Câu 7. Dòng nào dưới đây nêu đúng nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của vốn từ vựng tiếng Việt?
A. Sự phát triển của xã hội. B. Sự gia tăng dân số.
C. Sự phát triển của văn học nghệ thuật. D. Sự phát triển của các ngành khoa học.
Câu 8. Đoạn văn “Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn. Nghệ thuật giải phóng được cho con người khỏi những biên giới của chính mình, nghệ thuật xây dựng con người, hay nói cho đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được.” sử dụng chủ yếu phép liên kết nào?
A. Phép lặp từ ngữ. B. Phép thế
C. Phép nối. D. Phép dùng từ đồng nghĩa
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo thi vào THPT - Số 3 môn Ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THAM KHẢO THI VÀO THPT - SỐ 3
NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 120’ (Không kể thời gian giao đề)
Phần I: Tiếng Việt(2,0 điểm)
Câu 1. Xét về cấu tạo ngữ pháp câu “Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái.” thuộc kiểu câu:
A. câu đơn. B. câu đặc biệt.
C.câu ghép. D. câu rút gọn.
Câu 2. Các câu văn “Thì ra thằng con trai của anh chỉ mới đi được đến hàng cây bằng lăng bên kia đường. Thằng bé vẫn cắp cuốn sách bên nách đang sà vào một đám chơi phá cờ thế trên hè phố.” đã sử dụng phép liên kết gì?
A. phép thế. B. phép lặp.
C. phép nối. D. phép đồng nghĩa, trái nghĩa.
Câu 3. Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.” sử dụng những biện pháp tu từ gì?
A. hoán dụ, so sánh. B. nhân hoá, ẩn dụ.
C. hoán dụ, nhân hoá. D. ẩn dụ, hoán dụ.
Câu 4. Từ “xuân” nào dưới đây dùng với nghĩa chỉ “tuổi”?
A. Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
B. Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
C.Một mùa xuân nho nhỏ.
D. Làn thu thuỷ nét xuân sơn.
Câu 5. Khi người tham gia hội thoại dùng cách nói: tôi nghe nói, theo tôi nghĩ... người nói nhằm đảm bảo tuân thủ phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất.
C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm lịch sự.
Câu 6. Trong câu “Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng” cụm từ in đậm là:
A. Thành phần khởi ngữ. B. Thành phần trạng ngữ.
C. Thành phần biệt lập tình thái. D. Thành phần phụ chú.
Câu 7. Dòng nào dưới đây nêu đúng nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của vốn từ vựng tiếng Việt?
A. Sự phát triển của xã hội. B. Sự gia tăng dân số.
C. Sự phát triển của văn học nghệ thuật. D. Sự phát triển của các ngành khoa học.
Câu 8. Đoạn văn “Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn. Nghệ thuật giải phóng được cho con người khỏi những biên giới của chính mình, nghệ thuật xây dựng con người, hay nói cho đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được.” sử dụng chủ yếu phép liên kết nào?
A. Phép lặp từ ngữ. B. Phép thế
C. Phép nối. D. Phép dùng từ đồng nghĩa
Phần II. Đọc – hiểu văn bản (2điểm)
Cho đoạn văn sau:
“Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đỗi bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.”
(Nguồn Internet)
Câu 1. Xác định câu chủ đề của đoạn văn?
Câu 2. Đoạn văn được trình bày theo phương pháp nào?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn trên?
Câu 4. Theo em, để vươn lên từng ngày em cần làm gì?
Phần III. Tập làm văn (6 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm )
Có ý kiến cho rằng: “Không có ước mơ nào là nhỏ bé. Điều quan trọng là bạn có biết hành động để biến ước mơ đó thành hiện thực hay không”.
Em hãy viết đoạn văn khoảng 20 dòng bàn về ý kiến trên.
Câu 2. (4,5điểm):
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
"Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.
Bếp Hoàng cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc trông chênh đường xe chạy
Lại đi lại đi trời xanh thêm.
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có sước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim."
( Trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Phạm Tiến Duật)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- De thi thu Huyen Y Yen Tham khao_12375747.docx