Đề tài Xuất khẩu lao động Việt Nam, giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, người sử dụng lao động ngày càng có điều kiện để đưa ra những đòi hỏi khắt khe hơn. Công nhân không những phải có sức khoẻ tốt, có ý thức phục tùng kỷ luật cao, mà còn sử dụng được ngôn ngữ của nước tiếp nhận. Đây chính là điểm yếu của người lao động Việt Nam. Lao động Việt Nam nhiều khi chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu mà thị trường đặt ra như ngoại ngữ, tay nghề, sức khoẻ và đặc biệt là kỷ luật lao động. Đa số người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài là nông dân, tiếp thu ngoại ngữ chậm, có sức khoẻ nhưng không có trình độ chuyên môn và chưa quen với tác phong công nghiệp

Bên cạnh những nhược điểm đó thì lao động có rất nhiều ưu điểm : chất lượng lao động của Việt Nam được đánh giá là tương đối tốt, phần lớn được đào tạo trong trường phổ thông. Rất nhiều người sau một thời gian lao động ở nước ngoài đã có kỹ năng tay nghề cao, đảm nhận những khâu quan trọng của dây chuyền sản xuất.

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3411 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu lao động Việt Nam, giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g suất máy trong thời gian hợp đồng lao động có hiệu quả và để lại máy móc rệu rã cho bên A sau khi kết thúc hợp đồng. Tất cả việc điều hành sản xuất, chia lương, chia thưởng, quản lí nội bộ thì giống như xí nghiệp ở trong nước. Vì thế, cần phải có vài ba cán bộ giỏi tiếng, giỏi kĩ thuật để giao dịch với bên A. 4.Hình thức xen ghép cảI tiến : Các xí nghiệp của các ngành, các địa phương trực tiếp kí kết với các xí nghiệp của các nước tiếp nhận lao động. Nhưng điều kiện hợp đồng hết sức chặt chẽ, nhất là các điều kiện : việc làm, tiền lương đi lại, nhà ở. Các tổ đội lao động của ta có thể được bố trí làm xen ghép với các tổ, đội lao động của các nước sở tại trong từng xí nghiệp, phân xưởng. Sự cải tiến ở đây chính là: chỉ nên kí hợp đồng nhận những công việc mà có thể phân biệt được kết quả lao động của từng người và sản phẩm của từng đơn vị lao động Việt Nam. Như thế để không lẫn lộn thành quả lao động của hai bên. Nhược điểm : Vì xen ghép nên từ người lao động đến cán bộ quản lí đều phải biết tiếng sở tại để xử lí các sự việc phát sinh. 5. Xuất khẩu lao động tại chỗ Xuất khẩu lao động tại chỗ có rất nhiều điểm mạnh : người lao động vẫn ở trong nước, nhưng làm thuê cho các công ty nước ngoài, tức là cũng được tiếp cận với công nghệ tiên tiến, được đào tạo tay nghề, được rèn luyện tác phong công nghiệp và có nguồn thu nhập cao từ bên ngoài. Các loại hình xuất khẩu lao động phổ biến tại Việt Nam : Nhận làm gia công sản phẩm cho nước ngoài : ngành dệt may, da dày Hình thành các khu chế xuất và có sử dụng lao động của mình Hợp tác sản xuất kinh doanh mà vốn chủ yếu của nước ngoài, còn lao động chủ yếu là của Việt Nam Từ việc hợp tác lao động với các nước xã hội chủ nghĩa, chúng ta nay đã mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới, từ chỗ chỉ xuất khẩu sức lao động, nay chúng ta đã bắt đầu xuất khẩu chất xám, tri thức, cùng với việc gửi người lao động ở nước ngoài, chúng ta đã tổ chức việc xuất khẩu tại chỗ, mà điển hình là việc gia công phần mềm máy tính cho các công ty nước ngoài. Mặt khác, lao động làm việc cho một công ty khác thông qua mạng Internet. IV / Sự cần thiết khách quan của việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài 1. Sự phát triển của công nghệ thông tin, khoa học kĩ thuật tạo động lực cho người Việt Nam sang nước bạn làm việc học hỏi kinh nghiệm quản lí, công nghệ, học tập. Đổi mới công nghệ chú ý đến vấn đề lao động không đào tạo như là một yếu tố sản xuất ngày càng mất đi ý nghĩa của nó, trong khi ý nghĩa nguồn dự trữ vốn và tri thức tiến bộ tăng lên. Trong nguồn dự trữ vốn, việc thành lập vốn nhân lực và cùng với nó là trình độ đào tạo của lực lượng lao động đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Sự ngăn cách thu nhập tương ứng giữa lực lượng lao động được đào tạo và đội ngũ không được đào tạo ngày càng cao. Do đó, Việt Nam luôn muốn xây dựng hành lang pháp lí thông thoáng để thu hút ngày càng nhiều FDI. Với mục đích để người lao động Việt Nam tiếp thu được công nghệ tiên tiến, cách quản lí khoa học cùng với tác phong làm việc công nghiệp của nước ngoài. Hình thành các khu chế xuất có sử dụng lao động của Việt Nam chính là hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ. Chính vì vậy chúng ta phải luôn đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trẻ có tri thức để thực hiện nhiệm vụ của mình trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước. 2. Khoa học kĩ thuật phát triển, lực lượng sản xuất phát triển đạt tới tốc độ cao vượt qua phạm vi của mỗi quốc gia. Sản xuất lớn chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi mở rộng quan hệ phân công và hợp tác lao động không chỉ trong phạm vi một nước mà phải mở rộng ra giữa nhiều quốc gia. Do đó cần có sự hợp tác và phân công lao động. Việt Nam muốn hội nhập kinh tế quốc tế thì cũng không thể không tham gia vào hợp tác và phân công lao động quốc tế. Từ đó mới nâng cao được vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Khi các công ty nước ngoài với phương thức sản xuất hiện đại, giàu vốn thâm nhập vào thị trường nước ta. Các doanh nghiệp nội địa phải chấp nhận sự thụt lùi sản xuất mạnh mẽ do công nghệ của họ không có khả năng cạnh tranh, cần nhiều lao động hoặc là phải rút lui hoàn toàn khỏi thị trường lao động. Quá trình này cần phải thải hồi nhân công lao động nhiều hơn số lượng các nhà đầu tư nước ngoài nhận vào do họ thực hiện phương thức sản xuất nhiều vốn. Số lượng nhân công dư thừa gây ra sự tăng cao số lượng người thất nghiệp ở nước ta. Mặt khác, ở các nước phát triển người lao động của họ có trình độ cao nên họ không muốn làm các công việc như : giúp việc, thuyền viên đánh cá, hay là các công việc ở các vùng sâu vùng xa… Trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam lớn, việc di chuyển sang những nơI có việc làm là điều tất yếu vì thu nhập ở đó cao gấp khoảng 10 lần so vơí thu nhập ở Việt Nam. 3. Quốc tế hoá đời sống kinh tế đã trở thành một đặc điểm nổi bật trong thời đại ngày nay. Trong điều kiện đó, quan hệ cung cầu không giới hạn trong một nước, biên giới quốc gia chỉ còn ý nghĩa hành chính. Quan hệ này diễn ra trong phạm vi quốc tế mà trong đó bên cung sẽ xuất khẩu, bên cầu nhập khẩu lao động. Việt Nam là nước đông dân số, cấu trúc dân số trẻ nên cung lao động rất lớn. Việt Nam có lợi thế trong vấn đề xuất khẩu lao động.Việt Nam hiện nay có trên 80 triệu dân,số người trong tuổi lao động chiếm trên 51%, số lao động chưa có việc làm trên 1,5 triệu, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị trên 6%, tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn khoảng 75%.(10) Tạp chí kinh tế phát triển số 84/tháng 6/ 2004 trang 4. Thế giới đang đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên với tốc độ nhanh đáp ứng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Nhiều nước phát triển là khách hàng quan trọng các nguồn tàI nguyên của các nước đang phát triển ( dầu mỏ, than đá, gỗ …). Trong khi đó các nước đạng phát triển lại cần kĩ thuật và vốn đầu tư từ nước phát triển. Do đó, nhu cầu về lao động để phục vụ các dự án khai thác tàI nguyên là rất lớn. Việt Nam có thể phát triển hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ rất có tiềm năng. 5. Xã hội càng phát triển thì giao lưu văn hoá càng mạnh. Do đó, xuất khẩu lao động để người Việt Nam hiểu nền văn hoá của nước bạn, tiếp thu có chọn lọc nền văn hoá của nước bạn để cùng hợp tác kinh tế. Qua đó, người Việt Nam sẽ quảng bá về nền văn hoá Việt Nam, quảng bá các danh lam thắng cảnh cũng như con người nước ta nhằm thu hút khách du lịch. 6. Dân số Việt Nam đông, diện tích đất có hạn, xuất khẩu lao động là một biện pháp mở rộng không gian sinh tồn cho người Việt Nam. Hiện nay, cả nước có gần 38 triệu lao động với hơn 70% tập trung ở lao động nông thôn. Năm 2000, tổng lực lượng lao động nước ta sẽ đạt trên 40 triệu người và tốc độ tăng lao động bình quân hàng năm là 2,95%. Nên để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động thì xuất khẩu lao động là một giải pháp quan trọng. Từ đó, để người lao động Việt Nam có thể mở rộng không gian sinh tồn để tiếp thu những tri thức tiên tiến của nhân loại để xây dựng đất nước ta ngày một giàu đẹp. V / Xuất khẩu lao động là một giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 1. Các giải pháp tạo việc làm Thu hút đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài càng nhiều để tạo ra càng nhiều công ăn việc làm FDI đã tạo ra hàng vạn lao động và gián tiếp tạo việc làm cho hàng vạn lao động thông qua các dịch vụ FDI cung cấp và các ảnh hưởng có tính chất lan toả của FDI. Ngoài ra các công ty nước ngoài và liên doanh tạo ra nhiều công ăn việc làm trong ngành công nghiệp và dịch vụ…Còn ODA chủ yếu xây dựng hạ tầng cơ sở tạo việc làm trong ngành xây dựng, công nghiệp… Những cơ hội việc làm được tạo ra bởi dòng FDI, nhất là ở những khu công nghiệp và khu chế xuất và sự trả công hấp dẫn hơn tạo ra vòng di chuyển lao động trong nước, từ những vùng nông thôn ra thành thị, từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, từ nơi có thu nhập thấp sang nơi có thu nhập cao hơn. Theo số liệu, FDI tạo thêm số việc làm bằng 2-3% tổng số việc làm được tạo thêm hàng năm. tính đến năm 2001, tổng số việc làm trực tiếp do khu vực FDI tạo ra là khoảng 380 ngàn chỗ làm việc, chưa kể số việc làm được tạo ra gián tiếp từ FDI(6) Ts Nguyễn Bá Ngọc – Trần Văn Hoan, Toàn cầu hoá : cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam Muốn gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế (WTO, ASEAN…) thì các doanh nghiệp nhà nước phải cổ phần hoá để nhà kinh doanh nước ngoài góp vốn. Các doanh nghiệp này ngày càng mở rộng đầu tư thì sẽ tạo ra được nhiều công ăn việc làm. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần thực hiện tinh thần dân chủ hoá kinh tế đảm bảo cho mọi người được tự do làm ăn theo pháp luật. Đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế đem hết tàI năng, vật lực của mình để phát triển sản xuất kinh doanh. Phải hướng mọi hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế vào mục đích chung là gia tăng GDP và tạo việc làm cho người lao động. Trong hơn hai năm thực hiện Luật doanh nghiệp, đã có hơn 42 ngàn doanh nghiệp và hơn 300 ngàn hộ kinh doanh mới đăng kí, thu hút thêm vốn đầu tư tương đương 4 tỷ $ và tạo được khoảng 750 ngàn chỗ làm việc mới.(7) ) Ts Nguyễn Bá Ngọc – Trần Văn Hoan, Toàn cầu hoá : cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam Chiến lược đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, gia công chế biến hàng xuất khẩu Các quỹ hỗ trợ việc làm của chính phủ cũng góp phần rất lớn trong việc tạo việc làm. Quỹ này được quản lí, sử dụng có hiệu quả gắn với hoạt động của quỹ với chương trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, phát huy nguồn lực con người đồng thời khai thác tiềm năng kinh tế xã hội địa phương. Với tổng nguồn quỹ gần 1.800 tỷ, doanh số cho vay khoảng 900 tỷ đồng/ năm, chiếm 0.3% tổng nguồn lực phát triển nhưng quỹ đã góp phần tạo mở việc làm cho 22% số lao động được giải quyết việc làm trong cả nước.(8) Tạp chí LĐ- XH số 206+207+208 (từ 1/1- 15/2/2003) Các làng nghề truyền thống phát triển mạnh tạo ra lượng việc làm khá lớn. Nhiều tỉnh đã vận dụng chính sách đầu tư theo vùng trọng điểm, khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, khơi dậy các làng nghề truyền thống (Rèn, Đúc, Thuê, Gốm, Lụa …) như Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Tây … Khu vực nông thôn chỉ sử dụng 65% tổng số vốn vay nhưng thu hút được 75% số lao động, khu vực thành thị được sử dụng 35% số vốn và giải quyết được 25% số lao động. Nhiều dự án phát huy tốt, đem lại hiệu quả cao, giải quyết được nhiều lao động, tăng thu nhập cho người lao động từ 2-6 triệu đồng/ năm. Đồng thời tăng thời gian sử dụng lao động ở khu vực nông thôn.(9) Tạp chí LĐ- XH số 206+207+208 (từ 1/1- 15/2/2003 2. Xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp quan trọng để tạo việc làm Tầm quan trọng của xuất khẩu lao động Bộ Chính trị TW Đảng ban hành chỉ thị số 41-CT/T ngày 22/9/1998 khẳng định : “Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm. tạo thu nhập nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu nhập ngoại tệ cho đất nước, cùng với các giải pháp tạo việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng,lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Việc làm thông qua xuất khẩu lao động chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số việc làm do nền kinh tế tạo ra hàng năm, góp phần vào giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao thu nhập cho người lao động. Hằng năm, Việt Nam đưa đi được khoảng 26000 lao động, chiếm khoảng gần 3% lực lượng lao động tăng hàng năm. Ngoài ra, thông qua lao động ở nước ngoài, người lao động đã nâng cao được trình độ chuyên môn kĩ thuật, ngoại ngữ, tiếp thu được công nghệ và tác phong sản xuất công nghệ tiên tiến, do đó từng bước đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước khi họ trở về. Xuất khẩu lao động góp phần trực tiếp và gián tiếp vào việc tăng tích luỹ vốn cho công nghiệp hoá. Việc xuất khẩu lao động đã góp phần không nhỏ vào chương trình xoá đói giảm nghèo của Việt Nam. Đối với một nước nghèo như xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An thì xuất khẩu lao động hiện được coi là lời giải tối ưu cho bài toán xoá đói giảm nghèo. Chỉ sau 8 năm kể từ ngày người dân bắt đầu đi xuất khẩu lao động trên những con tàu đánh cá của Hàn Quốc và Đài Loan, đến nay những đồng tiền mà họ dành dụm gửi về đã làm thay đồi đáng kể diện mạo của quê hương. Năm 2001 tổng thu nhập của xóm Bình Minh lên tới 1,7 tỷ đồng là nhờ có 1,3-1,4 tỉ đồng thu nhập của trên 50 người đi xuất khẩu lao động đóng góp cho gia đình. Bình quân mỗi lao động gửi về 25-30 triệu đồng / năm, so với bình quân 1 triệu đồng/ người/năm của người lao động ở nhà. b- Thực trạng b.1/ Số lượng đi xuất khẩu lao động Trong thời gian qua, công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan quản lí nhà nước về xuất khẩu lao động tương đối đồng bộ và khá chặt chẽ đã thúc đẩy thị trường lao động phát triển Số lượng người tham gia xuất khẩu lao động tăng lên rõ ( biểu đồ 1) Biểu đồ 1: Tình hình gia tăng lao động trên thị trường xuất khẩu lao động, giai đoạn 1996-2003: Sốlượng Năm Theo biểu đồ trên, thì trong vòng 8 năm (1996-2000) số tham gia xuất khẩu lao động đạt 253.660 người và số lượng lao động tăng lên là 62.340 người. Hầu như, từ năm 1996-2003 thì số lượng lao động đi lao động ở nước ngoài năm sau cao hơn năm trước và tốc độ tăng khoảng 1,3-1,8 lần. Chỉ riêng, số lượng lao động đi xuất khẩu lao động của năm 1998 là thấp hơn so với năm 1997 là 6230 người. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tàI chính tiền tệ năm 1997-1998. Những năm tiếp theo đó, do đổi mới cơ chế, chính sách hướng mạnh vào xuất khẩu lao động, cùng với khả năng khôi phục nhanh chóng của các nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng tàI chính – tiền tệ khu vực, số lao động Việt Nam tham gia xuất khẩu lao động tăng lên nhanh chóng. Nếu năm 1999 chỉ xuất khẩu được 20.700 người thì sang năm 2003 tằng lên 75.000 người, gấp 6 lần so với năm 1996. Tốc độ tăng nhanh nhất là từ năm 2002- 2003 tăng lên gấp 3,623 lần. Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động phân theo ngành nghề chủ yếu trên thị trường xuất khẩu lao động Cơ cấu nghề Số lượng Từ bảng trên ta thấy, tỷ trọng lao động có tay nghề trong tổng số lao động đi xuất khẩu ngày càng tăng và đạt gần 65%. Về các nghề nghiệp mà lao động Việt Nam đang đảm nhận có tới 45% làm trong nghề công nghiệp nhẹ, 26 % trong xây dựng, 20% làm trong ngành cơ khí, 6% làm nghề nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Nước ta xuất khẩu lao động chủ yếu là lao động phổ thông, làm những công việc mà lao động ở nước tiếp nhận lao động không muốn làm (những công việc đòi chuyên môn không cao, lương thấp) hoặc được phân công đến những vùng xa xôi hẻo lánh, làm những công việc nặng nhọc hơn. b-2/Chất lượng lao động Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, người sử dụng lao động ngày càng có điều kiện để đưa ra những đòi hỏi khắt khe hơn. Công nhân không những phải có sức khoẻ tốt, có ý thức phục tùng kỷ luật cao, mà còn sử dụng được ngôn ngữ của nước tiếp nhận. Đây chính là điểm yếu của người lao động Việt Nam. Lao động Việt Nam nhiều khi chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu mà thị trường đặt ra như ngoại ngữ, tay nghề, sức khoẻ và đặc biệt là kỷ luật lao động. Đa số người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài là nông dân, tiếp thu ngoại ngữ chậm, có sức khoẻ nhưng không có trình độ chuyên môn và chưa quen với tác phong công nghiệp Bên cạnh những nhược điểm đó thì lao động có rất nhiều ưu điểm : chất lượng lao động của Việt Nam được đánh giá là tương đối tốt, phần lớn được đào tạo trong trường phổ thông. Rất nhiều người sau một thời gian lao động ở nước ngoài đã có kỹ năng tay nghề cao, đảm nhận những khâu quan trọng của dây chuyền sản xuất. b-3/ Số ngoại tệ thu được: Xuất khẩu lao động trong thời gian qua cũng mang lại hiệu quả đáng khen ngợi, góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống của người lao động và tăng ngoại tệ cho nhà nước: Năm Số lao động xuất khẩu ( người) Số ngoại tệ thu về ( 1000 $) Số ngoại tệ thu về / 1 người / năm 1991 1020 2500 2450,98 1992 810 6800 8395,06 1993 3960 15800 3989,89 1994 9230 43100 4669,55 1995 10050 77900 7751,2 1996 12660 100800 7962,085 1997 18470 129200 6995,127 1998 12240 148300 12116 1999 20700 150800 7285,02 Tổng cộng 89140 675200 7574,6 Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu lao động chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh này. Tỷ suất lợi nhuận bình quân doanh thu của hoạt động xuất khẩu lao động đạt khoảng 15-20%. Đối với chi phí quản lí nhà nước, mức bình quân đầu tư cho một lao động mỗi năm khoảng 30 $ và thu về cho ngân sách khoảng 36,7 $. Tính chung cho người lao động đi làm việc tại nước ngoài bình quân thu nhập bằng 10-15 lần với thu nhập trong nước. Do vậy, xuất khẩu lao động là cơ hội tốt để người lao động tích luỹ vốn, cải thiện đời sống và điều kiện làm việc của bản thân và gia đình họ.(13) Kinh tế châu á - TBD số 2, tháng 4/2001 b.4 / Chất lượng lao động Chất lượng nguồn lao động được nâng lên, ngày càng có nhiều lao động được đào tạo bàI bản hơn, đào tạo về chuyên môn sâu hơn, về ngoại ngữ. Ngoài ra, người lao động còn được trang bị các kiến thức về luật pháp,phong tục, tập quán trong và ngoài nước khi tham gia xuất khẩu lao động b.5 / Hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Bước đầu phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế để phát triển thị trường xuất khẩu lao động, hình thành được đội ngũ doanh nghiệp xuất khẩu lao động tương đối mạnh về cơ sở vật chất, về cán bộ có đào tạo lao động. Hiện nay, cả nước có 154 doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu lao động, trong đó có 16 doanh nghiệp chuyên doanh xuất khẩu lao động, 134 doanh nghiệp được bổ sung chức năng xuất khẩu lao động và 4 doanh nghiệp tư nhân tham gia xuất khẩu lao động. Nhiều doanh nghiệp tích cực, chủ động trong việc tìm kiếm thị trường nước ngoài đồng thời kết hợp với cơ quan chức năng và các cơ sở đào tạo nghề để đào tạo lao động đưa đi xuất khẩu. Trong 3 năm xuất khẩu lao động (2001-2003) đã có : 1 doanh nghiệp xuất khẩu được 10.000 lao động 4 doanh nghiệp xuất khẩu được trên 5000 lao động 37 doanh nghiệp xuất khẩu được trên 1000 lao động Các cơ quan chức năng đã tiến hành 140 cuộc kiểm tra và 37 cuộc thanh tra đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Trong đó thu hồi giấy phép hoạt động của 8 doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, đình chỉ kinh doanh có thời hạn hoạt động xuất khẩu lao động đối với nhiều doanh nghiệp có vi phạm pháp luật hoặc có tỷ lệ lao động tự ý bỏ hợp đồng lao động cao… Chính vì vậy, các doanh nghiệp và cá nhân người lao động đã từng bước góp phần vào việc lập lại kỉ cương trong hoạt động xuất khẩu lao động, ổn định và giữ uy tín cho lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế. Hiện nay, thị trường xuất khẩu lao động của nước ta không chỉ bó hẹp trong các nước SNG, châu Phi mà còn được mở rộng sang các nước khác chế độ chính trị – xã hội. Lao động xuất khẩu của nước ta đã và đang làm việc ở 40 nước, vùng lãnh thổ, với thị phần ngày càng tăng, trải rộng từ Đông Bắc á, Đông Nam á, khu vực Trung Đông tới nam TháI Bình Dương. Trong đó có thị trương mới nổi như : thị trường Malaixia, chỉ hơn 1 năm (5-2002 đến 12-2003)Việt Nam đã xuất khẩu được gần 70.000 lao động. Tại các thị trường Nhật Bản, ĐàI Loan,Hàn Quốc, Trung Đông và một số nước châu Âu thị phần xuất khẩu lao động tăng lên khá. (10) Nghiên cứu kinh tế số 314 tháng 7/2004 c- Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu lao động trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế . d.1/ Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu lao động Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ rõ:Mở rộng thị trường lao động, đẩy mạnh xuất khẩu lao động có tổ chức và có hiệu quả, với sự tham gia của các thành viên kinh tế. Mục tiêu năm 2004: đưa 60.000-65000 lao động, năm 2005:đưa 70.000 lao động đi làm việc tại nước ngoài. Để đạt được điều đó thì chúng ta phải thực hiện đa phương hoá và đa dạng hoá trong phát triển thị trường. Trước tiên chúng ta phải tìm ra thị trường nhập khẩu lao động. Trong điều kiện toàn cầu hoá, các nước xuất khẩu lao động cạnh tranh quyết liệt để giành giật thị trường và phần thắng sẽ thuộc về những nước có chiến lược đúng đắn, tiềm lực mạnh trong hoạt động xuất khẩu lao động. Vì vậy đa phương hoá thị trường là hướng quan trọng để tạo lập giữ vững và mở rộng thị trường. Chúng ta cần giữ vững thị trường xuất khẩu lao động tại các nước SNG và Đông Âu, tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước trong khu vực : Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Lào và các nước Trung Đông, tạo bước đột phá sang thị trường lao động châu Mỹ,châu Phi, Tây Âu. Hiện nay, nhiều nước cần đến lao động nhập cư. Đây là cơ hội để Việt Nam đưa người lao động ra nước ngoài làm việc. Các nước Nhật Bản sau một thời gian hạn chế lao động nhập cư nay lại tạo điều kiện cho người nước ngoài đến làm việc. Hàn Quốc xem xét cho phép Việt Nam đưa thêm 4000 lao động trong năm 2004 cộng với hạn ngạch 18000 người. Chính vì vậy chiến lược Maketing xuất khẩu lao động là rất quan trọng. Nếu như lao động phổ thông thì công ty sẽ chọn chiến lược phân tán vì nó ít tốn kém về chi phí đào tạo cũng như quản lí. Ngược lại, nếu xuất khẩu chuyên gia thì công ty lại chọn chiến lược tập trung vào một số thị trường trọng điểm. Đa dạng hoá hình thức xuất khẩu lao động cần đẩy mạnh xuất khẩu lao động theo hình thức xen ghép đưa lao động Việt Nam sang làm việc cùng công nhân nước sở tại, trong các dây chuyền sản xuất theo hiệp định của chính phủ. Kết hợp với hình thức mới như : xuất khẩu lao động theo hợp đồng giữa các tổ chức kinh tế có chức năng xuất khẩu lao động của nước ta với nước nhập khẩu lao động, xuất khẩu lao động theo hợp đồng giữa cá nhân Việt Nam với các tổ chức, cá nhân ngoài, xuất khẩu lao động theo các hợp đồng nhận thầu xây dựng công trình ở nước ngoài… Đa dạng hoá cơ cấu ngành nghề phục vụ hoạt động xuất khẩu lao động như thuyền viên đánh cá và tàu vận tải, chuyên gia nông học … d-2/ Chuẩn bị tốt nguồn lao động phục vụ cho hoạt động xuất khẩu lao động: Chất lượng nguồn lao động tốt là điều kiện cần để phát triển thị trường bền vững và phải dựa vào các thông số : số lượng, chất lượng,cơ cấu ngành nghề… Đó là nhiệm vụ chung của Nhà nước, các cấp, các ngành,các doanh nghiệp và bản thân người lao động. Tập trung đào tạo đội ngũ lao động với tinh thần tập thể cao, chú trọng vào ghi nhớ và bắt chước. Từ đó, người lao động mới tiếp thu tri thức, cải tiến công nghệ nhập khẩu. Xây dựng kỉ luật chặt chẽ cho người lao động, nâng cao nhanh năng suất lao động cao, cảI thiện được khả năng cạnh tranh của người lao động Việt Nam. Cần phải điều chỉnh đào tạo nguồn nhân lực tập trung hướng tới tạo ra đội ngũ lao động có trình độ cao nhưng cũng phải có khả năng thích ứng cao, Người lao động phải được đào tạo tin học và tiếng Anh tốt để đáp ứng với sự phát triển mới của đất nước. Chính phủ chủ trương phát triển nền giáo dục và đào tạo theo hướng hội nhập quốc tế, như cải cách chương trình bậc học phổ thông từ mục tiêu cung cấp khối lượng kiến thức sách vở sang cung cấp những kĩ nămg cần thiết cho cuộc sống, cung cấp cơ hội độc lập. Chính vì vậy việc tuyển mộ nhân lực không chỉ dựa vào khả năng trung thành, tên tuổi, lí thuyết suông mà còn phải dựa vào trình độ thực tế. Từ đó mới đáp úng chất lượng lao động cho sự hội nhập kinh tế quốc tế, mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế. d-3/ Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội. Xuất khẩu lao động là một hàng hoá đặc biệt – hàng hoá sức lao động, hoạt động xuất khẩu lao động có tác động đa chiều cả về kinh tế – chính trị –xã hội. Do đó, khi tính toán hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu lao động nói chung phải đảm bảo phát triển mục tiêu kép : hiệu quả kinh tế gắn liền với hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu lao động là kết quả thu được cao nhất sau khi trừ đi chi phí, biểu hiện cụ thể là ngoại tệ dòng thu về hàng năm cho đất nước,doanh nghiệp và người lao động. Hiệu quả chính trị của hoạt động xuất khẩu lao động chính là việc tạo lập được môi trường chính trị ổn định, tăng cường và phát triển các mối giao bang quốc tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định tình hình chính trị trong nước, khu vực và quốc tế. Hiệu quả xã hội của hoạt động xuất khẩu lao động là đảm bảo việc làm, tăng thu nhập ở mức cao nhất cho quốc gia, doanh nghiệp và người lao động, thực hiện công bằng dân chủ ngay trong hoạt động xuất khẩu lao động. Phát triển thị trường phải hướng tới ba mực tiêu kép. Nếu quá nhấn mạnh vào một trong ba phương diện trên sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới bản thân hoạt động xuất khẩu lao động và rộng lớn hơn là sự phát triển bền vững của đất nước. d-4/ Tuân thủ nguyên tắc thị trường trong hoạt động xuất khẩu lao động : Chúng ta phải chấp nhận sự tham gia của các thành phần kinh tế và cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế đó trong hoạt động xuất khẩu lao động trên cơ sỏ luật định. Trong đó, thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, định hướng và dẫn dắt các thành phần khác cùng tham gia phát triển thị trường xuất khẩu lao động. Mặt khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXuất khẩu lao động Việt Nam, giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.Doc
Tài liệu liên quan