Đề tài Xuất khẩu thủy sản vào thị trường Italia

Mục Lục

Lời mở đầu 3

A.Môi trường vĩ mô Italia 5

1.Giới thiệu 5

2.Môi trường tự nhiên 5

2.1.Địa hình 6

2.2.Khí hậu 7

2.3.Tài nguyên thiên nhiên 8

3.Môi trường nhân khẩu 8

4.Môi trường chính trị - luật pháp 10

4.1.Lịch sử 10

4.2.Môi trường chính trị 11

4.3.Pháp luật 12

4.3.1. Chính sách thương mại của EU 12

4.3.2. Chống bán phá giá 13

4.3.3. Thuế quan 15

4.3.4. Các tiêu chuẩn đối với hàng hóa xuất khẩu vào ltalia 15

4.3.5. Hạn ngạch 16

5.Môi trường kinh Tế 16

5.1. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế 16

5.2 Cơ sở hạ tầng kinh tế 17

5.3. Các ngành kinh tế trọng điểm 17

5.3.1. Sản xuất ô tô 18

5.3.2.Vận tải 18

5.3.3. Công nghệ thông tin và viễn thông 18

5.4. Một số chỉ số về kinh tế 19

5.5. Các chỉ số xuất khẩu-nhập khẩu 20

5.6. Đầu tư 20

5.6.1.Môi trường pháp lý đối với đầu tư nước ngoài tại Italia 20

5.6.2.Lợi ích cho các nhà đầu tư 21

5.6.3.Tình hình đầu tư nước ngoài vào và đầu tư ra nước ngoài 21

6.Văn Hóa 22

6.1. Ngôn ngữ, cử chỉ 22

6.2. Tôn giáo, giá trị và thái độ 23

6.3. Giáo dục 23

6.4. Gia đình 24

B.Môi trường vi mô của ngành thủy sản tai Italia 25

1.Khái quát chung 25

2.Nguồn cung ứng 26

2.1.Sản xuất 26

2.2.Nhập khẩu 26

3.Phân phối, bán lẻ 27

3.1.Chợ truyền thống: giảm tầm quan trọng 28

3.2.Siêu thị và hệ thống bán lẻ 28

4.Thị trường 29

4.1.Thị trường trong nước 29

4.2.Xuất khẩu 30

C.Hoạt động marketing toàn cầu tại italia 30

Kết Luận 32

 

docx32 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1810 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu thủy sản vào thị trường Italia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6. Thủ tướng đứng ra thành lập nội các và đề nghị danh sách các bộ trưởng. Chính phủ được quốc hội bầu thông qua bỏ phiếu tín nhiệm Italia có hơn 20 đảng, chủ yếu tập trung vào 2 liên minh đối lập: Liên minh cầm quyền trung tả, do thủ tướng Prodi đứng đầu, bao gồm liên minh "cây Ô- liu" (trong đó có Đảng Dân chủ Cánh tả, trước tháng 10.1990 là bộ phận chủ yếu của Đảng cộng sản Italia), liên minh Hoa cúc (gồm Đảng Nhân dân Italia, Đảng Hoa hồng, Đảng cấp tiến, Đảng Cộng sản Italia, liên đoàn Xanh, Đảng cộng sản tái lập, Đảng Giá trị Italia, Liên minh Dân chủ Châu Âu, Phong trào Cộng hòa châu Âu) Liên minh đối lập Trung hữu "Ngôi nhà tự do" do cựu thủ tướng Berlusconi đứng đầu, bao gồm: Đảng Italia Tiến lên, Liên minh dân tộc, Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo Trung tâm, Liên đoàn Phương bắc, Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo, các đảng khác không thuộc liên minh nào như: "Đảng Xã hội Italia mới, Đảng Cộng hòa Italia, Đảng Xã hội Luân phiên, Đảng phong trào Xã hội "ngọn lửa 3 màu" ... Chính phủ hiện nay là chính phủ thứ 60 của Italia, được thành lập từ 5/2006, thuộc Liên minh Trung tả. 4.3.Pháp luật (liên quan đến vấn đề xuất nhập khẩu vào EU nói chung và Italia nói riêng) 4.3.1. Chính sách thương mại của EU Liên minh châu Âu đang cải cách sâu rộng và toàn diện thể chế và luật pháp cho phù hợp với tình hình mới. Nét đặc trưng trong chính sách thương mại của EU là bảo hộ nông nghiệp, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, gây khó khăn cho các nước đang phát triền khi xuất khẩu các mặt hàng này vào các nước trong khối EU. EU trợ cấp sản xuất nông nghiệp trong khối đồng thời đánh thuế cao và áp dụng hạn ngạch đối với một số nông sản nhập khẩu như gạo, đường, chuối, sắn lát… Các yêu cầu về xuất xứ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được thực hiện nghiêm ngặt trở thành 1 thách thức to lớn cho các nước xuất khẩu ngoài khối EU. Như thế các mặt hàng nhập khẩu vào 1 nước thành viên bất kì trong EU phải đạt tiêu chuần do cả Cộng đồng, đòi hỏi hàng hóa của các nước đang phát triển như Việt Nam muốn nhập vào thị trường khó tính này phải nâng cao được chất lượng, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn và song song đó phải đạt được các chứng nhận đặc biệt như: Cá nhập khẩu cần phải có giấy chứng nhận đặc biệt đảm bảo hàm lượng thủy ngân trong mức cho phép, Động vật sống, cá, động vật có vỏ hoặc thịt được bảo quản lạnh, mỡ lợn, các loại da sống hoặc đã sấy khô, len, tóc phải có giấy chứng nhận y tế được cấp bởi Cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất xứ...Bên cạnh đó, còn phải chú trọng việc nghiên cứu và cập nhật công nghệ của các nước tiên tiến để sớm phát triển cho kịp với xu thế chung của thế giới. Ngoài các cam kết mở cửa thị trường trong khuôn khổ WTO về nông nghiệp, EU duy trì hạn ngạch áp dụng thuế quan đối với một số sản phẩm, giảm dần trị giá và số lượng các sản phẩm được trợ cấp xuất khẩu. EU áp dụng nhiều biện pháp tác động trực tiếp đến nhập khẩu vào lãnh thổ mình như thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ, thuế quan, thuế gián tiếp, giấy phép, biện pháp tự vệ, quy tắc và tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, chống bán phá giá...nhẳm bảo hộ các ngành sản xuất trong nước, gây khó khăn cho nước ngoài khi thâm nhập thị trường và khó cạnh tranh với các ngành trong nước khi đã gia nhập thị trường EU hoặc hạn chế việc thâm nhập đe dọa sự tồn tại của các ngành công nghiệp cũng như nông nghiệp của khối EU… Tất cả các nước thành viên EU phải áp dụng chính sách ngoại thương chung đối với ngoài khối. Uỷ ban Châu Âu là người đại diện duy nhất cho Liên minh trong đàm phán, ký các Hiệp định thương mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này. Chính sách ngoại thương của EU gồm chính sách thương mại tự trị và chính sách thương mại dựa trên cơ sở Hiệp định được xây dựng dựa trên các nguyên tắc không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu. 4.3.2. Chống bán phá giá Chức năng chống bán phá giá của Italia thuộc Bộ phận quản lí Công cụ Bảo vệ Thương mại của Bộ Thương mại, phù hợp với luật lệ của EU, nhằm mục tiêu loại trừ việc nhập khẩu phá giá, bị cho là cạnh tranh không lành mạnh và gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nội địa. Chống phá giá là biện pháp phổ biến nhất trong bộ ba công cụ bảo vệ thương mại bình đẳng: chống phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Thông thường việc phá giá được coi là có liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa giá quá thấp hoặc dưới giá thành sản xuất, nhưng thực chất của vấn đề phức tạp hơn. Qui chế chống bán phá giá số 384/96 năm 1996 của EU đưa ra các qui định áp thuế chống bán phá giá nhưng chỉ khi nào có đầy đủ các điều kiện : Phát hiện có bán phá giá: Giá bán của nước xuất khẩu sang nước khác dưới mức giá bán tại nội địa nước đó Thiệt hại vật chất cho sản xuất công nghiệp của Cộng đồng. Việc nhập khẩu gây ra hoặc đe dọa của công nghiệp, như mất thị phần, buộc các nhà sản xuất sở tại phải giảm giá hàng và gây sức ép cho sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận, năng suất của ngành đó ở nước sở tại Lợi ích của Cộng đồng: các chi phí của Cộng đồng bỏ ra nhằm áp dụng các biện pháp phải không bất cân đối với lợi ích. Khi một ngành trong khối EU thấy rằng việc nhập khẩu hàng bán phá giá từ những nước ngoài EU làm thiệt hại đối với các ngành đó của mình, họ có thể khiếu nại trực tiếp lên EC(EuroCham-Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu) hoặc thông qua chính phủ của mình. Sau đó EC sẽ có 45 ngày để kiểm tra khiếu nại, tham vấn các nước thành viên (có đại diện tại Ủy ban Tư vấn) và quyết định xem có đủ bằng chứng để tiến hành điều tra chính thức hay không. Việc điều tra của Ủy ban sẽ là xác định có việc bán phá giá hay không, đó là một sự tính toán phức tạp, và cũng phải xem liệu việc nhập khẩu hàng bán phá giá đó ảnh hưởng đến ngành của nước đó hoặc ngành của nước thuộc EU hay không. Các biện pháp cũng có thể được đặt ra nếu việc nhập khẩu có dấu hiệu dẫn đến thành lập một ngành mới, hoặc có sự đe dọa rõ ràng và lộ rõ sự thiệt hại vật chất. Những biện pháp chống bán phá giá sẽ chỉ được tiến hành nếu nó được thể hiện là thuộc phạm vi quyền lợi rộng lớn của Cộng đồng EU. Những nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, người sử dụng và người tiêu dùng có thể trình bày ý kiến của mình. Các nước thành viên phải được tham khảo ý kiến, và rồi trong vòng 60 ngày đến 9 tháng, Ủy ban có thể đưa ra mức thuế tạm thời. Thuế này không được vượt quá mức hạ giá (chênh lệch giữa giá thị trường nội địa nước xuất khẩu và giá tính ở thị trường EU). Thuế này có thể kéo dài từ 6 đến 9 tháng. Sau đó Ủy ban đã hoàn thành toàn bộ việc điều tra có thể đặt ra mức thuế cuối cùng sau khi tham khảo thêm các nước thành viên. Chỉ hội đồng Bộ trưởng mới có quyền quyết định về vấn đề này. Mức thuế cuối cùng có giá trị trong 5 năm trước khi hết hạn. Một Qui chế áp thuế chống phá giá có thể bị yêu cầu xét xử ngay ở Tòa án Châu Âu và (ở đó) thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO có thể được sử dụng để giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên WTO. îVí dụ điển hình về việc Italia kiện cá basa và việc áp thuế bán phá giá với giày mũ da của Việt Nam: Italia là một thị trường thủy sản truyền thống của Việt Nam, có kim ngạch nhập khẩu khá cao. Năm 2008, chúng ta xuất khẩu 118,8 triệu euro thủy sản vào Italia (theo số liệu của cơ quan thống kê Italia). Trong thương vụ năm 2008, 1 số cơ quan thông tin truyền thông của Italia có đưa các tin bất lợi liên quan đến cá Basa của Việt Nam, khiến người dân Italia hoang mang trong việc lựa chọn sử dụng loại thực phẩm này. Sự tẩy chay của người tiêu dùng Italy với cá basa có thể gây tác hại cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường tương đối khó tính này, đồng thời tạo ra tác động tiêu cực dây chuyền lên các nước EU khác. Hiện nay chất lượng cá basa của Việt Nam đã được thị trường này bước đầu công nhận… Còn về ngành giày mũ da Việt Nam, theo Liên minh ngành sản xuất giày da Châu Âu, đại diện cho các nhà sản xuất chiếm tới hơn 40% tổng sản lượng giày có mũ da của EU, EC quyết định mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với 33 mã sản phẩm giầy mũ da của Việt Nam, với 63 nhà xuất khẩu của Việt Nam vì giày mũ da của nước ta đã vượt ngưỡng 3% thị phần-ngưỡng mà luật lệ EU đặt ra để khởi kiện bán phá giá. Dựa vào giá 1 đôi giày sản xuất tại Italia là 70-100 USD so một đôi giày Việt Nam bán qua thị trường này dao động từ 5-6 USD/đôi, EC đã khởi kiện Việt Nam phá giá giày da tại thị trường EU và Italia đồng thời áp thuế bán phá giá với mức thuế là 10% khiến cho sản lượng giày da xuất khẩu vào thị trường Châu Âu giàm sút trong các năm 2006-2008. 4.3.3. Thuế quan EU có một chính sách thuế quan chung từ năm 1992. trong đó thuế nhập khẩu được áp dụng cùng một mực trên phạm vi biên giới toàn EU và một khi hàng nhập khẩu đã vào một nước thành viên thì có thể lưu thông tự do sang nước thành viên khác của EU. Các mức thuế nhập khẩu tùy thuộc vào loại sản phẩm nhập khẩu và quốc gia xuất xứ của sàn phẩm. Để tự vệ EU cũng có thê tăng thuế nhập khẩu một cách tạm thời nếu muốn hạn chế nhập khẩu một loại sản phẩm nào đó có khối lượng nhập khẩu tăng một cách đột biến vào thị trường EU và đe dọa gây tồn thất cho ngành sàn xuất sản phẩm đó của minh. Tuy nhiên WTO đã thiết lập các quy tắc đa phương về việc sử dụng các công cụ tự vệ, nhằm ngăn chặn chúng cho mục đích bảo hộ. Italia là thành viên của EU, chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chính sách thuế quan chung của EU. Nói chung, thuế nhập khẩu từ các nước ngoài EU vào EU có mức từ 5% đến 8%. Thuế giá trị gia tăng có mức từ 0% đến tối đa 20%, tùy thuộc vào mặt hàng. 4.3.4. Các tiêu chuẩn đối với hàng hóa xuất khẩu vào ltalia Các tiêu chuẩn về hàng nhập khâu vào ltalia hoàn toàn phù hợp với luật lệ của EU. Vi sự chặt chẽ của các tiêu chuẩn này, chúng cũng được coi là các rào cản thương mại (rào cản kỹ thuật).Có 2 loại tiêu chuẩn chủ yếu đối với hàng thực phẩm và các hàng hóa phi thực phẩm, được sản xuất theo quy trình công nghiệp hoặc có hàm lượng sản xuất công nghiệp chiếm phần lớn, được gọi là hàng công nghiệp. Tiêu chuẩn đối với thực phẩm nhập khẩu chủ yếu là quy định về thể loại và hàm lượng các chất phụ gia thực phẩm và khống chế dư lượng hóa chất, thuốc trừ sâu bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tiêu chuẩn đối với hàng công nghiệp chủ yếu là quy định về các tiêu chuẩn an toàn. Thị trường Italia nói riêng và EU nói chung là 1 thị trường khó tính về sự chặt chẽ trong việc bảo đàm cho người tiêu dùng trong nước 4.3.5. Hạn ngạch Hạn ngạch là hạn chế đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu., nhằm điều tiết nguồn cung cấp hàng hóa. Hạn ngạch nhập khẩu nông sản cũng đang được EU dỡ bỏ dần và thay thế bằng hạn ngạch thuế quan. Theo chế độ hạn ngạch thuế quan, một khối lượng hàng nhập khẩu nhất định được hưởng thuế quan nhập khẩu thấp, nếu vượt qua khối lượng này thì phải chịu mức thuế quan cũng có thể được áp dụng như một công cụ để chống bán phá giá. 5.Môi trường kinh Tế 5.1. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế Nền kinh tế của Italia đứng thứ 7 trên thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Đức, Anh và Pháp, với GDP 2006 là 1,73 nghìn tỷ USD tính theo so sánh sức mua của đồng tiền PPP.Italia có một nền kinh tế công nghiệp đa dạng với tổng sản lượng và mức thu nhập bình quân đầu người tương đương Pháp và Anh. Italia có hệ thống các công ty vừa, nhỏ và siêu nhỏ, rất năng động và hiệu quả, đóng góp tới gần 2/3 tổng sản phẩm quốc dân. Nền kinh tế tư bản của Italia vẫn tồn tại sự phân chia kinh tế theo khu vực, phía Bắc với nền nông nghiệp phát triển dưới sự nắm giữ của các công ty tư nhân, ở phía Nam với nền nông nghiệp kém phát triển hơn, phụ thuộc về phúc lợi và với tỉ lệ thất nghiệp là 20%. Italia không phải là một nước giàu tài nguyên. Để bù lại, Italia đã xây dựng được một nền công nghiệp phát triển đa dạng với các ngành chủ chốt là: Hóa chất, chế tạo máy, sản xuất phương tiện vận tải, khai thác và chế biến dầu lửa, luyện kim, sản xuất hàng công nghiệp gia dụng, gốm sứ xây dựng, cơ khí quốc phòng, thủy sản đồ da, may mặc thiết kế thời trang. Tuy nhiên diện tích đất canh tác không nhiều nhưng khí hậu ôn hòa và áp dụng kỹ thuật cao, Italia cũng có một nền nông nghiệp phát triển với các sản phẩm chủ yếu: trái cây, nho, khoai tây, củ cải đường, đậu tương, lúa mỳ, ô liu, rượu vang, thịt bò và sản phẩm sữa. Italia phải nhập khẩu hầu hết nguyên liệu thô dùng cho các ngành sản xuất công nghiệp và hơn 75% nhu cầu về năng lượng. Hơn một thập kỷ qua, Italia đã theo đuổi một chính sách tài chính thắt chặt nhằm đáp ứng các yêu cầu của các liên đoàn tài chính và tiền tệ và do vậy đã được hưởng mức lãi suất thấp hơn cũng như kiểm soát được tỉ lệ lạm phát ở mức thấp. Nền kinh tế Italia tiếp tục tăng trưởng thấp hơn mức trung bình của khu vực Châu Âu. Năm 2006 kinh tế nước này tăng trưởng 1,9%, năm 2007 là 2,0% và năm 2008 dưới 1,4% trong xu thế chững lại chung của các nền kinh tế thế giới và Châu Âu. Chính sách kinh tế đối ngoại của Italia hiện nay gắn với chính sách kinh tế chung của EU, trong đó Italia tăng cường quan hệ và củng cố vị trí của mình trong Liên minh. Quan hệ kinh tế của Italia chủ yếu với EU, châu Âu và Mỹ tập trung đầu tư và o các khu vực này. Đầu tư của Italia tại châu Á ít hơn và chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ. Sự phát triển mạnh mẽ của các nước châu Á – Thái Bình Dương từ năm 2006 đến nay đã thúc đẩy các nhà đầu tư Italia trở nên tích cực hơn đối với khu vực này, Italia đã bắt đầu chú ý nhiều hơn tới Việt Nam – một nước ngày càng đóng vai trò quan trọng ở Đông Nam Á với tăng trưởng kinh tế cao, chính trị ổn định, nhân công rẻ và có chính sách thu hút đầu tư cởi mở. Italia sử dụng đồng Euro là đồng tiền chung của các nước thành viên EU. 5.2 Cơ sở hạ tầng kinh tế Hệ thống thông tin liên lạc Số thuê bao điện thoại: 26,89 triệu Số điện thoại di động: 78,571 triệu Số thuê bao Internet: 17,702 triệu Số người sử dụng Internet: 32 triệu người Với hệ thống thông tin liên lạc tầm cỡ như vậy, là điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghiên cữu marketing và xúc tiến, như quảng cáo, mobile marketing… Hệ thống giao thông vận tải Đường sắt: 19.460 km Đường thủy: 2.400 km Đường bộ: 487.700 km Đường ống: khí 18.863 km; dầu 1.258 km Bến cảng/Kho bãi: Italia có 8 cảng biển quốc tế lớn là các cảng Augusta, Genova, Livorno (Leghorn), Melilli Oil Termina, Ravenna, Taranto, Trieste, Venezia (Venise). Với ưu thế về hệ thống giao thông vận chuyển và đặc biệt là bến cảng kho bãi, có thể nói đây là một quốc gia có thị trường tiềm năng cho marketing công nghiệp. 5.3. Các ngành kinh tế trọng điểm 5.3.1. Sản xuất ô tô: Sự bùng nổ thị trường trong nước đã khiến cho ngành truyền thống sản xuất ô tô của Italia đạt được bước phát triển về trình độ chuyên môn, thiết kế, công nghệ và hiệu quả hoạt động. Các ngành sản xuất ô tô đã đóng góp quan trọng vào sự nghiên cứu và phát triển cấp quốc gia và có vai trò to lớn trong việc giới thiệu các công nghệ mới trên trường quốc tế.  Cơ hội : đây chính là cơ hội marketing cho các công ty quốc tế chuyên về lĩnh vực sản xuất ô tô, nên đầu tư vào nghiên cứu phát triển công nghệ mới để tạo ra sản phẩm mới và làm tăng sức cạnh tranh tranh trên thị trường, khả năng sinh lời cũng cao hơn. Đồng thời kết hợp nghiên cứu công nghệ bảo vệ môi trường sẽ giúp công ty phát triển lâu dài hơn. Thách thức: Sự cạnh tranh gay gắt của các công ty lớn chuyên sản xuất ô tô ở Italia Italia không chỉ là quốc gia nhìn nhận được tầm quan trọng của việc nghiên cứu và phát triển mà còn thực hiện được thành công điều đó để áp dụng trong ngành. Italia chủ yếu quan tâm đến những thách thức mới đối với ngành giao thông vận tải để phát triển bền vững bằng cách kêu gọi đấu thầu và còn quan tâm đến những thiết kế và kỹ thuật sản xuất đối với việc giảm trọng lượng và tái chế cho xe mới cũng như các hệ thống truyền tải và chất đốt. 5.3.2.Vận tải: Italia được coi là trung tâm vận chuyển phía Nam Châu Âu và là thị trường mục tiêu quan trọng để trung chuyển hàng hoá trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Ngành vận tải đã đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho Italia. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kênh phân phối của công ty 5.3.3. Công nghệ thông tin và viễn thông ì Italia là một trong những nước phát triển mạnh nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Ngành công nghệ thông tin ở Italia có trị giá 69 tỷ Euro, đứng thứ tư ở Châu Âu, với một tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 4% . Cơ hội: Thị trường Italia với hơn 59,5 triệu người tiêu dùng là một trong những thị trường dễ lĩnh hội các công nghệ mới trên thế giới, do đó đem lại cơ hội lý tưởng cho sự phát triển để áp dụng kỹ thuật và thương mại của sản phẩm và dịch vụ. Thách thức: Điều này cũng có nghĩa là các tập đoàn công nghệ viễn thông lớn của thế giới cũng sẽ nhảy vào thị trường Italia, tạo nên cuộc cạnh tranh gay gắt. Công ty quốc tế muốn đứng vững phải có tiềm lực to lớn. ì Italia là nước lớn thứ ba ở Châu Âu có số lượng người sử dụng Internet lớn - hơn 32 triệu người và có 78,5 triệu người sử dụng điện thoại di động. Mức thâm nhập điện thoại di động 3G của Italia là cao nhất trên thế giới, và theo ước tính đến năm 2010 có khoảng 72% người ở Italia sẽ có máy điện thoại với công nghệ này. Cơ hội: Internet và điện thoại di động là một trong những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động xúc tiến marketing, các hoạt động này càng mang lại hiệu quả cao hơn với sự hỗ trợ của công nghệ 3G. Thách thức: Các nhà marketing quốc tế có thể gặp phải một số trở ngại về việc quảng cáo thông qua internet và điện thoại di động từ phía chính phủ nhà nước hoặc sự tẩy chay từ những khách hàng sử dụng điện thoại di động (do sự bất tiện của mobile marketing). 5.4. Một số chỉ số về kinh tế: GDP: 1,73 tỷ USD (2006), bình quân đầu người 29.700 USD tính theo sức mua của đồng USD ở nội địa, viết tắt PPP Tăng trưởng GDP: 1,9% (2006) Đóng góp vào tổng giá trị GDP (2006): nông/lâm/ngư nghiệp 2%, công nghiệp 29%, dịch vụ 69% Lực lượng lao động: 24,63 triệu người (2006), trong đó nông/lâm/ngư nghiệp sử dụng 5%, công nghiệp 32% và dịch vụ 63%. Tỷ lệ thất nghiệp 7% (2006) Các sản phẩm nông/lâm/ngư nghiệp chính: trái cây, rau, nho, khoai tây, củ cải đường, đậu tương, ngũ cốc, quả ô liu, thịt bò, sản phẩm sữa, thủy sản Sản phẩm dịch vụ chính: du lịch Các sản phẩm công nghiệp chính: Máy móc thiết bị, thép, hóa chất, thực phẩm chế biến, dệt may, phương tiện giao thông vận tải, giày dép, đồ gốm sứ Tỷ lệ lạm phát: 2,3% (chỉ số tăng giá tiêu dùng 2006) Nợ công cộng: 107,8% GDP (2006) 5.5. Các chỉ số xuất khẩu-nhập khẩu: Tình hình thương mại 2 chiều của Italia với thế giới giai đoạn 2003-2006 Năm 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch xuất khẩu (triệu Euro) 264,616 284,413 299,923 209,792 Kim ngạch nhập khẩu (triệu Euro) 262,998 285,634 309,292 225,424 (Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Italia) Xuất khẩu: 450 tỷ USD FOB (2006). Các mặt hàng chính: máy móc TB công nghiệp, hàng dệt may, thiết bị chế biến, phương tiện vận tải, hóa chất, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, khoáng sản và kim loại màu các thị trường chính thuộc “top 5”: Đức 12,3%, Mỹ 8%, Tây Ban Nha 7,5%, Anh 6,6%. Nhập khẩu: 446 tỷ USD FOB (2006). Các mặt hàng chính: máy móc, thiết bị, hóa chất và phương tiện vận tải, nhiên liệu, khoáng sản, hàng dệt may, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá. Các bạn hàng chính thuộc “top 5”: Đức 17,4%, Pháp 10%, Hà Lan 5,7%, Trung Quốc 4,6%, Bỉ 4,5%. 5.6. Đầu tư 5.6.1.Môi trường pháp lý đối với đầu tư nước ngoài tại Italia: Môi trường kinh doanh của Italia nhìn chung rất tích cực và mở cửa cho đầu tư nước ngoài. Các cơ quan của chính phủ Italia đưa ra các sáng kiến cụ thể để cải thiện môi trường kinh doanh trong đó có giải pháp giảm các rào cản đầu tư vào Italia. Một số khu vực địa lý (đặc biệt là trong khu vực Mezzogiorno phía Nam Italia) được hưởng lợi từ chương trình ưu đãi đầu tư của Chính phủ Italia và EU. Luật mới trong năm 2003 làm đơn giản hệ thống thuế của nước này và tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho đầu tư, và các nhà đầu tư nước ngoài đều được hưởng các quyền lợi như các nhà đầu tư trong nước. 5.6.2.Lợi ích cho các nhà đầu tư: Theo quy định chung, không có sự phân biệt đối xử giữa các lợi ích được hưởng giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước. Các lợi ích được thể hiện trong các hình thức đầu tư tài trợ, cho vay với lãi suất thấp hoặc nhận được đảm bảo của nhà nước cho các nhà xuất khẩu. Đôi khi, các lợi ích được chấp thuận dưới hình thức kết hợp của đầu tư và cho vay với lãi suất thấp, tùy thuộc vào vị trí địa lý của các dự án đầu tư và quy mô của công ty đầu tư. Trong các khu vực trên toàn quốc có tình trạng thất nghiệp, đặc biệt là ở phía Nam, được áp dụng miễn thuế, tùy thuộc vào một số điều kiện, trừ thuế hợp tác và thuế địa phương trong khoảng thời gian 10 năm. Hướng tới điều kiện về các khu vực địa lý, ưu đãi đầu tư có thể đạt được lên đến 65% số vốn đầu tư vào các tài sản cố định. Không có trường hợp lợi ích vượt quá 50% của thu nhập chịu thuế. 5.6.3.Tình hình đầu tư nước ngoài vào và đầu tư ra nước ngoài của Italia Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Italia tập trung nhiều tại Bắc Mỹ, EU và khu vực Đông Âu (Rumani, Albani, Nga). Tại các nước đang phát triển, đầu tư của Italia tập trung tại một số nước Nam Mỹ (Braxin, Argentina,...) và Trung Quốc,và đang chú ý đầu tư vào Việt Nam và các nước Đông Nam-là thị trường tiềm năng của các nước đang phát triển… Năm 2006, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Italia đạt 41,2 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm 2005. Chủ yếu là Mỹ,Anh và 1 số nước EU… Tính đến hết tháng 12/2007, tổng số vốn đầu tư hiện có của Italia tại nước ngoài là 520,1 tỷ USD và tổng số vốn nước ngoài đầu tư hiện có tại Italia là 364,8 tỷ USD. 6.VĂN HÓA 6.1. Ngôn ngữ, cử chỉ ì Ngôn ngữ được sử dụng tại Italia đa dạng. Ngôn ngữ chính thức của Italia là Tiếng Italia chuẩn, một hậu duệ của thổ ngữ Tuscan và hậu duệ trực tiếp của tiếng Latinh. Khoảng 75 các từ trong tiếng Italia có nguồn gốc từ tiếng Latinh. Ngoài ra ở Italia còn có nhiều biến thể ngôn ngữ địa phương, các thổ ngữ tiếng Italia tiêu chuẩn và một số ngôn ngữ được chấp nhận chính thức như ngôn ngữ Sardinian, Ngôn ngữ German, thổ ngữ Franco-Provençal…. Ngày nay, dù có nhiều biến thể địa phương về giọng và nhấn nguyên âm, các thổ ngữ Italia hầu hết luôn có thể hiểu được với cả người nói và người nghe. Quả thực tính đa dạng vẫn tồn tại và thỉnh thoảng được sử dụng trong những cách diễn đạt. Nhiều ngôn ngữ tạo ra nhiều nền văn hóa nhỏ, và nó tác động các chiến dịch promotion của công ty. Khi thực hiện chiến dịch xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại vùng nào đó trên Italia phải am hiểu ngôn ngữ địa phương ở đó để lựa chọn nhãn hiệu, khẩu hiệu, những thông điệp quảng cáo phù hợp không gây tác gụng phản cảm. ì Hầu hết người Italia không nói giỏi tiếng Anh, do vậy khi đến gặp đối tác, nên có phiên dịch đi cùng. Nếu đối tác của công ty biết tiếng Anh, thì nên mang theo các tài liệu liên quan bằng tiếng Anh để giúp trình bày vấn đề một cách rõ ràng, mạch lạc. Hầu như đối tác Italia sẽ không thể hiện thái độ cho biết họ có thể không hiểu về một vấn đề nào đó mà phía bên công ty đề cập. 6.2. Tôn giáo, giá trị và thái độ Đại đa số người Ý theo Công giáo (khoảng 96%), với Tòa thánh Vatican nằm trong lòng thủ đô Roma. Ngoài ra còn tồn tại nhiều nhóm Thiên Chúa giáo khác, trong đó đông nhất là Chứng nhân Jehovah với 400.000 tín đồ. Những năm gần đây với làn sóng dân nhập cư từ các nước khác, số lượng người Hồi giáo cũng gia tăng, chiếm 1,7% dân số với 987.751 người. Ở Ý cũng còn 30.000 người Do Thái. Nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã vẫn có ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống của người Italia.Nhà thờ ở ý nhiều nhẩt trên toàn thế giới. Mặc dù việc thờ tại nhà là tương đối thấp, nhưng ảnh hưởng của nhà thờ vẫn còn cao.Nhiều cao ốc văn phòng sẽ có một thánh giá hoặc một bức tượng tôn giáo trong phòng đợi. Mỗi ngày trong năm có liên quan ít nhất tới một vị thánh. Trẻ em được đặt tên theo tên một vị thánh đặc biệt và kỷ niệm ngày thánh của họ như thể nó là sinh nhật của mình. Mỗi thương mại và nghề nghiệp có một vị thánh bảo trợ. . Họ coi trọng và chiều theo những người lớn tuổi hơn, những người đã đạt được thành tựu trong kinh doanh kinh doanh, và những người đến từ các gia đình, gia tộc lớn. => Hiểu được những điều này giúp các công ty quốc tế dễ dàng hơn trong việc kinh doanh tại Italia, cũng như đặt trụ sở tại đây.Tránh những hoạt động marketing liên quan đến tôn giáo của họ, hay các sản phẩm dịch vụ mang tính tôn giáo ( đặc biệt là đạo Thiên chúa giáo La Mã). 6.3. Giáo dục Ở Italia 99% dân số biết đọc biết viết.Giáo dục ở Italia là bắt buộc và được miễn phí 8 năm (5 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở). Sau đó phải thi vào trung học (học 5 năm). Sau đó học sinh có thể thi vào đại học hoặc là học nghề. Hiện Italia có khoảng 76 trường đại học, trong đó có 51 trường đại học quốc lập phân bố trên toàn quốc, mỗi khóa kéo dài 5 năm. Các trường đại học Bologna, Genoa, Naples... là những trường đại học lâu đời nhất thế giới. Giáo dục phổ thông và giáo dục bậc cao ở Italia đang trong thời kỳ thay đổi nhằm thoát khỏi sự quá tải của hệ thống. Những thay đổi này không chỉ nhằm đưa nền giáo dục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxXuất khẩu thủy sản vào thị trường Italia.docx
Tài liệu liên quan