Đề tài Yêu cầu thực tiễn cấp bách về đảm bảo chất lượng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập đa phương

MỤC LỤC

 

 

Tóm tắt công trình

Danh mục từ viết tắt

Danh mục bảng, biểu

 

 

Lời mở đầu trang 1

 

 

Chương 1: ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU

LÀ YÊU CẦU TẤT YẾU KHÁCH QUAN

ĐỐI VỚI TẤT CẢ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP ĐA PHƯƠNG

 

 

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC 3

1.1.1. Cách tiếp cận từ khoa học kinh tế về khái niệm

và bản chất của chất lượng tăng trưởng xuất khẩu 3

1.1.1.1. Quan điểm của kinh tế vĩ mô 3

1.1.1.2. Quan điểm của kinh tế môi trường học 3

1.1.1.3. Quan điểm của kinh tế học phát triển 4

1.1.1.4. Quan điểm của Ngân hàng Thế giới,

Chương trình phát triển của Liên hợp quốc

và một số nhà kinh tế học nổi tiếng 5

1.1.1.5. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin 5

1.1.1.5.1. Quan điểm của triết học Mác – Lênin 6

1.1.1.5.2. Quan điểm của kinh tế chính trị Mác- Lênin 6

Khái niệm chung, bản chất của chất lượng tăng trưởng xuất khẩu 6

1.1.2. Mục tiêu – Yêu cầu – Các yếu tố đảm bảo

– Nhân tố làm lung lay, phá vỡ chất lượng tăng trưởng xuất khẩu 7

1.1.2.1. Mục tiêu của chất lượng tăng trưởng xuất khẩu 7

1.1.2.1.1.Đối với sản phẩm 7

1.1.2.1.2.Đối với doanh nghiệp 8

1.1.2.1.3.Đối với quốc gia 8

1.1.2.2. Yêu cầu của chất lượng tăng trưởng xuất khẩu 8

1.1.2.3. Điều kiện chủ yếu đảm bảo chất lượng tăng trưởng xuất khẩu: 9

1.1.2.4 .Những nhân tố chủ yếu làm lung lay, phá vỡ

chất lượng tăng trưởng xuất khẩu. 11

1.1.3. Các chỉ tiêu cơ bản lượng hoá chất lượng tăng trưởng xuất khẩu 13

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 14

1.2.1.Yêu cầu từ tình hình phát triển của phân công lao động quốc tế

và thị trường thế giới 14

1.2.2.Kinh nghiệm về chất lượng tăng trưởng xuất khẩu của các nước 15

1.2.2.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản 15

1.2.2.2. Kinh nghiệm của Thái Lan 16

1.2.2.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc 16

1.3. NHỮNG YÊU CẦU KHÁCH QUAN VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 17

1.3.1.Từ phía con người 17

1.3.2. Môi trường 17

1.3.3.Chính phủ – Quốc gia 18

1.3.5.Người tiêu dùng ở nước ngoài 19

 

Tiểu kết 19

 

 

Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG

TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

TRONG NHỮNG NĂM QUA (1986 – 2005)

 

2.1. TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU

CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA (1986 – 2005) 20

2.1.1. Giai đoạn 1986 – 1991 20

2.1.2. Giai đoạn 1992 – 2005 21

2.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng 22

2.1.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 22

2.1.2.2.1. Kết quả 22

2.1.2.2.2. Tồn tại 23

2.2.2.3. Cơ cấu thị trường 24

2.2. ĐÁNH GIÁ VIỆC ĐẢM BẢO CÁC YÊU CẦU CỦA

CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM

NHỮNG NĂM QUA (1986 – 2005) 26

2.2.1. Mục tiêu của CLTTXK 26

2.2.1.1. Đối với sản phẩm 26

2.2.1.2. Đối với doanh nghiệp 27

2.2.1.3. Đối với quốc gia 27

2.2.2. Các yêu cầu của CLTTXK 27

2.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng: 27

2.2.2.2. Tăng trưởng ổn định 27

2.2.2.3. Tăng trưởng lâu dài 28

2.2.2.4. Tăng trưởng cân bằng 28

2.2.2.5. Tăng trưởng công bằng 28

2.3.NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU PHÁ VỠ CHẤT LƯỢNG

TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

TRONG NHỮNG NĂM QUA (1986 – 2005) 29

2.3.1.NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN 29

2.3.1.1. Biến động kinh tế – chính trị - xã hội trên thế giới 29

2.3.1.2. Đối thủ cạnh tranh mạnh 29

2.3.1.3. Thuế chống bán phá giá 29

2.3.2.NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN 29

2.3.2.1.Qúa nhỏ về quy mô của xuất khẩu 29

2.3.2.2.Chưa hợp lý về cơ cấu xuất nhập khẩu 29

2.3.2.3.Chất lượng thấp của sản phẩm 30

2.3.2.4.Chưa chuyên nghiệp về hoạt động marketing

và công tác xúc tiến thương mại 31

2.3.2.5.Hiệu quả của hoạt động xuất khẩu còn thấp 32

2.3.2.6.Chưa chú trọng công tác môi trường 33

2.3.2.7.Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao 32

2.3.2.8. Hạn chế về cơ sở hạ tầng 33

2.3.2.9. Chậm chuyển đổi chính sách 34

2.3.2.10. Còn ít đầu tư cho công nghệ 34

 

Tiểu kết 34

 

 

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO

CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP ĐA PHƯƠNG

 

3.1.TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP ĐA PHƯƠNG 36

3.1.1. Thuận lợi 36

3.1.2. Thách thức 37

3.2.QUAN ĐIỂM VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP ĐA PHƯƠNG 38

3.2.1.Quan điểm về lợi ích tối đa 38

3.2.2.Quan điểm về lợi ích tối ưu 38

3.2.3.Quan điểm về lợi ích hợp lý 39

3.2.4. Quan điểm phù hợp với điều kiện của Việt Nam 39

3.3. MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU 40

3.4. LỘ TRÌNH 40

3.4.1.Giai đoạn 1: 2005 – 2010 40

3.4.2.Giai đoạn 2: 2011 – 2015 40

3.4.3.Giai đoạn 3: 2016 – 2020 41

3.5. ĐỊNH HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG

XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 41

3.6. GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP ĐA PHƯƠNG 43

3.6.1.Giải pháp đối với nhà nước 43

3.6.1.1. Giải pháp về nhận thức 43

3.6.1.2. Giải pháp về nguồn nhân lực 43

3.6.1.3. Giải pháp về phát triển bền vững đối với môi trường 43

3.6.1.4. Giải pháp về tích cực hội nhập kinh tế quốc tế 43

3.6.1.5. Giải pháp về khoa học công nghệ 44

3.5.1.6. Giải pháp về sản phẩm xuất khẩu 44

3.6.1.7. Giải pháp về thị trường xuất khẩu 45

3.6.1.8. Giải pháp về hoàn thiện cho chế – chính sách 45

3.6.1.9. Giải pháp về phát triển các dịch vụ về cơ sở hạ tầng 46

3.6.1.10.Giải pháp về xúc tiến thương mại 46

3.6.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu 46

3.6.2.1 Về chiến lược marketing của doanh nghiệp 47

3.6.2.2. Về các vấn đề liên quan tới môi trường 47

3.6.2.3. Về vấn đề khoa học công nghệ 48

3.6.2.4. Về nguồn nhân lực chất lượng cao 48

3.6.2.5. Giải pháp về thương hiệu 48

3.6.2.6. Liên kết với các doanh nghiệp trong cùng ngành 48

 

 

Kết luận 49

 

Phụ lục i

Phụ lục 1 ii

Phụ lục 2 iii

Phụ lục 3 iv

Phụ lục 4 v

 

Tài liệu tham khảo trang vi

Danh mục các công trình mà tác giả đã thực hiện xv

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Yêu cầu thực tiễn cấp bách về đảm bảo chất lượng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập đa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm mạnh đều phục hồi khá nhanh nhưng biên độ dao động lớn,chứng tỏ sựï kém ổn định trong tốc độ TTXK. Cơ cấu mặt hàng XK 2.2.2.1. Kết quả Thứ nhất, cơ cấu mặt hàng XK có sự thay đổi đáng kể theo hướng tăng tinh giảm thô. Nhóm hàng nông, lâm sản có xu hướng giảm tỷ trọng trong cơ cấu XK (xem bảng 8) Bảng 9: Tỷ trọng kim ngạch XK phân theo nhóm hàng(%) [90] Năm Nhóm 1995 2000 2001 2002 2003 Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 25,3 37,2 34,9 31,2 30,9 Hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 28,5 33,9 35,7 38,3 40,0 Hàng nông, lâm sản 34,8 18,8 17,3 18,4 17,9 Hàng thuỷ sản 11,4 10,2 12,1 12,1 11,2 Nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có xu hướng tăng: từ 28,5% trong tổng kiim ngạch XK (năm 1995) lên 40% (năm 2003). Trong khi đó, hàng nông, lâm, thuỷ sản cũng có xu hướng giảm đáng kể: từ 46,2% (năm 1995) xuống 29,1% (năm 2003),chứng tỏ xu hướng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng XK: tăng XK các mặt hàng chế biến, giảm XK các mặt hàng nguyên thô. Nhóm sản phẩm chế biến dựa vào tài nguyên cũng có xu hướng giảm (xem bảng). Tỷ trọng của nhóm hàng này từ 74% vào năm 1985 đã giảm mạnh còn 17,6% vào năm 2000 (bảng 9) Xét theo tiêu chí vốn và công nghệ,Việt Nam đang tận dụng tốt các lợi thế cạnh tranh về nguồn nguyên liệu và nhân công với chi phí thấp của mình. Các ngành chế tạo có công nghệ thấp sử dụng nhiều lao động đạt tăng trưởng tương đối lớn hơn so với 2 nhóm ngành còn lại. Bảng 10: Sự thay đổi cơ cấu XK sản phẩm chế biến [61] Sản phẩm xuất khẩu Tỷ trọng(%) Tốc độ tăngtrưởng (%) 1985 2000 1985-1990 1990-1995 1995-2000 Sản phẩm chế biến dựa vào nguồn tài nguyên 74 17,6 21 23 5 Sản phẩm chế tạo công nghệ thấp sử dụng nhiều lao động và sản xuất theo các cấu kiện, công nghệ trung bình 21,7 77 34,3 102 20 Sản phẩm công nghệ cao, sử dụng nhiều vốn 3,9 5,4 40 622 2,4 Tổng 100 100 23 67 14 Thứ hai, số lượng mặt hàng chủ lực gia tăng. So với năm 1991 thì năm 2000 số lượng sản phẩm XK chủ lực đã tăng thêm 7 sản phẩm mới (cà phê, cao su, điều, giày da, than đá,hàng điện tử, hàng thủ công mỹ nghệ), năm 2004 có thêm gỗ và sản phẩm gỗ Thứ ba, về vai trò tích cực của các mặt hàng XK chủ lực: Các mặt hàngchủ lực góp phần làm tăng nhanh kim ngạch XK, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. Các nhóm hàng điện tử và linh kiện máy tính, dệt may, da giày… hướng cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng của các ngành sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, tăng tỷ trọng các ngành sử dụng công nghệ. Các mặt hàng XK chủ lực góp phần làm tăng vị thế của quốc gia.Việt Nam hiện nay là nước XK gạo đứng thứ 2 trên thế giới, là 1 trong 3 quốc gia XK cà phê lớn nhất thế giới. 2.2.2.2. Tồn tại Nhìn chung, các sản phẩm chủ lực đáp ứng được yêu cầu về lượng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về chất. XK ở giai đoạn này cũng có những hạn chế nhất định Thứ nhất, XK lương thực thực phẩm còn ở mức cao. Giá Giá tăng chung Giá giảm chung Hàng thành phẩm Hàng sơ chế Hình 7 Trong đó, xuất thô vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn. Nếu XK thực phẩm chế biến thì có lợi hơn. Trong số 19 mặt hàng XK chủ lực và quan trọng năm 2004, có tới 8 sản phẩm là nông sản: gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, lạc, chè, rau quả,cao su. Theo cách phân loại của CIEM: _ gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều thuộc nhóm có khả năng cạnh tranh cao và đang cạnh tranh có hiệu quả _ chè, cao su, rau quả thuộc nhóm có khả năng cạnh tranh có điều kiện Ngoài những bất lợi do xu hướng giá cánh kéo trên thị trường thế giới (hình 4), hàng nông sản của Việt Nam còn vướng phải những khó khăn chủ yếu do năng suất thấp, khả năng tăng sản lượng rất khó, không có thương hiệu (sẽ phân tích kỹ ở các phần sau). Thứ hai, tỷ lệ xuất thô trong tổng kim ngạch xúât nhập khẩu còn chưa hợp lý.Kim ngạch XK nông lâm thuỷ sản và khoáng sản nguyên liệu theo ước tính năm 2005 sẽ giảm so với 2000 nhưng chủ yếu là do nông, lâm thuỷ sản giảm tỷ trọng. XK dầu thô vẫn chiếm vị trí quan trọng. Căn cứ 1: Tỷ lệ XK các sản phẩm thô của Việt Nam còn cao hơn mức trung bình của thế giới (mức trung bình của thế giới là 22,4% ) [26] Căn cứ 2: Trong 6 sản phẩm này có xuất hiện hàng điện tử và linh kiện máy tính là những ngành tương đối sử dụng nhiều lao động. Trên thực tế, đối với mặt hàng sử dụng công nghệ thấp này, tỷ lệ các chi tiết do Việt Nam sản xuất chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Việt Nam hầu như chỉ thực hiện công việc lắp ráp, còn việc chế tạo các bộ phận tinh xảo thì lại không được thực hiện tại Việt Nam. Chỉ khoảng trên dưới 20% linh kiện của ngành điện tử là các linh kiện được sản xuất trong nước, còn khoảng 80% số linh kiện là phải nhập từ nước ngoài [96]. Căn cứ 3: Cơ cấu hàng XK của Việt Nam năm 2004 với 39,89% là hàng công nghiệp và thủ công nghiệp; 23% là nhiên liệu và khoáng sản; 20,66% nông lâm thuỷ sản [112] tỏ ra còn thua kém quá xa cơ cấu hàng XK trung bình của các nước NIEs vào năm 1978: tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến chiếm 52,9%; lương thực thực phẩm và sản phẩm thô chỉ còn 18,8%; XK máy móc, phương tiện vận tải chiếm 18,4% [89] Căn cứ 4: xét riêng tỷ lệ máy móc XK trong cơ cấu hàng công nghiệp thì cũng thấy được sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước châu Á (xem biểu đồ) Biểu đồ 4: Tỷ trọng(%) máy móc trong cơ cấu XK của một số quốc gia [5,91] (Số liệu của Việt Nam bao gồm cả máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng, số liệu của các nước khác chỉ bao gồm máy móc) Máy móc chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu của các nước và gấp nhiều lần tỷ trọng này ở Việt Nam. Cụ thể: tỷ trọng này ở Trung Quốc gấp 4 lần; Thái lan gấp 4,6 lần; Malaysia gấp 6,7 lần; Philippines gấp 8,2 lần Việt Nam (xem biểu đồ 3). Thứ ba, cơ cấu hàng XK chưa đa dạng hoá. Bên cạnh việc đa dạng hoá mặt hàng XK chủ lực, cơ cấu mới này cũng thể hiện nhiều yếu kém: Trong số 7 sản phẩm mới có đến 3 sản phẩm thuộc hàng nông sản, nâng số lượng hàng nông sản chủ lực lên 4 sản phẩm. Dệt may, da giày thuộc nhóm hàng có công nghệ thấp. 6 mặt hàng chủ lực (dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản, điện tử và linh kiện máy tính, gỗ và sản phẩm gỗ) chiếm tới trên 60% kim ngạch XK của Việt Nam. Mặc dù đây là 6 mặt hàng XK chủ lực nhưng chúng lại chiếm tỷ trọng quáùû lớn, khiến cơ cấu hàng XK chưa đa dạng hoá.Dệt may là mặt hàng chủ lực của Việt Nam nhưng đã không thúc đẩy được những ngành bổ trợ, có liên quan phát triển: phải nhập khẩu 90% bông, 100% tơ sợi tổng hợp, thuốc nhuộm, hoá chất và hầu hết thiết bị phụ tùng [82], công nghệ thiết kế còn tỏ ra kém cỏi 2.2.3. Cơ cấu thị trường Cơ cấu thị trường của Việt Nam đã được mở rộng, thị trường Đông Aâu và Liên Xô không còn chiếm vị trí áp đảo nữa. Việt Nam hiện có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các thị trường quan trọng của Việt Nam là: thị trường châu Á và khu vực ASEAN, thị trường châu Aâu (đặc biệt là thị trường EU), thị trường Mỹ …(xem biểu đồ). Cơ cấu thị trường XK của Việt Nam còn nhiều bất hợp lý. Thứ nhất, cơ cấu thị trường XK của Việt Nam đã có chuyển biến rõ rệt : tỷ trọng thị trường châu Á năm 2004 đã giảm 1/3 so với năm 1995, tức là còn 48,1% (năm 2004) so với 72,5% (năm 1995). Tuy nhiên, XK vẫn tập trung vào 3 thị trường lớn là thị trường châu Á, châu Aâu và châu Mỹ. Thị trường châu Uùc và các nước châu Phi không có thay đổi rõ rệt, tăng từ 5,2% (năm 1995) lên 6,9% (năm 2000). XK những năm gần đây lại tập trung nhiều vào thị trường châu Mỹ (do tác động của Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, XK sang thị trường Mỹ tăng nhanh). Thứ hai, Việt Nam chú trọng XK tới EU, Mỹ và một số thị trường ở châu Á như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…Riêng 10 thị trường trọng điểm đã chiếm tới 80% kim ngạch XK; hơn 200 thị trường còn lại chỉ chiếm khoảng 20% [110] Các thị trường có mức tiêu thụ khá như thị trường Bắc Phi, Nam Mỹ,Trung Đông, Đông Aâu… chưa được chú ý tới. Năm 2004, tỷ trọng thị trường châu Phi chỉ chiếm khoảng 0,7% [112] Biểu đồ 5: Cơ cấu thị trường XK năm 1995 và năm 2004 [58,112] Thứ ba, cùng với việc Mỹ bãi bỏ cấm vận buôn bán với Việt Nam ngày 03/02/1994, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết năm 2001 đã mở ra triển vọng phát triển mới cho ngành thương mại Việt Nam. Tác động của Hiệp định này tới lượng hàng hoá thương mại song phương Việt – Mỹ không ngừng tăng lên: Năm 2002, kim ngạch XK của Việt Nam sang Mỹ tăng 130% so với năm 2001; năm 2003 lại tăng 60,6% so với năm 2002 [5]. Mỹ ngày càng trở thành thị trường XK quan trọng của Việt Nam. Mức độ rủi ro là rất lớn khi quá tập trung vào một số thị trường trọng điểm. Tập trung một lượng lớn hàng XK vào một thị trường thì sẽ có nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá. Điển hình là việc bị kiện bán phá giá đã làm giảm hẳn lượng XK thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Từ năm 2003, lượng thuỷ sản của Việt Nam XK sang thị trường Mỹ giảm hơn 20% [110]. Năm 2004 Năm 1995 Ngoài ra, gia tăng vai trò của thị trường Mỹ đối với TTXK của Việt Nam conø gây ra những khó khăn mới: Giảm tỷ trọng ở các thị trường truyền thống: thị trường truyền thống là những thị trường đã làm ăn lâu dài, doanh nghiệp XK có kiến thức nhất định và mức độ thông thuộc đối với thị trường. Nếu chuyển hướng sang các thị trường mới mà giảm XK sang các thị trường truyền thống thì sẽ có nguy cơ mất thị phần tại các thị trường này. Chưa đạt mục tiêu đa phương hoá thị trường XK. các nhà kinh tế đã khuyến cáo: khó có thể phát triển bền vững khi kim ngạch XK vào một thị trường chiếm tỷ trọng lớn hơn 30% Thứ tư, việc tiếp cận thị trường đích (tiếp cận khách hàng) còn kém Điều này phần nào được thể hiện qua tỷ trọng XK lớn nhất đến thị trường châu Á. Thị trường châu Á có các đặc điểm chủ yếu sau: Lợi thế cạnh tranh tương tự như Việt Nam: lợi thế về chi phí nhân công, nguồn nguyên vật liệu… Yêu cầu không cao bằng thị trường EU, thị trường Mỹvề chất lượng sản phẩm. Đây là thị trường trung gian: nhập khẩu nguyên liệu của Việt Nam, sản xuất thành phẩm rồi xuất lại với giá cao hơn nhiều. Trong hình thức mậu dịch biên giới của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc không những giải quyết được lượng hàng hoá kém chất lượng mà còn nhập khẩu được những nguyên vật liệu với giá rẻ từ Việt Nam, không cần đến ngoại tệ mạnh. Trong khi đó,cơ cấu hàng XK của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, theo GS.Trần Văn Thọ (Đại học Waseda – Tokyo), tài nguyên thiên nhiên chiếm 68,8% tổng giá trị XK [83]. Giả sử lượng tài nguyên thiên nhiên này được xuất đi một thị trường khác thì có thể giá cả đã cao hơn. Và như vậy, Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi trong giao dịch biên mậu với Trung Quốc. Thị trường châu Á là thị trường XK quan trọng của Việt Nam, mặt khác, các quốc gia châu Á cũng là những đối thủ cạnh tranh đáng gờm trên các thị trường thứ ba. 2.2. ĐÁNH GIÁ VIỆC ĐẢM BẢO CÁC YÊU CẦU CỦA CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XK Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA (1986 – 2005) Với những thành tựu và tồn tại của XK đã được phân tích ở trên, quy mô XK của Việt Nam vẫn còn rất nhỏ (xem bảng) Bảng 11: Kim ngạch XK bình quân đầu người ở các quốc gia Đông nam Á năm 1999[38] Quốc gia Kim ngạch XK bình quân đầu người (USD/ người) Philippines 408 Thái lan 850 Malaysia 3196 Singapore 37187 Trong khi đó, năm 2003, kim ngạch XK bình quân đầu người của Việt Nam mới đạt 215USD/ người [38], thua xa các nước khác. Dưới đây là những đánh giá đối với việc đảm bảo CLTTXK của Việt Nam trong những năm qua theo những tiêu chí: việc đảm bảo mục tiêu và yêu cầu về CLTTXK 2.2.1. Mục tiêu của CLTTXK:chưa đạt 2.2.1.1. Đối với sản phẩm: GS.TS.Shreiner (Trường Đại học Fulda – Cộng hoà Liên bang Đức) cho rằng sản phẩm chất lượng cao phải đáp ứng được những khía cạnh chất lượng sau: Chất lượng cao trong lợi ích cơ bản: giá trị sử dụng, tuổi thọ, giá trị dinh dưỡng, khẩu vị… Chất lượng sinh thái trong sử dụng sản phẩm, trong quá trình sản xuất sản phẩm, trong xử lý chất thải. Theo các tiêu chí này, sản phẩm của Việt Nam chất lượng không cao: Thứ nhất, bao bì của sản phẩm, kiểu dáng, kiểu cách sản phẩm chưa hấp dẫn khách hàng. Thứ hai, trong sử dụng hay tiêu thụ chưa đảm bảo tuyệt đối về sự an toàn về sức khoẻ cho người sử dụng. Ngành thuỷ sản chưa đáp ứng được các yêu cầu của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm 2004, mới có 78/264 cơ sở chế biến thuỷ sản (chiếm 80% lượng hàng XK) được Bộ Thuỷ sản công nhận đạt tiêu chuẩn ngành về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm [37] Thứ ba, chất lượng sinh thái trong quá trình sản xuất thấp: tốn nhiều nguyên liệu và năng lượng. Trên thế giới, để sản xuất 1lít bia trung bình sử dụng khoảng 4lít nứơc, trong khi ở Việt Nam lại tốn đến 13lít [89], gây lãng phí lớn. Thứ tư, việc xử lý chất thải chưa được quan tâm. 90% cơ sở sản xuất công nghiệp chưa có trạm xử lý nước thải [89]. Sản phẩm của Việt Nam chỉ đáp ứng được ở mức thấp các tiêu chuẩn chất lượng trong lợi ích cơ bản, hay nói cách khác, sản phẩm của Việt Nam thường chỉ ở mức sản phẩm cốt lõi hoặc sản phẩm hiện thực, ít sản phẩm đạt được các mức cao hơn. 2.2.1.2. Đối với doanh nghiệp Thứ nhất, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp không cao, nhất là doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp Nhà nứơc làm ăn thua lỗ kém dài: chỉ có 20% làm ăn có hiệu quả, 40% kém hiệu quả và 40% còn lại thua lỗ triền miên [107]. Ngoài ra, số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ tăng từ 19% năm 2000 lên 23% năm 2003 với mức lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm, gần bằng 1/4 số vốn hoạt động của các doanh nghiệp này [112] Thứ hai, việc thực hiện các chiến lược marketing của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Theo báo cáo của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (10/2001), phần lớn doanh nghiệp Việt Nam chưa tổ chức thu thập thông tin quốc tế, thiếu khả năng tiếp cận Internet[25] Thứ ba, chưa có sản phẩm nào đáng kể có khả năng lãnh đạo trên thị trường. Dầu thô chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch XK của Việt Nam nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng cung dầu thô của thế giới. Năm 2003, sản lượng dầu khí của Việt Nam là 0,32 triệu thùng /ngày, trong khi các quốc gia OPEC có sản lượng 30,17triệu thùng/ngày[90], gấp hơn 94 lần sản lượng của Việt Nam 2.2.1.3. Đối với quốc gia XK của Việt Nam bị coi là “dễ bị tổn thương” do phụ thuộc vào một số ít mặt hàng XK chủ lực và một số ít thị trường XK (xem phần 2.1). 2.2.2. Các yêu cầu của CLTTXK vẫn chưa đạt : 2.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng: chưa đạt. Tuy quy mô XK không ngừng gia tăng và XK của Việt Nam được đánh giá là đạt mức cao trong khu vực, nhưng tốc độ tăng trưởng nhìn chung không đều (xem bảng) Bảng 12: Tốc độ tăng trưởng XK bình quân năm (%) củaViệt Nam và Trung Quốc [6,7,16] Giai đoạn Quốc gia 1995 – 1997 1997 – 2000 2000 – 2002 Trung Quốc 11,8 12,2 14,4 Việt Nam 11,9 12,6 7,0 So sánh với Trung Quốc: giai đoạn 1995 – 1997, tốc độ TTXK của Việt Nam và Trung Quốc là xấp xỉ nhau. Thế nhưng, giai đoạn 2000- 2002, Trung Quốc đã vượt lên gấp đôi Việt Nam về tốc độ tăng trưởng. Đó là chưa kể đến việc Trung Quốc có quy mô XK lớn gấp nhiều lần Việt Nam. Năm 2002, Trung Quốc XK được 325,5 tỷ USD [7] trong khi Việt Nam chỉ XK được 16,7 tỷ USD [4], tức là quy mô XK của Trung Quốc gấp hơn 20 lần quy mô XK của Việt Nam. Để tăng 1% trong tốc độ TTXK của Trung Quốc thì kim ngạch tuyệt đối phải tăng lên nhiều lần so vối khi Việt Nam muốn tăng tốc độ TTXK thêm 1%. Và như vậy, XK của Việt Nam ngày càng bị bỏ xa về tương đối lẫn tuyệt đối bởi trước hết là Trung Quốc, sau là các quốc gia khác. 2.2.2.2. Tính ổn định của tăng trưởng XK: chưa đạt TTXK chưa ổn định, thể hiện rõ nhất qua những mặt sau: Thứ nhất, tốc độ TTXK còn chưa ổn định (xem phần 2.1) Thứ hai, tăng kim ngạch XK của một số mặt hàng XK chủ lực là do biến động giá cả hoặc cung cầu trên thị trường thế giới chứ không do năng lực cạnh tranh của chính mặt hàng đó. Năm 2004, kim ngạch XK tăng 5824 triệu USD so với năm 2003, trong đó tăng do lượng hàng hoá XK chiếm 67% [110] 2.2.2.3. Tăng trưởng lâu dài: chưa đạt Thứ nhất, tăng trưởng dựa nhiều vào XK nguyên nhiên liệu. Kim ngạch XK năm 2004 lớn hơn kim ngạch XK năm 2003 là 5827 triệu USD, trong đó, dầu thô đóng góp vào mức chênh lệch này 1845 triệu USD [112], tức là hơn 31%. Cùng với dầu thô, than đá là tài nguyên không tái tạo, trữ lượng có giới hạn nhưng cũng là mặt hàng XK quan trọng. Thứ hai, hạn chế về năng suất lao động Năng suất lao động của Việt Nam tương đối thấp. Người nông dân Việt Nam cần 10 ngày công để sản xuất 1 tạ thóc, trong khi ở Mỹ chỉ mất 10 –15 phút. Ở Việt Nam, 1 ha đất nông nghiệp bình quân chỉ tạo ra 1000USD, trong khi ở Đài Loan là 15000USD [38]. Sản phẩm may mặc, chè, hạt điều đều có năng suất thấp hơn 60% mức trung bình của châu Á [18] Các nông sản chủ lực cũng khó vượt qua giới hạn số lượng bây giờ do hạn chế về năng suất. Mặt hàng gạo XK tuy năng suất cao hơn các nước khác (ở Việt Nam là 4,14tấn/ha (2000- 2001) so với 3,89tấn/ha (2000-2001)[18]) nhưng khả năng tăng năng suất rất hạn chế. Thứ ba, sự giới hạn do chưa tạo được nguồn lực tăng trưởng lâu dài phù hợp với điều kiện mới. Do vậy, XK có nguy cơ tăng trưởng chậm lại, sự tăng trưởng lâu dài đang bị de doạ. 2.2.2.4. Tăng trưởng cân bằng: chưa đạt, thể hiện ở những mặt sau: Thứ nhất, tập trung mạnh XK vào một số ngành chủ lực, trong đó xuất thô vẫn chiếm tỷ trọng lớn (xem phần 2.1) Thứ hai, TTXK về lượng mới tập trung ở một số vùng nhận được nhiều vốn đầu tư nước ngoài (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương..) và những vùng nông nghiệp (đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long..) 2.2.2.5. Tăng trưởng công bằng: chưa đạt Năm 2003, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 51,3% tổng kim ngạch XK hàng hoá. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước chiếm tỷ trọng khiêm tốn hơn: 48,7% [98],chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa phát huy được nội lực của mình. Nếu việc đẩy mạnh XK thời kỳ 2000 – 2010 không tính đến các hậu quả trong tương lai thì những năm về sau CLTTXK khó lòng đạt được. Ngoài ra, TTXK những năm qua làm môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng: Thứ nhất, những năm gần đây, Việt Nam lại gia tăng XK than đá (xem bảng) mà việc khai thác nó ảnh hưởng lớn tới môi trường sinh thái. Bảng 13: XK than đá của Việt Nam (2000 – 2005) [95,112] Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 (dự kiến) Lượng XK (nghìn tấn) 3251 4290 6049 7246 10637 12000 Kim ngạch (triệu USD) 94 113 156 184 319 360 Tỷ trọng trong tổng kim ngạch XK(%) 0,65 0,78 0,93 0,91 1,22 1,18 Lượng than đá XK luôn tăng trong giai đoạn 2000 – 2005 và chưa có khuynh hướng giảm xuống. Khai thác than đá và dầu thô cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí Thứ hai, việc phát triển các nguồn năng lượng thay thế chưa nhận được sự quan tâm. Các nguồn năng lượng gió, năng lượng mặt trời … vẫn còn khá mới lạ đối với Việt Nam. Thứ ba, Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn hoá về môi trường của các thị trường nhập khẩu. Thứ tư, hệ số GINI có xu hướng tăng chứng tỏ bất bình đẳng về thu nhập, mức sống giữa người dân thuộc các tầng lớp khác nhau ngày càng dãn ra. Năm 1993, hệ số này là 0,34 2.3. NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU PHÁ VỠ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XK CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA (1986 – 2005) 2.3.1.NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN 2.3.1.1. Biến động kinh tế – chính trị - xã hội trên thế giới Gần đây, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã khiến các nước Đông Nam Á gặp khó khăn lớn, nhập khẩu giảm. Trong khi đó, đây là thị trường XK khá quan trọng của Việt Nam, khiến tốc độ TTXK năm 1998 của Việt Nam chỉ còn 1,9%. 2.3.1.2. Đối thủ cạnh tranh mạnh Ngày nay, Trung Quốc, Aán Độ là những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam về những mặt hàng sử dụng nhiều lao động. Tiền lương của công nhân dệt may ở Trung Quốc khoảng 22USD/tháng, ơ û Indonesia là 25USD/tháng, còn luơng công nhân dệt may ở các công ty phía Nam trung bình gần 80USD/tháng [18] Ở Trung Quốc, mặc dù trong cơ cấu hàng XK, hàng chế tạo đơn giản như dệt may giảm từ 28% xuống còn 17% [49] nhưng hàng dệt may Trung Quốc vẫn cạnh tranh gay gắt với hàng dệt may của Việt Nam. Trên các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, các sản phẩm dệt may của Trung Quốc đều chiếm khoảng 65 – 75% thị phần [89] TRước áp lực cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp nước ngoài 2.3.1.3.Thuế chống bán phá giá Các rào cản này thường bị áp dụng khi Việt Nam tăng lượng hàng XK. Hàng loạt các mặt hàng bị đánh thuế là tôm (thị trường Mỹ), xe đạp và phụ tùng xe đạp (thị trường EU)…Nguy cơ bán phá giá chính là do việc không đa dạng hoá thị trừơng XK. 2.3.2.NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN 2.3.2.1. Quá nhỏ về quy mô của xuất khẩu Thứ nhất, tình trạng manh mún trong sản xuất và XK. Không đáp ứng được các đơn hàng lớn Thứ hai, số lượng doanh nghiệp XK còn hạn chế: 23,8% doanh nghiệp có hàng XK; 13,7% có triển vọng XK, còn lại 62,5% doanh nghiệp hoàn toàn chưa có khả năng XK [107] 2.3.2.2. Chưa hợp lý về cơ cấu xuất nhập khẩu Sản phẩm chủ yếu mang năng tính nguyên thô, hàm lượng tri thức, công nghệ còn thấp, giá trị gia tăng không cao. Trong 17 mặt hàng XK chủ yếu (chiếm 82,4% kim ngạch XK của Việt Nam năm 2003, hầu hết các mặt hàng này đều thuộc nhóm sản phẩm nguyên thô. Tỷ trọng của 17 sản phẩm này chẳng những không giảm xuống mà còn tăng lên rõ rệt, lần lượt trong 3 năm 2001 – 2003 là 80,1%; 81,5% và 82,4%. [24] . Trong khi đó, lợi thế về tài nguyên và sức lao động đã và đang giảm mạnh (xem bảng) Cơ cấu nhập khẩu: nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ làm hàng XK. Ngành sản xuất và chế biến gỗ XK cuả Việt Nam nhập khẩu rất nhiều nguyên liệu,chiếm tới 34% kim ngạch XK mặt hàng này [133] Trong khi đó, việc tận dụng các công nghệ tiên tiến phục vụ cho sản xuất hàng XK còn hạn chế. Việt Nam nhập siêu từ thị trường châu Á nhưng lại xuất siêu sang thị trường châu Aâu, thị trường Mỹ – những thị trường có công nghệ đầu nguồn. 2.3.2.3. Chất lượng thấp của sản phẩm Chất lượng sản phẩm kém gây bất lợi lớn cho XK. Thứ nhất, chất lượng hàng hoá được cải thiện nhưng chưa đáng kể. Về mặt hàng gạo: Năm 1989, gạo c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchat luong tang truong xuat khau.doc
  • docbìa.DOC
  • docchuong1,2,3.doc
  • docdanhmuctailieuthamkhao.doc
  • pdfNguongPTBV.pdf
  • docphuluc.doc
  • doctomtatcongtrinh.doc
Tài liệu liên quan