Đề tài Xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ

Lời nói đầu 1

Chương I: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ 2

I: Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 2

1. Khái niệm của hoạt động xuất khẩu 2

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 2

II: Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ 6

III: Thị trường dệt may Hoa Kỳ 9

Chương II.Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 11

I: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 11

1. Kim ngạch xuất khẩu 11

2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 13

3. Hình thức xuất khẩu 14

II: Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, sang thị trường Hoa Kỳ thời gian qua 115

1.Những ưu điểm trong việc xuất khẩu hàng dệt May sang Mỹ 15

2. Những tồn tại trong việc xuất khẩu hàng dệt May sang Mỹ 16

3. Nguyên nhân của các tồn tại 20

Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ 21

1. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dệt may Việt Nam sang mỹ 21

2. Một số kiến nghị với chính phủ 21

Kết luận 23

Danh mục tài liệu tham khảo 24

 

doc25 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên minh kinh tế ở mức độ khác nhau được hình thành và nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương giữa các nước đã được ký kết. Mục đích của xu thế này là giảm bớt rào cảm thuế quan giữa các nước tham gia, giảm giá cả và thúc đẩy hoạt động thương mại giữa các nước trong khu vực và toàn thế giới. Nói chung, có được những mối quan hệ kinh tế quốc tế mở rộng, bền vững và tốt đẹp sẽ là tiền đề thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu của một quốc gia. II: Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường hoa kỳ. Lợi ích thu được sau hiệp đinh thương mại Việt nam – Hoa kỳ - Ngày 10 tháng 12 năm 2001 tại WashingTon. Đại diện thương mại. Mỹ Robetb Zoellick và bộ trưởng thương mại Vũ khoan đã trao đổi công hàn phê chuẩn hiệp định thương mại Việt nam- Hoa kỳ và hiệp định chính thức có hiệu lực kể từ ngày này với hiệp định này quan hệ thương mại giữa hai nướ đã được thiết lập như vậy hàng dệt may của Việt nam xuất sang Mỹ sẽ chịu mức thếu xuất thấp nhất. Trong khi đó cửa vào thị trường Việt nam của các công ty Mỹ sẽ rộng hơn và việc sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp Mỹ ở Việt nam cũng sẽ được tăng cường. Một quan chức thương mại Việt nam cho biết mức thuế xuất sẽ được giảm ngay trong ngày hiệp định có hiệu lực đây chính là những thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp dệt may Việt nam nâng cao khả năng cạnh tranh khi thâm nhập vào thị trường Mỹ. Ngoài việc giảm thuế xuất cho hàng hoá Việt nam xuất khẩu vào Mỹ nói chung và ngành dệt may nói riêng việc thi hành hiệp định có thể đem lại khả năng như mở rộng thị trươngf xuất khẩu hàng hoá cho tất cả các hàng hoá Việt nam vào Mỹ đây là thị trường có dung lượng nhập khẩu lớn nhất thế giới từ đó tạo điều kiện cho cấc doanh nghiệp dệt may nói riêng và các doanh nghiệp trong nước nói chung thúc đẩy xuất khẩu trong quy mô sản xuất tạo công ăn việc là cho người lao động trong nước. Việc hiệp định thương mại Việt nam – Hoa kỳ thành công sẽ khuyến khích các nhà đầu tư Hoa kỳ và nhất là các nhà đầu tư các nước đầu tư vào nước ta để xuất khẩu sang thị trường Mỹ, từ đó mà ngành dệt may có thể tiếp cận được công nghệ mới tiếp thu được trình độ quản lý mở rộng quy mô sản xuất tạo công ăn việc làm cho người lao động từ đó đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt maythu được nhiều ngoại tệ cho Quốc gia. -Việc ký hiệp định thương mại song phương Việt nam – Hoa kỳ đã tạo điều kiện thuận lợi cho bên Việt nam mở rộng quan hệ với nhiều tổ chức kinh tế, tài chính tiền tệ quốc tế, thực hiện chủ trương chủ động hội nhập thế giới và khu vực trước mắt là xúc tiến đàm phán gia nhập WTO. Hiệp định Việt nam – Hoa kỳ được thiết kế trên những nguyên tắc cơ bản của WTO do đó việc thực thi hiệp định là một bước rất quan trong trong quá trình ra nhập WTO của Việt nam. Triển vọng xuất khẩu của hàng dệt may Việt nam Trong hơn 10 năm qua nhờ thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa của Đảng và Nhà nước, ngành công nghiệp dệt may đã trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn thứ 2 của Việt nam sau ngành công nghiệp dầu khí, trong những năm qua ngành công nghiệp phát triển cả về quy mô năng lực sản xuất trình độ trang thiết bị không ngừng được đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng gắn với thị trường như Nhật bản, EU và Mỹ đây là các thị trường mà ngành dệt may Việt nam có các bước phát triển đáng khích lệ, sản xuất được các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên 14% cho thấy ngành công nghiệp dệt may thực sự đã trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn. Hiện nay cả nước ta có 758 đơn vị tham gia sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may, trong đó tổng Công ty dệt may Việt nam là đơn vị chủ đạo của ngành hiện nay có 39 đơn vị doanh nghiệp thành viên, chiểm trên 30% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng liên tục qua các năm, mức tăng trưởng trung bình đạt trên 40% /năm kim ngạch xuất khẩu từ chỗ vài trăm triệu rúp chuyển nhượng và USD đã vượt lên trên 1 tỷ USD từ năm 1996 chiếm vị trí thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu sau dầu thô và là ngành xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng ổn định trong một thời gian dài (Xem biểu 1) Biểu 1: Giá trị xuất khẩu hàng Dệt May Việt Nam Đơn vị: Triệu USD Năm Kim ngạch xuất khẩu Dệt May Tổng kim ngạch xuất khẩu Tỷ trọng/ tổng số 1997 1150 7255 15,2% 1998 1349 8759 15,4% 1999 1351 9361 14,4% 2000 1682 11523 14,6% Nguồn: Bộ thương mại và Tổng công tyVinatex. Qua số liệu trên, cho thấy xuất khẩu hàng dệt may chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu xuất khẩu chung của cả nước, năm sau cao hơn năm trước chứng tỏ sự lớn mạnh vượt bậc của ngành công nghiệp dệt may nước ta và càng thể hiện tính đúng đắn trong việc đầu tư xây dựng phát triển ngành dệt may thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực Việt Nam. Trong khi chưa được hưởng ưu đãi MFN các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp phải nhiều trở ngại khi tiếp cận và thâm nhập vào thị trường Mỹ tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng khi có hiệp định Thương mại song phương và quy chế tối huệ quốc ( MFN hay NTR) thì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sẽ tăng nhanh. Tóm lại từ thực lực của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp dệt may nói riêng việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá dệt may sang Mỹ là rất cần thiết và lợi ích của Việc thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ sau khi hiệp định Thương Mại Việt Nam - Hoa Kỳ là rất lớn và lợi ích tiến tới là việc tham gia tổ chức với WTO. III. Thị trường Dệt may Hoa Kỳ Tiềm năng nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ Ngành dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động nhất ở Mỹ. Từ năm 1970 tới nay lực lượng lao động trong ngành này ở Mỹ giảm 40%, từ chỗ sử dụng 1,4 triệu lao động, đến nay còn khoảng 900 nghìn lao động với 18 nghìn cơ sở may trong cả nước tập chung phần lớn tại Los Angeles. Các nhà kinh tế dự đoán ngành may da công tại Mỹ sẽ không còn tồn tại trong vòng 10 năm tới. Hiệp định tự do mậu dịch Bắc Mỹ năm 1994 (NAFTA) đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đến các nước có lao động rẻ hơn. có đến 64% các chủ doanh nghiệp dệt may tại Mỹ có cơ sở sản xuất ở Mêxico. Ngành may gia công sẽ nhường đất cho ngành may hàng cao cấp với các nhãn hiệu nổi tiếng và nhân công có tay nghề cao. Vì vậy có thể đánh giá Mỹ là mảnh đất lý tưởng và là thị trường đầy tiềm năng đối với các nước sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may công nghiệp. Mỗi năm thị trường này nhập khẩu khoảng 50 tỷ USD hàng dệt may bằng cả khối lượng của Nhất và EU cộng lại. Biểu 4: giá trị nhập khẩu hàng dệt may ở Mỹ Đ/V: triệu USD Nhập khẩu Hàng dệt Hàng may mặc Tổng kim ngạch 1996 9.985 39.526 49.511 1997 10.702 41.367 52.069 1998 12.460 40.300 52.760 1999 12.843 40.926 53.769 Nguồn: Bộ thương mại Mỹ và Tổng công ty Vinatex Năm 1998, Mỹ nhập hàng dệt may tăng 59% so với năm 1990. Năm 200 đã nhập khẩu hàng dệt may trị giá 72,8USD, tăng 11,28% so với năm 1999 qua đó có thể thấy Mỹ là một thị trường có kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới và có xu hướng nhập khẩu với tỷ trọng ngày càng cao. Nguồn hợp tác là Mêxicô và Caribe, Trung Quốc, các nước với công nghiệp hoá đều trông vào thị trường Mỹ để đẩy mạnh công nghiệp May trong nước và xuất khẩu (xem biểu) Biểu 5: Nguồn nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ Đ/V: triệu USD Tên nước 1997 1998 1999 Mêxicô 3.490 4.900 6.906 Trung quốc 4.533 4.982 4.427 HồngKông 3.330 3.388 4.394 Đài Loan 2.257 2.326 2.027 Hàn Quốc 1.692 1.893 2.033 Canađa 1.650 1.966 1.469 Nguồn: Bộ thương mại Mỹ Qua số liệu trên cho thấy các nước Châu á là những nước xuất khẩu hàng dệt may mạnh nhất sang thị trường Mỹ bởi mỹ là một nước có dân số đông khoảng 272 triệu người chiếm 5% dân số thế giới. Thu nhập đầu người cao năm 1998 là 25.900 USD/ đầu người. Xã hội mỹ phân thành các tần lớp xã hội khác nhau vì vậy nhu cầu và sở thích của dân mỹ khá đa dạng và phong phú vì vậy nắm bắt đượcnhu cầu thị hiếu của dân mỹ là hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam . Tóm lại: có thể nói rằng thị trường Hoa Kỳ là thị trường có rất nhiều tiềm năng và triển vọng đối với ngành dệt may Việt Nam và điều này càng có cơ sở thực tiễn hơn khi hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực, và cơ hộimở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn và tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì ngành dệt may cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn từ phía thị trường này mang lại.Tuy nhiên trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cùng với sự phát triển không ngừng của ngành dệt may trong những năm qua tỷ trọng xuất khẩu của hàng dệt may sang Mỹ vẫn tăng điều đó có thể đánh giá qua thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ ở chương II. Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường hoa kỳ I: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. 1. Kim ngạch xuất khẩu. Trong hơn 10 năm qua, nhờ thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa của đảng và Nhà nước, ngành dệt may việt nam đã đạt được những thành công đáng kể trong giai đoạn vừa qua. Tăng trưởng xuất khẩu từ mức thấp đã tăng nhanh: năm 1989 chỉ đạt xấp xỉ 100 triệu USD, còn năm 1997 và năm 1998 đã tăng lên tới 1,3 tỷ USD mỗi năm. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong thập kỷ 90 vừa qua đạt trung bình tới trên 40%năm. Hiện nay, ngành này đứng thứ 2, chỉ sau dầu lửa về mặt hàng xuất khẩu của cả nước (tạo ra 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, và khoảng 41% kim ngạch xuất khẩu của công nghiệp chế tạo). Ngành thu hút gần nửa triệu công nhân (trong 80% là lao động nữ). Tức là khoảng 20% lực lượng lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế tác của Việt Nam. Môi trường xuất khẩu có tác động không nhỏ, nếu không nói là vai trò quyết định trong quá trình tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Môi trường xuất khẩu đã trở nên có tính cạnh tranh mạnh, nhất là thập kỷ 90 vừa qua, có thể nói đã mở ra một khu vực thị trường mới ở Đông á tuy còn đầy thử thách đối với Việt Nam. Thị trường xuất khẩu chính cho hàng dệt may Việt Nam chủ yếu là sang thị trường Châu Âu và Nhật Bản, hai thị trường này chiếm 43% và 42% tổng xuất khẩu trong năm 1996. Theo số liệu của tổng cục Hải quan cho biết năm1999 thị trường Châu Âu đã tiêu thụ phần lớn hàng dệt May Việt Nam và đây cũng là mặt hàng chủ yếu mà họ nhập từ nước ta (xuất khẩu tới Châu Âu chỉ chiếm có 27,53% giá trị xuất khẩu tăng năm 1999) xuất khẩu của Việt Nam tới thị trường Mỹ còn hết sức khiêm tốn, chỉ chiếm có 4,96% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta còn hàng dệt may của ta lại còn nhỏ bé hơn nữa chỉ tương đương với 1,98% trong tổng giá trị xuất khẩu dệt may tới tất cả các thị trường quốc tế. Trong khi đó cùng thời gian này xuất khẩu tới nhất bản là 15,67% tổng kim ngạch đồng thời giá trị xuất khẩu hàng dệt may lại lên tới 24,01% số liệu của 6 tháng năm 2000 không có nhiều biến động so với thời gian trước đó xuất khẩu nói chung và giá trị xuất khẩu hàng dệt nói riêng trong thời gian này đã tăng với tốc độ không lớn, nhưng khá đồng đều nhau ( đạt tương ứng là 51,44% và 51,44% so với năm 1999 ) Châu Âu vẫn là thị trường chủ trốt trong tiêu thụ hàng dệt may Việt Nam ( 29,07 % tổng giá trị xuất khẩu và 45,21% xuất khẩu dệt may ) đồng thời Nhật Bản vẫn tiếp tục đứng thứ 2 (14,08% giá trị xuất khẩu và 25,32% xuất khẩu dệt may). Bên cạnh đó thị trường Mỹ dường như có xu hướng mở ra hơn đối với hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam, tuy còn hạn chế về kim ngạch xuất khẩu (3,51% giá trị xuất khẩu và 2,20% xuất khẩu dệt may) nhưng có tốc độ tăng trưởng cao. Năm 1995 Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 16,87 triệu USD năm 1996 đạt 23,6 triệu USD, Năm 1997 đạt 25,928 triệuUSD, năm 1998 đạt 26,4 triệu USD năm 1999 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ đạt 37 triệu USD tăng 13% so với năm 98. Năm 1999 đạt 2000 kim ngạch xuất khẩu dệt may vào Mỹ tăng gần gấp đôi năm 1999 đạt 70 triệu USD. Hiện nay, hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường Mỹ chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN); phải chịu một mức thuế khá cao lên 80% ... thuế nhập khẩu đối với nhiều loại hàng may mặc cao gấp 10 lần so với mức thuế khi có (MFN) chẳng hạn bộ đồ thể thao và trượt tuyết mức thuế có MFN là 8,5% không có MFN là 9%; áo sơ mi nam vải cotton mức thuế có MFN là 20,7% không có MFN là 45%; túi thể thao, ba lô mức chênh lệch thuế suất 65% so với 17% khi có MFN. Với mức thuế cao như vậy, mà hàng dệt may Việt Nam vẫn thâm nhập được vào thị trường Mỹ với mức xuất khẩu có tăng đều mỗi năm. Biểu 2: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam vào Mỹ Đơn vị: triệu USD Mặt hàng 1995 1996 1997 1998 1999 2000 - Hàng dêt 1,78 3,59 5,326 5,053 6,00 1,00 - Hàng may 15,09 20,01 20,06 21,347 36,400 69,00 - Cộng 16,87 23,06 25,928 26,40 37,00 70,00 Nguồn: Bộ thương mại Mỹ Với kết quả xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và thị trường Mỹ như trên tuy còn nhỏ bé nhưng là một nỗ lực đáng khen của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh chưa có quy chế ưu đãi tối huệ quốc. Nhưng có một điều chắc chắn rằng một khi có hiệp định thương mại song phương và quy chế tối huệ quốc (MFN hay NTR) thì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sẽ tăng nhanh và sẽ ở mức mà Việt Nam đã đạt được ở Châu Âu và Nhật Bản. Tóm lại là tiềm năng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ là rất lớn. Khi mà hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực. 2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu - Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết hồi tháng 7/2000 đã mở ra một khoảng trời mới cho hàng dệt may Việt Nam. Mặc dù năm 2000 hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đạt 70 triệu USD so vớ nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may mặc của Mỹ là 60 tỷ USD (năm 1999) và 65,441 tỷ USD (năm 2000) thì có nói rằng hàng dệt May Việt Nam chưa tiếp cận được với thị trường Mỹ. Trong số các mặt hàng dệt may mà Việt Nam xuất sang Mỹ chủ yếu là các mặt hàng như gang tay, sơ mi nam, sơ mi trẻ em, áo len.... kim ngạch xuất khẩu cửa các mặt hàng còn rất nhỏ. Biểu 3: Cơ cấu xuất khẩu của hàng Dệt - May Năm Hàng dệt (triệu USD) Hàng may (triệu USD) Cộng Tỷ trọng (%) Dệt Hàng May 1995 1,59 15,09 16,87 1,05 89,4 1996 3,59 20,01 23,60 15,2 84,4 1997 5,326 20,602 25,928 4,8 79,4 1998 5,053 21,347 26,40 1,9 98,1 1999 6,00 36,400 57,000 1,6 98,4 2000 1,00 69,00 70,00 2,0 98 Nguồn : Tổng cục hải quan Qua bảng trên ta có thể thấy rằng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thì mặt hàng May qua các năm chiếm tỷ trọng trên 80% còn lại là hàng dệt. Hàng may chiếm tỷ trọng trên 80% chủ yếu là các mặt hàng như: áo sơ mi, quần âu, áo fắc két. Hàng dệt may rất có triển vọng xuất sang Mỹ bởi vì sau khi hiệp định có hiệu lực thi mức thuế đánh vào đồ lót phụ nữ sẽ hạ. Từ 60% xuống còn 0%. Thuế suất với áo sơ mi nam sẽ giảm từ 45% xuống còn chưa đầy một nửa 20,4% và áo fác két từ 65% xuống 7,4% khi đó ngành dệt may sẽ có nhiều mặt hàng đa dạng để xuất khẩu đạt được kim ngạch xuất khẩu cao đem lại nhiều ngoại tệ góp phần tăng trưởng GDP của đất nước. 3. Hình thức xuất khẩu. Như đã biết Hoa kỳ là một thị trường có sức mua lớn và có nhiều mức thu nhập khác nhau nên yêu cầu về chất lượng khá rộng rãi, không quá khắt khe như đối với Châu Âu và Nhật Bản . Nhưng đây là một thị trường cạnh tranh khốc liệt. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn có chính sách phân biệt đối xử rất tinh vi và đàm phán hiệp định dệt may sẽ là một thách thức lớn. Khó khăn nữa là hệ thống luật pháp Hoa Kỳ đều rất phức tạp. Bên cạnh đó, việc thiếu thông tin về thị trường cũng đang là trở ngại lớn cho các nhà kinh doanh Việt Nam. Hơn nữa hai nước chưa dành cho nhau quy chế tối huệ quốc vì vậy hàng dệt may Việt Nam sang thị trường này phải chịu mức thuế suất rất cao chính vì những nguyên nhân đó mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải tính toán, lựa chọn xem hình thức xuất khẩu nào cho phù hợp ít rủi ro mà lại đem lại nhiều lợi nhuận nhất. Trong các năm qua các doanh nghiệp dệt may Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ theo các hình thức liên doanh, liên kết, hợp tác quốc tế. Hình thức xuất khẩu này có ưu điểm thông qua nước thứ 3 các đối tác sẽ giúp chúng ta giải quyết những mặt còn yếu như tạo mẫu, cung cấp nguyên phụ liệu, uy tín nhãn hiệu hàng hoá. Thông qua các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài để đưa những sản phẩm có xuất xứ Việt Nam vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên bằng hình thức nào đi nữa muốn tăng được kim ngạch xuất khẩu thì ngành dệt may phải không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã và uy tín trên thị trường Mỹ nói riêng và thị trường thế giới nói chung. II. Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. 1. Những ưu điểm trong việc xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ. Bên cạnh đó, ngành đã tạo việt làm cho hàng triệu lao động, cung cấp được những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã phong phú hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và cạnh tranh có hiệu quả với hàng nhập ngoại. Nhiều sản phẩm chất lượng cao, có uy tín như sơ mi Việt Thắng, May 10, Nhà Bè, Polo - shirt Thành Công, Hà Nội, Cotton Việt Thắng, Jean Phong Phú, gấm Thái Tuấn, Phước Thịnh, Phước Long....siusse bóng Long An, lam Thắng Lợi.... được người tiêu dùng trong và ngoài nước đánh giá cao. Từ những lợi thế so sánh về lao động và thị trường, ngành dệt may có nhiều tiềm năng để phát triển nhanh. Thị trường nội địa 80 triệu dân với thu nhập ngày càng được cải thiện sẽ là một thị trường hấp dẫn. Nhiều thị trường xuất khẩu mới cũng đang mở ra cho hàng dệt may Việt Nam đặc biệt là thị trường Mỹ. Sau khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được phê chuẩn. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ sẽ có lợi thế lớn là chưa phải áp đặc chế độ hạn ngạch trong một thời gian nhất định.Tuy nhiên, thời gian hưởng lợi thế này sẽ không dài, vì vậy các nhà sản xuất Việt Nam phải tranh thủ và đẩy mạnh việc xuất khẩu nhiều hàng vào thị trường này để làm cơ sở ấn định lương hạn ngạch khi đàn phán định hàng dệt may song phương. Đó là những lợi thế của ngành cần được phát huy. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, với thế giới và khu vực, ngành dệt may cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, phải cạnh tranh ngang bằng với các cường quốc xuất khẩu lớn như Trung Quốc, ấn Độ, Inđônêxia, Pkixtan, Hà Quốc... và từ 1/1/2006 thuế xuất khẩu hàng dệt may từ các nước ASEAN vào Việt Nam (khi AFTA có hiệu lực) sẽ giảm từ 40 - 50% như hiện nay xuống tối đa còn 5%, nên hàng dệt may Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với hàng nhập từ các nước này. Quy mô công suất, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu (nhất là hình thức mua nguyên liệu, bán sản phẩm) của ngành hiện còn khá nhỏ bé. Ngoài ra, trình độ công nghệ của ngành dệt may Việt Nam không được nhanh chóng đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cấp quản lý và chất lượng sản phẩm, đây mạnh hoạt động tiếp thị thì đến năm 2004 sẽ mất thời cơ và sẽ khó có khả năng hội nhập và phát triển. Sản phẩm của ngành dệt là nguyên liệu cung ứng cho ngành may, cho nên cần tập trung mũi nhọn đầu tư vào ngành này. Trong tổng số vốn đầu tư cho toàm ngành ước tính khoảng 35.000 tỷ đồng cho giai đoạn từ 2001 -2005 và 30.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2006 - 2010, tỷ trọng dành cho ngành dệt rất lớn (khoảng 80%). Đây là số vốn cần huy động từ nhiều nguồn. Nhà nước, tư nhân, nước ngoài và tổ chức tín dụng. Trong cuộc đầu tư tăng tốc này các doanh nghiệp dệt may phải đóng góp vai trò chính: vừa đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, vừa củng cố và đổi mới công tác quản lý, tăng năng suất lao động, ổn định chất lượng sản phẩm để tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh và thời cơ hiện nay, thì sự chỉ đạo và hỗ trợ của Nhà nước có tính chất quyết định để có thể đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn nhất. 2. Những tồn tại trong việc xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ. Triển vọng về quan hệ thương mại sau khi hai nước ký hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Tuy nhiên hiện nay một trong những khó khăn để hàng dệt may thâm nhập vào thị trường Mỹ là do nước ta chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc trên thị trường Mỹ, hàng hoá của Việt Nam kém sức cạnh tranh. Do thuế xuất đánh vào hàng dệt may của Việt Nam cao hơn so với các nước đã được hưởng quy chế tối huệ quốc. Do vậy đã làm giảm đi kim ngạch xuất khẩu và tạo ra rủi ro cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Một trong những khó khăn nữa khiến cho hàng dệt may Việt Nam gặp rất nhiều trở ngại trong việc thâm nhập thị trường Mỹ * Thiếu thương hiệu. Nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất khiến hàng dệt may Việt Nam hiện nay vẫn chưa tiếp cận trực tiếp tới thị trường Mỹ là quá thiếu các nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu thương mại. Theo thống kê của các chuyên gia kinh tế Mỹ, đối tượng có nhu cầu mua sẵm quần áo lớn nhất ở Mỹ hiện nay đặc biệt là thanh thiếu niên. Lứa tuổi này đặc biệt chú trọng đến những quần áo hợp thời trang và đồ hiệu. Ngoài những thương hiệu do các Công ty sản xuất quần áo đã tạo dựng được từ trước, những thương hiệu riêng của các Công ty bán lẻ độc quyền rất thu hút sự chú ý của giới trẻ. Thế nhưng sản phẩm dệt may Việt Nam tuy đã xuất khẩu ra nước ngoài hơn 1,8 tỷUSD vào năm 2000 nhưng có gần 70% là sản phẩm gia công mang nhãn hiệu của bên đặt hàng hoá của nhà sản xuất hoặc mua bản quyền nhãn hiệu hàng hoá nước ngoài. Theo một thống kê gần đây của ngành Công nghiệp, cả nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu thương mại trong dệt may chỉ xấp xỉ 300 nhãn hiệu. Trong đó, 100 nhãn hiệu thuộc lĩnh vực may mặc - một con số quá khiêm tốn so với 600 doanh nghiệp dệt may xuất khẩu. Nhưng thực tế xuất khẩu những năm gần đây cho thấy hàng dệt may Việt Nam không thể cạnh tranh nổi với những nhóm hàng thấp cấp không nhãn hiệu từ các nước như Trung Quốc, Bangladesh, Pakistan, Srilanka, ấn Độ, Philippin và Inđonesia, chính vì vậy, phần lớn các doanh nghiệp dệt may chấp nhận để sản phẩm của mình gắn những thương hiệu đã có uy tín trên thị trường và trả phí thuê thương hiệu trên giá bán tổng sản phẩm. Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang tích cực giao dịch với các công ty bán lẻ, Công ty xuất nhập khẩu và các nhà sản xuất lớn của Mỹ thông qua các bộ phận mua hàng ở Thái Lan, Hong kong, Singapre, Đài Loan, Hàn Quốc. Ông Hoàng Vệ Dũng, giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Dệt may cho biết “ Trong thời gian qua, đã có nhiều Công ty của Mỹ cử người vào Việt Nam để thăm dò và tìm nguồn hàng. Nhiều đơn hàng đã được ký kết nhưng cũng có nhiều đơn hàng không được ký kết do các nhà sản xuất của ta chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng. * Thiếu thông tin về khách hàng. Trở thành căn bệnh trầm của khá nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều ngành sản xuất tiêu dùng, chứ không riêng gì với ngành dệt may, nhưng với dệt may, một ngành có nhiều tiềm năng và được đánh giá Thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực thì thiếu thông tin cũng đồng nghĩa là bó mình lại trong một tấm áo hẹp mang thương hiệu “ Gia công”. Hiện nay, có gần 505 doanh nghiệp dệt may có ý đồ ngấp nghé xuất khẩu hàng sang Mỹ nhưng vẫn không hiểu biết cặn kẽ biểu thuế suất của Mỹ với từng loại sản phẩm dệt may, cũng như chưa nắm bắt được luật hải quan, các thủ tục nhập khẩu hàng vào Mỹ hay “gu” tiêu dùng của người Mỹ với những mặt hàng này như thế nào. Cũng theo ông Dũng: “ Cái thiếu nhất của các doanh nghiệp dệt may hiện nay là làm thế nào có thể nắm bắt được những thông tin mới nhất, những quy chế, thể lệ, quy định mới nhất áp dụng cho hàng của ta để không gặp vướng mắc gì trong xuất khẩu”; Ông Dương Bá Chiến, Công ty Dệt Thắng Lợi cho biết: “ Gu màu sắc của vải cotton bán sang Mỹ khác hẳn màu sắc hàng xuất đi châu Âu. Chẳng hạn như thị trường Đức chuộng các màu nhạt như xám, vàng kem với hoa văn và màu nhẹ nhàng thì thị trường Mỹ thích màu đậm mạnh như xanh đen và hoa văn nền mà làm nổi bật nét sang trọng mà vẫn ẩn chứa vẻ cũ kỹ, cổ điển.Vì vậy, nếu ta không nắm được thông tin về khách hàng, chắc chắn thị trường sẽ thuộc về tay kẻ khác. Để khắc phục nhược điểm trên, Tổng công ty Dệt May Việt Nam đã liên doanh với một Công ty nước ngoài mở một trung tâm thươngmaị tại Hongkong nhằm đưa hàng của Vinatex vào thị trường Mỹ. Tổng công ty cũng đang xúc tiến cho việc mở một văn phòng tại NewYork vào năm 2001.Văn phòng đại diện sẽ giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nắm bắt kịp thời các thay đổi về giá cả thị trường, xu hướng mẫu mốt, quy định hải quan, các chính sách thương mại đầu tư của Mỹ; giới thiệu nguồn nguyên liệu, vải chất lượng cao do Việt Nam sản xuất thông qua các showroom và từng bước tiếp cận với các nhà nhập khẩu trực tiếp của Mỹ. Đa số các doanh nghiệp dêt, may đều cho rằng việc lập văn phòng đại diện là hết sức cần thiết và quan trọng. Họ đều bày tỏ hy vọng văn phòng trên sẽ thực sự là cầu nối để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường Mỹ. * Chưa xác định được sản phẩm mũi nhọn. Dệt may Việt Nam sẽ xuất sang Mỹ đang là cầu hỏi đau đầu nhiều cấp lãnh đạo Vinatex và ngành Dệt - May Việt Nam. Hai sản phẩm chính là dệt may đều có những yếu điểm khiến hàng của Việt Nam khó trụ vững tại thị trường Mỹ khi phải cạnh tranh với những “ đại gia” như: Trung Quốc, Đài Loan, ấn Độ... Điểm yếu của dệt là chưa đủ khả năng đáp ứng vải cho may xuất khẩu ( cả số lượng và chất lượng) , lượng sợi tự sản xuất trong nước thấp, các doanh nghiệp thường vẫn phải nhập sợi Trung Quốc, vì thế khả năng cạnh tranh về giá kém. Mặt khác, cũng theo ông Dương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0681.doc
Tài liệu liên quan