MỤC LỤC
Những nội dung chính trong thiết kế môn học Trang
Lời nói đầu 2
Phần I: Những cơ sở để lập phương án xuất khẩu 5
1: Mục đích và ý nghĩa của phương án xuất khẩu 5 2: Giới thiệu chung về công ty 6 3: Cơ sở pháp lí lập phương án 7 3.1: Cơ sở pháp lí 7 3.2: Cơ sở thực tiễn 8 3.3: Kết quả phân tích tài chính 20
Phần II: Tổ chức thực hiện 23
1: Các biện pháp thực hiện phương án 23 1.1: Lựa chọn hình thức giao dịch 23 1.2: Xác định số lượng hàng xuất khẩu 23 1.3: Thực hiện các giao dịch để lựa chọn đối tác 23 1.4: Dự tính chi phí, doanh thu, hiệu quả kinh tế với từng đối tác 32 1.5: Hợp đồng mua bán quốc tế 37 2: Các bước thực hiện hợp đồng 42
Kết luận và kiến nghị 45
39 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3118 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu mực đông lạnh tại Công ty Cổ phần Thủy sản số 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong nền kinh tế quốc dân. Có thể nói 50 năm qua, ngành thuỷ sản đạt được những kết quả rất tự hào và đáng được tôn vinh. Trước hết ngành đã đi đầu trong việc đổi mới cơ chế quản lí, được Chính phủ ưu tiên cơ chế để lại 70% giá trị kim ngạch XK thuỷ sản nhằm tái đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá và nghiên cứu khoa học chuyên ngành.Từ đó ngành đó có bước đột phá mạnh và là một trong những ngành chủ động hội nhập kinh tế thế giới sớm nhất.
Để có nguồn thuỷ sản XK ổn định, ngành đã sớm chủ động hoàn thiện quy trình công nghệ SX giống ngang tầm thế giới. Đặc biệt cả nước đã hình thành một hệ thống chế biến thuỷ sản, công nghệ hiện đại với 350 Nhà máy, tạo ra sản phẩm XK chinh phục thị trường khó tính nhất. Về nuôi trồng thuỷ sản, đó chuyển từ thủ công truyền thống sang nền SX theo hướng công nghiệp hiện đại. Nhờ đó đó đạt Top đầu thế giới về sản lượng nuôi trồng và XK.
a, Giai đoạn từ 1995 -2007
- Theo số liệu của tổng cục thống kê, trị giá xuất khẩu hàng thuỷ sản tăng từ 621.4 triệu USD năm 1995 lên 3763.4 triệu USD năm 2007, ước tính hơn 6 lần, giữ vị trí rất quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước.
- Sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản cũng tăng liên tục trong các năm, thể hiện qua bảng sau
Năm
Tổng số
Chia ra
Khai thác
Nuôi trồng
1995
1584.4
1195.3
389.1
1996
1701.0
1278.0
423.0
1997
1730.4
1315.8
414.6
1998
1782.0
1357.0
425.0
1999
2006.8
1526.0
480.8
2000
2250.5
1660.9
589.6
2001
2434.7
1724.8
709.9
2002
2647.4
1802.6
844.8
2003
2859.2
1856.1
1003.1
2004
3142.5
1940.0
1202.5
2005
3465.9
1987.9
1478.0
2006
3720.5
2026.6
1693.9
2007
4149.0
2063.8
2085.2
b, Năm 2008:
Tổng sản lượng thủy sản năm 2008 ước đạt 4,58 triệu tấn, mức cao nhất từ trước tới nay. Sản lượng khai thác thủy sản đạt 2,13 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác hải sản đạt 1,94 triệu tấn, tăng 2,9 % so với năm 2007. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đó vượt qua sản lượng khai thác thủy sản, đạt 2,45 triệu tấn, tăng 15,3 % so với năm 2007. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu đó đạt mức tăng trưởng cao, vượt qua mốc 4 tỷ USD, đạt khoảng 4,5 tỷ USD, tăng hơn 700 triệu USD (19,6 %) so với năm trước.
Giá trị sản xuất của ngành thủy sản năm 2008 (theo giá cố định năm 1994) tăng 6,69% so với năm 2007. Đó là những kết quả xứng đáng với sự nỗ lực chung của hàng triệu lao động trong mọi lĩnh vực hoạt động của ngành, từ các cấp quản lý đến .
Nuôi trồng thủy sản tiếp tục là lĩnh vực có sự tăng trưởng mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa. Sản lượng nuôi thủy sản năm 2008 đạt hơn 33 nghìn tỷ đồng. Mực tiếp tục tăng trưởng mạnh và trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực sau tôm, đóng góp tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Theo thống kê, xuất khẩu tôm 11 tháng năm 2008 đạt 176,29 nghìn tấn (tăng 20,37% so với cùng kỳ năm 2007) với giá trị gần 1,5 tỷ USD (tăng 8,98%). Xuất khẩu mực, basa trong 11 tháng năm 2008 đạt 584,7 nghìn tấn với giá trị 1,33 tỷ USD, tăng 66,65% về khối lượng và 48,84% về giá trị so với cùng kỳ năm 2007. Các mặt hàng khác như mực, cá ngừ, các loại cá khác vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Các thị trường truyền thống vẫn duy trì ổn định. Đến hết tháng 11-2008, EU tiếp tục là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam, duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, chiếm 25,35% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tăng 27,98% về giá trị so với cùng kỳ năm 2007.
Tiếp đến là Nhật Bản, chiếm tỷ trọng 18,07 %, tăng 11,53% và thị trường Mỹ chiếm 16,21%, tăng 3,85 %. Nhiều thị trường mới, trong những năm gần đây, có mức tăng trưởng đáng kể như Nga, U-crai-na và cả ở khu vực châu Phi, mở ra tiềm năng thâm nhập vào các thị trường mới của mặt hàng thủy sản Việt Nam.
c, Năm 2009
Tính chung 4 tháng đầu năm 2009, tổng sản lượng thuỷ sản ước tính đạt 1383,1 nghìn tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó cá đạt 1060,2 nghìn tấn, tăng 4,5%; tôm 118,2 nghìn tấn, tăng 3,6%. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 4 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 580,6 nghìn tấn, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước do người nuôi thiếu vốn đầu tư hoặc chưa ký được hợp đồng tiêu thụ ổn định lâu dài với các doanh nghiệp nên diện tích thả nuôi tăng chậm. Sản lượng thuỷ sản khai thác đạt 802,5 nghìn tấn, tăng 8,8%, mức tăng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, chủ yếu do khai thác biển tăng khá, đạt 741,7 nghìn tấn, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt khai thác cá ngừ đại dương được mùa và được giá, trong đó Bình Định khai thác được 2,5 nghìn tấn, tăng 51,5% so với 4 tháng đầu năm 2008; Phú Yên 2,2 nghìn tấn, tăng 15,7%.
Tổ chức Nông Lương Liêp Hiệp quốc (FAO) dự báo tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới sẽ tăng từ 129 triệu tấn năm lên 159 triệu tấn vào năm 2010 và 172 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm trong giai đoạn đến 2010 và 1,6%/năm giai đoạn 2010 - 2015, chủ yếu nhờ tăng sản lượng thuỷ sản nuôi. FAO dự báo tổng nhu cầu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản trên thế giới sẽ tăng gần 50 triệu tấn, từ 133 từ 133 triệu tấn năm 1999/2000 lên đạt 183 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm.
3.3.3. Thị trường mực trong nước:
Mực là một động vật sống ở vùng nước có độ mặn cao, vùng đáy có cát pha bùn, nhất là vùng đáy hình lòng chảo lõm xuống giữa 2 cồn cát. Mực thường sống từng đàn ở tầng nước đáy, khi kiếm mồi mới nổi lên tầng nước trên. Hầu hết khi bơi lội trong nước, mắt mực lồi ra, màu da luôn luôn thay đổi theo màu nước để dễ lẩn tránh và bắt mồi. Lúc nguy biến thì mực bơi giật lùi và phun mực ra, làm cho nước vùng đó đen lại, khiến kẻ địch lóa mắt, rồi tìm cách lẩn trốn. Mực rất thích ánh sáng và màu trắng, khi thấy ánh sáng, mực tập trung rất đông. Mực rất thích ăn các loại trứng cá, tôm cá con và những động vật nhỏ khác trong nước. Mùa khai thác mực là các tháng 3-9, là thời kỳ mực bơi vào gần bờ để sinh đẻ. Chủ yếu vào các tháng 4, 5, 6 khắp ở các vùng biển gần bờ và vùng đặc quyền kinh tế nước ta. Mực ống là đối tượng khai thác có giá trị kinh tế cao, sinh trưởng nhanh, vòng đời ngắn, có thể thực hiện đánh bắt quanh năm ở các vùng nước có độ sâu từ 30 - 200m bằng các phương pháp khai thác kết hợp ánh sáng như câu tay, lưới chụp mực 2 hoặc 3 tăng gông … Mực đại dương phân bố ở những vùng nước xa bờ hơn ở miền Trung nước ta. Các đàn tập trung với mật độ không lớn, có hoạt tính mạnh hơn so với các loài mực ống gần bờ. Hiện nay, mực đại dương được đánh bắt chủ yếu bằng nghề câu tay trên các thuyền thúng trôi trên mặt nước có sử dụng ánh sáng đèn nhấp nháy.
Chúng ta cũng chỉ mới khai thác và xuất khẩu các mực ống như mực kim, mực lá (Loligo formosana, L. beak, L. chinensis...) ở tầng nước sâu 10 - 30 m, hoặc mực mai, mực nang mực nang (Sepia pharaonsis, S.lycidas v.v...) ở tầng nước sâu hơn mực ống, nhưng cũng chỉ sâu 90 - 130 m. Chưa biết câu mực ống khổng lồ ở tầng nước dưới sâu hơn, chẳng hạn loài Dosidicus gigas, còn có tên là humbold hay jumbo squid. Đây là loài mực có đời sống khoảng 2 năm, phần lớn ở tầng sâu từ 650 đến 3.000 m dưới biển, nhưng thỉnh thoảng lại xuất hiện ở các tầng nước ít sâu hơn, gần mặt nước biển hơn.
Năm 2009 giá bán lẻ mực ống 80.000 đồng/kg, giá bán buôn mực nguyên liệu loại I để xuất khẩu vào khoảng 70.000 đến 75.000 đ/kg.
3.3.4 Thị trường xuất khẩu
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính từ ngày 1/1 - 15/3/2009, Việt Nam đã XK gần 10,5 nghìn tấn mực với tổng trị giá 38 triệu USD, giảm 14,7% về khối lượng (KL) và 14,8% về giá trị (GT) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tính riêng nửa đầu tháng 3/2009, cả nước XK 2.605 tấn nhuyễn thể chân đầu tương đương 9,6 triệu USD, tăng 4,5% về lượng và 5% về GT so với cùng kỳ năm 2008.
Nếu không có sự hoán đổi vị trí giữa thị trường Đài Loan và Mỹ, không có sự thế chân giữa Thụy Sỹ và Itxraen, cơ cấu, bảng xếp hạng thị trường NK nhuyễn thể chân đầu chính từ Việt Nam nửa đầu tháng 3/2009 sẽ không khác so với nửa đầu tháng trước. Tổng kết quý 1/2009, có lẽ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ là ba thị trường ổn định nhất của mực, bạch tuộc Việt Nam mặc dù so với cùng kỳ năm ngoái, kết quả này chưa nói lên được nhiều điều. Ba thị trường tiềm năng: Trung Quốc, Đài Loan, ASEAN tăng giảm lượng NK một cách thất thường… kết thúc quý 1/2009, tình hình XK mực - bạch tuộc chỉ mới bắt đầu ổn định sau cơn bão khủng hoảng tài chính từ năm 2008.
Nửa đầu tháng 3/2009, Nhật Bản - Hàn Quốc là hai thị trường NK mực - bạch tuộc đứng đầu và giữ mức tăng trưởng ổn định nhất từ Việt Nam: Trong thời gian này, lượng nhuyễn thể chân đầu NK vào Nhật Bản tăng hơn 3 lần so với tháng trước, tương đương 623 tấn, đạt 3,43 triệu USD, tăng 52,2% về KL và 40,5% về GT so với cùng kỳ năm ngoái; Hàn Quốc cũng tăng lượng mực, bạch tuộc NK gấp 2,5 lần so với tháng 2/2009, tăng 9,1% về KL, 22,8% về GT so với cùng kỳ năm 2008.
Giữ không khí từ đầu năm, đến nửa đầu tháng 3/2009, XK mực sang EU tiếp tục ảm đạm. Mặc dù, trong thời gian này, Hy Lạp tăng đến 345,7% về lượng, 350,2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, nhưng xét cho cùng, khối lượng NK vẫn khá khiêm tốn so với các quốc gia lớn cùng khu vực như: Italia NK 453 tấn nhuyễn thể chân đầu tương đương 1,53 triệu USD, vẫn giảm 33,8% về KL, 41% về giá trị, Tây Ban Nha cũng giảm 38,6% về lượng và 39,8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Do vậy, nửa đầu tháng 3/2009, EU giảm 31,3% về KL và 35,5% về GT so với cùng kỳ năm 2008.
Nếu nửa đầu tháng 2/2009, ASEAN, Đài Loan và Trung Quốc làm xua đi không khí vắng vẻ tại một số thị trường NK chính mực từ Việt Nam khi Trung Quốc tăng 212,5% về KL, 61,3% về GT; ASEAN tăng đến 1509,8% về KL, 531,4% về GT so với tháng 2/2008, thì sang nửa đầu tháng 3/2009, Trung Quốc lại giảm 58,8% về GT, Đài Loan giảm 36% về GT, ASEAN giảm 24% về KL nhập khẩu so với cùng kỳ năm trước.
Từ ngày 1/1 - 15/2/2009, Mỹ chỉ chiếm 1,9% trong cơ cấu giá trị và gần như đứng gần cuối bảng xếp hạng các thị trường NK chính nhuyễn thể chân đầu từ Việt Nam, đến nửa đầu tháng 3/2009, đã vươn lên vị trí thứ 5 trong top thị trường NK lớn mực của nước ta, tăng 139,7% về KL, 192,1% về GT so với cùng kỳ năm 2008. Ngoài Mỹ, Ôxtrâylia cũng là thị trường mới tương đối ổn định và tiềm năng của mực - bạch tuộc Việt Nam.
Cũng trong thời gian này, các nước khác tăng 211,9% về KL và 284% về GT, mặc dù, thay chân Thụy Sỹ nhưng Itxraen cũng tăng 166,3% về lượng và 91,7% về GT so với cùng kỳ năm 2008.
Đến nửa đầu tháng 3/2009, 4 nhà XK mực, bạch tuộc lớn nhất Việt Nam tại 2 tỉnh trọng điểm Bà Rịa - Vũng Tàu và Kiên Giang tiếp tục theo sát nhau trong bảng xếp hạng: Đứng đầu là Kisimex, tiếp đó là Havico, ESC và Ngoprexco…
Giá xuất khẩu mực từ Việt Nam vào khoảng 3620 USD / tấn.
* Thị trường Nhật Bản
Về kinh tế :
+ Đơn vị tiền tệ Yen (¥), tỉ giá(tháng 1.2001) là 1.00 $USD=116,38 Yen
+ GDP (¥ nghìn tỉ, 2000) : 512,6
+ GDP đầu người: 4.048.000 ¥ (khoảng 34.780 USD)
+ Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2000: 1,7%
+ Xuất khẩu (2000, ¥ 100 triệu ) 516.542
+ Nhập khẩu (2000, ¥ 100 triệu ) 409.384
+ Thu nhập hàng tháng của mỗi hộ gia đình (công nhân) năm 2000: 4.882 USD
+ Tỉ lệ thất nghiệp (tháng 1.2000) là 4,7%
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu của thế giới với doanh số nhập khẩu hàng năm từ 17 – 20 tỷ USD vì nhu cầu tiêu thụ của người dân Nhật đối với sản phẩm thủy sản rất lớn, khoảng 72 kg/người/năm (đây là mức tiêu thụ thủy sản cao nhất thế giới).
Trước khi Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực, Nhật Bản trong suốt 15 năm trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam, tiêu thụ khoảng 65-70% giá trị sản lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
Nhập khẩu mực nang đông lạnh của Nhật, HS 0307 49.190, tháng 1-5/2008
Xuất xứ
5/2008
1-5/2008
Khối lượng (Kg)
Trị giá CIF (nghìn yên JPY)
Giá (JPY/kg)
Khối lượng (kg)
Khối lượng (kg)
Khối lượng (kg)
Trung Quốc
1.,409.752
476.736
338
7.004.160
2.317.447
331
Việt Nam
538.,124
383.240
712
1.783.381
1.238.970
695
Thái Lan
643.579
608.377
945
2.730.527
2.601.263
953
Malaixia
15.994
5.701
356
106.151
52.139
491
Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 2 sau Thái Lan về cung cấp mực nang cho thị trường Nhật, nhưng tỷ lệ khá lớn trong số này được các nhà chế biến Nhật sấy khô và tái xuất khẩu sang thị trường khác với khối lượng lớn.
Về chế độ ưu đãi thuế quan ở Nhật Bản: Các sản phẩm Nông, lâm, thủy sản: 74 mặt hàng đã được công nhận hưởng qui chế ưu đãi (Hệ thống danh sách tích cực)trong đó có mực ống, mực nang. Các mặt hàng này được lựa chọn sau khi đã cân nhắc các ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp trong nước khi chúng được hưởng qui chế ưu đãi. Thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng này thấp hơn từ 10% - 100% so với biểu thuế chung. Thuế quan ưu đãi không áp dụng đối với các sản phẩm không có tên trong “danh sách tích cực”.
Hải sản của Việt nam, nhất là mực, được thị trường Nhật Bản đánh giá khá cao. Hiện nay kim ngạch xuất khẩu hải sản vào Nhật đã đạt mức 340-350 triệu USD/năm. Hầu hết lượng mực đông lạnh chào hàng của ta đều được khách hàng Nhật đặt mua. Tuy nhiên, để nâng cao giá bán và tăng tính hấp dẫn đối với mạng lưới xuất khẩu và phân phối tại Nhật, các doanh nghiệp chế biến hải sản của ta cần quan tâm hơn nữa đến khâu chất lượng và vêä sinh thực phẩm. Trong đó việc lấy xác nhận trước về chất lượng (pre-certification) như trên đã trình bày đóng vai trò hết sức quan trọng bởi nó góp phần rất lớn vào việc giảm chi phí phát sinh trong quá trình hàng hóa lưu thông tại Nhật.
Chi phí lưu kho lạnh tại Nhật có thể lên tới 80USD/ngày cho 01 container, chi phí giám định khoảng 130USD. Nếu không có giấy xác nhận của hệ thống pre-certification, hàng hoá có thể phải lưu kho bãi tới 7 ngày. Trong khi đó, nếu có giấy xác nhận, hàng hóa có thể được thông quan trong ngày, tiết kiệm ìt nhất hơn 500USD cho 01 conrtainer 20 feet.
3.3.5. Các nguồn huy động vốn:
- Công ty sẽ tiến hành vay vốn từ ngân hàng Ngoại Thương Vietcombank. Trong năm 2009, Chính phủ ban hành Quyết định 131 về hỗ trợ lãi suất được Thủ tướng ký ban hành và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 1, theo đó các tổ chức, cá nhân vay vốn sản xuất kinh doanh sẽ được ngân hàng trừ 4% lãi vay. Đây là một phần trong kế hoạch kích cầu 1 tỷ USD vừa được Chính phủ phê duyệt nhằm hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh suy thoái lan rộng trên thế giới. Theo Quyết định 131, Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ được vay vốn từ ngân hàng đối với các khoản vay bằng đồng Việt Nam có thời hạn tối đa 8 tháng. Mức lãi suất hỗ trợ khách hàng vay là 4%, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế, nằm trong khoảng thời gian từ 1/2 đến 31/12.
- Công ty tiến hành vay vốn từ ngân hàng Vietcombank thời hạn 3 tháng, nằm trong đối tượng được hưởng gói kích cầu hỗ trợ về lãi suất từ Chính phủ. Thông qua quá trình đàm phán thỏa thuận, ngân hàng đã chấp nhận cho công ty vay vốn với mức lãi suất 9,5%/ năm, được hỗ trợ 4% lãi suất từ Chính phủ, như vậy mức lãi suất công ty sẽ phải trả là 5,5% / năm, khi đó mức lãi suất tính theo 1 tháng sẽ là 0,458%.
- Thông qua quá trình dự toán tổng chi phí cho việc sản xuất và xuất khẩu theo đơn đặt hàng từ phía nước ngoài, công ti sẽ tính toán và xác định phần vốn tự có và phần vốn phải vay từ các nguồn khác, đặc biệt đảm bảo cho lượng vốn vay từ ngân hàng là nhỏ nhất, từ đó có thể giảm thiểu được tối đa chi phí, đem lại lợi nhuận lớn hơn cho công ty khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu này.
4. Xây dựng giá hàng và nguồn hàng để xuất khẩu
4.1. Xây dựng giá hàng xuất khẩu
Chúng ta phải dựa trên cơ sở chi phí bỏ ra để sản xuất ra loo hàng xuất khẩu đó. Công ty dự tính bán mỗi tấn Mực đông lạnh với giá bán FOB là 6700 USD
Để thực hiện thì công ty phải đặt mua nguyên liệu từ các cơ sở trong nước. Do tỷ lệ chế biến mực từ mực tươi sống: 70%. Như vậy để xuất khẩu được 50 tấn mực đông lạnh thì Công ty phải mua 70 tấn mực tươi nguyên liệu.
Như vậy ta sẽ có được bảng dự trù chi phí sản xuất 1 tấn mực đông lạnh như sau
Bảng 1: Dự trù kinh phí mực nguyên liệu Ròng ( VNĐ/kg)
STT
Khoản mục
Đơn giá (VNĐ)
1
Đơn giá mực nguyên liệu (VND/kg mực nguyện liệu)
70.000
2
Hệ số chế biến (trọng lượng mực tươi sống/1kg mực chế biến)
1,4
3
Chi phí mực nguyên liệu (VND/kg) (1 x 2)
98.000
4
Phụ phẩm thu hồi (VND/mực chế biến)
7.000
5
Chi phí mực nguyên liệu ròng (3 - 4)
91.000
Bảng 2: Dự tính chi phí cho 1 tấn mực đông lạnh
STT
Khoản mục
Đơn giá (VNĐ)
1
Chi phí mực nguyên liệu ròng
91.000.000
2
Phí bảo quản
1.500.000
3
Phí xếp dỡ (3 USD/T)
53.520
4
Chi phí nhân công
3.500.000
5
Phí giao dịch
1.000.000
6
Phí bao bì, mã kí hiệu
2.600.000
7
Chi phí khác
3.500.000
8
Trích quỹ dự phòng 3%
3.094.606
9
Lãi vay ngân hàng (Lãi vay 0,458%/tháng, vay 900 triệu trong 3 tháng)
12.366.000
Tổng
118.614.126
Với tỷ giá : 1USD= 17784 VNĐ
Như vậy, giá thành sản xuất 1 tấn tấn đông lạnh của năm 2009 là 118.614.126 VNĐ
Đây mới là giá tính sơ lược, còn chưa kể tới một số khản như lương, thưởng của công nhân viên, thuế thu nhập doanh nghiệp…
4.2. Xác định và xây dựng nguồn hàng cho xuất khẩu
Công ty dự kiến sẽ thu mua nguyên liệu mực nang(chất lượng tốt ) thông qua nhà cung cấp là Cty TNHH Trung Vĩnh với giá bán buôn là 70.000đ/kg (Chưa bao gồm VAT, đã bao gồm chi phí vận chuyển). Dự kiến số lượng mua là 70 tấn. Vận chuyển bằng ghe đục trực tiếp từ nơi khai thác về công ty để mực còn sống. Từ bến mực được cho vào thừng nhựa chuyên dùng rồi chuyển nhanh đến khu tiếp nhận bằng xe tải nhỏ. Do công ty đặt gần khu khai thác nguyên liệu nên chi phí vận chuyển thấp.
Công ty phải ký hợp đồng mua nguyên liệu mực tươi như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------&-------
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Hợp đồng số:989KT/2009
- Căn cứ vào pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1998 của Hội đồng Nhà nước Nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Căn cứ vào nghị định số 17/HDKT ngày 16/01/1990 của Hội ĐỒng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
Hôm nay ngày 1 Tháng 4 năm 2009
Tại địa điểm: Số 156 Đường Thích Thiện Ân – Phường Vĩnh Bảo - Thành phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang,Việt Nam .
Chúng tôi gồm:
Bên A:
- Tên doanh nghiệp: Cty TNHH Trung Vĩnh
- Địa chỉ trụ sở chính: 88 Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 10, TP. HCM, Việt nam
- Điện thoại: ( 84-8)-3862104 Fax: (84-8) 77-3862677
- Tài khoản số: 0102 577 696
- Mở tại ngân hàng: Ngân Hàng Đông Á
- Đại diện là: Ông Nguyễn Phúc Long
- Chức vụ: Giám đốc
Bên B:
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Thủy sản số 4
- Địa chỉ trụ sở chính: 320 Hưng Phú, Phường 09, Quận 08, Tp.HCM
- Điện thoại: (08). 9543361 – 9543365 ; Fax: (08). 9543362
- Tài khoản số: 718A0058900756
- Mở tại ngân hàng: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
- Đại diện là: Ông Phạm Lê Minh
- Chức vụ: Giám đốc
Hai bên cùng nhau thỏa thuận ký kết hợp đồng kinh tế số 9898KT/2009 với những điều kiện và điều khoản ghi dưới đây:
Điều 1: Hàng hóa:
Mực nang tươi sống
Điều 2: Số lượng:
70 tấn.
Điều 3: Giá cả:
Đơn giá: 70.000 VNĐ/kg
Tổng giá trị : 4.900.000.000 VNĐ
Điều 4: Chất lượng, quy cách:
- Nguyên liệu phải còn tươi sống, không bị cấn dập, không có dấu hiệu bị ươn
- Nguyên liệu phải khai thác từ các vùng nước nuôi đáp ứng được tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường và qui định về kiểm soát việc sử dụng thuốc kháng sinh, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Điều 5: Phương thức giao nhận
- Bên A Sẽ giao hàng cho bên B vào ngày 10/4 với số lượng là 70 tấm mực đúng theo tiêu chuẩn đã thỏa thuận tại địa chỉ:
Công ty CP Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu Minh Trang
Số 156 Đường Thích Thiện Ân – Phường Vĩnh Bảo - Thành phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang,Việt Nam
Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên A chịu.
Chi phí bốc xếp: mỗi bên chịu một đầu
Quy định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là 600.000 đồng/ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện.
Khi nhận hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập biên bản tại chỗ, yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành).
Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm; khi đến nhận hàng, người nhận phải có đủ:
- Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua;
- Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán;
- Giấy chứng minh nhân dân.
Điều 6: Phương thức thanh toán:
Bên B đặt trước 1 tỷ triệu đồng cho bên A và sẽ thanh toán phần còn lại cho bên A bằng hình thức chuyển khoản trong thời gian 20 ngày kể từ ngày bên A giao hàng.
Điều 7: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng
Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới 8 % giá trị của hợp đồng bị vi phạm.
Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành v.v… mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.
Điều 8: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng
Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung).
Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra tòa án.
Điều 9: Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày 01/4/2009 Đến ngày 01/5/2009
Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên B có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian địa điểm thanh lý.
Hợp đồng này được làm thành 2 bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 1 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ Chứcvụ
Ký tên Ký tên
4.3. Kết quả phân tích tài chính
4.3.1.Tổng hợp chi phí mua nguyên liệu
Để sản xuất được 50 tấn mực đông lạnh ( dạng Fille), công ty cần mua 100 tấn mực nguyên liệu với đơn giá bán buôn là 70.000 VNĐ/kg do tỷ lệ 1,4 kg mực nguyên liệu sản xuất được 1 kg mực thành phẩm.
Như vậy chi phí mua nguyên liệu được hạch toán ở bảng sau: ( Chưa bao gồm thuế GTGT 10% do thuế này được khấu trừ và không được hạch toán vào chi phí)
STT
Chi Phí
Đơn giá (VNĐ)
1
Nguyên liệu mực (tươi sống)
4.900.000.000
2
Chi phí bảo quản
4.200.000
3
Chi phí bốc dỡ hàng ( 3USD/T)
3.734.640
4
Chi phí giao dịch
1.000.000
5
Chi phí phát sinh
3.000.000
Tổng
4.911.934.640
4.3.2.Tổng hợp chi phí sản xuất:
(Dự tính chi phí, doanh thu và hiệu quả kinh tế)
Tỷ giá ngoại tệ: 17784 VNĐ/USD
Số lượng đối tác đặt mua :50 MT
Doanh số bán hàng theo điều kiện FOB(USD) = 6.700 x 50 = 335.000 ( USD)
Chi phí mua nguyên liệu = 4.911.934.640 (VNĐ) ( Kết quả tính ở bảng trên)
Phí bao bì để xuất khẩu:
Đặt hàng với công ty sản xuất bao bì Tiến Huy để sản xuất loại bao bì xuất khẩu mực lạnh dạng Fille dưới dạng 1 kg/ bao bì 2 lớp. Đặc tính của loại giấy gói này là dạng nilon dày, không thấm nước, giữ nhiệt độ lạnh tốt.
Giá thành sản xuất 1 bao bì dạng 2 lớp, bao gồm cả mã hiệu, thông tin về hàng hóa, nơi sản xuất, hướng dẫn sủ dụng, hạn sử dụng… ( 2 mặt cả tiếng Nhật và tiếng Việt) là 1900 VNĐ ( chưa bao gồm thuế GTGT)
Vậy
Chi phí bao bì = Giá thành bao bì đóng gói 1 kg thành phẩm x Số lượng
= 1900x50x1000 = 95.000.000 (VNĐ)
Phí vận chuyển nội địa:
Đơn giá : 10 USD/ MT
Phí vận chuyển nội địa = 10 x 17784 x 50 = 8.892.000 ( VNĐ)
Phí Giám định(0,03 % Tổng giá trị hợp đồng) = 335.000 x 17784 x 0,03 %
= 1.787.292 (VNĐ)
Phí hải quan ( VNĐ)
Lệ phí làm thủ tục hải quan là 30.000 đồng/tờ khai
Bộ tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu gồm hai tờ: một tờ là Bản lưu Hải quan, và một tờ là bản lưu người khai hải quan, còn nội dung thì giống hệt nhau.
Vậy:
Phí Hải quan = 30.000 x 2 = 60.000 ( VNĐ)
Phí chất hàng lên phương tiện vận tải :
Đơn giá 3 USD/MT
Phí chất hàng lên phương tiện vận tải = 3 x 50 x 17784 = 2.667.600 (VNĐ)
Phí lấy C/O:
Từ ngày 1/3/2009, lệ phí lấy C/O là 0 VNĐ.
Phí bảo quản (VNĐ)
Đơn giá :1,5 triệu /MT.
Vậy:
Phí bảo quản = 1.500.000 x 50 = 75.000.000 (VNĐ)
Quỹ dự phòng = Doanh số bán ra x 3%
= 335.000 x 17784 x 0,03
= 178.729.200 ( VNĐ)
Lãi vay ngân hàng
Vay 900 triệu VNĐ , lãi suất 0,458%/tháng
Thời gian vay là 3 tháng
Vậy
Lãi vay ngân hàng = 900.000.000 x 0,458% x 3 = 12.366.000 ( VNĐ)
Chi phí ngân hàng:
+ Thông báo L/C (12 USD) = 12 x 17784 = 213.408 ( VNĐ)
+ Thông báo sửa L/C (5 USD) = 5 x 17784 = 89.920 ( VNĐ)
+ Thanh toán bộ chứng từ : 0.15% x 130.000 x 17784 = 3.467.880 ( VNĐ)
Vậy
Chi phí ngân hàng = 213.408 + 89.920 + 3.467.880
= 3.771.208 ( VNĐ)
Chi phí khác: 6.000.000 VNĐ
Chi phí tiền lương, thưởng:
Tiền lương tiền thưởng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xuất khẩu mực đông lạnh.doc