Đề tài Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào thơ mới

MỤC LỤC

DẪN NHẬP

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ

1.1 Giới thuyết các khái niệm.19

1.1.1 Khái niệm văn hóa.19

1.1.2 Khái niệm văn hóa dân gian .21

1.1.3 Các thành tố văn hóa dân gian.22

1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn học viết .26

1.2.1 Lí luận về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học .26

1.2.2 Ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với một số tác giả văn học viết27

1.2.2.1. Đối với một số tác giả trên thế giới.27

1.2.2.2. Đối với một số tác giả ở Việt Nam .29

1.3. Đôi nét về phong trào Thơ mới và vị trí của ba nhà thơ trong phong trào

Thơ mới .38

1.3.1 Đôi nét về phong trào Thơ mới .38

1.3.2 Vị trí của ba nhà thơ trong phong trào Thơ mới.42

1.4 Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ - cuộc đời và sự nghiệp .43

1.4.1 Nguyễn Bính.43

1.4.2 Anh Thơ.45

pdf229 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 53 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào thơ mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt thực là do mặt trăng vận hành đến phần bóng của trái đất mà hình thành. Sự chuyển động vòng quanh trái đất của mặt trăng luôn kèm theo dao động đã tác động đến nguồn khí âm, khiến lực hút cũng phải dao động theo nhịp điệu của mặt trăng. Chính nguồn khí âm luôn biến động ấy đã gây nên những kích thích địa chấn, gây biến đổi thời tiết. Là cư dân nông nghiệp thì rất sợ nguyệt thực toàn phần vì đó là điềm của hạn hán, mất mùa và đói khổ. Hay câu: Gà mái đưa tin gở: gáy quàng Theo quan niệm dân gian của người Việt bao đời thì những hiện tượng bất thường như chim sa, cá nhảy, chó tru, gà trống đẻ trứng, gà mái biết gáyđều là những điềm báo xấu. Nhiều người tin rằng “gà mái gáy” là biểu hiện của việc khí dương lẫn vào âm, bị loạn khí, xung quanh có điều bị rối loạn, hoặc địa hình phong thủy ở đó bị phá hoặc bị biến đổi làm cho âm dương lẫn lộn vào nhau. Có nơi cho rằng gà mái gáy thì trong nhà sắp có người ốm đau, bệnh tật. Tuy nhiên có thể giải thích hiện tượng này bằng giả thiết gà mái biến thành gà trống sau khi buồng trứng của gà bị bệnh, không thể sản ra kích tố giới tính cái để ức chế túi tinh phát dục. Kết quả là túi tinh vốn bị thoái hóa lại có điều kiện phát triển và tiết ra kích tố đực, khiến cho gà mái mọc lông như gà trống, rồi cất tiếng gáy và thế là gà mái biến thành gà trống. Ngoài ra còn có những điềm báo khác: Quạ kêu: người chết, hồn sa đất Quẹt réo: đưa tin khách đến nhà 94 Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) Thức ăn của quạ là xác động vật. Khi thấy thức ăn chúng thường kêu để báo cho cả đàn biết. Dân gian ta cho rằng, khi con người sắp chết, sẽ giải phóng một thứ mùi đặc trưng và quạ với thính giác nhạy bén, đã phát hiện ra và báo hiệu cho cả đàn biết. Vì vậy, dân gian ta tin rằng khi có tiếng quạ kêu thì sẽ có điềm gở xảy ra trong gia đình. Bên cạnh đó, ông bà ta tin rằng chim khách (hay còn gọi là chim quẹt) kêu là báo trước nhà sẽ có khách đến thăm. Như vậy, đứng trước bất kì hiện tượng nào đó của thiên nhiên, thậm chí là những hiện tượng rất bình thường trong cuộc sống thì dân gian đều cho rằng đó là điều ứng báo. Có những điềm ứng khoa học nhưng cũng có những lí giải đậm màu sắc mê tín dị đoan. Thông qua kho tàng tri thức đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn, cha ông ta đã gửi gắm tình cảm gắn bó, hòa mình với thiên nhiên, đồng thời ấp ủ khát vọng chinh phục, cải tạo thiên nhiên, đó là những cách nghĩ, nếp sinh hoạt, lao động sản xuất của người dân nông nghiệp. Người Việt xưa luôn có ý thức về việc đúc rút, gìn giữ, lưu truyền những kinh nghiệm quí báu cho các thế hệ nối tiếp. Các tri thức ấy đi vào thơ của Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ không hề khiên cưỡng, trái lại rất tự nhiên và góp phần khẳng định hướng đi riêng của mỗi nhà thơ khi cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa dân gian. Việc sử dụng yếu tố văn hóa dân gian vào trong thơ không chỉ mang đến nét riêng trong phong cách cho người nghệ sĩ mà còn góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa. Đồng thời, đối với thế hệ trẻ ngày nay việc tiếp cận những tác phẩm mang yếu tố dân gian sẽ giúp các em thêm yêu quí, trân trọng và tự hào hơn về nguồn cội dân tộc. 2.6. Ngữ văn dân gian Một bộ phận có vai trò quan trọng trong văn hóa dân gian chính là ngữ văn dân gian (hay còn gọi là văn học dân gian). Trong văn học dân tộc, văn học dân gian là bộ phận ra đời sớm. Nó không chỉ là một bộ phận của văn chương mà còn chính là đời sống, là quan niệm, là kinh nghiệm, là tiếng lòng muôn điệu của dân gian. Vì vậy, vai trò và giá 95 Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) trị của văn học dân gian thật to lớn và toàn diện, không chỉ với văn học thành văn mà còn với nhiều ngành khoa học và văn hóa khác nữa. Văn học dân gian gồm có: Tự sự dân gian – bao gồm các thể loại mô tả và đúc rút kinh nghiệm toàn bộ các sự kiện diễn ra trong thế giới khách quan (Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ, tục ngữ, câu đố, vè), trữ tình dân gian – bao gồm các thể loại diễn tả, bộc lộ thế giới nội tâm của con người, thể hiện toàn bộ tâm trạng, tình cảm, cảm xúc của con người trước thế giới khách quan (Ca dao, dân ca, trong đó có bài ca nghi lễ, bài ca lao động, bài ca sinh hoạt gia đình, bài ca sinh hoạt cộng đồng, bài ca giao duyên, đồng dao) và sân khấu dân gian (chèo, tuồng). Văn học dân gian ra đời sớm hơn văn học viết, đó chính là bộ phận mở đường, đặt nền móng cho văn học viết hình thành và phát triển. Các nhà thơ nhà văn vĩ đại luôn tìm đến văn học dân gian như mạch nguồn vô tận cho sáng tác của mình. Những hình tượng Thánh Gióng, cô Tấm, Thạch Sanh, Trương Chiđã trở thành những nhân vật trở đi trở lại trong tác phẩm văn học của đời sau. Không chỉ vậy, văn học dân gian còn có mối liên hệ chặt chẽ với mọi phương diện khác nhau của sinh hoạt đời sống xã hội. Nó gắn bó với tín ngưỡng, nghi lễ, phong tục tập quán, sinh hoạt lớn nhỏ trong cộng đồng. Vai trò và ảnh hưởng của văn học dân gian với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội rất lớn lao và sâu sắc. Yếu tố ngữ văn dân gian xuất hiện trong thơ của ba nhà thơ trên phương diện nội dung trước hết in dấu trong nhan đề của tác phẩm. Các nhà thơ Nguyễn Bính và Anh Thơ đã sử dụng yếu tố ngữ văn dân gian để làm nổi bật và khái quát nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Họ lấy tên truyện cổ tích Ngưu Lang Chức Nữ đặt nhan đề: Chức Nữ Ngưu Lang (Nguyễn Bính), lấy tên nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám để làm nhan đề: Cô Tấm mới (Anh Thơ). Lấy đặc trưng về nội dung của một vài thể loại ngữ văn dân gian để đặt nhan đề: Truyện cổ tích (Nguyễn Bính), Cây na cổ tích (Anh Thơ), Một chuyện thần thoại (Anh Thơ). Việc đặt nhan đề tác phẩm dựa theo tên thể loại của ngữ 96 Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) văn dân gian sẽ giúp nhà văn khái quát ở mức cao về nội dung của văn bản đồng thời định hướng tư tưởng của người đọc theo đặc trưng nội dung của thể loại đó. Không chỉ vậy, soi chiếu vào sáng tác của Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, ta thấy các nhà thơ đã vận dẫn linh hoạt các câu tục ngữ, các câu chuyện cổ tích, các câu ca dao, vở chèo vào thơ một các đa dạng, phong phú để thể hiện nội dung của tác phẩm, bộc lộ sâu sắc tiếng lòng, đồng thời cho thấy sự ảnh hưởng khá rõ nét của yếu tố ngữ văn dân gian vào nội dung thơ của họ. Với Đoàn Văn Cừ như đã phân tích phía trên, ta bắt gặp trong thơ ông các câu tục ngữ dự báo thời tiết, các điềm báo lành dữ trong cuộc sống. Ông gợi cho người đọc nhớ đến 4 câu tục ngữ trong lĩnh vực thời tiết. Người viết xin điểm qua sơ lược các câu tục ngữ xuất hiện trong thơ ông. Đọc câu thơ “Cua bò đường cái: lụt mênh mang” ta liên tưởng đến câu tục ngữ: “Cua bò lên cao thế nào cũng lụt”. Đọc câu thơ: “Trăng quầng: đại hạn, ruộng đồng khô”, gợi ta về kinh nghiệm dân gian: “Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”. Như vậy, việc lấy từ ý các câu tục ngữ ngắn gọn giúp ông thể hiện được rõ nét kho tàng tri thức dân gian, lời thơ cũng trở nên gần gũi, mộc mạc. Với Anh Thơ, nữ sĩ đưa câu chuyện cổ tích Tấm Cám vào thơ của mình. Hình ảnh cô Tấm ngày xưa và ngày nay hiện ra trong sự đối sánh. Nếu như cô Tấm ngày xưa hiền lành, khéo léo: “Cô Tấm ngày xưa Bóng thầm soi giếng Con bống nép bờ trưa Chờ nắm cơm giấu giếm” (Cô Tấm mới – Anh Thơ) Thì hình ảnh cô Tấm ngày nay vẫn giữ được tính cách đảm đang, hay lam hay làm ấy của cô Tấm ngày xưa trong truyện cổ tích: 97 Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) “Cô Tấm ngày nay Nuôi trăm đàn cá Mỗi chiều gánh gánh đầy Nắng tươi bừng đỏ má” (Cô Tấm mới – Anh Thơ) Ở đây Anh Thơ đã rất linh hoạt trong việc vận dụng câu chuyện cổ tích xưa của ông cha ta để đồng thời dựng lại chân dung cô Tấm ngày xưa và khắc họa những nét đẹp của những “cô Tấm” ngày nay. Các công việc trong cuộc sống ngày nay rất cần những bàn tay khéo léo, đảm đang của những người con gái như nàng Tấm. Vì thế, dù là cô Tấm xưa hay cô Tấm nay thì vẫn nổi bật lên trong thơ Anh Thơ là vẻ đẹp đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam: rất bình dị và trong sáng. Vẻ đẹp xuất hiện trong cuộc sống dân dã, gắn bó những tâm hồn thuần hậu chất phác trong dáng vẻ quê mùa, trong những công việc quen thuộc. Vẻ đẹp ấy thấm đượm tinh thần nhân văn của người lao động. Hình ảnh nàng Tấm cứ thế sóng sáng trong trang thơ và trong trang đời. Nguyễn Bính mang vào thơ của mình câu chuyện cổ tích dân gian Ngưu Lang Chức Nữ, lấy cảm hứng từ mối tình bị chia cách của hai nhân vật chính, nhà thơ đã liên tưởng đến hoàn cảnh đau đớn trong chia xa của mình tựa mối tình ấy. “Sông Ngân nước chảy hững hờ Ngưu Lang ngồi khóc bên bờ sông Ngân Một năm gặp được mấy lần Anh khổ vô ngần Chức Nữ em ơi Đôi ta chẳng hợp lòng trời Một dòng nước bạc ngăn đôi chung tình” (Chức Nữ Ngưu Lang, Nguyễn Bính) Câu chuyện cổ tích năm xưa đã đi vào thơ Nguyễn Bính hết sức tự nhiên, đằm thắm, nhờ đó diễn tả sâu sắc nỗi đau bị chia cách trong tình yêu của đôi lứa yêu nhau. 98 Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) Chức Nữ và Ngưu Lang một năm chỉ được gặp nhau một lần vào ngày bảy tháng bảy âm lịch, tựa như đôi trai gái trong bài thơ: “Đôi ta có tội gì đâu/ Cớ sao chim chẳng bắc cầu cho qua?/ Có chăng tội với trời già/ Chẳng qua là tội đôi ta chung tình” (Chức Nữ Ngưu Lang). Cái hay của Nguyễn Bính là việc ông vận dẫn câu chuyện cổ tích vào rất mượt mà, không hề khiên cưỡng với tác dụng lột tả bi kịch tình yêu của cái tôi trữ tình. Chính nhờ câu chuyện cổ tích này mà câu chuyện tình của tác giả được hiểu sâu sắc và chân thật hơn. Khi tiếp nhận văn học dân gian, các nhà thơ không trích dẫn nguyên vẹn một bài ca dao, tục ngữ, một câu chuyện cổ tích nào mà chỉ viện dẫn, gợi mở ra một vài từ ngữ và hình ảnh tiêu biểu. Nhưng như thế cũng đủ để nhà thơ phác họa nên bức tranh giản dị, gần gũi đời thường khơi dậy trong tâm thức người đọc cả một bề dày văn hóa dân tộc đáng tự hào. Việc sử dụng yếu tố văn học dân gian trong thơ đã được không ít nhà thơ vận dụng nhưng đến lượt mình, ba nhà thơ vẫn phát hiện ra những nét độc đáo nhằm mang đến những giá trị thẩm mĩ lớn lao, tạo nên sự đồng cảm, hứng thú tiếp nhận nơi độc giả. Mỗi vần thơ đều gợi nhắc ta về kho tàng tri thức phong phú của ông cha, về những câu chuyện cổ tích, thần thoại, các câu tục ngữ thắm đượm tình người rất đỗi quen thuộc. Thông qua đó, các nhà thơ gửi gắm nỗi niềm yêu quí, tự hào về kho văn hóa dân gian mang ý nghĩa đẹp của quê hương xứ sở gợi nhiều cảm hứng, có tác dụng giáo dục mạnh mẽ đối với thế hệ mai sau.  Tiểu kết chương 2: Người viết đã tìm hiểu và phân tích các yếu tố văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ trên phương diện nội dung ở 6 thành tố: Tín ngưỡng dân gian, phong tục tập quán dân gian, lễ hội dân gian, nghệ thuật dân gian, tri thức dân gian và ngữ văn dân gian. Có thể thấy rằng trong thơ của ba nhà thơ xuất hiện khá dày những yếu tố văn hóa dân gian, khi tiếp cận với thơ họ chính điều này đã tạo điều kiện để ta cùng cảm, cùng nghĩ, cùng tư duy về cuộc sống, về con người, về mọi hiện tượng trong đời sống cùng ông cha ta. Cùng tiếp thu mạch nguồn văn hóa dân gian nhưng mỗi nhà 99 Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) thơ tùy theo mục đích sáng tác lại có một vùng đất canh tác riêng, mỗi người có sự lựa chọn yếu tố dân gian khác nhau đưa vào tác phẩm của mình. Nhưng tựu chung lại, văn hóa dân gian vẫn có một vai trò quan trọng trong tác phẩm của họ, góp phần thể hiện phong cách thơ của mỗi nhà thơ, giúp thơ họ trở nên gần gũi hơn. Trở về với văn hóa dân gian cũng đồng thời là góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giúp ta thêm trách nhiệm trước việc bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của đất nước. 100 Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) CHƯƠNG 3: VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH, ANH THƠ, ĐOÀN VĂN CỪ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Trong ca dao truyền thống, nhân vật trữ tình có một số kiểu nhất định. Đó là: cô gái và chàng trai trong quan hệ bè bạn, lứa đôi; người vợ, người chồng, người mẹ, người con...trong đời sống gia đình; người lính và người vợ lính trong cảnh ngộ li biệt và xa cách; người lao động nói chung (người làm ruộng, người làm thợ, người dân chài...) trong lao động, sinh hoạt và quan hệ với xóm làng, quê hương, đất nước...Đối chiếu vào thơ của Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ; có thể thấy trong sáng tác của họ đều hiện diện những “nhân vật ca dao”. Các nhân vật dù có tên hay không có tên, dù chỉ là cô lái đò, cô hái mơhoặc một lối xưng danh chung chung như: anh, em, tôithì họ vẫn là những con người cụ thể với diện mạo, hình dáng của con người chân quê: nón quai thao, quần lĩnh tía, áo tứ thânxuất hiện nơi phong cảnh thiên nhiên gần gũi của làng quê thân thuộc: mảnh vườn, thửa ruộng, giếng thơi, đường làng, cây đa, bến nướcđây cũng là bối cảnh xuất hiện các nhân vật ca dao. Trước hết là những nhân vật cô gái, chàng trai. Họ đều là những người sinh ra và lớn lên nơi lũy tre làng, bên mảnh vườn thửa ruộng. Ở trong lễ hội nào của làng, họ cũng đều là lực lượng tham gia rất hào hứng, nổi trội về trang phục lẫn tính cách. Họ là con người của những cuộc vui, từ dáng điệu đến gương mặt, ánh mắt, nụ cười đều gắn với không khí náo nức, tưng bừng của lễ hội. Họ xuất hiện trong chiếc nón quai thao, trong quần lĩnh tía, áo tứ thân, yếm đào mộc mạc, duyên dáng: “Ngoài đình sáng tiếng cười chen tiếng nói Gái trai làng ra họp hát trống quân” (Rằm tháng tám, Anh Thơ) 101 Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) “Trên đường cát mịn một đôi cô Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa” (Xuân về, Nguyễn Bính) Những trang phục, y phục ấy (yếm đỏ, khăn thâm) là trang phục, y phục đẹp, tiêu biểu của các cô gái nông thôn trong đời sống hàng ngày cũng như trong ca dao đồng bằng Bắc Bộ. Những bộ trang phục ấy trở thành những tiêu chuẩn để thương, để yêu. Họ không chỉ là những người trẻ trung, xinh xắn mà còn là những người rất hào hứng, phấn khởi với các lễ hội, là lực lượng tham gia rất đông đủ và nhiệt tình vì ở đó họ được thỏa sức chơi đùa, được gặp gỡ và hò hẹn. Nhân vật trữ tình trong thơ họ là nhân vật của ca dao, dân ca cổ truyền. Trong thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, các cô gái của đồng quê hiện lên thật nhẹ nhàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_yeu_to_van_hoa_dan_gian_trong_sang_tac_cua_mot_so_nha.pdf