Đề tài Xuất khẩu cá tra đông lạnh của Công ty Cổ phần Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu Minh Trang

Hai bên cùng nhau thỏa thuận ký kết hợp đồng kinh tế số 688KT/2009 với những điều kiện và điều khoản ghi dưới đây:

Điều 1: Hàng hóa:

Cá tra thịt trắng nguyên liệu loại I

Điều 2: Số lượng:

100 tấn.

Điều 3: Giá cả:

Đơn giá: 16.500 VNĐ/kg

Tổng giá trị : 1.650.000.000 VNĐ

Điều 4: Chất lượng, quy cách:

- Nguyên liệu phải còn tươi sống, không bị cấn dập, không có dấu hiệu bị bệnh hay dị tật.

- Nguyên liệu phải khai thác từ các vùng nước nuôi đáp ứng được tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường và qui định về kiểm soát việc sử dụng thuốc kháng sinh, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

 

 

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4018 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu cá tra đông lạnh của Công ty Cổ phần Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu Minh Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao, chiếm 25,35% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tăng 27,98% về giá trị so với cùng kỳ năm 2007. Tiếp đến là Nhật Bản, chiếm tỷ trọng 18,07 %, tăng 11,53% và thị trường Mỹ chiếm 16,21%, tăng 3,85 %. Nhiều thị trường mới, trong những năm gần đây, có mức tăng trưởng đáng kể như Nga, U-crai-na và cả ở khu vực châu Phi, mở ra tiềm năng thâm nhập vào các thị trường mới của mặt hàng thủy sản Việt Nam. c, Năm 2009 Tính chung 4 tháng đầu năm 2009, tổng sản lượng thuỷ sản ước tính đạt 1383,1 nghìn tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó cá đạt 1060,2 nghìn tấn, tăng 4,5%; tôm 118,2 nghìn tấn, tăng 3,6%. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 4 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 580,6 nghìn tấn, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước do người nuôi thiếu vốn đầu tư hoặc chưa ký được hợp đồng tiêu thụ ổn định lâu dài với các doanh nghiệp nên diện tích thả nuôi tăng chậm. Sản lượng thuỷ sản khai thác đạt 802,5 nghìn tấn, tăng 8,8%, mức tăng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, chủ yếu do khai thác biển tăng khá, đạt 741,7 nghìn tấn, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt khai thác cá ngừ đại dương được mùa và được giá, trong đó Bình Định khai thác được 2,5 nghìn tấn, tăng 51,5% so với 4 tháng đầu năm 2008; Phú Yên 2,2 nghìn tấn, tăng 15,7%. Tổ chức Nông Lương Liêp Hiệp quốc (FAO) dự báo tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới sẽ tăng từ 129 triệu tấn năm lên 159 triệu tấn vào năm 2010 và 172 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm trong giai đoạn đến 2010 và 1,6%/năm giai đoạn 2010 - 2015, chủ yếu nhờ tăng sản lượng thuỷ sản nuôi. FAO dự báo tổng nhu cầu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản trên thế giới sẽ tăng gần 50 triệu tấn, từ 133 từ 133 triệu tấn năm 1999/2000 lên đạt 183 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm. 3.3.3. Thị trường cá tra trong nước: ĐBSCL vốn có truyền thống nuôi cá tra từ lâu. Trước đây, cá tra được nuôi phổ biến trong ao, đăng quầng, bãi bồi và nuôi lồng bè. Đến nay cá tra đã được nuôi ở hầu hết các tỉnh, thành trong khu vực, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nội địa và cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nuôi cá thương phẩm thâm canh tại ĐBSCL có năng suất khá cao do phần lớn hộ nuôi đều được tập huấn nuôi sạch theo tiêu chuẩn SQF. Cụ thể, cá tra nuôi trong ao đạt tới 200-300 tấn/ha, cá tra nuôi trong bè đạt từ 100-150kg/m3/bè. Cùng với sự thành công về năng suất chăn nuôi, ngành công nghiệp chế biến cá tra cũng có sự tiến bộ vượt bậc. Nếu thời điểm năm 2005, toàn vùng ĐBSCL chỉ có 103 nhà máy chế biến đông lạnh với tổng công suất thiết kế đạt trên 638 ngàn tấn, trong đó có 36 nhà máy có chế biến cá tra, tổng công suất thiết kế đạt gần 273 ngàn tấn/năm. Đến tháng 6/2008, số lượng nhà máy có chế biến cá tra đã tăng lên thành 84 nhà máy với tổng công suất đạt gần 1 triệu tấn/năm, tập trung chủ yếu tại các địa phương như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang. Mặc dù diện tích nuôi được mở rộng, năng suất, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu luôn tăng qua từng năm song nghề nuôi cá tra khu vực ĐBSCL vẫn chưa thật ổn định và bền vững. Trong sản xuất vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về ô nhiễm môi trường, biến động về thị trường, giá cả. Đặc biệt, trong những tháng đầu năm 2008, người nuôi cá tra lại đang đứng trước nguy cơ thua lỗ do chi phí sản xuất tăng ở mức 14.000-15.500 đ/kg (tương đương với giá bán ở thị trường). Điều đáng nói là trong chăn nuôi cá tra, chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng rất lớn, nhất là trong giai đoạn trước khi thu hoạch. Chính vì vậy, dù Nhà nước đã đưa ra 1.000 tỷ đồng hạn mức tín dụng cho các DN thu mua nguyên liệu để giải quyết đầu ra cho cá tra nhưng khả năng thu mua hết sản lượng cá nuôi trong dân là rất khó do bởi theo tính toán, nếu tất các các cơ sở chế biến hoạt động hết công suất thì cũng chỉ tiêu thụ được khoảng 3.000 tấn/ngày. Như vậy mỗi tháng cũng chỉ tiêu thụ được gần 100 ngàn tấn nguyên liệu. Sang đầu năm 2009, người nuôi cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL lại nhận được nhiều tin tức có lợi từ thị trường thế giới. Đầu tháng 2-2009, giá bán lẻcá tra nguyên liệu loại 1 tại ĐBSCL ở mức 15.700 - 16.000 đồng/kg. Trong tháng 3, giá cá tra nguyên liệu loại 1 tăng nhẹ và đứng mức 16.000 - 16.200 đồng/kg... Từ đầu tháng 4 đến nay, giá cá tra nguyên liệu tiếp tục tăng và đứng mức 16.500 - 17.000 đồng/kg. Trong khi đó, theo thông tin từ Hiệp hội thủy sản các tỉnh, thành ĐBSCL, tỷ lệ cá tra nguyên liệu cho 1 thành phẩm cá phi lê đang giảm dần nhưng mức lợi nhuận mang lại thì thu hẹp. Trước đây, tỷ lệ này là 3/1, sau đó là 2,7/1, 2/1. Với 2kg cá nguyên liệu để chế biến 1kg cá phi lê, giá bán trung bình khoảng 2,2USD/kg thì mức lãi các doanh nghiệp thu được chỉ ở mức khiêm tốn. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp tập trung tăng lượng xuất khẩu để tăng lợi nhuận hơn là việc tăng giá chào bán. Điều này chưa kể tình trạng một số doanh nghiệp hạ chất lượng cá tra kéo theo giá bán giảm. Ngoài ra, theo dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế, tác động khủng hoảng tài chính thế giới có khả năng sẽ kéo dài sang năm 2009. 3.3.4. Thị trường cá tra xuất khẩu: a, Thị trường thế giới: Thị trường cá tra Việt Nam được mở rộng sang 107 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện nay không có thị trường nào chiếm tỷ lệ xuất quá lớn như thị trường Mỹ trước đây (khoảng 90%), ngay cả EU - thị trường lớn nhất cá tra VN hiện nay cũng chỉ chiếm khoảng 39,2%. Có thể nói, đây là một sự thần kỳ, tạo thế đứng vững chắc cho con cá tra VN trên thế giới. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cá tra hiện đóng góp khoảng 2,0% GDP của cả nước. Năm 2008, xuất khẩu sản phẩm cá tra, basa đạt 640.829 tấn, chiếm 51,8% tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu cả nước, tăng 65,6% so năm 2007, đạt 1,453 tỷ USD, chiếm 32,2% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tăng 48,4% so năm 2007. Nhóm sản phẩm cá tra hiện chỉ sử dụng một diện tích rất nhỏ để nuôi khoảng 6.000 ha mặt nước, bằng 1% diện tích nuôi tôm. Trong khi đó, sản phẩm này hầu như chưa đòi hỏi đầu tư nhà nước, có năng lực cạnh tranh để chiếm tỷ trọng quan trọng trên thị trường cá thịt trắng quốc tế. Xuất khẩu cá tra basa tháng 1/2009 giảm 22,7% về giá trị, đạt 74,84 triệu USD, với 32.752 tấn, giảm 22,5% so tháng 1/2008. EU đứng đầu về nhập khẩu mặt hàng này chiếm 45,1% tỷ trọng, đạt 13.720 tấn, trị giá 33,735 triệu USD, giảm 22,7% về khối lượng và 22,2% về giá trị so cùng kỳ. Bảng số liệu dưới đây cho thấy kim ngạch xuất khẩu cá tra ở Việt Nam sang thị trường thế giới: THỊ TRƯỜNG Xuất khẩu trong tháng 9/2008 Xuất khẩu từ 1/1-30/9/2008 9/2008 So với 9/2007(%) Giá trung bình 1/1-30/9/2008 So với 2007 (%) KL GT %KL %GT 2008 2007 KL GT %KL %GT %KL %GT EU 24.082 60,409 76,5 67,6 2,51 2,64 165.526 424,379 34,3 39,2 31,7 21,9 Tây Ban Nha 3.072 8,348 4,3 4,6 2,72 2,71 37.652 98,169 7,8 9,1 45,0 33,4 Đức 4.691 11,462 118,8 93,3 2,44 2,77 29.505 75,089 6,1 6,9 54,7 34,7 Hà Lan 3.163 8,944 64,8 62,9 2,83 2,86 25.261 68,886 5,2 6,4 10,1 1,0 Ba Lan 7.055 15,457 84,0 75,1 2,19 2,30 24.734 54,043 5,1 5,0 -11,5 -17,4 NGA 13.940 22,242 212,9 174,5 1,60 1,82 97.322 155,673 20,2 14,4 249,6 187,9 UCRAINA 9.687 18,694 187,4 259,6 1,93 1,54 57.736 104,749 12,0 9,7 240,4 255,1 ASEAN 2.298 4,713 -17,9 -25,3 2,05 2,25 26.483 59,319 5,5 5,5 4,9 1,5 Singgapo 899 1,964 13,0 3,4 2,18 2,39 8.847 19,909 1,8 1,8 -5,5 -7,9 Thái Lan 210 0,557 -73,0 -72,8 2,65 2,64 6.936 18,996 1,4 1,8 17,1 6,9 MỸ 2.278 7,694 32,2 42,4 3,38 3,14 18.151 58,739 3,8 5,4 11,4 11,2 MÊHICÔ 3.378 7,963 131,9 112,5 2,36 2,57 17.221 43,425 3,6 4,0 80,9 61,9 AI CẬP 2.632 5,181 242,5 161,7 1,97 2,58 17.326 36,528 3,6 3,4 373,7 249,4 TQ&HỒNG KÔNG 1.575 3,074 26,3 27,6 1,95 1,93 13.817 26,746 2,9 2,5 0,4 -11,0 Hồng Kông 1.536 3,011 28,2 26,3 1,96 1,99 12.821 25,017 2,7 2,3 -0,4 -11,1 CÁC NƯỚC KHÁC 10.103 23,366 115,6 78,7 2,31 2,79 69.091 171,744 14,3 15,9 104,6 72,9 TỔNG CỘNG 69.972 153,336 104,9 86,4 2,19 2,41 482.673 1081,302 100 100 77,0 52,4 b, Thị trường Austraylia: Hiện nay tiêu thụ thủy sản tại thị trường Austraylia đang ngày một tăng, nên mỗi năm Austraylia phải nhập khẩu tới 50% lượng thủy sản cho tiêu dùng nội địa. Trong đó nhập khẩu nhóm hàng cá philê đông lạnh chiếm một tỷ trọng khá lớn từ Trung Quốc, Việt Nam, các nước Đông Nam Á khác và New Zealand. Mặt hàng cá tra, basa của Việt Nam xuất khẩu đang được rất nhiều quốc gia trên thế giới ưa thích. Riêng ở Austraylia mặt hàng cá tra (không tính cá basa) đang được người dân tại các thành phố lớn đặc biệt ưa thích vì chất lượng dinh dưỡng, hợp khẩu vị và giá thành cũng rất cạnh tranh so với các loại cá da trơn cùng loại. Trên thực tế xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam tới Austraylia đang tăng mạnh kể từ đầu năm 2008 đến nay. Năm 2008, Về cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tới Austraylia thì cá tra đông lạnh chiếm 55,2% về lượng đạt 2,4 nghìn tấn và 37,6% về kim ngạch đạt 7,6 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2007, xuất khẩu mặt hàng này tăng 39% về lượng và 25% về kim ngạch. Ngòai cá tra đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam tới Austraylia tăng mạnh, còn có các mặt hàng khác như cá basa, cá ngừ, cá đục và cá chẽm đông lạnh cũng tăng mạnh. Giá xuất khẩu trung bình của mặt hàng này tới Austraylia năm 2008 đạt 3,03 USD/kg giảm 0,3 USD/kg so với cùng kỳ năm 2007. Dự báo xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam tới Austraylia tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Giá xuất khẩu trung bình sẽ tăng nhẹ và dao động ở mức 3,5 USD/kg. Năm 2007 có 67 doanh nghiệp của Việt Nam tham gia xuất khẩu thủy sản tới Austraylia. 2 tháng năm 2008 có tổng cộng 70 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản tới thị trường này. Trong những năm gần đây, xu hướng tiêu thụ thủy sản nhập khẩu tại thị truờng Austraylia đang ngày một tăng. Theo Bộ Thủy sản, mỗi năm Austraylia phải NK tới 50% lượng thủy hải sản cho tiêu dùng nội địa. Trong 5 năm tính đến năm 2005 - 2006, giá trị nhập khẩu thủy sản của Austraylia tăng 8% lên 1,26 tỷ AUD (1,06 tỷ USD). Trong 5 năm kể từ năm 2002 - 2006, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Austraylia không ngừng tăng trưởng và đã tăng hơn 4 lần từ 29,24 triệu USD năm 2002 lên 126,5 triệu USD năm 2006. Về khối lượng, XK thủy sản sang thị trường này cũng tăng hơn 4 lần từ 6.077 tấn lên 24.303 tấn. Các mặt hàng thủy sản chính xuất khẩu sang Austraylia trong những năm qua gồm: tôm đông lạnh, cá tra, basa, mực, bạch tuộc, cá đông lạnh, cá ngừ, hàng khô và các hải sản khác, trong đó tôm đông lạnh luôn đứng đầu về giá trị, tiếp đến là cá tra, basa, cá đông lạnh và các sản phẩm khác. Là thị trường NK rất nhiều cá philê đông lạnh, cá tươi... người tiêu dùng Austraylia rất thích dùng cá thịt trắng. Vì thế cá tra, basa của Việt Nam trở thành mặt hàng được người tiêu dùng lựa chọn bởi đáp ứng được những tiêu chí về khẩu vị, thơm ngon và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Hiện tại dù thuế XK thủy sản Việt Nam sang Austraylia ở mức 0%, là lợi thế khá lớn để hàng thủy sản của nước ta nâng cao sức cạnh tranh tại thị trường này, song thực tế thì 8 tháng năm 2007, XK thủy sản sang thị trường này có phần chững lại. Ðiều đó đặt ra cho các DN XK thủy sản một nỗ lực rất lớn, nhất là Austraylia là một thị trường NK đòi hỏi khắt khe về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và mẫu mã sản phẩm, bao bì và thời gian giao hàng. Các thông số ghi trên bao bì như xuất xứ, thành phần dinh dưỡng, ngày đóng gói hạn sử dụng phải được in rõ và dễ nhận biết. 3.3.5. Các nguồn huy động vốn: - Công ty sẽ tiến hành vay vốn từ ngân hàng Á Châu ACB. Trong năm 2009, Chính phủ ban hành Quyết định 131 về hỗ trợ lãi suất được Thủ tướng ký ban hành và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 1, theo đó các tổ chức, cá nhân vay vốn sản xuất kinh doanh sẽ được ngân hàng trừ 4% lãi vay. Đây là một phần trong kế hoạch kích cầu 1 tỷ USD vừa được Chính phủ phê duyệt nhằm hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh suy thoái lan rộng trên thế giới. Theo Quyết định 131, Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ được vay vốn từ ngân hàng đối với các khoản vay bằng đồng Việt Nam có thời hạn tối đa 8 tháng. Mức lãi suất hỗ trợ khách hàng vay là 4%, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế, nằm trong khoảng thời gian từ 1/2 đến 31/12. - Công ty tiến hành vay vốn từ ngân hàng ACB thời hạn 3 tháng, nằm trong đối tượng được hưởng gói kích cầu hỗ trợ về lãi suất từ Chính phủ. Thông qua quá trình đàm phán thỏa thuận, ngân hàng đã chấp nhận cho công ti vay vốn với mức lãi suất 9,5 %/ năm, được hỗ trợ 4% lãi suất từ Chính phủ, như vậy mức lãi suất công ty sẽ phải trả là 5,5% / năm, khi đó mức lãi suất tính theo 1 tháng sẽ là 0,458%. - Thông qua quá trình dự toán tổng chi phí cho việc sản xuất và xuất khẩu theo đơn đặt hàng từ phía nước ngoài, công ti sẽ tính toán và xác định phần vốn tự có và phần vốn phải vay từ các nguồn khác, đặc biệt đảm bảo cho lượng vốn vay từ ngân hàng là nhỏ nhất, từ đó có thể giảm thiểu được tối đa chi phí, đem lại lợi nhuận lớn hơn cho công ty khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu này. IV. Xây dựng giá hàng và nguồn hàng để xuất khẩu: 4.1. Xây dựng giá hàng xuất khẩu: Chúng ta phải dựa trên cơ sở chi phí bỏ ra để sản xuất ra lô hàng xuất khẩu đó. Công ty dự tính bán mỗi tấn Cá tra đông lạnh với giá bán FOB là 2600 USD Để thực hiện thì công ty phải đặt mua nguyên liệu từ các cơ sở trong nước. Do tỷ lệ chế biến cá tra từ cá nguyên con sang cá fillet không da, không xương, không dè: 50%. Như vậy để xuất khẩu được 50 tấn cá tra đông lạnh thì Công ty phải mua 100 tấn cá tra nguyên liệu.  Như vậy ta sẽ có được bảng dự trù chi phí sản xuất 1 tấn cá tra đông lạnh như sau: Bảng 1: Dự trù kinh phí cá tra nguyên liệu Ròng ( VNĐ/kg) STT Khoản mục Đơn giá (VNĐ) 1 Chi phí cá tra nguyên liệu (VND/kg cá nguyên liệu) 17.000 2 Hệ số chế biến (trọng lượng cá tra tươi/1kg cá philê) 2,0 3 Chi phí cá nguyên liệu (VND/kg cá philê) (17.000 đ x 2,0) 34.000 4 Phụ phẩm thu hồi (VND/kg philê) 3.200 5 Chi phí cá tra nguyên liệu ròng ( 34.000-3.200) 30.800 Bảng 2: Dự tính chi phí cho 1 tấn cá tra đông lạnh STT Khoản mục Đơn giá 1 Chi phí cá tra nguyên liệu ròng 30.800.000 2 Phí bảo quản 1.500.000 3 Phí xếp dỡ (3 USD/T) 53.352 4 Chi phí nhân công 2.300.000 5 Phí giao dịch 1.000.000 6 Phí bao bì, mã kí hiệu 2.000.000 7 Chi phí khác 120.000 8 Trích quỹ dự phòng 3% 2.000.000 9 Lãi vay ngân hàng ( 3 tháng, lãi 5,5%/năm, số tiền vay là 40 triệu) 550.000 Tổng 40.323.352 Với tỷ giá : 1USD= 17784 VNĐ Như vậy, giá thành sản xuất 1 tấn cá tra đông lạnh của năm 2009 là 40.323.352 VNĐ Đây mới là giá tính sơ lược, còn chưa kể tới một số khản như lương, thưởng của công nhân viên, thuế thu nhập doanh nghiệp,… 4.2. Xác định và xây dựng nguồn hàng cho xuất khẩu: Công ty dự kiến sẽ thu mua nguyên liệu cá tra thịt trắng loại I ( chất lượng tốt ) thông qua nhà cung cấp là Công TNHH Gia Hân với giá bán buôn là 16.500đ/kg (Đã bao gồm chi phí vận chuyển) . Dự kiến số lượng mua là 100 tấn. Vận chuyển bằng ghe đục trực tiếp từ nơi khai thác về công ty để cá còn sống. Từ bến cá được cho vào thừng nhựa chuyên dùng rồi chuyển nhanh đến khu tiếp nhận bằng xe tải nhỏ. Do công ty đặt gần khu khai thác nguyên liệu nên chi phí vận chuyển thấp. Công ty phải ký hợp đồng mua nguyên liệu cá như sau: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------&------- HỢP ĐỒNG KINH TẾ Hợp đồng số:688KT/2009  - Căn cứ vào pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1998 của Hội đồng Nhà nước Nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Căn cứ vào nghị định số 17/HDKT ngày 16/01/1990 của Hội ĐỒng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Hôm nay ngày 25 Tháng 3 năm 2009 Tại địa điểm: Số 156 Đường Thích Thiện Ân – Phường Vĩnh Bảo - Thành phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang,Việt Nam . Chúng tôi gồm: Bên A: -  Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Gia Hân -  Địa chỉ trụ sở chính: 39 Đinh Tiên Hoàng, TP.Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang, Việt nam -  Điện thoại: ( 84)77-3862104 Fax: (84) 77-3862677 -  Tài khoản số: 0102 577 696 -  Mở tại ngân hàng: Ngân Hàng Đông Á -  Đại diện là: Ông Nguyễn Văn Bình -  Chức vụ: Giám đốc Bên B: -  Tên doanh nghiệp: Công ty CP Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu Minh Trang -  Địa chỉ trụ sở chính: Số 156 Đường Thích Thiện Ân – Phường Vĩnh Bảo - Thành phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang,Việt Nam -  Điện thoại: (84)773.788.695.  Fax: (84) 773.846471 -  Tài khoản số: 718A0058900756 -  Mở tại ngân hàng: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam -  Đại diện là: Ông Phạm Lê Minh -  Chức vụ: Giám đốc Hai bên cùng nhau thỏa thuận ký kết hợp đồng kinh tế số 688KT/2009 với những điều kiện và điều khoản ghi dưới đây: Điều 1: Hàng hóa: Cá tra thịt trắng nguyên liệu loại I Điều 2: Số lượng: 100 tấn. Điều 3: Giá cả: Đơn giá: 16.500 VNĐ/kg Tổng giá trị : 1.650.000.000 VNĐ Điều 4: Chất lượng, quy cách: - Nguyên liệu phải còn tươi sống, không bị cấn dập, không có dấu hiệu bị bệnh hay dị tật. - Nguyên liệu phải khai thác từ các vùng nước nuôi đáp ứng được tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường và qui định về kiểm soát việc sử dụng thuốc kháng sinh, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Điều 5: Phương thức giao nhận -Bên A Sẽ giao hàng cho bên B vào ngày 29/3 với số lượng là 100 tấn cá tra thịt trắng loại I đúng theo tiêu chuẩn đã thỏa thuận tại địa chỉ: Công ty CP Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu Minh Trang Số 156 Đường Thích Thiện Ân – Phường Vĩnh Bảo - Thành phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang,Việt Nam Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên A chịu. Chi phí bốc xếp: mỗi bên chịu một đầu Quy định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là 600.000 đồng-ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện. Khi nhận hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập biên bản tại chỗ, yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành). Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm; khi đến nhận hàng, người nhận phải có đủ: -  Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua; -  Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán; -  Giấy chứng minh nhân dân. Điều 6: Phương thức thanh toán: Bên B đặt trước 500 triệu đồng cho bên A và sẽ thanh toán phần còn lại cho bên A bằng hình thức chuyển khoản trong thời gian 20 ngày kể từ ngày bên A giao hàng.    Điều 7: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới 8 % giá trị của hợp đồng bị vi phạm. Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành v.v… mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế. Điều 8: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung). Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra tòa án. Điều 9: Hiệu lực của hợp đồng Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày 25/3/2009 Đến ngày 25/4/2009 Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên B có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian địa điểm thanh lý. Hợp đồng này được làm thành 2 bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 1 bản. ĐẠI DIỆN BÊN A        ĐẠI DIỆN BÊN B Chức vụ Chứcvụ Ký tên   Ký tên 4.3. Kết quả phân tích tài chính: 4.3.1.Tổng hợp chi phí mua nguyên liệu: Để sản xuất được 50 tấn cá tra đông lạnh ( dạng Fille), công ty cần mua 100 tấn cá tra nguyên liệu với đơn giá bán buôn là 16.500 VNĐ/kg do tỷ lệ 2 kg cá nguyên liệu sản xuất được 1 kg cá tra thành phẩm. Như vậy chi phí mua nguyên liệu được hạch toán ở bảng sau: ( Chưa bao gồm thuế GTGT 10% do thuế này được khấu trừ và không được hạch toán vào chi phí) STT Chi Phí Đơn giá ( VNĐ) 1 Nguyên liệu cá tra loại I ( tươi sống) 1.650.000.000 2 Chi phí bảo quản 6.000.000 3 Chi phí bốc dỡ hàng ( 3USD/T) 5.335.200 4 Chi phí giao dịch 1.000.000 5 Chi phí phát sinh 3.500.000 Tổng 1.665.835.200 4.3.2.Tổng hợp chi phí sản xuất: ( Dự tính chi phí, doanh thu và hiệu quả kinh tế) Tỷ giá ngoại tệ: 17784 VNĐ/USD Số lượng đối tác đặt mua :50 MT Doanh số bán hàng theo điều kiện FOB(USD) = 2600 x 50 = 130.000 ( USD) Chi phí mua nguyên liệu = 1.665.835.200 (VNĐ) ( Kết quả tính ở bảng trên) Phí bao bì để xuất khẩu: Đặt hàng với công ty sản xuất bao bì Tiến Huy để sản xuất loại bao bì xuất khẩu cá tra đông lạnh dạng Fille dưới dạng 1 kg/ bao bì 2 lớp. Đặc tính của loại giấy gói này là dạng nilon dày, không thấm nước, giữ nhiệt độ lạnh tốt. Giá thành sản xuất 1 bao bì dạng 2 lớp, bao gồm cả mã hiệu, thông tin về hàng hóa, nơi sản xuất, hướng dẫn sủ dụng, hạn sử dụng… ( 2 mặt cả tiếng Austraylia và tiếng Việt) là 2000 VNĐ ( chưa bao gồm thuế GTGT) Vậy Chi phí bao bì = Giá thành bao bì đóng gói 1 kg thành phẩm x Số lượng = 2000x50x1000 = 100.000.000 (VNĐ) Phí vận chuyển nội địa: Đơn giá : 10 USD/ MT Phí vận chuyển nội địa = 10 x 17784 x 50 = 8.892.000 ( VNĐ) Phí Giám định(0,03 % Tổng giá trị hợp đồng)= 130.000 x 17784 x 0,03 %= 693.576 (VNĐ) Phí hải quan ( VNĐ) Lệ phí làm thủ tục hải quan là 30.000 đồng/tờ khai Bộ tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu gồm hai tờ: một tờ là Bản lưu Hải quan, và một tờ là bản lưu người khai hải quan, còn nội dung thì giống hệt nhau. Vậy: Phí Hải quan = 30.000 x 2 = 60.000 ( VNĐ) Phí chất hàng lên phương tiện vận tải : Đơn giá 3 USD/MT Phí chất hàng lên phương tiện vận tải = 3 x 50 x 17784 = 2.667.600 (VNĐ) Phí lấy C/O: Từ ngày 1/3/2009, lệ phí lấy C/O là 0 VNĐ. Phí bảo quản (VNĐ) Đơn giá :1,5 triệu /MT. Vậy: Phí bảo quản = 1.500.000 x 50 = 75.000.000 (VNĐ) Quỹ dự phòng = Doanh số bán ra x 3% = 130.000 x 17784 x 0,03 = 69.357.600 ( VNĐ) Lãi vay ngân hàng : Vay 800 triệu VNĐ , lãi suất 5,5% Thời gian vay là 3 tháng Vậy Lãi vay ngân hàng = (800.000.000 x 5,5 %)/4=11.000.000 ( VNĐ) Chi phí ngân hàng: + Thông báo L/C (12 USD) =12 x 17784 = 213.408 ( VNĐ) + Thông báo sửa L/C (5 USD) = 5 x 17784 = 89.920 ( VNĐ) + Thanh toán bộ chứng từ : 0.15% x 130.000 x 17784 = 3.467.880 ( VNĐ) Vậy Chi phí ngân hàng = 213.408 + 89.920 + 3.467.880 = 3.771.208 ( VNĐ) Chi phí khác: 6.000.000 VNĐ Chi phí tiền lương, thưởng: Tiền lương tiền thưởng = Tỷ lệ tiền lương tiền thưởng x Doanh thu dự tính Tỷ lệ tiền lương, tiền thưởng = x 100 % = x 100 % = 5% Vậy: Tiền lương tiền thưởng = 5% x 130.000 x 17784 = 115.596.000 ( VNĐ) Doanh thu dự tính = 130.000 x 17784 = 2.311.920.000 ( VNĐ) Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu dự tính – Chi phí dự tính = 2.311.920.000 - 2.058.873.184 = 253.046.816 ( VNĐ) Thuế thu nhập DN p/n = Lợi nhuận trước thuế x Thuế suất thuế TNDN = 253.046.816 x 25% = 63.261.704 ( VNĐ) Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN p/n = 253.046.816 – 63.261.704 = 189.785.112 ( VNĐ) Vậy Tỷ suất lợi nhuận : P’ = x 100 (%) = x 100 % = 9,22 % Tỷ suất ngoại tệ = x 100 (%) = = ( USD/VNĐ) Bảng tổng hợp phân tích tài chính: STT Khoản mục Giá trị 1. Số lượng đối tác đặt mua (MT) 50 2. Doanh số bán hàng theo điều kiện FOB(USD) 130.000 3. Chi phí mua nguyên liệu (VNĐ) 1.665.835.200 4. Phí bao bì để xuất khẩu (VNĐ) 100.000.000 5. Phí vận chuyển nội địa ( VNĐ) 8.892.000 6. Phí Giám định ( VNĐ) 693.576 7. Phí hải quan ( VNĐ) 60.000 8. Phí chất hàng lên phương tiện vận tải 2.667.600 9. Phí lấy C/O 0 10. Phí bảo quản (VNĐ) 75.000.000 11. Quỹ dự phòng 3% doanh số bán ra (VNĐ) 69.357.600 12. Lãi tiền vay 11.000.000 13. Chi phí ngân hàng 3.771.208 14. Chi phí khác( VNĐ) 6.000.000 15. Tiền lương và thưởng (VNĐ 115.596.000 16. Tổng chi phí dự tính (VNĐ) (3+4+..+15) 2.058.873.184 17. Doanh thu dự tính (VNĐ) 2.311.920.000 18. Lợi nhuận trước thuế (VNĐ) 253.046.816 19. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (VNĐ) 63.261.704 20. Lợi nhuận sau thuế (VNĐ) 189.785.112 21. Tỷ suất lợi nhuận (%) 9,22 22. Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu (USD/VNĐ) 1/15837 Dựa vào những số liệu tính toán dự trù như trên, ta nhận thấy có thể chấp nhận được mức giá mà công ty bạn đặt hàng ( 2.600 USD/tấn) do tỷ suất lợi nhuận thu được là 9,22 %, tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu khá hấp dẫn là 1/15837 ( tức là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXuất khẩu cá tra đông lạnh.doc
Tài liệu liên quan