Đề tài Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản

MỤC LỤC :

CHƯƠNG I:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ SỰ CẦN THIẾT XUẤT KHẨU THƯỶ SẢN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

I –Một số cơ sở lý luận về xuất khẩu và thị trường xuất khẩu

1-Hàng hoá xuất khẩu và thị trường xuất khẩu hàng hoá 1

1.1 Hàng hoá xuất khẩu 1

1.2 Thị trường xuất khẩu hàng hoá 1

2-Phát triển thị trường; các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu và phát triển thị trường xuất khẩu 2

 2.1 Phát triển thị trường xuất khẩu 2

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu và phát triển thị trường xuất khẩu 3

II-Những vấn đề chung về thị trường Nhật Bản 6

 1-Tổng quan về nền kinh tế Nhật Bản 6

 2-Đặc điểm thị trường Nhật Bản 8

 2.1 Đặc điểm người tiêu dùng Nhật Bản 8

 2.2 Những nguyên tắc khi xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Nhật Bản 11

 2.3 Một số luật pháp thương mại cần chú ý của Nhật Bản.16

III-Sự cần thiết xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 17

1-Vai trò của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân 17

 1.1 Vai trò của ngành thuỷ sản .17

 1.2 Vai trò của ngành thuỷ sản Việt Nam 18

2-Những lợi thế so sánh của thuỷ sản Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. 19

 

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẤU HÀNG THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

I- Một số nét khái quát về quan hệ thương mại Việt Nam- Nhật Bản 21

1. Quan hệ ngoại giao. 21

2. Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Nhật Bản 22

II-Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản 23

1.Khái quát thực trạng về ngành thuỷ sản Việt Nam trong những năm qua. 23

1.1 Thực trạng khai thác thủy sản 23

1.2 Thực trạng về nuôi trồng thuỷ sản 30

1.3 Thực trạng hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 34

2. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sảnViệt Nam sang thị trường Nhật Bản 39

2.1 Thị trường thuỷ sản Nhật Bản 39

 2.2 Thực trạng xuất khảu thuỷ sản Việt Nam. 43

3. Bài học kinh nghiệm về thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 46

 

CHƯƠNG III

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NÓI CHUNG VÀ HÀNG THUỶ SẢN NÓI RIÊNG SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

I-Đánh giá những cơ hội và thách thức của xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Nhật Bản của Việt Nam 49

 1. Những cơ hội và thuận lợi cho xuất khẩu hàng thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản 49

 1.1 Từ phía thị trường Nhật Bản 49

 1.2 Những lợi thế của Việt Nam khi xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản 50

 2. Những khó khăn thách thức đối với xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt nam sang Nhật Bản 53

 3. Những mục tiêu và định hướng phát triển xuất khẩu hàng thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản 55

 

II-Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh khả năng xuất khẩu. 61

1-Những biện pháp về phía chính phủ 61

2- Những biện pháp về phía các doanh nghiệp 64

Kết luận 69

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hụ sản phẩm nông nghiệp, cho phép chuyển đổi một số diện tích lúa và cây con khác kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng vọt vào năm 2002, đạt xấp xỉ 1 triệu ha, tức là tăng 74,2% so với năm 1998. Nếu so với diện tích mặt nước được khoanh để nuôi trồng thuỷ sản là 887.550 ha (năm 2002 là 955.000 ha) thì diện tích được chuyển đổi trong hai năm 2000 – 2001 đã lên tới 203.576 ha (trên 220.000 ha). Tính đến năm 2003 cả nước đạt 855.000 ha mặt nước, tăng 36 nghìn ha (4,4%) so với năm 2002 các tỉnh có diện tích chuyển đổi lớn là Cà Mau (132.325 ha), Bạc Liêu (28.064 ha),Kiên Giang (19.098 ha), Bến Tre (3.288 ha). Nhiều tỉnh phía Bắc và miền Trung cũng có bước chuyển mạnh mẽ trong quy hoạch lại những phần ruộng trũng để phát triển nuôi tôm sú, tôm rảo và tôm càng xanh. Về điều kiện khí hậu, nước ta bị chi phối bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa , với khí hậu mỗi miền có những đặc trưng riêng. Miền Bắc có nhiệt độ trung bình từ 22,0 -23,5 độ C , lượng mưa trung bình 1500- 2400 mm, vùng biển khu vực này thuộc nhật triều với biên độ trung bình 3,2- 3,6 m. Miền Trung có nhiệt độ trung bình 25,5- 27,5 độ C, nắng nhiều trung bình 2500- 3000 giờ/năm, vùng có nhiều đầm phá, thuộc cả nhật triều và bán nhật triều rất thích hợp cho nuôi trồng thuỷ sản. Miền Nam với khí hậu cận xích đạo , nhiệt độ 23,6- 27,6 độ C , lượng mưa trung bình 1400- 2400 mm, vùng biển này chủ yếu thuộc bán nhật triều trung bình 2,5- 3 m . Với điều kiện khí hậu đa dạng đã tạo ra sự đa dạng về giống loài cho nuôi trồng thuỷ hải sản . Nguồn lợi giống loài thuỷ sản của nước ta khá đa dạng. Về cá nước ngọt , có khoảng 544loài, thuộc 18 bộ , 57 họ , 228 giống. Trong 544 loài có nhiều loại có giá trị kinh tế cao. Về cá nước lợ và nước mặn có 186 loài chủ yếu , trong đó đã đưa vào nuôi trồng được nhiều loại có giá trị kinh tế cao như cá song, cá vược, cá măng… Về nguồn lợi tôm, đã thống kê được khoảng 16 loài có giá trị kinh tế cao đã đưa vào nuôi trồng khai thác như : Tôm sú (P.monodon), tôm he ấn Độ (P.indicus), tôm rảo , tôm nương, tôm hùm bông, tôm càng xanh…Ngoài ra còn phải kể đến các loại nhuyễn thể và rong tảo có giá trị kinh tế cao như : Trai , nghêu, sò, ốc, rong câu, rong sụn… Bên cạnh những nguồn lợi tự nhiên mang lại, nước ta có một lực lượng lao động trong nghề nuôi trồng hải sản khá lớn. Hiện có khoảng trên 4 triệu dân sống ở vùng triều, trên 1 triệu dân sống ở các đầm phá, tuyến đảo của 714 xã phường thuộc 28 tỉnh thành phố có biển và hàng chục triệu hộ nông dân hàng năm đã tạo ra một lực lượng lao động nuôi trồng thuỷ sản lớn , chiếm một tỷ trọng đáng kể trong lao động sản xuất nghề cá. Trong nhiều năm qua, nông ngư dân đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thuỷ sản , là động lực quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Bên cạnh nguồn hải sản từ khai thác đánh bắt thì nuôi trồng thủy sản là một bộ phận không thể thiếu , giúp cho ngành thuỷ sản giải quyết vấn đề đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tiêu dùng thực phẩm , nhu cầu cho xuất khẩu, làm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. 1.2.2- Cơ cấu sản lượng nuôi trồng thuỷ sản . Các hình thức nuôi trồng thuỷ sản của nước ta: - Nuôi cá nước ngọt - Nuôi ao hồ - Nuôi ruộng trũng - Nuôi lồng bè trên sông Các hình thức nuôi trồng hải sản Nuôi tôm , cá nước mặn Nuôi nhuyễn thể Nuôi cua biển Nuôi tôm nước lợ Với tiềm năng phát triển , nuôi trồng thuỷ sản trong những năm qua đạt năng suất cao với nhiều loại có giá trị xuất khẩu : * Nuôi tôm nước lợ : Nếu diện tích nuôi tôm năm 1998 là khoảng 255.000 ha, chiếm trên 36% diện tích tiềm năng thì đến năm 2001 đã lên đến 446.208 ha, chiếm tới 64,7% tổng diện tích tiềm năng ở những vùng triều. Ngoài tôm sú, tôm he, tôm nương, tôm rảo cũng là những đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Năm 2001, năng suất nuôi bình quân của các tỉnh ven biển là 350 kg/ha, trong khi diện tích nuôi bán thâm canh với năng suất 1 – 1,5 tấn/ha/vụ, và nuôi thâm canh đạt 2,5 – 4 tấn/ha/vụ. Năng suất cao thường thuộc về các tỉnh miền Trung. * Nuôi tôm cá nước mặn (còn gọi là nuôi biển): Hình thức nuôi chủ yếu là lồng cho các đối tượng tôm hùm, cá song, cá hang, cá cam. Nếu năm 1998 chỉ có 2.590 lồng thì đến năm 2001 đã tăng lên đạt 23.989 lồng, sản lượng nuôi biển năm 2001 đạt 2.635 tấn , tăng 48% so với năm 2000. Năng suất thấp năm 1998 cũng đã đạt 8 – 10 kg cá/m3/lồng. * Nuôi nhuyễn thể : Nhìn chung , sản lượng nuôi nhuyễn thể còn thấp vì cơ bản là nuooi quảng canh, lấy giống tự nhiên ròi quản lý thu hoạch (năng suất 25 – 30 tấn/ha, tính cả vỏ). * Nuôi cua biển : Chủ yếu ở phía Nam (75 – 80% sản lượng), còn ở miền Bắc đạt 13 – 15%. Sản lượng năm 1998 đạt 6.000 nghìn tấn. * Nuôi cá ao hồ nhỏ nước ngọt : Đây là một nghề truyền thống có từ lâu đời. Miền Bắc cho năng suất khoảng 1,5 – 1,8 tấn/ha, miền Nam khoảng 2,5 – 3 tấn/ha. * Nuôi thuỷ sản ruộng trũng : Đã trở thành tập quán nhiều nơi với hình thức thông dụng là 1 vụ lúa + 1 vụ cá/tôm hoặc vừa cấy lúa, vừa nuôi tôm. ở miền Bắc , năng suất nuôi đạt 200 – 250 kg/ha. ở miền Nam là 300 – 350 kg/ha có nơi lên tới 400 kg/ha. * Nuôi cá lồng bè trên sông, ở hồ chứa : ở phía Bắc và miền Trung, đối tượng nuôi là cá trắm cỏ, đạt năng suất 450 – 600 kg/lồng(mỗi lồng 12 – 24 m2). ở phía Nam, đối tượng nuôi là cá tra, cá basa, cá lóc, cá bống tượng, đạt năng suất 15 – 20 tấn/bè, những năm gần đây đã trở thành mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn. Trong những năm gần đây, nuôi trồng thuỷ sản liên tục phát triển cả về quy mô và sản lượng: * Về diện tích, nếu như năm 1998 là 453.582,8 ha đến năm 2001 là 755.717,6 ha thì đến năm 2003 đã vào khoảng 1 triệu ha tăng 4,3% so với năm 2002. Trong năm 2002, diện tích nuôi trồng đạt 955.000 ha, tăng 7,6% so với năm 2001, trong đó diện tích nuôi thuỷ sản nước ngọt là 425.000 ha, diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước lợ mặn là 530.000 ha. * Về sản lượng: trong những năm qua sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh. Tính từ năm 2000 sản lượng đạt 589.596 tấn thì đến năm 2003 đạt xấp xỉ 1 triệu tấn tăng gần 15% so với thực hiện năm 2002 và tăng trên 63% so với năm 2000. Do có sự tăng về sản lượng đã làm thay đổi đáng kể cơ cấu với khai thác đánh bắt thủy sản . Nếu như năm 2000 tỷ trọng nuôi trồng thuỷ sản là 24,5% trong tổng sản lượng thuỷ sản tạo ra, thì đến năm 2003 tỷ trọng nuôi trồng thuỷ sản đạt 34,5% trong tổng sản lượng mà ngành thuỷ sản tạo ra. Điều đó đã giảm được tỷ trọng khai thác thuỷ sản từ 75,5% năm 2000 xuống còn 65,5 % năm 2003. Bảng tổng hợp về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản qua một số năm. Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng Diện tích mặt nước (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Tốc độ tăng(%) Sản lượng (nghìn tấn) Tốc độ tăng (%) Sản lượng (nghìn tấn) Tốc độ tăng (%) 2000 2.250,5 19,3 1.660,9 9,9 589,6 40,4 641,9 2001 2.434,7 16,4 1.724,8 2,0 709,9 41,9 755,2 2002 2.647,7 8,8 1.802,6 2,3 844,8 17,1 819,8 2003 2.794,6 9,5 1.828,5 2,1 966,1 17,6 1.000 1.2.3- Công nghệ , kỹ thuật và lao động trong nuôi trồng thuỷ sản: Trong những năm gần đây , nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước và cấp bộ được thực hiện có kết quả. Một số đề tài đã đóng góp vào việc phát triển các lĩnh vực của ngành, bước đầu sản xuất thành công giốngthuỷ sản góp phần nâng cao hiệu quả cho nuôi trồng với nhiều loại có giá trị kinh tế cao như các giống tôm, cá nước ngọt... Công nghệ nuôi và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản được chú trọng hơn trong các chương trình nghiên cứu khoa học. Về lao động : việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong những năm qua đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động nghèo ven biển. Tỷ lệ lao động trong ngành thủy sản tăng lên đều đặn hàng năm. Năm 1990 lao động trong ngành thủy sản là 286,3 nghìn người thì năm 2002 là856,8 nghìn người, tăng 9,1% so với năm 2001 và tăng gần 20% so với năm 2000. 1.3. Thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam : Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản liên tục tăng trong những năm qua. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 1998 đạt 858 triệu USD tăng gần 10% so với thực hiện năm 1997. Năm 2000 ngành thuỷ sản đã đạt kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 1,4 tỷ USD tăng 44,6% so với năm 1999 và là một trong mười nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Năm vừa qua, mặc dù không đạt kim ngạch xuất khẩu như dự kiến là 2,3 tỷ USD do nhiều khó khăn vì thị trường thế giới có nhiều biến động và giá tôm liên tục giảm trong nhiều tháng liên tiếp nhưng với con số 2,217 tỷ USD cũng đã tăng 10,74 % so với năm 2002 và bằng 97,4% kế hoạch. 1.3.1. Cơ cấu theo mặt hàng xuất khẩu: Các ngành hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu có thể chia làm 3 nhóm : loại đang có khả năng cạnh tranh cao; Loại có thể cạnh tranh được và loại ít có khả năng cạnh tranh. Trong đó nhóm đầu gồm tôm, nhuyễn thể chân đầu, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cua, ghẹ, cá nước ngọt thịt trắng ít xương; nhóm ngành hàng thứ hai, hiện Việt Nam chưa có ưu thế cạnh tranh, nhưng trong tương lai có thể phát triển xuất khẩu được nếu có công nghệ khai thác và chế biến tốt như cá ngừ; nhóm cuối bao gồm các loại cá biển nhỏ như cá thu, cá hang, cá lục… khả năng cạnh tranh kém vì kích cỡ nhỏ dễ bị coi là cá tạp. *Trong cơ cấu mặt hàng , tuy đã có sự đa dạng hoá sản phẩm nhưng hiện nay, tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có sức cạnh tranh cao nhất, trong đó tôm nuôi ngày càng đóng vai trò quan trọng . Cơ cấu sản lượng các nhóm hàng sản phẩm thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu(%) Các mặt hàng 2000 2001 2002 2003 Tôm đông lạnh 45 44 47 26 Cá đông lạnh 16 17 18 27,4 Mực bạch tuộc 7 7 7 11,4 Hàng khô 13 11 8 4,3 Hải sản khác 19 21 20 30,9 Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0 Năm 2002 mặt hàng tôm đông lạnh xuất khẩu chiếm 47% , đạt 946,2 triệu USD, cá đông lạnh chiếm 17,81%, đạt 357,7 triệu USD, bạch tuộc và mực đông lạnh 6,8% đạt 138,4 triệu USD; xuất khẩu cá ngừ đạt 76,6 triệu USD, tăng 30,7% so với năm 2001. Tôm Việt Nam ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới. Từ năm 1997 đến nay, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan và ấn Độ để giữ vị trí cung cấp tôm thứ 2 vào thị trường Nhật Bản, chiếm tỷ trọng từ 10 – 11%. *Ngoài tôm đông lạnh thì cá đông lạnh cũng là mặt hàng xuất khẩu khá quan trọng. Tuy nhiên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong những năm gần đây có xu hướng giảm dần. Bên cạnh các loài cá xuất khẩu lâu năm như mú, chim, hồng, … Việt Nam còn xuất khẩu cá ngừ, basa, tra, bống tượng. Trong đó họ cá thu- ngừ có sản lượng và giá trị cao nhất trong các loài cá biển. Các sản phẩm cá ngừ hiện nay đang giữ vị trí thứ hai về giá trị ngoại thương thuỷ sản quốc tế, chỉ sau tôm. Các nước trong khu vực đều tập trung vào cá ngừ hộp, cá ngừ tươi ướp đá bên cạnh các mặt hàng như tôm đông, mực đông, cá sống. Để cá ngừ Việt Nam trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng cần phải giải quyết đồng bộ hàng loạt vấn đề từ công nghệ khai thác, bảo quản , chế biến , tiếp thị… đặc biệt là vấn đề bảo quản sau khi thu hoạch để hạn chế lượng histamine trong thịt cá. * Nhuyễn thể : sự tăng trưởng của chế biến và xuất khẩu các đối tượng nhuyễn thể chân đầu ngày càng thể hiện rõ nét trong cả năm 1999 kim ngạch xuất khẩu nhuyễn thể chân đầu (gồm cả mực khô) của Việt Nam đã đạt xấp xỉ 162 triệu USD, tăng 25% so với năm 1998 đưa tỷ trọng của nhóm hàng này lên tới 17% tổng kim ngạch thuỷ sản (5 năm trước đó, thị phần của nhóm hàng này chỉ chiếm 7%). Hai mặt hàng nhiễm thể chính là mực và bạch tuộc. * Mực : tổng giá trị xuất khẩu mực đông lạnh và mực khô đạt 1/4 giá trị xuất khẩu tôm, nhưng đây là mặt hàng lớn thứ hai trong số những mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam với thị trường chính là Nhật Bản, EU, và Hong Kong. Công nghệ chế biến mực của Việt Nam đã có những chuyển biến đáng kể. Trước đây, xuất khẩu mực khô chủ yếu ở dạng nguyên con với giá trị thấp. Từ năm 1985- 1986, mặt hàng này đã được cải tiến, lột da phơi khô, giá trị sản phẩm cao hơn bởi màu sắc của sản phẩm trắng và rất tươi, hấp dẫn người tiêu dùng, giá bán cao hơn. giờ đây sản phẩm mực khô nguyên con chỉ chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu mực khô, còn lại là mực tẩm gia vị ăn liền. Bên cạnh các mặt hàng mực ống , những mặt hàng mực nang truyền thống được người Nhật Bản ưa thíchvẫn được duy trì và phát triển , mở rộng sang thị trường EU như mực cắt miếng Sashimi, Sushi hay mực đông tẩm bột. * Bạch tuộc : mặc dù kim ngạch xuất khẩu bạch tuộc chỉ mới chiếm khoảng 15 – 20% kim ngạch xuất khẩu nhuyễn thể chân đầu nhưng cũng làm phong phú thêm cơ cấu những mặt hàng này. Cách chế biến bạch tuộc cũng như mực nang, cắt miếng và lột da, đông lạnh ăn liền hoặc tẩm bột chiên. Sau khi sụt giảm chầm trọng giá trị xuất khẩu bạch tuộc vào năm 1998, chỉ đạt 64,7% năm 1997, thì đến năm 1999, giá trị kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên 49,9% so với năm 1998 đạt 32,08 triệu USD Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu đứng đầu, theo sau là Hàn quốc , Italy, Tây ban Nha, Australia, Mỹ. Nhìn chung, thị trường xuất khẩu bạch tuộc có xu hướng ngày càng mở rộng. 1.3.2. Cơ cấu theo thị trường xuất khẩu: Trước đây, thuỷ sản Việt Nam , với lượng hàng hoá ít ỏi, chất lượng thấp, chỉ có một lối nhỏ ra thị trường thế giới, đó là mối quan hệ với thị trường Hồng Kông và Singapore. Hiện nay, tin từ Bộ Thuỷ sản cho thấy đến năm 2003, thuỷ sản Việt Nam đã có mặt trên 77 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 17 thị trường mới. Từng bước thuỷ sản Việt Nam đã tạo được thế đứng khá vững chắc trên các thị trường, giảm bớt sự lệ thuộc vào thị trường Nhật Bản và các nước trong khu vực, từ đó giảm bớt những khó khăn khi có biến động trên thị trường này. Năm 2002, thị trường Mỹ đứng đầu đạt 640,6 triệu USD(31,8%), thị trường Nhật Bản đạt 540,6 triệu USD(26,8%), thị trường Trung Quốc , Hồng Kông đạt 306 triệu USD(15,2%), thị trường EU đạt 72 triệu USD(3,5%). Trong năm vừa qua, cùng với sự phát triển của nhiều thị trường mới, cơ cấu thị trường đã có nhiều thay đổi so với năm 2002. Thị trường Hoa Kỳ tăng nhanh chiếm khoảng 38% về giá trị; Nhật Bản chiếm khoảng 26,4%; thị trường Trung Quốc và Hồng Kông giảm mạnh, hiện chỉ chiếm 6,98%(so với 16,25% của năm 2002); Trong khi đó, xuất khẩu thuỷ sản sang EU tăng tới 60% so với cùng kỳ năm ngoái, đây còn là một thị trường tiềm năng khi EU dự kiến mở rộng thêm 10 nước trong năm 2004. Cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam theo thị trường 2002 – 2003 Thị trường 2002 2003 Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Mỹ 654,9 32,5 792,7 35,4 Nhật Bản 537,5 26,7 578,4 25,8 Ttung Quốc 301,9 15,0 151,0 6,7 EU 73,7 3,6 122,3 5,5 ASEAN 454,7 22,6 75 3,4 Các nước khác 520.6 23.2 Tổng giá trị 2.022 100 2.240 100 Xuất khẩu chính ngạch thủy sản Việt Nam theo mặt hàng năm 2003 Mặt hàng Số lượng(tấn) Giá trị (USD) Bạch tuộc đông lạnh 23351,14 43.613.050 Cá đông lạnh 132270,71 405.741.072 Cá khô 7222,04 16.727.460 Cá ngừ 17362,11 47.722.955 Mặt hàng khác 141798,66 497.476.506 Hàng tươi sống 143,74 627.804 Mực đông lạnh 21462,05 68.564.663 Mực khô 9902,55 57.080.033 Ruốc khô 3656,28 3.444.306 Tôm đông lạnh 124779,69 1.057.862.963 Tôm hùm , tôm vỗ 33,2 374.611 Tôm khô 84,6 341.383 Tổng 482066,77 2.199.576.806 * Thị trường Nhật Bản: Từng là thị trường truyền thống quan trọng nhất của xuất khẩu Việt Nam . Tuy nhiên từ năm 2001 đến nay có sự hoán ngôi giữa thị trường Mỹ và Nhật. Từ năm 1997 trở về trước, thị trường Nhật Bản luôn chiếm thế độc tôn với trên dưới 50% thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Đến năm 2001 , Nhật chỉ còn chiếm 26% và thị trường Mỹ tăng lên 28%. Năm 2003 vừa qua thì Nhật Bản chỉ chiếm 26,5 % kém hơn so với thị trường Mỹ với 35,4%. Tuy nhiên , Nhật Bản vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản nước ta và những biến động của thị trường này có ảnh hưởng sâu sắc đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Với sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản trong năm qua dù còn chậm nhưng nó đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội lớn trong xuất khẩu hàng thuỷ sản vào thị trường đầy tiềm năng này. * Thị trường Mỹ: Từ năm 2001, Mỹ là thị trường nhập khẩu thuỷ sản chiếm vị trí số một đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam và sẽ là thị trường có rất nhiều triển vọng vì sức mua rất lớn, giá cả tương đối ổn định và đều có xu hướng tăng. Thị phần xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào Mỹ tăng nhanh từ 6% (năm 1998) lên 27,81% (năm 2001) và trên 30%(năm 2002 và 2003). Mặt hàng đặc biệt được ưa chuộng là tôm sú cỡ lớn (16- 20 con/pound trở lên). Giá tôm sú xuất khẩu vào thị trường Mỹ đang cao hơn so với thị trường Nhật. Mỹ là thị trường đầy tiềm năng, hoàn toàn có thể làm đối trọng với thị trường Nhật. Hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ còn mở rộng cho các mặt hàng tươi sống như cá ngừ đại dương, cá thu, cua. Tuy nhiên , sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam so với một số nước khác còn thấp, do đây là thị trường mới được thâm nhập. * Thị trường EU : Vào năm 1997, Việt Nam chính thức xuất khẩu hàng thủy sản sang EU. Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là tôm đông, cá đông, cá hộp, mực , thịt tôm hỗn hợp và các sản phẩm thuỷ sản khác. Đến cuối tháng 11/1999, EU đã quyết định đưa Việt Nam vào danh sách một trong các nước được xuất khẩu thủy sản sang EU. Theo thông tin của trungtâm thông tin KHKT và kinh tế Thuỷ sản – Bộ Thuỷ sản , năm 2003 tỷ trọng thị trường EU chiếm 5,3 % về giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam , tăng gần 60% so với năm 2002 (chiếm 3,6%) . Mặc dù không chiếm tỷ trọng cao , nhưng thị trường EU vẫn là một thị trường đấy tiềm năng với nhu cầu ổn định và là thị trường đối trọng mỗi khi có biến động tại thị trường Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên , hiện tại hàng thuỷ sản của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của EU do chất lượng nguyên liệu chưa tốt, điều kiện an toàn vệ sinh và trang thiết bị hạn chế, chưa phù hợp. * Thị trường châu á (trừ Nhật Bản): Trung Quốc và Hồng Kông là hai thị trường có nhiều tiềm năng. Do vị trí địa lý gần Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản lớn và đang tăng nhanh với nhiều chủng loại sản phẩm đa dạng, từ các sản phẩm có giá trị rất cao như các loài cá sống cho đến các loại sản phẩm có giá trị thấp như cá khô. Những nước này không đòi hỏi cao về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm như EU,Mỹ. Việc Trung Quốc gia nhập WTO cũng tạo điều kiện cho hàng thuỷ sản của ta đi nhanh vào thị trường này do Việt Nam được hưởng thuế suất như thành viên WTO. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận song giá thường thấp, thậm chí bị ép giá quá nặng nên nhiều khi có khách hàng, có hàng mà doanh nghiệp Việt Nam vẫn không thể bán được hàng. Hơn nữa , Thái Lan, Hồng Kông, Singapo, Đài Loan có công nghệ chế biến khá cao nên họ chỉ có ý định nhập thuỷ sản ở dạng nguyên liệu hoặc sơ chế nên tỷ trọng hàng tinh chế ở khu vực này còn thấp. Đối với một số thị trường như Indonesia, Philipines, khối lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của ta tương đối thấp, các mặt hàng không đa dạng. Nguyên nhân là do khả năng cung cấp và nhu cầu tiêu thụ của Việt Nam và các nước này tương đối giống nhau. Các nước châu á là thị trường rât quan trọng, chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta. Có một ngịch lý là mặc dù không xa về mặt địa lý nhưng khả năng bán sản phẩm thuỷ sản Việt Nam ở đây còn yếu. Nếu chịu khó đi sâu tìm tòi được khách hàng là các nhà phân phối cho thị trường bản địa thì việc nâng cao tỷ trọng các sản phẩm giá trị gia tăng, các sản phẩm chế biến đóng gói nhỏ bán ở siêu thị không phải là quá khó khăn. Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (1996 – 2003) (đơn vị tính : Triệu USD) Nguồn : Kinh tế 2003 – 2004 Việt Nam &Thế giới 2. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản: 2.1. Thị trường thuỷ sản Nhật Bản. * Về sản lượng và giá trị nhập khẩu: Trong vài năm qua Nhật Bản luôn là thị trường nhập khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới. Giai đoạn trước năm sảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 , sản lượng nhập khẩu thuỷ sản khá cao, đặc biệt năm 1995 với sản lượng là 3,58 triệu tấn đạt giá trị cao nhất trong giai đoạn đó và ngay cả sau này vẫn chưa vượt qua con số 18,307 tỷ USD. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra năm 1997, năm 1998 có sự suy giảm chầm trọng cả về số lượng và giá trị, về sản lượng là 3,10 triệu tấn còn về giá trị là 13,291 triệu USD với mức tăng trưởng -16,8% về giá trị, một năm thấp kém nhất trong nhập khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên sự ảnh hưởng đó chỉ diễn ra trong hai năm đó . Sau khi tìm lại sự phục hồi trong nền kinh tế , tình hình nhập khẩu thuỷ sản của Nhật lại có dấu hiệu sáng sủa trở lại. Ngay năm 1999, sản lượng đã đạt 3,42 triệu tấn và có giá trị là 15,513 triệu USD, tăng +10,1% về khối lượng và +14,7% về giá trị. Trong hai năm trở lại đây mặc dù khối lượng nhập khẩu có tăng chút ít , nhưng lại có xu hướng giảm về giá trị so với năm 2000. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng vẫn duy trì ở mức dương dù chưa bằng năm 1995. Tình hình nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản: Năm Khối lượng (triệu tấn) Giá trị (tỷ USD) %tăng giảm khối lượng % tăng giảm giá trị 1995 3,58 18,307 1996 3,45 17,588 -3,6 -3,8 1997 3,41 16,090 -1,2 -8,5 1998 3,10 13,291 -8,2 -16,8 1999 3,42 15,266 +10,1 +14,7 2000 3,54 15,513 +4,1 +2 2001 3,82 14,210 +7,9 -8,4 2002 3,82 14,883 +0,0 +4,7 Nguồn : Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản. * Về cơ cấu những mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản. Những mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản năm 2002: Nhóm sản phẩm Tỷ trọng % về giá trị nhập khẩu Tôm và tôm hùm 18,33 Cá thu ngừ 13,14 Cá hồi 6,67 Cá khác 15,52 Cá chình các loại 4,90 Cua 6,14 Mực bạch tuộc đông lạnh 4,94 Nguồn: Trung tâm thông tin KHKT và KT thuỷ sản – BTS. Trong các mặt hàng nhập khẩu , thì tôm vẫn luôn là mặt hàng được ưa chuộng hơn cả. Nhập khẩu tôm của Nhật Bản cao nhất vào các năm 1994 – 1995 với giá trị kỷ lục là 3,9 tỷ USD (năm 1995). Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 đã làm ảnh hưởng nặng nề đến nhập khẩu tôm, năm 1999 chỉ còn 2,67 tỷ USD (giảm 31,5%). Vị trí số một thế giới về nhập khẩu tôm của Nhật đã bị Mỹ thay thế, nhưng điều đáng chú ý là mức nhập khẩu tôm của Nhật ngày càng kém xa Mỹ và rất khó quay lại được vị trí số một trước kia. Nhập khẩu tôm vào Nhật khôngchỉ giảm về sản lượng và giá trị , mà còn giảm cả về giá trungbình tôm đông nhập khẩu, nếu như năm 1995 giá trung bình là 12,5 USD /kg thì năm 2000 chỉ còn 11,6 USD/ kg. Nhật Bản nhập khẩu tôm từ rất nhiều nguồn khác nhau nhưng chỉ có 10 nước đạt giá trị xuất khẩu lớn là : STT Nước Giá trị xuất khẩu tôm đông sang Nhật năm 2001 (triệu Yên) 1 Indonesia 70.304 2 ấn Độ 46.402 3 Việt Nam 34.834 4 Thái Lan 27.236 5 TrungQuốc 13.274 6 Philipines 10.535 7 Oxtralia 8.759 8 Nga 8.093 9 Canada 6.019 10 Malaysia 5.378 Nguồn : Trung tâm thông tin KHKT và KINH Tế thuỷ sản – BTS. Trong 8 tháng đầu năm 2002, Nhật Bản nhập 155nghìn tấn tôm đông với giá trị 161 tỷ yên. Trong đó Việt Nam đã vượt qua ấn Độ đứng hàng thứ hai sau Indonesia trong số các nước xuất khẩu tôm hàng đầu vào thị trường Nhật Bản. Xuất khẩu tôm của các nước châu á vẫn tiếp tục tăng mặc dù vụ kiện bán phá giá của hiệp hội tôm Mỹ với 6 nước xuất khẩu tôm vào nước này. Hiện giá tôm đang lên quá mức mong đợi của người tiêu ing Nhật , do đó nhu cầu nhập tôm của Nhật đang có xu hướng giảm dần. Cụ thể: với tôm khôngđầu, nhu cầu nhập khẩu tôm của Indonesia vẫn rất tốt, nguồn tôm loại A đang khan hiếm, tầng lớp trung gian trên thị trường xuất nhập khẩu đang có nhu cầu mua tôm của Việt Nam. Với tôm nguyên đầu, nhu cầu với tôm sú khá tốt với từ 20- 30 con/kg. Xuất nhập khẩu hiện do Indonesia khôngchịu ảnh hưởng từ vụ kiện nên các sản phẩm tôm của họ được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường Mỹ. Vì vậy , Nhật Bản đang có xu hướng nhập khẩu sản phẩm của ấn Độ nhiều hơn do giá thành rẻ hơn. Nhập khẩu tôm vào Nhật Bản năm 2003/2002: Stt Nước Năm 2002 Năm 2003 1 Indonesia 53.608 52.367 2 Việt Nam 41.526 47.626 3 ấn Độ 34.821 28.191 4 Trung Quốc 19.598 20.494 5 Thái Lan 18.987 16.803 6 Philipines 7.996 6.421 7 Mianma 5.568 5.377 8 Oxtralia 4.946 2.971 9 Malaisia 4.481 3.262 10 Băngladet 3.241 3.004 Nguồn : Infofish Trade News. * Về thị trường nhập khẩu: Nhật Bản nhập khẩu thuỷ sản từ hàng trăm nước trên thế giới, tuy nhiên chỉ có 10 nước chính cung cấp thuỷ sản cho thị trường Nhật là Trung Quốc, Mỹ, Nga, Hàn Quốc, Thái lan, Indonesia, Chile, Đài Loan, ấn Độ, Nauy. Trung Quốc là nước chiếm thị phần cao nhất trong các nước xuất khẩu thuỷ sản vào Nhật với giá trị trung bình vào khoảng 2,5 tỷ USD mỗi năm cao nhất năm 2002 với 2,8 tỷ USD, ngoài ra thì các nước như Mỹ , Thái Lan, Hàn Quốc , Indonexia cũng là những nước có giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật trên 1 tỷ USD. Hiện nay , Nhật Bản là thị trường chiếm vị trí số hai của Việt Nam nhưng thị phần của ta ở đây vẫn rất nhỏ bé chỉ chiếm khoảng 4% và đứng thứ 13 trong tổng số các nước xuất khẩu hàng đầu vào thị trường này. Nhật Bản là thị trường lớn nhất thế giới nên việc tăng thị phần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33784.doc
Tài liệu liên quan