh doanh cà phê không chỉ là thông tin nhanh nhạy, tận dụng đúng thời cơ mà đó còn là vấn đề thiếu vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Thiếu vốn nghiêm trọng và thiếu thông tin nhạy bén về thị trường thế giới vẫn luôn là lực cản to lớn làm giảm đáng kể hiệu quả xuất khẩu của cà phê Việt Nam.
3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.
3.1. Ưu điểm
Sau nhiều cố gắng nỗ lực của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê cùng với sự ưu đãi thiên nhiên đến nay ngành cà phê đã đạt được nhiều tiến bộ có bước phát triển cả về diện tích, năng suất, chất lượng lẫn khối lượng. So với năm 1990, diện tích trồng cà phê đã tăng lên gấp 4 lần, sản lượng tăng hơn 9 lần, năng suất cà phê Việt Nam thuộc vào một trong những nước có năng suất cao nhất thế giới. Trong những năm qua ngành cà phê đã đem lại cho ngân sách 1 khoản ngoại tệ lớn, đồng thời phát triển đưa cây cà phê lên trở thành một trong những cây nằm trong chiến lược khai thác xuất khẩu của đất nước cùng với gạo và dầu thô.
Việc sớm xác định được vị trí quan trọng của cây cà phê trong số những cây công nghiệp dài ngày đã mang lại hiệu quả cao. Tổng công ty cà phê Việt Nam đã phát huy được vai trò to lớn trong việc quy hoạch sản xuất cho từng vùng, nghiên cứu cơ bản về điều kiện thổ nhưỡng mở rộng diện tích trồng cà phê ở cả 2 miền Nam- Bắc. Tổng công ty cà phê Việt Nam giữ vai trò chủ đạo trong việc hướng dẫn kỹ thuật từ chọn giống, làm đất, chăm sóc nuôi cây đến chế biến, phân loại và tiêu thụ sản phẩm,... Việc chuyển đổi cơ chế khoán về trồng và chăm sóc cà phê, giao cà phê cho các hộ gia đình, bán vườn cây, đa dạng hóa quyền sở hữu vườn cà phê đã mang lại sự thành công đáng kể cho ngành cà phê về năng suất và sản lượng cà phê.
Sự tiến bộ này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Cà phê của Việt Nam đang dần trở thành một phần quan trọng trong thị trường cà phê thế giới, ngày càng có ảnh hưởng đến thị trường thế giới trong việc điều hoà cung cầu và giá cả cà phê thế giới. Để đạt được kết quả này trong nhiều năm qua ngành cà phê Việt Nam đã có những cố gắng lớn và hoạt động có hiệu quả đặc biệt trong công tác xuất khẩu. Từ chỗ chúng ta chỉ quan hệ với số bạn hàng thuộc các nước Đông Âu và Liên Xô cũ thì hiện nay đã xuất khẩu cho trên 50 quốc gia khác nhau trên thế giới. Đây là một trong những thành công lớn của ngành cà phê trong sự nghiệp phát triển. Trong giai đoạn tới chúng ta sẽ tiếp tục đà thành công mở rộng thị trường mới theo chủ trương giảm dần các thị trường trung gian, tăng dần các thị trường tiêu thụ trực tiếp.
Về giá trị kim ngạch xuất khẩu chúng ta có những bước tiến vượt bậc. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 11,2 lần chỉ trong vòng 6 năm từ 1989 đến 1997 và tăng gấp đôi trong vòng 1 năm từ 1996-1997. 10 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 374 triệu USD, tuy giảm 10% về lư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xuất khẩu cà phê của Việt Nam - hiện trạng và một số giải pháp thúc đấy.doc