A. Lời mở đầu 1
B. Nội dung 2
I. Thị trường thuỷ sản Mỹ 2
1. Tình hình thuỷ sản Mỹ những năm gần đây 2
2. Chính sách nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ 3
II. Những vấn đề đặt ra và các giải pháp phát triển 3
1. Những vấn đề đặt ra đối với việc xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ 4
1.1. Thực trạng 4
1.2. Thành quả thu được 7
1.3. Những khó khăn khi xuất khẩu thuỷ sản từ Việt Nam vào thị trường Mỹ 7
2. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ 8
2.1. Giải pháp từ Nhà nước 9
2.2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp 10
C. Kết luận 12
14 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường mỹ những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để tận dụng được cơ hội, đối đầu trước thách thức và có những biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả của sản xuất ,xuất khẩu thuỷ sản cho tương xứng với khả năng của Việt Nam và quy mô của thị trường Mỹ xuất phát từ vấn đề này mà em đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Xuất Khẩu Thuỷ Sản của Việt Nam Sang thị trường Mỹ những vấn đề đặt ra và giải Pháp Phát triển “
Do trình độ và sự hiểu biết về thị trường thuỷ sản Mỹ của em còn hạn chế, nên trong quá trình trình bầy và phân tích không tránh khỏi những sai xót, em rất mong được sự chỉ bảo và góp ý của thầy cô, em xin chân thành cảm ơn.
b. nội dung
I.thi trường thuỷ sản mỹ
1. Tình hình Thuỷ Sản Mỹ những năm gần đây:
Là một nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới, nhưng Mỹ cũng là cường quốc thứ hai về nhập khẩu thuỷ sản sau Nhật .Mỹ nhập khẩu thuỷ sản 130 nước trên thế giới với khối lượng 1,6 triệu tấn ,giá trị năm 2000 đạt khoảng 1 ty usd .Người tiêu dùng Mỹ sử dụng gần 8% tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới ,trong đó hơn một nửa từ nhập khẩu. Mặc dù Mỹ luôn đứng thứ 3 ,thứ 4 thế giới về sản lượng khai thác thuỷ sản với mức khai thác khá ổn định từ 5,5 đến 5,9 triệu tấn/năm sản phẩm thuỷ sản của Mỹ có chất lượng cao, phong phú về mẫu mã chủng loại .Song sức tiêu dùng lớn nhưng người dân nơi đây thì mỹ chỉ đáp ứng được 5,5% nhu cầu nội địa. Phần còn lại Mỹ phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Năm 1999 Mỹ nhập khẩu thuỷ sản chủ yếu là từ ở Canada ,Thái lan ,Trung quốc.
+ Canada: giá trị xuất khẩu vào Mỹ năm 1998 tăng 15% so với năm 1997 .Đến năm 1999 ,sản phẩm thuỷ sản của Canada xuất sang Mỹ tăng lên 7% về sản lượngvà 22% về giá trị .Hiện tại với thị phần chiếm 18% sản lượng tiêu thụ của Mỹ ,Canada đang là nhà xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu vào thị trường Mỹ ,các mặt hàng mà Canada đang thống trị là tôm hùm ,cua ,cá hồi và cá bẹt (flatfish).
+ Thái lan: Năm 1997 Thái lan là nhà xuất khẩu tôm đứng hàng đầu với 126.000 tấn (1,3 tỷ USD) và 4,4% xuất khẩu sang Mỹ. Giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ của Thái lan năm 1999 tăng 33% so với năm 1998. Như vậy với một thế mạnh về tôm và các sản phẩm chế biến khác Thái lan đã bước lên vị trí thư 2 sau Canada trong danh sách các nhà xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ. Các sản phẩm chủ yếu là : Tôm sú, cá ngừ đống hộp, cá rôphi,..
+ Trung quốc: Sau 10 năm cải cách và mở cửa Trung quốc đã từ vị trí thứ 3 về tổng sản lượng thuỷ sản bước lên vị trí dẫn đầu thế giới.Mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 11,5 % về tổng sản lượng. Năm 1999 Trung Quốc tăng cưởng xuất khẩu sang Mỹ chỉ sau Canađa và Thái Lan. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc vào Mỹ là: Tôm trắng nuôi, các sản phẩm mực ống , cá nang.
Bên cạnh ba nước trên, thì các quốc gia Ecuador, ấn Độ cũng là hai nước có lượng xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ khá lớn. Ecuador năm 1999 sản lượng xuất sang Mỹ đạt 50,413 tấn. ấn Độ năm 1998 kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ xếp thứ ba sau Nhật và Trung Quốc tăng 10,48% về khối lượng và 33,87% về giá trị so với năm 1997.
2- Chính sách nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ:
Tuy Mỹ là nước nhập khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới nhưng cũng là một là thị trường “ khó tính”, đòi hỏi hàng hoá phải có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh công nghiệp. Do vậy không phải bất cứ doanh nghiệp của quốc gia nào có hàng thuỷ sản đều có thể đưa vào Mỹ. Bộ luật liên bang Mỹ 21CFR quy định từ ngày 18/12/1997 chỉ có những DN nước ngoài nào đã thực hiện chương trình HACCP có hiệu quả mới được đưa vào Mỹ.
Việc đánh giá tình hình an toàn vệ sinh đối với sản phẩm được đánh giá bằng tập hợp các chỉ tiêu phản ánh mối nguy hại với người tiêu dùng như:
+ Về vật lý: các mảnh kim loại
+ Về hoá học: dư lượng kim loại nặng, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh sản, sinh trưởng, thuốc chữa bệnh cho thuỷ sản, thuốc tẩy rửa độc tố thức ăn
+ Về sinh học: ký sinh trùng, vi dút, vi sinh vật gây bệnh
Sự có mặt của chúng trong thực phẩm sẽ gây hại ngay tức khắc hoặc tích tụ sau một thời gian sử dụng tới sức khoẻ con người ý thức rõ tầm quan trọng của tính an toàn vệ sinh thực phẩm, tất cả các quốc gia và khu vực đã ban hành những quy định nghiêm ngặt trong việc kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. ở Mỹ quy định vệ sinh đối với sản phẩm thuỷ sản được thể trong “ Luật thực phẩm” ban hành năm 1997 .
Tiến trình cho phép nhập khẩu thuỷ sản vào Mỹ được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1: Cục thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) chấp nhận từng DN (Food and drug Adminitration-FDA) theo quy định và giai đoạn 2 công nhận ở các quốc gia thông quá ký kết văn bản ghi nhớ MOU giữa FDA và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm soát an toàn thuỷ sản ở nước xuất khẩu. Nếu nước xuất khẩu đã ký được MOU với Mỹ thì cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu tự chỉ định các DN được đưa thuỷ sản vào Mỹ mà không cần xuất trình giấy tờ HACCP.
Qua đó cho thấy Mỹ đã đưa ra chính sách nhập khẩu hàng hoá mà đặc biệt với hàng thực phẩm như thuỷ sản rất nghiêm ngặt, đòi hỏi chất lượng và độ an toàn vệ sinh lớn, do vậy để xuất khẩu được hàng vào thị trường Mỹ chúng ta cần phải đạt được những yêu cầu mà Mỹ đã đưa ra.
II- Những vấn đè đặt ra và các giải pháp phát triển
Những vấn đề đặt ra đối với việc xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ
1.1.Thực Trạng:
Nói về thị trường Mỹ thì đây là thị trường luôn luôn sôi động và đặc biệt hấp dẫn thu hút tới 130 nước xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này. Từ ngay sau khi lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt nam được bãi bỏ thì xuất khẩu hàng hoá nói chung và thuỷ sản nói riêng vào Mỹ được tăng lên đáng kể. Nếu như năm 1986 hàng thuỷ sản Việt nam vào Mỹ mới chỉ là 8 triệu USD, năm 1987 tăng lên so với năm trước và gấp 4,5 lần, năm 1999 xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ tăng gấp 18 lần so với năm 1986. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ là 320 triệu USD, gấp 40 lần so với năm 1986 và gấp 4 lần so với năm 1998, năm 2001 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ là 70.931 ngàn tấn thuỷ sản các loại trị giá 489 triệu USD, tăng lên so với năm 2000 là 1,8 tỷ USD và số lượng 538.833 tấn thuỷ sản đã xuất khẩu trong năm thì xuất khẩu vào thị trường là rất đáng kể. Với những thành tựu đã đạt được năm 2001 thì thị trường Mỹ được đánh giá là thị trường dẫn đầu của nghành thuỷ sản Việt nam. Mặc dù Mỹ là thị trường khó tính, yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn cao nhưng không khắt khe như thị trường EU. Giá bán thuỷ sản sang Mỹ lại cao hơn so với thị trường khác do đó hàng thuỷ sản vào Mỹ ngày càng mở rộng .
Năm 2001 với sự kiện khủng bố ngày 11/9 cũng đã làm ảnh hưởng đôi chút tới xuất khẩu thuỷ sản Việt nam sang thị trường thế giới nói chung và Mỹ nói riêng. Ngay sau 11/9 nhiều lô hàng đi Mỹ bị quay về, nhiều hợp đồng đã đượ ký kết đã bị huỷ bỏ hoặc ép giá. Do việc ngừng những chuyến bay của Mỹ làm cho các chứng từ bị chậm lại không đến tay khách hàng nên họ huỷ hợp đồng. Mật khác việc vận chuyển hàng không đén Mỹ khiến các mặt hàng tươi sống bị ngưng đọng. Nếu nhu hàng hoá bị trả về thì tốn thêm tiền vận chuyển, tiền thiệt hại ấy là chưa kể đến mất thòi gian và hàng hoá đưa vvề rất khó tiêu thụ. Hàng hoá xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ lúc này còn bị sụt giá, mặc dù vậy, năm 2001 Mỹ vẫn là thị trường dẫn đầu của thuỷ sản Việt nam. Thực tế cho thấy thuỷ sản cũng đã chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt nam vào thị trường Mỹ.
Thuỷ sản là một ngành kinh tế chủ lực của Việt nam, ngay trong năm 2000 với khối lượng sản phẩm tấn và doanh số xuất khẩu là 1,475 triệu USD đã trở thành ngành kinh tế đứng thử 3 về xuất khẩu sau dầu thô và dệt. Với sản phẩm chủ lực là tôm, trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt nam sang thị trường Mỹ thì tôm chiếm gần 2/3 trị giá hàng xuất khẩu năm 1994 mặt hàng tôm sang Mỹ với tổng giá trị là 5,121 triệu USD chiếm một tỷ trọng trong tổng kim nhạch xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ là 88,26%. Năm 1995 tăng hơn gấp 3 lần so với năm 1994, năm 1996 tăng gấp đôi so với 1995 và những năm tiếp sau nữa sản phẩm tăng lên liên tục. Đến năm 2000 Việt nam đã xuất khẩu tôm sang Mỹ là 200 triệu USD tăng lên gấp 2 lần so với năm 1999. Đến nay Việt nam đã đứng hàng thứ 8 trong tổng số 50 nước cung cấp tôm cho thị trường Mỹ.
Hiện nay Bộ Nông Nghiệp Mỹ đang tăng cường các biện pháp đẻ kiểm tra phát hiện dư lượng Chloramphenicol có trong tôm. Về phía Việt nam Bộ thuỷ sản đưa ra quyết định bắt buộc phải ghi trên nhẵn mác sản phẩm thuỷ sản dòng chữ “không có chứa Chloramphenicol” và thông báo đến người nuôi tôm việc cấm sử dụng hoá chất, thuốc, phế phẩm để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm để tôm Việt nam mở rộng ra trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng.
Mặt hàng thuỷ sản thứ hai của Việt nam trong thị trường Mỹ phải kể đến cá báa và cá tra, phile đạt giá trị xuất khẩu năm 2000 là 60 triệu USD, đứng đầu trong các nước cung cấp các loại sản phẩm cá này cho thị trường Mỹ.Năm 2001 xuất hiện chiến dịch chống lại việc nhập khẩu cá tra và cá báa của Việt nam vào thị trường Mỹ. Cuộc chiến lúc tàn lúc lụi đi cũng có lúc lại dội lên gay gắt đến mức một số người dân Mỹ gọi đó là “Chiến tranh catfish” hay “Cuộc chiến tranh mới chống Việt nam “. Một số Thương nghị sĩ Mỹ cho rằng cá Basa Việt nam được bán dưới cái tên catfish làm cho người dân Mỹ nuôi cá catfish không lại và có nguy cơ phá sản. Và họ kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua dự luật H.R.2439 dưới tên gọi “ghi nhãn về nguồn gốc xuất xứ” đối với cá nuôi nhập khẩu trong khâu bán lẻ với những lập luận công khai bôi nhọ sản phẩm cá Việt nam, thậm chí còn nói rằng cá da trơn Việt nam nuôi ở sông Mêkông có thể chứa cả dư lượng chất độc mầu da cam mà quân đội Mỹ đã rãi xuống trông thời gian chiến tranh. Hơn thế nữa họ còn phát động chién dịch “Người Mỹ ăn cá Mỹ” và sanngs tác ra nhãn hiệu “cá catfish nuôi của Mỹ”, tạo ra không khí bài xích đối với sản phẩm thuỷ sản của Việt nam. Ngày 15/10/2001 Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu miệng thông qua 35 điều luật bổ xung cho dự luật số H.R2330 về phân bổ ngân sách nông nghiệp 2002, trong đó có điều luật số SA2000 qui định FDA không được sử dụng ngân sách được cấp để làm thủ tục cho phép nhập khẩu các loại cá da trơn mang tên catfish trừ khi chúng thuộc họ Ictaluridae. Nhưng các quan chức của hiệp hội chế biến thuỷ sản và cục nghề cá của Mỹ đều cho răng đạo luật HR2330 là không công băng và đã vi phạm Hiệp định thương mại Việt-Mỹ vừa được kí kết.Theo phântích của cơ quan nghiên cứu kinh tế (ERS)thì việc tăng nhập khẩu cá da trơn của Việt nam không phải là nguyên nhân làm giảm giá bán và lượng tiêu dùng sản phẩm cá nheo nội địa của Mỹ,mà giá giảm chỉ là một hiện tượng kinh tế. Còn nếu xết về góc độ an toàn của cá Basa và cá tra Việt nam thì môi trường nước nuôi là sông Mêkông không bị ô nhiểm như nước sông Miissipi của Mỹ. Về nhãn mác các DN xuất khẩu thuỷ sản đa số đều nghiêm túc thực hiện các qui định của FDA và của chính phủ Việt nam về việc sử dụng các tên thương mại cho cá Basa và cá tra cũng như tất cả các sản phẩm khác.
Tổng thống Mỹ phê chuẩn Luật 107-76 (dán nhãn cá catfish) gây trở ngại cho việc xuất khẩu cá Basa và cá tra của việt nam sang Mỹ. Cá Basa và cá tra Việt nam bị cấm không được sử dụng tên gọi “Catfish”. Luật này sẽ kéo dài đến 9/2002 và có thể kéo dài nữa do nghành công nghiệp catfish ở Mỹ có mối quan hệ thân mật với những nơi đầy quyền lực ở Mỹ. Bộ luật nông nghiệp Mỹ rất khó thực thi luật này do không đủ lực lượng kiẻm tra tất cả các kho hàng xem có phải là catfish không. Do vậy Mỹ có thể đáng thuế rất coa vào cá Basa và cá tratừ Việt nam . Bất chấp những khó khăn trở ngại, các DN Việt nam đã cố gắng không ngừng. Trong tháng 1/2002 sau khi xảy ra cuộc tranh chấp thương mại Việt-Mỹ về cá da trơn(catfish) lô hàng 100 tấn cá Basa đầu tiên mang tên Việt nam đã được xuất sang Mỹ. Từ đầu 2/2002 giá xuất khẩu cá Basa và cá tra của Việt nam sanng thị trường Mỹ liên tục tăng, giá xuất khẩu trung bình đạt 3.120USD/tấn FOB cảng Việt nam, L/C tăng 300USD/tấn so với đầu tháng1/2002. Theo nhận định của công ty X.N.K nông sản TP.An Giang thì sắp tới cá da trơn Việt nam xuất khẩu sang Mỹ sẽ tăng lên là 4000USD/tấn, vì năm nay sản lượng nuôi cá da trơn của Mỹ giảm nên giá cá da trơn sẽ tăng lên sau khi giảm xuống ở mức thấp nhất.
Tuy nhiên, để cạnh tranh thành công trên thị trường Mỹ, các nhà chế biến cá Basa, cá tra Việt nam cần phải có một chiến lược kinh doanh thương hiệu có bài bản. Bên cạnh những mặt hàng tôm cá thì DN Việt nam cần phải có nhiều mặt hàng thuỷ sản khác có giá trị cao dể xuất khẩu sang Mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạnh của người dân Mỹ.
1.2.Thành quả thu được:
Với sức mạnh như thị trường Mỹ cộng với tiềm năng to lớn của nghành thuỷ sản, Việt nam đã thu được những thành tựu đáng kể. Con số xuất khẩu thuỷ sản Việt nam đã vượt lên trên 1 tỷUSD từ năm 2000, nâng cao thị trường Mỹ lên vị trí số một của nghành thuỷ sản .
Sự tăng trưởng của xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ gắn liền với sự tiến bộ trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt nam và Mỹ, đặc biệt sau hiệp định thương mại Việt –Mỹ được kí kết vào ngày 13/7/2000. Sự kiện đó đã mở ra những cơ hội kinh doanh lớn cho DN Việt nam. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trên thị trường Mỹ rất nhanh, bình quân giai đoạn 1994-1999 là 90,98% nâng Việt nam lên vị trí thứ 17 trong số các nước xuất khẩu hàng thuỷ sản vào Mỹ. Cạnh tranh trên thị trường đã tạo ra một sức ép cho các DN Việt nam phải tìm tòi, đổi mới công nghệ nuôi đánh bắt, sơ chế biến thuỷ sản, xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phấmao cho phù hợp với nhu cầu của người dân Mỹ, từ đó đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của nghanhnf thuỷ sản nói riêng và nền kinh tế Việt nam nói chung.
Hiệp định thương mại Việt –Mỹ đi vào hiệu lực càng mở ra nhiều cơ hội để nâng coa được vị thế của thuỷ sản Việt nam trên thị trường Mỹ thông qua đó mở rộng hợp tác với các nước trên toàn thế giới.
1.3.Những khó khăn khi xuất khẩu thuỷ sản từ Việt nam vào thị trường Mỹ:
*Xâm nhập vào một thị trường tiềm năng như Mỹ, khó khăn trước tiên mà Việt nam gặp phải kể đến đó là tính cạnh tranh tren thị trường này rất cao, hàng thuỷ sản Việt nam phải gặp những đối thủ cạnh tranh lớn như: Thái lan, ấn độ chẳng những cạnh tranh về chất lượng, giá cả mà còn cạnh tranh cả về phương thức thanh toán. Hơn thế nữa Việt nam, một nền kinh tế nhỏ bé, trình độ kĩ thuật còn thấp do đó sản phẩm chế biến của Việt nam chưa nhiều, chủ yếu sản phẩm mới chỉ ở dạng sơ chế, tỷ lệ giá trị tăng thấp (chỉ chiếm khoảng 30% trị giá xuất khẩu của Việt nam).Mặt khác Mỹ còn coi trọng cả việc nhập khẩu thuỷ sản phi thực phẩm bao gồm các sản phẩm háo học gốc thuỷ sản như : ngọc trai, cá cảnh, nhưng ta mới chỉ chú trọng đến xuất khẩu thuỷ sản thực phẩm. Vì vậy có thể nói chưa có sự phù hợp cao của mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt nam với yêu cầu nhập khẩu của thị trường Mỹ. Hơn nữa các DN Việt nam là những người đến sau so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường này, trong khi các nước khác đã có một chỗ đứng khá vững chắc thì Việt nam mới đang tìm cách thâm nhập, do đó càng có nhiều khó khăn hơn.
* Khó khăn thứ 2 trong việc xuất khẩu thuỷ sản đó là do các DN Việt nam chủ yếu có qui mô vừa và nhỏ, khả năng về vốn công nghệ còn thấp chưa phù hợp với nguồn nguyên liệu sẳn có của Việt nam ,các máy móc thiết bị còn lạc hậu với công nghệ chế biến đơn giản, chủ yếu là công nghệ đông lạnh, tỷ lệ lao động thủ công lớn, yêu cầu về vệ sinh chưa đảm bảo. Trong khi đó các yêu cầu vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường sinh thái lại là những rào cản kĩ thuật làm hạn chế khả năng xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ. Mặc dù Nhà nước đã ban hành những tiêu chuẩn kĩ thuật nhưng vẫn còn chung chungvà hầu như chỉ tồn tại trên lý thuyết chưa được áp dụng vào thực tế.Về phía các DN, một phần do cơ sở hạ tầng, một phần do thói quen chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng sản phẩm đối vớitạo chữ tín nên công tác quản lý chất lượng chưa được quan tâm một cách thường xuyên, chủ động.Mặt khác, về hoạt động xúc tiến thương mại còn yếu kém, các DN Việt nam chỉ mới tiếp cận được với các nhà nhập khẩu mà chưa tiếp cận với các nhà bán lẻ hay siêu thị, hàng bán chưa đến tay người tiêu dùng, do đó chưa nhận được thông tin phản hồi một cách trực tiếp để từ dó có các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng phù hợp với thị hiếu của khách hàng
*khó khăn thứ 3 là:Hầu như các DN xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ chưa có DN nào mở được văn phòng đại diện tại nước Mỹ, do vậy các DN Việt nam ít có cơ hội giao thương với các nhà phân phối của Mỹ, nhất là để tìm hiểu luật chơi của thị trường này. Hệ thống luật chơi của Mỹ khá phức tạp, chặt chẽ và mới lạ với các DN xuất khẩu Việt nam. Nếu không nghiên cứu hiểu rõ thì họ sẽ phải ghánh chịu nhiều thua thiệtnặng nề trong kinh doanh.
*Khó khăn cuối cùng: đó là nguồn nguyen vật liệu cho hàng sản xuất hàng thuỷ sản xuất khẩu không ổn định chất lượng dầu vào không đảm bảo. Thực tế cho thấy nguồn nguyên liệu chế biến đều dựa vào nguồn nguyên liệu khai thác tự nhiên, lệ thuộc vào thiên nhiên do nuôi trồng chưa phát triển và chưa trở thành nguồn cung cấp ổn định.
Trên đây là một số nguyên nhân làm cản trở việc xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam sang thị trường Mỹ. Để khắc phục được những khó khăn này đòi hỏi phải có sự cố găng, có cac giải pháp thích hợp từ phía Nhà nước cũng như các Doanh nghiệp Việt nam .
2.Các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản Việt nam sang thị trường Mỹ.
2.1. Giải pháp từ Nhà nước :
Để thúc đẩy phát triển xuất khẩu thuỷ sản Việt nam sang thị trường Mỹ thì nhà nước cần phải có những biện pháp thích hợp để không chỉ hạn chế những khó khăn mà còn phải tìm ra cách khắc phục khó khăn. Qua thực trạng hiện nay và những khó khăn mà các DN nước ta đang phải đối mặt, em xin đưa ra những biện pháp đối với Nhà nước nước ta như sau:
+Nhà nước cần phải tiếp tục củng cố mối quan hệ giữa 2 nước Việt Nam và Mỹ, kiên quyết đấu tranh chống lại âm mưu của những thế lực thù địch ở Mỹ nhằm phá hoại quá trình binhf thường hoá quan hệ và phát triển hợp tác về kinh tế thương mại giữa 2 quốc gia. Cho phép các DN tự do hoạt độngkinh doanh theo tinh thần của hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ.
+ Nhà nước cần phải hỗ trợ các DN trong việc tiếp cận và tìm hiểu thị trường Mỹ, cung cấp các thông tin hoạt động hoạt động thương mại ở tầm vĩ mô. Một mặt, cần phải tổ chức nghiên cứu một cách tỉ mỉ, chi tiết về thị trường Mỹ thông qua việc thành lập các viện nghiên cứu. Mặt khác, Chính phủ cần phối hợp với Hoa kỳ tiếp xúc tổ chức các cuộc toạ đàm, phổ biến chính sách luật lệ thương mại của Mỹ để các DN Việt nam có thể nắm bắt được. Đồng thời Bộ thuỷ sản nên thành lập văn phòng đại diện thương mại thuỷ sản Việt nam ở Mỹ để giúp các DN xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ có thể giảm được thời gian, chi phí.
+ Nhà nước cần có chính sách đầu tư, tín dụng ưu đãi cho các lĩnh vực nuôi trồng và sản xuất hàng thuỷ sản xuất khẩu, tăng cường công tác kiểm soát và quản lý chất lượng sản phẩm, để khi hàng thuỷ sản vào thị trường Mỹ không còn sợ bị cảnh cáo mà lại làm thoã mãn người dân Mỹ
+ Nhà nước cần có các biện pháp kịp thời và nghiêm ngặt đối với các DN, các cơ sở chế biến thuỷ sản xuất khẩu áp dụng HACCP một cách hình thức , đối phó với thị trường nhập khẩu, với các cơ quan kiểm tra.
+ Để đối phó với chiến dịch chống cá “catfish” Việt Nam của các thượng sĩ Mỹ thì Nhà nước cần giúp đỡ các DN trong việc xúc tiến quãng cáo, Marketinglàm sao cho sản phẩm cá Basa, cá tra đến tận người tiêu dung Mỹ.
+ Nhà nước cần phải có những phản ứng khi Chính phủ Mỹ thực hiện đạo luật HR2330 trong đó có điều luật số SA2000 quy định FDA không được sử dụng ngân sách được cấp để làm thủ tục cho phép nhập khẩu cá da trơn mang tên catfish trừ khi chung thuộc họ Ictaluridae.
+ Nhà nước cần có chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư từ các công ty Mỹ vào Việt nam để sản xuất kinh doanh thuỷ sản , để từ đó các DN Việt nam sẽ đỡ khó khăn hơn trong việc làm thủ tục, giấy tờ xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ, đồng thời nhờ liên doanh với các công ty Mỹ này mà danh giới DN Việt nam sẽ tiếp thu thêm những kinh nghiệm, có thêm được những dây chuyền chế biến tiên tiến, hiện đại, hiểu thêm được nhu cầu của người Mỹ từ đó mà hàng thuỷ sản Việt nam vào Mỹ dẽ dàng hơn.
2.2. Giải pháp từ phía các Doanh Nghiệp:
+ Tạo nguồn nguyyên liệu ổn định, bảo đảm chất lượng cho các nhà máy chế biến. Công tác thu mua phải thực hiện đúng mục đích, đảm bảo vệ sinh an toàn ngay từ đầu và khâu tiếp theo. Các chủ đại lý thu mua nguyên vật liệu thuỷ sản và DN chế biến nên tham gia các lớp tập huấn do trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thực phẩm tổ chức, nên nghiên cứu tài liệu “tạp chất trong nguyên liệu thuỷ sản – tác hại và phương pháp phát hiện nhanh “ của Bộ thuỷ sản ban hành để việc thu mua được tiến hành dẽ dàng hơn. Sản phẩm thuỷ sản sản xuất xuất khẩu sang Mỹ phải đảm bảo có chất lượng cao, vệ sinh thực phẩm được đóng gói, ghi nhãn đúng với qui định quốc tế và Mỹ. Công tác này phải làm sao có hiệu quả để đối phó với những khắt khe, khó tính của thị trường Mỹ
+ Mặc dù là thị trường đòi hỏi hơi cao nhưng sản phẩm thuỷ sản vào thị trường Mỹ không khắt khe như vào thị trường EU, hơn nữa giá ở thị trường này lại cao do đó các DN cần phải chú trọng thêm vào thị trường Mỹ, chủ động thâm nhập và mở rộng thị phần thuỷ sản Việt nam trên thị trường bằng cách đa dạng háo các sản phẩm thuỷ sản, các phương thức xuất khẩu để đưa hàng vào thị trường Mỹ. Không chỉ tiếp cận với kênh bán sỉ thuỷ sản ở Mỹ tức là tiếp cận với các nhà nhập khẩu lớn mà còn phải tiếp cận với các kênh bán lẻ. Đây là vấn đề mà các DN Việt nam chưa làm được, các DN cần phải đẩy mạnh tiếp cận thị trường, xúc tiến thương hiệu, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu, sở thích và kiểu dáng sản phẩm mà người tiêu dùng Mỹ ưu chuộng. Cộng tác xúc tiến phải làm sao hàmg hoá đến tận tay người tiêu dùng Mỹ. Họ là những người có vai trò lớn và quyết định đến vận mệnh các DN thuỷ sản Việt nam trên thị trường này.Nếu không có người tiêu dung thì chiến dịch chống cá catfish Việt nam sẽ là một hiểm hoạ lớn cho DN Vieetj nam. Do đó phải tập trung nhiều vào kênh bán lẻ.
+ Các DN Việt nam cần phải nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản bằng các biện pháp như đầu tư nâng cao thiết bị máy móc ở ngay khâu đánh bắt, bảo quản, chế biến. Ngay từ đầu, DN có thể phổ biến giông và qui trình nuôi trồng thuỷ sản tiên tiến để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Bên cạnh đó DN cũng cần phải có những chiến lược đa dạng háo sản phẩm xuất khẩu theo hướng chế biến sâu. DN có thể phân đoạn thọi trường để đáp ứng được mọi đối tượng trên thị trường Mỹ.
Bằng hình thức liên kết, có thể tạo ra được những sản phẩm thuỷ sản có chất lượng cao, vệ sinh có hương vị phù hợp với khẩu vị cua người dân Mỹ nói riêng và người nước ngoài nói chung. Các DN Việt nam cug cần phải đưa những chiến lược cụ thể như: chiến lược đầu tư xây dựng tiêu chuẩn HACCP, GMP, chiến lược đầu tư nâng cao tay nghề nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, chiến lược thâm nhập thịo trường.
+ Kinh doanh thuỷ sản trên thị trường Mỹ, điều không thể tiềm hiểu về các phong tục tập quán kinh doanh của người Mỹ . Những luật lệ phong tục tập quán có thể trực tiếp điều chỉnh các hợp đồng xuất nhập khẩu ký giữa các thương nhân Việt nam với các thương nhân Mỹ.
+ Nắm được những vấn đề cơ bản có liên quan của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ như: các ưu đãi về phương thức thanh toán đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, những qui định và thủ tục liên quan đến đến xuất nhập khẩu, kể cả những qui định về hoàn tất thủ tục hải quan, quá cảnh, lưu kho và chuyển tải.Đây là những vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong các hợp đồng mua bán ngoại thương ký kết giữa thương nhân việt nam với thương nhân Mỹ. Vì vậy các thương nhân Việt nam chắc chắn cũng phải chú ý kkhi giao dịch với các thương nhân Mỹ để tuân thủ các cam kết của các bên trong hiệp định thương mại Việt – Mỹ.
+ Mỗi DN nên mở một trang Web riêng nhằm giới thiệu tiềm năng của mình, giới thiệu về các thị trường, trong đó có thị trường Mỹ về nhu cầu, thị hiếu của người dân Mỹ, qui định kĩ thuật đố với thuỷ sản nhập khẩu vào đây. Từ đó có thể đẩy mạnh được xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ hơn.
C. kết luận
Như vậy, qua thực trạng những khó khăn và những thành tựu thu được trong việc đẩ mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản sang thị trường Mỹ cho thấy đây là một hoạt động thương mại cơ bản và rất quan trọng trong quá trình Công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước ở Việt nam đúng với phương châm mà Đại hội toàn quốc lần thứ IX đã nêu :”Việt nam chủ động họi nhập kinh tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái”. Qua 15 năm đổi mới (1985-2000) Việt nam đã đạt được khá nhiều thành tựu to lớn: các quan hệ kinh tế đối ngoại phát triên cả chiều rộng lẫn chiều sâu, đa dạng hoá và đa phương hoá, phát triển cả từ trong ra ngoài từ ngoài vào trong, hoạt động thương mại tăng nhanh, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 15,1tỷ USD tăng 4,5% so với năm 2000 .Tuy nhiên bên cạnh khá nhiều những thuận lợi và những thành tưu mà ta đã đạt được trong việ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7133.doc